Tuy nhiên, dé thực hiện tốt chủ trương này, thì yêu cầu đặt ra đối với ĐHQGHNtrong công tác quản lý dự án là rất lớn, đòi hỏi các cấp ủy Đảng cần tiếp tục quántriệt, thực hiện tốt các ch
Trang 1ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TÓNG VĂN NAM
QUAN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TẠI BAN QUAN LÝ DU ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN LY KINH TE CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội — 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa
được công bồ trong bat cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác, sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định.
Nội dung trích dẫn và tham khảo tại các tài liệu, sách báo thông tin được đăng
tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang website theo danh mục tài liệu tham khảo
của luận văn.
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài: “Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc” được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Để hoàn
thiện luận văn, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể.
Trước tiên, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Trung Thành, Thay đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học và
động viên tác giả đề luận văn được hoàn thành Tác giả xin gửi lời cám ơn đến
Quý thầy, Quý cô Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội, đã tận tâm giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tác giả cũng được xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
tại Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng DHQGHN tại Hòa Lạc đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành bản luận văn
thạc sĩ của mình.
Với thời gian thực hiện không dài nên việc nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, tác giả mong các giảng viên chia sẻ góp ý thêm dé luận văn được hoàn thiện hơn, ngoài việc giúp nâng cao kiến thức ban thân còn dé phục vụ công việc của mình được tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
il
Trang 5090996900077 .) iLOT CAM ƠÌN 5G 5 HH g9 9g v09 00 9 9 99940 ii
1 Sự cần thiết của dé tài nghiên COU ooo eecceccecsessessessessesssssessessessesssessessesssasesseeses 8
2 Mục tiêu va nhiệm vụ nghiên cứu của luận VAN - 5 «+ << s++scxssss 9
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2 2 + +x++x+E++E++rxtrEzEerrxerxerreee 10
A, Cau trúc của luận Văn ¿- - - tk Ek+E+EEEESESEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEETEEEEEkrkrkrrrre 10
CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THUC TIEN VE QUAN LÝ TÀI CHÍNH CÁC DỰ AN DAU TƯ XÂY
00010 12
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2: 2 + ++££+E+E£zEerxerxerxerszrx 12
1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - 121.1.2 Kết quả các công trình nghiên cứu và khoảng trồng cần nghiên cứu l41.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính các dự án đầu tư xây dung 15
1.2.1 Dự án dau tư NAV CHUNG 000n0n088 ẦẦẦẦẦ 15
1.2.2 Quan điểm về quản lý tài chính dự án đâu tư xây dựng 22
1.2.3 Nội dung quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng -c5-: 231.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính dự án dau tư xây dựng cơ sở
4/7 PPnẼẺAAee 29
1.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý tài chính dự án dau tư xây dựng cơ sở giáo duc
— Ả 32
1.3 Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lac - - - - 5 S113 ng re 35
1.3.1 Kinh nghiệm của Trường đại học Kinh tế quốc dân -: 351.3.2 Kinh nghiệm cua Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 36
iii
Trang 61.3.3 Bài học kinh nghiệm trong quản lý tài chính dự án dau tư xây dựng Ban
quản lý dự án dau tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc 37CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -c - sec 38
2.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu - 5 6 SE +EsEEsessrssrsrke 38 2.2 Phương pháp xử lý đữ lIỆU - - - - 2 S3 * 23192119 111 1x ng rệt 38
2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 0 eee cecceseeseeeeeeseeeseeseeeseeeeeeseeneeeseesseees 39
2.3.1 Phương pháp thong kê — mô tải - 5-55 SE EE+EEEEEEEeEEEEEerkerersses 392.3.2 Phương pháp phân tích - tổng NOP cescecscesscsscsssessesssessessessesssessecsesssssseeseess 39
PC uc, 00a nen ốốố.ằ 40
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TẠI HÒA LẠC 41
3.1 Khái quát về dự án đầu tu xây dung DHQGHN tai Hòa Lac 41
3.1.1 Khái quát vé dự án dau tư xây dựng DHOGHN tại Hoà Lạc 413.1.2 Quá trình hình thành và chuyển giao của Ban Quản lý dự án dau tư xây
dựng DHOGHIN tại Hòa LGC «5c s1 KH krt 43
3.1.3 Ban quản lý dự án dau tư xây dựng DHOGHN tại Hoà Lạc 443.1.4 Đặc điểm dự án đâu tu xây dựng DHOGN tại Hoà Lạc 473.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng Đại họcQuốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc - ¿2-52-5522 EEEEEEEEE2E122171 212112111 50
3.2.1 Lập kế hoạch tài chính dự án đâu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội
3.2.2 Tổ chức va xây dựng quy trình quản lý tài chính dự án dau tư xây dựngĐại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà LẠC cc- Sc BS hikirkesieersereree 613.2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - cccccsccxerscrxerrsrreerrre 633.2.4 Kiểm tra, kiểm soát thực hiện kế hoạch tài chính s-s+-s=s+s+se¿ 70
3.3 Đánh giá về công tác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc
gia Hà Nội tại Hòa LạcC 1119919 ng HH Hi, 71
3.3.1 Ket quả đạt QUOC cesceccescecssscssessessessessessesssssseeseesessesssssessesesseseesessesseeseasees 713.3.2 Han chế và nguyên Nhaneecceccccccccccesceccescsssssseseesessessssssssessesessseseesesseseseees 72
CHUONG 4: PHUONG HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN QUAN LY TAI CHINH CAC DU AN DAU TU XAY DUNG TAI BAN QUAN LY DU AN
iv
Trang 7ĐẦU TƯ XÂY DUNG ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TẠI HÒA LẠC 77
4.1 Phương hướng triển khai dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tạiHòa Lạc đến năm 2025 2:52:22 2222122221112 riei T14.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng Dai học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc 78
4.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính của Dự ám 78
4.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý tÏH SE vSeeksseeesseeerre 80 4.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý CHI ececccccccccssccessecesseeescssesesseeeeseeeseensaeenses 52
4.2.4 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực công tác kiểm tra, giám sát
tài Chính AU GIN - c1 9993030333038 1 1v n5 1 xe $6
4.2.5 Nâng cao năng lực bộ máy quản lý tài chính dự án dau tư xây dung 88
KET LUAN 0 — ,,Ô 90
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO -2- 22s ©sseessesssessesse 91
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
CĐT Chủ dau tư
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
DTXD Đầu tư xây dung
GPMB Giải phóng mặt băng
QLDA Quản lý dự án
TDTT Thể dục thê thao
VI
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH, BIÊU ĐỊ
Hình 1.1 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng -. 2c sccs+csc: 20
Hình 1.2 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư -¿-¿s s5: 24
Hình 3.1: Quy hoạch chung DHQGHN tại Hịa Lac 555-5555 <+<<+ 42
Hình 3.2: Sơ đồ tơ chức bộ máy Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN
tal s81 : 46
Hình 3.3: Kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư xây dung dự án 57
Sơ đồ 3.4 Quy trình quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng DHQGHN 62
tat s8 12777 aAậa4a aaIaIaIáa A 62
DANH MỤC BANG BIEU Bảng 3.1 Các dự án thành phan trong Tổng dự án xây dựng ĐHQGHN 48
Bang 3.2 Lựa chọn định mức diện tích sàn nhà — cơng trình 53
Bang 3.3 Khái tốn tong chi phí đầu tư xây dung ¿5-5 sccsccses 55 Bảng 3.4 Giá trị khái tốn tính đến trượt giá và lãi vay -secscc: 56 Bảng 3.5 Kế hoạch phân bổ nguồn vốn theo thời gian 5c 552252 57 Bang 3.6 Bảng kế hoạch phân bổ vốn theo giai đoạn -2- 5-55: 58 Bảng 3.7 Xác định nguồn vốn cho các dự At cesccssesssesssesssesssesseessesssesstessessseessecs 59 Bang 3.8 Phân bổ vốn cho từng hạng mục theo thời gian -: 60
Bảng 3.9 Chênh lệch chi phí GPMB giữa kế hoạch và thực hiện - 63
Bảng 3.10 Chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện dự án tái định cư 64
Bảng 3.11 Chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện của dự án HNO/2 65
Bảng 3.12 Chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện của dự án HN0A 66
Bảng 3.13 Chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện của dự án HNO05 67
Bảng 3.14 Chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện của dự án HNOG 67
Bảng 3.15 Chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện của dự án HN07 68
vii
Trang 10PHAN MỞ DAU
1 Sự cần thiết của dé tài nghiên cứuĐầu tư xây dựng cơ bản là việc sử dụng vốn đề tiến hành các hoạt động xâydựng nhằm tạo ra cơ sở hạ tang kỹ thuật hay tài sản cô định phục vụ cho hoạt động,
phát triển của nền kinh tế - xã hội Chính vì vậy, đầu tư xây dựng là tiền đề quan trongtrong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và của mỗi cơ sở, tổ chức xã hộinói riêng Với ý nghĩa đó, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đều được tạo ra trongthời gian đài, có quy mô và vốn đầu tư lớn Trong đó, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là vốn
từ ngân sách nhà nước Ngoài ra, còn có nguồn vốn đóng góp tự nguyện của tư nhân
vì lợi ích cộng đồng và vốn đầu tư gián tiếp hoặc trực tiếp của nước ngoài
Do sử dụng nguồn vốn đầu tư lớn nên các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đòihỏi phải được quản lý tài chính phù hợp nhằm góp phần đảm bảo tiền vốn được sửdụng hiệu quả, không bị ứ đọng hoặc thất thoát Từ đó, các công trình đầu tư xâydựng mới có thé hoàn thành đúng tiễn độ và đạt chất lượng như kế hoạch đặt ra
Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập ngày 10/12/1993, theo Nghị định số97/CP của Chính phủ với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độcao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyền giaotri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm
nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
Đề thực hiện sứ mạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội (viết tắt là ĐHQGHN)
có quy chế tô chức và hoạt động mang tính đặc thù riêng, được Nhà nước giao quyền
chủ động cao và chịu trách nhiệm lớn trước pháp luật và xã hội Đồng thời DHQGHNđược Nhà nước tập trung đầu tư lớn, trong đó với việc triển khai Dự án đầu tư xâydựng DHQGHN tại Hòa Lạc bao gồm 21 dự án thành phan với diện tích sử dụng đất
sử dụng đất khoảng 1.113,7 ha chia thành nhiều giai đoạn tới năm 2025 Tuy nhiên,
đến năm 2017, sau gần 15 năm thực hiện, tiễn độ triển khai dự án rất chậm, ảnh hưởng
đến kế hoạch, chiến lược phát triển của ĐHQGHN, không đáp ứng được kỳ vọng của
các Bộ, Ban ngành và Chính phủ Dé từng bước tháo gỡ những khó khăn cho dự án,năm 2017, Chính phủ quyết định điều chuyển nguyên trạng Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng DHQGHN tại Hòa Lạc thuộc Bộ Xây dựng sang trực thuộc DHQGHN.
