1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Để xây dựng mô hình giảng dạy bộ môn vật lý

59 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để xây dựng mô hình giảng dạy bộ môn Vật lý
Người hướng dẫn ThS. Lê Nguyễn Trung Nguyên
Trường học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Viện Nghiên cứu Giáo dục
Chuyên ngành Vật lý
Thể loại Báo cáo khoa học đề tài cấp trường
Năm xuất bản 2004
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 27,39 MB

Nội dung

Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó chúng giúp cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái

Trang 1

VIEN NGHIEN CUU GIAO DUC

BAO CAO KHOA HOC

DE TAI CAP TRUONG

Ung dung công nghệ thông tin và truyền thông

Trang 2

BAO CAO KHOA HOC

DE TAI CAP TRUONG

Ung dung

đê xây dựng mô hình giảng dạy bộ môn Vật lý

Trang 4

II TỰ XÂY DỰNG WEBSITE RIÊNG . - - 2 + S£EE+E£EE£EE+EEEEEEEEEEEErEerkerrrkerxrrrrke 26

II TÌM NGUÒN VẢ XỬ LÝ TÀI LIỆU 2 22 2¿225+22+++2E+++EE+ezxverxxrsrseez 33

IV MÔ PHỎNG MINH HỌA CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐƠN GIẢN 39 PHAN IV: KET LUAN VÀ NHỮNG KIÊN NGHỊ, - 2-5 sSSeEEeEEeEEeEEEEEerxerxsrk 44 PHAN V: PHỤ LỤC 6-56 St EkEEtSEEEkSEEEkEEEE E111 E11 1111111111111 111111111111 crkE 41

Trang 5

PHẢN I: MỞ ĐẦU

Trang 6

Mục đích nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) đang là xu hướng phát triển mạnh và nhất là được sự động viên khuyến khích của các cấp lãnh đạo Tuy nhiên, ứng dụng CNTT&TT như thế nào cho có hiệu quả và không trái với mục đích của giáo dục mới là điều thật sự quan trọng Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một mô hình giảng dạy bộ môn Vật lý trong đó CNTT&TT được sử dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực để phát huy tối đa tính sáng tạo của người thầy và trò, đồng thời nâng cao chất lượng dạy

và học ở các cấp

Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu: xác định các yếu tố cầu thành một mô hình dạy học vật lý có

sự hỗ trợ đắc lực cùa CNTT&TT

* Phạm vi nghiên cứu: sử dụng các công nghệ đơn giản, thích hợp với trình độ giáo viên hiện nay kết hợp với phương pháp dạy học tích cực đề xây dựng mô hình

Mục tiêu nghiên cứu:

* Mục tiêu 1: Khái quát thế nào là ứng dụng CNTT & TT vào dạy học

* Mục tiêu 2: Nghiên cứu một vài phương pháp đạy học tích cực đang được phô biến

ở các nước trên thế giới Cho những kiến nghị và đề xuất áp dụng sao cho phù hợp với tình

hình thực tế ở Việt Nam

* Mục tiêu 3: Xây dựng mô hình dạy học vật lý cụ thê

* Mục tiêu 4: Nghiên cứu các công cụ đơn giản, cần thiết tối thiểu để thực hiện mô hình

* Mục tiêu 5: Kết luận toàn bộ công trình nghiên cứu và các kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu

Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu:

Vật lý là môn khoa học gắn liền với thực nghiệm, con đường chiếm lĩnh một kiến thức Vật lý thông qua thực nghiệm luôn là con đường được ưu tiên Vì thế, không ít nhà nghiên cứu phương pháp giảng dạy Vật lý đã nhắn mạnh tầm quan trọng của phương pháp dạy học trực quan "Sứ đụng rộng rãi thí nghiệm vật lý ở nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong việc phần đấu, nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường phổ thông theo phương hướng tỉnh giản, vững chắc và sát vơi thực tế Điều này còn quyết định bởi đặc điểm của khoa học vật lý vốn là một khoa học thực nghiệm và bởi các nguyên tắc dạy học, trước hết là nguyên tắc trực quan Thí nghiệm vật lý có tác dụng rất lớn trong việc phát triển năng lực nhận thức của học sinh và giúp học sinh làm quen dân với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó họ được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì." (Nguyễn Văn Đồng - Phương pháp giảng dạy Vật lý ờ trường phô thông -)

Việc tìm cách nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như tăng cường trang thiết bi, dung

cụ hỗ trợ cho các giáo viên đã được nhiều sự quan tâm của Ban giám hiệu và các giáo viên tâm đắc Mặc dù vậy, tình hình "học chay, dạy chay” trên thực tế vẫn chưa được khắc phục ở nhiều trường phổ thông; lối dạy học một chiều vẫn còn tổn tại và đang bị dư luận lên án Do

đó, trước hàng loạt các khó khăn về việc sử dụng các thí nghiệm thực phục vụ giảng dạy, tôi

bạo dạn đề xuất một giải pháp, vẫn

Trang 7

tôn trọng tính thực nghiệm của bộ môn khoa học Vật lý Đó là con đường ứng dụng Công nghệ vào việc giảng dạy Vật lý mà ở đây là thiết lập một Mô hình giảng dạy bộ môn Vật lý

Cần phải nhắn mạnh là việc triển khai một phòng giảng dạy bộ môn Vật lý với đầy đủ

các trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu projector không mang ý nghĩa thay thế hoàn toàn các phòng học truyền thống hiện có ở các trường phô thông Bởi vì theo tôi, dạy học với bảng đen phấn trắng cho đến nay vẫn chiếm một vị trí quan trọng chưa thé thay thế được Do vậy, Phòng dạy bộ môn chỉ mang tính chất hỗ trợ các phòng học truyền thống, một mặt giải quyết tình trạng "dạy chay, học chay", mặt khác giúp giáo dục gắn kết với công nghệ, đưa công nghệ trở thành một phương tiện hữu hiệu trong giảng dạy đúng theo xu hướng giáo dục trên thế giới Tuy nhiên, việc dạy và học trong đó có sự đóng góp tích cực của CNTT&TT phải phù hợp với điều kiện công nghệ mới và tận dụng những thành tựu công nghệ trong các hoạt động dạy và học hiện nay ở các trường

Hơn nữa, cũng cần phải chú ý khái niệm công nghệ giáo dục không nên hiểu đơn giản chỉ là ứng dụng máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác trong giảng dạy Thật ra công nghệ dạy học có nghĩa bao gồm kỹ thuật, công cụ, phần mềm thiết bị và những phương pháp được

áp dụng để giảng dạy Đó là nguyên nhân khiến tôi nghiên cứu đi sâu vào phương pháp giảng dạy một chương trình học cụ thế có sự hỗ trợ của máy móc chứ không thuần táy là biểu diễn một phần mềm dạy học mà thôi

Trình bày vắn tắt hoạt động nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chỉ bắt đầu ở phần nghiên cứu lý luận dé tìm ra mô hình giảng dạy thích hợp cho môn vật lý Do vậy, xuyên suốt đề tài sẽ không thấy xuất hiện các bước triển khai ứng dụng mô hình Đó là phần hậu đề tài

Đề tài chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu vấn đề lý luận các phương pháp giảng dạy hiện đại trên thế giới Từ đó rút ra một mô hình thích hợp cho việc giảng dạy vật lý ở Việt Nam Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật sử dụng CNTT trong giảng dạy Vật lý

Trang 8

PHÀN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 9

I UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN VA TRUYEN THONG

(CNTT&TT) VAO VIEC GIANG DAY & DAO TAO

Ung dung CNTT&TT vao viéc giang dạy và đảo tạo là một bộ phận của bộ môn Công nghệ dạy học Công nghệ dạy học được định nghĩa là một sự sắp xếp các công việc day va học theo một hệ thống đặc biệt được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức cho người học theo

một kết quả đã được dự đoán trước; điều hành quá trình dạy học một cách có hiệu quả để

