TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHUTH LOGISTICS COMPETITION 2022 ---***---ĐỀ ÁN ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG MINH S.A.R TRONG CẢI TIẾN CẢNG QUỐC TẾ TÂN CẢNG CÁI MÉP-THỊ V
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
UTH LOGISTICS COMPETITION 2022
-*** -ĐỀ ÁN ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG MINH S.A.R TRONG CẢI TIẾN
CẢNG QUỐC TẾ TÂN CẢNG CÁI MÉP-THỊ VẢI
Đội thi: LOGCASE
Thành viên: Võ Thị Kim Anh
Ôn Thị Hồng Nhung Trần Bùi Hải Yến Tôn Thất Nhật Tân
Tháng 11/2022
Trang 21.2 Mục tiêu nghiên cứu đề án
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Cơ sở lý thuyết
1.4.1 Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial intelligence)
1.4.2 Internet Vạn Vật - Internet of Things (IoT)
1.4.3 Global Positioning System (GPS)
1.4.4 Đèn GTTM (Smart traffic lights)
1.4.5 Radio Frequency Identification (RFID)
3.1.1 Tổng quan hệ thống thông minh S.A.R
3.1.1.1 Căn cứ đề xuất giải pháp:
3.1.1.2 Giải pháp và tính thực tế3.1.2 Cách thức vận hành và ứng dụng công nghệ
3.1.2.1 Quy trình hoạt động của dự án3.2 Kế hoạch ngân sách
3.3.1 Bài toán chi phí
3.3.1.1 Xây dựng bãi đậu xe thông minh3.3.1.2 Đèn GTTM
3.3.1.3 Hệ thống camera3.3.1.4 Hệ thống phần mềm:
3.3.1.5 Tổng chi phí3.3.2 Lộ trình thu hồi vốn3.3 Hạn chế của đề án
3.3.1 Áp dụng công nghệ tích hợp3.3.2 Nguồn vốn tài trợ
Trang 3CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN
4.1 Kiến nghị chung4.2 Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cảng Quốc tế Tân cảng Cái Mép- Thị Vải TCIT
Trang 4Hình 2: Khoảng cách từ đèn GTTM thứ 1 đến cảng TCIT
Hình 3: Giao diện app Trợ lý Eport 1
Hình 4: Khoảng cách từ đèn giao thông thông minh đến cổng gate-in tại bãi đậu xeHình 5: Giao diện app Trợ lý Eport 2
về ngành kinh tế vận tải biển Hàng năm, các cảng biển ở Việt Nam góp phần thôngqua toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu, chiếm trên 90% tổng nhu cầu xuất nhập khẩutrên cả nước và có vai trò quan trọng trong việc trao đổi, lưu thông, tạo động lực thúcđẩy nền kinh tế nói chung và ngành logistics nói riêng Tuy nhiên, cho đến nay, cơ sở
hạ tầng ở cảng biển Việt Nam đang được xếp vào hàng yếu kém trong khu vực, hầuhết các cảng vẫn sử dụng thiết bị bốc xếp thông thường, việc điều hành bốc xếp hànghóa với kỹ thuật công nghệ lạc hậu và năng suất xếp dỡ vẫn chưa cao, cùng với đó làtình trạng giao thông trong cảng chưa được thông suốt, tình trạng ùn ứ đối với xecontainer diễn ra thường xuyên ở đường ra/vào cảng và cả trong cảng
Là 1 trong số các cảng nước sâu, cửa ngõ quốc tế đầy tiềm năng, với khả năngtiếp nhận tàu từ 160.000 đến 194.000 DWT, dự kiến chiếm hơn 50% tổng lượng hànghóa qua các cảng biển trên cả nước, cùng với khả năng huy động vốn ngoài ngân sáchđầy tiềm lực lên đến 7.88 tỷ USD, TCIT là đối tượng hoàn toàn phù hợp cho đề tàinghiên cứu của nhóm Nhận thấy được vấn đề tồn đọng của TCIT nói riêng và cáccảng biển lớn trên cả nước nói chung, nhóm nghiên cứu đã thảo luận và tiến hành
nghiên cứu đề án “Áp dụng hệ thống thông minh S.A.R trong cải tiến Cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép” - thiết lập hệ thống đèn GTTM, xây dựng bãi đỗ xe tích hợp
công nghệ RFID liên kết với phần mềm Eport giúp cải thiện lưu thông và tình trạng ùntắc tại cảng
Do hạn chế về mặt thời gian và khảo sát tình hình thực tế trong khu vực cảngbiển, nhóm nghiên cứu kính mong quý thầy/cô, quý Ban giám khảo thông cảm và bỏqua những thiếu sót của nhóm!!