Trang 11Đây là tiền đề quan trọng để ĐHQGHN chủ động đầy nhanh công tác triển khai dự
án Tuy nhiên, dé thực hiện tốt chủ trương này, thì yêu cầu đặt ra đối với ĐHQGHNtrong công tác quản lý dự án là rất lớn, đòi hỏi các cấp ủy Đảng cần tiếp tục quántriệt, thực hiện tốt các chương trình hành động nhằm thúc đây tiến độ dự án, đồngthời trong điều kiện nguồn vốn ngân sách bố trí cho dự án hết sức khó khăn, đòi hỏiĐHQGNN cần chủ động kêu gọi hợp tác đầu tư theo hình thức xã hội hóa, việc dadang hoá nguồn tai chính như: vốn vay ODA, vốn vay ngân hàng thế giới, ngân sách
sự nghiệp của các don vi, tài chính di vay từ ngân hang, tai chính dong góp theo hình
thức hợp tác công tư, đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa sẽ tạo sức mạnh tổng hợp thúcđây tiến độ triển khai dự án
Từ thực tế trên, có thê thấy, trong rất nhiều yếu tố tác động tới hiệu quả đầu
tư, thực hiện các dự án thì quản lý tài chính là một nhân tố chiếm vị trí quan trọng.Nguồn vốn dau tư khó khăn trong khi mục tiêu đặt ra lớn khiến cho các dự án xây
dựng DHQGHN tại Hoà Lac rơi vào những “bề tắc” nhất định Điều này đòi hỏi công
tác quản lý tài chính phải hết sức khéo léo cả đầu vào lẫn đầu ra Nghiên cứu về quản
lý tài chính giúp các nhà lãnh đạo có những căn cứ khoa học dé nhận diện được thémạnh cần phát huy cũng như đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư xâydựng và các van dé trong từng giai đoạn triển khai
Xuất phát từ đánh giá trên, tác giả chọn đề tài luận văn "Quản lý tài chính dự
án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia HàNội tại Hòa Lạc", với mong muốn đóng góp một phần về lý luận và thực tiễn trongquản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lượcphát trién DHQGHN
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là:
Để dự án dau tư xây dựng PHOGHN có thể hoàn thành theo kế hoạch, khắc phụcnhững van dé chậm trễ trong thời gian qua, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đại học
Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc can làm gi dé hoàn thiện công tác quản lý tài chính?
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những giải pháp,
kiến nghị nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những yếu kém, hoàn thiện
Trang 12công tác quản lý tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc trong giai đoạn 2022 - 2025
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về quản lý tài chính các dự án đầu tư xây dựng
- Phân tích thực trạng, đánh giá và chỉ ra những hạn chế trong quản lý tài chính
dự án đầu tư xây dựng DHQGHN tai Hòa Lạc những năm qua
- Đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp nhằm phát huy những mặt
tích cực, giải quyết những hạn chế đang tồn tại trong công tác quản lý tài chính dự án
đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc trong giai đoạn 2022 - 2025
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối twong nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là công tác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng
3.2 Pham vi nghiên cứu
- Pham vi vé không gian: tai Ban quan ly dự an dau tu xay dung Dai hoc Quéc
gia Ha Nội tai Hòa Lạc
- Phạm vi về thời gian: từ khi dé án quy hoạch tông thé xây dựng DHQGHNtại Hoà Lạc được xây dựng (2013) đến nay, tập trung vào giai đoạn 2016 — 2020 Giảipháp đề xuất cho giai đoạn 2022 — 2025
- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu quản lý tài chính theo tiếp cận
chức năng quản lý bao gồm: lập dự toán đầu tư, kế hoạch huy động và sử dụng vốn;
tổ chức và xây dựng quy trình quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng; thực hiện kếhoạch quản lý tài chính; kiểm tra, kiểm soát thực hiện kế hoạch quản lý tài chính dự
án đầu tư xây dựng
4 Cau trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận văn được kết câu gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quan
lý tài chính các dự án đầu tư xây dựng
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính các dự án đầu tư xây dựng tại Banquản lý dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
10
Trang 13Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính các dự án
đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại
Hòa Lạc
11
Trang 14Có nhiều nghiên cứu về quản lý dự án đầu xây dựng Những công trình này đề
cập đến công tác quản lý chung tại các công trình đầu tư xây dựng của các Ban quản
lý dự án hoặc các Công ty đầu tư xây dựng Cụ thể như:
Trần Văn Đạt (2018) trong luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng tại Tổng công ty Dau tư và Phát triển xây dựng” đã khang định quản lý
dự án là một khâu then chốt, có tính quyết định đến hiệu quả đầu tư đặc biệt là ở các
dự án phát triển khu độ thị mới, khu dân cư, khu nhà ở Công tác quản lý dự ánđược làm tốt sẽ tiết kiệm cho Chủ đầu tư nhiều khoản chi phí, đảm bảo chất lượng thicông công trình và tiễn độ theo kế hoạch Trong đó, nội dung quản lý dự án đầu tư
xây dựng được chỉ ra gồm có quản lý thời gian tiến độ dự án, quản lý chi phí và chấtlượng dự án.
Tương tự, Nguyễn Đình Tuấn Vũ (2019) cũng nghiên cứu “Hoàn thiện côngtác quản lý dự án đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai” vớinhững nội dung khá tương đồng Tác giả chỉ ra rằng, trong quá trình thực hiện các dự
án dau tư, chất lượng và hiệu quả xây dựng công trình chưa cao là bởi những yêu kém
trong quản lý dự án đầu tư từ khâu tô chức quản lý, xây dựng quy trình quản lý hoặc
thậm chí là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nguyễn Khắc Mạnh (2020) trong luận văn “Quản lý các dự án đầu tư xây dựngtại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành của Tổng cục Hải quan” lại nghiên
cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng theo tiếp cận chức năng quản lý Nội dung quản
lý dự án được xây dựng bao gồm: quản lý lập kế hoạch thực hiện dự án đầu tư xâydựng, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý dự án, nghiệm thu, thanh quyết toán dự án
và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án Với những nghiên cứu cụ thé thựctiễn, tác giả đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng ởnhiều khía cạnh như tiến độ, chất lượng công trình, chi phí, nguồn nhân lực
12
Trang 15Những khía cạnh quản lý trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng được khai
thác như:
Phạm Văn Thao (2019) chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng trong luận văn “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chỉ phí đầu tư xâydựng công trình tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp vàphát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình” Tại đây, tác giả phân tích việc kiểm soát cáckhoản chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư dự án từ khi chuẩn bị dự án
cho đến khi bàn giao đưa vào sử dụng của các dự án đầu tư xây dựng Công tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng đã được nhìn nhận ở một góc độ nhỏ là kiểm soát chỉ tiêu
trong giới hạn ngân sách.
