1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp

71 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo Trung, Vũ Minh Hải, Nguyễn Hà Chi, Đỗ Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Thùy Dương
Người hướng dẫn PGS. TS. Nghiệm Thị Thà
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 776,56 KB

Nội dung

Từ nghiên cứu các vụ sai phạm về tài chính của các cựu lãnh đạo các tập đoàn lớn như: FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn… nhóm nghiên cứu nhận thấy khoảng trống về quản lý tài

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Nguyễn Ngọc Bảo Trung

Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Nghiệm Thị Thà

Khoa: Tài Chính Doanh Nghiệp

Hà Nội, Tháng 3/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, với tình cảm chân thành, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo,

cô giáo trường Học Viện Tài Chính, đặc biệt là PGS.TS Nghiêm Thị Thà đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này Chúng

em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt cho chúng

em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện nghiên cứu và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai

Do giới hạn về kiến thức, sự hiểu biết, khả năng lý luận của bản thân còn nhiều hạn chế và thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để bài nghiên cứu khoa học của chúng em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Mục lục

LỜI CẢM ƠN 1

Mục lục 2

Danh mục bảng biểu đồ 4

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 5

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 6

2.1 Nghiên cứu về quản lý tài chính cá nhân 6

2.2 Nghiên cứu về giáo dục quản lý tài chính cá nhân 7

3 Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 10

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 10

6 Kết cấu đề tài 11

Chương 1: Lý luận cơ bản về giáo dục quản lý tài chính cá nhân 12

1.1 Các khái niệm cơ bản 12

1.1.1 Tài chính cá nhân 12

1.1.2 Quản lý tài chính cá nhân 12

1.1.3 Giáo dục quản lý tài chính cá nhân 14

1.2 Nội dung giáo dục quản lý tài chính cá nhân 14

1.2.1 Các chủ thể tham gia quá trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân 14 1.2.2 Nội dung giáo dục quản lý tài chính cá nhân 19

1.2.3 Vai trò của giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ 23

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục quản lý tài chính cá nhân 24

1.3.1 Nhân tố chủ quan 24

1.3.2 Nhân tố khách quan 26

Kết luận chương 1 28

Trang 5

Chương 2: Thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ ở Việt

Nam 29

2.1 Thực trạng quản lý tài chính cá nhân của giới trẻ ở Việt Nam 29

2.2 Thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ ở Việt Nam31 2.2.1 Thực trạng tham gia của các chủ thể vào quá trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ ở Việt Nam 31

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 34

2.2.3 Kết quả nghiên cứu 36

2.3 Các căn cứ pháp lý về giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ tại Việt Nam .52

2.4 Đánh giá chung về giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ tại VN 53

2.4.1 Những kết quả đạt được 53

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 54

Kết luận chương 2 55

Chương 3 Giải pháp tăng cường giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ ở Việt Nam 56

3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 56

3.2 Các giải pháp tăng cường giáo dục quản lý tài chính cho giới trẻ 60

3.2.1 Đối với chính phủ và cơ quan chính phủ 60

3.2.2 Đối với cơ sở giáo dục 62

3.2.3 Đối với gia đình và cá nhân 63

Kết luận chương 3 66

Kết luận 67

Tài liệu tham khảo 68

Trang 6

Danh mục bảng biểu đồ

Biểu đồ 1: Thông tin chung 36 Biểu đồ 2: Hiểu biết và mức độ kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân? 37 Biểu đồ 3: Nếu biết thì Anh/Chị tiếp nhận nguồn thông tin từ đâu? 39 Biểu đồ 4: Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân 40 Biểu đồ 5: Anh/Chị nghĩ mục đích của việc quản lý tài chính cá nhân là gì? 41 Biểu đồ 6: Anh/Chị đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố sau đây đến việc quản lý tài chính cá nhân của Anh/Chị thế nào? 42 Biểu đồ 7: Thái độ tài chính của Anh/Chị là gì? 44 Biểu đồ 8: Ai là người đưa ra quyết định về tiền của anh chị? 45 Biểu đồ 9: Trước khi mua sắm một sản phẩm/hàng hóa nào đó, Anh/chị có cân nhắc như thế nào đến những vấn đề sau? 46 Biểu đồ 10: Anh/Chị thấy việc giáo dục quản lý tài chính cá nhân ở Việt Nam có phổ biến không? 48 Biểu đồ 11: Theo Anh/Chị mức độ cần thiết phải trang bị kiến thức cơ bản về tài chính và quản lý tài chính cá nhân vào các cơ sở giáo dục bậc phổ thông ở Việt Nam hiện nay là? 49 Biểu đồ 12: Theo Anh/Chị, bố mẹ có nên nói về vấn đề tài chính với con em khi còn bé không? 50 Biểu đồ 13: Theo Anh/Chị, độ tuổi phù hợp để bắt đầu tìm hiểu vấn đề tài chính nói chung, quản lý tài chính nói riêng là từ bao nhiêu? 51 Biểu đồ 14: Anh/Chị nghĩ cách phổ cập kiến thức quản lý tài chính cá nhân nào

là hiệu quả nhất? 62

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2023, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định rằng, nền kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo như đại dịch Covid-19, xung đột giữa Nga và U-crai-

na và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn để kiềm chế lạm phát; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định, mặc dù đã có những dấu hiệu cải thiện trong những tháng đầu năm, nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn yếu và lạm phát kéo dài trong bối cảnh rủi ro nghiêm trọng Bất kỳ cú sốc nào từ môi trường quốc tế và trong nước đều tác động tiêu cực đối với tâm lý và thu nhập của hộ gia đình, sự phát triển của thị trường tài chính, tăng trưởng kinh tế của quốc gia, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ

Song song với bối cảnh bất ổn và phức tạp của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức: mặc dù kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bức tranh tối màu của toàn cầu nhưng những hạn chế về thể chế kinh tế: giá vàng tăng không kiểm soát được, thị trường tài chính bấp bênh, thị trường bất động sản biến động khó lường, lạm phát cao, thu nhập cá nhân bấp bênh, sự mất niềm tin của nhà đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu riêng lẻ, mất niềm tin của người dân vào sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, và nhiều sản phẩm tài chính… 1 phần do sự thiếu hiểu biết tài chính cá nhân của cả người bán và người mua trên thị trường tài chính

Từ nghiên cứu các vụ sai phạm về tài chính của các cựu lãnh đạo các tập đoàn lớn như: FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn… nhóm nghiên cứu nhận thấy khoảng trống về quản lý tài chính cá nhân: từ nhận thức đến giáo dục và thực hành quản lý tài chính cá nhân của người dân Việt Nam còn thiếu, yếu và là nguồn gốc của những bất

Trang 8

ổn trong cuộc sống của nhiều gia đình trẻ, tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội Quản lý tài chính cá nhân là công cụ giúp mỗi cá nhân đạt tới sự độc lập, tự do tài chính và nâng cao chất lượng sống Cơ sở để mỗi người thực hành quản lý tài chính cá nhân tốt là giáo dục cho mỗi cá nhân kiến thức nền tảng và các kỹ năng cần thiết về quản lý tài chính

cá nhân Việc giáo dục quản lý tài chính cá nhân từ sớm một cách đầy đủ, toàn diện là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội Khi giới trẻ hiểu biết và có kỹ năng về quản lý tài chính cá nhân tốt sẽ tạo nền móng vững chắc cho “dân giàu, nước mạnh” Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, thế hệ gen Z có kiến thức, kỹ năng về quản lý tài chính cá nhân tốt sẽ giúp đảm bảo hiệu quả tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm đáng kể các vấn nạn trong xã hội Nói một cách tổng quan hơn, dòng tiền sẽ được lưu thông hiệu quả và mang lại lợi ích cho nền kinh tế, các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, đầu tư, bảo hiểm, … sẽ được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ Như vậy, quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp đảm bảo tương lai của mỗi cá nhân người Việt Nam nói riêng mà còn phát triển nền kinh tế của một quốc gia, một thị trường nói chung

Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm chủ đề NCKH sinh viên năm 2023 - 2024

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

2 1 Nghiên cứu về quản lý tài chính cá nhân

Đã có nhiều nghiên cứu về quản lý tài chính cá nhân, điểm hình là các nghiên cứu sau đây:

- Bùi Thị Thu và Lê Thanh Huyền (2020) Bàn về quản lý tài chính cá nhân ở Việt

Nam hiện nay Bài nghiên cứu hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản về tài chính cá

nhân, quản lý tài chính cá nhân, đánh giá thực trạng quản lý tài chính cá nhân và từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động này tại Việt Nam

- Nguyễn Huy Khánh và Hà Minh Tâm Quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên:

Dễ hay Khó Bài viết tập trung làm rõ khái niệm, đánh giá thực trạng về hiểu biết tài chính