Trân trọng./
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tính cấp thiết của đề án
Hiện nay, tình trạng giao thông trong cảng và các tuyến đường vào cảng ở cụmcảng Cái Mép - Thị Vải nói chung và TCIT nói riêng bị ách tắc kéo dài là vấn đềkhông phải mới diễn ra Trong những ngày cao điểm, đường ra, vào cảng bị ùn ứthành hàng dài ở đoạn đường 965, không ít lần các xe đầu kéo container đến cảng phảichờ rất lâu mới có thể vào cảng để lấy hàng, thậm chí là không lấy được, tình trạngnày còn gây áp lực cho việc quản lý lưu thông tại cảng
Bên cạnh đó, tại TCIT không có bãi dừng đỗ xe container chờ lấy hàng, vậy nêncác xe vào cảng phải dừng đỗ một cách không có trật tự, dễ làm ảnh hưởng luồng dichuyển của các xe khác Việc tìm nơi để đỗ xe cũng là vấn đề khi các tài xế phải chạylòng vòng tìm nơi đỗ gây mất thời gian
Chính vì thế, nhóm nhìn nhận việc giải quyết tình trạng lưu thông ở đường vàocảng và trong cảng là một vấn đề cấp thiết Đề án của nhóm đưa ra có thể phần nàogiúp cải thiện tình trạng giao thông tại cảng, hỗ trợ việc giám sát, quản lý lưu lượng
xe, giảm gánh nặng ách tắc tại tuyến đường vào cảng
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề án
- Xác định những vấn đề còn tồn đọng trong quá trình hoạt động tại cảng, chỉ ranhững điểm cần giải quyết
- Đề xuất, hoạch định được lộ trình và cách thức áp dụng các giải pháp để giảiquyết các vấn đề đã đưa ra
- Dự trù kinh phí và kế hoạch thu hồi vốn phù hợp, cũng như đề đạt kiến nghị,thông qua các chính sách, giấy phép cần thiết để thực hiện giải pháp
- Kiểm định được tính khả thi của đề án, hướng đến tầm nhìn mở rộng đề án chotoàn cụm cảng và ở các cảng lớn khác trên cả nước
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu giải quyết tình trạng ùn tắc ở lối ra/vào và dừng đỗ mất trật tự ởtrong cảng
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tiến hành nghiên cứu tại khu vực cảng quốc tế Tân Cảng - Cái
Mép, nằm trong cụm Cảng Cái Mép - Thị Vải (phường Tân Phước, thị xã Phú
Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Về thời gian: Tư liệu nghiên cứu từ năm 2012 đến 10/2022.
