DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT- FM Fill Machine: Trạm nạp môi chất lạnh; - GWP Global Warming Potential: Chỉ số làm nóng lên toàn cầu; - HVAC Heating, Ventilating and Air Conditioning: Hệ thống sư
Lịch sử hình thành công ty
Công ty Cổ phần Khí Công nghiệp Dầu khí Việt Hàn (Vietnam - KoreaPetroleum Industrial Gas Joint Stock Company PVCK) – Nhà máy sản xuất gas lạnh đầu tiên tại Việt Nam Được thành lập vào năm 2017, là sự hợp tác giữa R&DChemical Co.,LTD (Hàn Quốc) và Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Dầu khíMiền Trung (PSMT).
Địa điểm
Văn phòng đại diện: 64/1K Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM Nhà máy tọa lạc tại Lô 18, Đường D.02, Khu công nghiệp Châu Đức, xã NghĩaThành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.
Quy mô nhà máy và sơ đồ khối mặt bằng công ty
Với quy mô hơn 40.000m 2 cùng các hệ thống và thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn ISO đến từ Hàn Quốc, để đảm bảo an toàn trong sản xuất - kinh doanh các loại khí công nghiệp, công ty PVCK đã cho xây dựng hệ thống nhà máy, xưởng, kho đạt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Những tiêu chuẩn, quy chuẩn này bao gồm:
- Nhà kho, nhà xưởng được xây dựng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động Có lối vào, lối ra và các hệ thống thông gió Đặc biệt, hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sản xuất và tồn trữ hóa chất;
- Nền nhà xưởng, kho hóa chất được xây dựng chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thoát nước và khả năng thu gom tốt;
- Bể ngoài trời được xây dựng đê bao cùng với các biện pháp kỹ thuật khác đảm bảo khi sự cố hóa chất không thoát ra môi trường, có biện pháp phòng chống cháy, nổ,chống sét;
- Bảng nội quy an toàn hóa chất, biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất được đặt ở nơi nhân viên dễ nhìn thấy.
Hình 1.1 Sơ đồ khối mặt bằng của công ty PVCK Chú thích:
- Khu vực 01: Khu vực nhà xưởng bao gồm: khu chứa nguyên vật liệu, khu sản xuất, khu chứa thành phẩm, phòng vận hành, phòng điện, phòng thiết bị phụ trợ, hệ thống xử lý gas, bể chứa hóa chất và khu vực ISO Tank.
+ Khu chứa nguyên vật liệu: Nơi chứa những nguyên vật liệu đầu vào như vỏ bình, thùng carton,…;
+ Khu chứa thành phẩm: Nơi chứa những sản phẩm đã qua kiểm định chất lượng, đã được đóng seal, dán tem,…;
+ Khu sản xuất: Nơi phụ trách sản xuất gas và đóng gói theo từng đơn hàng; + Phòng vận hành: Điều khiển hệ thống gas, sử dụng phần mềm SCADA;
+ Phòng điện: Nơi bật hệ thống nạp gas của R32, R125, R600a, R410A, R134a, thiết bị phụ trợ như hệ thống làm mát chiller, vacuum pump,…;
+ Phòng thiết bị phụ trợ: chứa các thiết bị chiller, vacuum, máy nén khí,…; + Hệ thống xử lý gas;
+ Bồn chứa hóa chất gồm bồn nguyên liệu, bồn thành phẩm;
+ Khu vực để nhập ISO Tank.
Ban Giám đốc Khối Kinh doanh Khối Kỹ thuật Khối Vận hành chiến lược
Phòng MarketingPhòng Chăm sóc khách hàng
Phòng Kỹ thuật Phòng R&D Phòng tài chínhPhòng kế toán nhân sự
Phòng Phát triển thị trườngPhòng Vận hành kinh doanhPhòng Kiểm tra chất lượng Phòng thu mua XNK
Phòng sản xuấtPhòng quản lý điều hành
- Khu vực 02: Tủ điện, trạm biến áp;
- Khu vực 03: Khu vực văn phòng bao gồm văn phòng dành cho cán bộ nhân viên của các bộ phận: Kho, R&D, Kỹ thuật,…;
- Khu vực 04: Trạm bơm cứu hỏa;
- Khu vực 05: Khuôn viên xanh của nhà máy;
- Khu vực 06: Khu vực nhà xe;
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Khí Công nghiệp Dầu khí Việt Hàn (PVCK) bao gồm 3 khối, được chia nhỏ thành nhiều phòng ban như sau:
Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức công ty PVCK
Lĩnh vực hoạt động
OEM&ODM: Chế biến và phối trộn sản phẩm gas lạnh truyền thống như R134a,R410A, R404A,… Công ty còn cung cấp các dòng sản phẩm gas lạnh thế hệ mới thân thiện với môi trường như R32, R600a, R290, R1270,… theo yêu cầu khách hàng.R&D: Công ty PVCK không ngừng nghiên cứu và phát triển để đưa ra các sản phẩm gas lạnh thân thiện với môi trường nhằm thay thế cho R12, R22, R134a, R404A,R410A và một số loại gas lạnh khác trong tương lai.
Danh mục sản phẩm
Bảng 1 Các sản phẩm tiêu biểu của công ty PVCK
Sản phẩm Ứng dụng Thông số
- Môi chất lạnh dùng trong ODP = 0 các hệ thống điều hòa dân dụng và công nghiệp;
- Được sử dụng trong bơm nhiệt. Độ tinh khiết ≥ 99,9% Độc tính: Không Tính dễ cháy: Không
ACOOL R134a - Thay thế cho R12; GWP = 2088
- Nguyên liệu sản xuất môi chất lạnh hỗn hợp;
- Tác nhân tạo bọt khí;
- Dùng làm khí nén trong các bình phun xịt.
ODP = 0 Độ tinh khiết ≥ 99,9% Độc tính: Không Tính dễ cháy: Không
ACOOL R32 - Thay thế cho R410A; GWP = 675
- Môi chất lạnh dùng trong các hệ thống điều hòa dân dụng và công nghiệp;
- Nguyên liệu sản xuất môi chất lạnh hỗn hợp.
ODP = 0 Độ tinh khiết ≥ 99,9% Độc tính: Không Tính dễ cháy: Trung bình
ACOOL R600a - Thay thế cho R12, R134a; GWP = 3
- Môi chất lạnh dùng trong thiết bị điện lạnh dân dụng và thương mại (thế hệ mới);
- Nguyên liệu để sản xuất các môi chất lạnh hỗn hợp;
- Dùng làm khí nén trong bình
ODP = 0 Độ tinh khiết ≥ 99,9% Độc tính: Không Tính dễ cháy: Cao xịt.
- Môi chất lạnh dùng trong các hệ thống điều hòa dân dụng và công nghiệp.
ODP = 0 Độ tinh khiết ≥ 99,9% Độc tính: Không Tính dễ cháy: Không
ACOOL R407C - Thay thế cho môi chất lạnh GWP = 1774
- Môi chất lạnh dùng trong thiết bị điện lạnh dân dụng và thương mại (thế hệ mới).
ODP = 0 Độ tinh khiết ≥ 99,9% Độc tính: Không Tính dễ cháy: Không
ACOOL R290 - Môi chất lạnh trong hệ thống GWP = 2088 lạnh và điều hòa không khí dân dụng và thương mại;
- Nguyên liệu để sản xuất các môi chất lạnh hỗn hợp;
- Sử dụng nén khí trong bình xịt.
ODP = 0 Độ tinh khiết ≥ 99,9% Độc tính: Không Tính dễ cháy: Cao
1.6.2 Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô
Gas lạnh cho điều hòa ô tô R134a
GWP ODP Độ tinh khiết Độc tính Tính dễ cháy
- Ứng dụng: Dùng trong hệ thống điều hòa ô tô.
+ Không gây nổ, không độc hại và không phá hủy tầng ozone;
+ Độ tinh khiết cao làm tăng độ ổn định và độ bền của hệ thống;
+ Giá cả cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các nhà cung cấp khác.
+ Bình không tái nạp dưới 13,5 lít;
+ Nhận sản xuất OEM theo yêu cầu của khách hàng.
1.6.3 Sản phẩm mới – ACOOL22PLUS
Sản phẩm ACOOL R22 PLUS (hay ACOOL22PLUS) được ACOOL phát triển nhằm để thay thế cho R22 - Hydrochlorofluorocarbons (HCFCs) ACOOL22PLUS là hỗn hợp hydrocarbon có độ tinh khiết cao và thân thiện với môi trường.
- Các đặc điểm nổi bật của ACOOL22PLUS:
+ Thân thiện với môi trường nên không gây phá huỷ tầng ozone (OPD = 0) và có chỉ số làm nóng địa cầu rất thấp (GWP < 3);
+ Không độc hại, độ bền nhiệt và độ bền hoá học cao;
+ Có độ tinh khiết cao (≥99,8%) giúp duy trì độ ổn định của hệ thống;
+ Có tính chất nhiệt động tốt hơn so với R22;
+ Khối lượng gas nạp ACOOL22PLUS chỉ khoảng 48-52% so với khối lượng R22 với cùng một hệ thống lạnh;
+ Hiệu suất sử dụng năng lượng tốt hơn so với R22.
Hình 1.3 Sản phẩm ACOOL22PLUS
Các đối tác chiến lược
Hiện nay, Công ty PVCK là đơn vị cung cấp môi chất lạnh cho các công ty lớn như AQUA, HONDA,… và cùng đồng hành trong một số dự án lớn quan trọng.
Hình 1.4 Các đối tác chiến lược của công ty PVCK
Bên cạnh đó, một số sản phẩm và dự án của công ty PVCK đã có mặt trên thị trường quốc tế, từng bước xuất khẩu ra các nước ASEAN, Trung Đông, Mỹ, Nga,… và không ngừng vươn xa.
Hình 1.5 Thị trường quốc tế của công ty PVCK
An toàn lao động
1.8.1 Phòng cháy chữa cháy Để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ sản xuất và trật tự chung, quy định việc phòng cháy chữa cháy như sau:
- Điều 1: Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân;
- Điều 2: Mỗi công dân phải tích cực đề phòng không để nạn cháy xảy ra, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để khi cần chữa cháy kịp thời và hiệu quả;
- Điều 3: Phải thận trọng trong việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy, độc hại, phóng xạ, triệt để tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;
- Điều 4: Cấm câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị tiêu thụ điện Chú ý đến đèn, quạt, bếp điện trước lúc ra về Không để hàng hóa, vật tư áp sát vào bóng đèn, dây điện Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng điện;
- Điều 5: Hàng hóa phải xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết Không dùng khóa mở nắp phuy xăng và các dung môi dễ cháy bằng sắt, thép;
- Điều 6: Khi giao nhận hàng, xe không được nổ máy trong kho, nơi chứa nhiều chất dễ cháy và khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài;
- Điều 7: Trên các lối đi lại nhất là ở các lối thoát hiểm không nên để các chướng ngại vật;
- Điều 8: Đơn vị hoặc cá nhân có thành tích phòng cháy chữa cháy sẽ được khen thưởng, người nào vi phạm các quy định trên tùy trách nhiệm nặng nhẹ mà bị xử lý thi hành kỷ luật hành chính đến truy tố theo pháp luật hiện hành.
Hình 1.6 Tủ để đường ống chữa cháy và bình chữa cháy
Hình 1.7 Tiêu lệnh chữa cháy và nội quy phòng cháy & chữa cháy
1.8.2 Nội quy an toàn hóa chất Để đảm bảo thực hiện tốt công tác an toàn hóa chất trong sản xuất và công ty an toàn hóa chất, Giám đốc Công ty quy định nội quy an toàn hóa chất như sau:
- Điều 1: Những người không có trách nhiệm tuyệt đối không được vài khu vực chứa hóa chất;
- Điều 2: Sử dụng đồ bảo hộ lao động an toàn trong khi làm việc với hóa chất;
- Điều 3: Nghiêm cấm mang các loại vũ khí, chất cháy nổ vào nhà kho hóa chất;
- Điều 4: Đọc kỹ tài liệu hướng dẫn về quy trình làm việc, các nguy cơ, tình chát độc hại, cách phòng ngừa và cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp;
- Điều 5: Khi làm việc trong kho chứa hóa chất phải làm việc từ 2 người trở lên;
- Điều 6: Cấm ăn uống, hút thuốc, tụ tập những nơi có hóa chất;
- Điều 7: Vận chuyển hóa chất một cách an toàn;
- Điều 8: Không được ôm vác trực tiếp hóa chất nguy hiểm ăn mòn;
- Điều 9: Khi san rót hóa chất từ bình này sang bình khác phải tiếp đất bình chứa và bình rót;
- Điều 10: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống cháy nổ;
- Điều 11: Tất cả công nhân làm việc tại công ty phải tích cực học tập về công tác kỹ thuật an toàn hóa chất do Công ty tổ chức;
- Điều 12: Nghiêm cấm tất cả trường hợp uống rượu, bia và tình trạng sức khỏe yếu vào khu vực chứa hóa chất;
- Điều 13: Không bao giờ sử dụng miệng trực tiếp cho trộn mẫu, sử dụng an toàn cao su pipette phụ bóng hoặc các thiết bị phù hợp khác;
- Điều 14: Trường hợp xảy ra sự cố, phải xử lý kịp thời và báo cáo ngay cho người chịu trách nhiệm.
Hình 1.8 Nội quy an toàn hóa chất
1.8.3 An toàn vệ sinh lao động Để đảm bảo thực hiện tốt công tác An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, Tổng Giám đốc quy định nội quy an toàn vệ sinh lao động công ty như sau:
- Điều 1: Những người không có trách nhiệm tuyệt đối không vào các khu vực sản xuất;
- Điều 2: Nhân viên bộ phận nào chỉ được phép đi lại làm việc trong bộ phận đó;
- Điều 3: Khi làm việc nhân viên phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cá nhân;
- Điều 4: Nghiêm cấm mang các loại vũ khí, chất gây cháy nổ vào công ty;
- Điều 5: Không được tự ý tháo lắp thiết bị kết nối điện;
- Điều 6: Trước khi vận hành thiết bị, nhân viên phải kiểm tra lại thiết bị;
- Điều 7: Khi sửa chữa thiết bị, hệ thống điện, phải đặt biển cảnh báo và thông báo các bộ phận liên quan để mọi người nhận biết;
- Điều 8: Khi làm việc trên cao phải mang dây an toàn và có sàn thao tác;
- Điều 9: Tất cả nhân viên làm việc tại công ty phải tham gia tập huấn về công tác An toàn vệ sinh lao động do công ty tổ chức;
- Điều 10: Những nhân viên, quản lý vận hành thiết bị áp lực như: bình oxygen, khí nitrogen, bình gas, phải được đào tạo và có kiểm tra về chuyên môn trước khi sử dụng và vận hành thiết bị.
- Điều 11: Những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải đăng ký và kiểm định với cơ quan có chức năng theo quy định;
- Điều 12: Nghiêm cấm tất cả các trường hợp uống rượu, bia hoặc chất kích thích trong khu vực nhà máy.
Hình 1.9 Nội quy an toàn vệ sinh lao động
Khối lượng nạp an toàn của mỗi loại gas lạnh
Đối với từng loại gas lạnh sẽ cho phép một khối lượng nạp an toàn trong quá trình sản xuất, các nhân viên kỹ thuật phải tuân thủ đúng với bảng đối chiếu khối lượng nạp an toàn các sản phẩm gas lạnh để tránh xảy ra sai sót trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng sản phẩm.
Bảng 2 Khối lượng nạp an toàn các sản phẩm gas lạnh
Khối lượng nạp an toàn các sản phẩm gas lạnh
Thể tích của bình (lít) Bình sử dụng một lần Bình có thể tái nạp
Quy trình sản xuất
Các sản phẩm của công ty PVCK được chiết nạp theo công nghệ tiên tiến, được vận chuyển theo đường ống từ các ISO Tank đến các bồn chứa nguyên liệu, đi qua các hệ thống xử lý môi chất lạnh tiên tiến, khép kín, được nhân viên kiểm soát và theo dõi chặt chẽ, cuối cùng được đưa đến bồn chứa thành phẩm, và các trạm nạp gas để nạp vào các bình thành phẩm, vận chuyển đến tay khách hàng.
Hệ thống xử lý gas
Hệ thống phối trộn để sản xuất R410A
ISO Tank Bồn thành phẩm TK-102
Trạm nạp FM-101 và SC-101
Quy trình sản xuất gas R32 được chiết nạp theo các bước dưới đây:
Hình 2.1 Sơ đồ khối quy trình sản xuất R32
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình sản xuất R32
* Giải thích quy trình sản xuất R32
Môi chất lạnh R32 được nhập từ các ISO Tank, nhân viên của bộ phận QC sẽ tiến hành lấy mẫu và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào Sau đó, sẽ đi qua thiết bị nén VC-101, và dẫn vào bồn nguyên liệu TK-101.
- Đối với gas lạnh đạt chất lượng, sẽ được dẫn đi qua bộ lọc filter FF-103 để lọc, và gas được đưa vào bồn thành phẩm TK-102;
- Đối với gas lạnh chưa đạt yêu cầu, sẽ được dẫn đi qua hệ thống xử lý gas nhằm tăng độ tinh khiết của gas đến khi đạt yêu cầu Sau đó gas sẽ được đưa vào bồn thành phẩm TK-102.
Quy trình xử lý gas được tiến hành như sau:
Môi chất lạnh R32 (chủ yếu là dạng lỏng) ở bồn nguyên liệu TK-101 sẽ được dẫn theo đường ống vào máy hóa hơi RV-101 bằng bơm PU-101 hoặc PU-102 Tại đây sẽ xảy ra quá trình hóa hơi, làm chuyển đổi môi chất lạnh từ thể lỏng sang thể khí, và cặn sẽ được giữ lại sau khi gas tiếp tục đi qua bộ lọc FF-101.
Sau đó, gas sẽ được dẫn đến hai thiết bị trao đổi nhiệt là MC-101A và MC-101B để gia nhiệt đến một nhiệt độ nhất định Lượng hơi nước còn trong gas sẽ được zeolite chứa trong thiết bị trao đổi nhiệt hấp thụ, và cặn bẩn được lọc sau khi gas đi qua bộ lọc FF-102 tiếp theo.
Gas sau khi làm sạch, sẽ được máy nén khí VC-102 hỗ trợ để dẫn đi qua thiết bị ngưng tụ CD-101 và được ngưng tụ lại về thể lỏng Sau đó lượng lỏng được chứa trong bồn trung gian SV-101.
Gas lạnh R32 sau khi được xử lý sẽ được bơm vào bồn chứa thành phẩm TK-102 bằng bơm PU-105 Cuối cùng, thông qua bơm PU-103, môi chất lạnh R32 được dẫn đến các trạm nạp FM-101 và SC-101 để nạp vào các bình với dung tích đã được quy định sẵn hoặc được dẫn sang hệ thống phối trộn để thực hiện quy trình sản xuất gasR410A Ngoài ra, đối với những đơn hàng yêu cầu ISO Tank thì từ bồn TK-102 sẽ được bơm PU-104 bơm vào các ISO Tank.
Hệ thống xử lý gas
Hệ thống phối trộn để sản xuất R410A
ISO Tank Bồn thành phẩm TK-202
Trạm nạp FM-102 và FM-103
Quy trình sản xuất R125 được chiết nạp theo các bước dưới đây:
Hình 2.3 Sơ đồ khối quy trình sản xuất R125
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình sản xuất R125
* Giải thích quy trình sản xuất R125
Môi chất lạnh R125 được nhập từ các ISO Tank, nhân viên của bộ phận QC sẽ tiến hành lấy mẫu và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào Sau đó, sẽ đi qua thiết bị nén VC-201, và dẫn vào bồn nguyên liệu TK-201.
- Đối với gas lạnh đạt chất lượng, sẽ được dẫn đi qua bộ lọc filter FF-203 để lọc, và gas được đưa vào bồn thành phẩm TK-202;
- Đối với gas lạnh chưa đạt yêu cầu, sẽ được dẫn đi qua hệ thống xử lý gas nhằm tăng độ tinh khiết của gas đến khi đạt yêu cầu Sau đó gas sẽ được đưa vào bồn thành phẩm TK-202.
Quy trình xử lý gas được tiến hành như sau:
Môi chất lạnh R125 (chủ yếu là dạng lỏng) ở bồn nguyên liệu TK-201 sẽ được dẫn theo đường ống vào máy hóa hơi RV-201 bằng bơm PU-201 hoặc PU-202 Tại đây sẽ xảy ra quá trình hóa hơi, làm chuyển đổi môi chất lạnh từ thể lỏng sang thể khí, và cặn sẽ được giữ lại sau khi gas tiếp tục đi qua bộ lọc FF-201.
Sau đó, gas sẽ được dẫn đến hai thiết bị trao đổi nhiệt là MC-201A và MC-201B để gia nhiệt đến một nhiệt độ nhất định Lượng hơi nước còn trong gas sẽ được zeolite chứa trong thiết bị trao đổi nhiệt hấp thụ, và cặn bẩn được lọc sau khi gas đi qua bộ lọc FF-202 tiếp theo.
Gas sau khi làm sạch, sẽ được máy nén khí VC-202 hỗ trợ để dẫn đi qua thiết bị ngưng tụ CD-201 và được ngưng tụ lại về thể lỏng Sau đó lượng lỏng được chứa trong bồn trung gian SV-201.
Gas lạnh R125 sau khi được xử lý sẽ được bơm vào bồn chứa thành phẩm TK-
102 bằng bơm PU-205 Cuối cùng, thông qua bơm PU-203, môi chất lạnh R125 được dẫn đến các trạm nạp FM-102 và FM-103 để nạp vào các bình với dung tích đã được quy định sẵn hoặc được dẫn sang hệ thống phối trộn để thực hiện quy trình sản xuất gas R410A Ngoài ra, đối với những đơn hàng yêu cầu ISO Tank thì từ bồn TK-202 sẽ được bơm PU-204 bơm vào các ISO Tank.
ISO Tank Bồn thành phẩm TK-302
Trạm nạp FM-101, FM-102, FM-103, SC-101 và Turntable
Hệ thống xử lý gas
Quy trình sản xuất R134a được chiết nạp theo các bước dưới đây:
Hình 2.5 Sơ đồ khối quy trình sản xuất R134a
Hình 2.6 Sơ đồ quy trình sản xuất R134a
* Giải thích quy trình sản xuất R134a
Môi chất lạnh R134a được nhập từ các ISO Tank, nhân viên của bộ phận QC sẽ tiến hành lấy mẫu và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào Sau đó, sẽ đi qua thiết bị nén VC-301, và dẫn vào bồn nguyên liệu TK-301.
- Đối với gas lạnh đạt chất lượng, sẽ được dẫn đi qua bộ lọc filter FF-303 để lọc, và gas được đưa vào bồn thành phẩm TK-302;
- Đối với gas lạnh chưa đạt yêu cầu, sẽ được dẫn đi qua hệ thống xử lý gas nhằm tăng độ tinh khiết của gas đến khi đạt yêu cầu Sau đó gas sẽ được đưa vào bồn thành phẩm TK-302.
Quy trình xử lý gas được tiến hành như sau:
Những sự cố thường gặp và cách khắc phục sự cố trong quy trình công nghệ
2.3.1 Sự cố liên quan đến bơm hoặc vacuum pump
* Các sự cố thường gặp
- Hệ thống bơm bị rò rỉ khí Nguyên nhân có thể là do bơm hoạt động liên tục trong thời gian dài, dẫn đến các mặt tiếp xúc, các khớp nối hoặc gioăng bị ăn mòn, điều này sẽ dẫn đến việc bơm bị rò rỉ và gioăng (hoặc ron cao su) bị hỏng;
- Hệ thống bơm hoặc vacuum pump bị quá tải Nguyên nhân sự cố là do quá trình bơm liên tục, lưu lượng lưu chát trong đường ống lớn, sẽ tạo ra áp lực lớn, điều này làm cho máy bơm chạy công suất lớn trong một thời gian dài, dẫn đến việc gây quá tải bơm.
Trước tiên cần phải ngưng hoạt động hệ thống lại (nhân viên kỹ thuật dừng bơm hoặc hệ thống sẽ tự động ngắt hoạt động bơm trong trường hợp bơm bị quá tải),sau đó tiến hành tháo bơm ra và kiểm tra để xác định nguyên nhân gây ra sự cố Thực hiện vệ sinh bơm, thay gioăng mới cho bơm nếu bị hư hỏng, khắc phục từng nguyên nhân dẫn đến việc hư hỏng, quá tải và tiến hành kiểm tra bảo trì định kỳ bơm.
2.3.2 Sự cố liên quan đến hệ thống điện
* Các sự cố thường gặp
- Sự cố rò rỉ điện: Sau một thời gian dài sử dụng, chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết, các tiếp điểm sử dụng lâu ngày sẽ bị oxy hóa, các tiếp điểm vặn siết dây như ổ cắm, các mấu nối dây khi sử dụng lâu ngày các tiếp điểm dây có thể bị lỏng tiếp xúc kém, hoặc do bị động vật cắn phá,… có thể sẽ khiến dây dẫn bị rò rỉ điện.
- Hư hỏng tủ điều khiển cũng là một trong lý do dẫn đến các sự cố về điện Điều này sẽ khiến cho hệ thống của nhà máy bị ngừng hoạt động, dẫn đến việc không thể tiến hành sản xuất, gây giảm tiến độ sản xuất của nhà máy.
- Ngoài ra còn có một vài sự cố khác như sau:
+ Bị chập, cháy, nóng hệ thống;
+ Nguồn điện không ổn định, điện áp quá cao hoặc quá thấp;
+ Trạm biến áp bị quá tải;
+ Công tơ nóng, chạy không ổn định;
+ Role, cầu chì, bộ điều khiến cảm biến bị hỏng.
* Cách khắc phục Để phòng tránh các sự cố về điện để không gây ra các gián đoạn trong quá trình sản xuất, cần tiến hành kiểm tra rà soát, bảo dưỡng định kỳ toàn bộ hệ thống điện, các dây dẫn, các mạch đấu nối, tải ở trên các đường dây dẫn, tải của những thiết bị đóng ngắt,… Sau khi tiến hành kiểm tra sơ bộ thì có thể trao đổi kết quả kiểm tra cho đơn vị bảo trì điện công nghiệp để quá trình xử lý đảm bảo nhanh và chính xác nhất.
Nếu sự cố xảy ra cần thực thiện các bước sau để khắc phục:
-Bước 1: Nhanh chóng xác định vị trí và nguyên nhân sự cố Có thể chẩn đoán thông qua mắt thường, tai nghe hoặc dùng thiết bị kiểm tra điện chuyên dụng để đảm bảo an toàn;
- Bước 2: Lên phương án sửa chữa, khắc phục và thay thế Đồng thời chuẩn bị các trang thiết bị thích hợp;
- Bước 3: Cách ly hoặc dừng toàn bộ hoạt động của nhà máy để xử lý, tránh ảnh hưởng đến tính mạng;
- Bước 4: Chạy thử nghiệm để đảm bảo hoạt động tốt;
- Bước 5: Cho chạy lại bình thường, ghi chép hồ sơ và nhật ký sữa chữa.
2.3.3 Sự cố liên quan đến việc rò rỉ môi chất lạnh trong bình chứa sản phẩm
* Nguyên nhân thường gặp của việc rò rỉ gas
- Van không được đóng kín hoặc không đúng cách sau khi nạp gas vào bình;
- Van trên bình gas có thể bị lỗi kỹ thuật (do không được lắp đặt chính xác, có vết nứt, bị mài mòn,…), đến đến sự cố rò rỉ môi chất lạnh;
- Kết nối giữa van và ống dẫn gas không được chính xác và chắc chắn;
- Gioăng của van hoặc ống dẫn gas bị hỏng hoặc bị ăn mòn do thời gian, dẫn đến không còn đủ khả năng kín;
- Lỗi về quá trình nạp gas không đúng cách hoặc không tuân thủ các quy trình an toàn Ví dụ, nạp quá mức, không đảm bảo an toàn trong quá trình nạp, hoặc không kiểm tra kỹ lưỡng sau khi hoàn thành quá trình nạp gas;
- Lỗi cơ học hoặc vật lý trên bình: Bình gas có thể bị hỏng hoặc có các vết nứt, vết rỉ, hoặc lỗi cơ học khác.
- Kiểm tra, đảm bảo van được đóng kín và hoạt động đúng cách Nếu van không đóng kín được, cần phải điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế van mới;
- Kiểm tra các kết nối giữa van và ống dẫn gas Đảm bảo kết nối được thực hiện chính xác và chắc chắn Nếu cần, siết chặt các đường ống, thay thế phần kết nối bị hỏng;
- Kiểm tra và thay thế gioăng hỏng bằng gioăng mới Đảm bảo gioăng mới được lắp đặt chính xác và có đủ khả năng kín;
- Kiểm tra và đánh giá quá trình nạp gas, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và các hướng dẫn an toàn Đảm bảo gas được nạp vào bình đúng lượng và kiểm tra kỹ lưỡng sau quá trình nạp;
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng bình gas để phát hiện xem có các vết nứt, vết rỉ hoặc lỗi cơ học khác hay không Cần thay thế bình gas bị hỏng để đảm bảo an toàn;
- Tuân thủ quy định và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn liên quan đến việc sử dụng và bảo quản bình gas Điều này bao gồm việc kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng và sử dụng bình gas theo quy định của nhà sản xuất và cơ quan quản lý.
2.3.4 Sự cố liên quan đến việc rò rỉ môi chất lạnh trong hệ thống đường ống
* Nguyên nhân thường gặp của việc rò rỉ gas
- Đường ống dẫn gas bị hỏng, có vết nứt, vết rỉ, hoặc lỗi cơ học khác do bị mài mòn bởi thời gian, chịu ảnh hưởng của môi trường và các nguyên nhân khác;
ISO Tank
* Tổng quan về ISO Tank
ISO Tank là một loại thùng chứa được sử dụng để lưu trữ và vận chuyển các loại chất lỏng, khí hoặc hạt nhỏ Thuật ngữ “ISO” trong ISO Tank đề cập đến tiêu chuẩn quốc tế được đặt ra bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa học Quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) để đảm bảo tính chuẩn xác và tương thích trên toàn cầu.
* Đặc điểm của ISO Tank
ISO Tank thường có hình dạng hình trụ, được làm từ thép không rỉ hoặc hợp kim nhôm với khả năng chịu được áp suất cao và chịu được các điều kiện khắc nghiệt trong quá trình vận chuyển Chúng thường được trang bị các van và bộ lọc để kiểm soát lưu lượng chất lỏng và bảo vệ an toàn cho môi trường.
ISO Tank có kích thước chuẩn, theo tiêu chuẩn ISO, với kích thước bên trong khoảng 20-30m 3 Các ISO Tank có một van ở phía trên cùng và một van khác ở phía dưới chúng ISO Tank được xây dựng theo chuẩn ISO khung và bể chứa có kích thước như sau: Dài = 6m, Rộng = 2,4m, Cao = 2,5m.
Hệ thống kiểm soát nhiệt độ được lắp vào phía sau của ISO Tank cung cấp thông tin về nhiệt độ của sản phẩm.
Thang và lối đi trên cùng của ISO Tank giúp việc tiếp cận với phần trên của thùng chứa dễ dàng hơn và an toàn hơn.
* Ứng dụng của ISO Tank
ISO Tank được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất, dầu khí và nhiều ngành khác để vận chuyển các chất lỏng như dầu diesel, xăng, dầu thô,…
ISO Tank được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và điều kiện vận chuyển đặc biệt để đảm bảo an toàn và chất lượng.
Sự linh hoạt và tiện lợi của ISO Tank giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển so với các phương pháp truyền thống khác như thùng chở hàng hoặc hạm.
Bồn chứa gas
Trong hệ thống quy trình công nghệ, công ty đã sử dụng một số loại bồn chứa, và phân loại theo mục đích sử dụng bao gồm 3 loại bình như sau:
- Bồn nhập liệu ban đầu: nằm ở đầu của quy trình công nghệ, được sử dụng để tiếp nhận và lưu trữ gas lạnh từ nguồn cung cấp ban đầu, đồng thời cung cấp môi chất lạnh cho quy trình công nghệ.
Hình 3.2 Bồn nhập liệu ban đầu
- Bồn chứa trung gian: được sử dụng trong quá trình chuyển đổi và vận chuyển dòng gas từ bồn nhập liệu ban đầu đến bồn lưu trữ thành phẩm hoặc qua các bước xử lý tiếp theo Bồn trung gian có thể được sử dụng để tạm trữ gas lạnh trước khi nó được chuyển đến bồn lưu trữ thành phẩm.
- Bồn lưu trữ thành phẩm: nằm ở vị trí cuối của quy trình công nghệ, được sử dụng để lưu trữ các loại gas lạnh đã qua quá trình xử lý và có thể xuất ra thành phẩm,đến nơi tiêu thụ Bồn lưu trữ thành phẩm thường được thiết kế để đảm bảo an toàn và bảo quản trong thời gian dài mà không gây ô nhiễm hoặc sự mất mát, rò rỉ gas lạnh chứa trong bồn.
Máy nén (LPG Compressor)
Máy nén khí là thiết bị dùng để tạo áp suất khí và làm tăng áp suất, và gas lạnh sẽ được vận chuyển bằng cách truyền hơi và dịch chuyển do sự chênh lệch áp suất Theo nguyên lí hoạt động, môi chất lạnh sẽ được di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn.
Trước khi quá trình được bắt đầu, áp suất ở hai vị trí được cân bằng Khi máy nén khởi động, thông qua đường ống giữa hai nơi có sự chênh lệch áp suất tăng dần,gas lạnh sẽ bắt đầu di chuyển từ ISO Tank sang bể chứa Sau quá trình dịch chuyển phần lỏng môi chất lạnh, máy nén được tắt tạm thời để bắt đầu quá trình thu hồi hơi môi chất lạnh Van bốn chiều được đảo ngược và các van khác được mở hoặc đóng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi hơi.
Hình 3.4 Thiết bị LPG Compressor
Máy hóa hơi (Vaporizer)
Thiết bị Vaporizer là loại thiết bị được sử dụng để cung cấp nhiệt trong quá trình làm hóa hơi môi chất lạnh Máy hóa hơi thông thường được chế tạo cấp nhiệt gián tiếp qua nước Hệ thống gia nhiệt trong thiết bị có chức năng là bay hơi dòng gas lỏng và điều chỉnh nhiệt độ của nước.
Môi chất lạnh từ bồn chứa nguyên vật liệu đi qua máy hóa hơi (Vaporizer) nhằm mục đích chuyển đổi từ dạng lỏng sang dạng khí Đây được xem là quá trình gia nhiệt lần 1 (quá trình gia nhiệt ban đầu) để tăng nhiệt độ của môi chất lạnh, làm cho môi chất lạnh chuyển dạng từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí Vaporizer thường có cấu trúc và thiết kế đặc biệt để đảm bảo an toàn và hiệu suất trong quá trình chuyển đổi này.
Sau khi đi qua Vaporizer, môi chất lạnh sẽ chuyển từ dạng lỏng sang khí và sẵn sàng để tiếp tục được lưu thông qua các thiết bị khác để thực hiện các bước tiếp theo.
Tháp gia nhiệt
Tháp gia nhiệt có hình trụ dài, vật liệu là thép không gỉ được nối với đường ống vào và ra của môi chất lạnh Bên ngoài bọc lớp cách nhiệt Xung quanh có gắn những cảm biến nhiệt độ Bên trong tháp có tấm lưới dùng để đựng những hạt zeolite.
Nhiệm vụ của hạt zeolite sẽ hấp thụ các phân tử có đường kính nhỏ hơn nó và loại trừ những phân tử lớn hơn Ngoài ra, hạt zeolite có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (xử lý nước thải hiệu quả; ứng dụng trong ngành lọc hóa dầu; ứng dụng trong nuôi trồng thủy hải sản: hấp thụ nhiều kim loại, các chất độc thường có trong ao, tham gia đảo nước và cung cấp oxygen;…) và zeolite có thể được tái sử dụng nhiều lần.
Thiết bị ngưng tụ (Condenser)
Thiết bị ngưng tụ là một phần quan trọng trong quy trình công nghệ, thực hiện quá trình ngưng tụ giúp ngưng tụ gas lạnh sau khi qua hệ thống xử lý, làm chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng, bằng cách làm lạnh và ngưng tụ thành thể lỏng. Thiết bị ngưng tụ thường có cấu trúc dạng ống nhiệt Trong thiết bị ngưng tụ dạng ống, dòng nóng được dẫn qua đường ống, trong khi dòng lạnh chảy bên ngoài, tiếp xúc với đường ống.
Nguyên lý làm việc của thiết bị ngưng tụ dựa trên quá trình ngưng tụ, khi dòng nóng đi qua thiết bị ngưng tụ, nó tiếp xúc với dòng lạnh của thiết bị Quá trình trao đổi nhiệt sẽ xảy ra, trong đó nhiệt độ của dòng nóng giảm xuống, làm cho lưu chất chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng.
Thiết bị ngưng tụ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì trạng thái lỏng của môi chất lạnh, làm cho nó sẵn sàng để được sử dụng trong các quá trình hoặc hệ thống khác nhau.
Bộ lọc (Filter)
Bộ lọc (Filter) với các lõi lọc chứa bên trong sẽ có nhiệm vụ lọc các cặn bẩn để làm sạch môi chất lạnh trong quá trình xử lý để tạo ra dòng gas có độ tinh khiết cao hơn Đồng thời, việc làm sạch các chất bẩn trong môi chất lạnh trước khi vào thiết bị tháp gia nhiệt, thiết bị ngưng tụ hay thiết bị khác trong quy trình sẽ giúp cho việc bảo quản thiết bị tốt hơn, tránh việc các cặn bẩn xuất hiện liên tục và nhiều gây hư hỏng, ăn mòn thiết bị, gây tổn hại tuổi thọ của thiết bị,…
Bơm chân không (Vacuum Pump)
Bơm chân không (Vacuum Pump) là thiết bị được sử dụng để tạo ra một môi trường chân không trong một không gian hoặc trong một thiết bị nhất định Nó hoạt động bằng cách loại bỏ hoặc giảm áp suất không khí và các phân tử khí khác để tạo ra một môi trường áp suất thấp hơn áp suất khí quyển thông thường Vacuum Pump đảm nhận vai trò hút tất cả các khí trơ có trong bình chứa hoặc thiết bị Có nhiều loại bơm chân không, bao gồm bơm chân không vòng nước, bơm chân không trục vít,….
Vacuum Pump trong nhà máy có 3 máy đang được sử dụng bao gồm:
- VP-101 có nhiệm vụ hút chân không của trạm nạp Turntable;
- VP-102 có nhiệm vụ hút chân không của các trạm nạp FM-101, FM-102, FM-
- VP-103 có nhiệm vụ hút chân không trong hệ thống xử lý môi chất lạnh.
Máy bơm (Pump)
Máy bơm là một loại thiết bị thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài (cơ năng, điện năng, thủy năng,…) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ vậy đưa chất lỏng lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ thống đường ống. Dựa vào những đặc điểm như: nguyên lý tác động của cánh bơm vào dòng nước, dạng năng lượng làm chạy máy bơm, kết cấu máy bơm, mục đích bơm, loại chất lỏng cần bơm, người ta chia bơm thành nhiều loại khác nhau, ví dụ như bơm ly tâm, bơm chân không, bơm trục vít, bơm thủy lực,…
Trong hệ thống quy trình của công ty PVCK, các máy bơm được sử dụng để đưa các dòng lưu chất đến các bồn chứa cũng như việc đưa các dòng lưu chất từ bồn chứa đến các thiết bị trong hệ thống quy trình để có thể thực hiện các quy trình xử lý gas.
Trạm nạp FM, SC và trạm nạp Turntable
Trạm nạp FM, SC và trạm nạp Turntable được sử dụng trong việc cân chiếc nạp khí hóa lỏng vào các bình chứa Gas sau khi được xử lý đã đạt chất lượng yêu cầu, sẽ được chứa trong các bồn thành phẩm Sau đó, được dẫn đến các trạm nạp và turntable. Tại đây, sử dụng các thiết bị cân điện tử chiết nạp gas với thiết kế điều khiển tự động giúp cho việc cân đo các sản phẩm đạt năng suất và có độ chính xác cao hơn.
- Turntable: dùng để nạp gas lạnh cho các bình nhỏ, không tái nạp, ví dụ như 3,4L, 4,5L, 13,5L.
- Trạm FM-101, FM-102: cũng được dùng để nạp gas lạnh cho các bình nhỏ, không tái nạp, tương tự như Turntable.
- Trạm FM-103: dùng để nạp gas lạnh cho các loại bình 7L, 22L hoặc 100L.
- Trạm SC-101: dùng để nạp gas lạnh cho bình 926L.
Hình 3.10 Trạm nạp môi chất lạnh
Hệ thống máy nén khí
Hệ thống máy nén khí bao gồm các thiết bị như sau: máy nén khí, máy sấy khí, bình chứa khí nén và bộ lọc khí nén Các thiết bị bổ trợ cho nhau để công việc cung cấp khí nén được diễn ra thuận lợi và nhanh nhất.
Hình 3.11 Hệ thống máy nén khí Chú thích sơ đồ:
Mục đích: nén không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra áp suất cao hơn và cung cấp khí nén cho các thiết bị và ứng dụng khác.
Máy nén khí hoạt động bằng cách sử dụng một động cơ để tạo ra sự nén và nâng cao áp suất không khí Có nhiều loại máy nén khí, bao gồm: máy nén piston, máy nén trục vít,
Hình 3.12 Máy nén khí trục vít Hanshin RCH-10
Mục đích: Dùng để lưu trữ và cân bằng áp suất khí nén.
Sau khi không khí được nén, nó sẽ được chứa trong bình chứa để sử dụng khi cần thiết Bình chứa khí nén giúp đảm bảo áp suất ổn định trong hệ thống và cung cấp một nguồn khí nén dự phòng khi máy nén không hoạt động.
Hình 3.13 Bình chứa khí nén
Khi không khí được nén, độ ẩm trong nó cũng được tăng lên Máy sấy khí được sử dụng để loại bỏ độ ẩm từ không khí nén Điều này giúp ngăn chặn sự hình thành bụi, rỉ sét và hạn chế sự ăn mòn trong hệ thống khí nén Máy sấy khí thường sử dụng các phương pháp như làm lạnh hoặc hấp thụ hơi nước để làm khô không khí.
Hình 3.14 Máy sấy khí 3.11.4 Bộ lọc khí nén
Hình 3.15 Bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén được sử dụng để loại bỏ các tạp chất và hạt nhỏ có thể có trong không khí nén Nó bao gồm các bộ lọc và các thành phần khác như bộ lọc dầu, bộ lọc chất rắn và bộ lọc bụi Việc này sẽ giúp bảo vệ các thiết bị và công cụ sử dụng khí nén khỏi hư hỏng và giúp duy trì chất lượng không khí nén.
3.11.5 Nguyên lý làm việc hệ thống khí nén Đầu tiên, máy nén khí sẽ thực hiện nhiệm vụ cung cấp khí nén vào bình chứa khí nén để đảm bảo khí nén được ổn định Tuy nhiên, khí nén được tạo ra từ máy nén khí lại chứa nhiều chất bẩn, bao gồm bụi, hơi nước trong không khí, cặn bã từ dầu Khí nén mang nhiều chất bẩn tải đi trong hệ thống sẽ gây nên sự ăn mòn, gỉ sét đường ống và gây hư hỏng các phần tử trong hệ thống Do đó, khí nén sẽ cần được đưa qua xử lý. Khí nén sẽ đi qua bộ lọc thô nhằm tách dầu, cặn bẩn, nước trong khí nén Tại bình chứa khí nén, một phần nước trong khí nén cũng sẽ được tách xuống đáy bình, và sau đó được loại bỏ ra ngoài nhờ van xả ở đáy Tiếp theo, khí nén sẽ đi qua thiết bị sấy (máy sấy khí) để sấy khô khí nén để loại bỏ hầu hết lượng nước còn lẫn bên trong. Cuối cùng, bộ phận lọc khí tinh sẽ đảm nhiệm vai trò loại bỏ tất cả các tạp chất, kể cả kớch thước rất nhỏ đến 0,003àmm Những tạp chất sẽ được xả ra ngoải nhờ van xả tự động Khí nén sạch sẽ theo đường ống đi đến phục vụ cho các thiết bị khác trong nhà máy như trạm nạp gas, đóng mở các autovalve,…
Hệ thống làm mát Chiller
3.12.1 Tổng quan về hệ thống Chiller
Hệ thống chiller được sử dụng để giải nhiệt và duy trì nhiệt độ ổn định của thiết bị trong quá trình sản xuất gas lạnh Chiller là một thiết bị làm lạnh dùng để hạ nhiệt độ môi trường xung quanh, sử dụng nguyên lý hấp thụ nhiệt và làm lạnh bằng máy nén.
Hệ thống chiller được sử dụng để làm mát các thiết bị có nhiệt độ cao như thiết bị ngưng tụ, hệ thống Vacuum, ….
Nguyên lý hoạt động của một hệ thống chiller bao gồm quá trình hấp thụ nhiệt, nén chất lạnh và quá trình thải nhiệt Một máy nén sẽ nén chất làm lạnh thành dạng khí, làm tăng nhiệt độ và áp suất Sau đó, khí nén đi qua bộ làm lạnh, nơi nhiệt được hấp thụ và chất làm lạnh trở lại dạng lỏng Cuối cùng, chất lạnh lỏng được bơm vào bộ thải nhiệt, nơi nhiệt được thải ra môi trường xung quanh.
Hệ thống chiller trong nhà máy sản xuất gas lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ ổn định và đảm bảo hiệu suất của quá trình sản xuất Nó giúp giảm nhiệt độ và làm mát các thiết bị quan trọng, đồng thời đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra trong điều kiện an toàn và hiệu quả.
3.12.3 Ưu và nhược điểm của Chiller
- Công suất lớn, hiệu suất làm mát cao, giúp cho phép làm lạnh một lượng lớn không gian hoặc thiết bị một cách hiệu quả.
- Hệ thống hoạt động ổn định, bền và tuổi thọ cao.
- Tiết kiệm điện năng và tiết kiệm chi phí so với nhiều hệ thống khác.
- Có khả năng điều khiển nhiệt độ ổn định.
- Khả năng làm mát từ xa, thích hợp với các công trình lớn hoặc rất lớn.
- Cần có phòng máy riêng, một số hệ thống phải đặt vị trị đưới tầng hầm.
- Chi phí lắp đặt ban đầu cao.
- Chi phí vận hành và bảo trì cũng khá cao.
- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa tương đối phức tạp, yêu cầu chuyên môn.
- Yêu cầu cần bảo trì định kỳ, chuyên môn cao để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tránh sự cố.
- Hệ thống có dung lượng giới hạn trong việc xử lý nhiệt lượng Nếu tải làm lạnh vượt quá khả năng của chiller, hiệu suất làm mát có thể giảm và không đáp ứng được yêu cầu.
Các công trình phụ trợ khác
3.13.1 Hệ thống cung cấp điện, cấp nước
* Hệ thống cung cấp điện Điện năng là nguồn năng lượng chủ yếu được sử dụng trong nhà máy Điện năng được sử dụng để thắp sáng, vận hành các máy móc, thiết bị trong quy trình công nghệ, cũng như vận hành các thiết bị phụ trợ và các hệ thống điều khiển.
* Hệ thống cung cấp nước
Hệ thống cung cấp nước được công ty PVCK sử dụng để cung cấp nguồn nước, phục vụ cho các quá trình làm mát, giảm nhiệt độ của các thiết bị cũng như các dòng lưu chất chảy trong các hệ thống đường ống Ngoài ra, nguồn nước còn được sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt, tưới cây, cũng như dùng trong các hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
Hình 3.18 Trạm bơm và bể chứa nước ngầm
3.13.2 Hệ thống xử lý chất thải
* Hệ thống xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn từ công ty PVCK đa phần là các chất thải sinh hoạt, các thùng carton và vỏ bình bị hư hỏng Ngoài ra, cũng có một số chất thải công nghiệp sẽ được bàn giao cho công ty xử lý chất thải để không gây ô nhiễm môi trường.
* Hệ thống xử lý nước thải
Nguồn nước tại công ty PVCK chủ yếu được sử dụng cho các quá trình làm mát, giảm nhiệt độ cho các thiết bị và đường ống chứa các dòng lưu chất chạy trong quy trình công nghệ, cũng như các hoạt động sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy Nên nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, không phải nước thải công nghiệp, do đó không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
* Hệ thống xử lý khí thải
Các sản phẩm của công ty PVCK được tạo ra chủ yếu bằng các quy trình nạp và phối trộn các loại môi chất lạnh với nhau bằng các công nghệ tiên tiến, cũng như các quy trình hiện đại để xử lý gas và cho ra thành phẩm đạt chất lượng Do đó, khí thải từ công ty có thể xem là không đáng kể, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường.
Hằng năm, công ty PVCK đều có các đợt kiểm tra định kỳ liên quan đến các vấn đề về môi trường Và các kết quả đánh giá đều đạt chuẩn và nằm trong quy định cho phép, không gây ô nhiễm và ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
Kiểm tra bình chứa thành phẩm
Kiểm tra chất lượng gas lạnh
Kiểm tra chất lượng đầu vào và thành phẩm
Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm được giao tới tay khách hàng sử dụng là tốt nhất, thì việc kiểm tra chất lượng từ những nguyên vật liệu đầu vào đến việc kiểm tra chất lượng thành phẩm đầu ra đều rất quan trọng và cần thiết phải được tiến hành một cách thường xuyên và kỹ lưỡng.
4.1.1 Kiểm tra chất lượng đầu vào
Bộ phận QC (Quality Control) có trách nhiệm kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo không có bất kỳ sai sót ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trước khi bản giao với bộ phận kho, ví dụ như kiểm tra chất lượng giá từ ISO Tank, thùng carton, bình chứa thành phẩm,…
Hình 4.1 Kiểm tra chất lượng đầu vào
* Kiểm tra chất lượng gas đầu vào
- Bước 1: Lấy mẫu kiểm tra.
Bộ phận QC sẽ lấy mẫu kiểm tra các thông số như: kiểm tra đo lượng nước, các tạp chất có trong gas, độ tinh khiết của gas, nồng độ pH,… của từng loại gas theo các tiêu chí đánh giá như: Ngoại quan; Độ tinh khiết (Purity); Hàm lượng Clo; Hàm lượng nước; Tính acid; Cặn;…
- Bước 2: Tiến hành đánh giá và kiểm tra kết quả.
+ Đối với gas đạt chất lượng, sẽ được tiến hành bơm vào hệ thống và sử dụng.+ Đối với gas không đạt chất lượng, bộ phận QC sẽ phụ trách phản hồi lại bộ phận thu mua và đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất để kịp tiến độ sản xuất.
* Kiểm tra chất lượng thùng carton
- Bộ phận QC có trách nhiệm kiểm tra thông tin trên thùng carton cũng như kiểm tra chất lượng, màu sắc của thùng carton, trước khi đưa chúng vào sản xuất:
+ Kiểm tra thông tin môi chất lạnh được in trên thùng carton gồm: Tên sản phẩm, thành phần gas, số seri,…;
+ Màu sắc của thùng carton;
* Kiểm tra chất lượng vỏ bình chứa thành phẩm
Bộ phận QC sẽ dựa trên các tiêu chí đánh giá và tiến hành kiểm tra các nội dung sau đối với vỏ bình:
+ Màu sắc, nội dung được in trên bình chứa;
+ Kiểm tra khí trơ trong bình;
+ Kiểm tra mối nối của từng bình loại: 3,4L; 4,5L; 13,5L; 100L; 926L.
+ Đối với vỏ bình đạt chất lượng: Bộ phận QC sẽ bàn giao cho bộ phận kho để tiến hành nhập kho và đưa vào sản xuất.
+ Đối với vỏ bình không đạt chất lượng: Bộ phận QC sẽ báo lại với bên thu mua và đưa ra những phương án kịp thời, tối ưu nhất.
Sau khi đã sản xuất đủ số lượng theo yêu cầu của đơn hàng, bộ phận QC sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng thành phẩm sau sản xuất, như kiểm tra độ tinh khiết gas (purity) và khối lượng sau sản xuất.
Kiểm tra độ tinh khiết gas lạnh Kiểm tra chất lượng thành phẩm
Kiểm tra khối lượng sau sản xuất
Hình 4.2 Kiểm tra chất lượng thành phẩm
Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu phụ
Bình chứa Gas Thùng carton
- Sau khi đã bơm nạp gas theo quy trình đối với từng bình, bộ phận QC sẽ lấy ngẫu nhiên từng bình trên các tấm pallet và tiến hành kiểm tra độ tinh khiết khi bơm đối với từng bình 3,4L; 4,5L; 13,5L; 100L; 926L.
- Kiểm tra khối lượng sau sản xuất: Bộ phận QC sẽ cân khối lượng của từng bình sau nạp gas Sai số cho phép của mỗi bình là ± 50g, riêng với bình 926L sai số cho phép là ± 500g.
+ Đối với bình đạt khối lượng: Bộ phận QC sẽ tiến hành dán tem chất lượng, bộ phận sản xuất sẽ phụ trách đóng seal Sau đó, sẽ bàn giao cho bộ phận kho để bọc màng PE và nhập kho.
+ Đối với bình không đạt khối lượng: Bộ phận QC sẽ giao lại cho bộ phận sản xuất, bộ phận QC sẽ tiến hành nhắc nhở và đề xuất các biện pháp xử lý.
- Nếu như trong một đơn hàng có nhiều lỗi liên quan đến chất lượng và khối lượng của gas lạnh sau sản xuất, bộ phận QC và sản xuất tổ chức đánh giá lại, truy xuất nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Tồn trữ và bảo quản
Các nguyên vật liệu sau khi được bộ phận QC tiến hành kiểm tra và đánh giá sẽ được bàn giao cho bộ phận kho tiến hành nhập kho và bảo quản.
Hình 4.3 Sơ đồ nguyên vật liệu
4.2.1 Bảo quản nguyên vật liệu
* Các nguyên vật liệu chính
- Đối với gas: Mỗi loại gas sẽ được bảo quản ở mỗi bồn chứa khác nhau: TK-
101, TK-102,… và sẽ được bơm vào các bình chứa 3,4L; 4,5L; 13,5L;…
- Đối với bình chứa: Sẽ được bảo quản ở những nơi khác nhau, đảm bảo yêu cầu điều kiện lưu trữ phải thoáng mát, độ ẩm thấp, không ẩm mốc, nhiệt độ ổn định trong khoảng 25°C đến 40°C.
Bảng 4 Bảo quản bình chứa
Bình chứa có thể tích
Lưu trữ ở khu vực có máy che được đánh dấu nhãn mác, độ ẩm thấp, thoáng mát và nhiệt độ ổn định.
Bình chứa có thể tích
Lưu trữ ở khu vực thoáng mát Xếp chồng theo quy cách đóng gói có số lượng không quá 100 bình cho mỗi kiện và khối lượng hàng không qua 400kg cho mỗi kiện.
* Các nguyên vật liệu phụ và phụ kiện
Tùy theo từng loại nguyên liệu và phụ kiện có tính chất khác nhau sẽ được bảo quản ở những nơi khác nhau Những nhóm nguyên liệu phụ và nhóm phụ kiện như thùng carton, seal, tem,…phải được đảm bảo lưu trữ ở nơi thoáng mát, không được ẩm mốc, nhiệt độ ổn định để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của nguyên liệu.
4.2.2 Bảo quản và tồn trữ thành phẩm
- Đối với bình 100L và 926L sẽ có cách lưu trữ giống với nguyên vật liệu.
- Đối với bình từ 13,5L trở xuống: Quy trình đóng gói không quá 40 bình/ 1 pallet và không quá 670 kg trên mỗi kiện.
Kiểm tra hàng hóa
Bộ phận kho sẽ tiến hành kiểm kê hàng hóa sau 3 tháng hoặc 6 tháng, bao gồm:kiểm tra hàng tồn kho, niên hạn sử dụng Đối với niên hạn sử dụng sẽ kiểm tra khối lượng của bình chứa và thời hạn của van để không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất đồng thời kịp phát hiện lỗi và khắc phục sự cố.
4.3.2 Kiểm tra trong quá trình làm việc
Bộ phận kho sẽ kiểm tra khối lượng và ngoại quan như thùng carton, tem, seal,… và tiến hành kiểm kê hàng hóa và báo lại số lượng tồn kho.
4.3.3 Kiểm tra xuất nhập hàng
- Đối với xuất hàng: Bộ phận kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng hàng tồn có trong kho có đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không Nếu số lượng hàng thiếu, bộ phận kho sẽ báo lại bên bộ phận sản xuất và tiến hành sản xuất thêm Nếu hàng hóa đầy đủ theo đơn hàng thì sẽ tiến hành xuất kho, sau đó bộ phận kho sẽ thống kê lại số lượng hàng tồn và báo lại với kế toán.
- Đối với nhập hàng: Bộ phận kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng nguyên vật liệu(thùng carton, seal, tem,…) có đủ số lượng đối chiếu với biên bản giao nhận hàng của nhà cung cấp hay không, đồng thời kiểm tra về chất lượng của chúng; sau đó nhận hàng từ phía nhà cung cấp Sau đó, bộ phận kho sẽ ghi nhận và bàn giao cho bộ phận kiểm soát chất lượng để kiểm tra, lấy mẫu các nguyên vật liệu thêm một lần nữa sau đó tiến hành nhập kho.