Trang 9

cá nhân, quản lý tài chính cá nhân của sinh viên và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý về tài chính cho sinh viên

- Nguyen Thi Ngoc Mien; Tran Phuong Thao (7/2015): Factors Affecting Personal

Financial Management Behaviors: Evidence from Vietnam (AP15Vietnam Conference Second Asia-Pacific Conference on Global Business, Economics, Finance and Social Sciences) Bài viết chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân,

từ đó đưa ra những giả thuyết về mối quan hệ giữa những nhân tố ảnh hưởng nhằm hỗ trợ trong việc nghiên cứu và thu thập thông tin ở Việt Nam

- Ashok Regmi: The Psychological Factors Affecting Personal Financial

Management Behavior among Young Adults Tác giả nghiên cứu những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân như thái độ tài chính, kiến thức tài chính, sự

tự tin về năng lực tài chính Bằng việc đưa ra những giả thuyết và thực hiện nghiên cứu định tính tác giả đưa ra kết luận rằng thái độ tài chính có tác động tích cực mạnh nhất đến hành vi quản lý tài chính cá nhân, các biến số khác như năng lực tài chính và khả năng tự kiểm soát cũng có tác động tích cực đáng kể đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của thanh niên Tuy nhiên điểm kiểm soát ngoại tại lại có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi quản

lý tài chính cá nhân

2 2 Nghiên cứu về giáo dục quản lý tài chính cá nhân

Các nghiên cứu về giáo dục quản lý tài chính cá nhân điển hình là:

- Dr Sharon M Danes và các cộng sự (2010) Evaluation of the National

Endowment For Financial Education High School Financial Planning Program Thông qua việc tiến hành cuộc khảo sát trên 212 giáo viên và 4,794 học sinh trung học trên nước

Mỹ, tác giả chứng minh rằng những học sinh hoàn thành chương trình“High School Financial Planning Program (HSFPP)” do quỹ National Endowment For Financial Education (NEFE) cung cấp đã có sự nâng cao về nhận thức, hành vi tài chính và sự tự tin

Trang 10

khi đưa ra các quyết định Ngoài ra, các tác giả cũng đã chỉ ra sự thay đổi về hành vi tài chính của học sinh trước và sau ba tháng học chương trình HSFPP

- Van Pham Bang Trinh (2023) Factors Affecting Vietnamese Parents’ Perception

of The Importance of Personal Financial Education For Children Nghiên cứu chỉ ra cái nhìn tổng quan về mức độ hiểu biết tài chính của phụ huynh Việt Nam và tập trung vào việc xác định, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của phụ huynh về việc giáo dục tài chính cá nhân đối với con trẻ Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập dữ liệu từ 200 người tham gia và kết hợp phương pháp thống kê SPSS

- Trần Thanh Thu và Đào Hồng Nhung (2020) Chương trình giáo dục tài chính

quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành Tài chính: Kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam

Nghiên cứu xem xét mức độ am hiểu tài chính của giới trẻ và các chương trình giáo dục tài chính tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ am hiểu tài chính của người dân Việt Nam ở mức rất thấp do với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Đến năm

2015, một số chương trình giáo dục tài chính được tổ chức: Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP); HSBS Việt Nam; Home Credit; Creative Wealth Vietnam; VISA; Sacombank; Save the Children và Citi Foundation Cùng với kinh nghiệm tổ chức giáo dục từ một số nước châu Á như Thái Lan, Nhật bản, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất về chương trình giáo dục tài chính quốc gia

- ThS Đặng Chí Thọ, ThS Bùi Khắc Tuấn (2021) Bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Việt Nam cần được bắt đầu từ giáo dục hiểu biết tài chính Bài nghiên cứu đã đưa ra kinh

nghiệm giáo dục và nâng cao hiểu biết tài chính tại một số nước, tại châu Âu với 17 chiến lược giáo dục tài chính quốc gia được thực thi, đặc biệt là nền giáo dục tài chính Hoa Kỳ; tại châu Á, nhóm tác giả đã tìm hiểu chương trình giáo dục tài chính của các nước: Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị cho giáo dục và nâng cao hiểu biết tài chính tại Việt Nam

Trang 11

Từ tổng quan nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu trên đây về chủ đề giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ của Việt Nam trong đề tài của nhóm, đồng thời cũng xác định rõ hơn khoảng trống nghiên cứu gồm:

- Tổng kết thực trạng mức độ hiểu biết và thực hành quản lý tài chính cá nhân của giới trẻ

ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nào đề cập

- Nghiên cứu thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam cho giới trẻ hiện nay chưa có nghiên cứu nào công bố

3 Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài

*Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ Việt Nam, từ đó

đề xuất giải pháp tăng cường giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho người dân, nhất là giới trẻ, góp phần thúc đẩy ngành hoạch định tài chính cá nhân của Việt Nam phát triển

Câu hỏi nghiên cứu:

1 Mức độ hiểu biết và thực hành quản lý tài chính cá nhân của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

2 Thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

3 Có những giải pháp nào để tăng cường giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ một cách hiệu quả?

*Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa khoa học:

Đề tài hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về quản lý tài chính cá nhân, giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ

*Ý nghĩa thực tiễn:

Trang 12

Đề tài tổng hợp và đánh giá thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ Việt Nam thời gian qua và đề xuất các giải pháp để tăng cường giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ Việt Nam thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Nhóm nghiên cứu sử dụng hai nguồn dữ liệu chính là nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các bài nghiên cứu, bài báo cáo liên quan ở trong nước và nước ngoài cùng với các dữ liệu tham khảo từ dữ liệu thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê, World Bank để hoàn thiện cơ sở lý thuyết, mở rộng đề tài

Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm tổng hợp các nghiên cứu tổng quan, quan sát thực tế, phân tích đánh giá nhằm hệ thống hóa lý thuyết, xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát về thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá

Trang 13

nhân ở giới trẻ Việt Nam Nghiên cứu định lượng nhằm tổng hợp, phân tích số liệu sơ cấp

để đánh giá thực tiễn Kết hợp kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để đạt được mục tiêu nghiên cứu

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, hình, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương:

Chương1: Lý luận cơ bản về giáo dục quản lý tài chính cá nhân

Chương2: Thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ ở Việt Nam

Chương3: Giải pháp tăng cường giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ ở Việt Nam

Trang 14

Chương 1: Lý luận cơ bản về giáo dục quản lý tài chính cá nhân 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Tài chính cá nhân

Theo (Joseph Wilner, 2009), tài chính cá nhân là một thuật ngữ bao gồm việc quản

lý, chi tiêu, sử dụng tiền bạc và của cải của các cá thể hoặc hộ gia đình với một mức độ rủi

ro và các kế hoạch tương lai đã lường trước Nó bao gồm lập ngân sách, sử dụng các sản phẩm của ngân hàng thương mại, các sản phẩm bảo hiểm, quản lý danh mục đầu tư, lập kế hoạch hưu trí, quản lý thuế và kế hoạch thừa kế nhằm đảm bảo an toàn và ổn định tài chính cho cuộc sống trọn đời của mỗi cá nhân Thuật ngữ này thường đề cập đến toàn bộ các sản phẩm của ngành cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho các cá nhân và hộ gia đình

và tư vấn cho họ về các cơ hội tài chính và đầu tư

1.1.2 Quản lý tài chính cá nhân

Theo Towanda Mitchell, quản lý tài chính là quá trình thu thập tài liệu, phân tích, lập

kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát, điều chỉnh kế hoạch cũng như các hoạt động tài chính của cá nhân để đạt được sự tự chủ tài chính của cá nhân Quản lý tài chính bao gồm quản lý tài chính cá nhân và quản lý tài chính của tổ chức Trong đó, quản lý tài chính cá nhân giúp quản lý chi tiêu, bao gồm lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư, quản lý nợ

và các khía cạnh khác liên quan đến tiền cá nhân mà một cá nhân có thể đạt được (Bimal Bhatt, 2011) Nói cách khác, quản lý tài chính cá nhân là quá trình quản lý chi tiết nguồn tiền và chi tiêu, học cách quản lý nguồn tiền, điều chỉnh chi tiêu để tối ưu hóa lợi ích và hạn chế những rủi ro về tiền trong tương lai (Joseph Wilner, 2009)

Quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng sống quan trọng mà ai cũng cần phải có, không phân định ngành nghề Quản lý tài chính cá nhân là cách sử dụng tiền sao cho hợp lý theo nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, dự định tương lai… Đồng thời có một nguồn lập dự phòng khi có trường hợp rủi ro, khẩn cấp Nói một cách đơn giản, quản lý

