1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra

236 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Tác giả Đỗ Mạnh Quyền
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Minh Nguyệt, PGS. TS Phan Trọng Ngọ
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 236
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Những công trình nghiên cứu về quản lý dạy học ngoại ngữ, dạy học môn tiếng Anh tại các trường đại học trong, ngoài quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra...13 1.1.3.. Mục đích nghiên cứuTrên cơQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu raQuản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra

Trang 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Lê Minh Nguyệt

2 PGS TS Phan Trọng Ngọ

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệutrích dẫn trong luận án là trung thực và nội dung không sao chép ở bất cứ đâu;các kết quả của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoahọc nào

Tác giả luận án

Đỗ Mạnh Quyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập, nghiên cứu với sự giúp đỡ tận tình, sự tạo điềukiện của các thầy giáo, cô giáo, các cơ sở đào tạo trong và ngoài Quân đội vàbạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành luận án này

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm

ơn các Thầy, Cô tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Tôi xin chânthành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý và các GV của Trường Đại học

Sư Phạm Hà Nội, nhất là Phòng Sau đại học, Khoa Quản lý giáo dục đã tạođiều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đối vớiPGS.TS Lê Minh Nguyệt và PGS.TS Phan Trọng Ngọ là những người thầy,người cô rất tâm huyết, trách nhiệm với nghiên cứu sinh, đã trực tiếp hướngdẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án

Tôi xin tri ân sự chia sẻ, động viên, khích lệ của gia đình và nhữngngười thân, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ với tôi trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này./

Tác giả luận án

Đỗ Mạnh Quyền

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ix

BẢNG ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3

3.1 Khách thể nghiên cứu 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

6.1 Giới hạn về nội dung 4

6.2 Giới hạn về địa bàn, khách thể và thời gian khảo sát, thử nghiệm 4

7 Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4

7.1 Quan điểm tiếp cận 4

7.2 Phương pháp nghiên cứu 6

8 Luận điểm bảo vệ 7

9 Những đóng góp mới của luận án 8

10 Cấu trúc của luận án 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA 9

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 9

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học ngoại ngữ, dạy học môn tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra 9

Trang 7

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về quản lý dạy học ngoại ngữ, dạy học môn tiếng Anh tại các trường đại học trong, ngoài

quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 13

1.1.3 Khái quát kết quả của các công trình khoa học và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết 17

1.2 Một số khái niệm cơ bản 18

1.2.1 Khái niệm chuẩn đầu ra 18

1.2.2 Chuẩn đầu ra môn tiếng Anh trong chương trình đào tạo sĩ quan cấp phân đội tại các trường sĩ quan quân đội 19

1.2.3 Khái niệm dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 21

1.2.4 Khái niệm quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 22

1.3 Dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 23

1.3.1 Đặc điểm tại các trường sĩ quan quân đội 23

1.3.2 Nội dung dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 25

1.4 Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 41

1.4.1 Chủ thể quản lý dạy học tiếng Anh tại các trường sĩ quan đáp ứng chuẩn đầu ra 41

1.4.2 Nội dung quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 43

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 53

1.5.1 Những yếu tố khách quan 53

1.5.2 Những yếu tố chủ quan 55

Kết luận Chương 1 57

Trang 8

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI

CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA 58

2.1 Khái quát chung về hệ thống trường sĩ quan quân đội 58

2.1.1 Khái quát về các trường sĩ quan quân đội và xây dựng chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo 58

2.1.2 Khái quát về dạy học tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội 59

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 60

2.2.1 Mục đích khảo sát 60

2.2.2 Nội dung khảo sát 60

2.2.3 Đối tượng, thời gian và phạm vi khảo sát 60

2.3 Thực trạng dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 64

2.3.1 Thực trạng xác định mục tiêu dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 64

2.3.2 Thực trạng xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội hiện nay 66

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 70

2.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 72

2.3.5 Thực trạng thực hiện đánh giá môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 76

2.3.6 Thực trạng hiệu quả dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 78

2.3.7 Thực trạng về năng lực giảng dạy môn tiếng Anh của giảng viên tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra hiện nay 80

2.4 Thực trạng về quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 83 2.4.1 Thực trạng quản lý thực hiện xác định mục tiêu dạy học môn tiếng Anh

Trang 9

tại các trường sĩ quan quân đội làm cơ sở xác định chuẩn đầu ra 84

2.4.2 Thực trạng quản lý việc xây dựng chuẩn đầu ra chương trình môn học tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội 85

2.4.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 87

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 103

2.5.1 Ưu điểm và nguyên nhân 103

2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 104

Kết luận Chương 2 107

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIỀNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA 108

3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 108

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, tính kế thừa 108

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống 109

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 109

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo mức độ khả thi 110

3.2 Một số biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 111

3.2.1 Biện pháp 1: Chỉ đạo hoàn thiện chuẩn đầu ra học phần/môn tiếng Anh phù hợp từng ngành đào tạo sĩ quân cấp phân đội tại các trường sĩ quan quân đội 111

3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo việc giảng dạy môn tiếng Anh của giảng viên tại các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 114

3.2.3 Biện pháp 3: Quản lý hoạt động học tiếng Anh của học viên tại các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 119

3.2.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng môi trường dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 124

Trang 10

3.2.5 Biện pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy môn tiếng Anh cho cán bộ quản lý, giảng viên tại các trường sĩ quan quân đội

đáp ứng chuẩn đầu ra 130

3.2.6 Biện pháp 6: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 134

3.3 Mối quan hệ của các biện pháp 141

3.4 Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp 142

3.4.1 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 142

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 143

3.4.3 Thử nghiệm biện pháp 147

Kết luận Chương 3 156

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 157

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ 161 PHỤ LỤC P1

Trang 11

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG

Bảng 1.1 Ma trận các yêu cầu cần đạt theo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

trong dạy môn tiếng Anh 34

Bảng 1.2 Những yêu cầu cần đạt về các kỹ năng tương ứng với nội dung dạy học của môn tiếng Anh 35

Bảng 1.3 Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp yêu cầu cần đạt của các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết môn tiếng Anh tại các TSQQĐ 38

Bảng 2.1 Thống kê ĐTKS tại 5 TSQQĐ 60

Bảng 2.2 Lượng hoá thang điểm và thang đo 63

Bảng 2.3 Đánh giá về xác định mục tiêu dạy học môn tiếng Anh 65

Bảng 2.4 Tổng hợp số lượng TSQQĐ dạy môn tiếng Anh và xây dựng CĐR 688

Bảng 2.5 Đánh giá về việc xây dựng CĐR môn tiếng Anh 69

Bảng 2.6 Đánh giá về thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR 70

Bảng 2.7 Đánh giá về thực hiện phương pháp dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR.72 Bảng 2.8 Đánh giá về thực hiện đánh giá môn tiếng Anh bán sát CĐR 76

Bảng 2.9 Đánh giá về hiệu quả dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR 789

Bảng 2.10 Đánh giá về năng lực giảng dạy môn tiếng Anh của GV 811

Bảng 2.11 Đánh giá về quản lý xác định mục tiêu dạy học tiếng Anh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 84

Bảng 2.12 Đánh giá về quản lý việc xây dựng CĐR chương trình môn học tiếng Anh 85

Bảng 2.13 Đánh giá về quản lý việc xác định các nội dung học phần môn tiếng Anh theo các yêu cầu cần đạt được đáp ứng CĐR 88

Bảng 2.14 Đánh giá về quản lý việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của môn tiếng Anh đáp ứng CĐR 90

Bảng 2.15 Đánh giá về quản lý hoạt động học của HV đáp ứng các yêu cầu của CĐR môn tiếng Anh 93

Trang 12

Bảng 2.16 Đánh giá về quản lý việc đánh giá kết quả dạy học môn tiếng Anh

đáp ứng CĐR 95

Bảng 2.17 Đánh giá về quản lý CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR 97

Bảng 2.18 Đánh giá về quản lý xây dựng môi trường học tiếng Anh đáp ứng CĐR 99

Bảng 2.19 Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR 101

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức cần thiết của các biện pháp 143

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm mức cần thiết của các biện pháp 144

Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả thử nghiệm lần 1 152

Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả thử nghiệm lần 2 153

Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả sau 2 lần tác động thử nghiệm 155

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Mức cần thiết của các biện pháp 144

