Mục đích nghiên cứu Bài viết này sẽ tập trung phân tích những điểm mới trong tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992, cụ thể là đi sâu vào cải cách li
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BỘ MÔN NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT VÀ ĐẠI CƯƠNG
Mã học phần: THL1057.E2424 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh
Bài thảo luận nhóm
ĐỀ TÀI: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 2013 SO VỚI HIẾN PHÁP 1992
Danh sách thành viên nhóm 17
S
TT
Mã sinh
Ghi chú
4
Nông Khánh Huy
Không tham gia
Trang 26 An
7
Nguyễn Hương Giang
Không tham gia 1
1
1
2004180
Không tham gia 1
2
2104002
3
Nguyễn Thị Phương Thảo
Hà Nội, 2024
Trang 3MỤC LỤ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 1
4 Phạm vi nghiên cứu 1
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1992 2
1.1 Quốc hội 2
1.2 Chủ tịch nước 2
1.3 Chính phủ 2
1.4 Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 2
1.4.1 Tòa án nhân dân……… 2
1.4.2 Viện kiểm sát nhân dân 2
1.5 Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 3
1.5.1 Hội đồng nhân dân 3
1.5.2 Ủy ban nhân dân 3
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1: 3
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 2013 3
2.1 Quốc hội 3
2.2 Chủ tịch nước 3
2.3 Chính phủ 4
2.4 Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân 4
Trang 42.5 Chính quyền địa phương 4
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2: 5
CHƯƠNG 3: SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC GIỮA HAI BẢN HIẾN PHÁP 1992 VÀ 2013 5
3.1 Sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước 5
3.2 Quyền hạn của Quốc hội và Chính phủ 5
3.3 Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình 5
3.4 Cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người 5
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3: 6
PHẦN KẾT LUẬN 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của một quốc gia, quy định
cơ cấu tổ chức và quản lý mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội Hiến pháp 1992 đã tạo nền móng cho sự phát triển nhưng sau 20 năm thực thi, đã xuất hiện những hạn chế cần được điều chỉnh Việc sửa đổi Hiến pháp vào năm 2013 là cấp thiết để hoàn thiện bộ máy Nhà nước và đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh phát triển mới
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình cải cách hành chính, pháp lý va tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước trong bối cảnh hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Bài viết này sẽ tập trung phân tích những điểm mới trong tổ chức
bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp
1992, cụ thể là đi sâu vào cải cách liên quan đến cơ cấu quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, hệ thống tư pháp và chính quyền địa phương Từ đó, bài viết sẽ so sánh sự khác biệt giữa hai bản Hiến pháp này, làm rõ những thay đổi quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và đánh giá ý nghĩa những sự thay đổi đó đối với sự phát triển của đất nước
3 Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1992 và những điểm mới về tổ chức bộ máy Nhà Nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992
4 Phạm vi nghiên cứu
Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam trong hai bản Hiến pháp
1992 và 2013
1
Trang 6PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN
PHÁP 1992
Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1992 bao gồm 5
cơ quan chính: Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
1.1 Quốc hội
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao, cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập pháp Quốc hội có quyền giám sát tối cao mọi hoạt động của Nhà nước
1.2 Chủ tịch nước
Chủ tịch nước đứng đầu Nhà nước, đại diện quốc gia về đối nội và đối ngoại nhưng quyền hạn của Chủ tịch nước chủ yếu mang tính nghi thức, quyền điều hành đất nước vẫn thuộc về Quốc hội và Chính phủ Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm một số chức vụ trong Chính phủ sau phê chuẩn của Quốc hội, đồng thời là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh
1.3 Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quản lý và điều hành hoạt động của đất nước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, với người đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ có vai trò chính trong việc
tổ chức thực hiện các chính sách và pháp luật, bảo đảm sự thống nhất và hiệu quả của nền hành chính quốc gia
1.4 Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
1.4.1 Tòa án nhân dân
Đây là cơ quan xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân đồng thời đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh
1.4.2 Viện kiểm sát nhân dân
2
Trang 7Thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế trong quá trình xét xử và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.5 Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
1.5.1 Hội đồng nhân dân
Theo Hiến pháp 1992, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Hội đồng nhân dân có quyền quyết định về những vấn đề kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương đồng thời giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân
1.5.2 Ủy ban nhân dân
Đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công việc hành chính tại địa phương, có nhiệm vụ thực thi các nghị quyết của Nhà nước và của Hội đồng nhân dân
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:
Hiến pháp 1992 đã đặt nền móng hướng đến đến xây dựng tổ chức
bộ máy Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân tuy nhiên Hiến pháp 1992 chủ yếu tập trung quyền lực vào Quốc hội, dẫn đến sự phụ thuộc của các cơ quan hành pháp và tư pháp vào quyền giám sát của Quốc hội, làm giảm tính độc lập của
hệ thống quản lý
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 2013
2.1 Quốc hội
Hiến pháp 2013 đã có những điều chỉnh theo hướng phân định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng và vị trí của Quốc hội trước hết ở việc không xác định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp mà Quốc hội thực hiện quyền lập hiến
3
Trang 8qua đó làm rõ hơn mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan thực hiện quyền tư pháp Trong Hiến pháp 2013, Quốc hội lần đầu tiên
mở ra hai cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy Nhà nước đó là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước được quy định bổ sung rõ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong một Chương riêng - Chương X, Hiến pháp 2013 Điều này thể hiện sự cải tiến trong cơ chế kiểm soát quyền lực, góp phần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cá nhân giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước
2.2 Chủ tịch nước
Hiến pháp 2013 đã thể hiện rõ ràng hơn quyền quyết định của Chủ tịch nước với các chức danh, vị trí trong lực lượng vũ trang nhân dân, thẩm quyền của Chủ tịch nước được làm rõ hơn trong việc kí kết các điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm Đại sứ Ngoài ra quyền hạn của Chủ tịch nước không còn chủ yếu mang tính nghi thức như Hiến pháp 1992 nữa mà Hiến pháp 2013 đã quy định Chủ tịch nước có quyền tham sự phiên họp của Ủy Ban thường vụ Quốc hội, của Chính phủ và có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tích nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Chủ tịch nước (Điều 90)
2.3 Chính phủ
Hiến pháp 2013 đã phân định rõ trách nhiệm Chính phủ đó là thực hiện quyền hành pháp Để đảm bảo cho Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp 2013 đã bổ sung thêm những quyền hạn của Chính phủ trong việc đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội Tổ chức Chính phủ cũng tinh gọn hơn so với Hiến pháp
1992, ở Khoản 1, Điều 15: ‘‘Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.”Trong bản Hiến pháp, vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ được đề cao hơn với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, có thiết chế độc lập, quyền hạn riêng và đứng đầu trong cơ quan hành chính Nhà nước, các thành viên của Chính phủ cũng được phân định rõ về quyền hạn và trách nhiệm đối với Thủ
4
Trang 9tướng từ đó đảm bảo tính thống nhất, tính chủ động cao hơn trong hoạt động
2.4 Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân
Hiến pháp 2013 đã xác định rõ thẩm quyền của Tòa án nhân dân ngoài chức năng xét xử còn là cơ quan thực hiện quyền tư pháp từ
đó tăng cường tính độc lập của Tòa án, phù hợp với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Hiến pháp 2013 đã sửa đổi hệ thống quy định về Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân theo hướng không xác định cấp cụ thể mà để luật định phù hợp với tinh thần cải cánh
tư pháp
2.5 Chính quyền địa phương
Hiến pháp đã đổi tên gọi từ HĐND và UBND (trong Hiến pháp năm 1992) thành Chính quyền địa phương, đây là sự thay đổi hợp lý, phù hợp với lịch sử lập hiến, việc đổi tên này không phải là hình thức, mà nó đặt ra yêu cầu phải đổi mới thực sự về mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo hướng: Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa HĐND và UBND; tạo không gian tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho chính quyền địa phương; khẳng định rõ nét hơn vị trí của chính quyền địa phương trong hệ thống hành chính thống nhất của đất nước Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:
Hiến pháp 2013 đã phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm
vụ của từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước thể hiện được tính minh bạch trong việc phân công quyền hạn cho từng cơ quan và tính độc lập trong hệ thống quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kì đổi mới toàn diện