Phạm Quốc Dân (2018) đã nghiên cứu quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
về trình tự hình thành chi phí gia, cơ cấu chi phí và phân bồ chi phí vào từng giai đoạntrong dự án đầu tư xây dựng Tác giả cũng cho rang quản lý chi phí dự án đầu tư là mộtphan của quản lý dự án Quản lý chi phí dự án hiệu quả khi chủ thé quan lý đạt đượcmục tiêu dự kiến của dự án, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia, đảm bảothời gian, tiễn độ của dự án và không sử dụng vượt quá nguồn lực của dự án
Nguyễn Văn Đức (2017) lại nghiên cứu về quản lý chi phí dự án đầu tư xây
dựng công trình tại một doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi tinh Bắc Kạn Nghiên cứu tập trung vào nội dung quản lý chi phí theo
từng giai đoạn của dự án như giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện dự án và giai
đoạn kết thcus đầu tư
Lê Thị Huê (2018) cũng nghiên cứu về quản lý tài chính dự án đầu tư nhưnglại là những dạ án nông nghiệp sử dụng vốn ODA Nội dung quản lý tài chính được
tác giả trình bày gồm có: lập kế hoạch - dự toán, chấp hành dự toán, báo cáo tài chính,quyết toán và kiểm toán dự án Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố chủyéu ảnh hưởng đến công tác quan lý tài chính Sau khi phân tích thực trang, tác giả
đề xuất các giải pháp nhăm tăng hường hiệu quả công tác quản lý tài chính các dự ánđầu tư sử dụng vốn ODA của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp
Mặc dù quản lý tài chính các dự án đầu tư xây dựng cũng là một phần trong
quản lý dự án nhưng số lượng các đề tài nghiên cứu về chủ dé này không lớn Có thétìm thấy như:
13
Trang 16Luận văn thạc sĩ của Đinh Văn Lâm (2014) nghiên cứu “Một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Tổng cục An ninh II — Bộ
Công an” Tác giả cho rằng, quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng sẽ bao gồm:quan lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, quản lý định mức dự toán, giá, chỉ số giá xâydựng, tô chức thực hiện dự toán và phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xâydựng Cách tiếp cận này theo nội dung tổ chức công tác quản lý tài chính các dự án
đầu tư xây dựng
Tương tự, Nguyễn Thanh Thuỷ (2016) khi nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện
quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty CP Đầu tư và xây dựngViệt Hà” cũng đưa ra khung lý luận về nội dung quản lý tài chính dự án đàu tư xây
dựng cơ bản tại doanh nghiệp như trên Sự khác biệt chỉ là việc phân tích thực tiễn.
Từ đó, tác giả đưa ra hai nhóm giải pháp là quan lý thu va quản lý chi.
Cao Thị Hương Giang (2013) cũng có cách tiếp cận về quản lý tài chính dự ánđầu tư xây dựng Nhà máy cán thép công suất 500.000 tắn/năm của Công ty Cổ phan
cán thép Thái Trung — Thành phố Thái Nguyên không theo chức năng quan lý Nội
dung quản lý tài chính được xây dựng trong khung lý luận bao gồm: xác định tổngmức vốn đầu tư, xác định các nguồn tài trợ cho dự án, đánh giá tiềm lực tài chính của
dự án, hiệu quả tài chính và độ an toàn tài chính Như vậy, tác giả gần như chỉ nghiên
cứu về năng lực tài chính cho dự án đầu tư xây dựng chứ chưa làm rõ nét về quản lý
tài chính.
Trịnh Ngọc Anh (2018) nghiên cứu quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà
máy nhiệt điện dưới góc nhìn của kiểm toán nhà nước Nội dung quản lý tài chính đượctác giả phân tích không có sự nỗi bật với góc nhìn của Kiểm toán Nhà nước mà vẫn chỉ
là các nội dung quản lý bên trong thực hiện quản lý tài chính các dự án đầu tư
1.1.2 Kết quả các công trình nghiên cứu và khoảng trong can nghiên cứu
Có thé thấy quản lý tài chính là một phan trong quan lý dự án đầu tư xây dựng
nhưng bởi tính chuyên sâu của nó nên các nghiên cứu về vấn đề này còn khá khiêmtốn Có thể nhận xét về những nghiên cứu đã công bồ như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu hầu hết chỉ tiếp cận theo nội dung các hoạt động tài
chính như lập dự toán, thu, chi ma chưa tiếp cận theo chức năng quản lý Lý do bởi
phần lớn các nghiên cứu không phải là chuyên ngành quản lý kinh tế mà là quản trị
14
Trang 17kinh doanh nên cách nhìn nhận vấn đề nghiên cứu có sự khác biệt Đây là khoảngtrong tiếp cận mà tác giả cần khai thác dé phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu của
mình hơn.
Thứ hai, khung lý luận của các nghiên cứu còn chưa phân định rõ nội dung
quản lý tài chính và các tiêu chí đánh giá quản lý tài chính Điều này sẽ làm nghiêncứu trở nên thiếu rõ nét
Thứ ba, các nghiên cứu thực tiễn về quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng
hầu như chỉ đề cập đến các công trình dân dụng có tính đến lợi nhuận Chính vì vậy,
hệ thống tiêu chí đánh giá quản lý tài chính đầu tư xây dựng công trình thường phảixem xét về hiệu quả đầu tư như doanh thu, mức lỗ - lãi, khả năng thu hồi vốn đầutư Tuy nhiên, sự thiếu vắng những nghiên cứu về quản lý tài chính dự án đầu tưxây dựng cơ sở giáo dục có tính phi lợi nhuận đã khiến hệ thống lý luận về quản lýtài chính đầu tư xây dựng còn những “khoảng trống”
Thứ tư, trong các nghiên cứu đã công bó, chưa có nghiên cứu nào dé cập đến
các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia
Hà Nội tại Hòa Lac.
Từ những khoảng trống ở trên, tác giả có thê xác định đề tài nghiên cứu củamình là: “Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc” với góc nhìn quản lý kinh tế Luận văn
không chỉ xây dựng khung lý luận rõ ràng về quan lý tài chính, xác định nhân tố ảnhhưởng và tiêu chí đánh giá quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng Từ đó, luận vănphân tích thực trạng quản lý tài chính tại tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đạihọc Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc làm căn cứ khoa học cho các biện pháp hoàn thiệnquản lý tài chính trong thời gian tới và đạt được mục tiêu đầu tư
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính các dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Dự án đầu tư xây dựng1.2.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Đề xác định khái niệm dự án đầu tư xây dựng, luận văn bắt đầu tìm hiểu từnhững khái niệm chi tiết hơn
* Khái niệm dự án
15
Trang 18Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiệntrong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất lànguồn tài chính có giới hạn dé đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn
nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến Thực chất, dự án là tổng thé những chính
sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được nhữngmục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định (Thái Bá Cân, 2009)
Định Văn Lâm (2014) cũng cho rằng dự án là việc thực hiện một mục đích hay
nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định
Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra vàkết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ
Theo Cao Thị Hương Giang (2013), dự án bao gồm nhiều công việc mà tất cảđều phải kết thức bằng một sản pham giao nộp - sản phâm, kế hoạch, báo cáo, hồ sơtài liệu mà muốn có đều đòi hỏi những quyết định, điều hoà các mặt yêu cau, các chiphí và sự chấp nhận rủi ro
Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (2013), dự án là tập hợp các dé xuất déthực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đótrong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định (Quốc hội, 2013)
Như vậy, dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt
động được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện
với những hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm dat được mục tiêu phù hợpvới những yêu cầu cụ thể (Trịnh Ngọc Anh, 2018)
* Khái niệm đâu tưTheo Bùi Xuân Phong (2007), đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tàichính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc
gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của
nền kinh tế
Còn theo Nguyễn Bạch Nguyệt và cộng sự (2010) thì đầu tư theo nghĩa rộng là
sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại dé tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho
người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra dé
đạt được kết quả đó Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sứclao động và trí tuệ Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài
16
Trang 19sản vật chat, tài sản trí tuệ và nguồn lực Dau tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những
hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại nền kinh tế - xã hội những
kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng dé đạt được kết quả đó
Theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 (2020), đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn
đầu tư đề thực hiện hoạt động kinh doanh (Quốc hội, 2020) Khái niệm này khá hẹpliên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của cá nhân hoặc tổ chức trong nền kinh tế
Như vậy, có thé hiểu, đầu tư là hoạt động bỏ ra những nguồn lực sản xuất ở hiện
tại được tiễn hành qua các giai đoạn nhằm làm tăng khả năng sản xuất ở tương lai và
mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội (Cao Thị Hương Giang, 2013)
* Khái niệm dự án dau tư xây dựngTheo Luật Xây dựng năm 2014, dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất cóliên quan đến việc sử dụng vốn đề tiễn hành hoạt động xây dựng dé xây dựng mới, sửachữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công
trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định (Quốc hội, 2014) Như
vậy, dự án đầu tư xây dựng khác với các dự án đầu tư khác là liên quan đến xây dựng,
dù tỷ trọng trong tông vốn đầu tư của phần xây dựng có rất nhỏ
* Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục là tập hợp các dé xuất liên quan đến
việc sử dụng vốn dé tiến hành hoạt động xây dựng các công trình phục vụ cho côngtác giáo dục, đào tạo nham phát triển nguồn nhân lực xây dựng đất nước
1.2.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư xây dựng: phân loại theo mục tiêu của
dự án, phân loại theo phạm vi, phân loại theo lĩnh vực hoạt động, phân loại theo nguồnvốn, phân loại theo tính chất quy mô của dự án
Theo lĩnh vực hoạt động, dự án đầu tư xây dựng bao gồm:
- Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Các nhóm khác.