Biểu đồ 3.2 Mức khả thi của các biện pháp 145

Biểu đồ 3.3 Tương quan giữa mức cần thiết và khả thi 146

Biểu đồ 3.4 Kết quả đánh giá sau thử nghiệm lần 1 152

Biểu đồ 3.5 Kết quả đánh giá sau tác động thử nghiệm lần 2 154

Biểu đồ 3.6 Kết quả sau 2 lần tác động thử nghiệm 155

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở nước ta, việc tiếp tục hoàn thiện các khâu, các yếu tố của quá trìnhđào tạo theo hướng chuẩn hóa, hội nhập quốc tế là nội dung quan trọng trongKết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiệnNghị quyết số 29-NQ/TW Theo đó, chuẩn hóa trong đổi mới đào tạo đại họcphải toàn diện cả về chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiệndạy - học, đội ngũ nhà giáo, CBQL, hoạt động quản lý dạy học,… Trong đó,dạy học theo hướng phát triển năng lực phản ánh xu thế tiếp cận mô hìnhchuẩn hóa đào tạo đại học đáp ứng CĐR Trong tiếp cận đáp ứng CĐR thì việcxây dựng CĐR và tổ chức dạy học theo CĐR là yếu tố có tính chất quyết địnhđối với phát triển năng lực của người học Tại các TSQQĐ cũng tổ chức xâydựng các chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực và được cụ thể hoá bằngxây dựng chương trình đào tạo, quản lý xây dựng chương trình đào tạo đápứng CĐR Vì vậy, việc xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng CĐR, quản lýdạy học đáp ứng CĐR tại các trường đại học trong và ngoài quân đội hiện nay

là đòi hỏi cấp thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các khâu, cácyếu tố của quá trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hội nhập quốc tế

Trong chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta, đào tạongoại ngữ là vấn đề quan trọng, góp phần tạo ra lực lượng lao động, vừa cótrình độ chuyên môn cao, vừa có kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ giỏi, đáp ứnghội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Đảng ta chỉ rõ: “Phát triển cơ sở giáo dụcđại học chất lượng cao theo chuẩn khu vực và thế giới, ưu tiên nguồn lực pháttriển các trường công nghệ Nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ ở các cấphọc và trình độ đào tạo…” [18, tr.129] Theo đó, các cơ sở giáo dục đang thựchiện chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh theo Đề án dạy và học ngoạingữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 và những năm

Trang 14

tiếp theo Trong bối cảnh hiện nay, dạy học ngoại ngữ nói chung, dạy học tiếngAnh nói riêng theo CĐR càng đòi hỏi nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấpnhân lực chất lượng cao thông thạo ngôn ngữ quốc tế trong quá trình hội nhập

Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ sĩ quan cấp phân đội là điềukiện cần thiết để hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện chiến lược, kế sách bảo

vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; nâng cao vị thế của người sĩ quan trong bối cảnhhội nhập quốc tế và xây dựng quân đội “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,từng bước hiện đại”;… càng đòi hỏi đào tạo sĩ quan cấp phân đội “có trình độngoại ngữ, tin học theo yêu cầu nhiệm vụ;… có khả năng làm việc trong môitrường quốc tế” [43, tr.5] Hiện nay, dạy học tiếng Anh tại các TSQQĐ vẫnđang trong xu thế thay đổi nhưng chưa hoàn thiện xây dựng CĐR, dạy họcđáp ứng CĐR, quản lý dạy học đáp ứng CĐR Vì vậy, tổ chức dạy học ngoạingữ nói chung và dạy học môn tiếng Anh nói riêng tại các TSQQĐ đáp ứngCĐR càng có tính thực tiễn sâu sắc

Để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh đáp ứng CĐR thì quản lý dạyhọc rất quan trọng Tại các TSQQĐ đang chuyển từ đào tạo theo chương trìnhtruyền thống sang đào tạo theo tiếp cận CĐR Tuy nhiên, việc xây dựng CĐR,dạy học môn tiếp Anh đáp ứng CĐR còn hạn chế, như: xây dựng CĐR cònlúng túng; việc quản lý dạy học môn tiếng Anh còn bộc lộ những bất cập Vấn

đề dạy học, quản lý dạy học tiếng Anh ở các bậc học đã có một số công trìnhnghiên cứu Song, xét dưới góc độ khoa học QLGD ở một lĩnh vực đào tạo cụthể là các TSQQĐ, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào mangtính toàn diện, đồng bộ về quản lý dạy học ngoại ngữ tại các TSQQĐ tiếp cậntheo CĐR Do vậy, nghiên cứu lý luận, thực tiễn làm cơ sở đề xuất biện phápquản lý dạy học tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR là đòi hỏi tất yếu

Từ những lý do trên, nghiên cứu đề tài “Quản lý dạy học môn tiếng

Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR” là vấn đề có tính cấp thiết.

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý dạy học môntiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR, đề xuất các biện pháp quản lý dạyhọc môn tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ tại cácTSQQĐ đáp ứng CĐR trong tình hình mới

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Dạy học môn tiếng Anh tại nhà trường quân đội đáp ứng CĐR

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR

4 Giả thuyết khoa học

Những năm gần đây, quản lí dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đãđược triển khai theo hướng tiếp cận CĐR trong đào tạo sĩ quan và đã thuđược một số thành tựu nhất định Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại những hạn chếtrong quản lý Vì vậy, nếu quản lý hiệu quả các yếu tố của hoạt động dạy họcmôn tiếng Anh, như: tổ chức hoàn thiện CĐR, chỉ đạo tổ chức dạy, học, bồidưỡng năng lực quản lý, giảng dạy, xây dựng môi trường học tiếng Anh thì sẽnâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR, góp phần nângcao chất lượng dạy học ngoại ngữ tại các TSQQĐ trong tình hình mới

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐđáp ứng CĐR

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng dạy học, quản lý dạy họcmôn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR

- Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh tại cácTSQQĐ đáp ứng CĐR

Trang 16

- Tổ chức khảo nghiệm các biện pháp và thử nghiệm một biện phápquản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR.

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung

Chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý dạy học môn tiếng Anh tại cácTSQQĐ đáp ứng CĐR mà đối tượng là HV đào tạo sĩ quan cấp phân đội - bậcđại học, còn dạy học các môn tiếng Anh ở các nhà trường quân đội khác vàcho các đối tượng đào tạo khác không nghiên cứu ở đề tài luận án

6.2 Giới hạn về địa bàn, khách thể và thời gian khảo sát, thử nghiệm

Địa bàn khảo sát: 05 TSQQĐ (Trường sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩquan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Thông tin vàTrường Sĩ quan Pháo binh)

Khách thể khảo sát: CBQL nhà trường, CB, GV (Phòng, Ban, Khoa/Bộmôn tiếng Anh) và HV đào tạo sĩ quan cấp phân đội tại 05 TSQQĐ

Thời gian khảo sát: Đợt 1: Tháng 05 năm 2023, đợt 2: Tháng 10/2023 Thời gian thử nghiệm: Tiến hành làm 2 đợt: Đợt 1 thực hiện vào tháng

11 năm 2023, đợt 2 thực hiện vào tháng 12 năm 2023

Các số liệu thứ cấp được sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu luận ángiới hạn trong 3 năm học (từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2022 - 2023)

Thử nghiệm tại Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1

7 Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Quan điểm tiếp cận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận mácxit; quán triệtsâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta Trong nghiên cứu, dựatrên phương pháp luận nghiên cứu khoa học QLGD, với quan điểm (hệ thống -cấu trúc, thực tiễn) và nguyên tắc tiếp cận các lý luận QLGD, như: Tiếp cậndựa trên CĐR, tiếp cận hoạt động, tiếp cận thực tiễn, để làm cơ sở tiếp cận giảiquyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Cụ thể:

Trang 17

7.1.1 Tiếp cận dựa trên chuẩn đầu ra

Tiếp cận dựa trên CĐR là phương thức tiếp cận, xây dựng và vận hànhchương trình đào tạo dựa trên những kiến thức, kỹ năng, tự chủ và chịu tráchnhiệm mà người học được kỳ vọng tiếp thu và thể hiện thành công khi tốtnghiệp Dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ theo tiếp cận CĐR đòi hỏicác khâu của quá trình dạy học phải căn cứ trên CĐR và hướng đến mục tiêucuối cùng là HV đạt được CĐR môn tiếng Anh của nhà trường Quản lý dạyhọc môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR đòi hỏi các nhà quản lý đềxuất các biện pháp để hoạt động dạy học đạt được mục tiêu đề ra

7.1.2 Tiếp cận quá trình

Tiếp cận quá trình, trong nghiên cứu quản lý dạy học môn tiếng Anhtại các TSQQĐ là việc nghiên cứu sâu các thành tố của quá trình dạy học(mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, sử dụng CSVC phục vụ dạyhọc, quản lý dạy học của GV, học tập của HV, KTĐG dạy học tiếng Anh) Tiếpcận quá trình sẽ giúp cho chủ thể quản lý xác định các nội dung chỉ đạo dạy họctiếng Anh, là định hướng cơ bản trong việc xác định các biện pháp quản lý

