1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Văn học Châu Mỹ - đề tài - O’ Henry Thế giới truyện ngắn đặc sắc của ông và “Chiếc lá cuối cùng”

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề O’ Henry: Thế giới truyện ngắn đặc sắc của ông và “Chiếc lá cuối cùng”
Chuyên ngành Văn học Châu Mỹ
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Đặc sắc trong nghệ thuật kết cấu của truyện ngắn O’Henry là luôn tạo nên những kết thúc truyện gây bất ngờ bằng các thủ pháp như: Gây sự hiểu lầm, lầm lẫn trong hành động, sự việc đến cu

Trang 1

VĂN HỌC CHÂU

MỸ

Đề tài : O’ Henry Thế giới truyện ngắn

đặc sắc của ông và “Chiếc lá cuối

cùng”

Trang 2

II THẾ GIỚI ĐẶC SẮC TRUYỆN NGẮN O.HENRY

III TÁC PHẨM “ CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG”

I TÁC GIẢ O.HENRY

Trang 3

I TÁC GIẢ O.HENRY

Trang 4

1 Cuộc đời và sự nghiệp

-Năm 15 tuổi , ông rời trường , đến làm việc tại hiệu thuốc của ông chú

Ông chuyển đến Houston và kiếm được một số việc làm ở đó, trong đó có

lúc ông đã làm nhân viên ngân hàng Sau khi chuyển đến Austin, bang

Texas, ông lấy vợ vào năm 1882

Trang 5

- Năm 1884, ông làm việc cho một tờ báo châm biến hàng tuần The Rolling Stone

- Năm 1898, ông bị cầm tù vì bị kết án là biển thủ tiền tại Columbus, bang Ohio, nhưng nhiều người cho là ông bị oan

- Trong thời gian ở tù, ông đã bắt đầu viết truyện ngắn Ở đây,

ông tiếp xúc với đủ các thành phần bất hảo của xã hội

- Ông ra tù vào năm 1901, ông đến New York, kiếm sống bằng

cách viết truyện cho nhiều tạp chí nổi tiếng và trở nên lừng danh

vói hàng trăm truyện ngắn in dưới bút hiệu O.Henry

- Ngày 5-6-1910, O.Henry mất ở New York Ba năm trước khi

mất, ông cưới cô bạn từng là người yêu thời trẻ Nhưng cuộc hôn

nhân này cũng sớm tan vỡ

Trang 6

3 Quan điểm sáng tác

- “Truyện ngắn hay thì giống như viên thuốc đắng bọc đường.”

- “Thiên chức của nghệ thuật là thanh lọc tâm hồn, hướng thiện con người.”

Trang 7

2 Tác phẩm

* Ẩn sĩ chờ thời ( To him who waits)

* Bạn hữu ở San Rosario (Friend in San Rosario)

* Căn phòng đủ tiện nghi ( The green door)

* Cây xương rồng (The Cactus)

* Chị em bạn vàng ( Sisters of the Golden Circle )

* Chiếc lá cuối cùng ( The last leaf),

* Ẩn sĩ chờ thời ( To him who waits)

* Bạn hữu ở San Rosario (Friend in San Rosario)

* Căn phòng đủ tiện nghi ( The green door)

* Cây xương rồng (The Cactus)

* Chị em bạn vàng ( Sisters of the Golden Circle )

* Chiếc lá cuối cùng ( The last leaf),

Trang 8

II THẾ GIỚI ĐẶC SẮC TRUYỆN NGẮN CỦA O.HENRY

Trang 9

1.Đặc điểm truyện ngắn của O.Henry

O Henry là một trong những bậc thầy của thế giới về truyện ngắn, là cây bút truyện ngắn có bút lực dồi dào của Mỹ Ông nổi tiếng với những tác phẩm có kết thúc bất ngờ, những tình huống ngẫu nhiên, pha trộn chất mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm, xót xa khi viết

về những người lao động bình thường, những con người sống dưới đáy của một xã hội xa hoa, giàu có

