1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cơ sở quy hoạch Đề tài trình bày quá trình các Đặc Điểm quy hoạch của anh

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày quá trình các đặc điểm quy hoạch của Anh
Tác giả Nguyễn Xuân Tiến, Hoàng Hải Nguyên
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quy hoạch
Thể loại Tiểu luận cơ sở quy hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 63,87 KB

Nội dung

Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về quá trình và các đặc điểm chính của quy hoạch ở Anh: 2.Giai đoạn tiền công nghiệp Trước thế kỷ 19 Trong thời kỳ này, các khu vực đô thị ở Anh phát t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

® ¹ i h ä c k

h

a h

TIỂU LUẬN CƠ SỞ QUY HOẠCH

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY QUÁ TRÌNH CÁC ĐẶC ĐIỂM QUY HOẠCH CỦA

ANH

Tên sinh viên: Nguyễn Xuân Tiến – Hoàng Hải Nguyên

Mã sinh viên: 21002334 – 23001686

Hà Nội, tháng 10 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỤC ĐÍCH TÌM HIỂU

2 GIAI ĐOẠN TIỀN CÔNG NGHIỆP

3 NỀN QUY HOẠCH HIỆN ĐẠI

4 GIAI ĐOẠN HIỆN ĐẠI

5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM

6 TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH QUYỀN

1.Với những khác biệt to lớn về thời gian, bối cảnh ra đời, trình độ phát triển, xã

hội và thể chế chính trị, không thể có sự so sánh ngang bằng giữa hai nền quy hoạch Việt Nam và Anh Tuy nhiên nếu cho rằng Anh có một nền quy hoạch tiên tiến đáng để học tập – ít nhất về mặt quản lý đô thị, tổ chức không gian và tạo dựng môi trường sống có chất lượng – chúng ta không thể không tìm hiểu con đường phát triển của nền quy hoạch này

Quy hoạch đô thị ở Anh đã phát triển qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố lịch sử, xã hội, và kinh tế Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về quá trình và các đặc điểm chính của quy hoạch ở Anh:

2.Giai đoạn tiền công nghiệp (Trước thế kỷ 19)

Trong thời kỳ này, các khu vực đô thị ở Anh phát triển một cách tự phát mà không

có quy hoạch chính thức Các khu dân cư thường được xây dựng gần các trung tâm thương mại và các con đường chính Hình thức phát triển chủ yếu dựa trên nhu cầu sinh sống và buôn bán của người dân

Nửa thế kỷ trước nền quy hoạch hiện đại

Nước Anh hay được coi là cái nôi của nền quy hoạch hiện đại – nền quy hoạch được kiểm soát bởi bộ máy nhà nước dân chủ, nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn thể xã hội – khác với những nền quy hoạch trước đó chỉ phục vụ lợi ích giới quý tộc Nhưng con đường đến nền quy hoạch hiện đại này, từ những nỗ lực đầu tiên khắc phục hậu quả đô thị hóa và công nghiệp hóa quá nhanh (di dân ồ ạt từ nông thôn, thiếu nhà ở, dân cư tập trung quá cao, ô nhiễm môi trường) không hề dễ dàng mà mất đến gần 50 năm

Cuối thế kỷ 18, sự phụ thuộc vào nguồn khai thác và dòng vận tải của than (năng lượng chính) và hàng hóa đã khiến các thành phố cảng và công nghiệp mọc lên như nấm ở nhiều nơi trước đó chỉ là những điểm thưa dân Do chưa có phương tiện giao thông, đa số dân nhập cư phải sống gần nơi làm trong phạm vi đi bộ được Trong khi lượng người dồn vào đô thị quá đông và nhanh (phần vì không có việc