7.1.3 Tiếp cận hoạt động

Tiếp cận hoạt động là sự vận dụng lý thuyết hoạt động vào việc nghiêncứu đối tượng đang được xem xét Theo hướng tiếp cận hoạt động cho phépnghiên cứu quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ với tư cách là mộthoạt động Ở đó, mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức của dạy họcmôn tiếng Anh tại các TSQQĐ được thể hiện rất cụ thể Mặt khác, dạy họcmôn tiếng Anh, quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ nhằm hướngtới phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HV ở mức độ sâu, cao

7.1.4 Tiếp cận thực tiễn

Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên tiếp cận thực tiễn của lý luậnQLGD, dạy học và thực trạng vấn đề nghiên cứu, nhằm tăng độ tin cậy củacác quan điểm, nhận định, đánh giá và đề xuất các biện pháp trong luận án có

Trang 18

tính khả thi, phù hợp với thực tiễn quản lý dạy học tiếng Anh tại các TSQQĐđáp ứng CĐR, góp phần “xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vữngchắc phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinhnhuệ, hiện đại” [18, tr.2], cũng như góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Đề tài tập trung nghiêncứu các văn bản pháp quy như Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước;chỉ thị, thông tư trong Quân đội, các công trình nghiên cứu về hoạt động dạyhọc và giáo dục ở các trường đại học trong và ngoài quân đội

Nghiên cứu phân tích, tổng hợp từ sách, giáo trình, tài liệu, đề tài, luận

án, bài báo khoa học trong và ngoài nước đã được đăng tải trên các tạp chí, kỷyếu hội thảo khoa học có liên quan đến đề tài Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận

về quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Đề tài tổng hợp lýthuyết về dạy học môn tiếng Anh, quản lý dạy học môn tiếng Anh từ nhiềunguồn trong và ngoài nước, các công trình đã được biên dịch, công bố; qua đóphân loại, hệ thống hóa, làm nền tảng xây dựng cơ sở lý luận về quản lý dạyhọc môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát dạy học và quản lý dạyhọc môn tiếng Anh cho HV đào tạo sĩ quan trình độ đại học cấp phân đội để

có thêm cơ sở đưa ra những nhận định, đánh giá thực trạng dạy học và quản

lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi,tiến hành lấy phiếu điều tra với cán bộ QLGD, GV và HV ở 5 trường sĩ quan

Trang 19

(Trường sĩ quan Lục quân 1, Trường sĩ quan Chính trị, Trường sĩ quan Lụcquân 2, Trường sĩ quan Thông tin, Trường sĩ quan Pháo binh), nhằm tìm hiểu,

phân tích về thực trạng dạy học, quản lý dạy học môn tiếng Anh

- Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tiến hành tọa đàm, trao đổi với CBQLnhà trường, CBQL ở các phòng, ban, hệ (tiểu đoàn), khoa GV và đội ngũ GV,

HV ở 05 TSQQĐ về các nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu báo cáo tổng kết liênquan đến dạy học, quản lý dạy học môn tiếng Anh trong và ngoài quân độinhằm tạo ra cơ sở vững chắc để củng cố, khẳng định tính khách quan của cácnhận định nội dung nghiên cứu; tìm hiểu kinh nghiệm của các cơ sở giáo dụcngoại ngữ có uy tín để đề xuất biện pháp quản lý có tính thiết thực, khả thi

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm: Nghiên cứu sản phẩm dạyhọc, quản lý dạy học môn tiếng Anh tại 05 TSQQĐ, bao gồm: nội dung; giáotrình, tài liệu, CSVC; kết quả học tập môn tiếng Anh của HV, các văn bản,

kế hoạch, báo cáo, tổng kết liên quan đến quản lý dạy học môn tiếng Anh

- Phương pháp chuyên gia: Đề tài tiến hành xin ý kiến các nhà khoa học,CB,GV về tính hợp lý và khả thi khi xây dựng các phiếu điều tra; đồng thờitham vấn ý kiến về tính lôgic, khả thi của các biện pháp mà luận án đề xuất

- Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Xây dựng kế hoạch và tổchức khảo nghiệm ở 05 TSQQĐ Tổ chức thử nghiệm tại Trường Sĩ quan Lụcquân 1 để khẳng định mức độ cần thiết, khả thi và tính hiệu quả các biện pháp

7.2.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ

- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kêtoán học để xử lý các số liệu điều tra, khảo sát phục vụ cho đánh giá thựctrạng và khảo nghiệm, thử nghiệm các biện pháp đề xuất trong luận án

- Sử dụng phần mềm Microsof Xcel, SPSS 20,0 để tính toán, từ đó chỉ

ra mối tương quan của các kết quả, cho phép những nhận định phù hợp

8 Luận điểm bảo vệ

Trang 20

- Dạy học môn tiếng Anh đã được các TSQQĐ quan tâm nâng cao chấtlượng Tuy nhiên, việc quản lý dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR vẫn bộc

lộ những hạn chế, như: quản lí việc xác định CĐR chưa hoàn thiện, phươngpháp dạy học, KT, ĐG kết quả dạy học chậm đổi mới

- Để nâng cao hiệu quả quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐđáp ứng CĐR cần thực hiện các biện pháp, như: tổ chức hoàn thiện CĐR, chỉđạo tổ chức dạy, học, bồi dưỡng năng lực quản lý, giảng dạy, xây dựng môitrường học tiếng Anh,… là những vấn đề quyết định kết quả quản lý

9 Những đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu luận án, góp phần bổ sung lý luận về quản lý dạyhọc môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR, như: các khái niệm cơ bản;CĐR môn tiếng Anh trong chương trình đào tạo sĩ quan cấp phân đội; đặcđiểm, nội dung dạy học môn tiếng Anh; nội dung quản lý và các yếu tố ảnhhưởng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR

Góp phần đề xuất các biện pháp quản lý cơ bản, khả thi nhằm nâng caochất lượng dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, các công trình khoa học đãcông bố, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn tiếng Anh tại cácTSQQĐ đáp ứng CĐR

Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐđáp ứng CĐR

Chương 3: Các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh tại cácTSQQĐ đáp ứng CĐR

Trang 21

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học ngoại ngữ, dạy học môn tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra

Nghiên cức về vấn đề dạy học, dạy học ngoại ngữ nói chung, dạy họcmôn tiếng Anh nói riêng luôn dành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứukhoa học trên thế giới và ở Việt Nam

Trên thế giới, có những công trình nghiên cứu về dạy học ngoại ngữ, dạy

học tiếng Anh Trong thế kỷ XIX, những nhà ngôn ngữ học (Jean Manesca,Heinrich Gottfried (1803-1865), Henry Sweet (1845-1912), Otto Jespersen(1860-1943) và Harold Palmer (1877-1949) đã thiết lập những nguyên tắc,phương pháp dạy học ngôn ngữ được tiếp cận dựa trên lý thuyết ngôn ngữhọc, tâm lý học sư phạm…và để lại nhiều giá trị, gợi mở cho người khác tiếptục nghiên cứu Từ thế kỷ XX đến nay, việc mở rộng quan hệ, giao lưu, hợptác giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và tác động của Cách mạng khoahọc và công nghệ, nhất là Cách mạng công nghiệp 4.0,… đã tạo nên những

mô hình dạy học đa dạng, như: dạy học dựa vào CĐR (OBE), dạy học dựavào năng lực (CBE), dạy học trong môi trường học tập ảo và dạy học ngoạingữ… Có thể nhận thấy, do sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục

và xu thế giao lưu, hợp tác, toàn cầu hóa, quốc tế hóa,… đã xuất hiện việcdạy và học ngoại ngữ nói chung, dạy và học tiếng Anh nói riêng là tất yếu vàcần thiết Vì thế, một số quốc gia châu Á như: Singapore, Hàn Quốc, NhậtBản,… rất quan tâm đến dạy học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong các cơ sởgiáo dục Bối cảnh tình hình ấy là cơ sở cho các công trình nghiên cứu về dạyhọc ngoại ngữ, dạy học tiếng Anh được tiếp cận từ những phương diện khác

nhau xuất hiện, như: [60]; [61]; [63]; [66]; [67];[68]; [69];….

Trang 22

Công trình nghiên cứu về “Đảm bảo chất lượng giảng dạy đại học: Cácvấn đề và cách tiếp cận” [61] của Roger Ellis (1993), đã cho rằng, việc giảngdạy ngoại ngữ mang tính chất phức tạp, bởi lẽ chất lượng giảng dạy liên quantrực tiếp đến chất lượng của đội ngũ GV; đảm bảo chất lượng giảng dạy tấtyếu thay đổi về tổ chức và phát triển đội ngũ GV phù hợp [61].