1.4 Cơ sở lý thuyết
1.4.1 Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial intelligence)
Trí tuệ nhân tạo (AI) hay được gọi là trí thông minh nhân tạo trong ngành khoahọc máy tính (Computer Science) AI được hiểu đơn giản là một phần mềm được lậptrình trên máy tính để thực hiện hoặc tái hiện lại các hoạt động, hành vi thông minh
Trang 6như con người một cách tự động hóa nhằm phân tích sâu hơn và đa dạng các loại dữliệu, tăng độ chính xác, tiết kiệm thời gian,
Việt Nam xếp thứ 62/172 trên thế giới và xếp thứ 10/12 trong khu vực ở Chỉ sốsẵn sàng về trí tuệ nhân tạo toàn cầu năm 2021 (Oxford Insights Government AIReadiness Index 2021) Hàng loạt các “ông lớn” đều bước vào cuộc đua công nghệnhư FPT, Vingroup, Viettel, VNPT, VNG, Konexy Trong đó, nền tảng Viettel AIOpen Platform thu hút hơn 70.000 cá nhân và tổ chức đăng kí; nền tảng FPT.AI thuhút hơn 70 DN về nhiều lĩnh vực và khoảng 11.000.000 người dùng sau gần 3 năm ramắt, Có thể thấy, công nghệ AI đang trên đà phát triển và ngày càng mở rộng tínhứng dụng sang nhiều lĩnh vực từ viễn thông, tài chính, công nghiệp đến vận tải, Công nghệ AI hiện nay có 4 loại chính: công nghệ AI phản ứng (ReactiveMachines), công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế (Limited Memory), lý thuyết trí tuệ nhântạo (Theory of Mind), công nghệ tự nhận thức (Self-Awareness)
1.4.2 Internet Vạn Vật - Internet of Things (IoT)
Internet vạn vật hay Mạng lưới vạn vật kết nối, đây là mạng lưới tập hợp cácthiết bị thông minh và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữathiết bị với điện toán đám mây cũng như giữa các thiết bị với nhau Một hệ thống IoTthông thường hoạt động thông qua việc thu thập và trao đổi đổi thông tin theo thờigian thực gồm có 3 phần: thiết bị thông minh, ứng dụng IoT, giao diện người dùng.IoT có 4 thành phần chính (về cấu trúc): Bộ phận xử lý, hiệu chỉnh, quản lý vàphân phối số liệu Các nguyên đơn kết nối gồm các thiết bị, máy móc tự hành và conngười, tuy nhiên, con người chỉ thực hiện vai trò tiếp nhận thông tin, các nguyên đơncòn lại sẽ được số hóa hoàn toàn
Các DN tiết kiệm được khoảng 12% chi phí sửa chữa và giảm gần 70% sai sóttrong quá trình sản xuất Riêng về vận tải, IoT đã có những ứng dụng đột phá trongnhững năm trở lại đây: hệ thống theo dõi tuyến đường, trạng thái của đội xe; quản lý
di chuyển hàng và tồn kho tối ưu, thanh toán trực tuyến,
1.4.3 Global Positioning System (GPS)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) là hệ thống điều hướng dựa trên vệ tinh (ít nhất
24 vệ tinh), hoạt động ở mọi lúc, mọi thời tiết và không mất phí.Tại 1 thời điểm nào
đó, tọa độ về 1 điểm được xác định nếu như tìm chính xác khoảng cách của điểm đótới 3 vệ tinh gần nhất
GPS được ứng dụng trong điều hành xe: Giám sát vận tải, theo dõi vị trí, tốc độ,hướng di chuyển của phương tiện; chống trộm cho ứng dụng thuê xe tự lái; lưu trữ lại
lộ trình từng xe, hiển thị lại lộ trình của từng xe trên cùng một màn hình; báo cáo cướcphí và tổng số km; Ngoài ra, GPS còn ứng dụng cho các điều tra, khảo sát trắc địa,môi trường, Theo khảo sát từ khoảng 95% công ty vận tải cho thấy, việc ứng dụngGPS đã mang lại các lợi ích: tối ưu hóa thời gian vận chuyển, giảm chi phí nhiên liệu,tăng năng suất
1.4.4 Đèn GTTM (Smart traffic lights)
Trang 7+ Tổng quát thiết bị:
Đèn GTTM hoạt động dựa trên hệ thống AI, được kết nối Internet, có thể đọchình ảnh từ camera thời gian thực và điều chỉnh đèn để giữ cho dòng xe lưu thông liêntục và giảm tắc nghẽn dựa trên thông tin thu thập được từ cảm biến, thiết bị biên và hệthống video Tại các giao lộ, đèn GTTM trông giống như đèn giao thông bình thường,chỉ khác về yếu tố phần cứng như bộ cảm biến và camera quan sát được kết nối
Một hệ thống đèn giao thông tiêu chuẩn thường bao gồm: Road Side Unit - Thiết
bị đặt ở các trạm thu phí, thường là 1 hoặc 1 vài Anten được kết nối với một hệ thốngmáy tính và trung tâm điều khiển đám mây (Cloud control center)
