1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - LỊCH SỬ MỸ THUẬT - Đề tài - Những nghệ thuật đặc sắc của thời lý và ứng dụng ngày nay

34 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Nghệ Thuật Đặc Sắc Của Thời Lý Và Ứng Dụng Ngày Nay
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 9,97 MB

Nội dung

Mô típ Rồng triều Lý đã xuất hiện trên nhiều loại trang trí bố cục hình tròn ,hình cánhsen , hình lá đề, hình chữ nhật .Hầu như ở đâu , không gian nào ,những con rồng luôn có tư thế và c

Trang 1

1

Trang 2

MỤC LỤC

1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ THỜI LÝ……… 3

Đặc điểm văn hoá xã hội……….8

2 HOA VĂN TIÊU BIỂU THỜI LÝ- Ý NGHĨA 2.1 Nghệ thuật điêu khắc……….11

2.2 Tượng Phật chùa Phật Tích………12

2.3 Chùa Hương lãng……….15

2.4 Chùa Bà Tấm……….16

2.5 Hình tượng con rồng thời Lý……….17

2.6 Chùa Một cột………20

3.GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA HOA VĂN TRONG CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT THỜI LÝ ……….22

4 ỨNG DỤNG HOA VĂN THỜI LÝ VÀO THỜI TRANG VÀ CỘC SỐNG 4.1 Trang phục Việt thời Lý……….26

4.2 Ứng dụng hoa văn thời Lý vào cuộc sống……… 27

4.3 Ứng dụng hoa văn thời Lý vào trang phục………32

5 NHẬN ĐỊNH CỦA NHÓM………35

Trang 3

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ THỜI LÝ

Triều Lý được bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua vào tháng 10 âm lịch năm 1009

và kéo dài hơn 200 năm qua 9 đời vua:

1.Lý Thái Tổ: Lý Công Uẩn (1010-1028)

2.Lý Thái Tông: Lý Phật Mã hay Lý Đức Chính (1028-1054)

3

Trang 4

3.Lý Thánh Tông: Nhật Tôn (1054-1072)

Trang 5

5.Lý Thần Tông: Dương Hoán (1127-1138)

7.Lý Cao Tông: Long Trát hay Long Cán (1175- 1210)

8.Lý Huệ Tông: Hạo Sản 1224)

(1210-9.Lý Chiêu Hoàng: Phật Kim hay

Lý Thiên Hinh Nử (1124-1125)

5

Trang 6

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA-XÃ HỘI

Trang 7

- Tôn giáo, tín ngưỡng: phật giáo được các bậc Tổ đức Thiền sư kết hợp cùng văn hóa cổ truyền phát triển tới trinh độ cao, ngoài ra còn có sự gia nhập của nho giáo.

Thành Thăng Long

Chùa một cột

7

Trang 8

- Giáo dục, khoa cử: giáo dục chủ yếu là phật giáo Văn Miếu được thành lập vàtrường Quốc Tử Giám cũng được mở nhằm phục vụ cho phật giáo, dạy học cho Hoàng Thái Tử Và các quý tộc quan liêu Khoa cử của thời Lý vào năm

1075 mở khóa

- thi Minh Kinh Bác Sĩ đầu tiên, tuy vậy vẫn chưa phát triển ổn định hầu như các khoa thi đều bị đình hoãn, cả triều có 3 khoa thi

Văn miếu thời Lý

- Văn học-Nghệ thuật: phản ánh tư tưởng và tình cảm con người với cơ sở phật giáo Chữ Nôm được tìm thấy trên các hiện vật

Trang 9

Chuông đồng (chùa Vân Bản, Đồ Sơn)

Văn bia ( bia chùa Báo Ân, Vĩnh Phúc)

9

Trang 10

2.Hoa văn tiểu biểu thời Lý – Ý nghĩa

Điêu khắc đời Lý độc đáo , chủ yếu trên gốm và trên đá Đề tài thường là thiên nhiênnhư mây , nước,hoa sen , hoa cúc và đặc biệt là hình tượng con rồng với nhiều nếp congmềm mại tượng trưng cho nguồn nước , niềm mơ ước cho cư dân trồng lúa

Hình tượng con rồng của triều đại này không lẫn được với triều đại khác Những hìnhđiêu khắc ở chùa Phật Tích cho ta thấy rằng nghệ thuật điêu khắc thời Lý không nhữngtiếp thu nghệ thuật Trung Hoa mà còn của ChamPa nữa : nhạc công và vũ nữ ,hìnhtượng thần điều Garuda