đưa người học đạt đến các mục tiêu học tập đặc biệt (Tô Xuân Giáp, 1997) Trong quá trình phát triển dạy học chương trình hóa, các nhà giáo dục đã đưa ra một quá trình phân tích nhiệm vụ dạy học, chia chúng ra thành các nhiệm vụ chính và phụ, rồi lại chia từng nhiệm vụ

ra các bước nhỏ cần thiết để dẫn dắt người học đạt được các mục tiêu học tập đặc biệt Việc thực hiện quá trình dạy học như vậy tương tự với quá trình sản xuất công nghiệp nên các nhà giáo dục đã dùng một thuật ngữ mới là "công nghệ dạy học" để diễn tả quá trình dạy học kiểu này

Công nghệ dạy học có năm đặc điểm chủ yếu: Hệ thống hóa, tính phương tiện, quan điểm hệ thống, tính khoa học và mục tiêu học tập Cả năm đặc điểm này đều có vai trò quan trọng như nhau trong một quá trình triển khai công nghệ dạy học Tuy nhiên, trong khuôn

khô của đề tài này, tính phương tiện là được nghiên cứu và trình bày một cách chỉ tiết Tính

phương tiện của công nghệ dạy học ngày nay được hiểu là việc sử dụng CNTT&TT và các đồ dùng dạy học Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc thiết kế các phương tiện dạy học Phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận được Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó chúng giúp cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và

áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

Theo Tô Xuân Giáp (1997), ông cho rằng từ thực tiễn sư phạm cho thấy các phương tiện dạy học có các đặc trưng chủ yếu như sau:

- Có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác làm cho nguồn tin mà họ thu nhận được trờ nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bên hơn

- Làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, vì vậy làm tăng khả năng của học sinh tiếp thu những sự vật hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường học sinh khó nắm vững được

- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc lĩnh hội kiến thức của hoc sinh lai nhanh hơn

- Giải phóng người thầy giáo khỏi một khối lượng lớn các công việc tay chân, do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học

- Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của học sinh

- Bằng việc sử dụng phương tiện dạy học, giáo viên có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến thức cũng như hình thành các kĩ năng, kĩ xảo của học sinh

Trang 10

Hiện nay, Khi nói đến ứng dụng CNTT & TT vào dạy học, người ta thường nhắc tới một thuật, ngữ thông dụng, đó là E-learninng Khái niệm E-learning được định nghĩa theo nhiều kiểu khác nhau từ tổng quát:

"E-learnng là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT&TT" (Compare Infobase Inc)

Hoặc cụ thể hơn:

"E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ

bởi công nghệ điện tử Việc phân phối qua nhiều kỹ thuật khác nhau như Internet, TV, videotape, các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính" (Sun Microsystems, Inc)

Hoac:

"E-learning là một thuật ngữ dùng đề mô tả việc phân phối các nội dung học tập, các hoạt động đào tạo thông qua các phương tiện điện tử như Internet, Intranet, Extranet, CD- Rom, dién thoai, TV, ." (e-learningsite.com)

Nói chung, ứng dụng CNTT&TT vào dạy học là sử dụng mọi nguồn tư liệu và kỹ thuật điện tử đề giảng dạy sao cho có hiệu quả

Trên thế giới hiện nay, khi đề cập đến công nghệ dạy học (Instructional Technology)

thì chủ yếu là đề cập đến công nghệ đào tạo qua mạng, cụ thể là đào tạo từ xa (distance learning) Nhưng với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, vấn để đảo tạo từ xa chưa phải

là vấn đề quan trọng hàng đầu Trước nhất, chúng ta cần sử dụng công nghệ đề phát huy hiệu quả dạy và học của các giáo viên đang trực tiếp đứng lớp

Theo TS Quách Tuấn Ngọc - Giám đốc trung tâm tin học - Bộ Giáo dục và đảo tạo:

"E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức Hiệu quả của e - leaning cao hơn so với cách dạy truyền thống do e-learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích từng người Hiện nay, e-learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế gidi voi rất nhiều tô chức e-learning ra doi" Như vậy, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT & TT vào giáo dục có thê không cần khăng định thêm nữa Vấn đề bây giờ là làm cách nào để ứng dụng CNTT & TT một cách có hiệu quả trong giáo dục

Đề ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục, cần tối thiểu ba yêu cầu sau:

1 Cần trang bị máy vi tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm cho các trường học Tuy nhiên, khi trang bị máy móc cần nghĩ ngay đến vấn đề chuyền giao công nghệ Máy móc sẽ mau chóng xuống cấp và hao phí nếu được trang bị mà không có kế hoạch sử dụng trước

2 Liên tục tổ chức các khóa học huấn luyện các giáo viên sử dụng công nghệ và giới thiệu những phương pháp dạy học mới có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ Cần phải nhấn mạnh rằng chỉ huấn luyện kỹ năng sử dụng máy

Trang 11

móc là chưa đủ mà giới thiệu các phương pháp dạy học mới phát huy tối đa ưu điểm của công nghệ cũng vô cùng quan trọng

3 Cần tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ, đặc biệt cần quan tâm đến hoạt động thay đổi tư duy của giáo viên dé tiêp nhận phương pháp dạy học mới, bên cạnh sự tồn tại của phương pháp giảng dạy truyền thống

Ở đây, trường đại học sư phạm nên là nơi tiên phong trong việc đào tạo cho sinh viên

về môn công nghệ dạy học

Ứng dụng CNTT & TT vào giảng dạy chỉ là một bước tiến của giáo dục, không

phải là một đích đến

Các phương tiện dạy học được thiết kế bởi CNTT & TT suy cho cùng chỉ là một quá trình minh họa hay mô phỏng các sự vật, hiện tượng: điều này có nghĩa là người học chỉ được nghe, nhìn, nói trong quá trình truyền thụ kiến thức theo kiểu ứng dụng CNTT & TT Mà ông cha ta đã có câu: "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm" Bà Roberta (trường nhóm học thuật của trường RMIT Việt Nam) trong một cuộc họp vào tháng 9/2003 đã nói rằng lượng kiến thức lưu lại tùy thuộc vào phương pháp truyền đạt theo tỉ lệ có thé đo lường nhu sau:

Ở Ấn Độ quá trình dạy học cũng được đúc kết như sau:

Tôi nghe - Tôi quên

Tôi nhìn - Tôi nhớ

Tôi làm - tôi hiểu

1 Tôi nghe - tôi quên

Đây là lỗi học truyền thụ một chiều hiện vẫn còn rất phổ biến ở nước ta; ngành giáo dục của nước nhà không ngày nào là không bị báo chí đăng tải, phê phán lối dạy học cỗ điển này Giáo viên lên lớp và dùng lời nói đề truyền thụ tri thức cho học sinh; với cách dạy học này, người giáo viên cảm thấy yên tâm vì lượng kiến thức mà họ đã trình bày cho học sinh luôn luôn đạt về mặt số lượng Tuy nhiên, trước dư luận gay gắt hiện nay ờ Việt Nam đã là một bằng chứng hùng hồn cho những hạn chế của cách học "tôi nghe - tôi quên"

2 Tôi nhìn-tôi nhớ

Là một xu hướng tất yếu của phát triển giáo dục, là một bước tiến đương nhiên bị kéo theo bời sự phát triển của khoa học - công nghệ - kỹ thuật; ứng dụng CNTT & TT vào sự nghiệp giáo dục đã và đang là một giải pháp cứu cánh giúp các giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy cho bản thân Nói một cách khác, học sinh đã được bước sang cấp bậc hai:

"tôi nhìn, tôi nhớ" Bằng

10

Trang 12

những ưu thế của CNTT, các sự vật và hiện tượng được minh họa gần như thực một cách sinh động, chính xác, liên tục, ấn tượng nhằm giúp học sinh nhớ lâu

3 Tôi làm - tôi hiểu

Nhớ những kiến thức mà giáo viên truyền thụ là quan trọng nhưng phải hiểu những kiến thức đó thì còn quan trọng hơn Khi học sinh được bắt tay vào thao tác, thực hành, được

sử đụng tất cả các giác quan của mình để tiếp nhận tri thức thì những kiến thức mà họ tiếp thu được sẽ được họ mang theo suốt đời và đễ đàng mang nó vào ứng dụng trong thực tiễn

Từ những nghiên cứu trên về khả năng tiếp thu kiến thức của người học thì nhất thiết

phải chú ý rằng việc ứng dụng CNTT & TT vào dạy học không thể chỉ dừng lại ở mức mô

phỏng, minh họa Mà cần phải kết hợp giữa việc tận dụng tối đa các ưu điểm của CNTT&TT trong thiết kế các phương tiện dạy học đồng thời nghiên cứu một phương pháp giảng dạy hiệu quả để học sinh vừa thực hiện quá trình "tôi nhìn -tôi nhớ” và "tôi làm - tôi hiểu", cần phải tránh tình trạng chỉ đổi mới phương pháp dạy học nữa vời, tức là chỉ mới thực hiện tới mức "tôi nhìn - tôi nhớ" mà chưa thực hiện được mức "tôi làm - tôi hiểu" Tóm lại, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một bước tiến cho việc thay đổi phương pháp giảng dạy, nó giúp giáo viên cải thiện phương pháp giảng dạy một chiều hiện nay, nhưng trong tương lai

việc trang bị các phòng thí nghiệm thực vẫn là một công việc nhất thiết phải làm Thí nghiệm

ảo không thê thay thế được thí nghiệm thực và con đường ứng dụng CNTT&TT sẽ đi tới việc đào tao từ xa qua mạng Có nghĩa là phải đặt CNTT&TT vào đúng vai trò, chức năng của nó trong ngành giáo dục

II CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THÔNG DỤNG TRÉN THÊ GIỚI

CÓ SỰ HỖ TRỢ CUA CÔNG NGHỆ

1 Phương Pháp day học nêu vấn đề (Problem - Based Learninq (PBU)

Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp thử thách học sinh học thông qua việc yêu cầu họ tham gia vao mot van dé thuc té Đây là một dang học tập đồng thời phát triển cả về chiến lược giải quyết vấn đề, tiếp thu các kiến thức cơ bản của môn học và rèn luyện những

kỹ năng bằng cách đặt học sinh vào vai trò tích cực của một người giải quyết vấn đề

Dạy học nêu vấn đề là quá trình học tập lay học sinh làm trung tâm Dạy học nêu vấn

đề chú trọng vào việc dạy và cả việc học Quá trình này nhằm buộc học sinh sử dụng năng lực giải quyết vấn đề để phát triển việc học và động cơ hứng thú học tập của họ Có nhiều cách thức định nghĩa phương pháp dạy học nêu vấn đề:

» Quá trình học tập được đặt vào trong ngữ cảnh của những nhiệm vụ đích thực, các

vấn đề có liên hệ tới thực tiễn

» Học theo phương pháp dạy học nêu vấn đề, giáo viên và học sinh là những người cùng học, cùng lên kế hoạch, cùng cho ra kết quả và cùng đánh giá bởi vì họ cùng thiết kế, thực hiện những vấn đề của họ

+ Phương pháp dạy học nêu vấn đề dựa trên những nghiên cứu về học tập những ứng dụng tốt nhất Phương pháp này kích thích học sinh lãnh trách nhiệm đối với chính quá trình học của họ

11

Trang 13

+ Phương pháp dạy học nêu vấn đề chú trọng vào việc hợp tác giữa các học sinh, nhắn mạnh sự phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong những ngữ cảnh thực hành chuyên nghiệp, đề cao tính tự học và nhằm tăng cường động cơ học tập suốt đời

Nguồn gốc của phương pháp dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề bắt nguồn từ một cuộc cải cách chương trình của khoa Y tai trường đại học Case Western Reserve vào cuối những năm 50 Chương trình cải cách y khoa

và khoa học về sức khỏe đã tiếp tục cho sự tiến triển của ứng dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, đặc biệt việc học của các nhóm nhỏ cụ thể và quá trình hướng dẫn được phát triển bởi khoa Y tại đại học McMaster ở Canada Chương trình học y cải cách này đã được xem như

mô hình chuyên sâu về khoa học giảng dạy cơ bản Với sự bùng nổ thông tin y học và công nghệ mới cũng như sự thay đổi nhanh chóng yêu cầu thực tiễn y khoa tương lai, một cách thức và một chiến lược học tập mới được phát triển nhằm giúp người học thực hành những vân đề chuyên môn Phương pháp dạy học nêu vấn đề đã được phổ biến cho hơn 50 trường y khoa và dần dần được đưa vào chương trình học lớp 12 Sau đó hầu như các chương trinh đại học và sau đại học đều có sử dụng phương pháp này

Tại sao cần sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề?

Thói quen giáo dục truyền thống từ mẫu giáo đến đại học làm người học thấy chán

Họ luôn phải đối diện với một khối lượng lớn thông tin cần phải nhớ, nhiều lượng thông tin

dường như không còn thích hợp với thế giới khi nó tồn tại bên ngoài trường Người học thường quên gần hết những gì mà họ đã học và những gi mà họ phải học thuộc nhưng không thê sử dụng để giải quyết các vấn đề trong công việc tương lai cùa họ Lớp học truyền thống không giúp sinh viên làm việc cùng nhau theo cách hợp tác và giải quyết vấn đề Nghiên cứu tâm lý giáo dục đã chứng minh rằng phương pháp giáo dục truyền thống không giúp nhiều trong việc tiếp thu kiến thức Mặc dù cả giáo viên và học sinh đều hết sức nỗ lực nhưng những kiến thức mà học sinh được học khi giáo viên sử dụng phương pháp truyền đạt đều rất nhanh chóng bị lãng quên Hơn nữa, khả năng giải quyết vấn đề có thê bị suy giảm Trên thực

tế đã có nghiên cứu chứng minh răng trong 90 ngày sinh viên quên 90% những gi mà họ được học qua con đường nghe giảng (Smilovite, 1996) Nói chung trong một lớp học truyền thống thì động cơ học tập thường bị suy giảm Một trong những lợi ích của phương pháp dạy học nêu van dé 1a lam cho học sinh thích thú với quá trình học tập của chính họ Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp có nhiều thử thách, học sinh bị lôi cuốn vào quá trình học tập do nhu cầu muốn hiểu và tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề thực tế

Quy trinh làm việc của phương pháp dạy học nêu vấn đề

Học sinh được phân công làm việc trong một nhóm nhỏ đề giải quyết vấn đề trong đó người học gần như đóng vai trò quản lý chuyên môn Người học bắt đầu giải quyết một vấn

đề bằng cách giới thiệu sự bất hợp lý của một hiện trạng Người học có thể trình bày dưới

dạng một báo cáo viết, một đoạn phim thực tế Tất cả các nhóm sẽ bầu ra một nhóm trường

và nếu cần thì bầu thêm một thư ký Các nhóm sẽ được hướng dẫn quá trinh giải quyết vấn đề

như tim kiếm, phân tích, giải quyết và giới thiệu vấn đề Cụ thể:

12

Trang 14

1 Phát triển kỹ năng dự đoán nguyên nhân và giải quyết van dé

2 Xác định những kiến thức nào cần được trang bị để hiểu vấn đề

3 Khám phá các nguồn tài liệu tốt nhất đề đạt được các thông tin

4 Áp dụng những nghiên cứu cá nhân trong một nguồn tài liệu to lớn

5 Áp dụng những thông tin có được đề giải quyết vấn đề

6 Tích hợp những kiến thức mới đạt được vào các hiểu biết đang có

Tóm lại, người học được học một cách thích thú và tham gia toàn bộ vào quá trình giải quyết vấn đề Học sinh được định hướng phát triển kỹ năng tự học Quá trình giải quyết vấn đề có thê tóm tắt theo ba bước như sau:

Bước một: Đầu tiên cá nhân hoặc nhóm phải thu thập thông tin và liệt kê chúng ra dưới tiêu đề: "Những gì đã biết" Trong bước này học sinh xem xét vấn đề bằng những kiến thức kinh nghiệm đã biết Nhóm học sinh sẽ thảo luận và nhất trí các công việc và liệt kê các van dé can đầu tư giải quyết."