Trang 15

tài chính cá nhân là cân bằng những mục chi tiêu, tiết kiệm và thu nhập hiện tại của mỗi người sao cho phù hợp Biết cách quản lý tài chính cá nhân cũng đồng nghĩa với việc biết sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả, từ đó có được một cuộc sống thoải mái hơn, tránh phải những rủi ro tài chính không đáng có Dưới đây là một số bước để một cá nhân có thể tự quản lý tài chính cá nhân:

Thứ nhất, thiết lập ngân sách Một ngân sách tốt không chỉ giúp tiết kiệm tiền

mà còn giúp bạn đi đúng hướng trong việc đạt được mục tiêu tiết kiệm của cá nhân Việc lập ngân sách bắt đầu bằng thu nhập tiền lương hàng tháng của một người, bao gồm tiền lương, thu nhập cho thuê từ tài sản mà người đó sở hữu, lãi suất tiền gửi cố định và bất

kỳ khoản nào Khi chúng ta biết số tiền kiếm được là bao nhiêu, bước tiếp theo sẽ là để xem chúng ta chi bao nhiêu Chúng ta nên theo dõi từng khoản chi tiêu của mình Chi tiêu được chia thành ba loại, đó là chi phí cố định bao gồm chi phí hàng năm nhà ở, bảo hiểm, thanh toán ô tô, thanh toán cố định không thay đổi theo từng tháng

Thứ hai, xác định mức chi tiêu Khi đã xác định được khoản ngân sách của bản

thân, mỗi cá nhân nên sắp xếp và quản lý các khoản chi tiêu của bản thân Các khoản chi tiêu nên được phân chia thành 3 loại, lần lượt là chi phí cố định (Bao gồm chi tiêu cho chi phí nhà, bảo hiểm, hoặc các khoản chi phí cố định hàng tháng); chi phí bất biến (Bao gồm các khoản phát sinh trong tương lai như ăn uống, đi lại, học phí, Các khoản tiền này thường không cố định ở 1 khoản bất kỳ mà có thể thay đổi bất thường theo từng tháng, quý, năm); chi phí tùy ý (Là những khoản phí không cần chi tiêu, sử dụng đến nhưng vẫn tồn tại Những khoản chi tiêu này thường là những thứ mà một người “muốn” hơn là một người “cần”, bao gồm các khoản chi tiêu như mua sắm, giải trí, thuốc men,…)

Thứ ba, tiết kiệm Đây là bước chiếm vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch

quản lý tài chính cá nhân Mỗi cá nhân sau khi đã xác định được thu nhập và mức chi tiêu, phải xác định được số tiền mà bản thân có thể tiết kiệm, trích riêng để dùng Theo Elizabeth Gravier (2023), khoản tiết kiệm này sẽ chiếm từ 10 đến 15% thu nhập của cá nhân Việc mỗi người học được cách tiết kiệm sẽ tạo cơ hội cho họ sử dụng nguồn tiền

Trang 16

một cách hợp lý, qua đó có được một khoản tiền để dùng cho những trường hợp cần thiết, hoặc sử dụng vào những mục đích đã lập ra

1.1.3 Giáo dục quản lý tài chính cá nhân

Theo True Tamplin (2023), giáo dục quản lý tài chính cá nhân là quá trình cung cấp, truyền đạt kiến thức và kỹ năng và nhận thức cần thiết cho cá nhân, tập thể cách để họ có thể hiểu và quản lý nguồn tài chính một cách hiệu quả Việc giáo dục sẽ cho người học khả năng đưa ra quyết định về việc lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư, quản lý nợ và rủi ro Mục tiêu của quá trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân là nâng cao nhận thức, đưa ra những quyết định sáng suốt về nguồn tài chính và có thể ổn định được nguồn tài chính lâu dài

1.2 Nội dung giáo dục quản lý tài chính cá nhân

1.2.1 Các chủ thể tham gia quá trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân

Chủ thể thực hiện quá trình giáo dục(Các cơ sở đào tạo)

Giáo dục từ phía nhà trường, thầy cô ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức về quản lý tài chính cá nhân của nhóm đối tượng học sinh, sinh viên Từ đây, học sinh, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng cơ bản, cần thiết về kinh tế tài chính nhằm đáp ứng các nhu cầu về quản lý chi tiêu cần thiết sau này

Giáo dục về quản lý tài chính cá nhân trong gia đình: ông, bà, cha mẹ, người thân

là kênh quan trọng giúp mỗi cá nhân từ khi còn trẻ có thể nhận thức đúng đắn về tài chính

cá nhân Quy tắc 5 hũ nổi tiếng là ví dụ cho thấy tầm quan trọng trong việc giáo dục con cái về tài chính ngay từ khi còn nhỏ của cha mẹ Do Thái Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động giáo dục tài chính cá nhân hiện nay vẫn chưa được tổ chức một cách thống nhất cũng như chưa được thực hiện theo một lộ trình dài hạn nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao hiểu biết tài chính cho cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng Việc giáo dục quản lý tài chính cá nhân tại các hộ gia đình đảm bảo mỗi cá nhân có sự chỉ bảo, truyền kinh nghiệm trong suốt hành trình cuộc sống của mỗi người Trang bị kiến thức quản lý tài chính cá nhân từ sớm một cách toàn diện, mỗi người sẽ chủ động thực hiện từng kế hoạch cụ thể, phù hợp trong

Trang 17

từng giai đoạn của cuộc đời, tránh được những sai lầm trước các quyết định tài chính, tránh được những tình huống bấp bênh không đáng có trong cuộc sống, tăng gia sản một cách hiệu quả, ngăn ngừa sự suy giảm của tài sản trong trường hợp xấu và ổn định tiêu dùng cá nhân, có con đường ngắn nhất để đạt được các kế hoạch về tài chính trong tương lai (Hanna

và Lindamood (2010)

Quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần chỉ liên quan tới các vấn đề về tài chính mà

nó còn gắn với các kế hoạch của cuộc đời Nhờ quản lý tài chính cá nhân tốt, chúng ta cũng

có thể sẽ có được sự giáo dục tốt hơn hay có được sự thăng tiến trong sự nghiệp một cách vững chắc Thêm vào đó chúng ta có thể có những kế hoạch cho sự phát triển của con em hoặc những phúc lợi cho người thân trong gia đình Nhờ vậy cuộc sống gia đình sẽ ổn định hơn, giảm thiểu những rắc rối hay nhưng tranh chấp, cãi vã mà phần nhiều có nguồn gốc

từ vấn đề tài chính Cuối cùng quản lý tài chính cá nhân tốt giúp chúng ta có một cuộc sống thoải mái hơn sau khi nghỉ hưu, tránh bị phụ thuộc vào người khác, thậm chí trong trường hợp thuận lợi, chúng ta có thể có một lượng di sản để lại cho đời sau

Đối với trẻ em, xã hội càng hiện đại, trẻ em càng có ý thức về việc tiêu tiền sớm, cùng với đó, các bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính cho con, để giúp con hiểu rõ giá trị của tiền bạc, ý thức tiết kiệm và tích luỹ sớm cho tương lai

Ở các quốc gia phát triển, đã có nhiều chuyên gia nổi tiếng giảng dạy về đề tài này như tác giả của bộ sách “ Cha giàu cha nghèo”, đặc biệt là tại đất nước Israel – đất nước của Dân tộc Do Thái thông minh, tài giỏi thì người ta đã lấy tiếng leng keng của những đồng tiền chạm vào nhau để chào mừng đứa trẻ ra đời, và trẻ em được giáo dục về tài chính và dạy cách kiếm tiền từ khi lên 3 và không giới hạn lứa tuổi

Không chỉ sau khi trải qua những tác động khó khăn của đại dịch COVID-19, suy nghĩ

về tài chính đã và đang là vấn đề được đặt ra một cách nghiêm túc trong cuộc sống của các gia đình Ngày nay, việc chi tiêu, trang trải cuộc sống nếu không biết tính toán kỹ lưỡng,

sẽ có thể dẫn nhiều gia đình rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu hụt kể cả đối với những gia đình có mức thu nhập khá

Trang 18

Cha mẹ có thể làm đó là hướng dẫn cho trẻ làm quen với vấn đề tài chính ngay từ khi còn là học sinh Bên cạnh đó, những tác động từ tình hình kinh tế khó khăn, tình trạng mất việc làm, thiếu nguồn thu cũng là thực trạng đang thách thức các gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ

Vì vậy, việc dạy dỗ, huấn luyện, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình về tài chính luôn là vấn đề cần thiết Ngay cả đối với các thế hệ con cái trong gia đình, dù là nhỏ tuổi, các em cũng cần có những kiến thức tài chính cơ bản để có thể hiểu và ứng xử với tiền bạc một cách thông minh, hiệu quả