Trang 3

làm ở nông thôn, phần vì triển vọng công việc ở thành phố) đa số các thành phố Anh thời đó chỉ có hệ thống dịch vụ hạ tầng (cấp thoát nước, dọn rác) ở mức tối thiểu hoặc hoàn toàn không có (như với các thành phố mới) Quá tải và ô nhiễm môi trường khiến nguồn nước uống nhiễm bẩn gây nên các dịch bệnh quy mô lớn Các giải pháp cho vấn đề sức khỏe người dân chỉ được bắt đầu chú ý sau khi William Farr – cha đẻ của nền khoa học thống kê hiện đại – tỉ mỉ điều tra và công

bố kết quả gây sốc về tình trạng sống của người Anh Theo bản thống kê năm 1841

đó, tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi chết vào năm 1840 ở Liverpool (thành phố công nghiệp) là 259 trên 1000, trong khi tuổi thọ trung bình của người dân chỉ là 26 vào năm 1841 Ngoài ra, bộ máy quản lý đô thị thời đó còn rất thô sơ lỏng lẻo trong khi phải có bộ máy hành chính hiệu quả, phải thiết lập nguồn tài chính mới vận hành được các công cụ kiểm soát và cung cấp các dịch vụ công cần thiết

Các thay đổi tích cực bắt đầu từ việc cải tổ bộ máy chính quyền địa phương bởi hai báo cáo của Hội đồng Hoàng gia vào năm 1840 và 1844, trong đó kiến nghị mỗi khu vực dân cư phải có cơ quan quản lý sức khỏe công cộng nhằm kiểm soát vấn

đề thoát nước, rải nền đường vỉa hè, dọn vệ sinh và cấp nước cũng như tiêu chuẩn xây dựng các công trình mới Từ năm 1848 đến 1866 một loạt các đạo luật ra đời nhằm kiểm soát hiệu quả vấn đề xây dựng và môi trường đô thị: Đạo luật Sức khỏe

Cộng đồng [Public Health Act] 1848, Dỡ bỏ Tác hại [Nuisance Removal Act]

1885, Vệ sinh Môi trường [Sanitary Act] 1866 Theo xu hướng can thiệp ngày càng

mạnh mẽ hơn, Đạo luật Torren 1868 cho phép cơ quan có thẩm quyền ép buộc chủ nhà phải dỡ bỏ hoặc sửa chữa các công trình gây ảnh hưởng môi trường công cộng; Đạo luật Cross 1875 cho phép chính quyền địa phương được tự xây dựng chương

trình cải tạo các khu nhà ổ chuột Ba đạo luật Sức khỏe Cộng đồng [Public Health Act] 1875, Hội đồng Chính quyền đô thị [Municipal Corporation Act] 1882 và Chính quyền địa phương [Local Government Act] 1888 và 1894 đã bổ sung thêm

nhiệm vụ chức năng và hoàn thiện cấu trúc chính quyền đô thị địa phương Cấu trúc này gần như không thay đổi trong gần 100 năm sau, cho đến khi đạo luật tổ chức chính quyền mới năm 1972 ra đời

Với sự thay đổi tích cực của bộ máy hành chính và luật pháp, hàng chục năm trước

khi ngành quy hoạch đô thị [town planning] ra đời, nhà cửa và đô thị Anh đã bắt

đầu phát triển theo luật từ những năm 1870 Áp dụng trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, các điều luật cơ bản quy định bề ngang tối thiểu cho đường phố để đảm bảo ánh sáng cho các căn nhà hai bên đường Nhà được xây theo lô, cao hai tầng, bám sát mặt đường, phía sau có đường ngõ, là nơi bố trí nhà tắm, nhà vệ sinh Đường ngõ được sử dụng làm lối vận chuyển chất thải riêng biệt, nhằm giữ vệ sinh cho mặt tiền nhà và đường phố chính Theo luật định, nhà cửa

Trang 4

được quản lý để xây theo một mật độ nhất định: vào khoảng 124 căn nhà (620 người) một héc-ta