Ông không có cái thâm trầm sâu xa về mặt tư tưởng, không có tầm rộng

lớn về mặt khái quát, điển hình hoặc tính sắc bén trong phê phán xã hội

đương thời như hai văn hào Nga và Pháp

Văn chương của O.Henry nhẹ nhàng, ngắn gọn đến mức sắc sảo Giọng văn hài hước, dí dỏm, đôi khi giấu sau những nụ cười là một sự nghiệt ngã đến không ngờ của cuộc sống Nhiều truyện ngắn của O.Henry vẫn là những mẫu mực của truyện ngắn hiện đại với cấu trúc ngắn gọn, giọng văn giản dị, hài hước và những kết thúc bất ngờ

Trang 10

2.Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của O.Henry

a.Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật

Nhân vật trong các truyện ngắn của O’Henry rất phong phú, đa dạng, thuộc mọi tầng lớp với mọi nghề nghiệp trong xã hội Mĩ lúc bấy giờ Tính cách nhân vật vừa được miêu tả trực tiếp, vừa được bộc lộ qua lời nói, hành động, diễn biến tâm lý Những nhân vật được O’Henry khắc họa thành công nhất là những người thuộc tầng lớp tư sản và những phụ nữ lao động nghèo

Nhân vật mang lại nhiều ý nghĩa nhân văn trong truyện ngắn O.Henry chính là hình ảnh những người phụ nữ lao động, nghèo khổ nhưng có tình yêu sâu sắc, nhiều mơ mộng và yêu thương

Trang 11

O’Henry nói chung ít miêu tả sự kiện mà chủ yếu đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật Từng chuyển biến của tâm lý nhân vật được thể hiện một cách khéo léo qua suy nghĩ, hành đồng, qua cảnh vật, qua những mối quan hệ O’Henry ít đi vào tầm vĩ mô của các giai tầng

xã hội mà thường bắt lấy những góc tâm hồn, những mảnh đời, những câu chuyện nhỏ mà

có sức lay động Con người trong tác phẩm của ông có tình yêu, có lòng cao cả, có những đam mê, và có cả những nhỏ nhen, vị kỷ, hám lợi, tha hóa Và tất cả nằm trong một hiện thực rất Mĩ, những tính cách rất Mĩ

b Nghệ thuật kể chuyện qua các yếu tố người kể chuyện

và giọng điệu

- Truyện ngắn của O’Henry sử dụng hình ảnh người kể chuyện ở ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất Nghệ thuật kể chuyện ở ngôi thứ 3 là sự tiếp nối của lời kể chuyện truyền thống – tác giả không tham dự trực tiếp vào diễn biến của câu chuyện nhưng lai quen biết tất cả các nhân vật trong câu chuyện đó

- Về giọng điệu, O’Henry đã tạo được cho các truyện ngắn của mình một giọng điệu kể chuyện độc đáo, đó là giọng tâm tình và giọng hài hước

Trang 12

C Nghệ thuật kết cấu

O’Henry sử dụng nhiều dạng kết cấu, vừa có kiểu truyền thống (đơn tuyến, biên niên, vòng tròn), lại vừa có các kiểu hiện đại (đa tuyến, đảo lộn trật tự thời gian, kết cấu mở) Mỗi truyện ngắn có một kiểu kết cấu phù hợp để làm nổi bật các mối quan hệ trong truyện, qua đó thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả

Đặc sắc trong nghệ thuật kết cấu của truyện ngắn O’Henry là luôn tạo nên những kết thúc truyện gây bất ngờ bằng các thủ pháp như: Gây sự hiểu lầm, lầm lẫn trong hành động, sự việc đến cuối truyện mới mở bung ra cho độc giả,… Kết thúc bất ngờ làm cho các truyện ngắn của O’Henry luôn có sự hấp dẫn lôi cuốn đặc biệt bởi nó nằm ngoài suy đoán logic thông thường của mọi người Đây cũng chính là nét đặc trưng của truyện ngắn O’Henry, tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của ông

