Kiều Thị Kim Tuyết MSSV: 15148133 Chuyên ngành: Chế bản Thời gian thực hiện: học kì II năm học 2018-2019 Thời gian dự kiến bảo vệ đồ án tốt nghiệp: 10/08/2019 Tên đề tài: “Xây dựng quy t
DẪN NHẬP
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển hiện đại, nhu cầu khách hàng ngày càng tăng thì đòi hỏi chất lượng sản phẩm cũng tăng theo Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mặt chất lượng nhưng có thể cạnh tranh với những công ty khác về mặt giá thành thì đòi hỏi mỗi công ty cần có quy trình quản lý sản xuất cụ thể cho sản phẩm của mình được tốt hơn Để làm được những điều đó thì mỗi công ty, xí nghiệp đều cần có quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng cụ thể cho từng công đoạn và nắm rõ quy trình với mục đích duy trỳ tính ổn định cho sản phẩm Nắm rõ được những vấn đề thường xảy ra trong quá trình sản xuất nhằm đưa ra những tiêu chuẩn và phương pháp để khắc phục
Một công ty, xí nghiêp có quản lý, kiểm soát chất lượng sẽ giảm thiểu được sai sót, cải thiện chất lượng, chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và tạo được long tin, sự tín nhiệm đối với khách hàng Nếu không có quy trình kiểm soát và quản lý chất lượng cho sản phẩm in, sẽ dẫn tới khó khăn vì khi đến công đoạn cuối mới phát hiện sai hỏng dẫn đến hậu quả về chất lượng, thời gian và tiền bạc, gây tổn thất cho công ty Chính vì vậy, việc quản lý, kiểm soát chất lượng cho sản phẩm in từ công đoạn trước in, trong in và sau in là rất cần thiết ở mỗi công ty Nhưng trên thực tế hiện nay có rất ít công ty làm được việc đó và các công ty khác thì rất sơ sài Để giải quyết vấn đề này thì các công ty in nói chung và Công ty Y&J Vina nói riêng cũng cần có một quy trình cụ thể và các trang thiết bị để kiểm soát chất lượng in tốt hơn
Trong quá trình thực tập tại công ty Y&J Vina chúng em nhận thấy Y&J Vina là một trong những công ty in bao bì giấy có quy mô lớn tại Việt Nam Khách hàng đa số là khách hàng nước ngoài số lượng đặt hàng cũng lớn, yêu cầu về chất lượng cao Hiện nay đội ngũ công nhân viên của công ty đa số là có kinh nghiệm làm việc lâu năm, nhưng kiến thức về in và quản lý chất lượng của công ty chưa được tốt Hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất của công ty chưa được kiểm soát một cách khoa học và chặt chẽ, dẫn đến việc sản phẩm in bị lỗi và bị khách hàng trả về, vấn đề này thường gây thiệt hại lớn cho công ty
Chính vì lí do đó, nên chúng em muốn thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình kiểm soát, quản lý chất lượng cho in bao bì hộp giấy tại Công ty Y&J Vina” để cải tiến quy trình cũng như tiêu chuẩn hóa quy trình kiểm soát chất lượng tại công ty nhằm giúp công ty kiểm soát chất lượng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, giảm thiểu chi phí và thời gian sản xuất.
Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
- Nắm rõ được công nghệ, quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty Y&J Vina
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm in bao bì giấy
- Nắm rõ được tình trạng sản xuất thực tế, các vấn đề công ty đang gặp phải trong quá trình quản lý, kiểm soát chất lượng
- Xây dựng được quy trình kiểm soát, quản lý chất lượng cho bao bì hộp giấy tại công ty, giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm in và duy trì tính ổn định
- Đưa ra các tiêu chí, thông số kiểm tra mà qua mỗi công đoạn cần thực hiện để giảm thiểu sai hỏng trong cả quá trình
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ, cải thiện chất lượng như phần mềm, thiết bị, con người
- Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm in tại công ty Y&J Vina Phương pháp in đang sử dụng đó là in offset
- Quy trình kiểm soát, quản lý chất lượng cho bao bì hộp giấy trên 2 loại giấy bao gồm giấy Ivory, Couche tại công ty Y&J Vina
- Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMI (Graphic Measures International)
Phương phát nghiên cứu
- Nghiên cứu dựa trên quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty
- Áp dụng những kiến thức đã học được qua các môn học đặc biệt là môn quản lý chất lượng sản phẩm in
- Nghiên cứu lý thuyết quản trị chất lượng và tiêu chẩu GMI
- Khảo sát, đánh giá quy trình quản lý chất lượng hiện tại của công ty Kết hợp với kiến thức quản lý chất lượng cho sản phẩm in
- Lựa chọn tiêu chuẩn GMI để áp dụng
- Đối chiếu với thực trạng hiện tại của công ty và đưa ra hướng hiểu chỉnh phù hợp.
Phạm vi nghiên cứu
- In bao bì hộp giấy tại công ty Y&J Vina Giới hạn trên loại giấy Ivory và
Giới hạn đề tài
- GMI đánh giá nhà cung cấp bao bì dựa trên 5 tiêu chí: đánh giá kiểm soát quy trình và tài liệu, bảo trì thiết bị, quy trình đào tạo, khả năng điều hành và hiệu suất thiết bị từ chế bản đến thành phẩm
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.1 Tầm quan trọng của quản lý chất lượng sản phẩm in
Kiểm soát chất lượng sản phẩm in là kiểm soát toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm in, thông qua các yếu tố như nguyên vật liệu, phương pháp in và trang thiết bị, nhằm mục đích tạo nên một sản phẩm “sạch” dựa trên các tiêu chuẩn đã được đặt ra trong quá trình kiểm soát
Kiểm soát chất lượng cho từng công đoạn nhằm hướng tới việc tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất, giúp làm giảm lượng phế phẩm trong ngành in cũng như tạo được sự tin cậy từ khách hàng bằng những sản phẩm đạt chất lượng tốt
Luôn được thực hiện một cách chặt chẽ: các bước, công đoạn sau sẽ kiểm tra sản phẩm của công đoạn trước bằng việc đưa ra các tiêu chí, thông số kiểm tra và qua đó áp dụng các tiêu chuẩn hiện hành vào quá trình kiểm soát chất lượng
Trong quá trình kiểm soát, nếu từng công đoạn đạt được các tiêu chí đặt ra thì mới tiếp tục các công đoạn tiếp theo Nên vì thế, tạo được sự ổn định của quy trình; các lỗi sẽ được sửa chữa ngay tại từng công đoạn tránh việc phát hiện lỗi trễ, làm mất thời gian và chi phí sản xuất cho nhà in
