1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lí hoạt Động giáo dục môi trường cho học sinh Ở các trường tiểu học tại thành phố Đà nẵng

311 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng
Tác giả Trần Thị Thùy Hà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Danh, TS. Huỳnh Mai Trang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 311
Dung lượng 4,02 MB

Nội dung

Việc quản lí nội dung GDMT địa phương tuy đã có chủ trương nhưng chưa ban hành thành tài liệu cụ thể nên giáo viên lúng túng trong quá trình triển khai; Công tác tập huấn chuyên đề về gi

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH

TRAN THI THUY HA

QUAN Li HOAT DONG GIAO DUC MOI TRUONG

CHO HOC SINH O CAC TRUONG TIEU HOC

TAI THANH PHO DA NANG

LUAN AN TIEN Si KHOA HOC GIAO DUC

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH - 2021

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH

TRAN THI THUY HA

QUAN Li HOAT DONG GIAO DUC MOI TRUONG

CHO HOC SINH O CAC TRUONG TIEU HOC

TẠI THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lí giáo duc

Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIỀN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học 1: TS NGUYÊN ĐỨC DANH

2: TS HUỲNH MAI TRANG

THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH - 2021

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Những tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu trung thực, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố

Tác giá Luận án

Trần Thị Thúy Hà

Trang 4

LOI CAM ON

Đề hoàn thành luận án này, trước tiên, tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu

trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm cùng quý thầy/cô

khoa Khoa học Giáo dục, các nhà khoa học đã tham gia giảng dạy, hướng dẫn, nhận xét trong quá trình thực hiện luận án của tôi Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau Đại học và các phòng/ban chức năng của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Đà Nẵng, Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện thành phố Đà Nẵng, Ban giám hiệu, quý Thầy/Cô giáo, PHHS và các em học sinh tại các trường tiêu học thành phố Đà Nẵng, Phòng Tài nguyên môi trường các quận, huyện và Xí nghiệp Môi trường thành phố Đà Nẵng, quý Thầy/Cô, các đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án này

Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn, TS Nguyễn Đức Danh và TS Huỳnh Mai Trang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận án này

Tôi chân thành cảm ơn tất cả thành viên trong gia đình, họ luôn động viên, hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành được luận án, đặc biệt, với người cha kính yêu luôn thăm hỏi, động viên tôi dù hiện tại ông không còn để cùng chứng kiên ngày tôi hoàn thành luận án tiên sĩ của mình

Trang 5

MUC LUC

1 Li do chon dé tai c.c.cececcccccccseccccsescsssscecscevsecececsceceeseavevevaveveesecectcececacavevevavensereceens 1

2 Mute dich nghién tu 4

3 Khach thé va d6i trong nghién COU oo esceceeseevesesvesesesseseesveesereneaveneeeseees 5

A Gia thuyét khoa hoc ecsccescsscssessssessssesssssssessssessssessssucsssssssssssessssesessesassessseseseeeess 5

5 Nhiém vu nghién CU oo 5

6 Câu hỏi nghiÊn WU «0 eccsccesseecesseceesneeeseseecssneeseeseecsneesessaeecseaeeessneeseseersenees 5

HN 0 ào 2n oan e 6 7.1 Phương pháp tiẾp cận ¿+ cà St SE 3 12 3 1 1010112171011 1111 1111111 1111 te 6 7.1.1 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc .- 2-2222 2E1221213215215212212 11.1 re, 6 7.1.2 Tiếp cận lịch sử - ÏOgÏC :¿- 52+ ©2222 EEEEE1127122711211121111511211 11x re, 6

7.1.4 Tiếp cận theo các thành tố của hoạt động kết hợp với chức năng quản lí 7 7.2 Phương pháp cụ thÊ - + 2-52 +sEE SE 2E 17E521215211111111711117111 1111111 1 ece 7 7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 25 2+ 22tverererrerrrrrrzree 7 7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn . 2-5 5+ ©2s+2zccxstxzzrxsree 7 7.2.3 Nhóm phương pháp xử lí số liệu - 2 +¿©++++++E++vtrxevrxeerrxrrrreeee 9

§ Giới hạn phạm vi nghiÊn CỨU - 5< t3 19x 1191 HH HT HT Hà HT He nh 9

9 Đóng góp của đề tài 22s css 2 x2E11171127711 72112111211 1111111011.011.11E 1e 10 9.1 Đóng góp về mặt lý luận - 22-2 E+<2EEtSEE1271117112112111011101212 211 1X 10 9.2 Đóng góp về mặt thực tiễn -©+++©+x2Ex+EEx EEEEEE1 21111112111 10

Trang 6

Chuong 1: CO SO Li LUAN VE QUAN Li HOAT DONG GIAO DUC MOI

1.1 Tổng quan nghiên cứu về hoạt động giáo dục môi trường và quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu hỌC -c ca sàn s2 re 12

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu hoạt động GDMT cho HS ở trường tiểu học 12

1.1.2 Nghiên cứu về quản lí hoạt động GDMT cho HS ở trường tiểu học 22

1.2 Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu - 36

1.2.1 Các khái niệm liên quan đến Hoạt động giáo dục môi trường 36

1.2.2 Các khái niệm liên quan đến Quản lí hoạt động giáo dục môi trường 41

1.3 Lí luận về Hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học 45

1.3.1 Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học cscccecc+ 45 1.3.2 Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh tiểu hỌC ccccccxcresrrrvrs 47 1.3.3 Hình thức giáo dục môi trường cho học sinh tiểu hỌC -scccccccresreereeee 48 1.3.4 Phương pháp GDMT cho học sinh tiểu học .-: -¿:©ss+2sz+cszez 50 1.3.5 Kiém tra, danh gia két qua HDGDMT cho hoc sinh tiểu học -«¿ 51

1.3.6 Các điều kiện tổ chức HĐGDMTT cho học sinh tiểu học -: 5

1.3.7 Sự phối hợp của các lực lượng trong HĐGDMT cho HS tiểu học 53

1.4 Lí luận về Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiêu hoc 54

1.4.1 Quản li mục tiêu GDMT cho HS THU NOC eceeseccessessesscsecsecsecsucseesessessteeesnesueaees 54 1.4.2 Quản lí nội dung giáo dục môi trường cho HS tiểu hỌc -csezsvrxsrxee 56 1.4.3 Quản lí hình thức, phương pháp GDMTT cho học sinh tiểu học 57

1.4.4 Quản lí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường cho HSTH 59

1.4.5 Quản lí các điều kiện tổ chức HĐGĐMIT cho học sinh tiểu học 60

1.4.6 Quản lí sự phối hợp các lực lượng giáo dục -¿-©cz+cxesrserrkrrrseee 61 1.5 Các yêu tố ảnh hưởng công tác quản li HDGDMT cho học sinh tiểu học 63

Tiêu kết chương Ì ¿(56 SE S2SEE321EEE21911219111111111111111111 1111111111 1111 y0 65 Chuong 2: THUC TRANG QUAN Li HOAT DONG GIAO DUC MOI TRUONG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 67 2.1 Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng - 2-22 S2+E2EEzEeEzverxevrrrrree 67

Trang 7

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tinh hình chung về giáo dục của thành

098) 8N .o.- 67

2.1.2 Thực trạng giáo duc cấp tiêu học thành phố Đà Nẵng 70

2.2 Tổ chức khảo sát thực ¡c7 72 P»¡ 0ó an 72

"9š (0N cóc nn 73

2.2.3 Phương pháp khảo sát - - cành HH TH HH TH HH TH nhện 73 2.3 Thực trạng hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thanh

phố Đà Nẵng - 22: 21t 22H 1 22112121121171211111117121171211117111111 1e 78 2.3.1 Thực trạng mức độ cần thiết của giáo đục môi trường cho học sinh 78

2.3.2 Thực trạng mức độ quan tâm của CBỌQL và GV đối với HĐGĐMTT cho HS ở trường tiểu hỌC ¿-:¿-©sc9Ss2 E9EEE921117112711211171171171171.171E111 21x11 cre 79 2.3.3 Thực trạng việc thực hiện mục tiêu GDMT cho HS ở trường tiểu học 81

2.3.4 Thực trạng việc thực hiện nội dung GDMT cho HS ở trường tiểu học 83

2.3.5 Thực trạng việc sử dụng hình thức giáo dục môi trường cho học sinh 86

2.3.6 Thực trạng việc thực hiện phương pháp GDMT cho HS ở trường tiểu học 90

2.3.7 Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học 92

2.3.8 Thực trạng các điều kiện hoạt động GDMT cho học sinh ở trường tiểu học 95

2.3.9 Thực trạng hoạt động phối hợp trong HĐGĐMTT cho học sinh ở trường TH 96

2.4 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiêu học tại thành phố Đà Nẵng - 2 2-72 22222222 ErEerxerrrrrree 98 2.4.1 Thực trạng nhận thức cua CBQL, GV về mức độ cần thiết của quản lí HĐGĐMTT cho HS ở các trường Tiểu học tại TP Đà Nẵng 98

