1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài thi Đại sứ văn hoá Đọc trong công an

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và làm rõ ý nghĩa lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất" trong phát triển bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ, đơn vị và lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay?
Tác giả Vi Văn Ninh
Thể loại Bài thi
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

xã hội học tập, làm lan tỏa, truyền cảm hứng cho cán bộ chiến sĩ, giảng viên, côngnhân viên và học viên có thêm niềm đam mê đối với sách, hình thành lối sống lànhmạnh, tăng khả năng sáng

Trang 1

Họ và Tên tác giả: Vi Văn Ninh

Sinh ngày: 12/08/1994

Quê quán: Xã Yên Hoà, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Đơn vị công tác: Đội ANDT, Phòng PA02, Công an tỉnh Nghệ An.

Số điện thoại liên hệ: 0971.964.456

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chínhphủ triển khai đề án “Phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng đến năm 2020, địnhhướng đến năm 2030”; Kế hoạch số 132/KH-BCA-X11 ngày 20/6/2018 của BộCông an về phát triển văn hoá đọc trong Công an nhân dân đến năm 2023, địnhhướng đến năm 2030; triển khai hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịchđến năm 2025 lĩnh vực thư viện; hướng dẫn 80 năm Ngày truyền thống Công annhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ anninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025) và 77 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu sáuđiều dạy CAND; hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam (21/4), Ngàysách và Bản quyền thế giới (23/4) năm 2025; Kế hoạch số 438/KH-BCA-X03 ngày10/9/2024 của Bộ Công an về tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc trong Công annhân dân chủ đề tìm hiểu lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh

dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”; Kế hoạch số 350/KH-CAT-PX03 ngày21/10/2024, Công văn số 216/CV-PA02-XHK ngày 23/10/2024 về việc tổ chứcCuộc thi Đại sứ văn hoá đọc trong Công an Nghệ An

Bản thân tôi là một chiến sĩ Công An Nhân dân có sở thích đọc sách và đếnvới cuộc thi này tôi mong muốn góp phần thúc đẩy phong trào đọc sách, xây dựng

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ

Trang 2

xã hội học tập, làm lan tỏa, truyền cảm hứng cho cán bộ chiến sĩ, giảng viên, côngnhân viên và học viên có thêm niềm đam mê đối với sách, hình thành lối sống lànhmạnh, tăng khả năng sáng tạo trong rèn luyện, công tác, học tập; khai thác và sửdụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin và phát triển mạnh mẽ văn hóa đọctrong lực lượng Công an Nhân dân nói riêng và trong cộng đồng xã hội nói chung.Dưới đây là phần dự thi của tôi, mong rằng sẽ nhận được sự góp ý quý báucủa Hội đồng Ban giám khảo.

NỘI DUNG ĐỀ THI

Câu 1: Phân tích và làm rõ ý nghĩa lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú

Trọng "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất" trong phát triển bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ, đơn vị và lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay?

Câu 2: Chia sẻ nội dung cuốn sách mà đồng chí yêu thích, cuốn sách có ý

nghĩa và giá trị giúp đồng chí nhận thức sâu sắc, quyết tâm thực hiện tốt lời căn dặn "Danh dư là điều thiêng liệng, cao quý nhất" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đổi với bản thân, đơn vị Góp phân siêt chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao bản lĩnh chính trị của CBCS và phát huy truyên thông, xây dựng lực lượng thật sự trong sạch, tinh nhuệ, lập nhiêu chiến công, xứng đáng là thanh bảo kiểm bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân?

BÀI LÀM

Câu 1: Phân tích và làm rõ ý nghĩa lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng " Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất" trong phát triển bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ, đơn vị và lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán

bộ Từ rất sớm, Người đã răn dạy về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảngviên phải biết giữ “thanh danh của Đảng” và “danh giá của mình” Thấm nhuần sâu

Trang 3

sắc những chỉ dạy ấy của Người, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Công an toàn quốclần thứ 73, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng căn dặn: “Hãy luôn luôn ghi nhớ, khắcsâu vào tâm trí mình và thực hiện cho bằng được chân lý: “Vì nước quên thân, vìdân phục vụ”; “Còn Đảng thì còn mình”; “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quýnhất” Với 80 năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng, 14 năm trên cương vị Tổng Bíthư, hơn 2 năm trên cương vị Chủ tịch nước, hơn 5 năm trên cương vị Chủ tịchQuốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn trăn trở, tâm huyết với sự nghiệp cáchmạng của Đảng và dân tộc Tổng Bí thư đã có nhiều chỉ đạo, nhiều phát biểu tâmđắc, sâu sắc, ấn tượng, đi vào đời sống nhân dân…

Trái tim nhân hậu của một nhân cách lớn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

-đã ngừng đập Nhưng Tổng Bí thư để lại một kho di sản giá trị tinh thần quýbáu.Trong các chuyến thăm, làm việc với cán bộ cơ quan TW và địa phương, Tổng

Bí thư nhiều lần nhắc lại câu nói về giữ gìn danh dự, đạo đức cách mạng: "Danh dựmới là điều thiêng liêng cao quý nhất" Xây dựng lực lượng CAND cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, hiện đại chính là vấn đề xuyên suốt được Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các bài phát biểu quan trọng và

sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng Bí thư với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hànhTrung ương, các cơ quan chức năng, đặc biệt là chỉ đạo việc xây dựng, ban hành vàtriển khai Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnhxây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ,hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Trang 4

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Ảnh: TTXVN

Lời căn dặn gửi gắm kỳ vọng to lớn của người đứng đầu Đảng ta, mong muốnmỗi đảng viên, mỗi cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân (CAND) phải tận tụy phụng

sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Các cán bộ, chiến sĩ phải nỗ lực phấn đấu, cốnghiến, sao cho xứng đáng với danh dự, truyền thống vẻ vang của lực lượng CANDViệt Nam anh hùng

Câu nói đầy tâm huyết được Tổng Bí thư nhấn mạnh nhiều lần Đó là lời nhắnnhủ, răn dạy cơ bản, then chốt về lẽ sống của người cách mạng, của cán bộ đảngviên Nhất quán với tinh thần đó, tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73 (ngày

Trang 5

15/01/2018), trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngnhấn mạnh: “Các đồng chí luôn luôn ghi nhớ, khắc sâu vào tâm trí mình mà thựchiện cho bằng được chân lý: “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; “Còn Đảng thìcòn mình”; “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” Đến Hội nghị Thường vụĐảng ủy CATW(2020), phát biểu chỉ đạo, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng một lần nữa khẳng định: “Bảo vệ và giữ gìn danh dự và uy tín của CAND làđiều thiêng liêng nhất” Đặc biệt tại Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 12của Bộ Chính trị (6/2022) đồng chí Tổng Bí Thư một lần nữa tiếp tục khẳng địnhphải kiên quyết: “Bảo vệ uy tín, danh dự và phát huy truyền thống anh hùng cáchmạng vẻ vang của CAND” và trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm CANDhọc tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy và 75 năm Ngày truyền thống xây dựng lựclượng CAND (6/3/2023), đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữatiếp tục khẳng định: “Công an nhân dân còn Đảng là còn mình, vì nước quên thân,

vì dân phục vụ Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”…Tháng 2/2023, phátbiểu tại Lễ nhận huy hiệu 55 tuổi Đảng, Tổng Bí thư nhắc lại một vài câu trong tácphẩm nổi tiếng Thép đã tôi thế đấy: "Cái quý nhất của con người là cuộc sống vàdanh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần Phải sống sao cho khỏi xót xa

ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, để khỏi hổ thẹn vì những việclàm ti tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ, để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể

tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhấttrên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người mang lạihạnh phúc cho nhân dân!"

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khi đồngchí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên đều ý thức biến nhận thức thànhhành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao

Trang 6

trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín chomình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại một Hội nghị

Đảng uỷ Công an Trung ương.