Các đề tài liên quan đến quản lý chất lượng cho bao bì hộp giấy không còn mới mẻ gì nữa vì hiện nay hầu hết các công ty đều muốn có những đơn hàng lớn, có sức cạnh tranh và muốn phát triển nhà máy thì phải có quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng cụ thể được chứng nhận bởi hiệp hội quốc tế Vấn đề quản lý, kiểm soát chất lượng tại Công ty Y&J Vina cũng vậy Đề tài này đã tùng được nghiên cứu và thực hiện tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn đánh giá của ISO 12647-2, G7,… qua những năm trước đây Nhưng các đề tài chỉ thực hiện trên cơ sở lý thuyết chưa áp dụng thực tế vào sản xuất tại công ty, còn với việc tiêu chuẩn theo GMI thì chưa được nghiên cứu và đi sâu
2.1.2.1 Tìm hiểu về phương pháp in Offset
In offset là một hình thức in khá phổ biến hiện nay, với ưu điểm là dễ in trên nhiều loại giấy (do đặc tính đàn hồi của lô cao su có khả năng bù trừ độ không bằng phẳng của giấy) Chất lượng tái tạo hình ảnh tốt, khuôn in chế tạo đơn giản Vì vậy được nhiều công ty lựa chọn
Khái niệm: in offset là phương pháp in gián tiếp, hình ảnh in sẽ truyền mực lên lô cao su rồi từ lô cao su truyền qua giấy Đối với phương pháp này đều quan trọng nhất đó là việc cân bằng giữa phần tử in và phần tử không in và nước vì cả hai nằm cùng trên 1 mặt phẳng Phần tử in có tính kỵ nước và phần tử không in có tính ưa nước nên việc cân bằng giữa 2 phần tử này hết sức quang trọng
Chất lượng của bao bì tốt hay không sẽ được đánh giá qua chất lượng của các tờ in và qua công đoạn thành phẩm sau này Để đánh giá được tờ in đạt chất lượng hay không thì cần có những tiêu chuẩn quy định rõ ràng là đánh giá qua những tiêu chuẩn nào và dùng công cụ nào để kiểm tra đánh giá
Hình 2 1: Phương pháp in offset
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm in
- Giấy in : Giấy in ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc và khả năng phục chế của bài mẫu, cách lựa chọn loại vật liệu và biết các thông số vật liệu giúp kiểm soát quá trình in tốt hơn Bề mặt giấy mượt mà, thô ráp hay bóng láng sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới mực độ hấp thụ mực, tạo ra các bản in có gam màu khác nhau
- Màu sắc của giấy in cũng quyết định tới chất lượng của tờ in Đối với những tờ in yêu cầu cao về độ sắc nét, tương phản và chất lượng hình ảnh thì chúng ta cần sử dụng các loại giấy có màu trắng sáng Độ sáng và phản sáng của giấy in sẽ ảnh hưởng tới việc bản in trở nên dễ đọc hoặc khó đọc hơn Với các loại giấy cao cấp, độ sáng vừa phải sẽ giúp người đọc dễ nhìn và làm nổi bật lên các dòng chữ, hình ảnh in trên đó Ngoài ra, các loại giấy thường có độ sang thấp hoặc quá cao sẽ khiến cho người đọc khó theo dõi và khó chịu cho mắt
- Độ dày của giấy cũng là một yếu tố tác động tới chất lượng bản in Giấy quá mỏng sẽ làm cho bản in có thể nhìn xuyên trang và khiến cho người nhìn khó theo dõi, gây cảm giác không mấy dễ chịu Ngược lại, các loại giấy dày sẽ giúp bản in được trình bày rõ ràng và nổi bật, rất dễ quan sát Đặc biệt với những loại giấy có độ dày quá mỏng sẽ dễ dẫn tới những hỏng hóc và kẹt giấy do đó có thể sẽ phải tốn thêm các chi phí sửa chữa không đáng có
- Định lượng khác nhau của các loại giấy được cho là có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tờ in đầu ra
- Giấy thô có bề mặt tiếp xúc lồi lõm Còn giấy láng có bề mặt láng bóng như gương Giấy có tráng hay không tráng phấn Bởi vì từ những bề mặt giấy như vậy có ảnh hưởng lớn đến quá trình truyền mực và tái tạo hình ảnh hưởng tới sự bám mực của mực in
- Mực in : Loại mực được sử dụng cần phải được kiểm soát về màu sắc, độ nhớt, độ tách dính, tính lưu biến, nhiệt độ khô, độ dày lớp mực, thứ tự màu để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm in và phù hợp với các thiệt bị in hiện có
- Các loại mực in càng cao cấp thì đồng nghĩa với chất lượng các sản phẩm in ấn càng được nâng cao Các chi tiết có độ sắc nét, rõ ràng, màu sắc của chi tiết in ấn sinh động và đặc biệt mực thải trong quá trình in là rất thấp để có thể tránh được tình trạng lem mực ra sản phẩm in ấn bao bì giấy Độ dày lớp mực trên tờ in offset khoảng 3-5% mm Việc canh chỉnh cấp mực và chuyển động quay các lô cũng quyết định lượng mực cung cấp lên tờ in Nếu mực cấp không đều và canh chỉnh không hợp lý sẽ gây nên nhiều sai lệch trên tờ in
- Cao su in: Loại cao su sử dụng đúng sẽ đảm bảo quá trình truyền mực, khả năng chịu nén, bề mặt cao su, lực căng của cao su cũng ảnh hưởng đến chất lượng tờ in
Thực tế sản xuất bao bì tại công ty Y&J Vina hiện nay
- Trong thực tế sản xuất in tại công ty Y&J Vina thì hầu hết không áp dụng các tiêu chuẩn hiện hành trong in ấn vào sản xuất, hoặc nếu có chỉ áp dụng một cách đối phó trong các đợt kiểm tra Việc không áp dụng các tiêu chuẩn vào trong quá trình sản xuất dẫn đến nhiều yếu tố khó khăn, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm in trong quá trình sản xuất
- Canh chỉnh bằng mắt, đánh giá các yếu tố một cách chủ quan dựa vào kinh nghiệm trong quá trình sản xuất in, in lần sau không giống với in lần trước, sai lệch về màu Dẫn đến sự tranh cãi giữa khách hàng và nhà in hoặc giữa các bộ phận trong nhà in với nhau
- Khi xảy ra lỗi gây ảnh hưởng tới chất lượng như in sai màu, không biết xảy ra lỗi ở bộ phận nào, gây tranh cãi, đổi lỗi cho nhau giữa các bộ phận Không tìm ra hướng giải quyết để xử lý vấn đề một cách nhanh, hiệu quả
- Gây hao phí lượng phế phẩm khi không sử dụng các tiêu chuẩn, không kiểm soát các tiêu chí ảnh hưởng tới chất lượng từ các công đoạn chế bản cho tới thành phẩm, làm ảnh hưởng tới nền kinh tế của công ty
- Các thiết bị, phần mềm còn nhiều thiếu sót, năng lực công nhân, nhân viên chủ yếu dựa vào kinh nhiệm làm việc lâu năm.