Theo nguồn vốn và phương diện quản lý, dự án xây dựng gồm:
- Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: Các dự án kết cau hạ tầng kinh
tế — xã hội, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi và được quản lý sử dụng
17
Trang 20theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển; Các dự án điều tra,
khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế — xã hội vùng, lãnh thé,quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
- Các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn khác: Các dự án của các cá nhân, các
tổ chức kinh tế xã hội đầu tư dưới nhiều hình thức huy động vốn khác nhau được cấp
có thâm quyền cho phép
Theo tính chất và quy mô của dự án, dự án đầu tư xây dựng gồm:
- Dự án nhóm A
- Dự án nhóm B
- Dự án nhóm C
1.2.1.3 Đặc điểm cua các dự án dau tu xây dung
Du an dau tu xây dung là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó baogồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thé, kiến trúc, kết cau, công nghê tổ chức
thi công được giải quyết Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có đặc điểm sau:
Thứ nhất, dự án đầu tư xây dựng có tính thay đổi Các dự án đầu tư xây dựngthường dé dạng thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chang hạncác tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực tài chính, các hoạt động sản xuất vàbên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật và thậm chí cả điềukiện kinh tế xã hội (Đinh Văn Lâm, 2014)
Thứ hai, dự án đầu tư xây dựng có tính duy nhất Mỗi dự án đầu tư xây
dựng đều có đặc trưng tiêng biệt lại được thực hiện trong những điều kiện khácbiệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi (Đinh
Van Lam, 2014).
Thứ ba, dự án đầu tư xây dung có hạn chế về thời gian và quy mô Mỗi dự ánđầu tư xây dựng đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳhạn có liên quan Có thể ngày hoàn thành dự án được ấn định một cách tuỳ ý, nhưng
nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản, điểm trọng tâm
đó có thể là một trong những mục tiêu của chủ đầu tư Mỗi dự án đầu tư xây dựng
đều được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó trong quá trình
triển khai thực hiện, nó là cơ sở dé phân bé các nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu
quả nhất Sự thành công của quản lý dự án đầu tư xây dựng thường được đánh giá
18
Trang 21bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không.
Quy mô của mỗi dự án đầu tư xây dựng là khác nhau và được thé hiện một cách rõ
ràng trong mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại dự án xây dựng và xác
định chi phí của dự án xây dựng (Nguyễn Thanh Thuỷ, 2016).
Thứ tư, dự án đầu tư xây dựng có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau:triển khai dự án đầu tư xây dựng là một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất déthực hiện các mục đích cụ thé nhất định, chính vì vậy dé thực hiện được nó, chúng taphải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trongquá trình triển khai là một trong những nhân tổ góp phan nâng cao hiệu qua dự án đầu
tư xây dựng (Nguyễn Thanh Thuỷ, 2016).
Bên cạnh những đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng thì dự án đầu tư
xây dựng cơ sở giáo dục còn có những đặc thù riêng như:
Thứ nhất, các cơ sở giáo dục thường hoạt động phi lợi nhuận mang tính xã hội
cao nên hiệu quả của dự án không phải là khả năng thu hồi vốn mà sẽ là dài hạn, tập
trung vào việc phục vụ hiệu quả công tác giáo dục đảo tạo.
Thứ hai, các dự án dau tư xây dựng cơ sở giáo dục dù ngu6n vốn là từ ngân sáchNhà nước hay tư nhân thì vẫn luôn nhận được ưu đãi tài chính (giảm chi phí đầu tư xâydựng như về đất đai, lãi vay thấp )
1.2.1.4 Các giai đoạn thực hiện dự án dau tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án đầu tư
xây dựng cơ bản nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư;Kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng Quá trình thực hiện dự
án đầu tư xây dựng cơ bản như sau:
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Đối với các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết 66/2006/QH11 của
Quốc hội về Dự án, công trình quan trọng quốc gia thì CDT phải lập Báo cáo đầu tưtrình Chính phủ xem xét dé trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép dau tư.Đối với các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn thi CDT phải lập Báo cáo đầu
tư xây dựng công trình đề trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư Đối với các
dự án khác, chủ đầu tư không phải lập báo cáo đầu tư
19
Trang 22Đây là giai đoạn chứa đựng những công việc phức tạp nhất của một dự án,CĐT phải thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau như:
- Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức của dự án.
- Lập kế hoạch tổng quan
- Lập tổng mức đầu tư xây dựng công trình, dự án
- Phân tích hiệu quả và tính khả thi của dự án.
- Thâm định tổng mức đầu tư
- Điều chỉnh tổng mức đầu tư (nếu có)
-Tổ chức và thâm tra lại trong trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh lớn hơntong mức dau tư được phê duyệt
- Xin phê chuẩn thực hiện
co oo oy &>> K-_—> cC>
Lập Báo cáo | Lap dự an | Thiết kế Đầu thầu Thi công Nghiệm thu
đầu tư đầu tư
Đối với DA quan trọng
quốc gia Lập báo cáo Thiết kế kỹ
thuật
a
Chuan bi dau tu Thực hiện đầu tư Kết thúc dự
án đầu tư
Hình 1.1 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Nguồn: Nguyễn Thanh Thuỷ, 2016
* Giai đoạn thực hiện đầu tưSau khi Báo cáo đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, dự án đầu tư xâydựng được chuyền sang giai đoạn tiếp theo - giai đoạn thực hiện đầu tư
Trước hết là thiết kế công trình xây dựng Chủ đầu tư có thé lựa chọn đơn vi
tư van với các chuyên gia tư van, thiết kế giỏi trong các tổ chức tư van, thiết kế giàukinh nghiệm, có năng lực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn dau, giai đoạn thiết
kế đến giai đoạn quản lý giám sát xây dựng
20
Trang 23Tuy theo quy mô tính chat công trình xây dựng, việc thiết kế có thé thực hiện
theo một bước, hai bước hay ba bước.
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉlập Báo cáo kinh tế kỹ thuật
Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụngđối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư
Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuât và thiết kế bản vé11thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư và có quy mô đặcbiệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết
định.
Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, CDT tô chức thâm định hồ sơ thiết
kế kỹ thuật dự toán và trình lên cơ quan nhà nước có thâm quyền (cụ thể là người cóthầm quyền ra quyết định dau tư) phê duyệt
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, CDT tô chức đàm phan ký kết hợp
đồng thi công xây dựng công trình với nhà thầu và tổ chức quản lý thi công xây dựng
công trình.
Tóm lại, trong giai đoạn này CĐT chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặtbằng xây dựng theo tiễn độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dung;
trình duyệt hồ sơ TKKT-DT; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý
chất lượng công trình trong suốt quá trình thi công và chịu trách nhiệm toàn bộ cáccông việc đã thực hiện trong quá trình triển khai dự án
Giai đoạn thực hiện đầu tư được tính từ khi dự án được duyệt, tiến hành thicông xây dựng cho đến khi hoàn thành dự án, nghiệm thu và đưa vào vận hành, khaithác Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào công tác chất lượng công tác
chuẩn bị đầu tư, quản lý quá trình việc thưc hiện những hoạt động khác có liên quantrực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện những hoạt động khác có liên quan
trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự ánđầu tư
* Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng
Sau khi công trình được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt,
đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, CĐT thực hiện công tác bàn
21
Trang 24giao công trình cho cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai thác, vận hành công trình
với hiệu quả cao nhất Chủ dự án phải tô chức lập hỗ sơ, trình báo cáo quyết toán và
thực hiện công tác thanh tra kế toán, kiểm toán công tác quyêt toán vốn, quyết toán
ngân sách dự án hoàn thành.
Như vậy, các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ hữu cơ với nhau,mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên không đánh giá quá cao hoặcxem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn
sau Trong quá trình đầu tư xây dựng, CĐT luôn đóng vai trò quan trọng và quyết
định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng
1.2.2 Quan điểm về quản lý tài chính dự án dau tư xây dựng
1.2.2.1 Khái niệm
Tài chính dự án đầu tư xây dựng liên quan đến các công việc huy động vốn,sắp xếp và phát triển, quản lý, phân phối tiền vốn để dự án được duy trì và hoàn
thiện đúng thời gian và đạt được mục tiêu đầu tư (Nguyễn Thanh Thuỷ, 2016) chứ
không đơn giản là các công việc kế toán, lập báo cáo tài chính
Quản lý tài chính dự án dau tư xây dựng là quá trình kết hợp các hoạt độngđộc lập như lập kế hoạch tài chính, triển khai kế hoạch tài chính về kế toán, kiểmsoát, chỉ tiêu, mua sắm của dự án nhằm quản lý các nguồn lực của tổ chức một
cách có hiệu quả nhất Qua đó, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển của dự án.
Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng là nhân tố quan trọng đối với sự thành
bại của dự án Các thông tin tài chính phù hợp và kịp thời về hoạt động của các dự án
là cơ sở cho các quyết định tai chính đúng đắn, góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện
dự án, đảm bảo nguồn vốn dự án đầy đủ, giảm thiểu các yếu tố cản trở sự vận hành
của dự án (Đinh Văn Lâm, 2014).
1.2.2.2 Mục tiêu quản lý tài chính dự án đầu tư xây dung
Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng hướng tới những mục tiêu sau:
Thứ nhất, quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng nhằm khăng định tiềm lực
tài chính cho việc thực hiện dự án.
Thứ hai, phân tích được những kết quả hạch toán kinh tế của dự án để xác địnhquy mô dau tư, cơ cấu các loại nguồn vốn tài trợ cho dự án, tính toán cân đối giữanguồn vốn và chỉ phí thực hiện, những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà đầu tư
22
Trang 25Thứ ba, tối thiếu hoá chỉ phí được coi là mục tiêu quan trọng nhất trong các
dự án Quản lý chi phí không chỉ ở các hạng mục như chi phí xây dựng, chi phí thiết
bị, chỉ phí quan lý, chi phí tư van ma còn được thé hiện qua công tác quản lý dau
thầu, quản lý tiến độ, chất lượng công trình bởi chúng đều cùng hướng tới việc tối
thiểu hoá chi phí
Thứ tư, đạt được mức thoả mãn về hiệu quả tài chính của dự án Tuy nhiên,dam bảo mục tiêu này đòi hỏi phải đảm bảo tính chắc chắn của các chỉ tiêu lợi ích thu
được theo dự kiến của dự án đầu tư qua nhiều năm Bên cạnh đó, việc thu lợi ích tối
đa còn phải có mục tiêu liên tục, ton tại lâu dai và an toàn của dự án đầu tư
Thứ năm, duy trì sự ton tại của dự án trong tình hình cạnh tranh của thi trường.1.2.3 Nội dung quản lý tài chính dự án dau tư xây dựng
Nội dung quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng bao gồm:
1.2.3.1 Lập kế hoạch tài chính cho dự án dau tư xây dựngLập kế hoạch tài chính cho dự án đầu tư xây dựng là bước giúp chủ thể quản
lý xác định được các công việc cần phải thực hiện dé quan lý tài chính, đồng thời xácđịnh rõ ràng về dự toán chi phí, nhu cầu vốn, kế hoạch huy động và sử dụng vốn Cụthể như sau:
Kế hoạch đầu tư xây dựng
Chủ đầu tư xác định và quy hoạch vùng xây dựng, phân chia dự án đầu tư xâydựng thành các dự án thành phần Đồng thời, chủ đầu tư cũng cần phân chia các giai
đoạn của quá trình quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng
Kế hoạch chỉ phí đầu tư xây dựng
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục được hình thànhdựa trên cơ sở tổng hợp toàn bộ chi phí dé đầu tư xây dựng cơ bản được ghi trongquyết định đầu tư và là cơ sở dé CDT lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn khi thựchiện đầu tư xây dựng cơ bản Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai
đoạn lập dự an đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở;đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tẾ - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác địnhphù hợp với thiết kế bản vẽ thi công
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dung; chi phí thiết bị; chi phí bồithường giải phóng mặt bang, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư van đầu tư
23
Trang 26xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng Day là toàn bộ chi phí cần thiết dé xây
dựng mới hoặc sửa chữa, cải tao, mở rộng công trình xây dựng Chi phí đầu tư xây
dựng được lập theo từng dự án cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng, các
bước thiết kế và các quy định của Nhà nước
Việc lập chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư, đồngthời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo tính đúng, tính
đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường
Khi lập dự án đầu tư xây dựng phải xác định được tổng mức dau tư dé có thé
dự trù vốn và xác định được nguồn vốn thực hiện
Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
* Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư
Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư
| |
Theo thiết kế Theo diện tích Theo số liệu của Phương pháp
CƠ SỞ hoặc côg suất sử các công trình kết hợp các
dụng công trình xây dựng có chỉ phương pháp
và giá xây dựng tiêu Kinh tế - kỹ trên
tông hợp, suất thuật tương tự
von đầu tư đã thực hiện
Hình 1.2 Phương pháp xác định tổng mức đầu tưXác định tông mức dau tư có thé sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp
Sau:
- Xác định tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở
- Xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng công trình
và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn dau tư
- Xác định tổng mức đầu tư theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện
24
Trang 27Các kế hoạch chi phí đầu tư xây dựng đều phải xác định trên cơ sở định mức
dự toán nhất định Đó là định mức kinh tế - kỹ thuật để khống chế tiêu hao nguyên
vật liệu trong quá trình xây dựng và là cơ sở dự trù lượng nguyên vật liệu tiêu hao
trong quá trình thi công Thông thường, các định mức xây dựng được công bố bởi cơ
quan quản lý Nhà nước Trong trường hợp các định mức xây dựng chưa có trong hệ
thống định mức công bố thi CDT có thé căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi
công và phương pháp xây dựng định mức dé hình thành định mức của riêng dự ánhoặc vận dụng các định mức tương tự đã sử dụng ở công trình khác đề quyết định áp
dụng CĐT cũng có thể sử dụng định mức được công bồ và điều chỉnh dé lập kế hoạchchỉ phí đầu tư xây dựng cho dự án
Kế hoạch chi phí cũng phải chú ý đến giá xây dựng Tuy theo tính chất, điềukiện đặc thù của dự án, hệ thống định mức và lựa chọn phương pháp lập đơn giá xâydựng công trình dé quyết định chọn đơn giá làm cơ sở xác định dự toán, xây dựng chi
phí đầu tư CDT có thé thuê các tô chức, cá nhân tư van có chuyên môn, năng lực và
kinh nghiệm dé lập don giá xây dựng công trình, đảm bảo tính hợp lý, chính xác với
thực tế.
Kế hoạch nguồn vốn đầu tư xây dựngNguồn vốn cho việc thực hiện dự án có thể được huy động từ nhiều nguồn
khác nhau:
- Nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nước
- Nguồn thu từ việc dau giá các cơ sở cũ
- Nguồn vay ODA và các tô chức tín dụng
- Nguồn huy động xã hội hoá, từ tư nhân
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước
- Các khoản nhận viện trợ, biếu tặng và các khoản thu khác không phải nộp
Trang 28Kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựngVốn dau tư xây dựng sẽ được phân bé cho các dự án thành phan theo tiến độ.
Kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng phải thống nhất trong tổng thể quy hoạch,
được phân chia theo những tỷ lệ hợp lý, phù hợp với các hạng mục có trong từng dự
án thành phan
Việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng bao gồm:
- Các khoản chỉ thường xuyên: gồm tất cả các khoản xảy ra thưởng xuyên, liên
tục hàng năm và được sử dụng hết trong năm đó, không thể dùng lại trong năm sau
của dự án.
Chi đầu tư phát triển, gồm chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản
cô định, trang thiết bi; chi thực hiện dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước
- Chi trả vốn vay, vốn góp
- Các khoản chi khác.
Đề đảm bảo các nội dung chỉ này, các khoản chỉ cho dự án đầu tư xây dựng
cơ bản bao gồm 4 nhóm chỉ sau:
+ Nhóm 1: Chi cho con người (chi trả lương cho công nhân viên)
+ Nhóm 2: Chi quản lý hành chính và chi cho nghiệp vụ chuyên môn
+ Nhóm 3: Chi mua sắm, sửa chữa
+ Nhóm 4: Chi khác
1.2.3.2 Xây dựng bộ máy quản lý
Chủ thê quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục thông thường
là Chủ đầu tư trực tiếp của dự án
Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục sử dụng nguồn vốn chủ yếu
từ ngân sách nhà nước, chủ thê quản lý là Nhà nước, được phân cấp quản lý với quyềnhạn và trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp Đứng đầu là chính phủ sẽ phê duyệt kế
hoạch tài chính tông thể Bộ Xây dựng xem xét và phê duyệt kế hoạch tài chính chi
tiết (các dự án thành phan) Chủ đầu tư được xác định và uỷ quyền thực hiện kế hoạch
quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng chính là chủ cơ sở giáo dục.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục sử dụng nguồn vốn tư nhânthì tổ chức, đơn vị bỏ vốn là chủ đầu tư đồng thời là chủ thê quản lý tài chính, hoạt
động theo quy định hiện hành của pháp luật.