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ hiện đại cũng đã quan tâm đến việc dạy cho trẻ các kỹ năng liên quan đến quản lý tiền bạc và có xu hướng dạy trẻ những kỹ năng này sớm Tuy nhiên, cũng có những bậc cha mẹ thường chỉ biết phàn nàn về con cái của mình là chúng

vô tâm và không quan tâm tới công sức của bố mẹ trong việc kiếm tiền để nuôi dạy chúng Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, điều mà các bậc làm cha mẹ có thể làm đó là hướng dẫn cho trẻ làm quen với vấn đề tài chính ngay từ khi còn là học sinh Dạy con về tài chính là một phần quan trọng trong việc giáo dục con cái Theo các chuyên gia, nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển và thành công của họ trong tương lai

Kiến thức và kỹ năng sống: Dạy con về tài chính giúp các bạn hiểu biết về cách quản

lý tiền bạc và tài sản cá nhân Điều này giúp các con phát triển những kỹ năng sống quan trọng như quản lý nguồn tài nguyên, ra quyết định thông minh và thực hiện kế hoạch Đảm bảo tài chính ổn định: Việc dạy con về tài chính giúp con hiểu cách tránh nợ và tạo ra một lối sống tài chính ổn định Thế hệ tương lai sẽ biết cách tiết kiệm, đầu tư, và quản lý nợ một cách có trách nhiệm

Phòng ngừa lạm dụng tiền bạc: Kiến thức về tài chính giúp trẻ hiểu về tác động của lạm dụng tiền bạc, như nghiện cờ bạc, tiêu tiền không kiểm soát, và lừa đảo tài chính Giới trẻ sẽ tự biết cách bảo vệ mình khỏi những nguy cơ này

Trang 19

Xây dựng tương lai tài chính mạnh mẽ: Dạy con về tài chính sẽ giúp các bạn hiểu cách đầu tư để xây dựng tài sản và tạo nguồn thu nhập trong tương lai Điều này có thể bao gồm đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, hoặc sáng tạo doanh nghiệp riêng

Giúp con đối mặt với khủng hoảng tài chính có thể xảy đến: Nếu một ngày con cái bạn phải đối mặt với khủng hoảng tài chính cá nhân, kiến thức về tài chính sẽ giúp các bạn tìm

ra cách giải quyết tình hình một cách khôn ngoan và tự tin

Tự động lưu thông kiến thức về tài chính: Việc dạy con về tài chính từ khi còn trẻ giúp kiến thức này trở thành một phần tự động của cuộc sống, giúp các bạn thực hiện các quyết định tài chính đúng đắn mà không cần phải nghĩ nhiều

Tạo lòng tự tin và độc lập: Kiến thức về tài chính giúp trẻ phát triển lòng tự tin trong việc quản lý cuộc sống và tài chính của mình Các bạn trẻ có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn và không phải phụ thuộc vào người khác

Chủ thể tiếp nhận giáo dục

Các quốc gia đều cho rằng đối tượng của giáo dục tài chính cá nhân là toàn dân, đặc biệt giới trẻ từ độ tuổi 18 – 35 là nhóm đối tượng chính để thực hiện mục tiêu này Từ việc xác định nhóm đối tượng này, các chính phủ sẽ đưa ra mục tiêu tương ứng Chương trình giáo dục tài chính của ngân hàng HSBC: “JA More than money” cho học sinh tiểu học, Quỹ Citi Foundation - “Giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông trung học”, “Quản lý tài chính và hướng nghiệp” dành cho sinh viên, là các ví dụ tiêu biểu cho thấy giới trẻ ngày càng được chú trọng trong quá trình giáo dục tài chính

Bên cạnh đó, tầng lớp sinh viên hiện nay đều thuộc thế hệ GenZ – nhóm đối tượng yêu thích sự tự chủ kể cả trong cuộc sống lẫn tài chính Họ là thế hệ đóng vai trò dẫn dắt

vô cùng quan trọng giúp Việt Nam trở thành thị trường kinh tế tiềm năng trong tương lai bởi sự năng động, khả năng học hỏi và thích nghi công nghệ mới nhanh chóng Vậy nên, việc trang bị cho sinh viên không chỉ về kiến thức hiểu biết mà còn về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là tiền đề căn bản giúp sinh viên sử dụng nguồn tiền một cách hiệu quả, hợp

Trang 20

lý Song, vẫn chưa nhiều sinh viên thực sự hiểu và biết về quản lý tài chính cá nhân Ngoài

ra, các bạn trẻ đang trong thời gian đi làm hoặc đang hành nghề liên quan tới lĩnh vực tài chính cũng cần nhận thức đầy đủ về quản lý tài chính cá nhân Điều này không chỉ cho các bạn những kỹ năng cần thiết mà còn là bệ phóng nhằm nâng cao trình độ chuyên ngành

Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục tài chính cá nhân

Chủ thể quản lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục tài chính cá nhân là hệ thống các

cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và về tài chính từ trung ương đến địa phương ở mỗi quốc gia Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào giáo dục, quản lý giáo dục nâng cao kiến thức quản lý tài chính cho người dân thôi là chưa đủ Bản thân việc nâng cao kiến thức tài chính

có thể không dẫn đến kết quả mong muốn là ảnh hưởng đến hành vi con người, cá nhân vẫn có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các hành động mặc dù họ đã biết (Lusardi Và Mitchell, 2007) Trong khi đó, thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân giúp cho người dân

có động lực để chuyển hóa những kiến thức tài chính đã được học trở thành các hành động

cụ thể trong thực tiễn Người ta thấy rằng hiệu quả của hiểu biết tài chính có mối liên hệ với quan điểm của mỗi cá nhân về mục tiêu tương lai của họ; có mục tiêu tương lai rõ ràng

là động lực thúc đẩy các cá nhân muốn áp dụng cá kiến thức tài chính và đón nhận hiệu quả của nó trong thực tế (Habib Ahmed và đồng sự, 2015) Vì vậy, có thể xem hoạch định tài chính là cầu nối để các chương trình giáo dục tài chính phát huy tác dụng hiệu quả lên thực tiễn

Nghiên cứu của Luc Arrondel và đồng sự (2013) chỉ ra rằng mức độ hiểu biết về tài chính có quan hệ tỷ lệ thuận với hoạch định tài chính Những người có kiến thức tài chính cao hơn thì có nhiều khả năng chuẩn bị một kế hoạch tài chính dài hạn cho tương lai của

họ Khi đó, các chính sách thúc đẩy hiểu biết tài chính phát huy hiệu quả trong việc khuyến khích mọi người suy nghĩ trước và lập kế hoạch Tuy nhiên, việc nâng cao hiểu biết tài chính có thể không đủ để tác động đến xu hướng hoạch định tài chính ở những nhóm người tiêu dùng thiếu kiên nhẫn Điều này cho thấy rằng, nếu chỉ tập trung vào nâng cao hiểu biết tài chính thôi là chưa đủ để dẫn tới hành động, mà cần có các biện pháp thúc đẩy hoạch định tài chính đi cùng Tương tự, nghiên cứu của Anokye M.Adam và đồng sự (2017) cũng

Trang 21

xác nhận tầm quan trọng đồng thời của kiến thức tài chính, hoạch định tài chính và hỗ trợ gia đình đối với những người nghỉ hưu Quan trọng hơn, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, tác động của hỗ trợ gia đình và lập kế hoạch nghỉ hưu đối với tình trạng tài chính của người

về hưu mạnh hơn so với tác động của hiểu biết tài chính Nghiên cứu của Jae Min Lee (2019) khảo sát vai trò điều tiết của việc hoạch định tài chính như một động lực quan trọng nhằm cải thiện mối quan hệ giữa kiến thức tài chính và sự viên mãn về tài chính (financial well-being) Nghiên cứu này chỉ ra rằng chỉ riêng việc có kiến thức tài chính thì chưa đủ

để cải thiện mức độ viên mãn về tài chính Các hộ gia đình nên nâng cao kiến thức tài chính, nhưng đồng thời cũng phải quan tâm đến hoạch định tài chính để đạt được mục tiêu tài chính của họ Từ đó, khuyến nghị các cơ quan quản lý/nhà giáo dục, song song với việc triển khai các chương trình giáo dục tài chính quốc gia, cần có các biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân để có thể phát huy tác dụng tích cực của các chương trình giáo dục tài chính

Tại các quốc gia được OECD khảo sát, chủ trì thực hiện chiến lược giáo dục tài chính thường là Ngân hàng trung ương hoặc Bộ Tài chính phối hợp với Bộ giáo dục Một

số quốc gia, Chính phủ thành lập riêng một ban chuyên trách về triển khai lĩnh vực này

Do đó, để thực hiện chương trình giáo dục tài chính cá nhân cho giới trẻ tại Việt Nam; sự quản lý và hỗ trợ bên phía nhà nước là tối quan trọng, cần sự vào cuộc sớm của cả hệ thống: Giáo dục, tài chính, ngân hàng trong bộ máy quản lý hành chính của Nhà nước