Tiêu chuẩn GMI đối với phương pháp in Offset tờ rời
- GMI là viết tắt của “Graphic Measures International” Được hình thành dựa trên tiêu chuẩn ISO 12647, trở thành một tiêu chuẩn mà các thương hiệu sử dụng để đánh giá chất lượng sản phẩm in Áp dụng cho sản xuất bao bì hộp giấy với phương pháp in Offset
- GMI hoạt động như một liên kết quan trọng giữa chủ sở hữu thương hiệu và nhà cung cấp bao bì GMI giúp chủ sở hữu thương hiệu kiểm soát chất lượng sản phẩm bao bì qua chứng nhận cơ sở in và chất lượng bao bì được thống nhất như nhau toàn cầu về khoa học
Quy trình làm việc của GMI
- GMI chứng nhận, giám sát và đo lường hiệu suất của các nhà cung cấp bao bì bằng cách tập trung vào năm thành phần chính bao gồm: kiểm soát quy trình và tài liệu, bảo trì thiết bị, quy trình đào tạo, khả năng điều hành và hiệu suất thiết bị Từ đó giúp cho khách hàng có chất lượng sản phẩm bao bì thống nhất Điều này cho phép chủ sở hữu thương hiệu giữ nhà cung cấp của họ chịu trách nhiệm về các quy tắc cụ thể về đồ họa, chất lượng in, cấu trúc, v.v
- Có bốn loại đánh giá chính: Chế bản (Prepress), làm bản in (Plate Making), In (Press) và Thành phẩm (Post Press) Mỗi thể loại được chia thành các tiểu thể loại liên quan đến các khả năng cụ thể trong từng danh mục Điểm số cuối cùng được xác định thông qua điểm số được chỉ định cho từng danh mục phụ
- Tiêu chí đánh giá trong mỗi tiểu thể loại được đánh giá và xếp loại sử dụng thang điểm 0-3 Điểm số của mỗi danh mục con được tính bằng mức trung bình của các điểm số được áp dụng cho năm tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn trong mỗi danh mục phụ
- Để đạt được Trạng thái Chứng nhận Đầy đủ, Nhà cung cấp phải đáp ứng các điều sau đây cho phần đánh giá trên trang web GMI:
1 Nhà cung cấp phải có điểm tổng hợp là 1.00 hoặc ít hơn cho mỗi danh mục phụ
2 Nhà cung cấp không được nhận bất kỳ Lỗi nghiêm trọng nào trong bất kỳ danh mục phụ nào Lỗi nghiêm trọng sẽ được liệt kê dưới dạng "3" trong bất kỳ tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn nào trong suốt quá trình đánh giá
Bảng điểm theo tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn
2 - Lỗi lớn; Ý định đáp ứng tuân thủ
1 - Lỗi nhỏ; Tuân thủ, với những cải tiến cần thiết
Danh mục đánh giá nhà cung cấp bao bì gồm các phần sau:
Phần mềm đồ họa chế bản
Khả năng làm cấu trúc hộp Mockup
- In thử/Bàn kiêm tra bài in
Ghi hình ảnh trên bản in
Đơn vị ghi ảnh bản in
Kiểm soát hình ảnh trên bản in
Kiểm soát chất lượng bản in
Kiểm soát khí hậu phòng chế bản
Máy in (Press Inking System):
Hệ thống cấp ẩm máy in (Press Dampening System):
Hệ thống sấy/ vận chuyển của máy in
Kiểm soát dải mực từ xa
Bọc trục ống máy in
máy đo phổ bức xạ quang phân
Hệ thống quảng lý chất lượng máy in một mặt
Máy in một mặt và density
Trình tự nhiệm thu in ấn.
Kiểm soát khí hậu xưởng in.
Hao phí vật liệu chung
Lưu trữ chất nền (vật liệu in: giấy, màng, )
Quá trình bình thường hóa vật liệu in (giấy, màng, )
Thiết bị làm khuôn bế
Khả năng gấp và dán
Thủ tục kiểm soát sản phẩm sau thành phẩm
1) Mẫu thử nghiệm in GMI phải được in theo các yêu cầu GMI
2) Vật được sử dụng cho mẫu thử là 300 gsm Clay Coated News Back
3) Trong quá trình in, Bộ phận in phải đảm bảo các chỉ số màu trên thang kiểm tra màu, đáp ứng các yêu cầu GMI
4) Bài in thử chỉ là để tham khảo trực quan Nó không xem là màu phù hợp.
5) Gửi 7 tờ giấy tờ đã in cho GMI để đánh giá và chấm điểm.
6) Điểm số sẽ được tính dựa trên số điểm trung bình của bảy biểu mẫu
Lợi ích khi đat chuẩn GMI
- Khi áp dụng thành công tiêu chuẩn GMI và quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm sẽ ngày càng được nâng cao và duy trì tính ổn định, đồng thời nâng cao vị trí của công ty, xí nghiệp trong thị trường in ấn Việt Nam cùng như toàn thế giới.
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY Y&J VINA
Phần mềm, thiết bị sử dụng hiện tại của công ty
Bảng 3 1: Các phần mềm sử dụng tại công ty
Adobe illlustrator Thiết kế cấu trúc, bình trang và xử lý file
Adobe Photoshop Chỉnh sửa hình ảnh, kiểm tra độ phân giải hình ảnh và chỉnh sửa mọi thứ về hình ảnh từ file khách hàng gởi đến nếu có hình ảnh
DreamCAD Phần mềm sử dụng cho máy cắt Jwei CB03-1311
Harmony Điều chỉnh GTTT tại phòng CTP
Phần mềm thiết lập hỗ trợ nhận file PPF
PPF (Print Production Format file) là file chứa toàn bộ thông tin về màu sắc,số màu, của file PDF , nó là file trung gian để các phần mềm của các hãng khác nhau diễn dịch ra ngôn ngữ Cip3 cho máy in của hãng đó - trường hợp hiện tại của công ty là hãng Komori là phần mềm PCC
CIP 3 Phần mềm mở khóa phím mực tự động trên máy in
Thiết bị sử dụng
Bảng 3 2: Thiết bị công đoạn chế bản
Stt Tên thiết bị Hình ảnh Thông tin kỹ thuật
Bộ vi xử lý: Core i5- 4440(2.8GHz/3MB)
Bộ nhớ RAM: 4Gb Card đồ họa: Nvidia GT625M 1Gb Ổ cứng: 1Tb
Diện tích cắt: 1300x1100 mm Tốc độ cắt: 200-1000mm/s
5 Máy ghi bản Kodak achieve
Khổ max bản: 838 x 1,143 mm Khổ min bản: 267 x 215 mm Độ phân giải: 2400 dpi Tốc độ ghi: 16 tấm/ giờ Độ dày bản: 0.15-0,3 Công nghệ: 830 nm Thermal CTP
Công nghệ: tráng bản nhiệt Chiều rộng max bản: 860 mm Chiều dài min bản: 300 mm Chiều dài max bản: 1500 mm Tốc độ hiện: 0.45 - 2.58 m/phút, thời gian khoảng 10 - 55 giây/ tấm
Bảng 3 3: Thiết bị công đoạn in
Khổ giấy max: 510 x 710 mm Khổ giấy min: 260 x 300 mm
Số màu in: 6 màu Tốc độ: 13000 tờ/giờ Độ dày vật liệu: 0.04-0.3 mm
Khổ giấy max: 720 x 1020 mm Khổ giấy min: 360 x 525 mm
Số màu in: 6 màu Tốc độ: 15000 tờ/giờ
Khổ giấy max: 1300 x 950 mm Khổ giấy min: 360 x 525 mm
Số màu in: 5 màu Tốc độ: 13000 tờ/giờ