Đô thị Anh từ thời điểm đó phát triển quy củ, không lệ thuộc vào các bản đồ quy hoạch, mà theo quy định của các công cụ luật pháp kiểm soát bởi các cơ quan công quyền Trong đó, năng lực nền kinh tế, quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật và sự lựa chọn của người dân quyết định sự phát triển cụ thể từng đô thị Sự phát triển của phương tiện giao thông công cộng (xe buýt ngựa kéo, tàu điện, tàu điện ngầm) tạo điều kiện cho các thành phố lớn như London mở rộng bán kính đến 24km (năm 1914) Do có thu nhập đủ trả chi phí đi lại, giới trung lưu ở Anh đã bắt đầu chuyển

ra sống ở ngoại ô (nơi có môi trường sống tốt hơn) dẫn tới sự mở rộng đô thị từ những năm 1860 Quá trình mở rộng đô thị này trở nên nhanh chóng hơn sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1930 khi chi phí xây dựng và giá đất trở nên rất rẻ Cùng với chính sách hỗ trợ nhà ở, giá mua nhà đất vào năm 1930 so với thu nhập trung bình đạt mức thấp nhất trong mọi thời kỳ Việc mua được một căn nhà liền kề ở ngoại ô London với một công nhân có tay nghề vào năm 1930 còn dễ hơn với một người

có địa vị ngày nay

3.Thời kỳ cách mạng công nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp, các thành phố ở Anh bắt đầu đối mặt với vấn đề dân cư đông đúc và điều kiện sống kém chất lượng Các khu nhà công nhân mọc lên nhanh chóng gần các nhà máy và hầm mỏ Tuy nhiên,

sự phát triển này thiếu kế hoạch và gây ra nhiều vấn đề như ô nhiễm, bệnh tật và quá tải dân cư

Luật Quy hoạch đô thị đầu tiên (Thế kỷ 19)

Để đối phó với những vấn đề phát sinh từ sự phát triển đô thị không kiểm soát, Anh đã ban hành Đạo luật Quy hoạch Đô thị (Public Health Act) năm 1848 Đạo luật này giúp thiết lập các tiêu chuẩn vệ sinh và cải thiện điều kiện sống ở các thành phố

Những năm đầu của nền quy hoạch hiện đại

Peter Hall, giáo sư quy hoạch nổi tiếng của Anh, coi sự ra đời của cuốn sách ‘To-morrow’ (Ebenezer Howard) năm 1898 là mốc khởi đầu của nền quy hoạch hiện

đại bởi lẽ đó là lần đầu tiên, một lý thuyết quy hoạch đô thị (thành phố vườn), lấy lợi ích xã hội làm cơ sở, được trình bày một cách khá hoàn thiện và gây ảnh hưởng rộng khắp Dựa trên hiểu biết về hai môi trường sống đã được biết đến thời đó – thành phố và nông thôn – Howard đề xuất mô hình sống mới thành phố-nông thôn (thành phố vườn) để lấy cả thế mạnh của thành phố (việc làm, thu nhập, dịch vụ, tiện nghi, giao tiếp xã hội) và nông thôn (nhà đất rẻ, môi trường sống trong lành,

Trang 5

nhiều không gian mở) Ý tưởng chính của mô hình này là sự phân tán các khu sản xuất, từ trung tâm thành phố ra ngoại ô để tránh sự tập trung dân quá mức trong thành phố chính Bao xung quanh khu sản xuất – nơi làm việc chính – là các khu dân cư nhà biệt lập (với mật độ khoảng 37 căn hộ, hay 220 người/ héc-ta), đồng thời tất cả được bao quanh bởi vành đai xanh với diện tích không ít hơn 5/6 tổng diện tích Các thành phố vườn (quy mô khoảng 30.000 người, 2.400 héc-ta) được

tổ chức như các vệ tinh của thành phố chính, liên kết với nhau bởi đường sắt vành đai và kênh đào, liên kết với thành phố chính bởi đường bộ và các kênh đào hướng tâm Trong ý tưởng thành phố vườn của Howard, cơ sở chính là lập luận cho rằng công nghiệp có thể bố trí ở bất cứ nơi nào có dân cư, còn thế mạnh để tổ chức công nghiệp tại các thành phố vườn là chi phí thấp hơn về y tế và đất đai Ông cho rằng nếu có đủ tiền để mua đất và phát triển hạ tầng, thành phố vườn có thể được xây dựng bởi các tổ chức tư nhân, và việc tăng giá đất sau khi hoàn thành xây dựng không chỉ có thể bù được chi phí đầu tư mà còn có thể sinh lãi