Rồng thời Lý có bốn chân ,loại lớn có vẩy Nó rất khác con rồng thô to và mạnh thờiTrần , cũng rất khác con rồng đường bệ của Trung Hoa

Mô típ Rồng triều Lý đã xuất hiện trên nhiều loại trang trí bố cục hình tròn ,hình cánhsen , hình lá đề, hình chữ nhật Hầu như ở đâu , không gian nào ,những con rồng luôn

có tư thế và cấu trúc giống nhau

Có thể chia rồng thời Lý làm hai loại , loại cổ ngẫng và cổ rụt

Trang 11

2.2 Tượng phật chùa phật tích

Tượng có đầu nở ,tóc xoắn ốc , tai to chảy ,khuôn mặt trái xoan đẹp , đôi mắtphượng hiền từ khép hờ nhìn xuống ,mũi dọc dừa cao đầy , môi mỉm cười độ lượng thân tượng dong dỏng,thanh thoát , hai cánh tay ẩn trong làn áo vẫn toát lên vẻ thonlẳn , các ngón tay búp măng dài quý phái tượng mặc áo cà sa có hai lớp : lớp trong để

hở ngực tôn vẻ đẹp cổ kiêu ba ngấn ,giữa có thắt lưng bằng chiếc nơ xinh xắn Lớp áongoài ôm sát lấy thân mình thon thả của tượng mềm , mỏng , chảy mượt thành nhiềunếp xuống tận đài sen bởi nét chạm khắc tinh xảo , nghệ thuật bệ tượng thành hai phần:đế và đài sen Đế bát giác năm tầng : tầng sát đất để trơn , tầng hai và ba chạm nổi cáclớp sóng kép ,tầng bốn và năm mỗi mặt chạm nổi đôi “rồng giun” bờm tóc dài ( đặctrưng rồng thời Lý ) nới đuôi nhau , chạy quanh bệ tượng Đài sen có 15 cánh to nở

rộ ,mỗi cánh sen chạm môt đôi rồng chầu vào hình Phật ngồi thiền trên đài sen hàoquang tỏa sáng hình lá đề

11

Trang 12

Chùa Phật Tích còn bảo lưu được những di vật quý khác như : chân cột bằng đá chạm khắc hoa sen( mỗi hoa sen là một đôi rồng chầu ), hình dàn nhạc công “thiên thần

“đang tấu nhạc dận tộc , nhằm tôn vinh Phật pháp Tượng đầu người mình chim( chim thần kinnaras) đánh trống cơm , với ý nghĩa tấu nhạc thiên thần để dẫn chúng sinh vào con đường của đạo pháp Đặc biệt là hang thú đá 10 con to lớn phủ quỳ gồm (ngựa , trâu ,tê giác , voi , sư tử ) đối xứng nhau trước cửa Chùa Những thú đá này được nằm trên bệ đá có những cánh hoa sen ( cao trung bình 1m2 , dài 1m5-1m8 ) trên thân mình

sư tử có những lớp vân mây xoắn biểu tượng cho những tinh tú Nhựng linh vật này đều được tạo trong tư thế chầu phục và ẩn chứa một tinh thần sâu xa quy phục phật pháp

Trang 15

2.3 Chùa Hương Lãng

Chùa Hương lãng tên chữ là Thạch Quang Tự vốn xưa thuộc xú Bắc nhưng nay thuộc Hưng Yên , là một ngôi Chùa lớn của thời Lý , song đã bị hủy hoại hoàn toàn , trên nền cũ ở phía trước còn những tượng con sấu trên thành bậc cửa , và đặc biệt trên

gò cao là nền thượng điện xưa có tượng con sư tử đội tòa sen rất lớn : cao 100cm , dài 230cm ,rộng 136cm Con sư tử này được chạm kỹ phần đầu và phần đuôi , còn khoảng thân ở giữa để trơn , ở tư thế đội tòa sen,sư tử nằm phủ phục áp sát đất , hai bàn chân trước đặt lên hai quả cầu nhỏ ,miệng mở vừa phải nhưng đã bị sứt mất môi dưới và cằm, mũi chun lại ngắn , cặp mắt linh lợi khá lớn ẩn dưới hàng lông mày dậm , giữa trán nổilên bông hoa tròn nhiều cánh như hoa cúc , có thể là biểu trưng của mặt trời , tiếp theo phía trên còn nhô lên một biển nhỏ chữ VƯƠNG đại tự khẳng định con vật này là chúa

tể rứng xanh cách một quãng thân để trống trơn ,đến phần cuối lại tạc thành mông rất cẩn thận Hai chân gấp lại bám đất , cái đuôi dựng lên áp sát mông thành hình dấu hỏi xoắn tròn chặt chẽ Đặc biệt trên lưng phủ xuống có tấm đệm như hình cái khánh , mà mép đệm được treo xen kẽ quả lục –lạc ( nhạc ) và gù tua Như vậy rõ ràng con sư tử