Khổ giấy max: 720 x 1020mm Khổ giấy min: 365 x 545mm
Số màu in: 4 màu Tốc độ: 13000 tờ/giờ
Khổ giấy max: 510 x 710 mm Khổ giấy min: 365 x 545 mm
Số màu: 2 màu Tốc độ: 13000 tờ/giờ
Đối với chạy theo tiêu chuẩn GMI thì chì có duy nhất máy in KOMORY GL
Bảng 3 4: Thiết bị công đoạn thành phẩm
Mtm-108e Khổ màng lớn nhất: 1080 (mm)
Khổ giấy lớn nhất: 1080×950 mm Khổ giấy nhỏ nhất: 350×350 (mm) Độ dày giấy: 100-500 (gsm) Độ dày màng: 12-25 (àm) Tốc độ: 10-65 (m/phút)
Khổ giấy lớn nhất: 880 (mm) Đường kính của lô nhiệt: 320 (mm) Tốc độ cán màng tối đa: 40 (m/ph) Nhiệt độ cán màng: 60-140 o C Độ dày: 80-600 (g/m 2 ) Ép nhũ bán tự động
Máy ép nhũ 1 Khổ lớn nhất: 340x440 (mm)
Khổ nhỏ nhất: 10x0 (mm) Tốc độ: 400pcs/h
Máy ép nhũ 2 (2 máy) Khổ lớn nhất: 240x380 (mm)
Khổ nhỏ nhất: 100x220 (mm) Tốc độ: 400 (pcs/h)
Máy băng chuyền dán hộp thủ công
Khổ: 80 - 800 (mm) Độ dày giấy: 80 – 200 (g) Tốc độ: 7-40 (pcs/min)
Khổ tráng phủ lớn nhất: 950 (mm) Độ dày giấy: 80-500 (g/m 2 ) Tốc độ: 0-60 (m/min)
Máy kéo lụa Khổ khuôn lớn nhất: 1200x750 (mm)
Khổ khuôn nhỏ nhất: 600x300 (mm)
Cấn bế Máy bế tự động: AEM-
Khổ giấy lớn nhất: 1080 x 780 (mm) Khổ giấy nhỏ nhất: 450 x 400 (mm) Khổ bế lớn nhất: 1075 x 770 (mm) Nhíp: 12-15 (mm)
Máy bế bán tự động:
Khổ giấy lớn nhất:1320 x 980 (mm) Khổ giấy nhỏ nhất: 320 x 420 (mm) Khổ bế lớn nhất: 1300 x 970 (mm) Nhíp: 12-15 (mm)
Máy bế tự động: AEM-
Khổ giấy lớn nhất: 1500x1100 (mm) Khổ giấy nhỏ nhất: 470x440 (mm) Khổ bế lớn nhất: 1490x1090 (mm) Khổ khuôn lớn nhất: 1500x1100 (mm) Nhíp: 12-15 (mm)
Khổ giấy lớn nhất:1080 x 780 (mm) Khổ giấy nhỏ nhất: 450 x 400 (mm) Khổ bế lớn nhất: 1075 x 770 (mm) Nhíp: 12-15 (mm)
Máy bế đặt tay 1 Khổ bế lớn nhất: 900 x 600 (mm)
Khổ bế nhỏ nhất: 380x250 (mm)
Máy bế đặt tay 2 Khổ bế lớn nhất: 1400x950 (mm)
Khổ bế nhỏ nhất: 440x400 (mm)
Máy bế đặt tay 3 Khổ bế lớn nhất: 1500x100 (mm)
Khổ bế nhỏ nhất: 440x300 (mm)
Máy bế đặt tay 4 Khổ bế lớn nhất: 1200x750 (mm)
Khổ bế nhỏ nhất: 400x300 (mm)
Máy dán hộp tự động
Signature Orient 110CS Khổ lớn nhất: 700 x 1100 (mm)
Khổ nhỏ nhất: 100 x 350 (mm) Tốc độ: 20000 (pcs/h)
Máy bồi Máy bồi tự động Model lodestar - 145
Khổ bồi lớn nhất: 1398 x 1120 (mm) Khổ bồi nhỏ nhất: 370x370 (mm) Tốc độ: 77 (m/min)
Máy bồi tự động YB –
Khổ bồi lớn nhất: 1650 x 1300 (mm) Khổ bồi nhỏ nhất: 450 x 450 (mm) Tốc độ: 77 (m/min)
Máy bồi thủ công 1 Khổ lớn nhất: 1000 (mm)”
Máy bồi thủ công 2 Khổ bồi lớn nhất: 800 (mm)
Máy cắt Khổ giấy lớn nhất: 1320x1390 (mm)
Khổ giấy nhỏ nhất: 1320x985 (mm) Máy cắt 2 Khổ giấy lớn nhất: 1150x1174 (mm)
Khổ giấy nhỏ nhất: 1150x131 (mm)
Loại laser: CO2 Sealed glass laser tube Độ sâu đường cắt: 15-22 (mm) Tốc độ: 20-25 m/h
TSD – 860 Độ dày dao uốn: 0.45-1.05 (mm)
Chiều dài dao uốn: 8-30 (mm) Góc uốn của dao lớn nhất: 100ͦ Độ chính xác uốn dao: ± 0.2 (mm)
Kích thước nhỏ nhất của mặt trước dao uốn: 1.5 (mm)
Kích thước nhỏ nhất của mặt sau dao uốn: 1 (mm)
3.2.4 Thiết bị đo và kiểm tra
Bảng 3 5: Các thiết bị đo và kiểm tra
1 Máy đo mật độ màu
Góc đo: Theo tiêu chuẩn ANSI, DIN
& ISO Nguồn sáng: Dãy phổ:400-700nm Áp dụng cho các loại nguồn sáng: A,
Thời gian đó: Đo bình thường: 1,4s, đo nhanh: 0.9s
2 Thước đo đọ dày vật liệu
Thước đo Mytutoyo Khoảng đo: 0-25mm
3 Buồng soi màu vật tư X-Rite
Nguồn sáng: D50 hoặc D65, CWF, UVA, 2300k, CIE A và hai của TL83, TL84
Phạm vi xem: 90x58x58 (cm) Công suất : công suất tối đa 1150 W Thời gian khởi động: Bật tức thì
Vật tư
Hiện tại công ty đang sử dụng nhiều loại giấy khác nhau và chỉ kiểm tra ngoại quang và đóng gói khi nhập kho chứ không đo đạt thông số màu của giấy Bảng thông số dưới là nhóm tổng hợp được trong quá trình thực tập tại công ty
Bảng 3 6: Thông số các loại giấy tại Y&J Vina
THÔNG SỐ CÁC LOẠI GIẤY CÔNG TY Y&J VINA
HIỆU L a b Độ dày Độ bóng (góc
60 độ) Độ trắng(nguồn sáng, góc đo)
Hiện nay tại công ty đang sử dụng mực in của nhiều nhãn hàng khác nhau Hầu hết các thông số về đột nhớt, độ bám dính, giá màu mực của mực đều được nhà cung cấp mực cung cấp Về phía công ty thì không có quy trình kiểm tra thông số của mực Sau đây là bẳng thông số của nhà cung cấp mực DAIHAN tại Hàn Quốc mà công ty đang sử dụng
Bảng 3 7: Thông tin mực in sử dụng tại công ty
Tính chất Yellow Magenta Cyan Black
Rub Resist A A A A Độ mịn của màu 4 Max 4 Max 4 Max 4 Max
Hình 3 1: Bản kẽm sử dụng tại công ty Bảng 3 8: Thông tin bản kẽm
Dạng kẽm Nhạy nhiệt, dương bản
Bước sóng 830 (nm) Độ phõn giải 1-99%@200/lpi/10àFM Độ dày kẽm 0.15mm, 0.25 mm, 0.3 mm
Thời gian hiện 25 ± 5 (s) Độ bền bản >50.000 lượt, > 150.000 lượt sau khi nướng
Loại màng công ty đang sử dụng là màng BOPP nhiệt của công ty TNHH Thành Duy với phương pháp nhiệt để ép Không sử dụng keo sữa hay các loại dung môi gây nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người vận hành và môi trường
Bảng 3 9: Thông tin kỹ thuật về màng
Loại Màng Màng bóng Màng mờ Độ dày – micron 16 18 Đường kính lõi giấy 76mm (3 inch)
Công ty đang sử dụng keo dán hộp holmelt dạng hạt của công ty Nam Quang
Bảng 3 10: Thông tin kỹ thuật về keo dán hộp
Thông số kỹ thuật Keo dán hộp Holmelt dạng hạt
Nhiệt độ sử dụng Khoảng 120 - 180 º C
Hiện tại công ty chỉ sử dụng 1 loại dao bế có độ dày 23.8 (mm) và dao cấn cho giấy có độ dày 23.3 (mm) sóng
3.4 Quy trình kiểm soát chất lượng hiện tại của công ty
3.4.1 Quy trình sản xuất tổng quát hộp giấy bằng phương pháp in offset tờ rời hiện tại tại công ty
3.4.2 Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào
Kiểm tra ngoại quan: bằng mắt
- Quan sát bề mặt giấy, xem có bị biến dạng bề mặt như bị thủng, gấp, rách, ố vàng hay không?