2.4.2 Thực trạng mức độ quan tâm của quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu /a18128)7.20Ẻ0Ẻ 57 100

2.4.3 Thực trạng quản lí mục tiêu hoạt động GĐMT cho học sinh ở các tường tiểu học tại thành phố Da NAN 00057.7 ÔỎ 101 2.4.4 Thực trạng quản lí nội dung HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại

thành phố Đà Nẵng - 2-22 S2EEE E2 1227112711171171112711711 1x11 re 103

Trang 8

2.5 Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí

HĐGDMT cho học sinh ở các trường Tiểu học tại thành phố Đà Nẵng 114 2.6 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động giáo đục môi trường và quản lí

HĐGDMTT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng 117

2.6.1 UU 117 2.6.2 Han ChE o.n cesssseesssccssssssnssccecssnsnessceecenssnnnscsecenssnnessecanssnneseecesssnanensesessannnenest 118

Tiểu kết Chiron 2 cececccceccsecscsscsesesscssssessessesesscsesseatsssssssssvsssssassssnscsatsesenseeeteess 121 Chuong 3: BIEN PHAP QUAN Li HOAT DONG GIAO DUC MOI TRUONG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI TP ĐÀ NẴNG 122 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp ¿5-5 S5 ScStc cv E212 1212151212 re 122

3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống -2- 2£ ©S+22+E22EEECEEEEEEE2E212221127212212 2e, 122 3.1.3 Dam bao tinh kha thi 123 3.1.4 Đảm bảo tính hiệu Quả - - - - - 5 5< 11913121 E3 kg kg re 123 3.2 Biện pháp quản lí HĐGDMT cho HSTH tại thành phố Đà Nẵng 124 3.2.1 Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục môi trường và quản lí hoạt động giáo dục môi trường .- - -: -++ 124 3.2.2 Tăng cường quản lí việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp xu thế thế giới, quốc gia và địa phương +- + ©+z+©+k+Exe+EEEEEAEEEEEEEELrELkrrrkrerkrrr 128 3.2.3 Hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐNGLL 132 3.2.4 Cải tiến kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học 138

Trang 9

vii

3.2.5 Day manh céng tac phối hợp giữa nhà trường với các LLGĐ ngoài nhà trường trong HĐGĐMT cho HS ở trường tiểu học 2 ©cs+ccxeccvsccr 142 3.2.6 Tăng cường huy động các điều kiện (nguồn lực) thực hiện HDGDMT cho HS

tại trường tiỀỂU HỌC - tot TT E1 EE12115111111112171111111111 1151171 xe 151

3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp - 2 2+ ++++2+xe+EErEEEtrrerrrkrrrrrree 154 3.3 Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp - 155

3.3.1 Mục đích khảo sát -ÁG LH H111 191g HH HH ng ng ng key 155

3.3.3 Đối tượng khảo sát .-22-©2sc22t2 2E 2E112211211117112111711.711 1xx ecee 156 3.3.4 Phương pháp khảo sát và xử lí số liệu -.2 2©++z++ezxzerrxevrreere 156 3.3.5 Kết quả khảo sát - 22 22t2C+2SEEEEEEEE1127112711021112711211 111.11 cr 157 3.3.6 Đánh giá chung về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 168 3.4 Thure nghiém bién ôn 170 K0 vvi0i00iài 2 0n 171

3.4.2 Giả thuyết thực nghiệm ¿22s ©+k E3 E1 x21 1111211111111 rkerie 171 3.4.3 Mẫu khách thể và đối tượng thực nghiệm . .2 22 ©+s2++z+cxzsrxeere 171

3.4.4 Địa bàn và thời gian thực nghiỆm ¿5+ 3t S + xvrrrrerrrrrrerre 172 K5 000i 0 22 8n 172 3.4.6 Phương pháp thu thập số liệu thực nghiỆm 55 se x+kssereske 172

3.4.7 Tiến trình thực nghiệm ¿2£ ©+E+E+E+E+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerrkrrrkrrrx 173 3.4.8 Kết luận thực nghiệm 2-22 ++©++z+EEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkrrrrrrer 180 Tiểu kết chương 2 - 5: St E1 151111121111 71 112111 711121111111 1111011 te 180

1 KẾT LUẬN ¿5565 SESE2EEEEEEE2121212111211111111211 111.111.111 182

;8 4:i044)8)/€20775 : 186 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BÓ

PHỤ LỤC

Trang 10

viii

PHU LUC 1: PHIEU THAM DO Y KIEN (DANH CHO CAN BO QUAN Li VA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC)) 2-2 + £+EE£+EE£+EEEEEEEEEEEEESEEESEErEkerrkrre PHU LUC 2: PHIEU PHONG VAN (DANH CHO HOC SINH TIEU HOC KHOI 09777 1 24 PHU LUC 3: CAU HOI PHONG VAN DANH CHO LANH DAO PHÒNG GD & DT_VA CBQL, GV NHA TRUONG ccscscssssesssesssessssesssessseesssesssestssesssessssessseetsseesseess 25 PHU LUC 4: CAU HOI PHONG VAN DÀNH CHO PHU HUYNH HỌC SINH 27 LANH DAO CHINH QUYEN, DOANH NGHIEP .sscssssesssssessssesssssessssecssssessssecsssecs 27 PHU LUC 5: CAU HOI PHONG VAN SAU DANH CHO CBQL CAP PHONG GIAO DUC & DAO TAO QUAN/HUYEN wv scssesssessssesssesssesssessssessseesssecsseesssecssesssses 28 PHU LUC 6: PHIEU THAM DO Y KIEN (DANH CHO CAN BO QUAN LI, GV

PHU LUC 7: XU Li SO LIEU VỚI SPSS (PHÂN THỰC TRẠNG) 34 PHU LUC 8: DANH SACH CAC TRUONG TIEU HOC THAM GIA KHAO SAT 57 PHỤ LỤC 9: ĐƠN XIN THỰC NGHIỆM VÀ KÉ HOẠCH TN - 58 PHỤ LỤC 10: PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ KÉT QUẢ THỰC NGHIỆM BIỆN

PHỤ LỤC I1: PHIẾU KHẢO SÁTT - 2: ¿¿©+£+2++£2EE£2EEEtEEEE2EEEtEEEerrxerrrrcree 67 PHỤ LỤC 12: KẾ HOẠCH PHÓI HỢP (TRƯỚC THỰC NGHIỆM)) 69 PHỤ LỤC 13: CÁC KÉ HOẠCH PHÓI HỢP (SAU THỰC NGHIỆM)) 71 PHU LUC 14: SO LIEU SPSS (PHAN BIEN PHAP) .cesscsscssssssssesssessesseessesssessseens 72 PHỤ LỤC 15: TÔNG HỢP Ý KIÊN TRẢ LỜI PHỎNG VẦN - 71 PHỤ LỤC 16: SÓ LIỆU THỰC NGHIỆM 2-2¿+2+£+2EE+++EEEz+tExeerrrecee 93 PHU LUC 17: SO LIEU THUC TRANG GIAO DUC CAP TIEU HOC TPDN 100

PHU LUC 18: BANG, BIEU MO TA KET QUÁ THỰC NGHIỆM 112

Trang 11

DANH MUC CAC Ki HIEU, CHU VIET TAT

STT | VIET TAT VIET DAY DU

1 BGD&DT Bộ Giáo dục và Đào tạo

2 BGH Ban giám hiệu

3 CBQL Cán bộ quan li

4 |CSVC Cơ sở vật chất

5 CQDP Chính quyền địa phương

6 CTGDPT Chương trình giáo đục phô thông

13 HĐGDMT Hoạt động giáo dục môi trường

14 HDGDNGLL | Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

24 NCS Nghiên cứu sinh

25 |TH Tiểu học

26 |TPĐN Thành phố Đà Nẵng

Trang 12

27 TNMT Tài nguyên môi trường

28 BVMT Bảo vệ môi trường

29 HĐSP Hội đồng sư phạm

30 |CSVC Cơ sở vật chất

Trang 13

xi

DANH MUC CAC BANG, BIEU MAU Bang 2.1 M6 ta mau didu tra ceccccccccccsessesstesessessesssssestesesseessssesssesssessesesssseaeees 74

Bảng 2.2 Quy ước xử lí thông tin thực trang HDGDMT va quan li HDGDMT 75

Bảng 2.3 Độ tin cậy của câu hỏi 3, Ó, 7 TT vn x1 ng rệt 75 Bảng 2.4 Mức độ cần thiết của việc GDMT cho HSTH - 2-5-5225 2s+s2 79 Bảng 2.5 Mức độ quan tâm của việc GDMÏT cho HS TH 5cS<<<<<+2 80 Bảng 2.6 Đánh giả mức độ thực hiện và kết quả thực hiện mục tiêu GDMT 81