Điểm đáng lưu ý là ý tưởng thành phố vườn không phải luật lệ hay nguyên tắc phát triển đô thị, vốn được bộ máy cơ quan chức năng Anh xây dựng và hoàn thiện liên tục vài chục năm trước đó Howard đã thiết lập Hội Quy hoạch Đô thị Nông thôn

[Town and Country Planning Association] để kêu gọi xây dựng đô thị theo mô

hình của ông nhưng cả hai thành phố ông tham gia chỉ đạo xây dựng (Letchworth –

1903 và Welwyn – 1920) đều gặp vấn đề tài chính nghiêm trọng Dù vậy, tư tưởng của Howard được Raymond Unwin cụ thể hóa trong dự án khu đô thị Hamstead năm 1905-1909, đỉnh cao của quy hoạch Anh thế kỷ 20 do đã tạo được cộng đồng nhỏ pha trộn nhiều chức năng với thiết kế đa dạng có chất lượng (tuy có người không coi đó là thành phố vườn vì nó là một phần mở rộng chứ không phải một thành phố vườn biệt lập như lý thuyết) Barry Parker vào năm 1930 cũng thành công trong việc thiết kế xây dựng thành phố vườn thực sự thứ ba Wythenshawe (sau Letchworth và Welwyn) – tuy thành phố này chưa bao giờ đạt được mục tiêu

tổ chức công nghiệp và việc làm tại chỗ cho người dân nơi đó, còn chính phủ phải bao cấp chi phí đi lại giữa Wythenshawe và thành phố chính Parker đã có đóng góp quan trọng hoàn thiện mô hình thành phố vườn khi mở rộng hình thái vành đai xanh: không chỉ bao quanh thành phố mà tạo thành các dải cây xanh/không gian

mở liên kết các thành phố trong khu vực với nhau

4.Phong trào Vườn thành phố (Garden City Movement) (Thế kỷ 20)

Vào đầu thế kỷ 20, phong trào “Vườn thành phố” do Ebenezer Howard khởi xướng nhằm tạo ra các thành phố quy mô nhỏ kết hợp giữa nông thôn và đô thị Ý tưởng này đã dẫn đến sự ra đời của các thành phố như Letchworth và Welwyn Garden City, với sự chú trọng vào việc phân chia không gian giữa nhà ở, khu công nghiệp

và không gian xanh

Trang 6

Giai đoạn hiện đại (1970 - nay)

Kể từ thập niên 1970, quy hoạch đô thị ở Anh đã dần chuyển từ vai trò của chính phủ sang khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các nhà phát triển tư nhân Quy hoạch hiện nay tập trung vào phát triển bền vững, bảo tồn các khu vực lịch sử,

và thúc đẩy phát triển nhà ở chất lượng cao Chính phủ cũng chú trọng đến việc tái tạo các khu vực đô thị cũ (urban regeneration) và thúc đẩy phát triển giao thông công cộng

5.Bài học kinh nghiệm về quy hoạch tại Anh

Thế hệ đầu tiên của Hệ thống Luật Quy hoạch của Anh là Luật quy hoạch đô thị và nông thôn 1947 (Luật QH 1947), nhằm mục tiêu giảm thiểu các hệ quả của nửa thế

kỷ công nghiệp và đô thị hoá đã diễn ra trước đó như ô nhiễm môi trường, sự mở rộng tự phát và phát triển đô thị vùng ngoại ô Luật QH 1947 là cơ sở pháp lý đã xác định Quyền quốc gia về phát triển đất đai (trước đây thuộc chủ sở hữu đất) và bắt buộc tất cả các dự án trước khi đầu tư xây dựng phải được chính quyền địa phương thoả thuận quy hoạch và Luật cũng cung cấp hệ thống điều kiện nếu thoả thuận quy hoạch bị từ chối