- Xem xét kỹ độ đồng đều về sắc thái của giấy in trên cùng một lô hàng
- Dụng cụ kiểm tra: bằng mắt
- Kiểm tra độ trắng, định lượng, độ dày, xác định hướng sớ giấy (nếu cần)
- Bộ phận kiểm tra: bộ phận kho giấy
- Quan sát hộp mực có bị hở, tem nhãn có còn nguyên vặn hay bị bong tróc
- Mực in đồng nhất không bị vón cục, không có bụi bám dính bên trong
- Kiểm tra độ nhớt, độ kết dính, trọng lượng của mực, thông số Lab của màu mực từ thông số được cung cấp bởi nhà cung cấp mực
- Kiểm tra ngoại quan về việc đóng gói màng, không hư hại hay rách
- Kiểm tra có đúng kích thước order, không bị bụi bán, bề mặt màng phải đồng nhất
- Bộ phận kiểm tra: thu mua
- Đóng gói đúng quy cách
- Kiểm tra sự đồng nhất của varnish, không có hiện tượng vón cục, sến đặc
- Kiểm tra độ nhớt của varnish
- Kiểm tra chất lượng keo có đạt yêu cầu hay không bằng cách lấy mẫu và tiến hành test
- Nhận file Artwork từ khách hàng, tiến hành xử lý file
- Kiểm tra tình trạng file: gồm bao nhiêu màu, kích thước, nội dung, độ phân giải, hệ màu…
- Độ phân giải hình ảnh: 300ppi
- Tiến hành xử lý file tại phần mềm chuyên dụng Adobe Illustrator: Trapping, overprint…
Thông số hướng dẫn trapping
- Công ty Y&J Vina thực hiện Trapping thủ công:
- Người thiết kế có thể tạo trap trên một phần mềm đồ họa: Illustrator bằng cách xác định thêm đường kẻ (stroke) hoặc khung viền (frame) in đè lên vùng màu kế cận
Bảng 3 11: Thông số hướng dẫn trapping tại công ty
Kích thước đối tượng Trapping
Nền lớn cần chạy 2 lần ( từ 30 cm trở lên)
Mực nhũ chữ nhỏ 0.15 pt 0.15 pt 0.15 pt 0.2 pt
Mực nhũ nền 0.3-0.35 pt 0.3-0.35 pt 0.3-0.35 pt 0.3-0.4 pt
Hình ảnh chồng trên màu nền
Chữ ®, © 0.1 pt 0.1 pt 0.15 pt 0.1 pt
Trapping với màu Gradien có 2 màu trở lên, thực hiện tạo 2 lớp màu to ngược nhau, phần còn lại tô trắng, rồi chọn chế độ Overprint Fill cho đối tượng nằm trên
File bình thường, khi in không chuẩn 1 màu sẽ bị móc trắng
- Các trường hợp không cần Trapping theo tiêu chuẩn của công ty Y&J Vina hiện hành
Bảng 3 12: Thông số các trường hợp không cần trapping theo quy định của công ty
- In check list và kiểm tra bù trừ vật liệu
- Tạo bon, thang kiểm tra màu và tiến hành nhập code khách hàng để theo dõi đơn hàng
Tiêu chuẩn lưu file PDF
Là 1 tiêu chuẩn do ISO quy định những thuộc tính cho các file kỹ thuật số phù hợp cho sản xuất in (ISO 15930-4).
Cho phép sử dụng không gian màu CMYK và các màu pha.
Không sử dụng không gian màu RGB hoặc màu độc lập thiết bị.
Tương đương với chuẩn PDF/X-3
Chương trình dùng kiểm tra file: Acrobat 7/8/9.
- Tiến hành ghi bản và hiện bản
Khi nhận lệnh sản xuất
- Kiểm tra vật liệu trên lệnh sản xuất và vật liệu nhận được từ bộ phận cắt giấy (phải giống nhau về kích thước, loại giấy in và định lượng giấy in)
- Kiểm tra Code trên lệnh sản xuất và Code trên kẽm (Code trên lệnh sản xuất và code trên kẽm phải trùng khớp với nhau)
- Kiểm tra bề mặt ngoại quan của bản kẽm (Có bị trầy, dơ, mất phần tử in, móp hay không, …)
- Kiểm tra số bản kẽm trên lệnh sản xuất và số bản kẽm nhận được từ phòng CTP
- Kiểm tra tổng thể tờ in
- Dùng trực quan bằng mắt thường để kiểm tra
- Đối với máy in Komori GL-640 sử dụng khi chạy hàng với tiêu chuẩn GMI, tự động mở khóa phím mực dựa trên dữ liệu bằng phần mềm CIP3 được tạo ra từ file bình trang
Hình 3 6: Diễn dịch ngôn ngữ CIP3
- File PPF sẽ được tạo ra trong hệ thống RIP của Kodak hiện có tại công ty, sau đó sẽ được chuyển qua phầm mềm PCC diễn dịch, hỗ trợ điều PPF theo các điều kiện in để tạo ra các hồ sơ in cụ thể cho các loại vật liệu và các loại máy in chỉnh ra ngôn ngữ CIP 3 cho máy in Komori GL-640 hiện có tại công ty Tuy nhiện, chỉ tự động điều chỉnh phím mực đúng từ 70-80%, sau đó điều chỉnh bằng trực quan Đối với màu pha thì kiểm soát bằng delta E
- Mô tả: Sau khi in thử trên máy in thật QC, QA, Design, Sales sẽ kiểm tra lại màu của tờ in
- Kiểm tra màu so với mẫu hoặc file khách hàng gửi
- Sau khi tờ in đạt chất lượng tiến hành thành phẩm, tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm sẽ có gia công khác nhau
Bảng 3 13: Các yếu tố cần kiểm tra
Công đoạn Yếu tố cần kiểm tra
Bằng mắt, so với mẫu hoặc với maqquet
Kiểm tra ngẫu nhiên cứ 100 tờ Độ dính thì kiểm tra 1 tờ
Chất lượng Độ bám dính
Bằng mắt, so với mẫu hoặc với maqquet
Kiểm tra ngẫu nhiên 15 phút kiểm tra 1 tờ
Cấn, bế Cấn, bế Vị trí đường cấn bế Kích thước Áp lực
Bằng mắt, thước so với mẫu hoặc maqquet
Dán hộp Dán keo Vị trí dán keo Độ dính của keo
Bằng mắt hoặc so với mẫu
3.5 Đánh giá, nhận xét thực trạng tới quản lý chất lượng sản phẩm in hiện tại của công ty
- Sau quá trình tìm hiểu tại công ty nhóm em nhận thấy quy trình sản xuất của công ty chưa được cụ thể và còn nhiều lỗ hổng Mọi người trong công ty ở mỗi công đoạn thường làm việc theo thói quen, không có quy trình và tiêu chí kiểm tra cụ thể Nếu có thì cũng thường là bằng mắt Mặc dù ở công ty cũng có công cụ kiểm tra nhưng không được dùng tới Sử dụng yếu tố con người là chủ yếu, không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cho sản phẩm rõ ràng Việc kiểm soát mang tính khách quan, dễ dẫn tới sai hỏng
- Quá trình kiểm soát chất lượng hiện tại ở công ty chưa có sự đòi hỏi cao, chỉ kiểm tra bằng mắt là chủ yếu
- Thường xuyên bị khách hàng trả hàng do màu sắc sai lệch quá nhiều
- Số lượng phế phẩm lớn, công ty chưa quản lý chất lượng một cách chặt chẽ và nghiêm túc
Giấy lót su bị nhăn
Tờ in bị trầy xước, đốm trắng, dơ bẩn
Phần lớn lỗi thường gặp phải trong quá trình sản xuất là in sai màu In không giống màu với mẫu, sai màu so với khách hàng yêu cầu, bị trả hàng Do đó, tạo nên lượng phế phẩm bỏ ra rất nhiều Nguyên nhân là do quá trình kiểm tra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, quan sát bằng mắt dẫn đến sự không đồng đều màu giữa lần in này với lần in trước đó, không có tính ổn định.