Bước hai: Học sinh tham gia giải quyết vấn đề bằng cách xác định "Những gì cần biết (dé giai quyét van dé)" Tai đây học sinh sẽ liệt kê các câu hỏi và các vấn đề cần học đề trả lời cho những kiến thức bị thiếu hoặc đưa ra hướng giải quyết vấn đề Trong bước này nhóm học sinh sẽ phân tích vấn đề thành các yếu tố, tham gia thảo luận, đưa ra các cách giải thích có thể hoặc các giải pháp và phát triển các giả thiết làm việc Hoạt động này giống như một hoạt động động não với đánh giá trong khi những giải thích và giải pháp được viết trên bảng

Nhóm học sinh cần thành lập các mục tiêu học tập, liệt kê những thông tin cần thiết và làm

cách nào đề các thông tin có thể đạt được tốt nhất

Bước ba: Toàn nhóm cần được huấn luyện sáu công việc kể trên nhằm phục vụ việc giải quyết vấn đề Trong bước này, nhỏm cần thảo luận, đánh giá và tổ chức những giả thuyết Nhóm sẽ liệt kê một danh sách "Cần làm những gì?" để luôn giữ đúng hướng đi đã vạch ra ví dụ như những nguồn tài liệu nào cần tư vấn, những người nào cần phỏng vấn, những bài báo nào cần đọc và những công việc cụ thê của các thành viên trong đội cần phải làm Đây là bước mà nhóm sẽ phát hiện và phân chia các công việc, xây dựng kế hoạch học tap dé khám phá các thông tin cần thiết Học sinh cần thu thập thông tin từ lớp học, các nguồn tài liệu đọc, nguồn thư viện, băng video và từ các chuyên gia khác về vấn đề mà mình giải quyết Đối với các thông tin mới, nhóm cần gặp gỡ nhau đề phân tích và đánh giá nó để kiểm tra độ tin cậy và tính hữu dụng khi áp dụng nó vào vấn đề của nhóm

Tóm lại, hoc sinh sé mat một khoảng thời gian thảo luận vấn đề, khái quát giả thuyết,

nhận ra các sự kiện liên quan, tìm kiếm thông tin xác định các kiến thức cần học cho chính

họ Không giống như cách dạy truyền thống, mục tiêu học tập không được nêu rõ trước Trong khi với phương pháp này cá nhân học sinh và cả nhóm có trách nhiệm khái quát những kiến thức học tập hoặc mục tiêu học tập dựa trên phân tích vấn đề của nhỏm

Trong suốt quá trình, học sinh chủ động xác định và xây dựng các giải pháp hợp lý Đối với giáo viên, vai trò của họ là thiết lập mô hình, xây dựng các hướng dẫn, giúp đỡ học sinh và các nhóm trong suốt quá trình học và quá trình đánh giá Phần lớn thời gian ờ lớp là định hướng cho học sinh và hướng dẫn các nhóm

13

Trang 15

Chuyển đổi phương pháp truyền thống sang phương pháp nêu vấn đề

Học sinh khi bắt đầu học theo phương pháp nêu vấn đề sẽ gặp bỡ ngỡ bởi vì họ phải nhận lãnh trách nhiệm cho chính việc học của họ, họ phải làm việc trên những vấn đề được đặt ra mà có thê không có một đáp án chính xác Lớp học hoạt động trong môi trường sôi động, học sinh phải luôn sẵn sàng chấp nhận các thử thách đề tự định hướng trong quá trình

giải quyết vấn đề Giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh được thoải mái phát biểu ý kiến của mình bất kế đó chỉ là một ý nhỏ, phức tạp, có vẻ không thích hợp với vấn đề đang cần

được giải quyết Học sinh phải luôn tình nguyện được phát biểu dù cho họ không chắc chăn

về câu trả lời của mình

Tư duy sẽ không bao giờ thay đổi cho đến khi chúng ta chịu nói ra ý kiến hoặc suy nghĩ của mình về một vấn đề và mang ra trao đổi với những người khác Học theo phương pháp nêu vấn đề còn cần phải dạy cho học sinh hiểu rằng giáo viên không có tất cả các câu trả lời và cũng không biết tất cả mọi thứ Học sinh phải phát triển khả năng trình bày vấn đề

và phát biêu ý kiến của mình trước nhóm, trước lớp học sinh có trách nhiệm cùng làm việc trong nhóm theo tinh thần thân thiện, xây dựng và phát triển

Đánh giá phương pháp dạy học nêu vấn đề

Từ đánh giá (assess) theo nghĩa Latin là ngồi xuống bên cạnh (assidere) Theo một cách hiểu khác về đánh giá là phán xét một cách thận trọng dựa trên việc ngồi cạnh và quan sát

Với phương pháp nêu vấn đề, việc đánh giá không tách rời khỏi hoạt động của giáo viên Hơn nữa đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động học Đánh giá là một quá trình liên tục trong suốt hoạt động hướng dẫn của giáo viên Giáo viên không chì thực hiện việc đánh giá vào cuối hoạt động học mà có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho học sinh hiểu rõ làm cách nảo để phát triển kỹ năng, kiến thức trong việc thực hiện các mục tiêu của khóa học cần phải nhân mạnh rằng đánh giá là một minh chứng cho khả năng hiểu rõ kiến thức và khả năng áp dụng những kiến thức đó trong việc giải quyết vấn đề đã đặt ra

2 Phương pháp dạy học dư án (Proiect - based learninq (PBU)

Phương pháp dạy học PBL được phát triển dựa trên quá trình tư duy của phân loại Bloom

a Phân loại Bloom

Vao nam 1956, Benjamin Bloom đã lãnh đạo một nhóm các nhà khoa học giáo dục để nghiên cứu phân loại các kiểu học tập, đặc biệt là quan tâm đến việc phân loại các mức độ tư duy trong một quá trình học tập Bloom tìm thấy rằng hơn 95% học sinh tham gia trả lời câu

hỏi khảo nghiệm chỉ tư duy ở mức độ thấp nhất, mức độ lặp lại thông tin

14

Trang 16

Bloom đã đưa ra ba mục tiêu

học tập khác nhau: học tập để có

những hiểu biết kinh nghiệm

(Cognitive), hoc tap dé phat huy nang

lực tình cảm, thái độ đối với sự vật,

hiện tượng (Affective) và học tập để

phát triển kỹ năng (Psychomotor)

Cognitive là học nhằm tích lũy kiến

con người và xã hội, hoàn thiện những phâm chất cần thiết để trở thành người có ích cho xã hội (Attitude) Psychomotor là học để phát triển ky nang, ky xao (Skills) Ba muc tiéu cua việc học trên được gọi tắt là KAS, thứ tự ưu tiên được sắp xếp tùy theo mục tiêu cùa khóa

học nên có thể là KAS, KSA, hoặc SKA (KnoWledge, Attitude va Skills) Theo nguyén tac

phân loại này thì sau một quá trình đào tạo, người học cần đạt được những kỹ năng mới, những kiến thức mới và đồng thời có những quan điểm thái độ tích cực trước một vấn đề nhất định