Cho đến nay, nhiều truyện ngắn của O.Henry vẫn là mẫu mực của truyện ngắn hiện đại với cấu trúc ngắn gọn, giọng văn giản dị, hài hước và những kết thúc bất ngờ

Trang 13

III TRUYỆN NGẮN : “ CHIẾC LÁ CUỐI

CÙNG”

Trang 14

1 Xuất xứ và vị trí tác phẩm

“Chiếc lá cuối cùng” (The last Leaf) là truyện ngắn xuất sắc bậc nhất của O.Henry Tác phẩm được in trong tập Cây đèn thanh mảnh (The Trimmed Lamp) xuất bản năm 1907.

Đây là một truyện ngắn nổi tiếng được biết đến nhiều nhất của O.Henry.Truyện

đã được đưa vào sách giáo khoa của nhiều nước để giới thiệu ở phần văn học nước ngoài Ở Việt Nam, truyện ngắn này đã được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 8 để giảng dạy

Trang 15

2 Tóm tắt truyện ngắn

Sue và Johnsy là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ Cụ Behrman, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý Chẳng may, mùa đông năm ấy, Johnsy bị bệnh sưng phổi rất nặng Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời Sue vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích, Johnsy vẫn bi quan như vậy Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Johnsy, cụ Behrman bộc lộ sự không tán thành, nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân.Chiếc lá cuối cùng giống như thật Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Johnsy suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo Johnsy từ cõi chết trở về nhưng cụ Behrman lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Johnsy Sue lặng lẽ đến bên Johnsy báo cho bạn về cái chết của cụ Behrman và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Trang 17

- Tuyến truyện thứ nhất: tại một khu

họa sĩ nghèo, có cô gái tên là Johnsy

bị ốm do gã viêm phổi hoành hành

(trình bày) Cô tuyệt vọng đếm từng

chiếc lá thường xuân đang rụng như

đang đếm đến ngày mình ra đi (thắt

nút) Lá cứ rụng từ lúc có đến gần

trăm lá cho đến khi chỉ còn mấy lá

trên cây sức khỏe của Johnsy cũng

tàn dần (phát triển) Cho đến đỉnh

điểm chỉ còn một chiếc lá, nếu chiếc

lá đấy rơi thì sự sống của Johnsy

cũng rơi theo Kết thúc lá không rơi

và Johnsy cũng không chết

Tuyến truyện song hành, chìm ẩn:

có một họa sĩ già nuôi tham vọng vẽ bức kiệt tác , có một cô gái trẻ tuyệt vọng muốn chết vì những chiếc lá rơi Ông lão muốn cứu cô gái bằng

dự định vẽ chiếc lá vào đêm mùa đông giá rét thay thế chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng.Truyện kết thúc khi cô gái hồi phục bởi chiếc lá (được vẽ) vẫn còn nhưng họa sĩ già thì đã qua đời

Trang 18

b Kết thúc bất ngờ

O Henry có nhiều kiểu kết truyện Đọc truyện của ông ta khó có thể lường trước được kết cục bởi mâu thuẫn lôi cuốn người đọc đôi lúc chỉ là mâu thuẫn vờ.Để thỏa mãn và tạo sức lôi cuốn cho tác phẩm Với việc xây dựng hai cốt truyện xoắn kép, hướng người đọc theo một hướng đi chung rồi bất ngờ đảo ngược tình huống Điều đó có nghĩa là đến cuối truyện, trạng thái tinh thần hoặc số phận của nhân vật thay đổi một cách kịch tính.Người đọc có thể sẽ không bao giờ biết được sự thật cho đến khi đọc xong câu chuyện.Tác giả đã kích thích sự hồi hộp của độc giả cho đến tận câu văn cuối cùng và

sự bất ngờ vụt đến rất nhanh ngay sau khi câu chuyện được kết thúc.Toàn bộ truyện vì

vậy trở nên cuốn hút nhờ vào đoạn kết.Trong đó Chiếc lá cuối cùng là đặc trưng tiểu

biểu nhất cho kiểu kết này

Chiếc lá cuối cùng được xem như là một trong những truyện ngắn có kết thúc mẫu mực vào hạng bậc nhất của truyện ngắn cổ điển.Từ cốt truyện, nhân vật, giọng điệu trần thuật có thể xem như là một trong những khuôn mẫu của thể loại này ở thế kỉ XIX.Tuy vậy nó vẫn mang những nét riêng độc đáo và hiện đại của tác giả.