Ở công đoạn thành phẩm hiện tại lỗi cơ bản công ty đang mắc phải đó là nhảy tay kê công đoạn bế Sự thống nhất tay kê giữa các bộ phận liên quan là không có Dẫn đến tuy trên tờ in có tay kê nhưng không quy định nên đến mỗi bộ phận bồi bế chọn tay kê không đồng nhất, sau cuối cùng bế hàng bị lỗi rất nhiều.
Cùng 1 loại dao bế nhưng sử dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau độ dày khác nhau, dẫn đến hàng bế ra khi gấp lại không đẹp đường gấp xấu.
Công đoạn dán hộp thường hay mắc phải lỗi dán lệch mí, và dính keo.
3.5.3 Những ưu điểm, thiếu sót về quản lý chất lượng sản phẩm in hiện tại của công ty
- Ưu điểm: đội ngũ công nhân, nhân viên có kinh nghiệm trong quá trình làm việc lâu năm, cần cù, chịu khó trong công việc Có sử dụng một số trang thiết bị để kiểm tra trong quá trình sản xuất
Trình độ về chuyên môn của công nhân, nhân viên chưa cao.
Còn thiếu sót về phần mềm, các trang thiết bị hỗ trợ kiểm tra trong quá trình sản xuất.
Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm in còn phục thuộc vào trực quan và thủ công.
XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG DỰA VÀO TIÊU CHUẨN GMI
Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào
Màu sắc của vật liệu in ảnh hưởng nhiều đến màu sắc sản phẩm Để bài in đạt chất lượng tốt thì trước tiên vật liệu đầu vào cũng cần phải ổn định và đạt tiêu chuẩn đề ra
4.1.1 Giấy Đối với giấy in ta cần kiểm tra bề mặt vật liệu trước khi in nhằm biết được tính chất bề mặt vật liệu, màu sắc và khả năng phục chế bài mẫu trên nền của loại giấy đó Để có thể chạy đơn hàng theo tiêu chuẩn GMI thì giấy cần có yêu cầu về độ trắng càng lớn Chính vì thế, trước khi đưa vào sản xuất, giấy cần được kiểm định trước thông số của giấy như thông số Lab, độ trắng, Bộ phận kho chịu trách nhiệm về kiểm tra đầu vào của giấy trước khi nhập kho và trước khi đưa vào sản xuất, bằng các kiểm tra xác suất ngẫu nhiên
Trước khi kiểm tra về các tính chất đặc trưng ta cần kiểm tra ngoại quan về giấy trước (tham khảo cách kiểm tra ở Bảng 3.1:Tiêu chí kiểm tra giấy) Sau đó các thông số cần kiểm tra đó là: độ trắng, độ bóng, độ sáng, màu của giấy (tham khảo
Bảng 3.2 Thông số các loại giấy được quy định bởi ISO 12647-2) ở công đoạn này có thể xử dụng máy đo X-rite có tại xưởng
Bảng 4 1: Tiêu chí kiểm tra giấy
Tiêu chí kiểm tra Tiêu chuẩn kiểm tra Phương pháp kiểm tra
Kiểm tra độ trắng Tham khảo chuẩn
ISO 12647-2 : Bảng 3.2 trong bài ( nêu rõ
5 loại giấy độ lệch bao nhiêu)
Dùng máy đo X-rite để đo trên 5 mẫu giấy của 5 tờ khác nhau Sau đó lấy giá trị trung bình Sau đó so sánh với bảng
Kiểm tra định lượng Độ lệch tối đa ± 1.5
Cắt mẫu với kích thước 10 x 10 cm Cắt tối thiểu là 5 mẫu từ 5 tờ khác nhau rồi dùng cân điện tử để cân Sau đó lấy giá trị trung bình của 5 mẫu này
Kiểm tra độ dày Độ lệch tối đa ± 1.5
Lấy một xấp mẫu thử (tối thiểu 5 tờ), dùng thứớc panme hoặc dùng máy đo điện tử để đo độ dày, lấy giá trị trung bình các lần đo
Bảng 4 2: Thông số các loại giấy được quy định bởi ISO 12647-2 Đặc trưng
L* a* b* Độ bóng Độ sáng theo tiêu chuẩn ISO (%) Định lượng
Tráng phủ bóng, có nguồn gốc từ gỗ
Tráng phủ mờ có nguồn gốc từ gỗ
Tráng phủ bóng: in cuộn
Không tráng phủ, hơi ngả vàng
Theo tiêu chuẩn ISO 12647-2 cho in offset tờ rời (thứ tự in là CMY) thì giá trị đo các thông số Lab của mực in trên nền giấy trắng được khuyến cáo như bảng sau:
Bảng 4 3: Giá trị đo các thông số Lab của mực in trên nền giấy trắng được khuyến cáo với thứ tự in là C-M-Y
Loại 1 và 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5
Lựa chọn loại mực phù hợp với từng sản phẩm in, vật liệu, máy in là một yếu tố rất quan trọng Các thông số mực in cần phải kiểm tra, đo đạc trước khi sử dụng Mặt khác, thứ tự màu in cũng chịu ảnh hưởng bởi độ nhớt mực in, từ đó sẽ dẫn đến sự thay đổi chất lượng sản phẩm in
Loại mực sử dụng ảnh hưởng đến chất lượng in và khả năng tái tạo bài mẫu Cần phải kiểm soát các tính chất của mực như loại mực, độ nhớt, độ dày lớp mực, thứ tự màu in, … Để có thể đảm bảo kiểm soát tốt quá trình in
Bảng tiêu chuẩn thông số dung sai cho phép mực dựa vào tiêu chuẩn GMI trên nền giấy trắng cho offset tờ rời được khuyến cáo như sau:
Với mực in ta cần xác định rõ các thông số giá trị của mực, độ nhớt, độ tách dính, tính lưu biến, pH, các thành phần ảnh hưởng đến khả năng phục chế bài mẫu và quá trình in Các thông số của mực ảnh hưởng đến chất lượng in là: loại mực, độ nhớt, độ tách dính, tính lưu biến của mực sẽ được nhà cung cấp mực cung cấp
Bảng 4 4: Tiêu chí kiểm tra mực
Tiêu chí kiểm tra Tiêu chuẩn kiểm tra Phương pháp/ công cụ kiểm tra
Màu sắc Màu sắc đồng nhất Bằng mắt
Sự khô của mực Độ khô của mực in thường phụ thuộc vào thành phần của mực và liên quan đến độ dày lớp mực in Độ dày lớp mực in mong muốn là từ 0.7- 1.1 àm
Xác định thời gian khô
Thứ tự màu Thứ tự màu in thông thường là KCMY nhưng tùy trường hợp mà thay đổi
Tùy theo loại mực đang sử dụng và bài in có màu sắc như thế nào
Có thể tham khảo giá trị Lab mực in đo được theo tiêu chuẩn DIN ISO 2846-1 (nguồn sáng chuẩn D50, góc quan sát chuẩn 2 0 ) theo bảng sau:
Bảng 4 5: giá trị Lab mực đo theo chuẩn DIN ISO 2846-1