+ Cách thức vận hành:
● Các tín hiệu của đèn GTTM được trang bị các thiết bị cảm biến, video ghi hình
và công nghệ kết nối để thu thập các dữ liệu từ thời gian thực
● Các dữ liệu thu thập được xử lý theo 2 phương án: xử lý trước trên thiết bị hoặcđược truyền tới hệ thống đám mây trên phần mềm quản lý vận tải
● Sau đó, áp dụng thuật toán dự đoán các dữ liệu để tạo các hướng dẫn tự độngđiều chỉnh các tín hiệu
+ Lợi ích mang lại: Theo khảo sát về việc ứng dụng thử nghiệm đèn GTTM tại
khu vực thành phố Manchester, các chuyên gia tại Carnegie Mellon University đã nêu
ra các lợi ích mà nó đem lại:
➢ Giúp người và hàng hóa di chuyển nhanh hơn qua các tuyến đường huyết mạchcủa thành phố (giảm 25% thời gian di chuyển trung bình, 40% thời gian chờ tínhiệu)
➢ Giảm thời gian chờ đợi, hạn chế tình trạng kẹt xe từ đó giảm ô nhiễm (giảmđến 20% lượng khí thải)
➢ 90% tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu là do vi phạm, đèn GTTM có thể hỗ trợgiải quyết các vấn đề này khi làm hạn chế tình trạng lách luật
➢ Giúp lưu lượng hành khách đi phương tiện giao thông công cộng cao hơn
1.4.5 Radio Frequency Identification (RFID)
+ Tổng quát công nghệ:
Công nghệ RFID hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến là một kỹ thuật nhận dạngsóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chip được đọc một cách "khôngtiếp xúc" qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50cm tới 10m, sử dụng thiết
bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID (RFID reader)
Một số tần số thường được sử dụng trong hệ thống RFID là 125Khz hoặc900Mhz Điểm nổi bật của RFID là chúng có thể đọc được thông tin xuyên qua cácmôi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môitrường thách thức khác Cấu tạo của RFID bao gồm thẻ RFID, thiết bị đọc thẻ, hệthống máy chủ và phần mềm tích hợp
Trang 8Công nghệ RFID được ứng dụng tại các trạm thu phí không dừng ở xa lộ HàNội; bãi giữ xe tự động trong hầm xe tòa nhà The Manor tại TPHCM; giải pháp kiểmsoát ra/vào, chấm công điện tử, kiểm soát thang máy dựa trên ứng dụng công nghệRFID tại công ty TECHPRO VIET NAM.
● Dữ liệu sẽ được truyền về trung tâm máy chủ từ đó người quản lý có thể dễdàng nhận biết các thông tin liên quan đến vật được gắn thẻ RFID
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 2.1 Tiềm năng phát triển TCIT
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 28% hàng hóa container trên thế giới được xử
lý Năm 2016, tổng lượng hàng container thông qua Cụm cảng Đông Nam Bộ (nhóm5) là 8,35 triệu TEU, chiếm 62,73% cả nước, trong đó riêng cảng TP.HCM vượt 5,72triệu TEU
Hầu hết các container xuất nhập khẩu trong vùng vẫn phải trung chuyển qua cáccảng trung chuyển quốc gia trong vùng, do cảng TP.HCM chỉ có thể tiếp nhận tàu lớnnhất có sức chở trên 3.000 TEU Điều này đồng nghĩa với việc mỗi TEU containerxuất khẩu vào nước ta sẽ phải chi thêm khoảng 200 USD chi phí xếp dỡ, trung chuyểntại các cảng trung chuyển ở các nước Khi có trung tâm trung chuyển quốc tế, tối thiểukhoảng 29% lượng container XNK (tương đương khoảng 2,08 triệu đến 3 triệu TEUnăm 2020) thành lập tại huyện Cái Mép để đưa hàng xuất khẩu của Việt Nam đi thẳngđến các thị trường xa () 5-5,9 triệu TEU vào năm 2030) không cần trung chuyển quacác cảng ở Singapore và Hồng Kông Về lâu dài, TCIT định hướng trở thành trung
Trang 9tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế, khi trung tâm trung chuyển nội địa Cái Mép-ThịVải sẽ được phát triển đồng bộ để thu gom và dồn hàng xuất khẩu từ các vùng, miềntrên cả nước Hậu cần cho tàu mẹ là quan điểm của TCIT và có thể chuyển giao quốc
tế Ngoài việc giải quyết bài toán vận tải đường biển đường dài của Việt Nam, việchình thành các tuyến vận tải từ Cái Mép đi Châu Âu, Châu Mỹ còn là nền tảng thu húthàng hóa trung chuyển quốc tế và từng bước đưa Cái Mép – Việt Nam vào mạng lướicảng trung chuyển trong khu vực khu vực tham gia và trên toàn thế giới Điều này sẽmang lại lợi ích không chỉ cho nền kinh tế của Đông Nam Bộ mà còn ở cấp quốc gia