Thoả thuận quy hoạch là nội dung chủ chốt của Luật QH 1947 để thực thi các chính sách quy hoạch Nội dung thoả thuận là cấp phép xây dựng và thay đổi mục đích sử dụng đất Tại United Kingdom (UK), việc phát triển khu đất gồm có chứng minh về sở hữu đất đai, công trình xây dựng trên mảnh đất đó (land and property tille) và chứng chỉ quy hoạch (planning tille) Chứng chỉ quy hoạch đã được cấp cho tất cả đất đai có hiệu lực sử dụng từ 1948 trở về trước, từ đó trở về sau các dự

án mới đều phải xin thoả thuận quy hoạch

Để thực thi Luật QH 1947 toàn bộ UK được sắp xếp và thu gọn lại từ 1400 chính quyền địa phương (chính quyền chịu trách nhiệm lập và thực hiện quy hoạch) xuống còn 145 (dựa trên ranh giới hạt, huyện…) và tất cả bắt buộc phải lập quy hoạch địa phương

Mốc chuyển đổi thứ hai của Luật QH Anh là Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

1990 (TCPA 1990) và 3 bộ luật đi kèm bổ sung Luật bảo tồn Công trình và Khu vực bảo vệ, Luật quy hoạch về các chất độc hại và Luật tổ chức thực hiện

Mốc chuyển đổi tiếp nữa là “Luật Quy hoạch và mua bán bắt buộc 2004” được bổ sung trong Bộ Luật QH và đã tạo ra nhiều thayđổi lớn cho hệ thống quy hoạch phát triển của Anh, cụ thể:

- Luật đã tạo cơ chế chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương để thực hiện quy hoạch: chính quyền được phép thực hiện các dự án tái phát triển đất đai và áp dụng đặc quyền thu hồi đất, cho tư nhân thuê lại vì mục đích phát triển Chính

Trang 7

quyền cũng kiểm soát các hoạt động quảng cáo ngoài trời, bảo tồn rừng đặc dụng

và các công trình kiến trúc có giá trị

- Để hỗ trợ chính quyền địa phương thực hiện các dự án tái thiết Luật còn tạo cơ chế vốn cho các dự án này thông qua các chương trình ngân sách Nhà nước Kế hoạch vốn cho các dự án tái thiết tại địa phương được bố trí lên tới 50- 80% tổng chi hàng năm trong vòng 5 năm hoặc 8 năm và giảm xuống 50% trong 60 năm tiếp theo Hoặc chính quyền địa phương được chủ động phát hành trái phiếu, tín dụng thời gian 60 năm để chi tra cho dự án tái thiết

- Nội dung mới bổ sung trong Luật tiếp theo là thay thế quy hoạch cấu trúc (SP) và quy hoạch địa phương LDP) trước đây bằng Quy hoạch chiến lược vùng (RSS) và Quy hoạch Khung phát triển địa phương (LDF) Do quy hoạch cấu trúc bị chỉ trích

là nhanh chóng lạc hậu và không đáp ứng nhu cầu phát triển và thường bị đòi hỏi phải điều chỉnh ngay khi quy hoạch vừa có hiệu lực Quy hoạch cấu trúc ngày càng

bị chỉ trích trong những thập kỷ 80 và 90 do thời gian lập quy hoạch bị kéo dài, bản chất trìu tượng của quy hoạch và tạo thêm một lớp chính sách trung gian không cần thiết Xu thế này thể hiện ngày càng rõ tính cấp thiết của việc hình thành bộ máy quản lý Vùng và Chính sách quy hoạch vùng sau thập niên 90

- Tiếp đến là bổ sung cơ chế khuyến khích đầu tư các dự án hạ tầng tầm cỡ quốc gia Để làm được điều này Luật bổ sung bắt buộc các chiến lược quy hoạch quốc gia (PPG) phải điều chỉnh để làm rõ hơn vai trò vai trò chính quyền trung ương về các mục tiêu đầu tư hệ thống hạ tầng tầm cỡ quốc gia, như sân bay quốc tế, cảng tổng hợp và hệ thống liên kết các công trình hạ tầng chiến lược trên phạm vi quốc gia và quốc tế Việc cụ thể hoá tiêu chí xác định các công trình hạ tầng quốc gia trong chiến lược quy hoạch quốc gia sẽ tiết kiệm thời gian và kinh phí cho các bước chuẩn bị cho các dự án quốc gia sau này Chiến lược quy hoạch quốc gia còn xác định các khu vực cảnh quan quan trọng như di sản thế giới và hệ thống cảnh quan quốc gia cần bảo tồn Trong khi đó hệ thống hạ tầng còn lại thì được phân cấp cho chính quyền địa phương