Trong các bài báo khoa học của Scott Thornbury (2000) đã bàn về dạyhọc tiếng Anh như: “Cách dạy học từ vựng” [67]; “Cách dạy nói” [68]; [69].Điểm chung trong các bài báo khoa học của [67], [68], [68] là đã bàn vềphương pháp dạy học môn tiếng Anh, đó là chú trọng thực hiện một số nghệthuật và thao tác dạy học để khuyến khích, lôi cuốn học sinh

Những công trình khoa học bàn về cách dạy các kỹ năng nghe, nói, đọcviết của môn tiếng Anh, như: “Cách dạy học tiếng Anh”, “Dạy thực hànhtiếng Anh” [63] của tác giả Jeremy Harmer (2001) và “Cách dạy học về các

kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh” [66] của tác giả Scott Thornbury(2000) Theo đó, để dạy học tiếng Anh hiệu quả, người dạy phải biết cách tổchức hoạt động học tập cho người học Quá trình này phải khích lệ tính tíchcực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp tại lớp học theo CĐR

Nhóm tác Lindsay, C & Knight, D (2006), với công trình khoa học

“Dạy và học tiếng Anh”, đã nhấn mạnh đến mức độ quan trọng của việcgiúp người học nói và sử dụng tiếng Anh Nhóm tác giả cũng giải mã chi tiếtcác nguyên nhân người học không sử dụng tiếng Anh trong lớp và đó là tiền

đề để các tác giả đề xuất biện pháp phù hợp giúp người học phát huy khả

năng nói tiếng Anh trong lớp học [60].

Ở Việt Nam, nghiên cứu về CĐR, về dạy học cũng như dạy học ngoại

ngữ nói chung, dạy học môn tiếng Anh nói riêng đã được quan tâm nghiêncứu [1]; [2]; [15]; [17]; [20]; [28]; [35]; [36]; [41]; [47]; [50];…

Sử Ngọc Anh (2012) [2] bàn về “Xây dựng CĐR góp phần đảm bảo

Trang 23

chất lượng giáo dục đại học” đã xác định những nội dung cần có trong CĐR,quy trình xây dựng và công bố CĐR, thiết kế nội dung, chương trình đào tạo,phương pháp KT, ĐG các khóa học bằng cách sử dụng CĐR

Đề tài “Nâng cao tính tự chủ trong học tập cho sinh viên chuyên Anhvăn - Nhận thức và thực hiện của GV tiếng Anh tại một số trường đại học”[35] của Nguyễn Văn Lợi (2014), đã phân tích những biểu hiện và thực trạng

về tính tự chủ của sinh viên trong học tiếng Anh và tổ chức giảng dạy của GV;

đề xuất một số biện pháp nâng cao tính tự chủ trong học tiếng Anh

Cùng với đề tài, còn nhiều bài viết bàn về dạy học ngoại ngữ, như: bàiviết “Áp dụng phương pháp luyện nói theo nhóm, cặp để nâng cao kỹ nănggiao tiếp của người học ngoại ngữ” của Nguyễn Anh Tú (2020) [50] đã đưa

ra nhận định phương pháp dạy và học tích cực thường được thực hiện quahoạt động nhóm, cặp Theo đó, “Để áp dụng được hiệu quả việc luyện nóitheo nhóm, cặp, về mặt tổ chức hoạt động trong giờ học nói, GV cần chuẩn bị

kỹ và điều khiển tốt” [50, tr.52] Song để đạt được kết quả tốt trong dạy kỹnăng nghe - nói, tác giả cho rằng “GV cần được đào tạo các phương pháp tíchcực hơn để có thể cải thiện kỹ năng nói của người học” [50, tr.52]

Những bài viết bài sâu về dạy học tiếng Anh, như: [1]; [15]; [17]; [20];[28]; [36]; [47];… Trong đó, bài viết “Biện pháp giúp sinh viên năm thứ nhất

hệ tiếng Anh ngoại ngữ thứ hai chất lượng cao, trường Đại học ngoại ngữ,Đại học Quốc gia Hà Nội học tốt kĩ năng nghe hiểu” [36] của Chu Thị Huyền

My đã khái quát về kĩ năng nghe hiểu và tầm quan trọng của nó trong dạy họcmôn tiếng Anh Bài viết “Sử dụng kết từ trong giảng dạy tiếng Anh cho sinhviên chuyên ngành tiếng Anh ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốcgia Hà Nội” của Nguyễn Thị Dung (2020) [15] cho rằng, trong những nămgần đây, đã có nhiều quan tâm cho việc dạy kết từ trong tiếng Anh Tuynhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này, tác giả nhấn mạnh, “GV cần

Trang 24

biết cách lồng ghép dạy những quy tắc ngữ pháp với việc trang bị cho sinhviên những cấu trúc từ vựng thường được dùng” [15, tr.64] Các công trìnhkhoa học trên đây đã bàn đến các yếu tố của quá trình dạy học ngoại ngữ nóichung, tiếng Anh nói riêng ở mức độ và có giá trị nhất định đối với nhiệm vụđổi mới dạy học ngoại ngữ Tuy vậy, hầu như chưa bàn về tổ chức dạy họctiếng Anh theo hướng đáp ứng CĐR

Trong quân đội, dạy học ngoại ngữ tại các TSQQĐ, cũng nhận được sự

quan tâm nghiên cứu, như [19]; [22]; [42]; [44]; [49]; [52];…

Cuốn sách chuyên khảo “Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ Quânđội trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của Trần Hữu Phúc (2021) [42], đã chỉ

rõ đối với quân đội việc nâng cao trình độ ngoại ngữ sẽ góp phần khai thác,làm chủ các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, thực hiện công tác đốingoại quốc phòng và thực hiện các nhiệm vụ khác về quân sự, quốc phòng;góp phần thực hiện định hướng chiến lược, kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từxa; nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quantrọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng Quân đội “Cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của cán bộchưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; một bộ phận cán bộ còn ngại họcngoại ngữ, chưa có đội ngũ cán bộ giỏi về ngoại ngữ,…[42, tr.6]

Ở phạm vi của Trường sĩ quan Lục quân 1 (2018), nhà trường đã tổchức hội thảo và xuất bản “Kỷ yếu hội thảo: Nâng cao chất lượng dạy và họcngoại ngữ ở Trường Sĩ quan Lục quân 1” [52] Trong Kỷ yếu, có các bài viết

đã khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu có ýnghĩa quyết định việc tạo ra bước đột phá trong tổ chức dạy học ngoại ngữ

Để nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ rất cần phối hợp đồng bộ trongxây dựng đội ngũ GV kết hợp chặt chẽ với đổi mới nội dung, xác định cáchthức tổ chức, phương pháp dạy học, tạo dựng môi trường thực hành

Trang 25

Bài viết “Dạy và học ngoại ngữ ở Trường Đại học Chính trị: Hiệu quả

từ sự phù hợp” [44] của Phạm Xuân Thông (2017), đã nhấn mạnh nét độc đáotrong việc học tập tiếng Anh ở Nhà trường là tính linh hoạt, sáng tạo, phù hợp

và mang tính phổ biến cao Theo đó, việc học tiếng Anh được lồng ghéptrong mọi hoạt động của Nhà trường và chính “Hình thức xã hội hóa tiếngAnh được triển khai sâu rộng để mỗi HV được học tiếng Anh mọi lúc mọinơi, không giới hạn về không gian, thời gian, tạo ra phong trào rộng khắptrong toàn trường” [44, tr.81] Bài viết “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồidưỡng ngoại ngữ trong quân đội” [19] của Phan Văn Giang đã khẳng địnhviệc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ sĩ quan là nhiệm vụ, vừa cấpbách, vừa mang tính chiến lược lâu dài Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọngnày, cần “tiến hành rà soát, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo độnglực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, nhân viên tích cực học tập, nâng cao năng lực sửdụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ” [19, tr.15]

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về quản lý dạy học ngoại ngữ, dạy học môn tiếng Anh tại các trường đại học trong, ngoài quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra

Ở nước ngoài, các công trình khoa học nghiên cứu về quản lý dạy học

ngoại ngữ nói chung cũng như tiếng Anh, như: [32]; [59]; [64]; [65]; [66];[70];… Trong đó, nghiên cứu về “Ứng dụng quản lý chất lượng trong dạy họcngoại ngữ” của F Heyworth (2013) [64], cho rằng, cần có các tiêu chuẩn đểxác định chất lượng trong dạy học ngoại ngữ, cho chương trình, tài liệu,phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập, kết quả đầu ra Nghiên cứu

về “Quản lý trong dạy học tiếng Anh” của Ron White, Mervyn Martin, MikeStimson, và Robert Hodge (1991) [70], đã bàn về quản lý dạy học tiếng Anh.Kết quả nghiên cứu được các tác giả kết luận mọi cải tiến có thể thực hiệntrong nhiều khía cạnh như mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học Tuy

Trang 26

nhiên, chưa bàn về quản lý dạy học tiếng Anh đáp ứng CĐR Trong khi đó,bài viết của Sayyed, A (2014) [65], đã khái quát hóa những kiến thức về quản

lý việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân;kết quả nghiên cứu góp phần định hướng cho công tác quản lý