1.2.2 Nội dung giáo dục quản lý tài chính cá nhân

Giáo dục quản lý tài chính cá nhân một cách đầy đủ, toàn diện, kịp thời sẽ góp phần

ổn định thị trường tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia (Ehigiamusoe

& Lean, 2019 ; Kefela, 2011) Giáo dục tài chính giúp kích hoạt thu nhập và tiết kiệm cao hơn trong các hộ gia đình (Disney & Gathergood, 2013), là yếu tố cần thiết để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn (Calcagno & Monticone, 2015), và góp phần vào phúc lợi tài chính dài hạn của cá nhân và hỗ trợ tăng trưởng toàn diện (Batsaikhan & Damertzis, 2018) Trong báo cáo “Điều tra tác động của các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở

Ấn Độ”, các nhà nghiên cứu Ấn Độ chỉ ra rằng giáo dục tài chính đóng vai trò quan trọng

Trang 22

giúp người nghèo, người thu nhập thấp xóa bỏ đi rào cản trong việc tiếp cận với các dịch

vụ tài chính chính thức, từ đó đóng góp tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo Tương

tự, nghiên cứu của (Lo Prete, 2018) cũng đi đến kết luận: nâng cao kiến thức tài chính có tác động tích cực giúp giảm bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, truyền tải kiến thức quản lý tài chính cá nhân tập trung vào việc truyền tải, nâng cao năng lực của người dân trước các

cú sốc kinh tế vĩ mô (Klapper, Lusardi & Panos, 2013) từ đó có khả năng giảm thiểu những tác động tiêu cực của bối cảnh kinh tế không thuận lợi, giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn và góp phần ổn định kinh tế Nghiên cứu của Clark, Lusardi và Mitchell (2020) khảo sát 2.889 người trưởng thành từ 45 tuổi đến 75 tuổi ở Mỹ cho thấy những người được giáo dục và nắm chắc kiến thức quản lý tài chính cá nhân sẽ có những quyết định tài chính đứng đắn hơn, có dự phòng về tài chính giai đoạn trước đại dịch tốt hơn nên ít gặp khó khăn về tài chính hơn trong suốt thời gian đại dịch Covid – 19 so với những người không được giáo dục về quản lý tài chính cá nhân đầy đủ

Do quản lý tài chính cá nhân quan trọng như vậy nên giáo dục tài chính cá nhân, nhất

là giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ cần làm từ sớm, khi còn là trẻ nhỏ cần có những bài học đơn giản về chi tiêu, tiết kiệm, với giới trẻ vào tuổi thành niên cần được giáo dục bởi các chương trình giáo dục toàn diện và chuẩn hóa kiến thức, cách thức để truyền đạt cho người trẻ vừa có thể nắm được những kiến thức về đầu tư, tích lũy, bảo vệ tài sản như: chứng khoán, bất động sản, vàng, bảo hiểm,… lại vừa nắm được những kiến thức về luật, về thuế và các vấn đề về pháp lý như: hôn nhân, thừa kế…vừa tập trung vào công việc chuyên môn, gia đình…vừa đảm bảo được sự an toàn, độc lập và tự do về tài chính…Đó

là mong muốn của mọi cá nhân, nhất là ở các quốc gia có sự gia tăng về quy mô và mức

độ giàu có của tầng lớp trung lưu làm gia tăng chất lượng cuộc sống của cá nhân của tầng lớp này như: tuổi thọ cao hơn, tuổi nghỉ hưu thấp hơn, trách nhiệm nuôi dạy con cái lâu hơn, trình độ giáo dục cao hơn, nhu cầu hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn…

Các cá nhân và hộ gia đình cần được giáo dục về cách sắp xếp các nguồn lực tài chính, nguồn lực con người vốn hữu hạn để đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách hợp lý, tránh được việc phân phối bất đồng đều, cực đoan tài sản và dòng thu nhập cá nhân

Trang 23

vào các công cụ tài chính khi chưa có bất kỳ một tính toán hợp lý theo logic Việc giáo dục nâng cao dân trí tài chính và biết quản lý tài chính cá nhân bài bản giúp người dân nhận diện đặc điểm quan trọng của việc tối ưu hóa tài chính, thực hiện phân bổ danh mục tài sản vào đa dạng các công cụ tài chính chứ không chỉ tập trung vào một, hai kênh tài sản nhất định Trước đây, người dân chủ yếu chỉ cất giữ tài sản trong bất động sản, tiền hoặc vàng lưu giữ tại chính gia đình đã khiến một lượng lớn tài sản ách tắc lại trong dân, không tối

ưu hóa được dòng vốn trong dân cư Thông qua nâng cao dân trí và giáo dục về quản lý tài chính cá nhân rộng rãi, chuẩn mực hơn đã thúc đẩy người dân sử dụng các kênh đầu tư hợp

lý, một mặt có lợi cho người dân, một mặt khác cũng có ý nghĩa rất quan trọng để huy động tối đa nguồn vốn trong dân để đưa vào nền kinh tế, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, làm tăng thu nhập quốc gia, và phát triển các thị trường tài chính

Một trong những nội dung phức tạp nhất trong khối kiến thức giáo dục về quản lý tài chính cá nhân chính là kiến thức về quản lý đầu tư, bởi vì đầu tư tài chính là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu để hiểu được đầy đủ bản chất của các công cụ tài chính phức tạp, nắm được các thông tin diễn biến liên tục của thị trường Trong khi phần đông người trẻ khó có thể đáp ứng được những điều này, từ đó có thể dẫn đến nhiều quyết định sai lầm Ví dụ khi thị trường tài chính bước vào giai đoạn tăng trưởng về giá, thì người trẻ theo tâm lý đám đông sẽ đổ dồn hết tiền bạc, tài sản vào đầu cơ trong thị trường tài chính với mong muốn “kiếm lãi cao, làm giàu nhanh” nên thường bị kẹp giữa hai gọng kìm: thiếu kiến thức và thiếu thông tin, lại bị thúc đẩy bởi mong muốn làm giàu mà không có một chiến lược, kế hoạch dài hạn Đa phần người dân có thể bị mất phần lớn tài sản trong giai đoạn này, trong đó có thể là tài sản hưu trí, tài sản dự phòng cho các thời điểm rủi ro bệnh tật, ốm đau Điều này tiếp tục gây hệ lụy nghiêm trọng như là có thể thúc đẩy người dân tìm đến các dịch vụ tín dụng đen, tác động tiêu cực đến an sinh xã hội Xu hướng hành động thiếu kiến thức, cảm tính và không được hỗ trợ này còn góp phần làm cho thị trường tài chính thiếu ổn định và kém phát triển Vì vậy, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm, cũng như đạo đức nghề nghiệp, giúp cho người dân hoạch định được chiến lược tài chính của mình, để từ đó, có những quyết định đầu tư đúng đắn, bảo toàn và phát triển tài sản của các nhân một cách hiệu quả, bền vững Engelmann, Capra,

Trang 24

Noussair và Berns (2009) cho rằng các nhà lập kế hoạch tài chính có thể giúp khách hàng tập trung vào các mục tiêu dài hạn bằng cách giảm bớt lo lắng ngắn hạn do biến động của thị trường Theo tiêu chuẩn quốc tế, các nhà tư vấn tài chính cá nhân chuyên nghiệp phải trang bị kiến thức hoạch định tài chính theo chuẩn Quy định kiến thức chuyên môn mỗi chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân chuyên nghiệp phải nắm vững và sử dụng để cung cấp các kế hoạch Tài chính cá nhân chất lượng cao cho khách hàng hoặc khi tương tác với đồng nghiệp và những chuyên gia khác Người hành nghề hoạch định tài chính cá nhân cần đáp ứng khung kiến thức chuyên môn gồm 8 nội dung:

1 Nguyên tắc, quy trình và kỹ năng hoạch định tài chính cá nhân

2 Quản trị tài chính cá nhân

3 Hoạch định và tối ưu thuế cá nhân

4 Quản lý tài sản và hoạch định đầu tư

5 Quản trị rủi ro cá nhân và hoạch định bảo hiểm

6 Lập kế hoạch hưu trí

7 Hoạch định di sản và thừa kế

8 Hoạch định tài chính cá nhân toàn diện

Tuy nhiên, đối với mỗi người chỉ cần giáo dục để họ hiểu những kiến thức cơ bản thứ (2) trong số 8 khối kiến thức trên để họ hiểu và vận dụng được kiến thức về quản trị tài chính cá nhân: quản trị gia sản, quản trị thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, tích lũy và dự phòng….Trong đó, kiến thức quản lý thu nhập, chi tiêu, tích lũy, gia sản đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định đến cả hiện tại, tương lai cũng như sự thành công của mỗi cá nhân, đặc biệt là với giới trẻ Việt Nam Tiền bạc và cách quản lý tài chính là một kỹ năng không thể thiếu với mỗi người Trong cuộc sống, hầu như tất cả các hoạt động đều liên quan đến tiền Việc giới trẻ thiếu kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, thiếu định hướng, mục tiêu hay hiểu sai lệch về giá trị, cách sử dụng tiền còn tiềm ẩn các vấn đề đạo đức và

tệ nạn xã hội về sau

Trang 25

1.2.3 Vai trò của giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ

Giáo dục quản lý tài chính hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận được những giá trị to lớn sau đây:

Một là, giúp giới trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền Những người học được cách

lập ngân sách, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư thường sẽ đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt trong tương lai Việc hiểu rõ giá trị của đồng tiền dẫn đến cuộc sống không căng thẳng, tự do tài chính và an toàn Nhiều người trong chúng ta không được dạy về tầm quan trọng của quản lý tiền cá nhân khi chúng ta còn trẻ Chúng ta không học cách tiết kiệm, đầu tư, phân bổ hoặc làm thế nào để tiền làm việc cho chúng ta Bằng việc nhận thức được tầm quan trọng của đồng tiền thôi là chưa đủ, cần phải thực hiện các bước lập kế hoạch, tổ chức và quản lý dòng tiền

Hai là, hình thành tư duy phản biện Việc quản lý chi tiêu yêu cầu sự cẩn thận, kỹ

càng trong việc lập quỹ chi tiêu, luôn phải suy nghĩ nên chi tiêu vào gì, liệu khoản chi tiêu này có hợp lý không,… Khi cân nhắc về việc mua bán hay đầu tư vào một danh mục nào

đó, người có tư duy phản biện phải suy nghĩ xem liệu món đồ này có cần thiết hay không, trong tương lai món đồ này có nhiều tác dụng hay không, lợi ích nó đem lại có lâu dài hay không…Từ đó sẽ cân nhắc được các khoản chi tiêu sao cho cân đối với khoản tiền hiện có Việc giới trẻ nhận biết và hình thành khả năng tư duy phản biện sẽ khiến họ có trách nhiệm,

có hiểu biết hơn về các khoản chi tiêu

Ba là, tạo thói quen chi tiêu hợp lý Khi có nhận thức về giá trị của đồng tiền, đồng

thời có được tư duy phản biện, người học, đặc biệt là giới trẻ sẽ đưa ra những quyết định

về mua, bán, đầu tư và tiết kiệm hợp lý; phù hợp với khả năng tài chính hiện tại và lâu dài

Bốn là, tạo thói quen tiết kiệm Việc được giáo dục về quản lý tài chính cá nhân sẽ

cho người học, nhất là giới trẻ, sẽ luôn có sẵn một nguồn ngân sách dự bị trong tương lai

Trong bất cứ trường hợp nào, việc có sẵn một số tiền sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn khi gặp các khó khăn bất ngờ hay trường hợp khẩn cấp hoặc các dự định tương lai như mua nhà, mua xe, Ngoài ra, có thể sử dụng khoản tiền tiết kiệm để đầu tư, sử dụng hiệu ứng lãi kép giúp tiền tạo ra tiền, gia tăng lợi nhuận lâu dài

Trang 26

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục quản lý tài chính cá nhân

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Chương trình, kiến thức giáo dục về quản lý tài chính cá nhân

Theo Chowa, Despard và Akoto (2012), chương trình, kiến thức giáo dục tài chính

là nội dung, cách thức truyền tải sự hiểu biết của một người về tầm quan trọng của các khái niệm tài chính như tiết kiệm tiền và lập ngân sách Kiến thức tài chính là kiến thức về các

sự kiện, khái niệm, nguyên tắc và công cụ công nghệ để tìm hiểu về tài chính (Garman và Gappinger, 2008) Mason và Wilson (2000) chỉ ra rằng hiểu biết về tài chính là quá trình

cá nhân sử dụng các kỹ năng, nguồn lực và kiến thức để xử lý thông tin và đưa ra quyết định tài chính Không chỉ vậy, kiến thức tài chính còn giúp cá nhân hiểu rõ về các sản phẩm tài chính, dịch vụ ngân hàng, đầu tư, và bảo hiểm, từ đó có thể đưa ra các quyết định thông minh về tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu Lý thuyết về giáo dục tài chính có thể được giải thích sâu sắc, nhưng hiểu đơn giản là mọi người đều nên được giáo dục tài chính vì nó nâng cao kiến thức tài chính, và cải thiện hành vi tài chính

Dựa trên các nghiên cứu đã có, kiến thức tài chính là một trong những yếu tố góp phần phát triển hành vi quản lý tài chính cá nhân vì nó được tạo thành từ giáo dục tài chính

và kinh nghiệm tài chính, không chỉ vậy cả hai yếu tố trên đều có thể nâng cao kiến thức tài chính nhằm tăng tính hiệu quả trong việc đưa ra quyết định tài chính

Thái độ tài chính

Thái độ tài chính là trạng thái của một người đối với tài chính được áp dụng cho thái

độ (Taufiq Amir, 2017) Theo Parrota và Johnson (1998), thái độ tài chính là xu hướng tâm

lý được thể hiện trong khi đánh giá các chiến lược quản lý tài chính ở các mức độ hài lòng hay không hài lòng Ameliawati và Setiyani (2018) định nghĩa thái độ tài chính của một người chính là trạng thái tinh thần, quan điểm và đánh giá của họ về tiền bạc

Thái độ tài chính có thể được phản ánh bởi sáu khái niệm như sau (Furnham,1984) Một là, nỗi ám ảnh; nó liên quan đến tư duy của một người về tiền bạc và mong muốn của họ về quản lý tiền tốt trong tương lai

Trang 27

Hai là, quyền lực; ám chỉ người sử dụng tiền như một công cụ để kiểm soát người khác và cho rằng tiền có thể giải quyết được vấn đề

Ba là, nỗ lực; nó liên quan đến một người cảm thấy xứng đáng với số tiền mình kiếm được

Bốn là, sự thiếu hụt; ám chỉ một người luôn cảm thấy bản thân mình không đủ tiền Năm là, sự chi li, ám chỉ một người có xu hướng không muốn tiêu dùng số tiền của mình

Sáu là, an ninh; nó liên quan đến quan điểm lỗi thời của ai đó về tiền bạc rằng để bản thân giữ tiền tốt hơn là gửi tiền vào ngân hàng hoặc đi đầu tư

Hơn nữa thái độ tài chính còn có thể được mô tả như một trạng thái tinh thần của một cá nhân khi giải quyết vấn đề liên quan đến tiền bạc Nhìn chung, thái độ tài chính có thể được coi là nhận thức của người dân về việc thu thập, quản lý và kiểm soát nguồn tài chính của họ Do đó, thái độ tài chính đóng một vai trò quan trọng trong khả năng nhận thức và quản lý các vấn đề tài chính cá nhân của mọi người

Sự tự tin về năng lực tài chính

Theo Bandura (1994), tự tin vào năng lực bản thân là niềm tin của con người vào khả năng đạt được thành tựu nào đó và kiểm soát được các sự kiện trong cuộc sống của họ Niềm tin vào năng lực bản thân ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận, suy nghĩ, cư xử

và khích lệ bản thân

Farrell và cộng sự (2016) đã đề cập rằng bằng cách sử dụng khái niệm sự tự tin vào năng lực bản thân trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân, những người tự tin hơn vào khả năng quản lý tài chính của mình sẽ coi những khó khăn tài chính mà họ gặp phải là những thách thức cần phải vượt qua hơn là các mối đe dọa cần phải tránh Không chỉ vậy, sự tự tin về năng lực tài chính cao có liên quan đến nợ thấp hơn, ít vấn đề tài chính hơn, căng thẳng tài chính thấp hơn, tiết kiệm và hạnh phúc tài chính cao hơn (Lim và cộng sự (2014))

Trang 28

Do đó sự tự tin về năng lực tài chính sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh tài chính của một cá nhân bao gồm lựa chọn, mục tiêu, sự kiên trì hoặc các trạng thái suy nghĩ (tích cực hay tiêu cực) khi đối mặt với các vấn đề

Điểm kiểm soát ngoại tại

Điểm kiểm soát được mô tả là một xu hướng rộng rãi, hợp lý để nhận thức thế giới theo một cách cụ thể, nắm bắt những khái niệm cơ bản về nguồn gốc của phần thưởng và hình phạt (Rotter 1966)