Trang 19

Kết thúc của một văn bản thường được xem như là kết thúc nội dung của toàn văn bản

đó nhưng O.Henry lại làm điều này theo một cách kết thúc hoàn toàn mới mẻ, tạo nên

một kết thúc đầy bất ngờ còn được giới chuyên môn gọi bằng thuật ngữ là kết thúc

xoắn bện Cùng với việc tạo dựng hai cốt truyện thì ông đã tạo nên hai cái kết song

hành cùng đảo ngược.

Như vậy theo diễn biến của truyện khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc Johnsy muốn buông hết thảy Thế nhưng kì diệu thay , chiếc lá cuối cùng, kiệt tác của cụ Behrman trên chiếc tường cao cheo leo, cũ kĩ Chính chiếc lá ấy là ngọn lửa nhen nhóm lên trong lòng Johnsy niềm khát khao được sống nó chuyển hóa được nỗi vô vọng của con người và cô được sống Cái chết của cụ là sự kiện bất ngờ không chỉ đối với Sue và Johnsy mà còn đối với độc giả.Hai tình huống kết truyện song song cùng đảo ngược được thực hiện trọn vẹn Behrman đang sống khỏe mạnh và đã ra đi vì quyết tâm cứu sống Johnsy; Johnsy sắp chết lại dần khỏe mạnh nhờ chiếc

lá của Behrman Đây chính là nghệ thuật xây dựng cái kết đúp đầy bất ngờ của O Henry Đây cũng là nét đặc trưng trong thi pháp tự sự của ông ngoài truyện ngắn Chiếc là cuối cùng thì còn

có một số truyện ngắn khác có kết thúc bất ngờ như Tên cớm và bản thánh ca và Quà tặng của những thầy pháp

Trang 20

c Nhân tố tạo nên cái kết bất ngờ

Thủ pháp

đánh lừa

Yếu tố hoán đôi

Nhịp độ và bút pháp tự sự giấu kĩ và bày nhanh

Trang 21

Thủ pháp đánh lừa.

Trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” tác giả đã đánh lừa người đọc ở đầu cho đến tận cuối cùng của câu truyện mới tiết lộ sự thật Tất cả những tuyến truyện thứ nhất cả hai cô gái họa sĩ nghèo, cái bệnh viêm phổi, những chiếc

lá và dây thường xuân kia đang làm Johnsy chết mòn tàn lụi từng ngày, cách tự sự rất duyên dáng từ đầu tác phẩm đến đây tất cả để đánh lừa người đọc đi theo một hướng để rồi đến một thời điểm thích hợp ông mới tiết lộ những gì đã lên kế hoạch, tiết lộ những tình tiết quan trong và ở đấy các yếu

tố bên trên chỉ là cái nền ông lão Behrman xuất hiện Với kĩ thuật tự sự này tác giả đã tạo ra độ hẫng thẩm mĩ trong tâm lí tiếp nhận, tạo nên cái bất ngờ khó dự đoán được của độc giả