Bảng 2.7 Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung HDGDMT 84

Bảng 2.8 Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện hình thức tổ chức HDGDMT 87

Bảng 2.9 Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện phương pháp GĐMT 90

Bảng 2.10 Đánh giá mức độ và kết quả hoạt động kiểm tra, đánh giá 93

Bảng 2.11 Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện các điều kiện GDMT 95

Bảng 2.12 Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện hoạt động phối hợp GDMTT 97

Bảng 2.13 Mức độ cần thiết của việc quản li HĐGĐMT cho HS ở trường TH 99

Bảng 2.14 Mức độ quan tâm đến quản lí GDMT cho HSTH - 100 Bảng 2.15 Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lí mục tiêu GDMT cho HS ở trường tiểu hỌC - 5c St S1 112212121711 1111 1111111101111 1101111111110 T111 E1 re 101 Bảng 2.16 Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lí nội dung GDMT cho HS

Bảng 2.17 Dánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lí hình thức, phương pháp GDMTT cho HS ở trường tiểu học 5255-2222 23 2 2322212113111 3 1xx, 105 Bảng 2.18 Đánh giá mức độ và kết quá thực hiện quản lí kiểm tra, đánh giá GDMT cho HS ở trường tiểu hỌc ¿5252 x22 2E12E3232122121112112121111 2.2 108 Bảng 2.19 Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lí các điều kiện GDMT cho

HS ở trường tiểu học . - + S2 St 23221 2E571215217111 2111111111111 21.1116 110 Bảng 2.20 Đánh giá mức độ vả kết quả thực hiện quản lí công tác phối hợp

HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học ¿- ¿5255 ccc+cSt2EcxeExerxerxersreskee 112 Bảng 2.21 Đánh giá mức độ tác động của các yếu tô ảnh hưởng đến QLHDGDMT cho HS ở trường tiểu học - +52 S123 2E27171521217112111121111211121E 21 xe 115

Trang 14

Bang 3.1 Tiga chi 1 Quản ỉ con người rong HĐGDMT cho HS tiều học 140

Bang 3.2 Tiêu chí 2 — Xây dựng chính sách chủ IIDGDMT cho IIS tiểu học 141

Bang 3.3 Tigu chi 3 Xây dợng nguồn lục tổ chức HĐGDMT cho HS tiểu học lái

Bảng 3.4 Tiêu chỉ 4 — Tổ chức triển khai thực hiện HDGDMT cho II5 tiểu học 141

Bảng 3.5, Tiên chí 5= Kết quả IIĐGDMT cho HŠ tiểu học lái Bảng 3.6 Mô tà mẫu đối tợng khảo gắt biện pháp 156

Bang 3.7 Báng quy ước xử lí mức độ cần thiết và kha thi của biện pháp 156

Bảng 3.8 Tính cu thiết và khả thí của biện pháp Ì 157 Bang 3.9 Tính cẲn hit và khá th của biện pháp 2 " Bảng 3.10 Tính cần thiết và khả hi của biển pháp 3 161

Bang 3.11 Tỉnh edn ehiét va kha thi của biện phip 4

Bang 3.12 Tinh *niễt và khả thị của biện phấp 5

Bảng 3.13, Tính cần thiết và kha thi của biện pháp 6

Bảng 3.14 Tổng bợp kết quả kháo sái tỉnh cần thiết và khá thí của 6 biện pháp „ 169

Trang 15

ô nhiễm các nguồn nước, thủng tầng ôzôn, hiện tượng ấm lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái đất

và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hùy, đan xen với các cuộc chiến tranh sắc tộc và tranh giành không gian sử dụng MT Kết quả là môi trường sống của chúng ta đang lâm vào tình trạng khủng hoáng với quy mô toàn cầu Bước vào thiên niên kỷ 21, nhân loại đã và đang chứng kiến nhiều biến động quan trọng mang tính toàn cầu Cuộc sống phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp, môi trường sống xuống cấp đang trở thành vấn đề bức xúc cho toàn nhân loại Để ứng phó với những thay đổi này, năm 2000, Liên hiệp quốc đã xác định vấn đề môi trường và biến đổi

khí hậu là 1 trong 8 mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách, nóng bỏng mà nhân loại đang phải đối mặt cần được giải quyết (Nguyễn Đình Hòe, 2000)

Hiện trạng môi trường sống xuống cấp đang trở thành vẫn đề bức xúc cho toàn nhân loại, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội của con người như sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axit; suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy v.v Việt Nam cũng không năm ngoài

Trang 16

thực trạng đó Cũng vi thế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XL Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Phạm Khôi Nguyên (2015) đã nhấn mạnh vẫn đề bảo vệ môi trường trong thời gian tới có ý nghĩa sống còn, là nhiệm vụ hết sức khó khăn phức tạp đòi hỏi phải đổi mới tư duy, đổi mới cách làm và cần những biện pháp mang tính đột phá, không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà

đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội

Lo ngại trước thực trạng suy thoái của môi trường, cộng đồng thế giới đang tiến hành nhiều hành động can thiệp thiết thực nhằm bảo vệ môi trường Nhiều hội nghị quốc tế về môi trường đã được tô chức, hàng loạt văn bản, chính sách, những cam kết quốc tế đã được nhiều nước tham gia hợp tác, đồng thuận trong việc bảo vệ môi trường Có rất nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường, trong đó, GDMT cho HS ở các trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, vì trường phô thông là nơi đào tao thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước Phạm Đình Thái (1993) khi bàn về thực tiễn hoạt động MT ở các nước đã chỉ ra rằng không có đạo luật hoặc một mức thuế nào có thể bắt buộc được các công dân phải tôn trọng MT, vì sự tôn trọng tự nguyện chỉ có thê được truyền thụ qua giáo dục

Ở Việt Nam, GDMT vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm

vụ giáo dục quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Luật BVMT ra

đời từ năm 1993, được Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ

ngảy 01/7/2006 đã coi GDMT là một trong những nhiệm vụ hàng đầu Nhận thức được tầm quan trọng của giáo đục môi trường trong thập kỷ phát triển bền vững, Chỉ thị 36 CT/TW Bộ Chính trị (1998) đã nhắn mạnh cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân

Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31/1/2005 của Bộ trướng Bộ GD&DT về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT Nội dung Chỉ thị có nêu “Đối với giáo dục phố thông, trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng về

MT và BVMT bằng những hình thức phủ hợp trong các môn học” Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng là về việc tiếp tục đây mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “BVMT trong thời

Trang 17

kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Các văn bản này là cơ sớ, điều kiện pháp lý quan trọng cho việc tô chức triển khai các hoạt động GDMT trong các trường phổ thông

Cấp tiểu học là cấp học nền móng của giáo đục phổ thông Theo Luật phổ cập giáo dục tiểu học tại Điều 1, 2 quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phổ cấp giáo dục tiêu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thâm mỹ và thé chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sớ ban đầu cho sự phát triển toàn điện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Để phát triển bền vững phụ thuộc rất lớn vào những chủ nhân tương lai, vì vậy việc trang bị hành trang về nhận thức, tri thức BVMT cho trẻ tiểu học sẽ là một lực lượng hùng hậu, đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên của toàn xã hội Do vậy, những hiểu biết, kiến thức, kĩ năng hoạt động về môi trường đang và sẽ trở thành học van phổ thông cơ bản của thế hệ trẻ Giáo dục cho học sinh tiểu học về môi trường chính là trao cho họ những “viên gạch đầu tiên' để góp phần xây dựng môi trường sống Vì vậy, GDMT cần được coi là một thành tổ trong cấu trúc học vấn phố thông của học sinh tiểu học và các cấp học tiếp theo

Hoạt động GDMT đã được Bộ GD&ĐT triển khai dưới nhiều hình thức tích

hợp, lồng ghép vào các môn học, hoặc đưa vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua Báo cáo tổng kết dự án khoa học công nghệ cấp Bộ về xây dựng chương trình giáo dục bảo vệ môi trường ở Tiểu học năm 2005 đã đánh giá những kết qua dat được về việc cung cấp kiến thức, yêu cầu về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức giảng dạy giáo dục bảo vệ MT cho học sinh tiểu học

Ngày 21/8/2008, Chủ tịch UBND thành phố đã kí quyết định số 41/QĐÐ-UBND

về việc ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng — Thành phố môi trường”, trong đó một trong bốn mục tiêu tổng quát là: nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, làm cho ý thức môi trường trở thành thói quen, đi sâu vào nếp sống của mọi tầng lớp xã hội Trên cơ sở này, chính quyền TP Đả Nẵng đã chỉ đạo ngành GD&ĐÐT

Trang 18

4

dua néi dung GDMT dia phuong vao ké hoach day hoc théng qua hinh thitc khai thac các nội dung GDMT có sẵn trong sách giáo khoa; coi việc xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của đơn vị và là nội dung cơ bản của việc xây đựng trường đạt chuẩn quốc gia (Võ Trung Minh, 2015)