- Để cải thiện nguồn lực của Nhà nước trong các chương trình đầu tư hạ tầng, trong Luật cũng đề ra cơ chế đánh thuế trên giá trị đất đai tăng do dự án đựpc cấp Chứng chỉ quy hoạch để bù đắp tài chính cho các dịch vụ công Năm 2010 nội dung này được hoàn thiện thêm thông qua các nguyên tắc để đánh thuế dựa trên các tiêu chí

về sử dụng cơ sở hạ tầng của các dự án đầu tư

- Nội dung được bổ sung tiếp theo trong Luật QH là làm sao hệ thống quy hoạch cần cập nhật được xu thế dịch chuyển và tái cấu trúc nền kinh tế và xu thế toàn cầu hoá

Chiến lược phát triển kinh tế vùng (RES) phải là đầu vào quan trọng của Chiến lược phát triển không gian vùng (RSS) Khung thời gian quy hoạch và các số liệu thống kê trong RES và RSS phải được thống nhất Luật còn yêu cầu các chính sách cần đưa ra kết quả cụ thể hơn, hơn là đưa ra thêm một chính sách về cơ chế trung

Trang 8

gian nữa để đạt được kết quả mong muốn nào đó, ví dụ về mục tiêu biến đổi khí hậu thì kết quả cụ thể là giảm tổng lượng carbon thải ra thông qua các giải pháp linh hoạt và hiệu quả nhất

Thông tin về thị trường sử dụng đất đai (thương mại, công nghiệp, nhà ở…) là thông tin đầu vào quan trọng làm căn cứ để xác định sử dụng đất đai hiệu quả nhất Thay đổi và nâng cao linh hoạt của loại hình sử dụng đất là cơ hội cho các doanh nghiệp thích ứng với những điều kiện thị trường thay đổi nhanh chóng Tạo điều kiện cho các khu vực đầu tư sản xuất khác nhau về loại hình và quy mô với các địa điểm xây dựng có chất lượng Giảm thiểu mức độ phức tạp của quy hoạch sẽ tạo

cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với quy hoạch vì không giống như các công ty lớn có tiềm năng thường có nguồn lực lớn để tiếp cận và can thiệp quá trình ra quyết định về thoả thuận quy hoạch

Thành phố càng lớn, càng có sức hút về đầu tư và lao động, những hạn chế về quy

mô đi thị không thoả đáng có thể làm ảnh hưởng tới sức hút này (do khống chế ranh giới, quy mô của thành phố Oxford, thành phố đã gặp phải những khó khăn trong việc cung cấp quỹ đất công nghiệp, thương mại, nhà ở và hệ quả của nó là giá đất và nhà ở ngày càng thiếu và giá cả thì gia tăng)

Hệ thống quy hoạch UK

Quy hoạch đô thị và nông thôn tại UK là hệ thống quy hoạch sử dụng đất tại Northern Ireland, Scotland và Wales Mỗi nước này sẽ có hệ thống quy hoạch riêng Hệ thống quy hoạch bao gồm 3 nội dung cơ bản:

- Chính sách quy hoạch cấp quốc gia

- Chiến lược phát triển không gian vùng cấp vùng

- Khung phát triển địa phương

Tại cấp quốc gia, hệ thống quy hoạch chỉ là tài liệu định hướng liên quan đến nhiều chính sách quy hoạch khác nhau trong các lĩnh vực nhà ở, giao thông, tiết kiệm năng lượng, đất đai, bảo vệ cảnh quan, tăng trưởng kinh tế, tái thiết đô thị, chất lượng sống của cộng đồng dân cư Các chính sách quy hoạch trong định hướng được xác định phải đảm bảo nguyên tắc lồng ghép với các ngành khác nhau (nếu cần thiết) để thực hiện mục tiêu

