1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình đô thị hóa của Hà Nội thời Pháp thuộc (1885-1945)

137 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá trình đô thị hóa của Hà Nội thời Pháp thuộc (1885-1945)
Tác giả Nguyễn Hồng Chi
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Xanh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 45,11 MB

Nội dung

Mở đầu Lydochondé tai Lịch sử nghiên cứu vân đê Mục tiêu nghiên cứu Đôi tượng, phạm vi nghiên cứu và một sô khái niệm Phương pháp nghiên cứu Nguôn tư liệu Đóng góp của luận văn Câu trúc

Trang 1

NGUYEN HONG CHI

QUA TRINH DO THI HOA CUA HA NOI THOI

PHAP THUOC (1885-1945)

LUAN VAN THAC Si LICH SU

Hà Nội - 2010

Trang 2

NGUYEN HONG CHI

QUA TRINH DO THI HOA CUA HA NOI THOL

PHAP THUOC (1885-1945)

LUAN VAN THAC SY

CHUYEN NGANH: LICH SU VIET NAM

Mã số: 60 22 54

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM XANH

Hà Nội - 2010

Trang 3

Mở đầu

Lydochondé tai

Lịch sử nghiên cứu vân đê

Mục tiêu nghiên cứu

Đôi tượng, phạm vi nghiên cứu và một sô khái niệm

Phương pháp nghiên cứu

Nguôn tư liệu

Đóng góp của luận văn

Câu trúc của luận văn

Chương 1: Khái quát về đô thị Thăng Long - Hà Nội

trước thời Pháp thuộc

Điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường, sinh thái

Diện mạo Thăng Long - Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử

trước thời thuộc Pháp

Định đô Thăng Long và diện mạo ban đầu

Thăng Long dưới thời các triều đại: Lý (1009-1225), Trần

Diện mạo kinh tế - xã hội - văn hoá Thăng Long - Hà Nội

Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp

Tiểu kết chương 1

Chương 2: Quá trình đô thị hoá của Hà Nội thời Pháp

thuộc, giai đoạn 1888 - 1919

Xây dựng bộ máy cai trị thành phố Hà Nội

Trang 4

Những công trình xây dựng đầu tiên (1875-1888)

Quá trình đô thị hoá Hà Nội từ 1888-1919

Chương 3: Quá trình đô thị hoá của Hà Nội thời Pháp

thuộc, giai đoạn 1920 - 1945

Quy hoạch mở rộng đô thị

Tác động của những nguyên tắc quy hoạch mới đên đô thị

hoá Hà Nội

Nguyên tắc quy hoạch mới và sự đóng góp của E”c-ne-xtơ

Hê-bơ-ra (Ernest Hesbrard)

Nguyên tắc quy hoạch mới và sự đóng góp của Louis Georges

Pineau

Nguyên tắc quy hoạch mới và sự đóng góp của Xê-ruy-ti

Những cơ sở của đô thị trên đường hiện đại hoá

Sự biến đôi của lối sống thị dân Hà Nội

Sự biến đôi thành phần dân cư đô thị

Biến chuyển chính về văn hoá xã hội của cư dân Hà Nội

Tiêu kêt chương 3

Trang 5

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn hiến, như cách gọi trong tiếng Việt là thành

thị hay đô thị, được tạo thành từ hai yếu tố khởi nguồn chủ yếu Yếu tố thứ nhất

là thành hoặc đô chỉ một toà thành, có nghĩa là nơi tập trung quyền lực, hệ thống

chính trị vương triều, luôn khép kín trong bốn bức tường thành kiên cố Yếu tô

thir hai 1a thi co nghia la cho Day 1a một yếu tô cơ bản để phát triển khu phố

buôn bán bên ngoài những bức tường thành Đó chính là trung tâm kinh tế của

đô thị với các hoạt động thương mại, thủ công nghiệp và cư trú của cư dân

Đô thị hoá gan liền với nếp sống đô thị hiện đại, gan liền với bản sắc văn

hoá dân tộc và Hà Nội Như là một nét rất đặc thù của thành phố Thủ đô 1000 năm tudi, dam nét bản sắc văn hoá Hà thành nói riêng cũng như dân tộc Việt

Nam nói chung Trải qua một quá trình đô thị hoá gần nghìn năm, nhất là từ thế

kỷ XIX, XX trở lại đây, bản sắc văn hoá Hà Nội không những không bị mất đi

mà ngày càng chứng tỏ sự phát triển hiện đại, hoà nhập với những nét hấp dẫn

hơn Đó là hàng loạt các kiến trúc cô, các di tích lịch sử, văn hoá, các cảnh quan xưa vẫn được bảo tồn bên cạnh các công trình kiến trúc hiện đại, nhiều khu đô

thị mới, khu công nghiệp liên tục được xây dựng bên cạnh các làng nghề truyền

thống nỗi tiếng của Hà Nội

Có thể nói, đô thị hoá của Hà Nội luôn phản ánh sự tập trung tỉnh hoa trí

tuệ và văn hoá của cả nước, những diễn biễn tích cực và tiêu cực của các vẫn đề

văn hoá xã hội của các đô thị lớn cùng tôn tại trong quá trình phát triển

Quá trình đô thị hoá Hà Nội thời Pháp thuộc, chính quyên thực dân đã áp

dụng các biện pháp can thiệp về xây dựng và quy hoạch khác nhau trước hết

Trang 6

phục vụ mục đích quân sự đê củng cô bộ máy chính quyên sau đó đê có điêu

kiện khai thác nguôn lợi về kinh tế

Với hai mục tiêu đó, ngay ở giai đoạn đầu thực dân Pháp đã chiếm Hoàng thành Hà Nội, nhanh chóng phá huý toàn bộ hệ thống tường thành cùng các kiến trúc truyền thống của một trung tâm hành chính phong kiến Việt Nam Trong khi

đó vẫn giữ nguyên khu vực 36 phố phường - một trung tâm buôn bán sầm uất

đương thời để khai thác nguồn lợi kinh tế qua hệ thống thuế, đồng thời ủng hộ

việc xây dựng nhà thờ và các trường dòng Những loại công trình này phục vụ

đắc lực cho ý đồ chính trị của thực dân

Các công trình xây dựng ở giai đoạn đầu được coi là những hạt nhân để phát triển ra xung quanh Hệ thống đường phố rộng rãi được quy hoạch theo mạng ô cờ, có trang bị hệ thông kỹ thuật hạ tầng theo kiêu phương Tây, cùng với việc đưa vào sử dụng những phương tiện giao thông cơ giới đâu tiên, là những yếu tố cơ bản thúc đây quá trình phát triển, mở rộng thành phô Cùng với thời gian, trong câu trúc đô thị Hà Nội đã dan dần hình thành những khu chức năng riêng biệt Khu thương nghiệp, dịch vụ trung tâm trên trục đường Tràng Tiên -

Hàng Khay, khu hành chính, chính trị ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm và trên khu

vực Hoàng thành Hà Nội, khu ở của người Pháp ở phía Nam hỗ Hoàn Kiếm và các khu vực kho tàng, nhà máy rải rác trong thành phố Khu 36 phố phường vẫn

là khu thương mại, dịch vụ truyền thống

Người Pháp cũng đã lập các đồ án định hướng quy hoạch cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội, áp dụng những nguyên lý quy hoạch hiện đại thịnh hành

ở Châu Âu đương thời.

Trang 7

Lịch sử phát triển đô thị Hà Nội gắn liền với quá trình đô thị hoá Hà Nội

trong hơn 10 thế kỷ Trong đó đô thị hoá không thê tách rời với quá trình phát

triển kinh tế xã hội Đó là một quá trình mang tính quy luật trong lịch sử phát triển xã hội nói chung và quá trình đô thị hoá nói riêng Quá trình đó cũng phản ánh đây đủ tất cả những thành công cũng như không thành công trong quá trình

phát triển của nó Kinh tế xã hội phát triển, qua trình đô thị hoá cũng phát triển,

hệ thống đô thị cùng phát triển Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vẫn đề “Quá trình

đô thị hoá của Hà Nội thời Pháp thuộc (1885-1945)”) làm đề tài luận văn Thông

qua vẫn đề này tìm hiểu quá trình chuyên biển của đô thị Hà Nội từ đô thị

phương Đông truyền thống sang đô thị hiện đại kiểu phương Tây

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Các đô thị ở Việt Nam nói chung, đô thị Thăng Long - Hà Nội nói riêng có đặc điểm chung nhất, dễ nhận nhất được câu thành từ hai bộ phận đô và thi

Hình dáng vật chất và vẻ ngoài của đô thị, quy hoạch và kiến trúc đô thị

cũng như các vấn đề lịch sử và lý thuyết đô thị, đều được phản ánh qua mối quan

hệ biện chứng của hai yếu tô đó

Đối với Thăng Long - Hà Nội - đô thị tiêu biểu vào bậc nhất ở Việt Nam,

có vai trò là trung tâm chính trị và hành chính, trung tâm kinh tế và trung tâm văn hoá Sự trường tôn của Thăng Long - Hà Nội gắn liền với vị trí chính trị và

địa lý của nó “Có thể coi đó là một thành phố thứ nhất hay duy nhất của Việt

Nam trước và sau khi chủ nghĩa tư bản Pháp xâm lược ” [33, 44]

Quá trình hình thành và phát triển của đô thị Thăng Long - Hà Nội có vai trò rất quan trọng trong phát triển chung của đô thị Việt Nam và đã là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học có liên quan như địa lý (bao gồm địa lý

Trang 8

tự nhiên và địa lý kinh tế), lịch sử, xã hội học và đã có nhiều kết quả phong

phú

Công trình nghiên cứu về đô thị cỗ Hà Nội có tính chất hệ thống là Luận

án Phó tiến sĩ sử học của PGS.PTS Nguyễn Thừa Hỷ được bảo vệ năm 1983 về Thang Long - Hà Nội thé ky XVII-XVII-XIX Day là bản luận án tập trung nghiên cứu về kinh tế - xã hội của Thăng Long - Hà Nội trong khoảng thời gian

3 thế kỷ XVII, XVIIL, XIX trên phương diện nó là một thành thị trung đại Nó

xét đến kết câu kinh tế của thành thị, những thành phần kinh tế Nhà nước và dân

gian, đến kết cầu cư dân, cơ chế và sự giao lưu đăng cấp trong thành ngoài thị

Luận án có so sánh đối chiếu cấu trúc và sự phát triển lịch sử của Thăng Long -

Hà Nội với một số thành thị khác trên thế giới, chủ yếu là với các thành thị trung

đại Tây Âu

Trong cuốn “ Đồ fhj cổ Việt Nam” của Viện Sử học, Uý ban Khoa học xã

hội Việt Nam xuất bản 1989 là một chuyên khảo về đô thị cô Việt Nam Công

trình nhằm khảo tả và giới thiệu 13 đô thị cỗ ra đời và phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XIX về các mặt lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội Trong đó Hà Nội

đại diện là đô thị tồn tại và liên tục phát triển cho đến ngày nay, trở thành đô thị hiện đại Tuy nhiên, phần trình bày mới tập trung vào sự phát triển của đô thị

Thăng Long - Hà Nội đến cuối thế kỷ XIX Phần chuyên biến quan trọng của Thăng Long - Hà Nội từ cuối thế ký XIX sang đô thị hiện đại kiểu phương Tây chưa được đi sâu nghiên cứu

Những thành tựu về nghiên cứu đô thị cô Việt Nam chủ yếu là từ thế kỷ

XVIII- XIX trở về trước, trong đó các đô thị - cảng hình thành trong các thế kỷ

XVII - XVIII lại đặc biệt được quan tâm (Hội thảo quốc tế về đô thị cổ Hội Án,

Trang 9

1990 và Hội thảo quốc tế vê phố Hiến, 1992) Riêng giai đoạn đô thị thễ kỷ XIX

và mở rộng đô thị thời Nguyễn (1802-1945) lại chưa được chú ý dù đấy là thời

kỳ chuyên tiếp, thế kỷ chuyển giao giữa đô thị cô phương Đông sang đô thị hiện đại kiểu phương Tây Trong giai đoạn này có đô thị đã mất vai trò lịch sử như phó Hiến, Thanh Hà có đô thị chuyển tiếp giữa hai thế kỷ tạo nên một sức sống

mãnh liệt Loại đô thị chuyển tiếp giữa hai thế hệ dưới thời Nguyễn ở nước ta

không ít, trong đó Hà Nội là một điển hình Nội dung này được đề cập đến trong

cuốn “Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn” của các nhà nghiên cứu PGS.PTS

Nguyễn Thừa Hỷ - PTS Đỗ Bang và Nguyễn Văn Đăng - Nhà xuất bản Thuận

Hoá năm 2000 Hà Nội từ vị trí là kinh đô của cả nước đã từng tôn tại 8 thế kỷ sang một tỉnh thành Hà Nội thế kỷ XIX đã có nhiều chuyên biến và trải qua

những thăng trầm Trước hết là sự giảm thiêu của phần thành, đối với khu thị kinh tế dân gian “36 phố phường” thì vẫn được duy trì hoạt động sản xuất và buôn bán nhộn nhịp và có phần thịnh vượng hơn trước Dưới thời Nguyễn, diện

mạo kinh tế xã hội đô thị Hà Nội trước và trong khi thực dân Pháp xâm lược tập

trung chủ yếu ở khu đân cư 36 phố phường Sau khi Pháp đặt ách đô hộ trên toàn cõi Việt Nam (1884), Hà Nội vẫn thuộc quyên cai trị của triều đình Nguyễn Tuy nhiên, 4 năm sau (1888) Pháp đã ép nhà Nguyễn nhường cho Pháp một phần của

hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, để thành lập “thành phố Hà Nội” đặt dưới

quyên cai trị trực tiếp của Pháp Nhà Nguyễn ở đây chỉ còn một cơ quan đại diện hình thức gọi là Nha Kinh lược Bắc kỳ, nhưng đến năm 1897, cơ quan này cũng

đã bị bãi bỏ Cũng năm này, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương Như vậy, ở

Hà Nội đã song song tổn tại ba chính quyên với ba quan chức người Pháp: Toàn quyền Đông Dương, Thống sứ Bắc kỳ và Đốc lý thành phố Hà Nội Với vai trò

một trung tâm đầu não chính trị, tốc độ đô thị hoá của Hà Nội dưới thời thuộc

Trang 10

Pháp đã chuyên biến có phần nhanh chóng hơn so với những thế kỷ trước: sự

chuyển biến về quy hoạch đô thị và diện mạo đô thị Công cuộc đô thị hoá của

Hà Nội trong thời Pháp thuộc còn đem lại những chuyển biến về kinh tế, hệ

thống giao thông đô thị, xã hội - văn hoá, giáo dục

Về vấn đề đô thị hoá ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đã

được đề cập đến trong các công trình: Đồ thi cô ở Miệt Nam, Viện Sử học - Uỷ

ban Khoa học xã Hội, Hà Nội, năm 1989, Thăng Long - Hà Nội mười thể kỷ đô thị hoá - PGS Trần Hùng, KTS Nguyễn Quốc Thông, Nhà xuất bản Xây dựng,

1995, Hà Nội chu kỳ của những đổi thay - Tập san nghiên cứu kiễn trúc, đô thị

và xã hội, tập hợp gần 20 bài viết của các tác giả người Việt Nam và Pháp về sự hình thành của thành phó, về quá trình phát triển của các kiểu nhà ở, về kiến trúc

và những yếu tô câu thành tự nhiên của Thành phố Hà Nội, xuất bản năm 2005

và đặc biệt là Đề tài NCKH cấp Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và Uỷ

ban Nhân dân Thành phố Hà Nội năm 2008 về Quá trình đô thị hoá Thăng Long

- Hà Nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quá trình đô thị hoá của Hà Nội thời Pháp

thuộc (1885-1945) vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là chưa sử dụng được hầu hết các

tài liệu lưu trữ của Pháp về các vẫn đề quy hoạch mở rộng thành phố thời kỳ này,

sự chuyển biến về mặt kinh tế, những yếu tố đô thị mới làm thay đổi điện mạo

đô thị, hình thành một lối sống thị dân mới là những yếu tố quan trọng trong quả trình đô thị hoá

Trang 11

3 Muc tiéu nghién ciru

- Nghiên cứu, làm rõ một số vẫn đề về quá trình đô thị hoá Hà Nội thời

4 Đôi tượng, phạm vỉ nghiên cứu và một sô khái niệm

Đôi tượng nghiên cứu

Luận văn lay quá trình đô thị hoá của Hà Nội làm đỗi tượng nghiên cứu

chính Trong đó quá trình đô thị hoá tập trung chủ yếu vào các nội dung: sự biến đối của không gian đô thị và các định hướng quy hoạch thành phố của Hà Nội

dưới thời thuộc Pháp; cách ứng xử của chính quyền thực dân Pháp đối với một

đô thị cô trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, kiến trúc và những yếu tô đô thị mới xuất hiện làm thay đổi diện mạo của đô thị Hà Nội thời gian này

Là một đô thị, Thăng Long - Hà Nội, từ trong lịch sử đến ngày nay, mang những đặc trưng chung của đô thị Việt Nam: cùng tính chất của đô thị phương Đông thời trung đại, cùng tính chất của đô thị chuyên đổi sang mô hình phương Tây thời cận đại Nhưng Thăng Long - Hà Nội khác với nhiều đô thị Việt Nam,

mà điểm khác biệt lớn nhất, trở thành xuất phát điểm cho những khác biệt khác,

Trang 12

là vai trò trung tâm chính trị, hành chính quốc gia của đô thị này Đây chính là nét riêng biệt làm nên đặc tính của Thăng Long - Hà Nội với tư cách một không gian địa lý - lịch sử - trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, xã hội và văn hóa

Phạm vỉ nghiên cứu

Giới hạn thời gian nghiên cứu

- Giới hạn trên: Cuối thế kỷ XIX, giai đoạn này gắn liền với quá trình

đánh chiếm Hà Nội của thực dân Pháp

- Giới hạn dưới: 1945 một mô hình đô thị hoàn chỉnh với các chức năng

đây đủ của đô thị hiện đại kiểu phương Tây

Giới hạn không gian nghiên cứu

Hà Nội cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 trên phạm vi toàn thành phố

Một số khái niệm

Tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện vào năm 1831 do cuộc cải cách hành

chính của vua Minh Mệnh, và tiếp tục được giữ nguyên cho đến ngày nay

Đồ thị là là khái niệm chỉ không gian cư trú và hoạt động của cộng đồng

cư dân phi nông nghiệp, là trung tâm của một vùng lãnh thổ, của một đơn vị

hành chính - lãnh thô hoặc của đất nước Ngày nay, khái niệm đô thị được dùng

ở nhiều cấp độ khác nhau, có thể là vùng đô thị, đơn vị hành chính - lãnh thổ đô

thị hoặc chức năng đô thị Thuật ngữ đô thị được dùng phô biến của luận văn dùng để chỉ một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội mới được quy hoạch

và xây dựng dưới ảnh hưởng của người Pháp

D6 thi hod (Theo KTS PGS Tran Hùng): đô thị hoá là một hiện tượng

kinh tế - xã hội phức tạp diễn ra trên không gian rộng lớn mà người ta có thể

10

Trang 13

biểu thị qua các yếu tố: 1- Sự tăng nhanh của tỷ lệ dân số đô thị trong tổng số

dân, 2- Sự tăng số lượng đô thị đồng thời với sự mở rộng không gian đô thị, 3-

Sự chuyên hoá của lao động từ đơn giản sang phức tạp, từ công cụ thô sơ sang tinh vi, 4- Sự chuyển hoá từ lối sống dàn trải (mật độ thấp) sang tập trung (mật

độ cao), từ điều kiện kỹ thuật hạ tầng đơn giản sang điều kiện hạ tầng kỹ thuật

phức tạp

Đồ thị hoá theo định nghĩa của PGS.TS Trương Quang Thao: Đô thị hoá

là hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyên kinh tế - xã hội - văn hoá -

không gian - môi trường sâu sắc gắn liền với những tiễn bộ khoa học kỹ thuật tạo

đà thúc đây sự phân công lao động, sự chuyển đôi nghê nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch vụ vào các trung tâm đô thị, đây mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đối trong đời sống xã hội

và văn hoá, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội, làm nền cho một sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng đề tạo thế cân băng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên

Quy hoạch xây dựng đô thị: là việc tô chức không gian kiễn trúc và bố trí

công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho

việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khu vực học được sử dụng trong luận văn nhằm nghiên cứu

những đặc trưng mang tính tổng thể của khu vực Khu vực nghiên cứu là sự tổng hợp của các yếu tố: địa lý, con người, không gian chính trị - văn hóa - lịch sử,

11

Trang 14

nhận thức rõ ràng những đặc thù có tính chất khác biệt/đặc biệt của Thăng Long

- Hà Nội trong lịch sử cũng như hiện nay

Tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội, một thành thị/đô thị tiêu biểu nhất thời

phong kiến và cận đại nên phương pháp nghiên cứu đô thị được ứng dụng một cách triệt dé Do là phương pháp phân tích cấu trúc đô thị, tổ chức không gian đô thị, thiết lập các trung tâm phát triển của Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử

Phương pháp phân tích, đối chiếu tư liệu, so sánh

6 Nguồn tư liệu

Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu chính là bản đồ, tư liệu lưu trữ thời

Pháp, các công trình nghiên cứu về đề tài đô thị và đô thị hoá của Thăng Long -

Hà Nội của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

7 Đóng øóp của luận văn

Nghiên cứu, phân tích đánh giá quá trình đô thị hoá của Hà Nội thời Pháp

thuộc trên các mặt

1 Sự chuyên biến về quy hoạch đô thị và diện mạo đô thị: Hà Nội trong

thời kỳ Pháp thuộc có những bước phát triển nhất định, quá trình quy hoạch cũng

như xây dựng thực tiễn của thành phố dựa trên quan điểm xây dựng một thành

phố thuộc địa, với các phân khu chức năng đô thị thê hiện rõ sự phân biệt, nhằm thực hiện mục tiêu khai thác mọi mặt thuộc địa người Pháp Hà Nội đã có sự

chuyển biến căn bản từ không gian nông thôn sang không gian đô thị do mật độ xây dựng không ngừng tăng lên từ một số vị trí ban đầu Dưới sự cai trị của người Pháp là sự xuất hiện của những yếu tố đô thị mới làm thay đổi diện mao

12

Trang 15

của Hà Nội từ một đô thị phương Đông truyền thông sang đô thị hiện đại kiểu phương Tây

2 Đề biến Hà Nội thành “Thủ đô của Liên bang Đông Dương”, trong quá trình quy hoạch và xây dựng Hà Nội, Pháp cũng để lại cho Hà Nội một số công trình mang đậm phong cách kiến trúc Châu Âu Các công trình này vừa là những điểm mốc địa lý, vừa tô chức không gian công cộng Chính kích thước hoành tráng đã khiến những công trình này trở thành những yếu tố độc đáo của cảnh quan đô thị Nó cũng là hình ảnh tượng trưng thiết lập mỗi quan hệ về thời gian

giữa thời điểm xây dựng và thời điểm hiện tại, như một kỹ ức chung tạo ra cho

các công trình này một vị thế đặc biệt Các công trình lịch sử này góp phân vào quá trình phát triển đô thị thích hợp vì nhìn chung, các yếu tô độc đáo này có khả

năng thúc đây quá trình đô thị hoá thành phố

3 Trong quá trình quy hoạch và xây dựng Hà Nội, các kiến trúc sư người Pháp đã để lại cho Hà Nội những công trình mang đậm phong cách kiến trúc Châu Âu và những công trình kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Châu

Âu với phong cách kiến trúc Á Đông Những công trình kiến trúc đó ngày nay đã trở thành di sản và là nét đặc trưng của riêng Hà Nội

4 Quá trình đô thị hoá của Hà Nội trong thời Pháp thuộc còn đem lại những chuyển biến về mặt kinh tế: sự thành lập của một số nhà máy đầu tiên

phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho giới tư bản Pháp và quân lính tại Hà Nội, một số

xí nghiệp phục vụ cho hệ thống giao thông đô thị, những chuyên biến mới về giao thông cũng như các phương tiện giao thông đô thị

5 Trong quá trình đô thị hoá thời Pháp thuộc, một lối sống thị dân, thể

hiện trong các lĩnh vực của đời sông văn hoá xã hội đã dân dân được hình thành

13

Trang 16

trong các giới thượng lưu và trung lưu Hà Nội Lối sống này dung hop truyền thống kinh kì thanh lịch của Thăng Long - Hà Nội cũ với các thành tựu văn minh

tư sản phương Tây

8 Câu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được

Trang 17

CHUONG 1:

KHAI QUAT VE DO THI THANG LONG - HA NOI TRƯỚC THỜI

PHAP THUOC

1 Điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường, sinh thái

Hà Nội là thành phố có điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái đặc thù

Về Vị trí: Hà Nội có vị trí, địa thế rất đẹp và thuận lợi: năm hai bên bờ

sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú

Và địa hình: Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi

đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi đại, bãi bồi cao và các bậc thêm Phần lớn diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thô sông Hồng với độ cao

trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biên Còn lại chỉ có khu vực đôi núi ở

phía bắc và phía tây bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam

Đảo có độ cao từ 20m đến hơn 400m, đỉnh Chân Chim cao nhất là 462m Ngoài

ra còn có các vùng trững với các hỗ đầm (dấu vết của những dòng sông cô) Địa hình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Điều này được thê hiện rất rõ ở hướng dòng chảy của sông Hồng - con sông lớn chảy qua lòng

Hà Nội

Và khí hậu: Khí hậu Hà Nội là đặc trưng của khí hậu Việt Nam: N?”hiệt đới

gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít Có lượng bức

xạ mặt trời dồi đảo và nhiệt độ cao do năm trong vùng nhiệt đới Nhiệt độ thấp

nhất là 2,7°C (tháng 1/1955) Nhiệt độ cao nhất: 46°C (tháng 7/2010) Hà Nội có

độ âm và lượng mưa khá lớn do chịu ảnh hưởng của biển: Trung bình hằng năm,

nhiệt độ không khí 23,6°C, độ âm 79%, lượng mưa 1245 mm Mỗi năm có

15

Trang 18

khoang 114 ngay mua Ha Noi co du bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Sự luân

chuyển của các mùa làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng

Về Thúy văn: Hà Nội là thành phố găn liền với những dòng sông, trong

đó sông Hồng là lớn nhất Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở

độ cao 1776m, chảy theo hướng tây - bắc /đông - nam vào Việt Nam từ Lào Cai

và chảy ra vịnh Bắc Bộ Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài khoảng 30 km Ngoài sông Hồng, trong địa phận Hà Nội còn có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ và sông Cà Lô

Hà Nội có một hệ thống ao hồ dày đặc Đây là một đặc trưng quan trọng tạo nên nét riêng biệt của cảnh quan Hà Nội Những hồ lớn trong khu vực là hồ

Tây, hỗ Trúc Bạch, hồ Bảy Mẫu, hồ Đống Da, hồ Hoàn Kiếm, hồ Thanh Nhàn,

hồ Thủ Lệ, hồ Thành Công, hỗ Văn Chương, hồ Linh Đàm, hồ Yên Sở, hồ

Thuyén Quang.v.v

Hệ thống này có nhiều ý nghĩa đối với sự bên vững: hồ Hoàn Kiếm và hồ

Tây có thể coi là biểu tượng của thành phố, các hồ trong công viên, các hồ gắn

với các công trình tôn giáo và tín ngưỡng (đây là một đặc điểm trong tô chức

không gian truyền thống của các ngôi đình)

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa tại Hà Nội đã làm cho diện tích ao hồ ngày càng thu hẹp lại Trên 50% số ao hồ đã bị lấp dé phục vụ cho việc xây dựng nhà

Trang 19

Miễn đất Hà Nội đã có cư dân sinh sống từ thời đá mới Vị trí tại nơi hợp

lưu của sông Hồng và sông Tô Lịch, một phần đã bị lắp đi nhưng nay còn dấu

vết ở gần vườn hoa Bách Thảo (cũ) và bao quanh phía Tây thành phố Trước đây vùng này là vịnh biển sau nước rút mà thành Vì thế, ngày nay ta thấy thành phố

có nhiều hồ nước và xung quanh Hà Nội có nhiều địa điểm là di chỉ của thời kỳ

đồ đồng, đồ sắt Xưa kia, nơi đây đã từng có ngôi làng ven bờ sông Hồng

Khu làng cô đầu tiên của Hà Nội xa xưa có cái tên huyền thoại là Long Đỗ

(Rốn Rồng), vào thời Hùng Vương - An Dương Vương dựng nước trước công nguyên, thuộc “bộ” (hay “bộ lạc” Tây Vu) Trong thời Bắc thuộc là đất huyện Tây Vu và Phong Khê đời Hán (đầu Công nguyên), đất huyện Vũ và Nam Định

đời Ngô (thế kỷ II) và đời Tân (thế ký IV)

Từ giữa thế kỷ V, khu làng gốc của Hà Nội cỗ đã phát triển thành một huyện, rồi nâng cấp thành một quận, mang tên là Tống Bình vào thời nhà Lưu Tống và nhà Tuỳ

Đến giữa thế kỷ VI, lần đầu tiên, với phong trào khởi nghĩa Lý Bí chỗng

Bắc thuộc thành lập nước Vạn Xuân, miền trung tâm Hà Nội cô dong vai tro

trung tâm đất nước (trung tâm phong trào đấu tranh) với một toà thành cô, cũng lần đầu tiên được xây dựng tại đây Sách Luong th chép: năm 545, Lý Bí (Lý Nam Dé) “dung thành luỹ bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch” (cửa sông Tô Lịch thông ra sông Hồng, sau là đất phường Giang Khẩu (Hà Khẩu) nay là khu vực

Trang 20

bảo vệ được đặt tên là La Thành Đó là bức tường thành bằng đất có chu vi hơn

6km, vào thế kỷ IX thành được mở rộng thêm và mang tên Đại La

Từ đó cho đến đầu thế kỷ X, trung tâm Hà Nội cổ trở thành dinh luỹ chủ

yếu của chính quyền đô hộ phương Bắc, với một vòng thành “Đại La” rộng bao

quanh để cho Đại La từ đó trở thành một tên riêng nữa của Hà Nội cỗ và trở

thành nơi giành giật giữa các lực lượng khởi nghĩa (tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa

của Phùng Hưng, cuối thế kỷ VIII), các cuộc binh biến (tiêu biểu là cuộc nỗi dậy

của Dương Thanh, đầu thế kỷ IX) cùng bọn thống trị ngoại bang

Đâu thế kỷ X, với sự kiện họ Khúc dấy nghiệp, Dương Đình Nghệ và cuộc

kháng chiến của Ngô Quyên, trung tâm Hà Nội trở thành địa bàn đấu tranh rồi là chiến trường quyết định số phận thế lực xâm lược và thống trị phương Bắc, kết thúc thời đại nghìn năm Bắc thuộc

Tuy nhiên, các vị vua ở đầu thời kỳ đất nước độc lập từ giữa thế ký X đến

đầu thế kỷ XI đã chọn Hoa Lư ở cách Đại La 100km về phía Nam để đặt kinh

đô Hoa Lư nằm trong vùng núi ở phía Nam đồng bằng sông Hồng có vị trí hiểm trở nhưng khó khăn về giao thương

Cuối năm 1009, tại Hoa Lư (Ninh Bình), Lý Công Uẫn được đưa lên làm vua, sáng lập nên vương triều Lý Lý Công Uân quyết định dời kinh đô từ Hoa

Lư về Đại La vào năm 1010 Theo truyền thuyết, khi tới Đại La đã nhìn thấy

“rong vàng bay lên”, vua cho là điềm tốt nên chọn đặt kinh đô tại đó và thủ đô

mới được nhà vua đặt tên là Thăng Long

Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Việt đưới hai triều Đinh (968-980) và Tiền Lê (980-1009) là một vùng núi non hiểm trở, thích hợp với yêu cầu quân sự của một chính quyên độc lập non trẻ còn phải đôi phó với nhiêu môi đe doạ của

18

Trang 21

thù trong giặc ngoài Với địa thế lợi hại của Hoa Lư, triều đình đã đánh bại các

thế lực cát cứ địa phương, khôi phục và củng cô nền thống nhất quốc gia, triều Tiền Lê đã đánh tan quân xâm lược nhà Tống bảo vệ vững chắc nền độc lập của

dân tộc

Những thành quả bảo vệ và củng cỗ độc lập dân tộc gan liền với thống

nhất quốc gia thời Ngô, Đinh, Tiền Lê đã tạo điều kiện đưa đất nước vào thời kỳ

mới: thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn, thời kỳ phục hưng toàn diện

của dân tộc và nền văn hoá dân tộc Hoa Lư với vị trí và địa thế núi non hiểm trở

đã không đáp ứng được vai trò kinh đô ở thời kỳ phát triển mới

Lý Công Uẩn tức Lý Thái TỔ, vị vua sáng nghiệp của triều Lý, đã nhận

thức sâu sắc tầm quan trọng của kinh thành đối với vận mệnh của đất nước và

vương triều nên đã quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long Trước ngày xây dựng kinh thành Thăng Long, miễn đất này đã là nơi dân cư đông đúc, buôn bán

thịnh vượng Nhờ những điều kiện phát triển kinh tế xã hội sẵn có ở đây nên khi

Lý Thái Tô thiên đô tới, chỉ phải lo xây dựng Hoàng thành, còn những khu vực nhần dân ở không phải xây dựng gì mới Nhờ đó việc xây dựng kinh đô chỉ trong

mấy tháng cuối năm 1010 và 1011 đã cơ bản thành hình hài

Sau khi dời đô về Thăng Long, công việc đầu tiên của triều Lý là kiến thiết cung điện làm nơi ở, nơi làm việc của triều đình quý tộc, xây dựng thành

luy bao vé Mua thu năm 1010, một cụm kiến trúc trung tâm gồm các cung điện

đã được dựng lên: Điện Càn Nguyên (chỗ coi châu), Điện Tập Hiên, Điện Giảng

Võ, Điện Cao Minh, Điện Long An, Long Thuy, Điện Nhật Quang và Điện

Nguyệt Minh, phía sau là hai cung Thuý Hoa, Long Thuy làm chỗ ở cho cung

~

nu

19

Trang 22

Khi mới xây dựng, kinh thành Thăng Long chia làm hai phần: Hoàng thành và Kinh thành Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành là khu vực nhà

vua và triều đình làm việc Kinh thành là khu vực nhân dân và quan lại ở, bao bọc lấy Hoàng thành Trong thành còn ngăn ra một khu vực nữa, gọi là Cam

thành, có tường xây kiên cố, có quân lính canh gác nghiêm ngặt - là nơi vua và các hoàng hậu cung tân mỹ nữ ở

Đây là khu vực thành - chính trị hay thành - thị quân vương giữ vai trò đầu não của nhà nước trung ương tập quyên tức là trung tâm chính trị của cả nước Phía ngoài là khu thị dân bao gồm những xóm làng nông nghiệp, những phố phường công thương và một hệ thống bến, chợ của kinh thành Một vòng thành

ngoài cùng bao bọc toàn bộ khu vực thành và thị gọi là thành Đại La hay La

Thành tức Thăng Long ngoại thành Vòng thành này đắp bằng đất với chức năng

vừa phòng vệ, vừa là đê ngăn lũ lụt mà nhà Lý đã nhiều lần sửa chữa, tu bố Mặt

Đông, thành chạy dọc theo hữu ngạn sông Hồng như đoạn đê của sông này (từ Bến Nứa cho đến Ô Đông Mác ngày nay), mặt bắc dựa theo sông Tô Lịch phía Nam Hồ Tây cho đến Yên Thái (đường Hoàng Hoa Thám ngày nay), mặt Tây theo tả ngạn sông Tô Lịch từ Yên Thái đến Ô Cầu Giấy và mặt Nam theo sông

Kim Ngưu qua Giảng Võ, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền nối với đê sông Hồng Như

vậy trên đại thể, thành này được giới hạn bằng ba con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu Trong quy hoạch tự nhiên đó, thành cũng là đê và sông cũng là hào

Thăng Long với kiến trúc 3 vòng thành bao bọc nhau (tam trùng thành

quách) và kết câu trong thành ngoài thị, đã sớm được hoạch định Từ một trung

tâm chính trị, Thăng Long đã phát triển thành một thành thị với những đặc điểm

cầu trúc chung của các thành thị phương Đông thời trung đại Thành thị ấy có

20

Trang 23

thừa hưởng một số thành quả xây dựng trước đó, nhưng về cơ bản được quy hoạch, cải tạo và xây dựng trên quy mô lớn từ đời Lý với tư cách kinh thành của

nước Đại Việt độc lập và thống nhất

2.2 Thăng Long dưới thời các triểu đại: Lý (1009 - 1225), Trần (1226 -

1400) và Hồ (1400 - 1407)

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất, vào mùa thu, tháng

7 năm Canh Tuất (1010) Lý Công Uan đích thân tô chức việc dời đô từ thành Hoa Lư ra kinh phủ ở thành Đại La Khi thuyền vừa đến nơi, đang tạm đỗ dưới

thành thì bỗng có rồng vàng hiện lên trên thuyền ngự Nhân đó Lý Công Uấn

quyết định đổi tên thành gọi là thành Thăng Long[17,241] Thành Thăng

Long với biểu tượng Rồng bay vừa mang khí thế vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, vừa chứa đựng ý niệm thiêng liêng về cội nguồn Rồng Tiên và ước mơ về nguồn nước, mưa thuận gió hoà của cư dân văn minh nông nghiệp trông lúa nước

Ngay từ những năm đầu định đô Thăng Long, nhà Lý đã tập trung xây dựng khu vực thành - chính trị (thành thị quân vương) gồm chính giữa là Đại Nội - nơi vua sống - với một vòng Câm thành (Long thành) và 10 vệ điện tiền cắm quân canh phòng nghiêm ngặt, phía ngoài là Hoàng thành (Thăng Long

thành), có đào hào, mở 04 cửa - nơi đặt các cơ quan triều đình, thông ra khu thị -

dân cư (kinh tế, phố phường) ở ngoài cùng và có vòng thành thứ ba - Đại La thành (Thăng Long ngoại thành) bảo vệ, đồng thời là đê ngăn lụt, là đường giao

thông mở nhiêu cửa ra vào ở các mạn đông, tây, nam

Quy hoạch “tam trùng thành quách” (ba vòng thành bao bọc lẫn nhau) và

kết cầu “trong thành ngoài thị” là quy hoạch kiến thiết - xã hội của đô thị Hà Nội

cô, đã ra đời từ rât sớm và còn được bảo lưu mãi vê sau Vê quy hoạch tự nhiên

21

Trang 24

thì đây là một thành phố sông - hồ mà lãnh thổ chủ yếu là một vùng đất bồi, nương theo và thích ứng tôi đa các hình thể tự nhiên sông hồ đó, với giới hạn là

sông Hồng ở phía đông, sông Tô Lịch và Kim Ngưu ở phía tây và phía nam

Khi mới xây dựng, kinh thành Thăng Long chia làm hai phần: Hoàng thành và kinh thành Các thời sau đều theo cách phân chia ấy Hoàng thành nằm trong lòng kinh thành, khu vực nhà vua ở và triều đình làm việc Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa, thường gọi là Cắm thành, có tường xây kiên

cô, có quân lính canh gác nghiêm mật Đó là nơi nhà vua và các hoàng hậu, cung tan mỹ nữ ở Câm thành thời Lý gọi là Long thành, thời Trần gọi là Long phụng thành Các kiến trúc tôn giáo nỗi tiếng về quy mô và kiến trúc độc đáo cũng nối

nhau mọc lên trên khắp đô thị: Chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, đền Bạch Mã,

miéu Dong Co dic biệt là Văn Miếu (1070)

Kinh thành là khu vực nhân dân và quan ở, bao bọc lấy hoàng thành, có

quan lại, quân sĩ và nhân dân ở Trong thời đại Lý - Trần cũng như các thời kỳ sau, khu vực quan lại quân sĩ ở trong kinh thành Thăng Long thường ở phía nam, ngoài Hoàng thành Do vậy, các quan lại đều qua cửa Đại Hưng ở phía Nam Hoàng thành mà vào triều Thời Lý, các hoàng tử và thái tử con vua đến tuôi trưởng thành đều không ở trong hoàng thành mà ra ở những cung phủ riêng dựng tại khu vực này Các hoàng thái tử đều có đông quân đội để phục vụ riêng, cho nên những cung, phủ, nơi ở của các hoàng tử đều rộng lớn Dinh thực của các quan lại, doanh trại của quân đội nhà nước đều tập trung ở đây

Quy hoạch khu vực dân cư của đô thị Hà Nội cô với vùng công - thương

nghiệp phía Đông và nông nghiệp phía Tây được hình thành từ đời Lý, được các

đời sau tiếp tục noi theo Đời Trần, với việc hoạch định 61 phường cho đô thị,

22

Trang 25

hiển nhiên đã mở mang thêm và quy hoạch chặt chẽ hơn khu vực này Phố xá cũng dân dần được lập nên ngày càng nhiều Khu dân cư tập trung ngoài Hoàng thành tuy không được sắp xếp bố trí chặt chẽ, nhưng do điều kiện sinh sống cũng

dân dần hình thành một quy hoạch hợp lý và có phần độc đáo Thăng Long cũng

như các thành thị phương Đông nói chung, tuy có phân biệt với nông thôn, nhưng không tách rời và đối lập với nông thôn Ngay bên trong Thăng Long cũng có một bộ phận kinh tế nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với những làng xóm nông nghiệp xung quanh

Hoạt động kinh tế ở Thăng Long trong thời kỳ này bao gồm đủ mọi ngành: thương nghiệp, thủ công nghiệp và nông nghiệp Những hoạt động kinh

tế ấy không những có tác đụng quyết định sự phát triển của kinh thành Thăng Long, mà còn phản ánh một phần nào tình hình kinh tế chung của cả nước từ thế

kỷ XI cho tới đầu thé ky XV

Chợ búa và bến cảng là trung tâm giao dịch của đô thị Chợ lớn nhất là

chợ Đông, nằm ngay trước cửa Đông của Hoàng thành, cùng với các chợ ở các

cửa thành khác, hình thành nơi trao đôi trực tiếp giữa phần “đô” và phần “thị”,

cũng là nơi tập trung các hoạt động buôn bản của đô thị Trung tâm thương nghiệp Thăng Long lây cửa Đông - sông Tô - sông Hồng làm giới hạn, là vùng sam uất nhất kinh thành Ở đây tập trung nhiều phố phường - chợ bến mà trung tâm là phường Giang Khẩu (cửa sông Tô), chợ Đông, bến cảng sông Tô (Giang Khẩu), bến cảng Triều Đông (dốc Hoè Nhai)

Các nghề thủ công nằm rải rác ở nhiều phố phường, nhưng tập trung nhất

vẫn là khu Đông và khu Tây của thành Thăng Long Từ thế kỷ XI-XV, ở Thăng

Long đã có một số nghề chính nỗi tiếng như: nghề dệt gâm vóc tơ lụa, nghề làm

23

Trang 26

vật liệu xây dựng, nghề làm đồ sứ, nghề làm đồng, nghề làm đồ vàng bạc châu bau, nghé 1n, nghê làm quạt, nghê nâu rượu

Bên cạnh các nghề thủ công dân gian là những xưởng thủ công của Nhà nước như xưởng đúc tiên, đóng thuyên, làm vũ khí, xe kiệu của vua quan

Từ khi bắt đầu định đô cho tới đầu thê ky XV, trai qua 400 năm, kinh

thành Thăng Long đã không ngừng phát triển Những công trình xây dựng ở trong Hoàng thành cũng như ở ngoài khu vực dân ở ngày càng nhiều Những cảnh trí thiên nhiên ở Thăng Long cũng ngày càng được sửa sang bồi đắp làm tăng thêm vẻ đẹp của kinh đô của một thời ky độc lập Những công trình xây dựng và những cảnh trí thiên nhiên được sức người tô điểm thêm, không những

đã nói lên được một phân nào tính chất văn vật của kinh đô Thăng Long mà còn phản ảnh một chừng mực nhất định trình độ phát triển của xã hội Việt Nam trong

thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Có thê nhận định rằng, kinh thành

Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ đã được xây dựng với quy mô của một thành thị rộng lớn, có nhiều mặt sinh hoạt phong phú và một nền nghệ thuật khá cao, khác hăn những thành thị và những thành luỹ quân sự có từ trước Trên quá trình xây dựng từ thời Lý - Trần trở đi, kinh thành Thăng Long ngày càng phát triển và

thịnh vượng, làm thủ đô lâu dài cho các đời sau

2.3 Thăng Long dưởi các triểu đại Lê (1428-1527), Mạc (1527-1592), Trinh (1593-1787) va Tay Son (1788-1802)

Kinh thành Thăng Long ở đầu thời Lê bao gồm đất đai phủ Phụng Thiên

và vẫn là kinh thành Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ, trừ những cung điện đền đài ở trong Hoàng thành đo bị giặc Minh phá huỷ đã được nhà Lê dần sửa chữa

và có thêm nhiều công trình mới Vào cuối thế kỷ XV, đời Lê Thánh Tông,

24

Trang 27

tường Hoàng thành do xây đã lâu ngày nhiều chỗ bị đỗ nên đã phải sửa đắp lại

Đại La được kiên cô hơn, nhưng về câu trúc thành luỹ thì thành Đông Kinh vẫn

dựa trên cơ sở thành Thăng Long thời Lý - Trần và vòng thành ngoài vẫn mang tên thành Đại La Vòng thành thứ hai được chính thức gọi là Hoàng thành Năm

1474 và 1500, nhà Lê cho sửa chữa, xây dựng lại tường thành phía Tây và phía Đông của Hoàng thành Năm 1490, vòng thành trong cùng (còn gọi là Cung thành hay Phượng thành) được mở rộng Năm 1516, Hoàng thành được mở rộng thêm về phía Đông

Căn cứ vào bản đồ Hồng Đức năm 1490 thì Hoàng thành thời Lê bao gồm

cả khu vực Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần và khu vực tỉnh thành Hà Nội vào thời Nguyễn Nhưng những bản đồ này được vẽ theo kiểu ước lệ nên các

vị trí chưa xác định chính xác trên bản đồ thời nay Cũng theo các tư liệu cũ thì cách thức bố trí, xây đựng trong Hoàng thành buổi đầu thời Lê có thể hình dung như sau: chính giữa Hoàng thành là điện Kính Thiên xây dựng nắm 1428 là nơi nhà vua hội họp với triều thần để bàn những công việc lớn của Nhà nước Bên

phải điện Kính Thiên là điện Chí Kính, phía sau về bên trái là điện Vạn Thọ cũng

xây dựng năm 1428 Đăng trước điện Kính Thiên là cửa Đoan Môn, hai bên có cửa Đông Tràng An và Tây Tràng An ăn thông ra hai phía Đông và Tây trong

Hoàng thành Phía Đông Hoàng thành còn có khu Đông cung là nơi bố trí các

cung điện của Hoàng Thái tử, phía trước khu Đông cung là khu nhà Thái Miéu, nơi thờ tÔ tiên của nhà vua Khu phía Tây Hoàng thành có nhiều hỗ và núi có bố

trí các đài các, đền miễu và vườn Thượng Lâm dùng làm nơi giải trí thưởng

ngoạn của Hoàng ø1a

Ngoài một sô cung điện chính nêu trên, Hoàng thành con có hang tram cung điện khác, vào đời vua nào cũng có thêm những công trình xây dựng mới

25

Trang 28

Riêng năm 1512, vua Lê Tương Dực cho Vũ Như Tô đứng ra trông nom xây dựng 100 cung điện có gác và khởi công làm Cửu Trùng đài, một cung điện nguy nga tráng lệ nhưng không hoàn thành được do có các loạn trào kéo dài từ năm

1516 đến năm 1527

Kinh thành là nơi nhân dân và quan lại ở thì từ sau cuộc chiến thăng quân

Minh ở dau thé ky XV, ngày cảng mở rộng và luôn luôn tu sửa thêm Năm 1749,

vua Lê chúa Trịnh đã tiến hành công cuộc sửa đắp đối với thành Đại La, thành

Đại La lúc ay còn được gọi là Đại Độ, mở tám cửa thông ra ngoài, mỗi cửa đặt

hai ô tả và hữu có binh lính canh gác ngày đêm Một trong những cửa Đại La ấy

là cửa Thanh Hà vẫn còn di tích đến ngày nay Đại La đắp bằng đất không cao

lắm, bên cạnh tường nhỏ, trên mặt là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài là hàng rào

che kín, dưới chân tường là hào sâu, trong hào thả chông rất kiên cố Thành có

ba vọng canh luôn có lính canh gác

Sự bố trí trong kinh thành Thăng Long từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ

XVII không có gì khác với kinh thành Thăng Long thời Lý - Trần Khu phía Nam kinh thành vẫn là khu vực các quan lại và quân sĩ ở Năm 1497, Lê Thánh Tông cho xây viện Đãi Lậu ở ngoài cửa Đại Hưng gồm hai dãy nhà, mỗi dãy ba gian làm mới để các quan nghỉ đợi giờ vào triều Tại cửa Đại Hưng cũng dựng

đình Quảng Văn làm nơi yết thị những pháp lệnh của triều đình Nhân dân ở khu

vực các phường dân cư ngoài Hoàng thành không ngừng phát triển Năm 1466, vùng kinh sư đặt thành phủ Trung Đô gôm 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương Năm 1469, phủ Trung Đô đổi tên làm phủ Phụng Thiên Khu dân cư của hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương chia làm 36 phường, mỗi huyện 18 phường Quy hoạch 36 phường của Thăng Long bắt đầu từ đó

26

Trang 29

Phường là một đơn vị hành chính cơ sở, tương đương với xã ở nông thôn

cũng là nơi tập hợp những người cùng nghề Cư dân 36 phường bao gồm nông

dân, thợ thủ công và thương nhân, trong đó có những phố - chợ buôn bán tấp nập

và những phường thủ công nỗi tiếng Trong Dw địa chí của Nguyễn Trãi có nhắc tới một số phường thủ công chuyên nghiệp như phường Tàng Kiếm (Hàng

Trống) làm kiệu, áo giap, đồ dài mâm võng, gam triru, du long, phuong Yén Thai

(Bưởi) chuyên làm giấy, phường Thuy Chương (Thuy Khê) và phường Nghỉ Tàm (làng Nghi Tàm bên Hồ Tây) dệt vải và lụa, phường Hà Tân (sau là Giang Tân, bờ sông Hồng) nung vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Tả Nhất (An Nhất, cuối phố Huế) làm quạt, phường Đường Nhân (Hàng Ngang) bán áo điệp y, phường Thịnh Quang (ngoài Ô Chợ Dừa) làm long nhãn

Năm 1527, triều Mạc (1527-1792) thay thê triều Lê Chính sách cai trị của

triều Mạc nói chung có nới rộng hơn so với triều Lê và trong thời gian đầu có tạo

ra được tình trạng xã hội ôn định Đề đề phòng những cuộc tan công của quân

Trịnh, nhà Mạc lo tăng cường hệ thống thành luỹ phòng vệ quanh thành Thăng Long Năm 1588, nhà Mạc (Mạc Hậu Hợp) huy động quân bốn trấn vùng đông bằng đắp thêm 3 lần luỹ ngoài thành Đại La Trên bán đồ hiện nay, thành này bắt

đầu từ Nhật Tân, chạy theo phía Hồ Tây qua Bưởi, Ô Cầu Giấy, theo đường Giảng Võ, La Thành qua Ô Chợ Dừa, Kim Liên rồi theo đường Đại Cô Việt,

Trần Khát Chân qua Ô Cầu Dèn, Ô Đống Mác ra tới đê sông Hồng Như vậy, thành Đại La được xây đắp thêm vào thời kỳ này, rộng hơn thành Đại La thời kỳ trước vì đã đưa toàn bộ khu vực Hồ Tây vào trong phạm vi thành Thăng Long

Có thê coi công cuộc xây dựng của Mạc Mậu Hợp đã ân định vị trí và diện mao

của Hoàng thành Thăng Long tir cudi thé ky XVI dén thé ky XVIII

27

Trang 30

Nhưng từ năm 1545, quyén binh lại nằm trong tay họ Trịnh Đây là khởi đầu của chính quyên vua Lê - chúa Trịnh kéo dài đến năm 1786 Đông Kinh

được trở lại tên gọi Thăng Long - là đô thành của triều Mạc rồi của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh Mọi công việc tu tạo, kiến thiết ở đây đều nhằm phục vụ

nhu câu chính tr - quân sự của nhà nước phong kiên

Một nét mới trong quần thê kiến trúc cung đình của Thăng Long thời Lê -

Trịnh là sự xuất hiện cụm kiến trúc Phủ Chúa Trong khu Hoàng thành của vua

Lê ở thế kỷ XVII - XVIII bị thu hẹp lại và chỉ duy trì trên một mức độ nhất định

vẻ bề thễ đã có sẵn từ trước thì lúc này trung tâm của kinh đô đã chính thức chuyên dịch ra phía ngoài Hoàng Thành với sự xuất hiện của quân thể phủ Chúa

Trịnh

Lúc đầu, phủ chúa Trịnh có thê là tạm đóng ở các thôn Thái Kiều (khu vực ngõ chợ Khâm Thiên hiện nay) và bãi Thảo Tân (khu vực Nhà hát Lớn), sau đó

chính thức dời về phường Phúc Lâm, phía nam kinh thành Lê Hữu Trác có ghi

lại là “Qua cửa Đại Hưng rồi rẽ theo lối bên phải, đi chừng nửa dặm, tới dinh

quan Chánh đường (tức dinh Hoàng Đình Bảo ở cạnh phủ Chúa Trịnh)” Theo Giao Châu dư địa đồ thì Vương phủ được vẽ ở phía tây - nam hồ Tả Vọng Theo bản đồ Trung Đô thời Hồng Đức, thì Vương phủ được vẽ ở phía nam tháp Báo

Thiên Căn cứ vào đó, nhiều nhà nghiên cứu đã đoán định rằng, phủ Chúa Trịnh

có thể ở quãng giữa phố Tràng Thi, cạnh Nhà thờ Lớn, hoặc lui xuống nữa ở quãng giữa giữa phố Thợ Nhuộm (ý kiến của nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thuý) hoặc ở trong tứ giác của các phố Lý Thường Kiệt - Bà Triệu - Nguyễn Du - Quang Trung ngày nay (ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Huy Ba)

28

Trang 31

Nhu vay, quan thé phủ Chúa Trịnh được xây trên một diện tích rất rộng lớn, trong đó, khu chính là ở phía tây - nam hỗ Hoàn Kiếm ngày nay Sau đó có thêm nhiều công trình kiến trúc khác, tiễn dần sang phía đông và đông - nam, sát

bờ sông Nhĩ (trải dài trên một trục từ viện Bảo tàng Lịch sử đến Bệnh viện Hữu

nghị ngày nay)

Mặc dù đã đồ tiền của công sức xây dựng to lớn lộng lẫy như vậy, nhưng

các chúa Trịnh vẫn chưa yên tâm cho ngôi vị của mình Ké từ chúa Trịnh Cương,

các Chúa Trịnh đã cho xây dựng phủ đệ mới ở Cổ Bi (Gia Lâm), đến đời chúa

Trịnh Doanh tiếp tục cho xây dựng cung miễu ở Cô Bi và có ý muốn thiên đô

sang Gia Lam Nhưng các chúa Trịnh chưa kịp thực hiện ý đồ đó thì năm 1786,

khi chủ tướng nông dân Tây Sơn Nguyễn Huệ kéo quân vào Thăng Long lần thứ

nhất tiêu diệt nhà Trịnh, phò vua Lê rồi nhanh chóng rút về Phú Xuân Trịnh

Bong về phủ Chúa Trịnh hòng khôi phục lại địa vụ của nhà chúa Vua Lê Chiêu

Thống sau khi đã cầu cứu Nguyễn Hữu Chỉnh đánh đuôi Trịnh Bông ra khỏi phủ Chúa, liền “sai người đốt cháy Phủ Chúa tiêu thô trụi hết” Cả một quân thể

dinh cơ nguy nga đồ sộ được xây dựng hàng trăm năm chỉ còn những đồng tro

tàn Điều đó đã khiến cho đô thị Hà Nội cô trong các thế ký XVI-XVII có

nhiêu nét đặc biệt

29

Trang 32

Dưới triều Tây Sơn, Thăng Long không còn là kinh đô của cả nước, nhưng

là thủ phủ của cả khu Bắc Thành (Bắc Bộ ngày nay) với vị trí đặc biệt quan trọng

và luôn luôn được Quang Trung cũng như vương triều Tây Sơn quan tâm Hơn

thế nữa, bên cạnh tên gọi mới là Bắc Thành, tên Thăng Long vẫn được bảo tồn

và là một nơi đô hội, một trung tâm kinh tế, văn hoá có nhiều gan bó với Tây

Sơn - Quang Trung

Tuy không còn là một trung tâm về chính trị, Thăng Long lúc này vẫn là một trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tiếp tục phát triển cùng với đà phát triển nên kinh tế hàng hoá của đất nước ở các thế kỷ XVII - XVIII Cái tên “Kẻ Chợ” phố biến trong dân gian thời kỳ này, xứng hợp với một thực chất của đô thị

Dưới các triều đại Lê (1428-1527), Mạc (1527-1592), Trịnh (1593-1787)

và Tây Sơn (1788-1802), về mặt kinh tế thành thị Thăng Long vẫn có những mặt phát triên phôn vinh biểu hiện tập trung ở khu thị dân của kinh thành Trong thời

kỳ này, thương nghiệp là ngành kinh tế phát triển nhất ở Thăng Long do có nhiều

sông ngòi thuận tiện, việc liên hệ kinh tế giữa kinh thành Thăng Long với các địa

phương ngày càng chặt chẽ Vào thời hậu Lê, những thuyền buôn từ Thanh Nghệ

và các trần ở miền Nam ra kinh thành cũng như các thuyền buôn từ mạn ngược

về kinh thành thường xuyên hoạt động Việc buôn bán trên sông Hồng lúc ấy rất nhộn nhịp

Hoạt động thương nghiệp của Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhất là qua

mạng lưới chợ, bến cảng, phố xá Các chợ thường tập trung nhiều nhất ở các cửa

ô, cửa thành và bờ sông là những nơi thuận tiện cho sự tiếp xúc, đi lại

Các nghê thủ công truyền thống của Thăng Long thời kỳ này đã có nhiều phường chuyên nghiệp, trong đó bao gồm những người làm nghề thủ công và

31

Trang 33

phân lớn còn kết hợp cả buôn bán Bên cạnh những phường chuyên nghiệp, còn

có nhiều quan xưởng (Cục Bách tác) và công binh xưởng (kho võ khó) Việc buôn bán ở Thăng Long càng thịnh vượng thì dân số càng tăng, phố phường càng đông đúc

Từ đâu thế kỷ XVII, ở kinh thành Thăng Long bắt đầu có người phương

Tây tới buôn bán, đông nhất là người Hà Lan, người Bồ Đào Nha, người Anh rồi người Tây Ban Nha, người Pháp Những công ty thương mại của người Hà Lan

và người Anh đã lập cửa hiệu ở Thăng Long và các thương điếm ở bờ sông Hồng Các nhà buôn Trung Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều người buôn to ở Thăng Long Tình hình buôn bán với các địa phương trong nước và nước ngoài phát triển như vậy nên các phường phố của Thăng Long cũng ngày càng sầm uất

2.4 Thăng Long - Hà Nội dưới thời Nguyễn (thế kỷ XIX)\

2.4.1 Từ kinh đô đến trần thành

Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại chính quyền Quang Toản, lập nên chế độ quân chủ của triều Nguyễn trên phạm vi cả nước Nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân, và Thăng Long vẫn là thủ phủ của Bắc Thành gồm 11 tran

Gia Long chưa dám xoá bỏ tên Thăng Long nhưng đổi chữ “Long” là

“Rồng” thành chữ “Long” là “Thịnh”, lầy cớ rông là tượng trưng cho vua, chỉ có

thê dùng cho đất kinh sư mà thôi Cũng với tinh thần đó, chữ Hoàng thành không được dùng nữa, tiến lên một bước, năm 1803, Gia Long ra lệnh phá bỏ Hoàng

Thành cũ và xây dựng một toà thành mới kiểu Vauban quy mô nhỏ hơn cho

tương xứng với vị trí của một trấn thành

Trần thành Thăng Long thời Nguyễn hình vuông, chu vi hơn 1285 trượng (khoảng 5 km) Tường thành cao hơn 1 trượng (khoảng 4 m), dày 4 trượng

32

Trang 34

(khoảng 16m), phía dưới xây băng đá xanh, đá ong, phía trên bằng gạch hộp Thành mở 5 cửa: bắc, đông, tây, đông nam và tây nam Các cửa này được xây dựng vào năm 1805 Bên ngoài các cửa thành có Dương Mã thành là một loại công sự bảo vệ gồm hai bức thành vuông góc nhô ra phía ngoài Mỗi Dương Mã thành có một cửa bên rộng 1 trượng (khoảng 4 m) gọi là Nhân Môn rồi mới đến cửa chính Chung quanh thành có hào nước rộng chừng 4 trượng (6m)

Bên trong thành chính giữa có điện Kính Thiên vẫn ở vị trí cũ trên núi Nùng, chỉ mở cửa khi vua ngự giá bắc tuần

hoặc tiếp sứ thần phương bắc Phía trước điện

Kính Thiên có cửa Đoan Môn cũng là di tích

của Hoàng thành cũ nhìn thắng ra kỳ đài cao §

60m xây dựng năm 1812 Hai bên đông tây là

công đường dinh thự, kho tàng và doanh trại

quân lính

Trong phân lớn thế kỷ XIX, thành Thăng Long - Hà Nội dù không còn giữ

vị trí là trung tâm đầu não đất nước song trong một chừng mực nào đó địa điểm này vẫn đóng một vai trò chính trị quan trọng Năm 1804, điện Kính Thiên, công

trình kiến trúc tiêu biểu và nỗi tiếng thời Lê trở thành địa điểm chính đặt hành

cung của các vị vua của triều Nguyễn nghỉ ngơi mỗi khi tuần du ra khu vực phía bắc bên cạnh một khu nhà 5 gian được xây dựng phía sau Công trình này chỉ được sử dụng cho nhà vua và được coI là một trong những khu vực tôn nghiêm nhất của toà thành Phần lớn những vị vua đầu tiên của triều Nguyễn đều dùng hành cung ở thành Hà Nội làm nơi ở, giải quyết và đưa ra nhiều quyết định quan trọng của quôc gia tại nơi này

33

Trang 35

Nếu như giai đoạn 1802 - 1830, khi triều Nguyễn duy trì chế độ quản lý

đại diện theo khu vực thì khi đó, trung tâm chính trị Hà Nội có một vị trí quyết

định đối với không chỉ đối với các khu vực phụ cận mà là toàn bộ vùng lãnh thổ

rộng lớn ở miền bắc Thành Hà Nội với vai trò là thủ phủ của trần Bắc Thành cũng vì thế có một ý nghĩa không kém gì so với kinh thành Huế Năm 1831, Minh Mệnh tô chức quản lý nhà nước theo phạm vi của các tỉnh, toà thành này chỉ còn đóng vai trò là trị sở của tỉnh Hà Nội), song những ảnh hưởng về kinh tế, văn hoá của nó không vì thê mà suy giảm

Với vị thế đó cho nên chắng bao lâu sau ngày xây dựng thành, hệ thống dinh thự của các quan lại cũng nhanh chóng được mọc lên nhằm đảm bảo các chức năng hành chính - chính trị Những dấu tích kiến trúc còn lại và những thông tin khá rõ từ các tài liệu của phương Tây đã dân giúp người ta có thê hình

dung một cách khá cụ thé vé một hệ thống kiến trúc quan phương

2.4.2.Từ trấn thành đến tỉnh thành

Năm Tân Mão (1831), vua Minh Mệnh tiến hành cuộc cải cách hành chính nhằm tăng cường quyền lực của chính quyên trung ương và củng cố sự thống nhất quốc gia Cấp tông trân Bắc Thành và Gia Định Thành bị bãi bỏ Trong năm

1831-1832, cả nước chia ra làm 30 tỉnh đặt dưới sự cai quản thống nhất của triều

đình trung ương

Vùng trần lị của Bắc Thành được mở rộng và sắp xếp lại thành tỉnh Hà

Nội lập năm 1831 Từ một phủ Hoài Đức gồm hai huyện Thọ Xương và Vĩnh

Thuận, triều Nguyễn lây thêm huyện Từ Liêm (thuộc Sơn Tây) vào phủ Hoài

Đức, rồi lại lẫy 3 phủ Ứng Hoà, Lý Nhân và Thường Tín của Sơn Nam dé dat thành tỉnh Hà Nội Như vậy tỉnh Hà Nội thời Minh Mệnh gồm 4 phủ là Hoài

34

Trang 36

Duc, Thuong Tin, Ung Hoa va Ly Nhan; 15 huyén la Tho Xuong, Vinh Thuan,

Tu Liém, Thugng Phuc, Thanh Tri, Thanh Oai, Chuong Duc, Son Minh, Hoai

An, Nam Xang, Duy Tién, Binh Luc, Phu Xuyén, Kim Bang va Thanh Liém

[19,219]

Về nguyên tắc, triều Nguyễn đặt chức tổng đốc Hà Ninh để cai trị cả hai tỉnh Hà Nội và Ninh Bình Nhưng riêng tỉnh Hà Nội, vì đây vốn là kinh đô xưa

và là trị sở của Bắc Thành, lúc mới chia đất đặt quan, công việc nhiều hơn và có

tam quan trong hon noi khác, cho nên triều Nguyễn đặc cách đặt chức tuân phủ

Hà Nội Người đầu tiên giữ chức tuần phủ Hà Nội là Đặng Văn Thiêm

Như vậy, từ địa vị là kinh đô của nước Đại Việt, đến thời Nguyễn, Thăng Long trở thành trần lị của Bắc Thành tong trấn, rồi từ năm 1831, chỉ còn là tỉnh thành của tỉnh Hà Nội Tuy vậy, tỉnh Hà Nội vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng về mặt chính trị của triều Nguyễn, đặc biệt là về ngoại giao và vần là trung tâm kinh

tế, văn hoá lớn của đất nước

2.4.3 Diện mạo kinh tế - xã hội - văn hoá Thăng Long - Hà Nội

Từ một kinh đô trở thành trụ sở của trấn rồi của tỉnh, phần Thành - Chính

trị của Thăng Long - Hà Nội bị giảm sút rõ rệt Thành ngoài của Thăng Long -

Hà Nội thời Nguyễn cũng bị thu hẹp ở mặt Tây Mặc dù vậy, phần thị - kinh tế

tuy có bị ảnh hưởng nhưng lại có mặt phát triển độc lập của nó và nhờ đó, giữ

được bộ mặt đô thị Thăng Long - Hà Nội

Khu vực nông nghiệp của đô thị vẫn được mở mang thêm, đồng thời với

sự phát triển của khu vực công thương, từ nơi tập trung ở phía đông, lan rộng thêm về phía đông nam Từ kết quả phân tích địa bạ huyện Thọ Xương thời Nguyễn của một số nhà nghiên cứu cho thấy cụ thể hơn tô chức hành chính của

35

Trang 37

Thăng Long - Hà Nội xưa và cơ câu kinh tế của đô thị này Đến giữa thế kỉ XIX,

phân thị trung tâm kinh tế của Hà Nội, vẫn phân chia theo đơn vị tông rồi xuống đến phường, thôn, trại Địa bạ được thành lập theo đơn vị phường, thôn, trại và

dau ấn nông thôn còn khá đậm Về mặt chức dịch, cấp tổng có cai tổng và phó tổng, cấp phường cũng như thôn, có lí trưởng, hương trưởng, hương mục, nghĩa

là tô chức hành chính vẫn như các làng xã nông thôn

Dưới thời Nguyễn, kinh tế xã hội đô thị Hà Nội trước và trong khi thực

dân Pháp xâm lược, tập trung chủ yếu ở khu dân cư “36 phố phường” Tuy

không được quy hoạch, nhưng số dân và số nhà ở ở khu vực này tăng lên, tạo

thành mật độ dày đặc Theo các tài liệu của các thương g1a phương Tây ước đoàn

số đân đô thị Hà Nội ở những năm 70 của thế kỷ XIX vào khoảng từ 10-15 vạn người Số nhà ngói, đặc biệt trong các phố Hoa Kiểu (Hùng Ngạn, Hàng Buồm,

Mã Mây ) có tăng lên, chủ yếu là các kiểu nhà ống Hệ thống giao thông dựa trên dòng sông Tô Lịch và các trục phố dọc ngang kiểu bàn cờ Các phố được ngăn cách và bảo vệ bởi hệ thông công phó thiết kế rất đa dạng từ đơn giản đến kiên cố, trong đó, công phố Hàng Ngang được xây bằng gạch là công phó lớn và đẹp nhất Xen kẽ vào các nhà là nhiều đền chùa, trong đó có những ngôi đền thờ vọng của thợ thủ công từ các làng quê phụ cận Sinh hoạt của dân thành thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XIX vẫn còn mang những nét nông thôn như việc

sử dụng các giêng nước công cộng của các thôn, làng

So với các thế kỷ trước, sự phát triển kinh tế của Thăng Long - Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX không được đồng đều Phía tây, nơi khu vực quân sự hành chính trước kia, có xu hướng nông thôn hoá chuyên về nông nghiệp hoặc kết hợp với một số nghề thủ công cô truyền Khu Giảng Võ và cả phần phía tây kinh

thành bị biến thành một tổng, gọi là tổng Nội gom 11 thon, trại nông nghiệp

36

Trang 38

Bộ mặt thành thị hầu như dôn về khu phía đông và mở rộng về phía đông nam Đại Nam nhất thông chí đã liệt kê ra 21 phỗ ở phía đông thuộc địa phận huyện Thọ Xương gồm: phố Hà Khẩu (còn có tên là Hàng Buồm), Việt Đông, Hàng Mã (Trừng Thanh), Hàng Mắm, Báo Thiên, Nam Hoa (Hàng Bè), Hàng Bồ

(Xuân Yên), Hàng Bạc, Hàng Giầy, Mã Mây, Đồng Lạc, Thái Cực, Đông Hà,

Phúc Kiến, Phục Cô, Hàng Lam, Đồng Xuân, Thanh Hà, Hàng Gai, Hang Day, Hàng Chè Có một số phố mà đơn vị hành chính đời Gia Long gọi là thôn mang tên các mặt hàng buôn bán hay sản xuất cô truyền của nhân dân kinh thành như

Tang Kiém, Hàng Lược, Hàng Chài, Hàng Cá, Hàng Dầu, Hang Gao Đến năm

Minh Mạng thứ 2 (1821), các tên nôm này được đổi thành tên chữ như Hàng Chai đôi thành Ngư Võng, Hàng Cá đổi thành Gia Ngư Như vậy các tên nôm của các thôn phường mang tên các mặt hàng cô truyền không được dùng trong các đơn vị hành chính nữa, nhưng nó vẫn tồn tại để gọi các đường phố của Hà Nội

Các phố ở Hà Nội thế kỷ XIX, sau nhiều thế kỷ tồn tại, đã tập hợp được

nhiều nghề thủ công công và người sản xuất có tay nghề chuyên môn cao Các phố phường đã chuyên môn hoá về sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm Hoạt động buôn bán của Hà Nội thông quá mạng lưới chợ khá dày đặc Có thể nói, khu buôn bán và thủ công phía đông phát triển hơn trước về quy mô và dân cư,

trở thành bộ phận tiêu biéu cho bộ mặt đô thị Thăng Long - Hà Nội Qua những

phiên chợ và những hoạt động của thương nhân buôn bán đường dài, Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ vai trò một trung tâm kinh tế lớn, có quan hệ rộng rãi với thị trường trong nước và một phân với nước ngoài

Hà Nội vân tôn tại và phát triên các cụm làng chuyên ven đô tương ứng các bán thành phẩm hoặc thành phẩm cho các cửa hiệu, trước khi đến tay người

37

Trang 39

tiêu dùng Đó là cụm các làng đệt ở ven Hồ Tây như Trích Sài, Nghi Tàm và các làng La, cụm các làng làm giấy ở vùng Bưởi như Yên Hoa, Nghĩa Đô, Hồ Khẩu,

xóm đúc đồng ở Ngũ Xã, Trúc Bạch Đối với các thị trường xa như vùng Thanh

Nghệ, đồng bằng ven biển, thượng du, phố phường đô thị Hà Nội giao tiếp qua

hệ thông bến cảng - sông Hồng, Tô Lịch Một số lớn các phẩm vật, đặc sản từ

các địa phương đã ngược xuôi về tích tụ và tái phân phối tại Hà Nội

Với một truyền thống văn học nghệ thuật, nép sống thanh lịch hào hoa lâu

đời, Hà Nội thời Nguyễn vẫn tiếp tục toả sáng ảnh hưởng của mình như một trung tâm văn hoá lớn nhất của cả nước Không gian văn hoá đô thị truyền thống của Thăng Long - Hà Nội vẫn được duy trì qua các hoạt động giáo dục khoa cử, tôn giáo, tín ngưỡng cùng như văn hoá nghệ thuật

2.4.4 Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp

Sau khi đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ (tháng 6/1867), thực dân Pháp tính

đến việc đánh ra miền Bắc, chiếm Hà Nội Tuy nhiên, phải tới cuối năm 1872,

sau khi đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ và củng cô thuộc địa Nam Kỳ vững vàng, chúng mới quyết định đánh ra Bắc

Quân Pháp đáng chiếm Hà Nội lần thứ nhất ngày 10/11/1873 Cuộc chiến

đầu ngoan cường của quân dân Hà thành, đặc biệt là trận thang oanh liệt ở Cầu

Giấy giết chết viên chỉ huy Phăng-xi Gác-ni-ê, đã buộc thực dân Pháp phải điều đình và ký Hoà ước 1874 Theo Hoà ước Giáp Tuất với 22 điều khoản (ngày

15/3/1874) triều đình Huế công nhận sự thống trị của Pháp trên miền Lục tỉnh, quyền đi lại, buôn bán, truyền đạo trên đất nước ta và đặc biệt cho phép người

Pháp được quyền cư trú và đặt lãnh sự quán ở Hà Nội, Hải Phòng và Quy Nhơn Trong Thương ước ngày 31/8/1874 có nhắc lại nội dung Hiệp ước trên và nói rõ

38

Trang 40

thêm là triều đình Huế phải nhượng cho chính phủ Pháp một khu đất rộng 5 mẫu

(khoảng 2,5ha) để xây dựng nhà cửa cho viên lãnh sự và những người tuỳ tùng

Từ tháng 1/1875 mới xác định vùng đất nhượng là khu Đồn Thuý Đến tháng

5/1875, một thoả ước giữa Tổng đốc Hà Nội Trần Đình Túc với phía Pháp mở rộng khu vực Đồn Thuỷ lên 18 ha chạy dọc theo sông Hồng từ Viện Bảo tàng

Lịch sử Việt Nam đến Bệnh viện Hữu nghị hiện nay

Tiểu kết chương 1:

Vào thế kỷ XI, Hà Nội đã hình thành những cơ sở của một đô thị với một

khu thương nghiệp ở phía Đông (phường Giang Khẩu - cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng), tương đương với vùng Hàng Buôm, Chợ Gạo ngày nay; một khu thủ công nghiệp chuyên làm giấy và đệt vải ở phía Bắc - vùng kẻ Bưởi, sau này là bốn phường Hỗ Khẩu, Trích Sài, Yên Thái, Nghĩa Đô, thuộc mạn ven Hồ Tây bây giờ Hai khu vực này nỗi với nhau bằng đường sông Tô Lịch, với những

làng làm ruộng và đánh cá rải rác ven bờ làm thành một khu vực thứ ba: khu

nông nghiệp Nhà Lý xây dựng một toà kinh thành ở giữa vùng ấy, hình thành

nên một khu vực thứ tư: khu hành chính - chính trị, cho trọn vẹn là “một chốn

muôn vật rất thịnh và phồn vinh” như Chiếu đời đô đã ghi nhận Từ những cơ sở

ban đầu ay, sau khi dải La Thành được hoàn thiện thì trong lòng nó đã có một đô

thị đạt quy mô gần tương đương với khu nội thành Hà Nội sau này, với những

phố phường, thôn trại, chợ búa, bến ô, thành quách và cả ruộng đồng, ao hỗ,

chùa tháp, đền đài

Có thể nhận định răng, ở Hà Nội, quá trình đô thị hoá là cả một quá trình

chin thế kỷ phát triển, những yếu tố đô thị song song với sự tiếp nhận những tác động của các làng xã nông thôn xa gần vào thành phố, đó là một quá trình đô thị

39

Ngày đăng: 28/10/2024, 17:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w