CHƯƠNG 3: SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC GIỮA HAI BẢN HIẾN PHÁP 1992 VÀ 2013
5
Trang 103.1 Sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước
Hiến pháp 2013 đã phân định rõ ràng nhiệm vụ của từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước, Quốc hội thực hiên quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án nhân dân thực hiện quyền
tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan đối với việc quản lý, đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong điều hành
3.2 Quyền hạn của Quốc hội và Chính phủ
Hiến pháp 1992 quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất giám sát mọi hoạt động của đất nước nhưng lại không có trong tay công cụ giám sát hiệu quả, trong khi quyền lực của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ bị hạn chế bởi sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội
3.3 Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình
Vấn đề kiểm soát quyền lực Nhà nước lần đầu tiên được đề cập một cách cụ thể trong Hiến pháp 2013 cho thấy một bước tiến mới
về mặt nhận thức trong việc đảm bảo quyền lực được thực thi nghiêm minh, không bị tha hóa Nhận thức này còn được thể chế hóa thành các quy định cụ thể thông qua việc lập ra hai cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy Nhà nước đó là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước để đảm bảo tính minh bạch với các chức năng lãnh đạo cấp cao; đồng thời quy định các thành viên trong Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên trong Chính phủ
có trách nhiệm giải trình hoạt động trước Quốc hội
3.4 Cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người
Hiến pháp 2013 đã tăng cường tính độc lập của Tòa án nhân dân
và Viện kiểm sát nhân dân đồng thời đây cũng là lần đầu tiên vấn
đề về quyền con người được quy định rõ trong bản Hiến pháp và cam kết bảo vệ các quyền này
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3:
Từ sự kế thừa những nền tảng quy định từ Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 đã mang lại nhiều cải cách quan trọng trong tổ chức và
6
Trang 11hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam qua đó đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo
sự phát triển toàn diện của xã hội Những thay đổi quan trọng này khẳng định tính phù hợp của Hiến pháp 2013 trong quá trình đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế
PHẦN KẾT LUẬN
Hiến pháp 2013 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam So với Hiến pháp 1992, bản Hiến pháp mới đã có những thay đổi căn bản, thể hiện rõ tinh thần dân chủ, đổi mới và hội nhập Việc phân quyền rõ ràng, tăng cường tính độc lập của các cơ quan nhà nước, bảo vệ quyền con người và quy định chi tiết hơn
về các vấn đề xã hội đã tạo ra một khung pháp lý hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước Hiến pháp 2013 không chỉ là một văn bản pháp lý mà còn là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Với những quy định tiến bộ, Hiến pháp
2013 đã đặt nền tảng vững chắc cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân Tuy nhiên, quá trình thực hiện Hiến pháp 2013 vẫn còn những thách thức cần được giải quyết, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7
Trang 121 Cao Thị Hà (2015) Những điểm mới cơ bản về chính phủ trong hiến pháp năm 2013 Truy cập ngày 17/10/2024 tại:
https://truongleduan.quangtri.gov.vn/vi/hoat-dong-khoa-hoc/ Nghien-cuu-trao-doi/nhung-diem-moi-co-ban-ve-chinh-phu-trong-hien-phap-nam-2013-68.html
2 Lê Minh Trường (2021) Phân tích bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn Hiến Pháp Truy cập ngày 16/10/2024 tại:
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-bo-may-nha-nuoc-viet-nam-qua-cac-giai-doan-hien-phap.aspx
3 Lê Ngọc Duy (2014) Một số điểm mới về chế định Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 Truy cập ngày 17/10/2024 tại:
https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/mot-so-diem-moi-ve-che-dinh-vien-kiem-sat-nhan-dan-t3679.html?Page=1#new-related
4 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992)
Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.
5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013)
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Sự thật
6 Thái Quý (2018) Những điểm mới về tổ chức, hoạt động của
bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 2013 Truy cập ngày
17/10/2024 tại:
https://dbnd.quangbinh.gov.vn/chitiettin//viewarticle/
1/1404469293197/1533099131645
7 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai (2021) Quốc hội Việt Nam qua các bản Hiến pháp Truy cập ngày 18/10/2024 tại:
https://vksnd.gialai.gov.vn/Tuyen-truyen-ve-Cuoc-bau-cu-Dai- bieu-Quoc-hoi-HDND-cac-cap/Quoc-hoi-Viet-Nam-qua-cac-ban-Hien-phap-1388.html#_ftn3
8