Tại Việt Nam, nghiên cứu về quản lý dạy học ngoại ngữ, dạy học môn

tiếng Anh đáp ứng CĐR có nhiều công trình khoa học đã công bố, như: [21];[24]; [30]; [34]; [46];… Trong đó, Đinh Thi Hồng Thắm (2020), với luận án

“Quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh chuyên ngành tại các trường cao đẳngkhối kỹ thuật công nghệ” [46] đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận và thựctiễn về quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh; đề xuất các biện pháp triểnkhai nhằm đào tạo nguồn nhân lực lao động khối ngành kỹ thuật công nghệchất lượng cao Trong luận án, tác giả đã xây dựng được hệ thống quản lýchất lượng (ở cấp độ đảm bảo chất lượng) dạy học tiếng Anh chuyên ngành;

tổ chức vận hành và đánh giá, cải tiến hệ thống; đã đưa mô hình này vào thựcnghiệm tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ 2 Kết quả thực nghiệm đã chứng minhtính khả thi và tính hiệu quả của hệ thống

Luận án “Quản lý dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tưthục thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập” của Nguyễn Tuấn Khanh(2022) [30], đã xác định đặc trưng của việc dạy học tiếng Anh tại các trungtâm ngoại ngữ tư thục và quản lý dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoạingữ tư thục trong bối cảnh hội nhập Làm phong phú hơn lý luận về quản lýdạy học theo mô hình CIPO tại tại các trung tâm ngoại ngữ tư thục; chỉ ra nộidung quản lý và các yếu tố bối cảnh tác động tới quản lý hoạt động dạy họctiếng Anh trong bối cảnh hội nhập Phân tích đánh giá thực trạng quản lý dạyhọc tiếng Anh, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm căn cứ

đề xuất 06 biện pháp nâng cao chất lượng quản lý dạy học tiếng Anh tại cáctrung tâm ngoại ngữ tư thục thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập

Luận án “Quản lý dạy học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ

Trang 27

tại các trường đại học theo tiếp cận năng lực” của Nguyễn Thị Hạnh (2023)[24], đã nghiên cứu quản lý dạy học tiếng Anh cho sinh viên không chuyênngữ và chỉ ra được thực trạng dạy học, quản lý dạy học tiếng Anh theo tiếp cậnnăng lực; đề xuất 6 biện pháp quản lý: Chỉ đạo hoàn thiện CĐR của các họcphần tiếng Anh; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếngAnh cho CBQL; Chỉ đạo xây dựng môi trường dạy học tiếng Anh; Tổ chức bồidưỡng nâng cao năng lực dạy tiếng Anh cho GV;

Chỉ đạo đổi mới hình thức học và nâng cao năng lực tự học cho sinh viên; Chỉđạo hoàn thiện quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Anh [24] Vớikết quả nghiên cứu của luận án, đã gợi mở cho chúng tôi tiếp cận nghiên cứu lýluận quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR hiện nay

Nghiên cứu quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục đạihọc theo CĐR, có luận án của Trương Tố Loan (2020) [34] Trong luận áncủa tác giả đã luận chứng những vấn đề lý luận khá rõ nét và đã làm rõ thực

trạng quản lý hoạt động học tập tiếng Anh của sinh viên đáp ứng CĐR, bao gồm: thực trạng hoạt động học tập; giáo dục ý thức nghề nghiệp, động cơ học

tập tiếng Anh, thực trạng bồi dưỡng phương pháp học tiếng Anh; đã đề xuấtcác giải pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh của sinh viên đáp ứng CĐR,như: quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh của GV đáp ứng CĐR; quản

lý hoạt động học tập môn tiếng Anh của sinh viên đáp ứng CĐR; quản lý KT,

ĐG kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên đáp ứng CĐR; quản lý cácđiều kiện vật chất, kỹ thuật đảm bảo dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR

Nghiên cứu về quản lý dạy học ngoại ngữ cũng như dạy học môn tiếngAnh ở các TSQQĐ, có một công trình khoa học đã công bố, như: [12]; [14];[25]; [39];… Trong đó, nội dung của cuốn sách “Xây dựng môi trường thựchành tiếng Anh thông qua hoạt động ngoại khóa tại các Học viện, TSQQĐ”[12], đã chỉ rõ môi trường hội nhập quốc tế đòi hỏi người học cần có khả

Trang 28

năng sử dụng tiếng Anh thuần thục và linh hoạt, nhằm đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục trong hệ thống nhà trường quân đội Khối các Học viện,TSQQĐ đã và đang thực hiện bước chuyển từ chương trình đào tạo ngoại ngữtiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học Do vậy “Đào tạo, nângcao năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là khả năng giao tiếp tiếng Anh cho HV tạicác học viện, TSQQĐ đang được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọngđược ưu tiên hàng đầu” [12, tr.5]

Nguyễn Thúy Hằng (2023) với bài viết “Nâng cao chất lượng dạy họctiếng Anh chuyên ngành quản lý cửa khẩu cho học viên đào tạo tại Học việnBiên phòng” [23], đã khẳng định việc giảng dạy tiếng Anh cũng như tiếngAnh chuyên ngành quản lý cửa khẩu đang được Đảng ủy, Ban Giám đốc Họcviện Biên phòng đặc biệt quan tâm Nhận thức rõ được tầm quan trọng củamôn học đối với công tác quản lý và bảo vệ biên giới, công tác đối ngoại của

Bộ đội Biên phòng, Bộ môn Ngoại ngữ - Khoa Khoa học Cơ bản Học việnBiên phòng, thời gian gần đây đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy,lên kế hoạch đề xuất đi khảo sát thực tế tại đơn vị cơ sở, ghi lại hình ảnh tạithực địa, xây dựng các bài giảng mang tính trực quan sinh động, giúp ngườihọc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong công việc một cách hiệu quả nhất

Đi sâu bàn về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anhnói riêng theo định hướng phát triển năng lực Nguyễn Thu Hạnh (2017) [25],cho rằng, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướngphát triển năng lực, khối các học viện, nhà trường quân đội đã và đang thựchiện bước chuyển mình từ chương trình đào tạo ngoại ngữ tiếp cận nội dungsang tiếp cận năng lực người học Bài viết này đề cập đến những nét cơ bảnnhất về hiện trạng giảng dạy ngoại ngữ trong các nhà trường quân đội Trên

sơ sở đó, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp giảngdạy ngoại ngữ tại các nhà trường quân đội theo định hướng phát triển nănglực, đáp ứng CĐR và phù hợp với đặc thù hoạt động quân sự hiện nay Bài

Trang 29

viết “Một số biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của

HV đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR” của NguyễnBích Ngọc (2023) [39], cho rằng: Trong bối cảnh hiện nay, đánh giá kết quảhọc tập của HV được xác định là khâu phá nhằm đổi mới căn bản giáo dục tạicác TSQQĐ Trên cơ sở khái quát những hạn chế chủ yếu trong quản lý đánhgiá kết quả học tập của HV ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR, tác giả đã đề xuất

05 biện pháp quản lý nội dung này

1.1.3 Khái quát kết quả của các công trình khoa học và những vấn đề đặt

ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết

1.1.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học

Những nghiên cứu về dạy học ngoại ngữ cũng như dạy học tiếng Anh

đã được các tác giả đi sâu nghiên cứu về lý luận và thực tiễn Trong đó, cómột số công trình đề cập khá toàn diện như: đã làm rõ một số vấn đề về CĐR,xây dựng chương trình đào tạo, CĐR học phần/môn học, CĐR học phần/mônhọc tiếng Anh; và một số nội dung được nghiên cứu sâu như: Phương phápdạy học tiếng Anh; phương pháp KT, ĐG kết quả học môn tiếng Anh;… Cáctác giả đều khái quát dạy học ngoại ngữ, dạy học môn tiếng Anh, nhằm giúpngười học lĩnh hội kiến thức ngữ pháp, từ vựng và rèn luyện các kỹ năng…đểđạt mục tiêu môn học xác định

Những công trình nghiên cứu về quản lý dạy học ngoại ngữ cũng nhưdạy học môn tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục đại học công bố gần đây đã chỉ

ra những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn quản lý theo những tiếp cận khácnhau, như đã khái quát vai trò, đặc điểm, nội dung quản lý dạy học ngoại ngữ,dạy học tiếng Anh với các phương pháp quản lý cụ thể, phong phú; đã làmnổi bật tính cấp thiết của việc tổ chức, chỉ đạo xây dựng chương trình, nộidung học phần/môn học tiếng Anh đáp ứng CĐR Một số công trình đi sâunghiên cứu về quản lý dạy học tiếng Anh, bao gồm quản lý việc lập kế hoạch,