26
Trang 29Đề hoàn thành công tác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng, cần thiết lậpmột ban QLDA Bộ phận này sẽ lập kế hoạch và tiễn hành các bước quản lý tài chính
theo quy trình nhất định Đồng thời, Ban QLDA còn phải phân chia các bộ phận chức
năng dé quan lý tài chính chi tiết như: phòng kế toán, bộ phận kế toán tông hợp, bộ
phận kế toán thu, bộ phận kế toán chi, bộ phận thống kê kế toán, các phòng ban thiết
bị kỹ thuật Trong các bộ phận chức năng, cần phân công công việc và quy địnhtrách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân Việc phân công công việc có thể được thực hiện
dựa trên các bước của quy trình quản lý tài chính Mỗi nhân viên có trách nhiệm trực
tiếp với phần công việc của mình đồng thời phải phối hợp với các nhân viên kháctrong bộ phận dé đảm bảo quy trình quản lý tài chính được thông suốt Mối liên hệcông việc giữa các nhân viên cần được quy định rõ ràng nhằm đảm bảo hiệu quảchung của công tác quản lý Các nhân viên trong bộ phận chức năng cần phải có kiếnthức chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực tài chính kế toán, đồng thời phải am hiểu
về hoạt động đầu tư xây dựng và xu thế phát triển của ngành xây dựng trong khu vực
cũng như trên thế giới Trên cơ sở đó, họ mới có thé thực hiện tốt việc và đánh giátình hình tài chính dự án đầu tư xây dựng cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp dé
nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính cho CĐT.
1.2.3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tài chính
Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tài chính bao gồm nhiều phần công việc
khác nhau như quản lý chi, quản lý huy động vốn, quyết toán thu chỉ
Quản lý chi phi
- Quản lý lựa chọn nhà thầu: Công tác tổ chức đấu thầu là một phần quan trọngcủa quản lý chi phí bởi phần lớn các công việc trong dự án đầu tư xây dựng cần phải
thực hiện đấu thầu Đặc biệt, nếu dự án sử dụng ngân sách nhà nước thì đây là phầncông việc bắt buộc Việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo cho CDT tìm kiếm được ngườicung cấp trang thiết bi, vật tư cũng như tư van, xây dựng phù hợp, không vượt quá
kế hoạch chỉ phí đã xây dựng Tuy nhiên, đấu thầu là công việc được kiểm soát chặtchẽ và chịu điều chỉnh của pháp luật Vì thế, quản lý lựa chọn nhà thầu phải đượcthực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về dau thầu
27
Trang 30- Công tác thương thao, ký kết hợp đồng: trên cơ sở kết quả dau thầu, CDT và
nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng Việc ký kết phải lay căn cứ là
Hồ sơ mời thầu và thực tế, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật
- Công tác quản lý tiễn độ: các dự án được thực hiện đúng tiến độ sẽ thé hiện
việc quản lý chi phí đúng đắn Các dự án thành phần phải đảm bảo thực hiện đúngtiến độ và chỉ tiêu theo định mức đặt ra
- Quản lý chỉ phí trong giai đoạn thực hiện hợp đồng: Công tác thực hiện các
hợp đồng xây lắp, thiết bị, Chủ đầu tư, Ban QLDA thuê các đơn vị tư vấn giám sát,
giám sát thực hiện các gói thầu về khối lượng, chat lượng xây lắp và tiến độ theo quyđịnh tại các hợp đồng: chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu cùng tiến hành nghiệmthu các hạng mục xây lắp hoàn thành theo quy định hợp đồng dé làm cơ sở lập hồ sơthanh toán trên cơ sở các phần việc được nghiệm thu
Quản lý huy động vốnCĐT cần huy động đủ nguồn vốn theo kế hoạch để có thể chỉ trả các khoản
chi phí
Quyết toán, nghiệm thu công trình
Trong các dự án phải tô chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chínhtheo quy định Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng, phản
ánh đầy đủ các chỉ tiêu theo mẫu, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn tới cơ quantài chính và co quan thống kê, Kho bạc nhà nước nơi giao dich dé phối hợp kiểm tra,
đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi nguồn vốn và hoạt động
nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên.
Quyết toán thu chỉ là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính Đây
là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là
cơ sở dé phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán Từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo Dé có thé tiến hành quyết toán thu chi, các đơn
vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách
1.2.3.4 Kiểm tra, kiểm soát thực hiện kế hoạch tài chính
Hoạt động nào cũng cần có khâu kiểm tra, giám sát, quản lý tài chính dự án
đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục cũng không ngoại lệ Kiểm tra, giám sát quản lý tàichính đầu tư xây dựng giúp cho nhà quản lý năm được tình hình thực hiện kế hoạch
28
Trang 31đã đề ra Đồng thời kiểm tra dé thay được những bắt cập, những thiếu sót cần bổ sungtrong quá trình thực hiện hoặc thấy được những sai phạm từ đâu, từ ai dé có biện pháp
xử lý kịp thời Bên cạnh đó, giám sát quản lý tài chính đầu tư xây dựng còn nhằm hạn
chế được tình trạng thất thoát vốn có thé xảy ra trong quá trình quan lý, từ đó góp
phần tiết kiệm và tránh lãng phí vốn của chủ đầu tư.
Hoạt động kiểm tra, giám sát có thể được thực hiện từ bộ phận kiểm tra, giámsát nội bộ của chủ đầu tư thông qua bộ phận kiểm tra, giám sát do nhà đầu tư thành
lập Riêng đối với các công trình công cộng có sự đầu tư của Nhà nước thì khâu kiểm
tra, giám sát được thực hiện bởi cơ quan thanh tra xây dựng các cấp, cơ quan kiểm
toán nhà nước.
1.2.4 Các nhân tổ ảnh hưởng tới quản lý tài chính dự án dau tư xây dựng
cơ sở giáo dục
1.2.4.1 Nhóm các nhân tổ bên ngoài
- Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố về điều kiện tự nhiên có tác động lớn đến
hoạt động của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý tài chính dự án Việc lựa chọn
địa điểm thực hiện dự án đầu tư xây dựng sẽ chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên
của khu vực đó Nếu địa điểm đầu tư có vị trí và điều kiện về địa lý thuận lợi sẽ làm
giảm chi phí cho việc thực hiện dự án
- Môi trường kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự 6nđịnh của nền kinh tế, sức mua, sự 6n định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối
đoái Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những tháchthức với doanh nghiệp và công tác quản lý tài chính Đây là những yếu tổ mà doanhnghiệp không thê kiêm soát, mà chỉ có thé dựa vào sự theo dõi, phân tích, dự báo biến
động của từng yếu tố dé đưa ra các giải pháp tương ứng trong từng thời điểm nhằm
tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa
- Môi trường công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanhnghiệp Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kỹthuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứngdụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành
tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nham phat trién
kinh doanh, nang cao nang luc canh tranh Tuy vay, no cting gay nguy co bi tut hau,
29
Trang 32giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời Việc
xem xét lựa chọn công nghệ phải đảm bảo tính hiện đại nhưng cũng phải phù hợp với
năng lực tài chính của doanh nghiệp.
- Môi trường văn hóa - xã hội: Yếu tô này ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt độngquản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải phân tích cácyếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra Mỗi sựthay đối về yếu tố văn hóa - xã hội sẽ làm anh hưởng đến hoạt động quản lý của doanhnghiệp nói chung, đến công tác quản lý tài chính nói riêng
- Môi trường chính trị - pháp luật: Gồm các yếu tố như chính phủ, hệ thốngpháp luật, xu hướng chính trị Sự ôn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chínhsách luôn là sự hấp dẫn của các nhà dau tư Sự thay đối về yếu tố chính trị - pháp luật
có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác quản
lý tài chính Bởi mỗi yếu tố thường gan liền với chi phí, có thé làm giảm bớt nhưng
cũng có thé làm tăng chi phí lên rất nhiều
- Thị trường lao động: Nhân tố con người luôn có ảnh hưởng đến hoạt độngcủa doanh nghiệp Nếu thị trường luôn sẵn có những lao động có trình độ, kinhnghiệm, tay nghề phù hợp với dự án sẽ giúp dự án giảm được chi phí tuyên dụng, đào
- Khả năng giải ngân và huy động vốn: Năng lực tài chính của các nhà đầu tư
thực hiện dự án có ảnh hưởng lớn đến kết quả của dự án và công tác quản lý tài chính
dự án Các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh sẽ đảm bảo việc thực hiện dự ánđược thuận lợi Mặc dù kế hoạch huy động vốn được thiết kế và phê duyệt bởi các cơ
quan chức năng nhưng trên thực tế, việc giải ngân các nguồn vốn còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác nhau, từ đó làm ảnh hưởng tới tiễn độ thực hiện dự án đầu tư xâydựng Khi nguồn vốn dự kiến bị chậm giải ngân hoặc gặp khó khăn trong huy động
thì các hoạt động triển khai kế hoạch quản lý tai chính cũng sẽ không đạt được đúng
mục tiêu đặt ra.