Theo báo cáo tổng kết năm học 2018 — 2019 của Sở GD&ĐT thành phố Đà

Nẵng, các hoạt động trên chưa mang tính thường xuyên, liên tục, còn dừng lại ở việc phát động phong trào, mang tính hình thức Tuy nhiên, vấn đề quản lí hoạt động GDMT ở các trường học nói chung, ở cấp tiểu học nói riêng, vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện thường xuyên liên tục và chưa có tác động mang tính bền vững trong việc hình thành văn hóa môi trường cho học sinh Việc quản lí nội dung GDMT địa phương tuy đã có chủ trương nhưng chưa ban hành thành tài liệu cụ thể nên giáo viên lúng túng trong quá trình triển khai; Công tác tập huấn chuyên đề

về giáo dục môi trường cho giáo viên chưa được chú trọng; Công tác chưa có sự chỉ đạo thống nhất nên mỗi trường tùy theo điều kiện của mình mà tự triển khai thực hiện; Công tác quản lí kiểm tra đánh giá chưa sát với thực tế GDMT cho HS, chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra cũng như tiêu chí cụ thể; Hiệu trưởng chưa chú ý phân

bổ các nguồn lực cho HĐGDMT một cách thường xuyên, chỉ theo hoạt động chủ điểm; công tác phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường chưa phát huy được hết hiệu quả Chính vì thế mà hoạt động GDMT và công tác quản lí GDMT cho học

sinh tại trường học còn nhiều bất cập hạn chế

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quán lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận quan li HDGDMT cho HS ở trường tiểu học, khào sát, đánh giá thực trạng HĐGDMT và thực trạng quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường Tiểu học tại thành phố Đà Nẵng, NCS xây dựng và đề xuất hệ thống các biện pháp quản li HDGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tai TP Da Nang

Trang 19

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể: Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TPDN trong những năm học qua đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế trong một số nội dung quản lí Nếu hệ thống hóa được cơ

sở lí luận về HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học; Đánh

giá đầy đủ, khoa học về thực trạng HĐGDMT và quán lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN thì người nghiên cứu có thê đề xuất được các biện pháp cần thiết, khả thi nhằm cải tiễn công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học Dồng thời, nếu tô chức thực nghiệm một số biện pháp quản lí đề xuất thì người nghiên cứu có thể đánh giá được hiệu quả tác động của biện pháp đến công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động GDMT và quản li HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học

Khảo sát và đánh giá thực trạng HĐGDMIT va quan li HDGDMT cho hoc sinh

ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Dề xuất biện pháp nhằm cải tiến công tác quản li HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Thực nghiệm một biện pháp đề xuất trong hệ thong các biện pháp quan lí HĐGDMTT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Da Nẵng nhằm đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề xuất

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường tiểu học cần thiết như thế nào?

- HĐGDMT va quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học bao gồm những nội dung nảo?

Trang 20

- Thực trạng hoạt động GDMT và quản lí hoạt động GDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng hiện nay được thực hiện như thé nao?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động GDMT cho HS

ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng?

- Những biện pháp để nâng cao hiệu quá quản lí hoạt động GDMT cho học sinh

ở các trường tiêu học tại thành phố Đà Nẵng?

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp tiếp cận

7.1.1 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc

Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu HĐGDMTT và quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học như một hệ thông gồm các thành tố: Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện hỗ trợ Các thành tố này

có mỗi quan hệ biện chứng với nhau và được triển khai thực hiện theo hướng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát HĐGDMT là một HĐGD,

có mối liên quan đến các hoạt động dạy học và giáo dục khác trong nhà trường HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học có sự liên hệ phối hợp giữa nhà trường — gia đình — xã hội HĐGDMT cho HS ở trường tiêu học được chỉ đạo và phân cấp từ các cấp quán lí (Bộ, Sở, Phòng) đến nhà trường — là một nội dung quán lí trường tiểu học

7.1.2 Tiếp cận lịch sử - logic

Tiếp cận quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu đề tài này là xem xét và phân tích HĐGDMT và quản lí HĐGĐMT cho HS ở các trường tiểu học trong quá trình phát triển và xem xét mỗi quan hệ giữa lí luận và thực tiễn để đề xuất những biện pháp hiệu quả cho công tác quản li HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học 7.1.3 Tiếp cận thực tiễn

Tiếp cận quan điểm thực tiễn nghiên cứu đề tài này là khảo sát, đánh giá HĐGDMT và quản li HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phô Đà Nẵng,

từ đó, đề xuất các biện pháp quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học Những kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho

HS 6 các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.

Trang 21

2.14 Tiếp cận theo các thành tổ cũa hoạt động kết hợp với chức năng quản lí

Ngoài tiếp cận hệ thống, tiếp cận logic, tiếp cận thực tiễn nhự trình bảy ở trận,

Tuân ân xác định và vận dạng cách iếp cin quin theo các thành tổ của hoạt động học được kết hợp với các chức năng quản lí để xác lập cơ sở ỉ luận

hóa các cơ sở lí luận cô liên quan đến quản lí hoạt động giáo dục mỗi trường ở trường

ph thông nói chưng và ở tưởng tiễn học nồi ng

7.32 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiên

(Quin I boat ding GDMT cho học sinh ở các trường tiéu hoc ta think phd Ba

"Nẵng được khảo sắt thông qua việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cửu

nhơ: Phương pháp điều ra bằng bảng hội phương pháp phông vẫn, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp thực nghiệm

2⁄3:.1 Phương pháp điều trừ bằng bảng hồi

++ Mu dich: Th đhập thẳng n về thực trang hoạt động GDMT và quản fi

HDGDMT cho học sinh ở các tưởng tên học tại TP, Dà Nẵng: thi của các biện pháp đề xuất vỀính hiệu quả đổi với biện pháp thục nghiệm đề xuất + Nỗi dụng: im hiền, thụ thập kết quả đánh giá của CBI, GY, vd ofc LLG ngoài nhà tường về thực trang HĐGDMT và quản lí HĐGDAMT cho học sinh ở các khả thủ đối với các biện pháp đỄ xoất đảnh giá nh higa qua vige thực nghiệm của biện pháp đề xuất

+Di

Trang 22

Khảo sắt thực rạng HDGDMT và quản li HDGDMT cho Hồ ở các trưởng TH

tại TP Đã Nẵng (Điều tra ở 300 GV, CBQL giáo dục tại cắc trường tiễn học tại các

địa bàn khác nhau của thảnh phổ Đả Nẵng):

Thảo nghiệm tỉnh cần tiết và khả thì của các biện pháp để xuất (Điều tr 157 CBộL, GVỳ

Thảo si đánh giá tính Niệu quả của biện pháp 5 qua thực nghiệm (Điễu tra 281 dổi tượng là CBQL GV, PHHS, HS và lãnh dao địa phương trường TN) 32⁄3⁄2 Phương pháp phống vẫn

+ Mục dich: PPPV dược sử dụng nhằm thu thập ổ liệu trong nghiên cứu thục

trạng và nghiên cửu thực nghiệm đựa trên cơ sở quá trình giao tiếp, hỏi vả trả lời về

HBGDMT, quản ]ĩ HĐGĐMT cho HS ở các trường TH ti TP Bi Ning + Nội dơng: Tìm hiển đánh giá chung về thục trạng HDGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các tường tiểu học kử TP Bi Ning Tim biện pháp nâng cao kết quá HĐGDMT và quản lì HĐGDMT cho H6 ở các trường

TH tại TP, Dà Nẵng Nội dung phỏng vắt vá

ÿ kiến rà lới trong phiêu điều ra, tìm hiểu thêm về công tác phối hợp những kinh

các để xuất về

xoay quanh một đề: bỗ sung mội số

nghiêm biện pháp GMT vi quản l 1ĐGIDMTT cho I(S ở trường THỊ + Đối tượng: tiễn hành phòng vẫn với CBỢL cắp Phòng GI&ĐTT, tường học (GV, PHHS, HS, các đơn vị liên quan trong công tác phối hợp với nhà trường tong diều ta, nghiện cứu

+ Công cụ: Xây dựng bộ phiểu phòng vẫn dành riêng cho các đối tượng (HS CBQL cấp phông, HS, các LLGD ngoài nhà trường) ~ Phụ lực 2.3.4.5 2⁄À:2:3, Phương pháp nghiên cứu sôn phẩm