Là cảng biển nước sâu tự nhiên sâu nhất hiện nay, TCIT là cảng duy nhất tại ViệtNam hiện có tàu mẹ vận chuyển container đi thẳng Châu Âu, Châu Mỹ mà không phảiqua các trạm trung chuyển của Singapore như cảng Cat Điều này giúp tiết kiệm gấp 3lần chi phí bốc dỡ hàng hóa và thời gian vận chuyển
Biểu đồ 1: Quy mô và lưu lượng hàng hóa 10 cảng lớn nhất Việt Nam
2.2 Thực trạng vấn đề còn hạn chế ở Cảng Cái Mép - Thị Vải
Với lưu lượng hàng hóa là 10.000.000 TEU và riêng khu vực Cái Mép Thị Vảithì lên đến 117.8 triệu tấn/năm Thế nhưng với quy mô là 2.528 ha với khoảng 16kmcầu cảng thì Cái Mép - Thị Vải lại không đủ để đáp ứng được lưu lượng hàng hóa.Ngoài ra việc điều phối Cảng còn phụ thuộc nhiều vào con người, chưa áp dụng nhiềucông nghệ tiên tiến vào việc quản lý công tác điều phối
Một dẫn chứng thực tế cho tình trạng tắc nghẽn là trên tuyến đường 965 dẫn vào khuvực các cảng biển tại khu vực Cái Mép - Thị Vải diễn ra tình trạng kẹt xe từ 0h ngày23/6 Hàng loạt các xe đầu kéo từ nhiều nơi đổ dồn vào khu vực để nhận container gây
ùn ứ giao thông cục bộ trong khu vực
Đến khoảng 8h30 ngày 23/6, trên hướng vào bị kẹt cứng, nhiều loại xe phảidừng tại chỗ với 3 làn xe đậu, không còn chỗ cho xe máy lưu thông trong khi hướng
ra thông thoáng Điểm kẹt là từ giáo xứ Song Vĩnh trên quốc lộ 51 kéo dài đến Trạm
Trang 10Biên phòng cảng Cái Mép (khoảng gần 10 cây số) Đến trưa cùng ngày, tình hình đãđược khắc phục.
Nhiều người dân và các phương tiện khác phải chấp nhận đưa xe lên vỉa hè để dichuyển vì rất khó chờ đợi giữa hàng loạt các xe đầu kéo, xe tải nổ máy liên tục
Theo CSGT thị xã Phú Mỹ, xảy ra tình trạng trên do khi tàu hàng cập bến, xe đầu kéo
từ khắp nơi chở container rỗng từ các địa phương khác về Việc tập trung rất nhiều xeđầu kéo dẫn đến kẹt xe Và trên tuyến đường này chỉ xảy ra kẹt xe với nguyên nhântương tự
2.3 Khả năng áp dụng công nghệ hiện đại tại TCIT
Hiện nay, dịch vụ cảng là đầu mối quan trọng và đóng vai trò quyết định trongviệc nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trình vận chuyển Mục tiêu chính của dịch vụcảng là tập trung vào việc xây dựng các khu dịch vụ cảng nhằm tối ưu hóa quy trìnhlogistics bằng cách cải thiện khả năng tương thích và nâng cao công nghệ của cảng
Tại TP.HCM, có 44,8% DN logistics ứng dụng phần mềm quản trị DN (ERP);41,4% có ứng dụng hệ thống quản lý kho hàng; 44,8% có ứng dụng quản lý vận tải;
mã vạch và cảm biến GPS giúp theo dõi quá trình vận chuyển
Ngoài ra, nền tảng chuỗi cung ứng TradeLens tích hợp công nghệ blockchaincũng được sử dụng trong các hoạt động cảng hiện nay Đây là một nền tảng côngnghiệp mở và trung lập dựa trên công nghệ blockchain nhằm thúc đẩy trao đổi thôngtin hiệu quả, minh bạch và an toàn để xây dựng lòng tin trong chuỗi cung ứng toàncầu, giữa các DN và cá nhân Công nghệ blockchain này cũng cung cấp các hợp đồngkhả thi cho DN để đảm bảo công việc hậu cần suôn sẻ và an toàn
Bên cạnh những công nghệ mới như quản trị DN, quản lý kho hàng và vận tải,ứng dụng công nghệ E-port cũng là một loại công nghệ được nhiều DN ưa chuộng.Theo ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Kinh doanh Cảng Quốc tế Tân Cảng – CáiMép (TCIT), ứng dụng E-port đã được Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn áp dụng đầutiên tại Việt Nam từ đầu năm 2017 Đây là chương trình nhằm hỗ trợ khách hàng khaibáo thủ tục và thanh toán phí nâng, hạ container; đảm bảo mang đến sự thuận tiện,đơn giản, tiết kiệm thời gian, và không tốn kém khi khách hàng chỉ cần kết nốiinternet và giao dịch trong thời gian ngắn mà không cần đến sự trợ giúp của nhân viêncảng
Trang 11Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảng Quốc Tế Cái Mép (CMIT) cũng đã và đang ứngdụng thành công các phần mềm có tính năng vượt trội như trên và kết hợp với hóa đơnđiện tử (e-invoice), giám sát hải quan tự động (e-cargo).