Điểm kiểm soát được chia thành hai thái cực: nội tại và ngoại tại Một người có điểm kiểm soát nội tại cảm thấy họ có kỹ năng, trình độ và kiến thức để kiểm soát kết quả cuộc sống của mình Nhưng ngược lại, một người có điểm kiểm soát ngoại tại tin rằng các yếu tố và sự kiện bên ngoài như số phận, may mắn và cơ hội sẽ kiểm soát hành động, quyết định và hành vi của họ Ngoài ra, Mien & Thao (2015) chỉ ra rằng điểm kiểm soát ngoại tại có tác động tiêu cực đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của người trẻ Theo các tác giả, những người có điểm kiểm soát ngoại tại nhiều hơn thường có hành vi quản lý tài chính kém

Vì vậy, điểm kiểm soát là mức độ mà cá nhân tin rằng hoặc là vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, hoặc là họ có khả năng kiểm soát các vấn đề đấy

1.3.2 Nhân tố khách quan

Thu nhập

Thu nhập là tất cả những khoản thu được của một người dưới dạng tiền công trong quá trình sản xuất Thu nhập có thể dưới dạng tiền lương, tiền lãi, tiền thuê hoặc lợi nhuận tùy thuộc vào các yếu tố sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất (Sudremi, 2007) Ida và Dwinta, 2010 nhận định rằng cá nhân với nguồn thu nhập cao thường có trách nghiệm hơn trong hành vi quản lý tài chính cá nhân và ngược lại Không chỉ vậy, có thu nhập đủ để trang trải nhu cầu và chi phí sinh hoạt không chỉ giúp duy trì tình hình tài chính cá nhân ổn định, mà còn mang lại sự an tâm và tự tin trong việc quản lý tài chính hàng ngày Tuy nhiên, quan trọng nhất là cách mà mỗi người quản lý thu nhập của mình Người có thu nhập cao

Trang 29

cũng có thể gặp khó khăn nếu không biết cách quản lý và sử dụng hiệu quả Do đó, việc

lập kế hoạch tài chính cá nhân thông minh và có mục tiêu là rất quan trọng

Quan điểm văn hóa

Quan điểm văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi quản lý tài chính của mỗi cá nhân trong xã hội Trong mỗi gia đình ở Việt Nam cha mẹ thường tránh nói về vấn đề tiền bạc đối với con cái khi còn nhỏ hoặc cho rằng tiền bạc là xấu và con trẻ không nên tiếp xúc khi còn quá sớm Tuy nhiên ở các quốc gia phương Tây, họ lại có quan điểm thoáng hơn

về các vấn đề tài chính Trẻ em trong gia đình được giáo dục và chia sẻ các vấn đề tài chính

để có thể chuẩn bị cho tương lai

Ở Việt Nam, con cái đa số được bố mẹ chăm sóc và chi trả cho đến khi học xong đại học trong khi đó ở các nước Châu Âu, 18 tuổi là độ tuổi mà cá nhân trở nên độc lập và không còn phụ thuộc vào gia đình Lúc này họ sẽ là người tự đưa ra các quyết định trong cuộc sống và chịu trách nhiệm cho mọi hành vi tài chính của bản thân Do đó giáo dục quản lý tài chính cá nhân là điều vô cùng cần thiết từ khi còn trẻ

Ảnh hưởng từ gia đình bạn bè

Tầm nhìn và kiến thức về tài chính của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể tới lối suy nghĩ và tư duy của con trẻ đối với thái độ tài chính nói riêng và quản lý tài chính nói chung Nếu con cái bị ảnh hưởng bởi thói quen chi tiêu của cha mẹ, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thói quen chi tiêu của chính họ Theo nghiên cứu của Cohen, Nelson (2011) và Ramsey (2004), trẻ em học những kiến thức cơ bản về tài chính và tự điều chỉnh cách chi tiêu một cách khôn ngoan từ những ví dụ trong nhà của chúng Lấy ví dụ nghiên cứu của Padilla-Walker, Nelson, và Carroll (2012) chỉ ra rằng, yếu tố cha mẹ có thể dẫn tới

sự ổn định và độc lập tài chính của con cái sau này

Ngoài ra, bạn bè cũng có ảnh hưởng tới hành vi quản lý tài chính cá nhân của giới

trẻ Ảnh hưởng của bạn bè (Theo nghiên cứu của Noor Zaihan, 2016), được xác định bằng

mức độ mà bạn bè ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần, suy nghĩ và hành vi của một người Noor Zaihan nhận thấy rằng, dù cha mẹ hoặc người giám hộ có ảnh hưởng tích cực tới thái

Trang 30

độ tài chính của con trẻ, bạn bè xung quanh cũng có phần ảnh hưởng tới cách chi tiêu và quản lý tài chính của con cái Điều này được thể hiện thông qua những khóa học thực tế về chi tiêu tại trường lớp, hoặc có thể thông qua những câu chuyện về chi tiêu giữa bạn bè với nhau

Kết luận chương 1

Đề tài đã làm rõ các khái niệm cơ bản về giáo dục quản lý tài chính cá nhân, chỉ ra những chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân và những nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến quản lý tài chính cá nhân Những nội dung cơ bản về giáo dục quản lý tài chính cá nhân trong chương này sẽ là cơ sở để nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu về thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân ở chương 2

Trang 31

Chương 2: Thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân

cho giới trẻ ở Việt Nam 2.1 Thực trạng quản lý tài chính cá nhân của giới trẻ ở Việt Nam

Mặc dù là quốc gia có nền kinh tế mới nổi và có nhiều tiềm năng phát triển nhưng trình độ hiểu biết tài chính của người Việt vẫn còn khá thấp, đặc biệt là nhóm các bạn sinh viên Nghiên cứu về mức độ hiểu biết tài chính được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy hiểu biết tài chính của sinh viên của các trường đại học ở Hà Nội đang ở mức trung bình - kém Sự hạn chế về phía gia đình, nhà trường và xã hội trong việc trang

bị các kỹ năng cơ bản về quản lý tài chính cá nhân cũng là nguyên nhân gây nên thực trạng trên

Thanh niên Việt Nam hiện chiếm khoảng 22,5% dân số và khoảng 36% lực lượng lao động của cả nước (Ban Kinh tế Trung ương, 2022) Tuy nhiên, so với các nước phát triển, giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho tầng lớp này vẫn chưa được chú trọng, mang tính lý thuyết cao; sinh viên Việt Nam có ít trải nghiệm thực tế về tài chính trước và sau khi lên đại học, hầu như chưa tự chủ tài chính Bên cạnh đó, chi phí giáo dục cao, sự bấp bênh về cơ hội việc làm và gánh nặng trả nợ lớn vô hình chung tạo áp lực lên giới trẻ (Elliott & Lewis, 2015), đòi hỏi nhóm đối tượng này phải có các kỹ năng tài chính cơ bản

để đảm bảo nhu cầu sống

Giáo dục tài chính không chỉ cung cấp những kiến thức về tài chính giúp người dân đưa ra quyết định tài chính hiệu quả mà còn góp phần hỗ trợ sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế Cũng từ đây mà nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng để đạt được các điều kiện nhằm phục vụ mục tiêu giáo dục tài chính, yếu tố về tăng trưởng kinh

tế, thu nhập người dân và chỉ số tiêu dùng là các tiền đề cơ bản quyết định sự ra đời của

“Giáo dục quản lý tài chính cá nhân”

Thứ nhất, sự phát triển kinh tế tại Việt Nam đang đặt ra tính cấp thiết về kỹ năng

hiểu biết quản lý tài chính của mỗi cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung Trong những

Trang 32

năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tương đối khởi sắc trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều thử thách Hiện nay, kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến Nga – Ukraine khi giá năng lượng tăng vọt người dân châu Âu xoay sở với vật giá ngày càng leo thang; người dân Mỹ chứng kiến lạm phát cao kỷ lục, Dẫu vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng ổn định, giá năng lượng và tình hình lạm phát được Chính phủ kiểm soát, điều tiết hiệu quả giúp cho thị trường Việt Nam là địa điểm tiềm năng thu hút vốn đầu

tư nước ngoài Có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đang tiến tới những cột mốc mới chưa từng thấy từ trước tới nay

Thứ hai, cùng sự tăng trưởng kinh tế nêu trên, thu nhập người Việt trong những

năm gần đây đã có nhiều biến chuyển đáng kể Chẳng hạn, vào năm 2023, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam đạt 7,1 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,9% so với năm 2022 (Tổng cục Thống kê) Cùng với đó, tốc độ tăng thu nhập đạt 2,5%, gần gấp đôi so với 1,4% quý 4 năm 2022 ngay khi thời điểm đại dịch vừa chấm dứt Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng này là vào những tháng cuối năm, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận bù cho những năm đại dịch, tạo ra khối lượng việc làm lớn, thu nhập người lao động được cải thiện đáng kể