Cao su sử dụng phải đảm bảo tái tạo hạt trame chính xác, độ nhả giấy nhanh nhằm giảm việc cao su bị bám giấy Đối với việc kiểm tra cao su còn nhiều hạn chế Thường thì trên mỗi loại cao su khi sản xuất bên nhà cũng cấp sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về độ dày, số lớp, độ dn dài, độ chịu nén, độ bền kéo, độ cứng tổng thể, và độ nhám bề mặt cụ thể cho từng loại Vì vậy ta cần lưu ý chọn loại cao su phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty và đảm bảo Có thể tham khảo chuẩn ISO 12636 quy định dưới bảng sau
Bảng 4 6: Tiêu chí kiểm tra cao su
Tiêu chí kểm tra Tiêu chuẩn kiểm tra Độ cứng 78 0 - 90 0 Shore A Độ dày 1.70-1.95 (mm) Độ bền 1-3 triệu lượt in Độ nhỏm bề mặt 1.4-1.70 àm
- Kiểm tra độ đồng nhất của màng, không có gì bất thường
- Cuộn màng không được trầy xước rách bị nhăn hoặc co rúm lại
- Bảo quản nơi nhiệt độ thoáng mát tránh nhiệt độ cao gây ảnh hưởng tới tính chất của màng
- Có thể tham khảo bảng dưới về độ dày lớp màng
Bảng 4 7: Dung sai độ dày màng cho phép theo chuẩn ISO 17557 Độ dày màng Dung sai
- Kiểm tra ngoại quan về đóng gói
- Thùng đựng varnish không được hở, đóng kín, không để không khí lọt vào
- Bề mặt lớp trên ổn định, đồng nhất không xuất hiện bọt khí, không bị bụi bám
- Trong suốt không đục ngầu
- Độ nhớt vừa phải không quá lỏng để đảm bảo độ dày của lớp varnish khi phủ lên vật liệu
- Loại dao sử dụng phải đảm bảo được độ sắc bén, phù hợp với mặt hàng
- Khi bảo quản nơi khô ráo thoáng mát tránh những nơi ẩm ướt gây hiện tượng ghỉ sắt mòn, mẻ dao
- Quy định chọn dao cấn cho các loại vật liệu Bảng được tổng kết dựa trên quá trình thực tế tại công ty nhóm đã được hợp tác với công ty về việc test dao cấn bế cho các mặt hàng hiện tại ở công ty và có được kết quả sau:
Bảng 4 8: Thông số dao cấn, bế và chỉ bế được khuyến cáo sử dụng
Chiều cao Độ dày Loại
Chỉ giấy D500g + D500gsm, độ rộng chỉ 5mm ->(1.2x5.0mm)
Fort bế mặt in) Hàng dễ bị nứt
Chỉ nhựa 1.0x3.2mm hoặc chỉ giấy D500gsm + D300gsm
E trắng 3 lớp chất lượng tốt Chỉ nhựa 0.8x3.2 mm
7 E vàng 3 lớp Chỉ nhựa 0.8x2.7 mm
F bồi Sóng F bồi 1 mặt/2 mặt 23.3 mm 0.71 mm Chỉ nhựa 0.5x1.5 mm
Bristol 350gsm Chỉ nhựa 0.5x1.4 mm
Chỉ nhựa 0.3x1.3 mm or 0.4x1.0mm
Chỉ giấy D300g + D500gsm, độ rộng chỉ 3 mm ->(1.0 x 3 mm)
Chỉ giấy D500g + D500gsm, độ rộng chỉ 5.6 mm ->(1.2x5.6mm)
B 3 lớp bồi (Sóng QVC) 22.8 mm
Chỉ giấy D300g + D500gsm, độ rộng chỉ 4.5 mm ->(1.0 x4.5 mm)
Quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng
4.2.1 Quản lý, kiểm soát dữ liệu trước in
Bảng 4 9: Tiêu chí thiết lập Distiller
Không nén đối tượng Độ phân giải ghi là 2400 dpi Độ phân giải của color or grayscale image: Từ 225-450 ppi, nén kiểu ZIP Độ phân giải của 1-bit image: Từ 1800-3600 ppi (2400ppi)
Chuyển đổi tất cả các màu về hệ CMYK, màu pha vẫn được bảo tồn
Sử dụng khuynh hướng diễn dịch màu là Perceptual
Working spaces: ISO Coated v2 300% (EIC)
Giữ lại các hiệu ứng UCR, GCR
Giữ các thuộc tính overprint
Dùng đúng thiết lập chuyển đổi sang PDF
Tiêu chuẩn PDF/X-4, phiên bản PDF 1.6 (Acrobat 7)
4.2.1.2 Kiểm tra, xử lý file
Bảng 4 10: Tiêu chí thiết lập biên dịch PDF
PDF và tiêu chuẩn PDF
Tiêu chuẩn PDF/X-4, phiên bản PDF 1.6 (Acrobat 7)
Page Đinh nghĩa Page theo trimbox
Phải có đủ khổ khung trang (bleed, trim box) Trang đúng kích thước, không bị thu phóng
Các phần tử nội dung không quá sát lề (theo chuẩn công nghiệp từ ngoài rìa vào nội dung tối thiểu 4mm) Màu sắc Profile màu: ISO Coated v2 300% (EIC)
Sử dụng hệ màu CMYK Không sử dụng không gian màu Lab, RGB
Số lượng sử dụng phải đúng với thông số kỹ thuật sản phẩm
Kiểm tra lại các thiết kế có transperancy
Font Font phải được nhúng (trừ 14 font standard)
Font chữ phải phù hợp với công đoạn RIP
Không dùng font có tên chính xác là Courier, Courier New thì được
Không được sử dụng font Multiple Master Không sử dụng các font có bản quyền
Chữ 2 màu trở lên: nhỏ nhất 9pt
Chữ đen: dưới 12 pt phải được overprint, chữ lớn hơn 12 pt thì không overprint
Chữ trắng: phải được móc trắng Không có invisible text
Chữ cách đường cấn, bế của hộp tối thiểu 5mm LineArt Line (1 màu): 0.15 pt
Line (2 màu trở lên): 0.3 pt Không có invisible line art Line trắng không được overprint Image Color or grayscale image: dùng kiểu nén ZIP
1 bit image: Dùng kiểu nén CCITT Độ phân giải của color or grayscale image: Từ 225-450 ppi (300ppi) Độ phân giải của 1-bit image: Từ 1800-3600 ppi (2400ppi) Báo lỗi nếu dùng 16 bit
Layer Đầy đủ các layer thiết kế
- Sử dụng loại trame AM với hình dạng trame là RoundSquare với độ phân giải:
- Góc xoay trame: BLACK 75 0 , Magenta 45 0 , Cyan 15 0 , Yellow 0 0
- Độ phân giải ghi: 2400 ppi (theo máy ghi)
- Bù trừ GTTT là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng bản in
- Quy trình điều chỉnh GTTT cho bản in
Mục đích: tạo các đường cureve đạt chuẩn để điều chỉnh kẽm không đạt giá trị GTTT
- Ghi kẽm với điều kiện ổn định: Nhệt độ phòng CTP ổn định, cường độ tia Laser, tiêu cự của máy ghi ổn định và phù hợp với loại bản đang được sử dụng
Hình 4 1: Test form dùng để ghi kẽm dùng để điều chỉnh TVI
- Sử dụng máy đo bản kẽm iCPlate II để đo Dot % của kẽm
- Sau khi có thông số, tại phần mềm Harmony mà công ty đang hiện có, tạo đường Curver GTTT cho kẽm