Trang 30

chương trình dạy học, thực trạng tổ chức các nguồn lực phục vụ cho dạy họcđến tổ chức, chỉ đạo dạy học,; Đây là nguồn tài liệu rất có giá trị; là cơ sở

kế thừa trong xây dựng khung lý luận và thực tiễn của đề tài luận án

1.1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Một là, luận án tiếp tục nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận về

dạy học tiếng Anh, quản lý dạy học tiếng Anh tại các TSQQĐ, làm rõ thựctrạng dạy học, quản lý dạy học tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR

Hai là, thực tiễn tại các TSQQĐ đòi hỏi có những biện pháp có tính khả

thi trong quản lý dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR, từ hoàn thiện CĐR,chỉ đạo dạy học đến bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy và quản

lý KT, ĐG kết quả dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR và đây cũng là vấn

đề quan trọng của luận án tập trung giải quyết

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm chuẩn đầu ra

Bàn về “chuẩn”, theo Đại từ điển tiếng Việt “Chuẩn là cái được chọnlàm mốc để dọi vào, để đối chiếu mà làm cho đúng” [56] Theo Đặng ThànhHưng “Chuẩn là mẫu lý thuyết có tính chất nguyên tắc, tính công khai và tính

xã hội hóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn, baogồm các yêu cầu, tiêu chí, quy định lôgic với nhau một cách xác định, làmthước đo đánh giá hoặc so sánh các hoạt động, công việc, sản phẩm, tronglĩnh vực nào đó và có khuynh hướng điều chỉnh những sự vật này theo nhucầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý” [27]

Nghiên cứu về CĐR được tiếp cận ở các cấp độ: CĐR của nhà trường,CĐR chương trình đào tạo, CĐR học phần và CĐR bài học Ở các cấp độ CĐRcũng có những định nghĩa tương ứng Các nhà giáo dục học Mỹ BloomBejamin S.et.al (1956), cho rằng “CĐR hay kết quả kì vọng cần đạt được ởngười học chính là mục tiêu học tập Đó có thể là CĐR hay mục tiêu của mộtchương trình, của một môn học, của bài học, bao gồm các lĩnh vực về nhận

Trang 31

thức, thái độ và kĩ năng” [59] Theo tiêu chuẩn của ABET CĐR “là những gìngười học được mong đợi là biết và có thể làm được tại thời điểm tốt nghiệp.Những mong đợi này liên quan đến kiến thức, kỹ năng và thái độ mà ngườihọc đạt được từ quá trình học” [57] Theo tiêu chuẩn AUN-QA, CĐR được gọi

là “kết quả học tập mong đợi” và nó không chỉ được hiểu là chuẩn hoặc kếtquả đầu ra của chương trình đào tạo mà còn là CĐR ở cấp độ môn học” [58].Theo Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT, định nghĩa: “CĐR là yêu cầu cần đạt vềphẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đàotạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và tráchnhiệm của người học khi tốt nghiệp” [4]

Ở cấp độ môn học, “CĐR môn học là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹnăng, mức độ tự chủ và trách nhiệm mà người học đạt được sau khi hoàn thànhhọc phần” [54]; “CĐR môn học là tuyên bố những gì người học có khả nănglàm được sau khi được dạy, là năng lực dự kiến người học làm được sau khihoàn thành một môn học, mà trước đó họ không thể thực hiện được, để chứng

tỏ về kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng hay năng lực của người học” [48]

Tuy các định nghĩa trên đây tiếp cận ở các cấp độ khác nhau, nhưng cũngcho thấy: i) CĐR tập trung vào những gì người học đạt được hơn là mong muốncủa người dạy; ii) CĐR tập trung vào những gì người học có thể thực hiện khikết thúc quá trình học; iii) CĐR là khẳng định những gì người học được mongđợi để biết, hiểu và/hoặc có thể thực hiện sau khi hoàn thành quá trình học tập

Như vậy, CĐR của một môn học hay một chương trình đào tạo là những gì

người học mong đợi để biết, hiểu hoặc có thể thực hiện sau khi hoàn thành quá trình học tập

1.2.2 Chuẩn đầu ra môn tiếng Anh trong chương trình đào tạo sĩ quan cấp phân đội tại các trường sĩ quan quân đội

Trang 32

Tại Việt Nam, Khung trình độ quốc gia Việt Nam xác định rõ, trình độngoại ngữ của bậc đại học (cho đối tượng không chuyên ngữ) là bậc 3 theoKhung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (còn gọi là Khung nănglực ngoại ngữ Việt Nam) hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương [3] Căn

cứ quy định này, CĐR môn tiếng Anh tại các TSQQĐ cũng phải đạt trình độB1, tương đương bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam Theo đó,CĐR môn tiếng Anh tại các TSQQĐ chính là khối lượng kiến thức (ngữpháp, từ vựng), kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) và khả năng giao tiếp bằngngoại ngữ của HV đạt được sau khi hoàn thành chương trình môn học

Đối với các TSQQĐ đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học thìviệc dạy học môn tiếng Anh cho HV phải đạt CĐR là B1 (tương được Bậc3/6) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Theo Chỉ thị

89 của Bộ Quốc phòng: “Từ năm 2021 trở đi: Đào tạo sĩ quan cấp phân độitrình độ đại học và Chỉ huy cấp trung (sư đoàn) đạt bậc 3/6; thạc sĩ đạt bậc3/6; tiến sĩ đạt bậc 4/6” [7] Trong hướng dẫn của Cục Nhà trường về việctriển khai đưa môn ngoại ngữ vào thi tốt nghiệp đối với HV đào tạo sĩ quancấp phân đội, xác định “Nội dung thi gồm những kiến thức cơ bản về ngoạingữ và ngoại ngữ chuyên ngành, gồm 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết”, trong

đó “kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành chiếm 15% - 20%” [11, tr.1] CĐRmôn tiếng Anh trong chương trình đào tạo sĩ quan cấp phân đội là cơ sở hỗ trợ,công tác đảm bảo chất lượng và gắn kết đào tạo chuyên môn quân sự với giáodục đại học, tạo điều kiện cho sĩ quan quân đội tham gia học suốt đời, Thôngqua CĐR để giới thiệu năng lực đào tạo môn tiếng Anh của các TSQQĐ, tạoniềm tin cho cơ quan, các đơn vị sử dụng sĩ quan

Như vậy, CĐR môn tiếng Anh trong chương trình đào tạo sĩ quan cấp

phân đội tại các TSQQĐ là kết quả mà HV cần đạt được về kiến thức ngữ pháp,

Trang 33

từ vựng cơ bản và chuyên ngành quân sự cùng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh sau khi kết thúc môn học; nó phản ánh sự cam kết của TSQQĐ đối với Quân đội và xã hội về chất lượng dạy học môn tiếng Anh, định hướng việc dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh trong đào tạo

1.2.3 Khái niệm dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra

Dạy học “là sự tổ chức điều khiển quá trình học sinh chiếm lĩnh, lĩnhhội tri thức để hình thành và phát triển nhân cách Dạy học có chức năng kép

là truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học” [40, tr.18]; Dạy học “làhoạt động phối hợp của hai chủ thể, đó là giáo viên và học sinh Dạy và họcđược thực hiện đồng thời với cùng một nội dung và hướng tới cùng một mụcđích” [55, tr.53]

Dạy học môn tiếng Anh theo cách thức dạy học truyền thống là dạytheo 4 kỹ năng nhưng việc xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung,phương pháp giảng dạy, KT, ĐG… dựa trên quy định có tính chất kinhnghiệm và tuỳ vào GV mà không dự trên quy chuẩn nào Trong khi đó, dạytiếng Anh đáp ứng CĐR là phải theo một chương trình được thiết kế theo tiếpcận năng lực và phải có CĐR; phải xác định được mục tiêu, đó là phát triểnnăng lực của người học, cụ thể hoá các mục tiêu thành các chỉ báo đo lườngtheo một chuẩn về kết quả cần đạt được gọi là CĐR Dạy học môn tiếng Anhtại các TSQQĐ là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có chương trình, nộidung, phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể, để giúp người học tiếp thunhững tri thức ngôn ngữ cụ thể, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, lời nói, từ đó

có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó trong học tập, hoạt động quân

sự cũng như cuộc sống hàng ngày

Như vậy, dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR là sự

tương tác, phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy và học của GV và HV trên

Trang 34

cơ sở xác định CĐR, mục tiêu, nội dung, phương pháp… KT, ĐG kết quả dạy học, nhằm giúp HV chiếm lĩnh những kiến thức, các kỹ năng sử dụng tiếng Anh được xác định trong CĐR môn học cũng như trong chương trình đào tạo

sĩ quan cấp phân đội.