+ Mục đích: Thu thập các thông tin về thục trạng HĐGDMT và quản lí HDGDMT gi các trường du học, thành phố Dã Nẵng cũng với kết quả thu về được

tử khảo sắt,

Trang 23

+ Nội dong: Nghiên cứu hế hoạch HDGDNGLL, kỂ hoạch kiểm In nội bộ nhà

trường, hỗ sơ số sách, giáo án của GV, kế hoạch phỏi hợp trong HĐGDMT cho HS

sủa 3 tường tiễn học tại thành phổ Đã Nẵng,

2⁄34 Phương pháp thực nghiệm

4+ Mue dich: Phương nhấp thực nghiệm nhằm thủ nhận thông tin về sự thay đổi

số lượng chất lượng trong nhận thức và hành vỉ của các đỗi tượng giáo đục do nhà chúng bằng một số túc nhân diều khiển và đã dược kiểm tr

khoa học tác động

Phương pháp này nhằm xem xét hiệu quả của biện pháp đã đi ra theo hướng ích

se hồa công tác quản lí hoạt động GDMT cho học sinh tiểu học

¬+ Nội dung: ‘Tim hiểu vả thu thập kết quả trước và sau khi hực nghiệm biện pháp 5 trong năm học 2020 ~ 2021: xử lí kết quả thực nghiệm + Mẫu thực nghiệm: CBQL, GV, PHHS và LLÔD ngoài nhà trường tại 3 rường

tin học rên địu bản hành phổ,

+ Công cụ: Xây đụng bộ câu hôi kháo sắt dùng ng cho LUGD trong và ngoài nhả tường (Phụ lục l0)

đánh giá nh hiệu quả củ biện

rà khả thị của biện pháp đ

giả mức độ cần thị

pháp thục nghiệm,

- Xử số liêu định tính (Số liệu phòng vẫn): mã hóa các đổi tượng được phòng

vấn, ghỉ chép lại nội dung phòng vắn; dải chiếu nội dung phòng vẫn giữa các đối

tượng rong nhôm, giữa các nhóm khác nhan đểdọ ra điểm chưng và điểm khác bít

ở từng nội dung phông vẫn

8, Giới hạn phạm vĩ nghiền cứu

- VỀ hủ thể quản lì Hiệu trường các trường iầ hoe i TP Da Ning

Trang 24

dang ngh

hoạt động GDMT cho học sinh tiếu học

- VỀ đỗi tượng điều ra địa bản điều ta bye wang: CBQL, GV NV, HỆ tạ 8 trường tiễn bọc Thi gian điề tra tháng 10 L1 12 năm học 2019 - 2020

- VỀ đốt tượng và địa bồn dhục nghiệm CBQL, GV, NV, PHHS và chính quyễn

cửu: tập trung nghiên cứu hoại động GDMT và quản li

địa phương cũa 3 trường tiểu học Thời gian thực nghiệm: (hăng 9 đến thing 12 năm

êo, nội dụng, hình thức — phương pháp, êm na ~ định giá công ác phôi hợp, co

»u kiện hỗ trợ HAGDMT cho HS, đồng thời, chỉ ra các y

te quấn ILIIDGDMT cho IIS ở cắc trường tiều học

trường Tiểu học tại thành phố Đà Nẵng mang tỉnh khoa học, khá thị, giải quyết được

bạn chế của thực tiễn quản lí IĐGDMT cho IIS và các yêu cầu quản lí HĐGDMT

dang dit ra,

Luận ân cũng đĩ khẳng định và luện gii về ính cần thiết và khả thì của các

biện pháp đỄ suất cũng với việc triển khai thục nghiệm hiệu quả một biển pháp "Đây

Trang 25

11 mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoai nha trudng trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại TP Da Nang”

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án gồm có 03 chương:

Chương 1 - Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiêu học

Chương 2 - Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Chương 3 - Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại Thành phố Đà Nẵng

Trang 26

12 Chuong 1

CO SO Li LUAN VE QUAN Li HOAT DONG GIAO DUC MOI TRUONG CHO HOC SINH TIEU HOC

1.1 Tổng quan nghiên cứu về hoạt động giáo dục môi trường và quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học

1.L.I.I Nghiên cứu ở nước ngoài

Trong những năm 50 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng về mất cân bằng sinh thái trên toàn cầu ngày càng trầm trọng Nhận thức rõ tình trạng môi trường ngày càng xấu đi, ngày 5/6/1972, Liên hợp quốc đã tổ chức “Hội nghị Quốc tế về con người

và môi trường” tại Stockholm Tại hội nghị đã nhận định việc bảo vệ tài nguyên và môi trường là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (cùng với nhiệm

vụ bảo vệ hòa bình chống chiến tranh) Hội nghị khẳng định GDMT là rất cần thiết

để làm cơ sở cho nhận thức và hành vi có trách nhiệm của cá nhân và các tổ chức trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường Hội nghị quyết định xây đựng chương trình nghiên cứu của Liên hợp quốc về môi trường (UNEF) UNEFE đã khẩn trương xây dựng chương trình quốc tế về GDMT (IEEFE) Cũng từ hội nghị này, khái nệm GDMT chính thức ra đời và ngày 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới” (Nguyễn Thị Thu Hằng, 1994)

Năm 1978, UNESCO xác định giáo dục môi trường là một quá trình học tập nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức của mọi người về môi trường và các thách thức liên quan, phát triển các kỹ năng và chuyên môn cần thiết để giải quyết các thách thức, đồng thời thúc đây thái độ, động cơ và cam kết đưa ra quyết định sáng suốt và thực hiện hành động có trách nhiệm (Lê Văn Trường & Nguyễn Kim Tiến, 2006) Tháng 8/1987, UNESCO và UNEP (chương trình môi trường của Liên hợp quốc) phối hợp tổ chức hội nghị quốc tế về GDMT tại Matxcova với sự tham dự của đại điện hơn 100 nước và những tổ chức quốc tế khác nhau Hội nghị đã xây dựng chiến lược quốc tế về chương trình hành động GDMT cho thập niên 90 và đặt tên cho

Trang 27

thập niên ny lá "Thập

Hing, 1994)

Thing 10/1990, dé thyc hign chương trình hành động GIAMT thập niện 90,

UNESCO va UNEP phối họp tổ chức hội nghị quốc tế về GDMT tì Paris, Hội nghị

iới ch giáo dục môi trường” (Ngụ

nhằm trao đối về tách nhiệm của tùng tổ chức quốc tẾ trong nh vục GDMT Một

¡đặc kiệt cho

thức môi trường cbo giáo viên các cấp (Nguyễn Tắn nữ hội nghị lại iền mạnh nhiệm vụ ODMT ch tắt cả mgi người thế hệ trẻ và việc bồi đưỡng

ôi nghị thượng dinh toàn câu "Môi trưởng và phát hiển” công

85 được tổ chức lại New York Hội nghị đã tổng kết, đánh giá những công việc do bội nghị lần thứ nhất đặt ra Theo Nguyễn Đình Hỏc (2000), trơng thực tỄ 5 năm qua

nạn phá rừng tăng, nước sạch giảm, nhiễu loãi động thực vật quý hi bị đệ chủng,

Š nhiễm đất, ó nhiễm không khí

Ngoài các hội tháo về GDMT, nhiễu công trình nghiên cửu của một số

giả cũng dược đánh giá cao, đã cô những đồng góp nhất dịnh cho hoạt động GDMT Chẳng hạn:

Tilho (1997) nghiên cứu “Tích hợp giáo dục mỗi trường và quản lí mỗi trường”

"Nghiên cứu nêu ra hai loại môi trường giáo đục và mội trường quản í, hai công cụ

vạch ra điệm chúng đặc điễm của môi trường giáo đục và môi trường quản lí liệt kẻ

Tợi ích của việc tích hợp cả hai phương pháp luận

BITSO (2006) "Giáo đuc môi trường và mạng lưới rong buồng tiên học Mafeteng: Phương pháp tiếp cận phối hợp”, Hồi bảo này Khim phi qué tinh cổ sự tham gia của mạng lưới Giáo dục Môi trường (EE) ở các trường tiễu học Maftteng NNồ cũng cắp một cái ohin wang quan về các nỗ lục BE hiện có ở Lesotho, đặc biệt là các trường kiểu mẫu của Trung tim Phát triển Chương tình Giảng dạy Quốc gia Đồng thi, nghiên cu thảo luận về các chủ kỳ của quả tỉnh cô sụ cham gia được

thực hiện di với mơng PE ở các trường học ở Mang, bao gằm cả việc sắc định

Trang 28

bu về giảo đục mỗi trường của New Zealand và quốc lế, khảo

sả gần 200 trường bọc ở Nụ Zealand và các nghiên cứu diễn hình về thực bành giáo đục mỗi trường ở tấm trường hộc

Ballantyne & Packer (2010) đã tiến bành nghiên cứu vàviết tắc phẩm “Dạy và bọc trong GDMT: Phát hiển nhận thức về MT" Công trình đã công bổ mỗ hình lý thuyết nhằm phá(iển nhận thức về MT, Mô hình đồ là

thái độ và định hướng bảnh vĩ với MT ệc thống nhất về kiến thức,

Kimaryo (2011) nghiên cửu "Tích hợp mội trường giảo dục ở trường tiêu học

Tanzanid" Nghiên cứu tập trng vào nhận thức của giáo viên tiễn học về giáo dục

môi trường sự tích hợp của nó vào giáo đục tiểu học và thực tiễn giảng dạy của giáo

viên ở Tanzania Dữ liệu thực nghiệm được thụ thập từ bốn trường iễn học ở vững chu thập thông qua phòng vấn và quan sát bài bọc Theo kết quả của nghiền cứu, giáo