Bloom đã đưa ra 6 mức phân loại tư duy đối với kiều học Cognitive theo mức độ tăng dần từ đơn giản đến phức tạp theo sơ đô bên:

Các mức độ tư duy này được định mức như sau:

Biết: khả năng ghi nhớ và nhận

biệt thông tin m Xác định mMô tả

Hiểu: khả năng hiểu, diễn dịch,

diễn giải, giải thích hoặc suy diễn a Tim hiéu - m Chuyên đôi m Diễn giải m Giải thích

Khả năng nêu vấn đề bằng chính| m Chứng tỏ m Cho ví dụ

ngôn ngữ của mình, luận ra được| m Phân biệt m Phân tích

các nguyễn nhân làm xuất hiện vẫn| m Ước lượng m Tóm tắt

Vận dụng: khả năng sử dụng thông| m= Su dung m Khám phá

tin và kiến thức từ sự việc này sang| m Thay đôi m Thao tác

một sự việc khác Có khả năng sử| m Tính toán m Thay đôi

dụng kiến thức trong một hoàn| m Xây dựng m Vận hành

cảnh mới m Chứng minh m Dự đoán

m Giải quyết m Chuẩn bị

Phân tích: khả năng nhận biết chi| m Phân tích m Phân biệt

tiết, phát hiện và phân biệt các bộ m Phân nhò m Chứng to

m So sánh m Minh hoa

15

Trang 17

phận câu thành nên thông tin và|m Đôi chiêu m Phác thảo

tình huống m Sơ đồ hóa m Chọn lọc

Tổng hợp: khả năng hợp nhất|m Phân loại m Tông quát hóa

nhiều yếu tố để cấu thành nên một|m Kết hợp m Thay đổi

yếu tố tổng quan, sáng tạo ra ý|m Sưu tập m Tô chức

tường mới m Biên soạn m Lên kế hoạch

m Tạo ra m Sắp xếp lại

m Thiết kế m Xây dựng lại

m Giải thích m Viết lại

m Tóm tắt m Soạn ra Đánh giá: khả năng phán xét và|m Biên soạn m Đánh giá

sử dụng thông tin theo những tiêu| So sánh m Giải thích

Kết quả nghiên cứu của Bloom đã được sử dụng rộng rãi gần 50 năm qua và đã được khăng định là một công trình nghiên cứu có tính cách mạng vì là cơ sở để khai sinh ra các phương pháp dạy học mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội và đáp ứng được nhu cầu đào tạo người với đầy đủ tri thức, bản lĩnh, tính nhân văn trong xã hội hiện đại Những phương pháp dạy học mới này được đánh giá là có hiệu quả nếu khuyến khích và phát huy khả năng

tư duy bậc cao cho học sinh

b So lược phương pháp dạy học dự án (ProJject - based learning (PBL))

b.I Lịch sử ra đời phương pháp dạy và học PBL

Cách đây hơn 100 năm, nhiều giáo viên đã nhận thấy được giá trị của việc buộc học sinh cùng tham gia vào quá trình xây dựng bài giảng, giá cho học sinh những nhiệm vụ có tính thử thách, giúp học sinh học tập trong các phòng thí nghiệm, tham gia các hoạt động xã hội Các kết quả của các cuộc thử nghiệm đã là bằng chứng rất hùng hồn đòi hỏi giáo dục cần thay đôi nhanh chóng

Đó là những tính hiệu của một cuộc cách mạng trong giáo dục ra đời đầu tiên ở các nước phát triển Tuy nhiên, phương pháp dạy học PBL xuất hiện là kết quả của hai quá trình phát triển quan trọng của hơn 25 năm trước Sự phát triển thứ nhất là cuộc cách mạng về lý thuyết học tập Các nhà giáo dục đã nghiên cứu quá trình nhận thức, hành vi, ứng xử trong học tập và cho kết quả rằng kiến thức, quá trình tư duy, hành động và môi trường học tập có

mối liên hệ rất chặt chẽ Quá trình học tập là một phần của các hoạt động xã hội mà người

học cần tích cực tham gia Người học có xu hướng thích học nếu phải đối mặt với một vấn đề cần giải quyết, do đó phương pháp dạy học nêu vấn đề ra đời trước Tuy nhiên, phương pháp dạy học nêu vấn đề vẫn chưa có khả năng đào tạo các học sinh phát triển toàn điện theo mô hình phân loại Bloom nên cần phải có một phương pháp tiến bộ hơn ra đời

16

Trang 18

Lý thuyết học đã khăng định rằng người học không chỉ có khả năng lặp lại thông tin

mà họ còn chủ động sử dụng những gì họ biết để khám phá, đàm phán, phân tích và sáng tạo

Họ lập ra các hướng giải quyết vân đề, từ đó tiến bộ rõ rệt sau quá trình tham gia học tập Hơn nữa, các nghiên cứu vê sự phát triển nhận thức của người học đã nêu bật lên bản chất của quá trình giải quyết vấn đề Những kết quả nghiên cứu này đã mang lại nhiều lợi ích cho

giáo dục, nhất là các giáo viên, họ đã biết cách làm thế nào thực hiện một bộ hồ sơ bài giảng

hiệu quả và chuẩn bị các hoạt động để tăng cường các khả năng tư duy cũng như kỹ năng cho học sinh

Hai là, thế giới đang thay đổi không ngừng Hầu hết các giáo viên đều hiểu rằng các thành tựu khoa học đã làm thay đổi các phương pháp dạy học ở trường Các giáo viên đã

nhận thức được trường học phải thay đổi cho phù hợp với thế kỷ mới, thế kỷ của công nghệ

phát triển mạnh mẽ Rõ ràng học sinh cần phải được cung cấp cả kiến thức và kỹ năng và rèn luyện nhân cách mới có thể thành công trong xã hội hiện đại Những yêu cầu này đặt ra là do

sự đòi hỏi nguồn lao động của thế kỷ mới phải là người có khả năng lên kế hoạch, hợp tác, giao tiếp, có drách nhiệm và biết làm chủ vai trò của họ trong thời đại toàn cầu hóa Đây là những yêu cầu rất cao đối với người lao động của thế kỷ mới mà người là vẫn gọi là nguồn nhân lực chất lượng cao

b.2 Mô tả phương pháp dạy học PBL,

Hiện nay trên thế giới vẫn không có một định nghĩa chính xác cho phương pháp PBL Tuy nhiên phương pháp PBL được mô tả như sau: "Phương pháp PBL là một phương pháp dạy học có tính hệ thống nhằm thúc đây học sinh tiếp thu các kiến thức và các kỹ năng thông qua quá trình tham gia thực hiện các yêu cầu đặt ra của giáo viên, những yêu câu đòi hỏi tư duy bậc cao, các câu hỏi chính xác và các nhiệm vụ cũng như các bài tập được thiết kế cân thận"

Trước khi học sinh học kiến thức mới, họ được trao cho giải quyết các vấn đề Vấn đề đặt ra dé người học khám phá xuất phát từ nhu cầu để tiếp thu những kiến thức mới thì mới mong có thê giải quyết được vấn đề đã đặt ra Phương pháp này yêu câu người học phải cùng cộng tác với nhau để giải quyết một dự án mang tính thực tế Dự án này thường có tính hấp dẫn, thú vị đối với người học và người dạy Máy vi tính được sử dụng như một công cụ đắc lực đề đi tìm các giải pháp cho vân đề đặt ra Người dạy hoạt động như một huấn luyện viên

và người hướng dẫn các em đi giải quyết vấn đề Kết quả của dự án là các sản phẩm của các

em học sinh được thực hiện bằng máy vi tính

b.3 Tính ưu việt của phương pháp PBL

PBL vẫn đang là một phương pháp được ưa chuộng và phô biến rộng rãi ở các nước đang phát triển Đã có những nghiên cứu đầy đủ và các số liệu chính xác về PBL để chứng minh răng PBL là phương pháp có khả năng thay thế các phương pháp dạy học khác

* Tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa kiến thức và tư duy, giúp học sinh cả lý thuyết

và thực hành

* Giúp học sinh trong việc học kiến thức và luyện tập các kỹ năng nhờ vào việc tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề, quá trình giao tiếp và quá trình tự sắp xếp giải quyết van dé

17

Trang 19

* Khuyến khích sự phát triển các thói quen như học tập suốt đời, trách nhiệm công dân, sự thành công trong nghề nghiệp, cá nhân

* Tích hợp chương trình, chỉ dẫn và các vấn đề của xã hội để giải quyết các yêu cầu

do giáo viên đặt ra

* Tiếp cận với công nghệ sớm, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo

* Tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và các mối quan hệ cộng tác giữa các nhóm học sinh

* Đáp ứng nhu cầu của các em học sinh với trình độ kỹ năng đa dạng và các phong cách học tập khác nhau

c Quy trình thực hiện một bộ hồ sơ bài giảng

1 Lên kế hoạch cụ thể cho bài giảng:

* Đặt ra các mục tiêu của dự án: mục tiêu phải đủ lớn để các em học sinh phát triển tư duy bậc cao Tốt nhất nên liệt kê các câu hỏi từ mức độ tư duy cao nhất (Đánh giá) đến mức

độ tư duy thấp nhất (Biết) để dựa trên đó mà đặt vấn đề cho các em học sinh phải giải quyết

Từ mục tiêu lớn của dự án, giáo viên sẽ đặt ra các mục tiêu nhỏ hơn cho từng tiết dạy sao cho sau khi đạt được những mục tiêu nhỏ thì các em sẽ có hướng dé dat được mục tiêu lớn nhất của dự án

* Vạch ra sẵn khối lượng kiến thức cần truyền đạt cho các em học sinh, lượng kiến thức này nên theo sát chương trình học đã được quy định

Vạch ra sẵn những công việc cần làm cho các em học sinh để giải quyết các vấn đề của dự án Tốt nhất, giáo viên nên hình dung một cách sơ lược các sản phẩm mà các em sẽ thực hiện

* Quy định thời gian để các em có thể hoàn thành nhiệm vụ, đây là phần quan trọng cần cân nhắc kỹ lưỡng đề cho các em một hạn định thích hợp, không quá dài mà cũng không quá ngắn so với khối lượng công việc mà các em cần hoàn thành

2 Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết hỗ trợ cho bản thân giáo viên và học

sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án

* Các tài liệu hỗ trợ giáo viên thường được soạn sẵn đưới dạng các bài giảng điện tử nếu là các phần truyền đạt kiến thức và là những bản kế hoạch có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các em học

* Các tài liệu hỗ trợ cho học sinh thường là các chỉ dẫn của giáo viên mang tính gợi ý hướng giải quyết vấn đề cho các em học sinh như nguồn tài liệu, địa chỉ tìm kiếm các thông tin,

3 Chuẩn bị sẵn săng chỉ tiết các bản đánh giá sản phẩm của các em học sinh Thông thường trên mỗi loại sản phẩm mà các em thực hiện phải là một bản đánh giá thật chỉ tiết Các bản đánh giá này cần phải công bố rõ ràng cho các em học sinh ngay khi bắt đầu thực hiện dự án

4 Bắt đầu dự án: ngay khi bắt đầu dự án, giáo viên phải công bố rõ kế hoạch thực hiện và các mức đánh giá đồng thời triển khai việc truyền đạt kiến thức

18

Trang 20

5 Kết thúc dự án: giáo viên là nhiệm vụ thu nhận các sản phẩm của các em học - viên

và làm công tác đánh giá kết quả dựa trên sản phẩm cũng như thái độ làm việc của các em trong suốt quá trình thực hiện

d Trình bày sản phẩm

1 Bàn kế hoạch dự án cụ thể cho chương Quang học lớp L2 (xem phụ lục 1)

2 Một vài tài liệu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh (xem file kèm theo)

3 Các bản đánh giá chi tiết cho các sản phẩm của học sinh (xem phụ lục 2)

4 Giới thiệu các sản phẩm của học sinh: đối với chương Quang học lớp 12 thì các em

có thể chọn lựa một trong 3 loại sản phẩm đề báo cáo kết quả công việc của mình

* Sản phẩm 1: Một bài trình diễn thực hiện bằng phần mềm MS PoWerPoint (xem file kèm theo) _

* Sản phẩm 2: Một ấn phẩm dạng tờ rơi thực hiện bằng phan mém MS Publisher

* Sản phẩm 3: Một Website đơn giản thực hiện bằng phần mềm MS Publisher hoặc

MS FontPage (xem file kèm theo)

e Kết luận từ việc giảng dạy bằng phương pháp PBL -

A Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng phương pháp PBL có sự hỗ trợ đắc lực của CNTT & TT trong dạy học vào bối cảnh nước Việt Nam hôm nay

1 Thuận lợi

* Giải quyết được những yêu cầu bức thiết đang đặt ra cho nền giáo dục như chuyên đổi một giờ học truyền thống thành một giờ học tích cực, sinh động

* Trinh độ tin hoc của giáo viên ngày một tốt hơn, nhận thức của giáo viên về một

nền giáo dục hiện đại đã hình thành

* Học sinh có thái độ tích cực và nhanh chóng tiếp cận các kỹ thuật công nghệ hiện đại

* Các phần mềm sử dụng rất đơn giản, nhiều tiện ích

2 Khó khăn

* Chưa phù hợp với cách thức đánh giá và thi cử của Việt Nam hiện nay

* Ti lệ số giáo viên cỏ kiến thức về tin học trên tổng số giáo viên còn quá ít, chưa thé triển khai đại trà

* Khả năng quản lý lớp của giáo viên vẫn còn là một mối nghỉ ngờ bời vì với phương pháp PBL thi giáo viên hoạt động như một người dẫn dắt học sinh đi tim đường giải quyết vân đề Học sinh được hoạt động tích cực, tự do, trinh bày ý kiến một cách chủ động trong lớp học

* Số lượng học sinh trong một lớp học vẫn còn đông, khó mà tô chức học tập theo nhóm

19

Trang 21

So sánh/ Đối chiếu Phương pháp dạy học nêu van dé và Phương pháp dạy học theo dự án

Theo Julia Osteen

Tính chất đặc trưng:

đích thực

có nhiều cách trả lời khác nhau

3 Các dự án hoặc các vấn dé phải mô phỏng được các tình huống chuyên môn

giai đoạn hoặc dưới dạng học theo 2 Nêu ra một hoặc nhiều van dé cho người hợ

lớn thời gian 4 Sinh viên sử dụng hoặc trình bày sản phâm cùa

6 Người học được khuyến khích tìm kiếm đa

Người học trình bày những kết lhận về quá

dạng nguôn thông tin 5 Nội dung kiến thức về các kỹ năng cần trang b

7 Nhân mạnh vào việc đanh giá đích thực thiết phải tạo ra các sản phâm như \à một § Cả hai phương pháp cung cấp phần lớn thời

trình giải quyết vấn đề nhưng khổng cần

Xác định vấn đề như một động luc the

đây

Trang 22

II MÔ HÌNH CÁC BƯỚC GIẢNG DẠY CÓ ỨNG DỰNG CNTT&TT

Việc thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng một phương pháp mới, có sự tích hợp của công nghệ là một bước chuyền đôi đầy khó khăn bởi vì yêu cầu trình độ của giáo viên đã nâng lên một bậc khá cao so với trình độ hiện nay Tuy nhiên, không phái là không thể thực hiện được, với việc tăng cường nâng cao trình độ và mở các lớp huấn luyện về công nghệ dạy học cho giáo viên thì việc này không phải là không thê thực hiện được