30
Trang 33- Trình độ của cán bộ quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản: năng
lực của người tham gia quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò rất
quan trọng vì kết quả quản lý tài chính được dựa trên các kết quả nghiên cứu, phân
tích về kỹ thuật, thị trường, tô chức thực hiện Năng lực của cán bộ quản lý tài chính
dự án đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mà họ đảm trách Dovậy, trong mọi trường hợp, muốn hoàn thiện công tác quản lý tài chính dự án đầu tưxây dựng cơ bản thì trước hết trình độ của cán bộ quản lý tài chính dự án phải không
ngừng được nâng cao Họ phải đáp ứng được những đòi hỏi về chuyên môn nghiệp
vụ, nam vững các văn bản pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước Ngoài ra, tưcách phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý tài chính dự án cũng là điều kiện khôngthể thiếu
- Quy trình nội dung và phương pháp quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng
cơ bản: quy trình có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý tài chính dự án Một quytrình, nội dung và phương pháp phù hợp, khách quan khoa học và đầy đủ là cơ sởđảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý tài chính dự án Ngược lại, một quy trình, nộidung và phương pháp quản lý tài chính bat hợp lý, sơ sài sẽ dẫn đến kết quả quản lýtài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản không cao và các tô chức tín dụng khó có thêdựa vào đó dé ra quyết định đầu tư chính xác
- Thông tin là cơ sở cho những phân tích, đánh giá: là “nguyên liệu” cho quá
trình tác nghiệp của cán bộ quan lý tài chính dự án Nguồn thông tin quan trọng nhất
trước hết là hồ sơ dự án Bên cạnh các thông tin về dự án, dé việc quan lý tài chính
dự án được tiễn hành một cách chủ động, có những đánh giá khách quan, chính xáchơn thì khả năng tiếp cận, thu thập các nguồn thông tin khác và khả năng xử lý thông
tin của cán bộ thâm định đóng vai trò quyết định - Tổ chức điều hành dự án: quản lýtài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản là tập hợp nhiều hoạt động có leien quan chặtchẽ với nhau và các hoạt động khác Kết quả quản lý tài chính dự án sẽ phụ thuộc
nhiều vào công tác quản lý điều hành, sự phối hợp nhịp nhàng của cán bộ trong quátrình quản lý tài chính dự án Khác với các nhân tố khác, nhân tố tổ chức điều hành
dự án tác động một cách gián tiếp tới công tác thẩm định Công tác tô chức điều hành
dự án được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lựcphục vụ công tác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản
31
Trang 34- Đơn vị tư vấn thiết kế có năng lực, công tác tư vấn thiết kế dự án có hiệu quả
thì kết quả của dự án mới dam bảo Ngược lại, đơn vi tư vấn không có năng lực sẽ
ảnh hưởng lớn đến chỉ phí thực hiện dự án, đôi khi dẫn đến kết quả dự án không đạt
được mục tiêu đề ra
- Don vị tu van giám sát có vai trò đảm bảo quá trình xây dựng được thực hiệnđúng tiễn độ, đảm bảo chất lượng công trình, cũng như độ tin cậy cao trong vận hành,khai thác Việc lựa chọn đơn vị tư vấn, giám sát có ảnh hưởng đến chất lượng dự án
va công tác quản lý tài chính của don vi.
- Năng lực của nhà thầu xây lắp: Nếu nhà thầu xây lắp đảm bảo chất lượngcông trình và tiễn độ của dự án sẽ giúp chủ đầu tư quản lý tốt chỉ phí thực hiện dự án.Ngược lại, chủ đầu tư sẽ mat thêm chi phí nếu don vị xây lắp không thực hiện đúng
kế hoạch xây dựng ban đầu
- Công tác quản lý tài chính dự án chịu ảnh hưởng bởi năng lực của nhà cung
cấp vật tư thiết bị Nếu nhà cung cấp dam bảo cung ứng 6n định, đúng tiến độ thì việc
thực hiện dự án được thuận lợi Nếu nhà cung cấp vật tư, thiết bị không đủ năng lực
sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả thực hiện dự án
1.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ sở giáo
dục
Đề đánh giá quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng, cần xác định những chỉ
tiêu đạt được mục tiêu quan lý tai chính như sau:
1.2.5.1 Danh giá tiềm lực tài chính cua dự án
Đề đánh giá tiềm lực tài chính của dự án cần sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu vé cơ cấu nguồn vốn
Trang 35- Chỉ tiêu về khả năng tự chủ tài chính
Vôn chủ sở hữu Khả năng tự chủ tài chnh = : ———
Tông nguôn vôn
Tỷ trọng này phải lớn hơn hoặc bằng 50% Đối với các dự án có triển vọng,
hiệu quả rõ ràng thì tỷ trọng này có thể là 40% thì dự án thuận lợi
Hai chỉ tiêu trên phản ánh khả năng huy động vốn của doanh nghiệp và là chỉ
số quan trọng trong việc thu hút vốn Bởi vì khi thực hiện dự án, doanh nghiệp phải có
một lượng vốn chủ sở hữu tối thiêu dé tỏ rõ khả năng tài chính và chủ động trong thựchiện đầu tư Thông thường đơn vị cho vay thường xem xét chỉ tiêu này để quyết định
có cho vay hay không Tỷ lệ này càng lớn càng đáng tin cậy (Lê Kinh Vinh, 2004).
1.2.5.2 Danh giá hiệu quả quan lý tài chính
Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục có đặc thù khác với những dự ánđầu tư xây dựng dân dụng ở chỗ nó khó đánh giá được hiệu quả tài chính thông qua
các chỉ số lãi, lỗ, thời gian thu hồi vốn đầu tư, tỷ suất hoàn vốn nội bộ Bởi hầu hếtcác cơ sở giáo dục hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Các khoản đầu tư xâydựng cơ sở giáo dục hướng tới việc phục vụ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực mang
tính dài hạn nên hiệu quả quản lý tài chính của các dự án này sẽ chỉ đánh giá theo
những tiêu chí sau:
Chênh lệch thực hién/ké hoạch: Chỉ tiêu này được tính bằng giá triĐánh giá công tác lập kế hoạch tài chính
Đề đánh giá công tác lập kế hoạch tài chính cần xem xét đến tính phù hợp, hợp
lý của tổng mức dự toán, bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp của kế hoạch tài chính với quy định pháp luật hiện hành:xem xét sự tuân thủ quy định của các Luật có liên quan (Luật Xây dựng, Luật Đấuthầu, Luật Bảo vệ môi trường ) và các quy định khác của Chính phủ trong các căn
cứ pháp lý dé lập kế hoạch tài chính
- Đánh giá sự phù hợp của kế hoạch tài chính với thực tế: khi lập tổng mức
đầu tư, xem xét việc đảm bảo mục tiêu của công trình của CĐT khi tính toán các phần
công việc Tổng số điều chỉnh của các thiết kế, dự toán Xem xét việc lập quy hoạch
có bỏ sót các yếu tố ảnh hưởng gây sai lệch tổng mức đầu tư hay không?
33
Trang 36Nếu việc đánh giá có quá nhiều sai khác giữa quy định và kế hoạch, giữa kế
hoạch và thực tế thì có thé đánh giá công tác lập kế hoạch tài chính chưa hiệu quả
Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch tài chính
- Đánh giá công tác GPMB và bàn giao mặt bằng cho công trình: chỉ tiêu nàyđược tính theo tỷ lệ mặt bằng được giải phóng thực tế với kế hoạch giải phóng mặtbằng được phê duyệt Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì cho thấy công tác GPMB khônghiệu quả Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới các công việc khác được thực hiện sau đó và
tiễn độ chung của toàn bộ dự án
- Đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu: xem xét sự tuân thủ pháp luật của việclựa chọn nhà thầu và dam bảo các điều kiện theo quy định khi tô chức dau thầu Nếu
có nhiều gói thầu được tổ chức sai phạm thì việc thực hiện kế hoạch tài chính không
có hiệu quả.
- Đánh giá công tác thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng công
trình, cung cấp trang thiết bị: xem xét sự thống nhất của việc ký kết hợp đồng với hồ
sơ mời thầu và khối lượng thực hiện hợp đồng thực tế Việc ký kết hợp đồng khôngđúng với hồ sơ mời thầu đồng nghĩa với việc quản lý tài chính kém hiệu quả, có thê
từ khâu lập kế hoạch mời thầu hoặc khâu quản lý các nhà thầu cũng như chỉ phí và
sử dụng nguồn vốn
- Đánh giá công tác quản lý tiến độ: xem xét tỷ trọng số lượng công việc đãhoàn thành với kế hoạch; Tỷ lệ các gói thầu chậm tiến độ trong tổng số gói thầu cầnthực hiện trong nam/giai đoạn; Mức độ chậm tiễn độ so với kế hoạch Tiến độ dự ánkhông thực hiện tốt thé hiện việc thực hiện kế hoạch quản lý chi phí thiếu hiệu quả
- Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình: xem xét sự phù hợp của hồ
sơ quản lý chất lượng công trình theo quy định pháp luật Việc quản lý chất lượng
công trình cũng thé hiện hiệu quả quản lý chi phí Nếu CDT bỏ ra chi phí mà không
thu được công trình chất lượng tức là đã không đạt được hiệu quả theo mục tiêu.