Hệ thống Chiến lược phát triển không gian Vùng (RSS) là nội dung cụ thể hoá các chính sách quy hoạch quốc gia về định hướng phát triển không gian tại 9 vùng của

UK RSS do Uỷ ban vùng đã lập thay thế Quy hoạch cấu trúc trước đây Nội dung RSS là quy hoạch chiến lược (ví dụ như mục tiêu cụ thể như số lượng nhà ở, việc làm sẽ được tạo ra tại mỗi khu vực trong vùng và có xác định vị trí nếu cần thiết) Nội dung cơ bản của RSS

Lồng ghép các chiến lược phát triển kinh tế Vùng hướng tới nâng cao hiệu quả của

5 động lực phát triển (đầu tư, cạnh tranh, cụm đổi mới, doanh nghiệp, trình dodọ

Trang 9

nhân lực) Xác định các thách thức và cơ hội về phát triển hạ tầng, giao thông, tái thiết đô thị, môi trường và xã hội

Xác định cụ thể các chính sách quy hoạch của vùung (tiểu vùng) được hoạch định trong PPG và các chính sách khác của Nhà nước Xác định các tiểu vùng dựa trên các tiêu chí là một nội dung quan trọng của RSS Các tiêu chí bao gồm: chính quyền đô thị hiện tại, vùng tăng trưởng, vùng địa lý kinh tế, thị trường nhà ở, hoặc các vùng có đặc điểm về xã hội và môi trường chung không dựa trên ranh giới hành chính, các tiểu vùng có hệ thống liên kết về kinh tế và thương mại trong vùng

Các nghiên cứu và cơ sở xác thực để hỗ trợ cho các chiến lược quy hoạch vùng được đề xuất Báo cáo giám sát chất lượng và quá trình thực hiện hàng năm Các chiến lược cho các vùng có ranh giới bao trùm nhiều đơn vị hành chính và của vùng được phân cấp Báo cáo đánh giá các nội dung về phát triển bền vững của những đề xuất về Chiến lược Vùng

Trừ các dự án được xác định có tầm quan trọng quốc gia, các đề nghị thoả thuận quy hoạch sẽ do Secretary of state phê duyệt, còn lại các dự án khác đều cho chính quyền địa phương thoả thuận…Các chính sách quy hoạch được đề cập trong PSS

sẽ được cập nhật định kỳ và được đề xuất điều chỉnh khi có đủ căn cứ thực tế để chứng minh

Khung phát triển địa phương (LDF) là Chiến lược phát triển khu vực và cũng như RSS là hướng tới nhiều mục tiêu… và khuyến khích các giải pháp thiết kế đô thị sáng tạo và kiến trúc xanh

6.Chủ trương can thiệp và sự hình thành bộ máy quy hoạch Anh

Trước thế chiến thứ nhất, chính quyền Anh gần như không tham gia thúc đẩy việc xây dựng thành phố vườn Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1930, chính phủ Anh chủ yếu tập trung nỗ lực để vực dậy các vùng bị suy thoái nặng Kiểm soát vấn đề bố trí sản xuất công nghiệp được coi là công cụ quan trọng giúp chính quyền hỗ trợ phát triển – đó cũng chính là những nỗ lực quy hoạch vùng đầu tiên ở Anh Nền tảng của các nỗ lực này là các nghiên cứu về hiện thực phát triển đô thị của Patric Geddes năm 1915, trong đó chỉ rõ mối liên hệ giữa các tác động kinh tế xã hội với đặc điểm và xu hướng phát triển đô thị Cụ thể ông cho rằng các tác động mang

tính địa điểm [locational factors] – hình thành bởi tài nguyên thiên nhiên (như mỏ

than), bởi hệ thống giao thông vận tải (đường sắt, đường thủy, đường bộ), bởi quy

mô nền kinh tế và bởi sự tích tụ các cơ sở công nghiệp – đã tạo ra sự phát triển đô thị tập trung ở một số vùng Geddes đã chứng tỏ rằng, sự phát triển mạnh mẽ của ngoại ô các đô thị trong những vùng đó sẽ có xu hướng tạo thành những vùng tích

tụ đô thị lớn mà ông gọi là những ‘vùng đô thị’ [conurbations] Geddes kết luận

Trang 10

rằng do các tác động kinh tế xã hội tầm vĩ mô đã và luôn có ảnh hưởng tới đô thị, quy hoạch đô thị phải được đặt dưới quy hoạch quốc gia hoặc quy hoạch vùng