Danh dự hàm chứa giá trị đạo đức tốt đẹp thuộc về phẩm giá, lối sống của conngười; hàm chứa văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức và các quy tắc ứng xử cơ bản, tinhthần trách nhiệm công vụ, nhân cách, tư cách của người cán bộ đảng viên, nhất là cán

bộ lãnh đạo Danh dự có tác dụng thúc đẩy con người làm điều thiện, điều tốt, ngănngừa điều ác, điều xấu Người xưa “trọng danh dự như mạng sống”, thậm chí còn hơn

cả mạng sống Vật chất, lợi lộc sẽ là hư vô chỉ có danh dự mới là điều còn mãi vàthường xuyên răn dạy: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”; “Thận trọng trước lợi

Trang 7

danh/Giữ mình đừng buông thả/ Tránh xa phường trí trá.”; vv… Đối với người cộngsản, người cán bộ đảng viên, danh dự không chỉ là hội tụ các giá trị đạo đức cách mạng

mà còn thể hiện nhân cách, uy tín - những điều căn cốt để thực hành lý tưởng cáchmạng, để thu phục lòng dân, để dân tin, dân yêu, dân ủng hộ

Danh dự đến từ những cống hiến thực tế của cá nhân đối với xã hội, từ lốisống có trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, quốc gia, dân tộc; từ ứng xửđẹp với gia đình, người thân, bạn bè, làng xóm; từ sự dám đấu tranh với cái xấu,cái ác trong xã hội; từ sự cần, kiệm, liêm, chính; biết đủ, biết dừng; không thamlam của người, của công, của tập thể; sống trung thực, thành thật, giữ chữ tín…Danh dự được xác định qua thái độ biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của ngườikhác Đây chính là điều cần thiết nâng tầm giá trị bản thân Danh dự, tiếng tămkhông chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả gia đình, dòng họ,lĩnh vực, ngành công tác mà đôi khi cả ở tầm quốc thể (điều này phụ thuộc vào vịtrí xã hội, tầm ảnh hưởng của cá nhân đó) Danh dự không chỉ ảnh hưởng một đời

mà còn lưu truyền tới muôn đời sau Danh dự không thể mua bán, trao đổi, banphát hay cho tặng như những món quà, vật phẩm khác Tiền bạc mất đi có thể kiếmlại được, còn danh dự mất đi thì không thể lấy lại được Danh dự cũng không phânbiệt thân phận giàu nghèo, sang hèn, địa vị, chức vụ, nghề nghiệp, giới tính, dântộc, tôn giáo tín ngưỡng Người nào có danh dự, trọng danh dự sẽ được mọi ngườiyêu mến, tin tưởng, tôn trọng Danh dự cũng không phải là điều gì đó bất biến, cònmãi, trái lại sẽ bị giảm sút, thậm chí mất đi nếu không biết giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp,như lời chỉ dạy của Bác Hồ: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hômqua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn đượcmọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủnghĩa cá nhân” Trọng danh dự là một “thứ vũ khí” hữu hiệu để luôn giữ mình chođược trong sạch, vững vàng, không để bị sa ngã, cám dỗ trước các thủ đoạn tinh vi,