- Đánh giá công tác nghiệm thu, quyết toán công trình: xem xét sự phù hợpcủa hồ sơ nghiệm thu, quyết toán công trình với quy định của pháp luật và thực tế
Nếu có sự sai lệch là thể hiện công tác này không đạt được hiệu quả
34
Trang 37- Đánh giá công tác quản lý huy động vốn:
Giá trị thực hiện giải ngân Khả năng giải ngân nguôn vôn =
Kế hoạch sử dụng vốn
Tỷ lệ này cho phép đánh giá được khả năng thanh toán và thực hiện các hạng
mục công việc của dự án theo kế hoạch Khả năng giải ngân nguồn vốn tốt nhất khi hệ
sỐ này rơi vào 1 N ếu hệ số < 1 thì khả năng thực hiện dự án theo kế hoạch là khó khăn
(Lê Kinh Vĩnh, 2004).
- Đánh giá quản lý sử dụng vốn:
Gia tri thực chi
Kha năng sử dung nguồn vốn
Kế hoạch sử dụng vốn
Nếu khả năng sử dụng nguồn vốn = 1 thì việc quản lý sử dung vốn là hiệu quả,
nếu > 1 là vượt chi so với kế hoạch, thé hiện sự kém hiệu quả trong quản lý sử dụng
vốn, Nếu < | thì thé hiện khả năng tiết kiệm trong sử dụng vốn hoặc việc lập kế hoạch
không hiệu quả.
Đánh giá công tác kiểm soát, kiểm tra quản lý tài chính đầu tư xây dựngXem xét mức độ thường xuyên và liên tục thực hiện kiểm soát, kiểm tra quản
lý tài chính đầu tư xây dựng Việc kiểm soát, kiểm tra phải được thực hiện nghiêm
túc, theo quy định của pháp luật Các kết luận sau kiểm tra, kiểm soát có được sử
dụng làm căn cứ cho các biện pháp khắc phục hạn chế của công tác quản lý tài chính
hay không.
1.3 Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm cho Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc
1.3.1 Kinh nghiệm của Trường đại học Kinh tế quốc dânTrường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện quản lý nhà nước đối với đầu tưxây dựng cơ bản theo năm khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm quản
lý nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch; lập, thâm định, phê duyệt dự án;
triển khai các dự án; nghiệm thu, thâm định chất lượng, bàn giao công trình và thanh
quyết toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chỉ rõ tình trạng phân tán, dàn trải,
sai phạm và kém hiệu quả cua không ít dự án dau tư xây dựng cơ bản; Việc bô trí kê
35
Trang 38hoạch đầu tư hàng năm cho các dự án không theo sát mục tiêu và định hướng của
chiến lược, của kế hoạch 5 năm; Công tác khảo sát địa chất, thiết kế kỹ thuật, thiết kế
bản vẽ thi công còn nhiều sai sót, không phù hợp với thực tế; Khâu kiểm tra, giám sát
và nghiệm thu chưa tô chức chặt chẽ làm that thoát lớn, tình trạng lãng phí và nợ đọng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chưa được giải quyết tốt đang làm giảm hiệu lực vàhiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản trong Trường Đại họcKinh tế quốc dân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tập trung hoàn thiện quản lý các khâudau thâu, triển khai thực hiện và thanh quyết toán vốn theo đúng tiến độ đảm bảo yêucầu chất lượng, thời gian và chi phí; Xác định đúng danh mục dự án đầu tư trọngđiểm, quyết định không dau tư tràn lan, khi chưa xác định được nguồn vốn dé hoànthành dự án; Phân định cụ thê trách nhiệm của từng chủ thé tham gia thực hiện dự án;phát huy vai trò giám sát cộng đồng dân cư và xã hội trong quản lý Nhà nước đối với
dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.2 Kinh nghiệm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí MinhTrường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh xây dựng cơ sở mới tại Namthành phố với mặt tiền 350m đại lộ N guyén Van Linh, toa lạc ở khu chực năng số 15,
đô thị mới Nam thành phó, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM với 3 khu
chức năng là khu học tập, khu ký túc xá và khu thé dục thé thao Dé quan lý tài chính
dự án đầu tư xây dựng, Nhà trường đã thực hiện:
Một là, đưa tiết kiệm thành chế định pháp lý để đảm bảo tính hiệu quả trongthực hiện Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể sẽ căn cứ vào tình hìnhkinh tế - xã hội dé đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm khác nhau
Hai là, thủ trưởng các cơ quan, don vi có trách nhiệm cu thể hoá các định mức,
tiêu chuẩn, chế độ đề thực hiện tại cơ quan, đơn vi mình Trường hợp chi đúng hoặcdưới định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ được
xem là tiết kiệm; trường hợp chi vượt hoặc chi đúng hoặc dưới định mức, tiêu chuẩn,chế độ nhưng không đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ được xem là lãng phí Đây
chính là căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và
giám sát việc thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB
36
Trang 39Ba là, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của các đơn vịKBNN cấp tỉnh, theo đó hang năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng đơn vị dé
xem xét tính hiệu quả và việc chi tiêu nguồn vốn đầu tư công cho các hoạt động.
Bốn là, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng vốn đầu tư công
lãng phí Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thé và cá nhân, đặc biệt là trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tô chức dé xảy ra vi phạm; tùy theo mức độ viphạm có thé bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự.
1.3.3 Bài học kinh nghiệm trong quản lý tài chính dự án dau tư xây dựng
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc
Các trường đại học xây mới cơ sở đảo tạo đều là đơn vị dưới sự quản lý của
Bộ Giáo dục dao tạo và sự giám sát dự án đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng nên có
nhiều điểm tương đồng trong cơ chế, bộ máy quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng
Những bài học kinh nghiệm từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu, áp dụng đặc biệt là trong việc
chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, cụ thể:
Thứ nhất, ngay từ khâu lập chủ trương đầu tư, quy hoạch và kế hoạch vốnhàng năm phải xác định được những dự án thực sự cần thiết và mức độ đầu tư phùhợp với điều kiện cụ thể từng địa phương đảm bảo đầu tư hiệu quả
Thứ hai, trong quá trình quản lý dự án phải có kế hoạch, biện pháp nâng caochất lượng, tiến độ thực hiện dự án
Thứ ba, xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, thanh
tra nội bộ.
Thứ tư, công tác giải ngân, thanh toán vốn phải được đây nhanh đảm bảo
không nợ đọng vốn ảnh hưởng đến tiến độ thi công
37
Trang 40CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn sử dụng chủ yếu là dit liệu thứ cấp cho việc phân tích van đề nghiêncứu nên phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện như sau:
Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm nguồn bên trong và nguồn bên ngoài, nguồn
thông tin này phải thỏa mãn các điều kiện như: thông tin phù hợp hoặc có thể làmcho thích hợp vấn đề nghiên cứu; thông tin được thu thập một cách đáng tin cậy và
được báo cáo chính xác; thông tin được thu thập và báo cáo thông qua các phương
pháp khoa học có mục đích rõ ràng, là những thông tin không phải một ý kiến hay
quan điểm nào đó
Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm:
- Báo cáo đầu tư xây dựng từ năm 2013 — 2020
- Hệ thống Báo cáo tài chính cụ thể các năm 2018 — 2020 của Ban Quản lý dự
án xây dựng ĐHQGHN tại Hoà Lạc.
- Các an pham được công bố như sách, bài báo chuyên ngành, các công trìnhnghiên cứu khoa học, từ các nghiên cứu đã được xuất bản và chưa được xuất bản
trong nước, ngoài nước và từ Internet.
- Các dữ liệu khác:
+ Dữ liệu bên trong Ban Quản lý dự án: Nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay; Cơ
cau tô chức; dây chuyền công nghệ; Khách hàng cung cấp; Chuyên gia
+ Dữ liệu bên ngoài Doanh nghiệp: Chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh;Giá nguyên vật liệu thế giới; Môi trường pháp lý
2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Tiến hành xử lý số liệu nhằm loại bỏ những số liệu sai, kém chính xác, tổnghợp số liệu thành các bảng biéu bang phần mềm Áp dụng các phương pháp phân tíchtương quan dé đưa ra mối tương quan giữa công tác quản lý tài chính dự án dau tưxây dựng DHQGHN tại Hòa Lạc với các yếu tố khác Dữ liệu thứ cấp có thé được sửdụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, có xử lý đơn giản dé so sánh hoặc đánh giá
38