Dù rất có ảnh hưởng, các quan điểm của Geddes chỉ bắt đầu được xem xét thực thi

15 năm sau, khi quá trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng ở Anh cho thấy tốc độ cải thiện ở một số vùng chậm hơn rất nhiều những nơi khác Các ngành công nghiệp truyền thống, xây dựng trong cuộc cách mạng công nhiệp, chuyên sản xuất

và xuất khẩu một số mặt hàng như đóng tàu và công nghiệp nặng, than, sắt và thép, vải sợi ở phía bắc nước Anh tỏ ra không có khả năng phục hồi trong bối cảnh kinh

tế thế giới thay đổi: cạnh tranh hơn và nhu cầu ít hơn Mặt khác một số ngành công nghiệp mới, như thiết bị điện, xe hơi, máy bay, cơ khí chính xác, dược phẩm, thực phẩm chế biến, cao su, xi măng và nhiều ngành khác lại phát triển rất nhanh kể cả quy mô sản xuất lẫn nhân công tại các khu vực quanh London, miền Trung và Nam nước Anh Sự khác biệt là to lớn: trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại các vùng miền Bắc

có nơi lên đến 60%, ở London, tỷ lệ này chỉ là 9% (năm 1934)

Các giải quyết vấn đề của Anh rất đặc biệt Chính phủ chỉ định Sir Anderson

Montague-Barlow thành lập Hội đồng Hoàng gia Phân bố Nhân khẩu Công nghiệp

[Royal Commission on the Geographical Distribution of the Industrial Population]

năm 1937 nhằm xác định chính xác vấn đề và đề xuất hướng giải quyết Theo luật của Anh, Hội đồng này được toàn quyền nghiên cứu chuyên sâu mọi lĩnh vực để tìm kiếm bằng chứng giúp hiểu rõ vấn đề được giao Hội đồng của Barlow không thừa nhận bất cứ quan điểm hay nhận định nào mà trực tiếp thực hiện một khối lượng nghiên cứu đồ sộ nhằm minh chứng một cách đầy thuyết phục cho mọi quan điểm mà Hội đồng đưa ra Kết quả của hoạt động của Hội đồng này, trong 3 năm,

là bản báo cáo thuyết phục và chính thống đến mức nhiều lập luận và kết luận đưa

ra không hề suy suyển giá trị hàng thế hệ sau

Một trong những kết luận quan trọng của Hội đồng Barlow là đặc thù cấu trúc công nghiệp có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vùng: cấu trúc công nghiệp thích hợp

là tác nhân thúc đẩy kinh tế vùng phát triển; ngược lại khi không phù hợp nó sẽ trở thành nguyên nhân gây suy thoái kinh tế Hội đồng cũng kết luận rằng các ngành công nghiệp thế kỷ 19 phụ thuộc nhiều vào đường thủy, nguồn nguyên liệu và nhiên liệu; trong khi các ngành công nghiệp của thế kỷ 20 ít phụ thuộc vào các yếu

tố trên mà lệ thuộc nhiều vào thị trường chính của nó Thị trường ở đây được hiểu bao gồm cả dịch vụ bán lẻ hay xuất khẩu, nguồn cung các nguyên liệu chuyên dụng thứ cấp, và nguồn lao động chuyên môn hóa cao Đó là lý do các ngành công nghiệp mới có xu hướng đặt tại các trung tâm đông dân cư, nơi chúng có thể dễ dàng tiếp cận được với lực lượng lao động và dịch vụ đa dạng, chuyên môn sâu

Đó cũng là lý do khiến các ngành công nghiệp mới dần rời bỏ các trung tâm công nghiệp cũ và làm trầm trọng thêm quá trình suy thoái của các trung tâm này

Ngày đăng: 29/10/2024, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w