Trang 8

xảo quyệt, sự mua chuộc, lôi kéo của các phần tử xấu, "lợi ích nhóm"; không bịcám dỗ bởi những “danh lợi tầm thường”; không để bị lợi dụng cương vị công táccủa mình làm những “việc ty tiện, đớn hèn”, làm phương hại đến lợi ích chung củaĐảng, Nhà nước và lợi ích chính đáng của Nhân dân Đây là đạo lý làm người,phẩm giá cao quý của người cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường xuyên nhắc nhở, căn dặncán bộ đảng viên: Danh dự gắn liền với trọng liêm sỉ “Liêm” chính là sự thanhliêm, chính trực, ngay thẳng, đó là sự trong sạch, tuyệt đối không tham ô, thamnhũng, tiêu cực, luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân; không hámdanh lợi, địa vị, không ham tiền tài, danh vọng, không đố kỵ, toan tính lợi ích nhỏnhen, ích kỷ; không làm điều mờ ám, khuất tất, trái với đạo lý, lương tâm, nguyêntắc, quy định; biết phân biệt đúng sai, tốt, xấu, biết tự cảnh báo giới hạn, răn dạymình tránh những điều xấu xa, tội lỗi "Liêm" là thước đo đạo đức và bản lĩnh củangười cán bộ, nhất là khi được Đảng, Nhà nước giao chức vụ, quyền hạn lãnh đạo,quản lý, nắm quyền, nắm tiền của, tài sản công “Sỉ” là biết hổ thẹn khi làm việcxấu, làm sai, làm trái; là thước đo giá trị xã hội của mỗi người Người giữ liêm sỉthì luôn giữ cho nhân cách mình được vẹn toàn, thanh danh mình được trong sạch,không bị “vấy bẩn” bởi lòng tham “chiếm công vi tư” Người vô liêm sỉ là ngườikhông biết trọng danh dự, có thái độ, hành vi trái với đạo đức, tư cách, lương tâm,danh dự của con người

Trang 9

Lễ ra mắt cuốn sách “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Ngày 19/7/2024, trái tim nhân hậu của một nhân cách lớn - Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đã ngừng đập, nhưng đồng chí đã để lại một kho di sản giá trịtinh thần quý báu của một nhà lý luận - một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ ChíMinh; một nhà lãnh đạo kiệt xuất, trung kiên của Đảng, hết lòng vì Đảng vì dân,kiên định con đường đổi mới vì một đất nước Việt Nam XHCN phồn vinh, hùngcường, nhân dân hạnh phúc Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên ý thứcviệc biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộlãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữgìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng

Trang 10

Lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về danh dự là một kim chỉnam đạo đức quan trọng, đặc biệt đối với những người làm công tác công an Nókhông chỉ là một khẩu hiệu mà còn là một đòi hỏi về phẩm chất đạo đức cao cả,một tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công của mỗi cá nhân trong lực lượng Công

an nhân dân Danh dự là cơ sở để người dân tin tưởng vào lực lượng công an Khingười dân tin tưởng, công an mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật

tự, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân Danh dự là động lực thúc đẩy mỗi cán

bộ, chiến sĩ công an không ngừng phấn đấu, hoàn thiện bản thân, để xứng đáng vớiniềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân Khi có danh dự, cán bộ, chiến sĩ công

an sẽ có đủ bản lĩnh, trí tuệ để đấu tranh chống lại tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự

Để giữ gìn danh dự, mỗi cán bộ, chiến sĩ công an cần:

- Luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước và ngành, luônchấp hành pháp luật, kỷ luật, không tham nhũng, tiêu cực

- Cống hiến hết mình cho công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,phục vụ nhân dân tận tình

- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân, luôn gần gũi, lắng nghe và chia

sẻ với nhân dân

Điều làm nên danh dự của mỗi cán bộ, đảng viên chính là đạo đức trong sáng,biết đặt lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc lên trên hết Điều đó giúp cho mỗi cán bộ,đảng viên giữ được thanh danh của Đảng và thanh danh của chính mình như Chủtịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Một Đảng, một dân tộc, mỗi con người hômqua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn; không nhất thiết hôm nay và ngày mai vẫn đượcmọi người yêu mến, kính trọng nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào

Trang 11

chủ nghĩa cá nhân” Một điều đặc biệt, cũng giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phảibiết giữ gìn, coi trọng danh dự mà chính đồng chí là tấm gương sáng mẫu mực vềthực hành việc giữ gìn danh dự Cả cuộc đời đồng chí Nguyễn Phú Trọng không

có mưu cầu gì hơn là cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc; là tấmgương sáng về cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và luôn đau đáu, trăn trở vềtình trạng một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống

Danh dự của con người không tự nhiên mà có, không phải từ trên trời rơixuống hay dưới đất mọc lên mà là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phẩm chất vànăng lực, giữa đức và tài, trong đó đức là gốc, là tổng hợp của quá trình tu dưỡng,rèn luyện, phấn đấu không mệt mỏi của mỗi người và sự chăm lo, giáo dụcthường xuyên của tập thể, tổ chức Đảng thì mới có được và giữ được điều thiêngliêng, cao quý đó Như quy luật tất yếu của tạo hóa, người cộng sản chân chính

ấy đã đi xa nhưng “tiếng thơm còn mãi”! Danh thơm ấy được tạo nên không chỉbởi trái tim, khối óc cùng bầu nhiệt huyết cháy bỏng mà còn bởi những lời chỉdạy nhẹ nhàng mà sâu sắc đồng chí Tổng Bí thư để lại cho mỗi cán bộ, đảng viên.Đời người chỉ sống có một lần nên phải luôn giữ gìn đạo đức, phẩm giá làmngười bởi “Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”!

Câu 2: Chia sẻ nội dung cuốn sách mà đồng chí yêu thích, cuốn sách có ý nghĩa và giá trị giúp đồng chí nhận thức sâu sắc, quyết tâm thực hiện tốt lời căn dặn "Danh dư là điều thiêng liệng, cao quý nhất" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đổi với bản thân, đơn vị Góp phân siêt chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao bản lĩnh chính trị của CBCS và phát huy truyên thông, xây dựng lực

Trang 12

lượng thật sự trong sạch, tinh nhuệ, lập nhiêu chiến công, xứng đáng là thanh bảo kiểm bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân?

1 Cuốn sách “ Danh dự là điều thiêng, cao quý nhất”.

Cuốn sách “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất" (Những phát biểu chỉđạo, bài viết và hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với lực lượngCông an nhân dân Việt Nam) tổng hợp, chắt lọc những ý kiến chỉ đạo, bài viết vàhình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với lực lượng Công an nhân dân,

có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, qua đó thể hiện sự quan tâm và tin tưởng sâusắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với lực lượng Công an nhân dân

Trang 13

Cuốn sách “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất" (Những phát biểu chỉ đạo, bài viết và hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với lực lượng

Công an nhân dân Việt Nam).

"Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa để không phảixót xa, ân hận Tiền bạc lắm để làm gì, chết có mang theo được đâu, danh dự làđiều thiêng liêng cao quý nhất”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định 80năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng, 14 năm trên cương vị Tổng Bí thư, hơn 2 nămtrên cương vị Chủ tịch nước, hơn 5 năm trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, Đồngchí Nguyễn Phú Trọng luôn trăn trở, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng

và dân tộc; đau đáu với quyết tâm phòng chống, tham nhũng, tiêu cực, chỉnh đốnĐảng trong sạch, vững mạnh “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh

dự sống Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa để khôngphải xót xa ân hận về những việc làm ty tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ Tiền bạc lắm đểlàm gì, chết có mang theo được đâu Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”

Đó là lời căn dặn đầy tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với cán

bộ, đảng viên 13h38 ngày 19/7/2024, khi trái tim của người chiến sĩ cộng sản, nhàlãnh đạo xuất sắc, trí tuệ, bản lĩnh, một nhân cách lớn ngừng đập, câu nói này củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại được Nhân dân cả nước nhắc đến với tất cảniềm kính trọng, tiếc thương vô hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều phátngôn ấn tượng, thấm vào lòng dân, cán bộ, đảng viên Đây là những di sản vô cùngquý báu Một trong số đó là: “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có

ý nghĩa để không phải xót xa ân hận về những việc làm ty tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ.Tiền bạc lắm để làm gì, chết có mang theo được đâu Danh dự là điều thiêng liêngcao quý nhất” Đó là lời nhắc nhờ sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đốivới cán bộ, đảng viên, mang thông điệp họ phải luôn coi trọng danh dự, bởi vìdanh dự là điều thiêng liêng nhất Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã vận dụng được