Trang 29

gian hi năm, DiỄu trả cơ bản và iu ra sau cơ bản đánh giá sự tích bợp cc độc

diễm liên quan đến nước, rác thi, năng lượng và vườn vào các hoạt dộng ngoại khóa

và vào tâm nhìn chiến lược của các trường học thực biện các bệ thông quản lí mnỗi

trường Dũ liệu được đánh giá bằng cách sử dụng kích thước hiệu ứng của Cohen và

giáo dục hát tiến bên vững vi đã quan tt thấy những thay đối về kiến hức, kỹ nàng

các đặc điểm môi trường, Các đặc điểm MT

và hành động của nhóm nhằm giải quyế

đã được lông ghép vào các hoại động ngoại khóa của trường và vào ẩm nhìn chiến ược của việc qin lí rường học với các múc độ thanh cộng khác nhaử Heidari & Heidari (2015) nghiện cứu "Hiện quả của quản l môi trường - giáo ddue vỀ nâng cao kiến thức bảo vệ mỗi trường" Nghiên cứu này nhằm đánh giá kiến

thức về môi trường của giáo viên tại các trường iễu học của Tchran vỉ kiến thức của

giáo ác tôi trường và việc giảng dạy chúng cho hoe sinh nhắc nhở

chúng ta ằng giáo dục môi trường có thể về dài hạn và rừng bạn ấy ý kiến của công

chúng để có thể phát huy vai trở kiểm soát của mình trong xã hội nhằm bảo vệ MT,

[Nam 20ló một nhỏm nghiên cứu do ác giá Treapust và cộng sự ở trường Đại

boc Curtin ở Peth Australia đã nghiên cứu trường hợp để tăng cường các chương

nh giáo dục môi trường ở trường học: Phản ảnh của học nh tiễu học về kiến thức day giáo dục mỗi trường đề giáp học nh phát triển kiến thức vá thải độ dễ thực hiện các hành đông vì mồi trường

‘Anghel & Pchoiu (2017) nghiên cửu "Giáo dục mỗi lrưởng ở lrường học và những Joi ich của nó trong bọc tập" Nghiên cứu nảy nhằm phân tích những tác động

của GIMT ở tưởng bọc đổi với việc học tập của học sinh trung học phổ thông Khung lý thuyết mà nghiên cứu này dựa vào mô bình hệ thống - chúc năng của

Trang 30

nhạy cảm, có kiến thức kỹ năng và giá tì đứng dẫn về các vn dé di tng vi

thể đồng gốp vào việc giải quyễt các vấn dễ môi trường

Sukma, etal, (2020) nghién cửu "Tích bợp giáo đục môi trường trong trường tiểu học" Nghiên cứu này nhằm xác định ÿ kiến và kiễn thức của gião viên về việc

sử dụng phương pháp khảo sắt Công cụ được xử dụng là một báng cầu hồi ao gỗm

15 câu hối và 04 cu bổ sung iền quan đến giáo đọc mỗi trường rong quá nình học

tấp KẾI quả cho thấy, đu số giáo viên đồng tỉnh ch rửng việc lồng ghép giáo dục

quan trọng, Tuy nhiền, sự tích hợp này vẫn cỏ những bạn chế, chẳng hạn như: thé

gian không đủ Dựa trên kết quả phân tích ho thấy, đối với cấp tiểu học, môn khoa

học ập

1.E-LLA Nghiên cứu ở trang nước

“Từ những năm 1980, vẫn đễ GDMT ở Việt Nam được quan tăm nghiền cứu

Các chương trình, các dễ ải, các nghiên cấu vỀ nh vục môi trường dễu huôc điện

và tiên của Nhà nước,

Năm 1981, chyong tinh GDMT đã bất đầu dược dưa vảo trường phổ thông ở các môn Sinh, Dịa Và từ đó đến nay, cũng đã thu bút được nư quan tim của nhiền

nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong việc đưa GDMT vào trưởng phổ thông, đặc biệt

1a vin dé ling ghép tích hợp GDMT qua các môn học, như các tác giá Nguyễn Dược

"Nga, Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Van Khang

Đậu Thị tòa { 1994) cho rằng nhiễu hội nghị khoa học về GI2MT được tổ chức

Trang 31

phâp; báo cáo về GDMT ở Việt Nam của Đào Văn Tiến dã đánh giá một cách cụ thể GDMT an khâu lập kế hoạch tiễn khai và kiểm tra đánh giá Bắt đầu từ năm 1995, Nhà nước đã có dự ân về GDMT - dự án VIE/95/041- để nghiền cứu việc dam GDMT vào trong trường phổ thông với bước dẫu tên là xây dạng chương tỉnh v8 GDMT dint cho dio tg giáo viên

Dén dy én VIE/98/018, việc nghiên cín lồng ghép nội dung GDBVMT vio các

môn học ở cấp tiểu học đã dược tiễn hành, Dự án này đã xây dựng dược một số thết

kế mẫu modul GDMT khai thác từ sách giáo khoa tiểu học Điểu quan trọng là,

chương tình iu học mới đã được tiết kể, xây dựng trên inh thẫn gắn với các nội Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội Nghệ thuật, Thể dục và gắn vào từng bãi cụ thể, Ngày 26 27/9/1995, hội nghị khoa bọc về GDMT rong trường học do Bộ Giảo

dục và Đào ạo phối hợp với Bộ Khoe học - Công nghệ - Môi trường tổ chức tại Hà Ndi đã nêu lên những nét chung v8 thực rạng mội tường và giáo dục báo vỆ mội tới, Hội nghị này đã đưa ma khuyến nghị hành động vỀ GDMT rong các trường học, Van déng cée địa phương nhanh chóng hưởng ứng kế boạch biển khai GDMT của quốc gia thực biện GDMT tại các địa phương khếp nói trong cả nước, Ngày 12/5/2007, ta trường Đại học Bach khoa Bi Nang, BG GD&DT phổi hợp

với Bạn Khoa giảo Trung Ương và Bộ Tài nguyễn Mỗi trường tổ chức Tập huấn ~

ội hao là nhằm quân triệt Nghị quyết số 4I-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ chính tỷ về bảo vệ mỗi trường trong thời kì CNH, HĐH đất Tẩy Nguyên Mục địch của buổi

nước, quên tiệt Loật Giáo dục môi trường sửa đối năm 2003 và bản về ảo đục môi

Đã Nẵng Sở GD&ĐT rình Đắc Lắc Sở GD&ĐT Khánh Hoà Bio cáo của các Sở GDADT »u xác định tầm quan trọng của GDMT ong nhà tưởng cũng như tỉnh

Trang 32

thời sự của Nghị quyết số 4I-NQ/TƯ: đồng tời

những bắt cập về đội ngh, v tải ậu hướng đẫn cũng như diễu kiện cơ sở vật chất để Sở cũng chí sẻ những khỏ khẩn,

thục hiện cỏ hiệu guả công tác GDMT cho học sinh

Nam 2008 Bộ GD&ET đã xây dụng bộ ti liệu giáo dục môi trường cấp fiéu bọc qua các môn học: Tiếng Vigt, Dao đúc, Toán, Khoa học, Lịch sử - Dịal, Mĩ

thuật và Hoạt động GDNGLL Bộ tải

tiềo, nội dung GDMT trong các môn bị + phương pháp và hình thức dạy học, cách nhằm tập huấn, bồi đuông chơ GV thức khai thắc nội dung và soạn giảng lồng ghép tích hợp GDMT trong các muôn học Ngày 24/05/2014, tại Trai Da dạng Sinh học Mê Linh, tỉnh Vình Phúc, Trung tắm Công nghệ Giáo dục thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cúng phí từ Quỹ Rufford tổ chức Hội thảo "Giáo dục muội trường cho học sinh thông qua với sự hỗ trợ cua Quỹ Rufford nhằm giáo duc cho học sinh tiêu học và trung bọc cơ công bằng mỗi Irường và bảo vệ tài nguyên th nhiên mỗi tưởng, Mục địch của Hội thảo nhằm giới thiệu, chỉa sẻ kính nghiệm tổ chúc các boại động giáo dục

thực địa cho học sinh phổ thông, cũng nhự những để xuất, kiến nghị để có thể mở

rng dp dung gido dục thực địa tong các nhà tuồng phổ thông Việt Nam Trong 2 ngày 29-30/92015 tgi Trung tnn Hội nghị Qube gia Mp Dinh di ra Hội nghị Môi trường toàn quốc sẽ đánh giá những kết quả đại được vá bãi bọc kinh

nghị sẽ cỏ nhiều hội thảo, đặt ra và tim phương ân giải quyết những vẫn đỀ nhac Dự

trường: quản lí chất thái, khắc phục ô nhiễm, suy thoải và cài thiện chất lượng môi

trường: bio tin da dang sinh loc vá phát triển bến vững các hệ nh thái Ngoài ra, nguồn lục cho bảo vệ môi trưởng: tầng cường kiểm tr thánh trụ, xử ý vỉ phạm pháp Thật về bảo vệ môi trường cũng sẽ được bản thảo