đã thuần dưỡng , trở thành con vật nuôi trong nhà , ở cả hai phần đầu và mông sư tử đềuđược chạm cẩn thận , ngoài những túm lông cuộn móc ken dầy ở vai ,hai bên má và mông còn điểm nhiều bông hoa nhiều cánh khá to, lông đuôi được chải rất mượt ,

những gù tua tỉa tót từng sợi

15

Trang 16

2.4 Chùa Bà Tấm

Chùa Bà Tấm (Hà nội) có hai con sư tử đặt song hành , chỉ chạm phần đầu giống như đầu sư tử Chùa Hương Lãng Chúng giống nhau đến kỳ lạ , cả về kích thước và tạo dáng và về quan niệm , nhân dân địa phương hai nơi đều gọi những tượng này là “Ông Sấm “, vừa để tỏ oai phong ,vừa để biểu thị ước vọng của cư dân nông nghiệp cần được phong đăng hòa cốc Tinh thần này , có nhà nghiên cứu đã nhận xét :”tiếng gầm của sư

tử có sức mạnh chinh phục vô biên đối với tất thảy các con thú khác Đức Phật xuất hiện trên cõi đời cũng có sức mạnh như thế đối với cã thế giới thần và người “ Rõ ràng

sư tử gầm cũng vang như sấm thì luôn đi kèm với mưa Thờ Phật ở đây cũng phần nào gần với thờ tứ pháp

Trang 17

2.5 Hình tượng con rồng thời Lý

Trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm còn truyền cho đến nay , các nhà khoa họcchỉ thấy rồng tạc dưới dạng phù điêu , không thấy chạm chìm và chạm tròn Đó là những con rồng thân tròn lẳng ,khá dài và không có vẩy , uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân , rất nhẹ nhàng và thanh thoát Các nhà nghiên cứu gọi đây là rồng hình giun hay hình dây và điều đập vào mắt mọi người là nó mang hình dạng của một con rắn

Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên , miệng thì há to , mép trên của miệng không có mũi , kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại , vươn lên cao ,vuốt nhỏ dần về phía cuối Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên , uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên ,

có trường hợp răng nanh rất dài , uốn lượn mềm mại để vươn lên , hoặc với vòi lên bao lấy viên ngọc

Thân rồng dài , dọc sống lưng có một hàng vẩy thấp tỉa riêng ra từng cái , đầu vây trướctua vào hàng vây sau Bụng là đốt ngắn như bụng rắn , có bốn chân ,mỗi chân có ba ngón phía trước , không có ngón chân sau Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất , chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này Hai chân sau bao giờ bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba , cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim

17

Trang 20

khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ Đây chính là nét kiến trúc vô cùng độc đáo của Chùa Một Cột.

Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu mặt nguyệt Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất Phía trên tượng Phật là hoành phi "Liên hoa đài" gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa Từ sân lên sàn chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước qua 13 bậc thang rộng 1,4m, hai bên tường gạch, gắn bia đá giới thiệu lịch sử ngôi chùa

Chùa Một Cột xây ở giữa hồ nước thả sen, mỗi cạnh hồ 20m, có tường thấp bao xung quanh Tuy quy mô của chùa không lớn nhưng nó lại mang đến một vẻ đẹp rất riêng, được dựng lên chỉ bằng một cột trụ nhưng vẫn có thể đứng vững chãi, không gì đánh đổđược qua thời gian Khách phương xa mỗi lần có dịp đến thăm chùa đều ngỡ ngàng trước lối kiến trúc độc đáo của nó

Chùa ngày nay tuy không được tạo hình như những cánh hoa sen trên cột đá xưa nhưng hình ảnh về một ngôi chùa nằm giữa mặt nước vươn cao vẫn gợi hình về một bông hoa sen - loại hoa đẹp, tượng trưng cho vẻ đẹp tinh túy, cao sang - nằm ngay giữa lòng hồ Không chỉ vậy, nó còn là biểu tượng của trí tuệ, của sự trường tồn, sự giải thoát qua nhận thức đậm chất trí tuệ để đi tới cõi niết bàn