1.2.4 Khái niệm quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra

Bàn về quản lý, có những hướng tiếp cận khác nhau: Trong Từ điểntiếng Việt (nghĩa 2): “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêucầu nhất định” [56] Trần Kiểm định nghĩa “Quản lý là phối hợp nỗ lực củanhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu

của xã hội” [31, tr.16] Như vậy, quản lý là quá trình tác động của chủ thể

quản lý thông qua hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đặt ra.

Đặc điểm của quản lý dạy học là mang tính chất quản lý hành chính sưphạm theo pháp luật, nội qui, qui chế và tuân thủ các qui luật của quá trình dạyhọc, diễn ra trong môi trường sư phạm; mang tính đặc trưng của khoa học quản

lý Quản lý dạy học môn tiếng Anh là một bộ phận cấu thành của hệ thốngquản lý giáo dục ở nhà trường Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐđáp ứng CĐR là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thể quản lý tớitoàn bộ đối tượng quản lý (đội ngũ GV, HV) và tới những thành tố của quátrình dạy học Mục đích cuối cùng của quản lý là phát triển các kỹ năng tiếngAnh cho HV đáp ứng CĐR trong chương trình đào tạo sĩ quan cấp phân đội.Bản chất của quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR làquản lý các yếu tố tác động đến quá trình dạy học môn tiếng Anh theo CĐRnhằm mang lại hiệu quả mong đợi

Như vậy, quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ đáp ứng CĐR

là tác động của chủ thể quản lý đến những hoạt động dạy học, bao gồm quản

Trang 35

lý việc xây dựng CĐR, chỉ đạo tổ chức xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học theo CĐR và tổ chức giảng dạy, học tập cũng như quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV căn cứ vào CĐR nhằm thực hiện các yêu cầu cần đạt về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được xác định trong CĐR.

1.3 Dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra

1.3.1 Đặc điểm tại các trường sĩ quan quân đội

Nằm trong hệ thống các trường đại học của cả nước, TSQQĐ vừa mangđầy đủ đặc điểm của một trường đại học nói chung, vừa có đặc điểm riêng

Một là, mô hình, mục tiêu đào tạo Các TSQQĐ vừa nằm trong hệ

thống giáo dục quốc dân, vừa trực thuộc Quân đội nên mô hình, mục tiêu đàotạo vừa mang tính chất chung của trường đại học, vừa mang tính đặc thù củaQuân đội Cụ thể, mô hình đào tạo của TSQQĐ là kết hợp giữa đào tạo theotrình độ học vấn với đào tạo theo chức vụ Nghĩa là, HV các TSQQĐ khôngchỉ được đào tạo về các kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của Khungtrình độ Quốc gia Việt Nam mà còn được được đào tạo, bồi dưỡng về phẩmchất chính trị, đạo đức, sử khoẻ và các kiến thức, kỹ năng về quản lý chỉ huyđơn vị để đáp ứng mục tiêu đào tạo 3 trong 1 khi tốt nghiệp: là “cử nhân, sĩquan, đảng viên” Điều này khác so với mục tiêu đào tạo của các trường đạihọc ngoài Quân đội Chính từ sự khác về mô hình, mục tiêu đào tạo tại cácTSQQĐ đã tác động toàn diện đến quản lý nhà trường cũng như quản lý dạyhọc tiếng Anh đáp ứng CĐR tại các TSQQĐ

Hai là, chương trình, nội dung đào tạo Do đặc thù về mô hình quản lý

cần sự thống nhất, tập trung trong tổ chức đào tạo nên các TSQQĐ đều tổchức đào tạo theo hình thức niên chế; do đó, HV học tập theo một chươngtrình với các học phần cố định bắt buộc và không có sự lựa chọn về các họcphần tự chọn hay chủ động về việc lựa chọn thời điểm học Chương trình đào

Trang 36

tạo trong các TSQQĐ được Bộ Quốc phòng thống nhất theo khung chươngtrình, nội dung cốt lõi: Khung chương trình, nội dung cho các môn khoa học

xã hội nhân văn, ngoại ngữ; Khung chương trình các môn cơ sở ngành vàKhung chương trình các môn chuyên ngành Giữa các khung chương trình,nội dung có tỷ lệ cân đối về nội dung lý thuyết, thực hành Chương trình:Khối lượng học tập (mỗi năm học trung bình 35 tín chỉ); Cấu trúc chươngtrình: (1) Kiến thức giáo dục đại cương khoảng 25%, 22%, 20%, 18%, 15%,tương ứng với chương trình có thời gian đào tạo 04 năm, 4,5 năm, 05 năm,5,5 năm và 6,5 năm, gồm: Khoa học xã hội và nhân văn; ngoại ngữ; CNTT vàmột số khoa học tự nhiên (2) Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếmkhoảng 75%, 78%, 80%, 82%, 85%, tương ứng với chương trình có thời gianđào tạo 04 năm, 4,5 năm, 05 năm, 5,5 năm và 6,5 năm” [8, tr.4]

Ba là, đội ngũ GV, CBQL giáo dục Đội ngũ GV, CBQL giáo dục tại các

TSQQĐ không chỉ tham gia giảng dạy trên lớp mà còn “cùng ăn, cùng ở, cùngsinh hoạt” với HV để quản lý, huấn luyện, rèn luyện HV, thực hiện 11 chế độtrong ngày theo quy định của Quân đội Do đó, mối quan hệ giữa GV, CBQLgiáo dục với HV luôn gắn bó chặt chẽ hơn so các trường ngoài Quân đội Tuynhiên, do sự đa dạng về các chuyên ngành đào tạo, đội ngũ GV, CBQL giáodục tại các TSQQĐ được tuyển chọn từ các nguồn khác nhau để đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ, nên trình độ chuyên môn, kiến thức thực tiễn về sư phạm vàlĩnh vực quân sự có sự không đều Đặc điểm về đội ngũ GV, CBQL giáo dục,vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn trong quản lý, triển khai dạy học theo CĐR

Bốn là, học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học tại các TSQQĐ Đối tượng HV học tập tại các TSQQĐ đa dạng Trong cùng một lớp

học của cùng một chuyên ngành có thể có độ tuổi khác nhau HV được tuyển

từ các khối tuyển sinh khác nhau, có trình độ nhận thức khác nhau Một bôphận HV có thể là những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học trúng

Trang 37

tuyển hoặc có thể là những sinh viên đang theo học tại các trường đại học cónguyện vọng trở thành sĩ quan nên đăng kí thi và trúng tuyển; cũng có thể lànhững học sinh xuất sắc đạt giải quốc gia được tuyển thẳng… Đặc điểm HVđào tạo sĩ quan cấp phân đội, vừa tạo ra thuận lợi nhưng cũng tạo ra khó khăncho việc dạy học, quản lý dạy học tại các TSQQĐ

Năm là, môi trường học tập trong các TSQQĐ Với vai trò là các cơ sở

đào tạo nguồn nhân lực cho Quân đội, phục vụ sự nghiệp chiến đấu, xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, do đó môi trường học tập trong các TSQQĐ có tính kỷluật rất cao Hàng ngày, HV tại các TSQQĐ bên cạnh việc thực hiện nhiệm

vụ học tập còn phải thực hiện các nhiệm vụ về huấn luyện quân sự, bảo quản

vũ khí, tăng gia sản xuất, rèn luyện thể lực, sinh hoạt văn hoá tinh thần…theoquy định về 11 nhiệm vụ phải thực hiện trong ngày của Quân đội, được sắpxếp từ lúc báo thức sáng (5h30) đến lúc ngủ nghỉ buổi tối (21h30)

Trong quá trình học tập, HV tại các TSQQĐ phải chấp hành nghiêmcác quy định về bảo vệ bí mật quân sự, trong đó có việc hạn chế việc sử dụngcác trang thiết bị cá nhân và sử dụng mạng internet, như: quy định về việccấm sử dụng điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, cấm tham gia mạng xãhội, cấm tiếp xúc với người nước ngoài và tham gia các hoạt động ngoài nhàtrường (nếu chưa được phép)…các hoạt động học tập, ôn luyện có sử dụnginternet được thực hiện tập trung tại thư viện trong khung giờ quy định để bảođảm tính thống nhất và không ảnh hướng đến việc thực hiện các nhiệm vụtrong ngày khác theo quy định của Quân đội

1.3.2 Nội dung dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra

1.3.2.1 Đặc điểm về mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra

Do các yếu tố liên quan đến đặc thù ngành nghề đào tạo và sự khác biệt

Trang 38

về mô hình, mục tiêu đào tạo, môi trường học tập…nên dạy học nói chung vàdạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ nói riêng có những đặc điểm như sau:

Một là, đặc điểm về mục tiêu dạy học môn tiếng Anh Trước yêu cầu

hội nhập, giao lưu, hợp tác quốc tế về quốc phòng diễn ra ngày càng sâu rộng,Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đẩy mạnh dạy học ngoại ngữ trongtoàn quân Đây là một trong những đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa dạyhọc môn tiếng Anh tại các TSQQĐ so với các trường đại học ngoài Quân đội.Dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ hướng vào mục tiêu chung là “Đàotạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học có kiến thức cơ bản về chính trị,quân sự, chuyên môn, chuyên ngành, quản lý Nhà nước, kinh tế, xã hội, phápluật, ngoại ngữ và tin học; có năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn,chuyên ngành trong lãnh đạo, tổ chức quản lý, chỉ huy, huấn luyện chiến đấu,xây dựng đơn vị và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao” [43, tr.3]

Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ đòi hỏi người chỉ huy khôngnhững có kiến thức sâu rộng, các kỹ năng nghề nghiệp quân sự và nhữngphẩm chất về chính trị, đạo đức mà còn phải có tư duy linh hoạt, sáng tạo, cókhả năng phân tích, xử lý các tình huống trong công tác, chiến đấu; có kiếnthức ngoại ngữ để “đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện đại hóa Quân đội, tăngcường hợp tác và tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc tế” [7, tr.1] Đặcđiểm về mục tiêu dạy học môn tiếng Anh, đòi hỏi các TSQQĐ giải quyếtnhiều vấn đề như xác định nội dung, phương pháp dạy học, đến xây dựng kếhoạch, tổ chức, chỉ đạo, KT, ĐG và công tác bảo đảm khác để đáp ứng CĐR

Hai là, đặc điểm về chương trình môn tiếng Anh Dựa vào các văn bản

pháp quy, chương trình dạy học môn tiếng Anh tại các TSQQĐ được xâydựng để đào tạo sĩ quan cấp phân đội tại các TSQQĐ là B1 (tương đương bậc3/6 theo khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam)

Về tổng quát, chương trình môn tiếng Anh (Dùng cho HV đào tạo sĩ

Trang 39

quan cấp phân đội trình độ đại học) tại các TSQQĐ tương đương với trình độB1 (bậc 3/6) Do đó, CĐR môn tiếng Anh tại các TSQQĐ là sau khi học xong

HV có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩnmực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, tương đương với yêucầu CĐR môn tiếng Anh trình độ B1 của các cơ sở giáo dục đại học khác quyđịnh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, HV phải được

bổ sung đào tạo kiến thực từ vựng chuyên ngành môn tiếng Anh gắn vớichuyên ngành được đào tạo của HV, như chuyên ngành: chính trị, quân sự,công binh, thông tin, phòng không - không quân, đặc công, phòng hóa… Dovậy, trong chương trình môn tiếng Anh (Dùng cho HV đào tạo sĩ quan cấpphân đội trình độ đại học) được các TSQQĐ xác định 2 học phần Học phầnthứ nhất là “Tiếng Anh cơ bản/ giao tiếp/ tiếng Anh 1…”; Học phần thứ hai là

“Tiếng Anh quân sự/ chuyên ngành/ nâng cao/ tiếng Anh 2…”

Đối với học phần thứ nhất: Học phần “Tiếng Anh giao tiếp” trong

Chương trình môn học tiếng Anh (Dùng cho đào tạo sĩ quan cấp phân đội) tạicác TSQQĐ được xác định thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương Họcphần này được xác định rõ: Đối tượng cụ thể thuộc chuyên ngành đào tạotrong TSQQĐ; thời gian; đơn vị học phần; mô tả số lượng bài (chủ đề,chuyên đề); đề cập đến những kiến thức cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựngtương đương bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.Trên cơ sở các kiến thức được cung cấp, phát triển các kĩ năng ngôn ngữ(nghe, nói, đọc, viết) giúp HV tự tin khi sử dụng tiếng Anh trong học tập,sinh hoạt và công tác; có thể sự dụng tốt tiếng Anh khi tham gia học tập, sinhhoạt ở môi trường nước ngoài Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, matrận thể hiện sự đóng góp của học phần để đạt được CĐR của chương trìnhđào tạo Ví dụ ở [Phụ lục 7 (7.1.1.)]; [Phụ lục 7 (7.2.1.)]

Trang 40

Đối với học phần thứ hai: Học phần “Tiếng Anh nâng cao (quân sự)”

trong Chương trình môn học tiếng Anh (Dùng cho đào tạo sĩ quan cấp phânđội) tại các TSQQĐ cũng thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương; được họcsau học phần thứ nhất Học phần này được xác định rõ: Đối tượng cụ thểthuộc chuyên ngành đào tạo trong TSQQĐ; thời gian; đơn vị học phần; mô tả

số lượng bài (chủ đề, chuyên đề); đề cập đến những nội dung cơ bản bằngtiếng Anh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Quân đội nhân dân Việt Nam (truyềnthống, lịch sử hình thành, hệ thống cấp bậc, quân hàm, tổ chức quân đội từtiểu đội đến sư đoàn, quân đoàn, quân khu,…); một số nội dung về kỹ chiếnthuật quân sự, tác chiến điện tử, vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại;công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam và thôngtin về Nhà trường nhằm trang bị cho HV vốn từ vựng tiếng Anh cơ bản vềchuyên ngành trong lĩnh vực quân sự; từ đó có thể vận dụng trong các hoạtđộng quân sự tại đơn vị Ví dụ ở [Phụ lục 7 (7.1.2.)]; [Phụ lục 7 (7.3.2.)]

Có thể hiểu, tên gọi khác nhau, nhưng bản chất chương trình môn tiếngAnh (Dùng cho HV đào tạo sĩ quan cấp phân đội) tại các TSQQĐ đáp ứngCĐR đều thuộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương trong Chương trìnhđào tạo sĩ quan cấp phân đội - bậc đại học Trong đó, học phần thứ nhất làtiếng Anh cơ bản; học phần thứ hai là tiếng Anh chuyên ngành quân sự Họcphần thứ nhất gần như tương tự như những chương trình tiếng Anh cơ bản ởcác trường đại học không chuyên ngữ Điểm giống nhau giữa các TSQQĐ là

ở học phần thứ hai phản ánh rõ nét tính đặc thù của lĩnh vực quân sự Song,

cụ thể hóa học phần thứ hai giữa các trường sĩ quan cũng có sự thiết kế khácnhau về cấu trúc, nội dung kiến thức tiếng Anh Sự khác nhau đó phản ánhtính đa dạng chuyên ngành đào tạo tại các TSQQĐ, gắn với các chuyên ngành

cụ thể của từng trường, như Chính trị - Quân sự; Chỉ huy Tham mưu lụcquân; Chỉ huy Thông tin; Chỉ huy Công binh;…

Ngày đăng: 04/11/2024, 14:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp yêu cầu cần đạt  của các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết môn tiếng Anh tại các TSQQĐ - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 1.3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp yêu cầu cần đạt của các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết môn tiếng Anh tại các TSQQĐ (Trang 50)
Bảng 2.3. Đánh giá về xác định mục tiêu dạy học môn tiếng Anh - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 2.3. Đánh giá về xác định mục tiêu dạy học môn tiếng Anh (Trang 78)
Bảng 2.6. Đánh giá về thực hiện nội dung dạy học môn - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 2.6. Đánh giá về thực hiện nội dung dạy học môn (Trang 83)
Bảng 2.7. Đánh giá về thực hiện phương pháp  dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 2.7. Đánh giá về thực hiện phương pháp dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR (Trang 85)
Bảng 2.10. Đánh giá về năng lực giảng dạy môn tiếng Anh của GV - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 2.10. Đánh giá về năng lực giảng dạy môn tiếng Anh của GV (Trang 94)
Bảng 2.13. Đánh giá về quản lý việc xác định các nội dung học phần  môn tiếng Anh theo các yêu cầu cần đạt được đáp ứng CĐR - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 2.13. Đánh giá về quản lý việc xác định các nội dung học phần môn tiếng Anh theo các yêu cầu cần đạt được đáp ứng CĐR (Trang 101)
Bảng 2.15. Đánh giá về quản lý hoạt động học của HV - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 2.15. Đánh giá về quản lý hoạt động học của HV (Trang 106)
Bảng 2.16. Đánh giá về quản lý việc đánh giá kết quả - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 2.16. Đánh giá về quản lý việc đánh giá kết quả (Trang 108)
Bảng 2.18. Đánh giá về quản lý xây dựng môi trường - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 2.18. Đánh giá về quản lý xây dựng môi trường (Trang 113)
Bảng 2.19. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến  quản lý dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 2.19. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh đáp ứng CĐR (Trang 114)
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức cần thiết của các biện pháp - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức cần thiết của các biện pháp (Trang 157)
Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp (Trang 158)
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả thử nghiệm lần 1 - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả thử nghiệm lần 1 (Trang 165)
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả sau 2 lần tác động thử nghiệm - Quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả sau 2 lần tác động thử nghiệm (Trang 168)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w