PRvànhữnglầmtưởngcủangườisínhchữ Các sinh viên mới ra trường, mang theo mình một hành trang kiến thức và khái niệm, nào là PR là quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tài trợ, xử lý khủng hoảng… nhưng thực tế đi vào công ty, được giao những công việc không như tưởngtượng thì bắt đầu hoang mang như đứng giữa ngã ba đường. Cuối cùng, làmPR là làm gì? Qua tiếp xúc với nhiều bạn làm PR, tôi xin thống kê ra đây những khái niệm mà nhữngngườisínhchữ thường hay lầmtưởng về công việc PR: PR = marketing Nhiều công ty tuyển nhân viên PR với một bản mô tả công việc không khác gì nhân viên marketing: xây dựng quảng bá thương hiệu, liên kết đối tác để tạo mạng lưới kinh doanh, sản xuất các vật phẩm quảng cáo. Sự sínhchữcủa nhiều ngườilàm cho khái niệm PR ngày càng đồng nhất với khái niệm marketing. PR = chuyên gia đăng báo miễn phí Nhiều doanh nghiệp quan niệm rằng, làmPR nghĩa là tạo mối quan hệ tốt với phóng viên để có những bài báo miễn phí. Một cô bé sinh viên chuyên ngành marketing mới ra trường, được nhận vào làmPR cho một công ty bánh kẹo, than thở rằng sếp cô muốn có những bài giới thiệu công ty hoành tráng trên những tờ báo lớn, nhưng không chịu chi một đồng nào. Ông cho rằng cô được nhận vào đây và trả lương thì bắt buộc phải có trách nhiệm gầy dựng những mối quan hệ tốt với phóng viên nhằm có được những bài viết miễn phí trên báo. “Nếu phải bỏ tiền mua bài PR, thì tôi có thể tự làm đâu cần thuê em nữa đúng không nào?” Do ảnh hưởng của một số bài báo, nhiều người nghĩ rằng PR là một hình thức quảng bá ít tốn kém, thậm chí là miễn phí. Nhưng thực chất một chiến dịch PRlàm cho bài bản còn ngốn ngân sách nhiều hơn quảng cáo outdoor hay digital marketing rất nhiều. Nếu bạn có mối quan hệ thân thiết với phóng viên, bạn có thể đi bài PR miễn phí được một lần, nhưng chắc chắn sẽ không có lần thứ hai vì chẳng ai chịu làmngười giúp đỡ không công cho bạn mãi. Giữa việc có một bài PR miễn phí để báo cáo sếp, và việc đánh mất một mối quan hệ chí thân với phóng viên, bạn sẽ lựa chọn cách nào? PR = quản trị web Nhiều công ty tuyển nhân viên PR để làm mỗi công việc là quản trị, cập nhật nội dung cho website của họ. Nhân viên PR còn được ưu ái giao cho những việc chưa biết giao cho ai như check mail chung (dạng info@) của công ty), soạn thư ngỏ, thư đòi nợ khách hàng và viết nội dung catalogue cho công ty. Dù sao nhân viên PR cũng được nhìn nhận là chuyên gia văn hay chữ tốt, nên họ suy luận rằng không người nào xứng đáng để giao việc này hơn. PR = người đi lấy tin, chụp hình Ở một kênh truyền hình mới ra đời chuyên về thông báo khuyến mãi sản phẩm, các nhân viên PRcủa họ chịu trách nhiệm chào bán chương trình truyền hình của mình cho khách hàng là các đối tác tài trợ. Sau khi hợp đồng tài trợ được ký, các nhân viên PR sẽ xuống công ty khách hàng quay phim, viết bài giới thiệu để quảng bá sản phẩm cho họ. Nhân viên PR ở đây không khác gì một nhân viên sản xuất truyền hình. PR = bán hàng, giới thiệu sản phẩm Trong một mẩu quảng cáo tuyển dụng nhân viên bán và tư vấn mỹ phẩm, một công ty trang trọng đặt tiêu đề “Tuyển nhân viên PR mỹ phẩm”. Phải chăng đã qua cái thời người ta dùng chữ “nhân viên marketing” thay cho chữ “nhân viên bán hàng”, mà thay vào đó dùng từ ”nhân viên PR” cho bí hiểm và sành điệu? PR = nhân viên rao vặt Một sinh viên khác hào hứng đăng tuyển vào một công ty giao dịch mua bán ô tô với chức danh “Nhân viên PR online”. Sau đó cậu này mới biết công việc này thực chất là con lai giữa bán hàng và spam rao vặt quảng cáo. Hàng ngày công việc của cậu là gặp gỡ khách hàng, thu thập thông tin để đưa lên website, và viết bài bình luận đưa lên các forum ô tô, tự quảng cáo online, offline để bán hàng. PR= người tiếp khách Với cách hiểu PR là quan hệ công chúng, quan hệ khách hàng và đối tác, nhiều vị giám đốc tuyển cho mình một cô gái trẻ đẹp xinh tươi để làm công việc là đi cùng giám đốc gặp gỡ khách hàng. Gặp bất cứ ai, họ cũng tự hào giới thiệu “Đây là nhân viên PR, chuyên quan hệ khách hàng đối tác của công ty chúng tôi”. Và thế là nhân viên PR trở thành bình hoa di động, chuyên dùng để cười nói với khách hàng, xếp lịch hẹn cho giám đốc, mua quà tặng sinh nhật cho đối tác… không khác gì một thư ký. Một số công ty khác, nhân viên PR là người trực điện thoại và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm. Kết luận Khái niệm PR dường như đã đi quá xa so với những gì thuộc về bản chất nó. Sẽ đến lúc từ PR trở nên thịnh hành đến nỗi già trẻ lớn bé ai cũng biết, nhưng mỗi người lại hiểu nó lệch lạc theo một hướng.Hãy trả lại khái niệm PR chân chính cho nhữngngườilàmPR chân chính. Các công ty trước khi gởi đi một mẩu tin tuyển dụng hãy cân nhắc xem nên gọi chức danh đó là nhân viên bán hàng, nhân viên quản trị web, nhân viên tư vấn… hay nhất thiết phải gọi là nhân viên PR cho hợp mốt. Những bạn trẻ khi ứng tuyển vào vị trí PR cũng nên xem cho kỹ bản mô tả công việc trước khi nhận việc nếu không muốn vỡ mộng về một công việc PR không như mình đã tưởng. . PR và những lầm tưởng của người sính chữ Các sinh viên mới ra trường, mang theo mình một hành trang kiến thức và khái niệm, nào là PR là quan hệ báo chí, quan hệ. làm PR, tôi xin thống kê ra đây những khái niệm mà những người sính chữ thường hay lầm tưởng về công việc PR: PR = marketing Nhiều công ty tuyển nhân viên PR với một bản mô tả công việc không. viên PR mỹ phẩm”. Phải chăng đã qua cái thời người ta dùng chữ “nhân viên marketing” thay cho chữ “nhân viên bán hàng”, mà thay vào đó dùng từ ”nhân viên PR cho bí hiểm và sành điệu? PR =