CHƯƠNG 3: MÔ TẢ ĐỀ ÁN 3.1 Hệ thống S.A.R
3.1.1 Tổng quan hệ thống thông minh S.A.R
3.1.1.1 Căn cứ đề xuất giải pháp:
Trước đây, việc quản lý một cảng biển là rất khó khăn, do cần nguồn nhân lực
để kiểm soát hàng hoá xuất và nhập cảnh cũng như tình trạng ùn tắc giao thông trongquá trình di chuyển vào cảng làm phát sinh nhiều chi phí Là đơn vị chiếm hơn 40%cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép - Thị Vải (TCIT)không khỏi gặp trường hợp hàng loạt các xe đầu kéo từ nhiều nơi đổ dồn vào khu vực
để nhận container gây ùn ứ giao thông cục bộ trong khu vực Hơn thế nữa, giao thôngnơi đây chủ yếu vận hành qua người điều phối và kinh nghiệm của tài xế dẫn đến tìnhtrạng xe phải đậu tràn lan từ ngoài đến bên trong cảng
3.1.1.2 Giải pháp và tính thực tế
Xây dựng hệ thống giao thông thông minh tại cảng TCIT:
Giải pháp bao gồm: áp dụng đèn giao thông thông minh trên tuyến đường vào cảngTCIT, xây dựng bãi đậu xe thông minh với hệ thống ETC, tích hợp với ứng dụng eport
có sẵn tại cảng TCIT tạo ra tính năng hướng dẫn lộ trình (chỉ đường) cho tài xế
Giải pháp này tận dụng các công nghệ có sẵn đang rất phổ biến tại Việt Nam như IOT,GPS, AI, ANPR, RFID nhằm cải thiện quá trình đi đến cảng, ra vào cảng của các tài
xế xe container Với thời gian đầu tư ngắn, bãi đậu xe và đèn giao thông thông minhđược thiết lập ngoài cảng, do đó sẽ không ảnh hưởng đến quá trình vận hành của cảnghiện tại
3.1.2 Cách thức vận hành và ứng dụng công nghệ
3.1.2.1 Quy trình hoạt động của dự án
- Để giúp hệ thống thu phí tự động không dừng tại bãi giữ xe và hoạtđộng tại cổng gate-in, gate-out được hiệu quả tốt nhất, tài xế sẽ tiến hànhdán thẻ định danh tiêu chuẩn là:
● Dán thẻ trên kính xe: Vị trí dán thẻ trên xe đúng là mặt trong,cách mép dưới 10cm dưới và cách mép phải 5cm
● Dán thẻ ở đèn xe: Dán thẻ ở đèn xe ở bên phải vị trí ngồi của lái
xe Vị trí dán tốt nhất là giữa xe cách các bề mặt kim loại của vỏxe
● Tài xế xe có thể dán thẻ tại nhà, trạm thu phí hoặc tại cổnggate-in vào cảng Đồng thời tài xế sẽ nạp đủ tiền để thanh toánphí trước khi vào cảng