Thứ ba, thu nhập tăng là tiền đề dẫn đến tới sự bùng nổ của xã hội tiêu dùng Từ

đây đặt ra những thách thức mới cho người dân khi làm thế nào để kiểm soát chi tiêu, tiêu dùng một cách hiệu quả và có kiểm soát Việc không biết cách quản lý tài chính cá nhân

sẽ là lực cản lớn cho mỗi người dân mặc cho sự thuận lợi về nguồn thu nhập mà nền kinh

tế Việt Nam đã và đang mang lại Khi chủ nghĩa tiêu dùng kết hợp với giáo dục tài chính đây sẽ là nền tảng cho chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức; thay vì chi tiêu một cách mù quáng thì quá trình trở thành một người tiêu dùng có ý thức sẽ giúp cá nhân trở nên tự chủ về tài chính cũng như tự tin khi đưa ra các quyết định tài chính của bản thân Tuy nền kinh tế vẫn trong quá trình tăng trưởng ổn định nhưng sau đại dịch Covid-19, cuộc sống của người dân Việt Nam, nhất là tại khu vực Nam Bộ tương đối còn gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế khi thu nhập, việc làm bị gián đoạn trong thời gian dài Điều này càng đặt ra

Trang 33

thách thức trong việc cân đối chi tiêu sao cho phù hợp, đòi hỏi người dân cần có các kỹ năng tài chính căn bản nếu không muốn rơi vào khủng hoảng tài chính, nợ nần

Từ các yếu tố trên, có thể thấy việc giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho người dân tại Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết Bởi khi người dân có đầy đủ những

kỹ năng cơ bản về quản lý tài chính, nguồn tiền sẽ được sử dụng, lưu thông hiệu quả; từ đó chất lượng cuộc sống người dân nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung sẽ đạt được những khởi sắc mới Nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng quản lý chi tiêu tài chính, Chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân đã và đang triển khai những chương trình giáo dục về tài chính hướng tới nhiều đối tượng người dân với mong muốn nền kinh

tế Việt Nam phát triển vững vàng trong các năm tới đây

2.2 Thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ ở Việt Nam

2.2.1 Thực trạng tham gia của các chủ thể vào quá trình giáo dục quản lý tài chính

cá nhân cho giới trẻ ở Việt Nam

Cơ sở để hệ thống giáo dục Việt Nam xây dựng và đưa nội dung giáo dục quản lý tài chính cá nhân vào chuwong trình dạy học (chính khóa hoặc ngoại khóa) cần có khuôn khổ pháp lý Tuy nhiên, đến nay, hầu như Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào đề cập đến quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ từ bậc học phổ thông đến cao đẳng, đại học Duy nhất có Quyết đi ̣nh số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 22 tháng 01 năm

2020, về việc Phê duyệt “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, đi ̣nh

hướng đến năm 2030” về quan điểm, chỉ rõ: “ Thực hiện tài chính toàn diện có sự tham gia

và phối hợp chặt chẽ của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân Trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến ta ̣o môi trường thuận lợi thúc đẩy tài chính toàn diện theo đi ̣nh hướng thi ̣ trường,

phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước” Quyết đi ̣nh 149/QĐ- TTg đã

nhấn ma ̣nh: “ Thúc đẩy tài chính toàn diện đi đôi với sự an toàn, hiệu quả và bền vững

của cả hệ thống tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính Áp dụng kinh nghiệm quốc

tế về các giải pháp đột phá thúc đẩy tài chính toàn diện để đẩy nhanh việc thực hiện các

mục tiêu tài chính toàn diện ở Việt Nam Giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến

Trang 34

thức tài chính; bảo vệ người tiêu dùng tài chính Xây dựng và triển khai các biện pháp

tổng thể để tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu biết về sản phẩm,

di ̣ch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp, từ đó tăng khả năng sử dụng, đánh giá

lợi ích, rủi ro của các sản phẩm, di ̣ch vụ tài chính do các tổ chức được cấp phép cung ứng để người dân và doanh nghiệp sáng suốt lựa chọn các sản phẩm, di ̣ch vụ phù hợp với nhu

cầu Lồng ghép nội dung giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông quốc gia” Để hiện thực hóa việc giáo dục tài chính, cụ thể đến việc giáo dục quản lý tài chính

cá nhân từ baachj học phổ thông cho trẻ em đến giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho thanh niên, sinh viên, các gia đình trẻ thì cần có khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn Thực tế, việc giáo dục và thực hiện quản lý tài chính cá nhân của giới trẻ Việt Nam vẫn đang diễn

ra một cách tự phát Tùy từng cơ sở giáo dục, tùy từng gia đình và mỗi cá nhân có nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục quản lý tài chính cá nhân, điều kiện về tài chính, năng lực học tập, nghiên cứu, vận dụng sẽ có những cách thức tự đào tạo hoặc được đào tạo về quản lý tài chính cá nhân khác nhau

Hiện nay ở Việt Nam, Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân, tổ chức Việt nam hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tư vấn tài chính thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Điều 2 Tôn chỉ, mục đích- Điều lệ của Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam) Hiệp hội đã phối hợp với các chuyên gia, tổ chức, thành viên của Hiệp hội để tổ chức các hội nghị, diễn đàn, xuất bản các ấn phẩm, báo chí, đề tài nghiên cứu khoa học, các khóa đào tạo liên quan đến thúc đẩy phát triển hoa ̣ch đi ̣nh tài chính cá nhân ta ̣i Việt Nam theo chuẩn quốc tế ngay từ khi thành lập Đặc biệt, dựa trên tiêu chuẩn của FPSB, cơ quan cao nhất về tiêu chuẩn nghề tư vấn tài chính cá nhân trên thế giới, VFCA dự thảo xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn về hoạch định tài chính cá nhân Việt Nam nhằm chuẩn hóa quy trình đào tạo và hành nghề hoạch định tài chính cá nhân Việt Nam góp phần từng bước nâng cao dân trí tài chính, thu hút sự quan tâm và mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân Bộ

Trang 35

tiêu chuẩn này được các chuyên gia có chuyên môn Financial Planning chuẩn CFP của VFCA xây dựng và đã cùng với các chuyên gia hàng đầu khác trong ngành tài chính Việt Nam điều chỉnh, có những cân nhắc phù hợp với điều kiện cụ thể và các quy định về sản phẩm tài chính tại Việt Nam Bộ tiêu chuẩn được đánh giá là một trong những nền tảng lý luận quan trọng cho việc xây dựng khuôn khổ pháp lý chính thống và toàn diện về hoạch định tài chính cá nhân ở Việt Nam

Thực tiễn, tại Việt Nam, một số tổ chức, ngân hàng thương mại đã và đang triển khai những chương trình phổ cập kiến thức quản lý tài chính cá nhân cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau (trong đó có học sinh, sinh viên) như Ngân hàng Sacombank - Chương trình “ Giáo dục con trẻ về tài chính”, Creative Wealth Vietnam - Chương trình “Kiến thức tài chính cho gia đình - thanh thiếu niên và người trưởng thành”… Nhằm đảm bảo tính phổ biến, sự đóng góp của các định chế tài chính và các tổ chức phi lợi nhuận tới các chương trình giáo dục tài chính cá nhân cho giới trẻ là hết sức cần thiết Mới đây, bản dự thảo về Tài chính toàn diện Việt Nam dự kiến 2025 và tầm nhìn 2030 đã đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục và nhận thức của cộng đồng dân cư về tài chính Hành động này có thể được đánh giá là hành động thiết thực thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với chiến lược giáo dục tài chính khi chính thức đặt vấn đề về nâng cao năng lực và kiến thức tài chính cá nhân , những chương trình giáo dục về tài chính cho sinh viên đã và đang diễn ra một cách tự phát, hình thức tổ chức đa dạng như: lớp học lý thuyết, hoạt động ngoại khóa, tọa đàm, workshop, Cụ thể, vào năm 2012, tổ chức phát hành thẻ Visa quốc tế phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Trung ương Hội sinh viên Việt Nam đã thực hiện chương trình giáo dục về kiến thức tài chính cho sinh viên có tên là “Kỹ năng quản lý tiền thực hành” Tiếp đó đến năm 2013, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và VISA đã ký Biên bản ghi nhớ 3 năm nhằm mang đến các chương trình giáo dục tài chính cho sinh viên Việt Nam với định hướng lan tỏa cách chi tiêu thông minh, hiệu quả và trách nhiệm Bên cạnh đó, các công ty dịch vụ tài chính, ngân hàng, các quỹ tổ chức tài chính và tổ chức phi lợi nhuận cũng chủ động tham gia trong việc cung cấp kiến thức tài chính cho các bạn trẻ Chẳng hạn, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam đã thí điểm đào tạo chương

Ngày đăng: 29/10/2024, 13:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w