Trang 14

những nguyên lý của Đảng ta, nhưng đồng thời cũng vận dụng tinh thần nhân văn,nhân ái Câu nói trên đã răn dạy rất mạnh mẽ đối với những người tham nhũnghoặc có ý định tham nhũng Trước những cám dỗ vật chất, quyền lực ngày càngtinh vi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn gửi đến cán bộ, đảng viên lời nhắnnhủ, nếu không vượt qua được chính mình, không giữ được danh dự, liêm sỉ, thìkhông chỉ cá nhân đó mất hết, mà sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin củanhân dân đối với Đảng Đây là bài học rất lớn trong phòng, chống tham nhũng củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư cũng nhiều lần nhắc nhở, muốn làmđảng viên, cán bộ, trước hết phải là con người chân chính, biết trọng liêm sỉ, danh

dự Bởi, danh dự là thứ cao quý nhất trên đời, biểu hiện cao nhất của liêm sỉ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng chia sẻ một trong nhiều ý kiến củangười dân nhắc nhở rất sâu sắc cán bộ, đảng viên: "Thanh sạch, liêm khiết ấy chính làliêm vậy Người liêm khiết bất luận gặp hoàn cảnh nào cũng không động lòng tham,chẳng muốn ham hố vật chất Hơn nữa, chính là tinh thần chí công vô tư, 'dĩ công vithượng' và biết quên mình mà làm chuyện ích lợi chung Người liêm khiết luôn giữnhân cách mình vẹn toàn, thanh danh thơm tho, không lợi dụng địa vị của mình đểchiếm công vi tư, nhũng nhiễu, bóc lột đồng loại Chung quy, một người liêm chính làngười tài đức xứng với danh vị của mình, với chức tước, phận vị của mình”

Nội dung cuốn sách, nhất là Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, lời huấnthị của đồng chí Lê Duẩn “chỉ biết còn Đảng thì còn mình”, lời căn dặn của Tổng

Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, trở thành

“kim chỉ nam” để mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, xứngđáng là lực lượng vũ trang nòng cốt, tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trướcĐảng, trước Nhân dân; không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao nănglực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống

Trang 15

bình yên của Nhân dân; luôn giữ mình trong sạch, vững vàng, không bị sa ngãtrước sự mua chuộc, quyến rũ của các phần tử xấu, “lợi ích nhóm”.

Với 208 trang, cuốn sách được kết cấu thành 2 phần lớn Trong đó, phần thứnhất gồm 08 bài phát biểu, bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Trọng về lực lượngCông an nhân dân từ khi đồng chí làm Tổng Bí thư đến nay (từ năm 2011); Tổng

Bí thư, Chủ tịch nước từ tháng 10/2018 đến sau Đại hội XIII của Đảng; 03 thư và

01 lời tựa cho cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Công an Trung ương (1945 - 2015)”

Phần thứ hai gồm 120 hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lực lượngCông an nhân dân và 20 ảnh Tổng Bí thư và bạn bè quốc tế, trong đó điểm nhấn làhình ảnh cán bộ, chiến sĩ Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toànnhững chuyến đi công tác nước ngoài của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua đóthể hiện tình cảm tin yêu, quý trọng, gần gũi, gắn bó của cán bộ, chiến sĩ Công annhân dân và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông qua cuốn sách, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân sẽ càng thêmthấm nhuần sâu sắc những tình cảm quý báu và sự kỳ vọng to lớn của người đứngđầu Đảng ta dành cho lực lượng Công an nhân dân, từ đó không ngừng phấn đấuvươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Trải qua 78 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (19/8/1945 19/8/2023), lực lượng Công an nhân dân luôn khẳng định và phát huy truyền thốngtốt đẹp, bản chất cách mạng, sức chiến đấu kiên cường của một lực lượng vũ trangtrọng yếu, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Trong bối cảnh tình hình thếgiới và trong nước có nhiều biến động; hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thếchủ đạo, những cạnh tranh chiến lược, xung đột cục bộ tiếp tục diễn biến phức tạp

Ngày đăng: 03/11/2024, 16:03

w