Trang 22

Yếu tố hoán đổi

Trong phần lớn truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” O.Henry đã cố gắng thu hút người đọc chú ý đến những giờ phút cuối cùng của Johnsy và những chiếc lá đang tiếp tục rụng Theo quy luật nếu lá cây thường xuân già thì rụng là tất yếu người đọc tin chắc rằng trong buổi sớm mai chiếc lá sẽ phải rụng và cuộc đời của Johnsy sẽ kết thúc nhưng khi Sue kéo rèm lên thì chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó Kết qủa đó là một sự hoán đổi giữa đúng và sai, giữa giả và thật, giữa sự sống và cái chết.Thế là một mạng già đổi lại một mạng trẻ, quy luật hay cũng chính là ngoại lệ.Đó là hành trình đi từ sự sống đến cái chết của một họa sĩ già để kéo cô ái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống Nhựa sống từ cơ thể già nua đã trút hết sang chiếc lá kia để chiếc lá nhen nhóm cho Johnsy hi vọng sống Chỉ có những người quý cuộc sống mới giám sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì người khác Cụ Behrmen sẵn sàng làm chiếc lá rụng xuống để nảy mầm sự sống mới

Trang 23

Nhịp độ cùng bút pháp tự sự giấu kĩ và bày nhanh

Khi đọc những trang này thì câu chuyện được kể một cách khá chi tiết với nhịp

độ chậm dãi Và cho đến kết thúc của truyện ngắn này ở trang còn lại thì bất ngờ xảy ra: Johnsy sống trong khi cụ Behrman chết Trong quá trình câu chuyện diễn

ra được kể với nhịp độ chậm , đều trước đó không có chi tiết nào được kể để cho biết tại sao cụ Behrman chết mà chúng ta phải chờ đến những lời nói của Sue với Johnsy ở cuối truyện để giải đáp được Truyện ngắn này có một kết thúc được kể không chỉ nói là nhanh khi liên kết với những sự việc trước đó, mà còn phải nói

là đột ngột về cả nhịp độ và tính chất, ý nghĩa của nó.O.Henry sử dụng nhịp độ

kể chuyện như thế này đã góp phần tạo nên kết thúc bất ngờ mang đầy giá trị

nhân đạo và gây ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc cho tác phẩm Chiếc lá

cuối cùng.

Trang 24

4 Nhân vật

Sự lựa chọn nhân vật

Truyện ngắn của ông đa dạng về đề tài , nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của người dân Mĩ Và với đề tài như vậy thì việc lựa chọn nhân vật cho truyện ngắn cua O Henry cũng rất phong phú đa dạng, bao gồm nhiều lứa tuổi , nhiều tầng lớp nhưng đa số vẫn là người lao động, người nghèo trong xã hội và hầu hết những nghề nghiệp của nhân vật đều là những nghề mà chính tác giả đã trải qua ở cuộc đời thực của mình

Trong số những nhân vật thuộc vào lớp người lao động nghèo trong xã hội

ấy, ta phải kể đến những người nghệ sĩ nghèo gồm cả nam lẫn nữ Truyện

ngắn Chiếc lá cuối cùng (The last leaf) sẽ cho ta thấy được sự lựa chọn

nhân vật này của O.Henry

Trang 25

Các nhân vật trong Chiếc lá cuối cùng người già, người trẻ đều có Họ là những họa sĩ

nghèo , đều có phẩm chất tốt, có khát khao ước mơ đối đối với nghệ thuật nhưng thực tế thì để thực hiện được vô cùng khó khăn, khó khăn trong cả việc trang trải cuộc sống hàng, dù vậy họ vẫn không ngừng ước mơ và theo đuổi nghệ thuật Đây là một trong số những kiểu nhân vật mà được O Henry lựa chọn và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả qua tác phẩm của mình

Nói chung trong truyện ngắn của mình, O Henry có sự lựa chọn đa dạng phong phú về nhân vật , có nhân vật tốt xấu, nam nữ, già trẻ thuộc tầng lớp khác nhau trong xã hội Nhưng chiếm phần lớn trong số nhân vật được nhà văn lựa chọn vẫn là những người lao động nghèo, những nghệ sĩ nghèo thất nghiệp hoặc có thu nhập thấp

Qua cách lựa chọn nhân vật trong truyện ngắn của O.Henry và qua ngôn ngữ, giọng điệu của người kể chuyện chúng tôi thấy được thái độ của tác giả đối với các nhân vật của mình hiện lên khá rõ ràng

Ngày đăng: 29/10/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w