Việc ứng dụng CNTT&TT không thể làm hoàn toàn thay đổi và tây chay phương pháp giảng dạy truyền thống, áp dụng công nghệ trong dạy học là một bước tiến trong đó sẽ

sử dụng phương tiên như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập của học

sinh Tuy nhiên, thông thường chúng ta không nên sử dụng CNTT&TT để dạy cho tất cả các

tiết học được vì những lý do sau đây:

» Không đủ điều kiện cơ sờ vật chất cho tất các các lớp học và các tiết học, vì vậy chỉ nên lựa chọn những giờ dạy nào "đắt giá nhất", hay nhất và sự hỗ trợ của CNTT&TT là nổi

bậc nhất

« Về mặt thời gian để chuẩn bị bài cho các tiết học này cũng là một khó khăn lớn

« Vẫn có một số bài trong đó phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn chiếm ưu thế hon han va nhat là những bài không có hình ảnh minh họa mà chỉ toàn sử dụng chữ thì càng

không cần thiết phải sử dụng CNTT&TT để làm gì

Những thay đỗi giữa việc sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp giảng dạy có sử dụng CNTT&TT được biểu thị ở bảng sau:

Trang 23

Khi giáo viên đã quyết định sử dụng CNTT&TT vào dạy học thì thời gian giảng dạy tại lớp so với phương pháp giảng dạy truyền thống được tiết kiệm rất nhiều ở những khâu

như đọc bài và chép bài, ghi nội dung và vẽ hình lên bảng

Về những kỹ năng CNTT&TT, giáo viên chỉ cần đạt ở trình độ yêu cầu cơ bản là đủ Nhiệm vụ cơ bản cùa một giáo viên là truyền đạt và hướng dẫn các em học sinh, sinh viên phát huy tối đa khả năng nhận thức và tư duy những vấn đề đặt ra trong bộ môn mình dạy Vì

thế, giáo viên không cần phải là một chuyên gia CNTT&TT, giáo viên chỉ cần có khả năng sử

dụng và thực hiện được những yêu cầu mà mình đặt ra như thiết kế bài giảng điện từ, tìm kiếm thông tin, tư liệu, là đã xuất sắc lắm rồi Điều quan trọng nhất là phải nắm vững kiến thức chuyên môn và có những sáng tạo về việc truyền đạt kiến thức cho học sinh cũng như thu hút học sinh vào giờ giảng cùa mình; làm cho học sinh có hứng thú với giờ học Vật lý

Mô hình dạy học Vật lý cụ thé can tiếp thu những điểm mạnh của các mô hình trên, đồng thời không thể quá xa lạ đối với phương pháp giảng dạy truyền thống được

Mô hình được chia thành hai giai đoạn chính:

GIAI DOAN CHUAN BI LEN LOP

+ Chuẩn bị sẵn loạt bài tập học sinh phải thực hiện tại

lớp và ở nhà

+ Lên kế hoạch cho các bài tập sáng tạo, ngoại khóa Các bài tập loại này phải phát huy tính sáng tạo, tính thần làm việc độc lập, rèn luyện khả năng làm việc theo

nhóm, khả năng diễn giải vẫn đề.(*)

+ Nộp kế hoạch thực hiện cho tổ trưởng tổ bộ môn

Bước 2: Việt giáo án cho từng bài + Phải đáp ứng toàn bộ yêu câu của Bộ khi thực hiện

một giáo án trên nội dung bài học cụ thê + Có các tư liệu biêu diễn

Bước 3: Soạn giáo án điện tử cho từng bài (không nhât

thiệt phải soạn cho tât cả các bài)**

+ Sử dụng các phân mêm thông dụng và phù hợp với

Trang 24

+ Phải có đây đủ tính năng của một trang Web như có

tư liệu trao đôi, có liên kêt, có các hoạt động dạy và học

Bước 5: Dua trang web lên mạng nội bộ của trường Do nhân viên phụ trách kỹ thuật của trường đảm trách

(*) Ké hoach hoat động này phải được chuẩn bị cần thận và rõ ràng vì những hoạt động loại này rất dé vượt ra khỏi tầm kiêm soát của giáo viên Mỗi chương chỉ nên có một bài tập sáng tạo, ngoại khóa, thậm chí hai chương mới có một hoạt động Các bước chuẩn bị bài tập sáng tạo cho học sinh:

+ Bước 1: Dat yéu cau bai tập, thời gian thực hiện, lên kế hoạch thông báo cho học sinh và phụ huynh

+ Bước 2: Lên kế hoạch thực hiện bài tập cho học sinh (chỉ mang tính gợi ý) và chuẩn

bị một số nguồn tài liệu co ban dé hướng dẫn học sinh

+ Bước 3: Thiết kế bảng đánh giá kết quả bài tập cho học sinh Bảng đánh giá phải cụ thể và sát thực Bảng đánh giá này phải phát khi ra yêu cầu bài tập sáng tạo cho học sinh + Bước 4: Theo dõi các hoạt động của các nhóm vả giúp đỡ học sinh kịp thời qua mạng hoặc tại lớp

(**) Bởi vì trong chương trình dạy học hiện nay, có những bài học khi dùng phương pháp truyền thống vẫn phát triển rất tốt nội dung bài học Hơn nữa, không thê đòi hỏi giáo viên soạn tất cả các bài giảng điện tử trong chương trình học được Đó là một khối công việc

không lồ đòi hỏi giáo viên phải tích lũy theo thời gian

GIAI ĐOẠN LÊN LỚP

+ Thông báo kế hoạch dạy theo chương cho học sinh có một cái nhìn tổng quát + Truyền đạt kiến thức theo từng bài

+ Yêu cầu làm bài tập ở từng bài và bài tập tông quát cho một chương

23

Trang 25

PHAN III: MOT SO KY THUAT CO BAN DE PHUC VU

GIANG DAY VAT LY

24

Trang 26

IL XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Những lợi ích của một bài giảng điện tử vào lúc này đã không cần phải tranh cãi nữa, các giáo viên và những nhà giáo dục đã nhận thấy rõ đây là một xu hướng tất yếu Điều quan trọng bây giờ là làm cách nào đề thiết kế một bài giảng điện tử đạt yêu cầu về mặt hình thức, nội dung và ý nghĩa giáo dục Đề thiết kế một bài giảng điện tử, giáo viên có thể dùng nhiều phần mềm có tính trình diễn khác nhau Theo xu hướng hiện nay, đa số các giáo viên sử dụng phần mềm Microsoít PowerPoint XP hoặc 2003 Đây là phần mềm tiện ích, dễ sử dụng nhưng để sử dụng hiệu quả thì vẫn cần phải kết hợp với các phần mềm khác Ví dụ như các phần mém Animation gif, Adobe Photoshop, Adobe ImageReady, Xara 3D,

Một giáo án điện tử hiện nay cũng bao gồm ba phần như giáo án truyền thống: Phần

kiềm tra bài cũ và giới thiệu bài học mới; phần nội dung chính và phần củng có Khi thiết kế

bài giảng điện tử trên PoWerPoint thì chủ yếu thiết kế trên các slide khác nhau, tổng hợp các silde này lại sẽ hình thành một file bài giảng điện tử hoàn chỉnh Kỹ thuật sử dụng phần mềm

PoWerPoint để thiết kế một bài giảng điện tử sẽ gồm các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Khoi động chương trình PowerPoint

Thực hiện lệnh: start/ Program/ Microsoft PowerPoint

Bước 2: Tạo tập tin (file) nếu chương trình chưa tự động mở một file mới

Thực hiện lệnh: File/ New hoặc nhắn vào biểu tượng

Bước 3: Thiết kế nền hoặc áp một mẫu nền sẵn có lên file

Thực hiện lệnh: Format/ Background (nền tự thiết kế)

Hoặc Format /Slide Design/ Design Templates để chọn mẫu nền sẵn

Bước 4: Lưu trữ bài giảng đang thiết kế

Thực hiện lệnh: File/ Save as

Bước 5: Nhập nội dung vào các textbox trên các slide Thông thường trên mot slide sé

có hai dạng textbox, một textbox chính đề nhập tiêu đề cua slide (thông thường là tên của một

ý lớn trong bài) và một textbox da cd sin cdc dấu đầu dòng đề nhập các ý chính vào trong đó Bước 6: Chọn font chữ cho các nội dung vừa nhập

Thực hiện lệnh: Format/ Font

Bước 7: Chèn các hình ảnh động hoặc tĩnh (cần thiết) vào các slide

Thực hiện lệnh: Insert/ Picture

Bước 8: Tạo hiệu ứng cho slide

Thực hiện lệnh: Slide Show/ Slide Transltion

Bước 9: Tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên slide (như chữ, hình ảnh, sơ đồ, bảng biêu, .)