Chùa Một Cột không giống với bất cứ một tháp Phật nào, chùa mang đậm tính triết lí nhân văn với vòng ngoài hình vuông tượng trưng cho âm, và cột hình tròn tượng trưng cho dương, trong âm có dương, trong dương có âm Đây là quy luật tuần hoàn tương sinh, tương khắc của vũ trụ Vẻ đẹp của nó vừa có vẻ uy nghi cổ kính, lại vừa mang phong thái nhẹ nhàng thanh thoát của cõi Phật

Trang 21

văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, lại trường tồn cùng dân tộc, vẫn uy nghiêm trong tâm linh dân tộc, là hình ảnh biểu trưng của Thủ đô, vững vàng trong dòng thời gian bất tận.

21

Trang 22

3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA HOA VĂN TRONG CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT THỜI LÝ

Thường người ta hay nghĩ dân tộc thống trị sẽ đồng hóa dân tộc bị trị, nhưng thực tế có khi ngược lại: dòng văn hóa dân tộc bị trị du nhập và ảnh hưởng đến nền văn hóa của quốc gia thống trị nó Thực tế này không phải là hiếm hoi trên thế giới và trong đó có Việt Nam Từ thời Lý-Trần nền văn hóa Chăm đã có những tác động mạnh mẽ đối với

mỹ thuật Đại Việt Theo dòng thời gian ảnh hưởng đó được Việt hóa một phần nhưng dấu vết căn bản của nó vẫn nhận ra

Nền văn hóa chịu ảnh hưởng đầu tiên là nền văn hóa Phật Giáo So với thời nguyên sơ của Phật giáo thì mỹ thuật Phật giáo Đại Việt có nhiều thành tố xa lạ so với truyền thống nó mang một số hình ảnh của Tháp – bà giáo (shivaism) từ Chiêm Thành mang về

Ảnh hưởng đối với kiến trúc và mỹ thuật thời Lý: một yếu tố Chăm ít người chú ý nhất

đó là bình đồ chùa và tháp thời Lý Chùa thời Lý thường có hình vuông, loại bình đồ này là khuôn mẫu của các tháp Chăm (kalan)

Tháp Kalan – linh hồn của dân tộc Chăm

Nguồn báo màn ảnh sân khấu – sở văn hóa và thể thao Hà Nội

Tháp Chăm có kiến trúc dựa theo núi Tu-di trong thần thoại Ấn Độ Nền vuông: tượng trưng cho trần thế tức cõi tục Thân tháp là phần lưng chừng: tượng trưng cho cõi tánh

Trang 23

Chùa Một Cột

Nguồn: Internet

Quan sát chùa ta sẽ thấy ngay nét kiến trúc Chăm Chùa Diên Hựu nhỏ, chỉ có một gian chính điện vuông vức 3m, trên một cột đá duy nhất cao 4m tính từ mặt nước và đường kính 1,2m Chùa được xây dựng theo ước mơ của nhà vua Lý Thái Tông mong đợi có hoàng tử nối dõi và nằm mơ gặp phật Quan Âm Bồ Tát hiện trên đài sen Và điểm giống nhất ở đây là tháp Chăm nhìn từ xa cũng có dáng vóc của một hoa sen Người Việt quen có nếp nghĩ hoa sen tượng trung cho Phật giáo, nhưng thực chất hoa sen là loài hoa thiêng của bà- la- môn mà sau này Phật giáo kế thừa Ngoài ra còn giống ở điểm: tháp Chăm (tức Kalan) chỉ có một cửa ra vào và chùa Diên Hựu cũng vậy Có thể

đó là những ngẫu nhiên nhưng trong đó thấp thoáng bóng dáng sự tất nhiên bởi do chính nghệ nhân tù binh Chăm xây dựng

Không chỉ chùa Một Cột vuông vức , khá nhiều chùa khác thời

Lý đều có bình đồ hình vuông giống như kiến trúc Chăm

Hình tượng thú vị khác là hình tượng rồng thời Lý

Trang 24

trong Phật giáo chính là con rắn thần Nhưng thực ra rắn thần Nagar vốn của Ấn giáo, được Phật giáo du nhập vào siêu hình học của mình.

Trang 25

Tượng đá đầu người mình chim đang vỗ trống tại chùa Phật Tích

Nguồn: hội mỹ thuật Việt Nam

phù điêu nhạc công thời Lý

Nguồn: internet

Những tác phẩm điêu khắc này ta có thể thấy đầy rẫy ở các tháp Chăm có niên đại xưa hơn chùa chiềng đời Lý Từ đó ta có thể thấy được mỹ thuật thời Lý vẫn mang một ít dáng dấp của mỹ thuật hay tín ngưỡng người Chăm Song cũng có điểm khác chứ

không hoàn toàn như: thời Lý là hình tượng rồng còn trong Ấn độ giáo người Chăm là rắn thần Nagar Nhìn chung mỗi tác phẩm, mỗi công trình kiến trúc thời Lý vừa có nét riêng và xen lẫn nét đặc trưng Chăm

25

Trang 26

4 ỨNG DỤNG HOA VĂN VÀO THỜI TRANG VÀ CUỘC SỐNG

4.1 Trang phục Việt thời lý

Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt Như Lê Quý Đôn đã nhận định:

“Nước Nam ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh” Từ thời Lý, trang phục của người Việt Nam đã được hình thành với những bản sắc riêng rõ nét – được coi là tiền đềlớn cho những bước phát triển sau này

Các vương triều Lý, Trần, Hồ được coi là giai đoạn phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh Văn Lang – Âu Lạc) trên nền tảng khôi phục độc lập dân tộc và giữ vững chủ quyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống,

Nguyên thắng lợi Vị thế độc lập về chính trị – dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa “NamBắc đều chủ nước mình, không phải noi nhau” (lời Trần Nghệ Tông) Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn đã thấm đậm trong môi trường văn hóathời Lư -Trần Cũng như xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã pha trộn và hỗn dung giữa những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa Tất

cả những điều này được thể hiện khá rõ nét qua những tiêu chuẩn về trang phục trong thời kỳ đó

Trang 27

4.2 ỨNG DỤNG HOA VĂN CỦA THỜI LÝ VÀO CUỘC SỐNG

Những hình tượng rồng được biết đến hay chọn để trưng bày nhằm mục đích trấnyểm theo phong thủy là những tranh vẽ, tranh phù điêu đồng, tượng hình khối…tuy nhiên theo phong thủy lạc việt tranh phù điêu đồng hay tượng hình rồng bằng đồng thường là những vật khí phong thủy mang lại hiệu ứng mạnh mẽ nhất Quan trọng hơn, hình tượng của rồng phải thể hiện được nét hiền hòa uyển

chuyển, nếu là hình tượng mạnh mẽ thì không lộ nét hung hiểm, dữ ác mà ngược lại phải khí thế nhưng oai nghiêm

- Ngày nay còn có những bức Tranh Đồng Rồng Thời Lý được làm trền nền đồngvới nhiều kiểu dáng màu khác nhau phù hợp với mọi không gian trang trí

( Tranh đồng rồng thời Lý )

- Rồng trang trí hình lá đề sản phẩm quà tặng bằng đồng vàng đuc tinh xảo

hình tượng đôi rồng thời lý trang trí trên lá đề 2 mặt

quà tặng cao cấp bằng đồng sản phẩm phù hợp trang trí bày phòng khách, văn phòng,

27

Trang 28

( Rồng trang trí hình lá đề )

-Đầu Rồng với cổ ngước cao, mắt Rồng to tròn và hơi lồi, trên lông mày kết xoắn hình

số 3 ngửa (theo nhãn vòng Kim cô nhà Phật), và trán kết xoắn hình chữ S ký hiệu hình chớp (ý niệm về hiện tượng tự nhiên sấm – chớp), uy lực của Phật Pháp Lôi, Pháp ĐiệnHai bên dưới mang tai có dải bờm nhiều tua kết vào nhau uốn lượn vút ra sau Chòm râu dưới cằm kết xoắn uốn lượn Mũi Rồng cũng được kéo dài thành hình vòi Mào của Rồng hơi uốn khúc, chung quanh có viền kiểu ngọn lửa Quanh đầu mây quấn có nhữngviên ngọc lơ lửng Miệng rồng há rộng hứng ngọc Môi dưới ngắn, lưỡi dài uốn lượn vươn ra đỡ lấy viên ngọc Hai hàm có răng nanh nhọn kéo dài uốn cong liền sát mũi (Cũng có loại đầu

Rồng: cổ uốn khúc xuống rồi ngược lên)

Ngày đăng: 01/11/2024, 17:48

w