Trang 33

nước dã tiỂn hành mội

Trong vải nấm trở lại đây, một số địa phương trong

sổ dỀ tải khoa học nhằm dưa những kiễn thức về mỗi trường địa phương vào giảng

ở trường phổ thông của tác giá Nguyễn Văn Khang (2012) đã khẳng định: “Muốn dung và phương pháp GDMT như gi thiệu các hưởng chính về GDMT: nêu lên một

GDMT cho hye sinh, Ngoũi tác giá côn đề xuất một số hình thức giáo dục cụ thể

để GIAMT qua giảng đạy nội khóa vả tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL; can

tranh thử khai thác GDMT ở các môn bọc có kiến thức liên quan như Toán, Hóa, Lịch

sử Văn Sở GDEIDT Quing Ninh đã tiễn khai nghiên cứu đề di "Thực nghiệm

giảo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở (1994 - 1996) Đề tải đã

xây dựng được tài liệu về nội dung BVMT vimg mỏ và rừng ngập mặn của địa phương Những i i

- VỀ GDMT trong nhà trường thông qua các môn học có luận án của Nguyễn

“Thị Thu Hằng Xác định các hình thúc tổ chức và phương pháp giáo dục nôi trường Đậu Thị Hòa "Giáo dục mỗi trường địa phương qua nôn Địa lý lớp 8 cho he sinh

(Quảng Nam — Dà Nẵng” (2005); Luận én của Dương Tién Sĩ "Giáo dục mỗi trường

Trang 34

qua day bye sinh thii bye lop 11 phố thông trong học” (2008) Những công trình

của bộ môn, tỉnh khoa học vả hệ thông, ưu tiên phản ánh thực tế về môi trường của

.địa phương và của đất nước,

- VỀ mục tiêu, phươog pháp tổ chúc dạy học GDMMT th cổ Luận án tến ĩ của

"Nguyễn Thị Vân Hương

cho HSTH (2000) đã đưa ra một số

HSTH, đố là; xác định mục tiêu GDMT cho HSTH, xây đựng nội dung, 42 xuất các

"Một số biện pháp nông cao chất lượng giáo dục môi trưởng,

fn pháp nâng cao chất lượng GDMT cho các hoạt động ngoại khôa ở tiều học, Luận án tiến sĩ của Huỳnh Thị Thụ Hãng "Giáo cách thức tổ chức HDNGLL để GDMT cho HS tiễn học đạt hiệu quả Quách Văn Toân Em (2012), với đi

thúc về môi trường cho học sinh ở mmột số trường tiễn học thuộc quận Bình Thạnh và bành động đúng về bảo về mỗi trường cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng

nghiên cứu “Gi dục nâng cao nhận bảng dẫu, là giải pháp tiếp cặn mới để giải quyết vẫn để về môi tường bn vững cho

cứu tại 4 trường tiểu học ở quận Bình Thạnh và 2 trường tiếu học ở huyện Củ Chỉ

huấn trực tiếp các nội dung về môi rường cho khoảng 480 bọc sinh khối 4, tác giả đã tha vi ‘qua trước và sau lập huấn có nhiễu thay đổi ích cực vỀ nhận thức, thai độ

và hành vĩ của bọc sỉnh

T3âu 'Thị Hòa (2012), với để tải "Môi số phương pháp giáo dục môi trường cho

bọc sinh tiểu học đem lại hiệu quả cao” đã xác định phương pháp lâm gương và nêu cực đem lại hiệu quả cao trong GDMT cho bọc sinh tiên học Ở lửng phương pháp,

bie gi cing ci ra ede bude triển khá thực biện nhằm giữp đổi tượng quản l cũng

như giáo viên nắm rõ hơn và thực hủ

Trang 35

trong trường tiêu bọc qua hình thúc báo cáo ngoại khóa” đã xác định báo cáo ngoại hoe sinh Tác giả cũng đã chỉ ra một số chủ để bảo cáo ngoại khôm trong trường tiéu

¡ (2) Chuẩn bị nội dung báo cáo ngoại khỏa: (3) Xác định

m thiết đễ ình bây bảo cáo ngoại khóa; (4) Tiên hành bảo

dụng báo cáo ngoại kh

phương tiện, điều kiện

cáo: (5) Tổng kết và đánh giá hiệu quá của buôi báo cáo Luận ấn iến ì của Võ Trung (2015), tác giả đã chỉ ra nội dụng vả quy trình tổ chức boạt động giáo đục môi trường

<a vio tai nghiệm trong đạy môn môn Khoa bọc cho HS cấp tiếu học

"Nguyễn Thị Minh Giang (20113), với để dải "Giáo đục môi trường cho bọc sinh

ốp 5 bằng phương pháp đạy học theo dự án” đã tiễn hành khảo sát đối với giáo viên

tại một số mung tu hoe thinh phd H8 Chỉ Minh về thực trọng sử đụng các phương

phâp giáo dục môi trưởng chờ học sinh tiểu học Quá khảo sit, lac giá nhận dịnh hấu bết phương pháp GDMT được sử dụng là PPDH, đặc

trưng của bộ môn Tự nhiên - Xã hội nhự PP quan sắt, PP thảo luận, PP điều tra, PP t là các phương pháp đặc

thục hành, PP tí nghiệm, PP đồng vai và PP day hoc theo dư ấn, Quad, tc gd cho

học nội dung GDMT cho HS lớp 5, Với phương pháp nảy HS cỏ thể tự lực giải quyết

vấn đ và dây là con đường hiệu qua nhất giùp HỆ rên luyện khả năng làm việc khox học, sing tạo và làm chủ vấn đỀhọc tập của chính mình Tác

để dạy học GIMT cho HS lớp 5

Tôm lộ, trên bình điện nghiền cứu HĐGĐMT quốc tế và Việt Nam có thể

lăng tu duy cẤp cao,

Khải quất như sau:

Đối với các nghiên cứu ở nước nguài: Vẫn đề GDMT dã được đẺ cập nghiên cửu dưới nhiều góc độ khác nhau Các quốc gia đã có những chủ trương, chỉnh sách

chương rình bánh động về GDMT khác nhưu, song các nước cũng đã có những điểm

Trang 36

chưng về sự lựa chợn mục dich, ndi dung, phufuing phap, hinh thức GDMT vẻ nhận

thấy tim quan trọng của sự phổi hợp GDMT giữa gia đình ~ nhà trưởng — xã hội Các nội dung GDMT, phương pháp và hình thức tổ chức GDAMT trọng nhã trường thuộc Tĩnh vực Giáo đục học

Đối với các nghiên cứu ở trong nước: Hoại động GDMT cho học sinh đã cđược các nhà quản lí, cắc nhà giáo dục, các nhá khoa học quan tầm nghiên củu ở

nhiều cấp độ và khía cạnh khác nhau Họ đã có những đóng gúp nhất định về mặt l¡

uận và thực tiễn Các công trình nghiên cứu về GDMT ở Việt Nam đã

ap trung,

nghiên cứu và khẳng định tằm quan trọng của GDMT, sự cằn thiết cla GMT cho

đã dỀ cập ở gốc độ khái quất những vấn để phương pháp luận và lí luận về mục tiêu,

nội dung, phương pháp và hình thức GDMT trong nhà trường phổ thông Qua đó, đã

dat duge kết quả ở các lãnh vọc như: (1) Lâm rõ mục iêo, phương pháp, hình thức

khi tổ chức GDMT cho HS học; (2) Xác định nội dung cơ bán về GDMT trong trường phổ (hông, (3) Xây dựng và hướng dẫn khai thác nội đong GDMT địa phương

trong các môn học vả hoạt động dạy học; (4) Điể xuất một số biên pháp để nâng cao

hiệu quả giảng dạy GDMT trong nhà trường, (5) ĐỀ xuất tích hợp GDMT vào một

sh man học đối với cắp Tiều bọc và THPT

1.1.2, Nghiên cứu về quản lí hoạt động giảo dục môi trường cho học sinh

ở trường tiểu học

1.1.3.1, Nghiên cứu 6 nước ngoài

Tử những năm 1980, khi GOMT được đưa vio nha trường và phát triển mạnh

mẻ trên toàn thể giới đã đặt a vin đỀ lớn cho các nhà quản Ii giáo dục của các nước:

“18 chức va quan li hoạt động này nhự thể nào để đạt được rnục tiêu GDM cho HS

các cấp học?"