Thực hiện lệnh: Slide Show/ Custom Animation

25

Trang 27

Bước 10: Chèn phim và âm thanh vao cac slide

Thực hiện lệnh: Insert/ Movies and Sounds

Bước 11: Trình diễn

Thực hiện lệnh: Slide Show hoặc nhắn F5

Lưu ý: Các lệnh trên đều năm trong thanh Menu bar của màn hình PoWerPoint và ngoài ra vẫn có thể sử dụng nhiều cách khác để thực hiện nhưng trên đây là các cách thực hiện cơ bản Trong suốt quá trình thiết kế phải luôn bắm vào lệnh Save để lưu trữ để đảm bảo quá trinh thiết kế đã được lưu giữ trong máy

Khi làm một bài giảng điện tử thì nên chú ý những điều sau:

» Nên sử dụng lượng hình ảnh minh họa vừa đủ và có liên quan đến nội dung bài học + Nên tạo một mẫu nền hoặc nhiều nhất là hai mẫu nền trên một bài giảng điện từ

» Nên chú ý đến độ tương phản giữa màu nền và màu chữ đề phần nội dung được nổi

bậc, dễ theo dõi

+ Không nên quá lạm dụng hiệu ứng làm tiết học trở thành một buổi trình diễn nghệ thuật

» Không nên sử dụng nhạc nền trong lúc giảng bài

» Khi đứng giảng bài cần chú ý không đứng trước máy chiếu hoặc di qua lại trước

máy chiếu

+ Cần chú ý đến lượng ánh sáng trong phòng và đặc biệt không đề ánh sáng rọi lên

màn chiếu vì như thế sẽ làm mờ các nội dung được chiếu lên

« Cần chú ý đến khoảng cách của học sinh ngồi cuối lớp đến màn chiếu để bảo đảm tất cả học sinh trong lớp đều có thê quan sát được nội dung trên màn hình

II TỰ XÂY DỰNG WEBSITE RIENG

Xây dựng Website cá nhân là một xu hướng tất yếu mà giáo viên phải thực hiện trong

một tương lai gần bời vì có ba cái lợi sau đây:

Thứ nhất, lợi cho các cán bộ quản lý của trường Thông qua Website cá nhân, các cán

bộ quản lý dễ dàng nắm bắt được chương trình làm việc, kế hoạch giảng dạy, nội dung chuẩn

bị bài giảng, mối tương quan giữa giáo viên đứng lớp và học sinh, và những tiến bộ của các giáo viên đứng lớp

Thứ hai, lợi cho chính bản thân người giáo viên đã thực hiện website cá nhân cho bản

thân Nhờ việc đăng tải các bài giảng do mình thiết kế, các tài liệu cần thiết cho một bài học,

các yêu cầu đặt ra cho học sinh thực hiện, các bài tập mà học sinh đã hoàn thành, v.v sẽ giúp giáo viên lưu trữ dữ liệu ờ dạng cây thư mục một cách có hệ thống tiện lợi cho việc quản lý; giúp giáo viên nâng cao trình độ bản thân và là

26

Trang 28

một môi trường thuận lợi cho việc trao đỗi giữa các giáo viên với nhau trong và ngoài trường Thứ ba, lợi cho học sinh Không người giáo viên nào có thể bảo đảm tất cá học sinh của minh cỏ thê hiểu bài trăm phần trăm ngay tại lớp Vì thế, thông qua website của giáo viên, học sinh có thể vào xem và tải các bài giảng về để xem lại Từ việc làm này, học sinh

năm vững bài học hơn và nhất là giáo viên đã rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm kiếm tư liệu

Với ba cái lợi trước mắt như thế thì xu hướng làm website cá nhân là nên triển khai

nhưng điều quan trọng bây giờ là làm sao có thế giúp giáo viên thực hiện được Website cho minh mà không gặp quá nhiều khó khăn, không bị mất quá nhiều thời gian làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ chính Điều này đặt ra một vấn đề cần giải quyết là trong rất nhiều những phần mềm thiết kế web trên thị trường, cần phải chỉ ra một phần mềm đơn giản nhưng tiện ích và

hướng dẫn giáo viên sử dụng nó đề thiết kế Website Đương nhiên, nếu một một giáo viên nào đó không hài lòng với giao diện Website mà mình thiết kế và muốn học hỏi những phần

mềm ưu việt hơn thì càng tốt nhưng trước hết giáo viên cần được giúp đỡ để vượt qua được rào cản về mặt kỹ thuật tự thiết kế web

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm chuyên thiết kế web như Microsoft FontPage, Macromedia Dreamwaver, Macromedia Flash, nhưng trong khuôn khổ của đề tài này tôi chon phần mềm Microsoft FontPage kết hợp với một số phần mềm hỗ trợ nhỏ gọn khác đề hướng dẫn giáo viên tạo Website đơn giản, tiện ích

Bước 1: Khởi động phần mềm Microsoft FontPage

Thực hiện lệnh: start/ Program/ Microsoft FontPage

Bước 2: Chia sẵn bố cục của trang web bằng bảng biểu

Thực hiện lệnh: Insert/ Table và chọn số hàng, số cột cần chia

Ví dụ:

Đê đặt thanh tiêu đê

Đê đặt giải phân cách với nội dung chính

Bộ nút liên kêt | Phân nội dung chính tương ứng với mỗi nút liên kết

Hoặc

Đặt logo | Thanh tiêu đề

Để đặt giải phân cách với nội dung chính

Bộ nút liên kêt | Phân nội dung chính tương ứng với mỗi nút liên kết

Bước 3: Tô nền cho trang web

Thực hiện lệnh: Bấm chuột phải và chọn Table Properties/ chọn Background đề tô nên

Bước 4: Lưu trang web chủ này lại

Thực hiện lệnh: File/ Save as/ đặt tên, thông thường ta đặt Index

27

Trang 29

Bước 5: Thiết kế thanh tiêu đề (Banner)

Thực hiện lệnh: Sử dụng phần mềm Xara Webstyle 3.0 dé thiết kế

Khởi động chương trinh Xara Webstyle 3.0 bang cách vào Start/Program/Xara Webstyle 3.0 Màn hình khởi động xuất hiện nhiều sự lựa chọn khác nhau đề làm việc:

Select a type of graphic to view the designs of that type

Select ThemeSets to view the installed template groups

EW nes

-[W]2Mgwo.,ipix]-,đŸ MTD Qước | Er#txe is, w 4 3i 912251 9:15 Ame |

Bam chọn BannerAds để xuất hiện nhiều kiểu thanh tiêu đề khác nhau đề lựa chọn và thiết kế thanh tiêu đề riêng cho trang web của mình

Ngày đăng: 30/10/2024, 11:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN