Giới thiệu Phương pháp nghiên cứu: Quan sát thu thâp dữ liệu sơ cấp Đối tượng nghiên cứu: 20 người tiêu dùng tại Hà Nội, bao gồm cả nam và nữ, độ tuổi từ 18-55, nghề nghiệp đa dạng
Trang 1NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở HÀ
NỘI
I Giới thiệu
Phương pháp nghiên cứu: Quan sát (thu thâp dữ liệu sơ cấp)
Đối tượng nghiên cứu: 20 người tiêu dùng tại Hà Nội, bao gồm cả nam và
nữ, độ tuổi từ 18-55, nghề nghiệp đa dạng (sinh viên, người đi làm, nội trợ, người nước ngoài)
Địa điểm nghiên cứu: Các siêu thị lớn ở Hà Nội
II Kết quả quan sát
1 Hướng đi khi bước vào siêu thị
Quan sát:
12 người (60%) rẽ phải sau khi lấy xe đẩy hoặc giỏ hàng
8 người (40%) rẽ trái sau khi lấy xe đẩy hoặc giỏ hàng
Nhận định:
Việc rẽ trái hoặc phải có thể do cách bố trí của siêu thị và thói quen của người tiêu dùng Nhiều siêu thị thường chưng bày đồ uống, thực phẩm và chưng bày hàng hóa thành tháp, cổng chào,do đó người tiêu dùng thường có xu hướng rẽ phải để tiếp cận nhanh hơn
VD: Tại BigC Thăng Long, quan sát thấy số lớn khách hàng thường rẽ phải khi vào siêu thị, bởi cách bố trí bên phải rộng rãi, thoáng đãng, các sản phẩm thiết yếu được bày bố bên phải là chủ yếu (rau củ quả, thịt, )
2 Quầy hàng đầu tiên người tiêu dùng đến
Quan sát:
10 người (50%) đến quầy rau củ quả đầu tiên
5 người (25%) đến quầy thực phẩm tươi sống (thịt, cá)
3 người (15%) đến quầy bánh kẹo, đồ ăn nhẹ
2 người (10%) đến quầy đồ gia dụng
Trang 2 Nhận định:
Các quầy rau củ quả và thực phẩm tươi sống thường được đặt ở vị trí
dễ tiếp cận và là nhu cầu thiết yếu hàng ngày, nên nhiều người có xu hướng đến đó trước
3 Hành vi khi vào quầy hàng
Quan sát:
14 người (70%) thường lấy sản phẩm từ kệ giữa (tầm mắt) và dưới (dễ lấy)
6 người (30%) thường xem sản phẩm ở kệ trên (ít phổ biến hơn)
12 người (60%) cầm sản phẩm lên xem và so sánh giữa các thương hiệu trước khi bỏ vào giỏ hàng
8 người (40%) lấy sản phẩm ngay và bỏ vào giỏ hàng mà không so sánh
Nhận định:
Việc xem và so sánh sản phẩm cho thấy người tiêu dùng có xu hướng tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua, thể hiện sự quan tâm đến chất lượng và giá cả
4 Quan tâm tới giá và khuyến mại
Quan sát:
16 người (80%) chú ý tới giá của sản phẩm Còn lại 20% không chú ý tới giá (các sản phẩm quen thuộc, gần gũi)
12 người (60%) có xu hướng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm ở các kệ hàng có khuyến mại
Nhận định:
Giá cả và khuyến mại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng Điều này có thể do tình hình kinh tế và
xu hướng tiết kiệm trong mua sắm
5 Sản phẩm được chọn vào giỏ hàng
Quan sát:
Trang 3 Sinh viên: Chủ yếu chọn mì ăn liền, bánh kẹo, đồ ăn nhanh, nước giải khát
Người đi làm: Thực phẩm tươi sống, rau củ quả, sản phẩm chăm sóc
cá nhân
Nội trợ: Thực phẩm tươi sống, rau củ quả, đồ gia dụng, các sản phẩm gia vị
Người nước ngoài: Thực phẩm nhập khẩu, các loại phô mai, rượu vang, bánh kẹo, đồ ăn nhẹ
Nhận định:
Sự khác biệt trong việc lựa chọn sản phẩm thể hiện rõ qua nhu cầu và thói quen sinh hoạt của từng nhóm đối tượng Sinh viên ưu tiên các sản phẩm tiện lợi, nhanh chóng, trong khi người đi làm và nội trợ chọn những sản phẩm phục vụ cho bữa ăn hàng ngày Người nước ngoài có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với khẩu vị và thói quen tiêu dùng của họ
6 Kết luận
Nhìn chung, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm khác nhau trong việc thực hiện hành vi mua sắm tại siêu thị Các yếu tố quyết định hành vi mua sắm: thói quen, sở thích, công việc, chương trình giảm giá, khuyến mại,
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1fK6Mt2VtQrTqrrQnHHRmlGnW7vtc t-MThZBKrtVT8/edit?usp=drive_link