Theo xu hướng dưa GDMT vào trơng trường học, cần thiết phải GDMT cho học

sinh — những chủ nhân tương lai, việc quản lí hoạt động này ở các nước đều do Chính

phủ quản li, cu thể là Chỉnh phủ giao cho Bộ Tai nguyên và Môi trường cùng với Bộ

Trang 37

GD&DT quân lí Các qu

rio cho hiệu quả tủy theo đặc diém và điều kiện cụ thể của từng nước Theo nghiền gia déu quan tâm đến quản lí hoạt động GDMT như thế

cửu, xụ hướng quản 1Í hoạt động GIDMT ở các quốc gia trên thế giới biện nay được

tiến hành theo 03 hướng sau

*Nghiên cứu quản lí hoạt động gián dục mỗi trường thông qua việc xây dựng, bao hành chương trình

Tháng 10 nim 1975, UNESCO và UNDP đã xây dựng chương trình quốc ế về GDMT và tổ chức Hội thảo quốc lần thứ nhất về GDMT igi & Belgrade (CHLB GDMT là nhậm năng cao toàn diễn nhận thức, í thức, thức rách nhiệm, khả năng

đánh giá các vẫn đề này sinh về môi trường và ích cục, tự giấc tham gia vào các hoạt nghĩ trên quy mô toàn cẳo KẺ từ đó, công đồng quỗc lễ thừa nhận định nghĩa về

kid

MT cũng như cái È liên quan thức kỹ năng, động cơ và

ộc độc lập hoặc hối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn dé

hiện tại và phòng chẳng các vẫn để có thế này sinh trong tương lãi

Thing L0 năm 1977, Hội nghỉ liền Chính phủ vẻ GDMT họp tại Thi (Cộng hòa Gia) với ự tham gia của 6ố quốc gia thánh viên ƯNESCO, đã ra tuyên ngôn

về GDMT trong dó có 41 khuyến nghị về chiến lược GDMT đối với các quốc gi

Hội nghị đã khuyển cáo mỗi nước ru tiên thành lập một tổ chức cô hiệu quả để chịu

trách nhiệm triển khuú GDMT Hội nghị nảy là đỉnh cao của giai đoạn xây dựng

chương trình và đặt co sở cho sự phát triển GDMT trên bình điện quốc tế Liên hợp

quốc cũng thành lập chương trinh về môi trường mả cơ quan lãnh đạo đặt tại Nairobii

thuộc Kê,

Đột số khu vục căng tổ chúc hội thảo khoa học về GDMT, Hội thảo khu vực Châu Á - Thi Bình Duong tri Bangkok (Thai Lan) vio thẳng 10/1976 đã đưa rà 4 quy và vẫn đỀ soạn hảo tả lều sây dựng các phương tiên giáng dạy GDMT,

Trang 38

"Tháng 9/1980, hội thảo khu vực Châu Á — Thái Bình Dương lần thứ 2 tổ chức

tại Băng Cốc (Thái Lan) có I7 nước tham dự Mực dich của bội thảo náy là nhằm trao

đổi kinh nghiệm giáo dục của các nước và phân tích sự cân thiết phải đựa GIĐMTT vào

các trường đại học và GDMT cho các đối trợng khác nhau

“Cảng tình "Hồi các nhà GIDMT, đã đến lúc phảt thết kế chương trnh tổng thể"

củ Pen = len Chen đã đánh giá việc nhiễu nhà nghiên cứu GDMT dã hết sức cổ gắng

MT học đã đưa r những đâu dang nhằm giúp đồ các công dân và đặc biệt là

HS dé họ hiểu thấu đáo các cách thúc báo vệ cho tri dét Tuy nhiền, tác giả công

trình kêu gọi việc xây dựng một chương trình giáo dục xanh lá cân thiết và phù hợp

với sự phát tiễn bŠn vững trong thể kỷ XI (Võ Trung Minh, 2015)

*Nghiên cứu quản ỉ hoạt động gián dục môi trường thông qua việc quản f nội đung chương

hoạt động GDMT

YÊ quản lí nội đang: Nm 1982 UNESCO

jh giáo đục, quần Ii các hình thức và phường pháp tổ chức

ghi mội chương tỉnh ngắn

vẺ BVMT vả tải nguyên thiện nhiền trong 5 bài bọc; mỗi quan hệ tương bổ trong

thiên nhiên, sự căn bằng trong thiên nhiên, hậu quà tai hại của sự mắt cân bằng rong trường, Năm 1983, tổ chức ƯNESCO cũng đã hoàn thành một số công cụ sự phạm

cho việc hưởng đẫn GDMT như sách hướng dẫn, tranh ảnh, phim tải liệu

6 Singapore, GDMT ti vin dé duge ed cong dông quan tâm và hưởng ứng, Thể giới Singapore chính là hình ảnh của một đắt nước xanh ~ sịch đạp Chính phủ nude nay di ban hành tất nhiều dạo luật về vẫn dễ bảo vỹ môi trường và chủ

trọng đếo GISMTT cho thể hệ tương lai của đất nước Chính vì thể, chương trình

GDMT ở tiễn học được xây đơng ht sức bãi án, cụ thể với 06 chủ đễ chính: Nhận qguanh, khẩm phá cơ chế hoạt động của các sinh vật hiện tượng; Tìm hiễu sự trưởng

động GDMT trong nhà trường đạt biệu quá nhà quản li coi trọng việc lựa chọn hình

Trang 39

thức tổ chức hoạt động GDMT, Một trong những hình thức giáo dực tên

khuyến khích sử đụng là các hoại động giúp đỡ ọc sinh thâm nhập thực tÝ cuộc sống nhủ Khách đến hâm quan lớp học tổ chức các chuyên thăm quan tà giới Điệu hàng loạt các sắn với thục bảnh tì đây được xem là ình thức đem lại hiệu quả tất u nhất tong việc GDMT cho bge sinh cúc trường in học Singapore,

Tại Trường Tiêu học Shoqun hà trường xây dợng diêng một Chương tình Giáo dục Môi tường với lên gợi là K hoạch Xanh KẾ hoạch Xanh cũa Shuamm là sác vẫn đề môi trường toàn cầu mà chúng ta phải đồi mặt Chúng tôi muốn các em có

trách nhiệm với mai trường mà các cm dang sống Chương trình Giáo dục Môi trường,

được các giáo viên nhát tiển với mục đích giáo dục học sinh vỀ các thách thức môi dẫn sự bền vững của môi tường

Chương trình giảng dạy nảy tập trung vào 06 lĩnh vực bảo (Ổn Các học

xinh sẽ tham gia thảo luận ích cực vỀ các thách thức môi trường và bảo tổn khác nha

nhự biến đội khí bậu, Thông qua việc học tập tích cục, HS có thể học cách chủ động

hơn và trở thành thể hệ tiếp theo của các nhà lãnh đạo bảo tồn Các bãi học vã thảo các cm cổ thể chuyển việc học của mình thánh các hành động tích cực vỀ môi trường

Để quân lí nội dung GDMT, Trường Tiểu bọc St Joseph xây dụng kế hoạch

tuần lì môi trường rưởng học kết hợp tằm nhi sử mệnh, chỉnh vách mu sắm xanh

là giảo đục vi sự phát triển bên vững Từ đỏ, dat ra các mục tiêu giáo duc trong nha

trường lề

« Phátiểntỉnh thẫn trích nhiệm đốt với môi trường tự hiền và trừthành những thành viê tích cục và đăng gi của công đồng

Trang 40

+ Cung cấp mội môi trưởng sáng tạo, khuyẾn khích và nuội dường, thúc đẩy sự

phốt tiễn, hận hức và hành dộng của mỗi cả nhận iền quan đến việc xây dựng một

vững thông qua chương tình giảng day ở mỗi cấp độ hàng năm và các sự kiện toàn

trường Việc bọc tập của học sinh sẽ tập trung vào việc thục hiện các hoạt động trơng vũng ích cực bao gằm dại điện môi trường học sinh, nhân viện, học sinh phụ huynh

vã các thành viên khác của trường chúng ôi và công đằng địa phương, Chương tỉnh học và giáo dục mỗi tường: Kinh nghiệm kiểm toán môi tường trường học Carmen Conde và Samcl Sánchcz (2008), cỏ 13 trường điển học vá mắm

có tên "Eeocentros" - dựa trên kiểm toán môi trường trường học (cco - kiểm toán)

là giao việc và cho Hồ lâm vie theo nhóm,

~ Việc kết hợp giáo dục môi trường vào chương tình giảng dạy nên toàn diện bơm là chỉ “hổ sung" các vẫn đ môi trường vào nội dung hiện có và xanh hẳn chương iấo viên là rất quan trọng trong qu tỉnh kết hợp nội dung GDMMT tong chương

trình giáo dục nhà trường

Ngày đăng: 30/10/2024, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w