- Gán đường Curver vào phần mềm Process Template Editor
- Sau khi đã gán, tiến hành ghi kẽm lại, ta đã có kẽm đạt chuẩn về GTTT Sử dụng bản kẽm đã đạt chuẩn về GTTT và in ra tờ in
- Sử dụng máy I1 pro để quét giá trị GTTT tại tờ in, ta có thông số của tờ in
- Tiếp tục tạo đường Curver cho giấy với thông số vừa đo được, đồng thời gán đường curver vào phần mềm Process Template Editor
- Sau khi đã gán hai đường curver của kẽm và giấy, tiến hành RIP, ghi bản và hiện bản
Quy trình tạo đường Curver đạt chuẩn cho kẽm và giấy tại phầm mềm Harmony, Process Templater Editor, Process Viewer, dung cho nhân viên xuất kẽm trong phòng CTP
- Quy trình tạo đường Curver tạo phần mềm Harmony
Tạo đường curve cho Plate
Bảng 4 11: Hướng dẫn tạo đường curve cho phần mềm Harmony
- Firt name: đặt tên cho đường current curver
- Date/time: thời gian thực hiện
Thẻ New current curve properties:
- Đặt tên cho đường Curver
- Nodes: chọn dãy tham chiếu gia tăng Dot gain - Polarity: Chọn Positive
- Độ phân giải máy ghi kẽm:
- Name: đặt tên cho đường curver
- Date/time: thời gian thực hiện
- Name: chọn đường current curve vừa tạo cho plate
- Name: chọn đường target vừa tạo cho Plate
Như vậy, đã thiết lập đường cong tầng thứ cho kẽm, sau khi đo lấy thông số của bản kẽm, trong thẻ current curver thực hiện nhập các thông số đã đo được.
Hình 4 2:Kết quả của hướng dẫn tạo đường Curve cho kẽm
Trong thẻ target curve nhập thông số theo tiêu chuẩn GMI
Hình 4 3: Hướng dẫn tạo đường Curve cho giấy
Lúc này, đường curver cân chỉnh cho kẽm hoàn thành
Tạo đường curve cho Paper
Bảng 4 12: Hướng dẫn tạo đường Curve cho giấy
- Firt name: đặt tên cho đường current curve
- Date/time: thời gian thực hiện
Thẻ New current curve properties:
- Đặt tên cho đường curve
- Name: đặt tên cho đường curver
- Date/time: thời gian thực hiện
Sau khi đã thiết lập đường curver cho giấy, lưu tất cả các đường curver, trong thẻ current curve nhập thông số đã đo được trên tờ in, trong thẻ Target curve tiến hành nhập thông số dựa vào tiêu chuẩ GMI đã có, ta có đường curve cho giấy hoàn chỉnh
Bảng 4 13: Thông số Target theo tiêu chuẩn GMI trên tờ in
Bảng 4 14 : Hướng dẫn gán đường curver vào Template tại phần mềm Process
- Media configuration: chọn kích thước khổ kẽm
- chọn kích thước nhíp: tùy theo máy in
- Vertically: chiều cao bản kẽm sẽ ghi, tính từ đáy bản đến phần tử in đầu tiên
- Bề mặt in là dương bản theo chiều thuận
- Plate curve: load đường curver đã tạo cho kẽm
- Print curve: load đường curver đã tạo cho giấy
- Dot shape: chọn hệ trame là maxtone
- Device resolution: độ phân giải ghi là 2400 dpi
- Screen ruling: chọn độ phân giải trame là 175 lpi
Screen angles: góc xoay trame
Tạo folder Prinlink cho file, có thể tạo 1 đường dẫn bất kỳ, hoặc tạo đường dẫn ngay tại cho file nguồn, để tạo ra file PPF cho CIP3
Sau khi đã gán đường curver của kẽm và giấy vừa tạo được tại phần mèm
Harmony, thực hiện lưu template
Tạo Workflow tại phần mềm Process Viewer
Bảng 4 15: Hướng dẫn tạo Workflow tại phần mềm Process Viewer
- Vào thẻ configure -> workflow templetes
- Chọn new để tạo workflow templates
- Chọn và bàn tay để chỉnh sửa file trước khi ghi kẽm
- Chọn file cần ghi và thả vào thư mục output sửa dụng để ghi
- Chọn “Go” để chỉnh sửa
- Chọn vào biểu tượng bàn tay
- Chọn tiếp biểu tượng thứ 3
- Vào chọn tùy chọn settings để xem và chỉnh sửa file trược khi ghi bản
- Chọn các màu cần ghi kẽm và các màu không ghi kẽm
- Nếu những màu không cần ghi kẽm: chọn do not output
- Along height: chọn kích thước nhíp, chỉnh về đơn vị mm
- Máy 6 màu lớn nhíp 48 mm khổ 1030x800
- Máy 2 màu: nhíp 47 mm khổ 1030x800
- Máy 4 màu: nhíp 43 mm khổ 1030x800
- Máy 6 màu nhỏ : nhíp 43 mm khổ 730x600
- Đối với trường hợp cần chỉnh sửa lại trame tùy vào file thiết kế
- Chọn ok và bắt đầu ghi kẽm
4.2.4 Kiểm tra chất lượng bản in
- Để đảm bảo chất lượng in, nhằm đánh giá chất lượng bản kẽm cũng như kiểm tra các thông số về góc xoay trame, các chi tiết tái tạo nhỏ nhất mà bản in có thể in,
- Quá trình kiểm tra bản kẽm cần được đo và kiểm soát, đánh giá trước khi gắn lên máy in
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bản in
Cường độ laser, tiêu cự
Hóa chất hiện, rửa bản
- - Trong quá trình chế bản, khi điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, dung dịch hiện, ) cần tối ưu để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng xấu đến chất lượng bản in và mặc dù chỉ dùng một loại kẽm của một nhà cung cấp, thì chất lượng bản in cũng có thể thay đổi theo từng lô kẽm xuất xưởng
- Sau khi ghi kẽm cần kiểm tra chất lượng bản in về các yếu tố như: độ phân giải tram, góc xoay tram, dung sai kích thước, và giới hạn phục chế tầng thứ
- Đầu tiên ta cần kiểm tra tổng quan trước Kiểm tra bề mặt bản kẽm có bị trầy hay dấu hiệu bất thường, bản kẽm có bị móp hay vênh
- Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết kẽm thông qua thang kiểm tra của GAFT:
Hình 4 4:Thang kiểm tra kẽm của GAFT Bảng 4 16: Tiêu chí kiểm tra bản kẽm theo thang của GAFT
- Thông tin RIP: loại thang kiểm tra bản GAFT
- Màu bản kẽm Vùng 2: Vùng nét mảnh
Kiểm tra độ phân giải và độ chính xác của thiết bị ghi Xác định những chi tiết nhỏ nhất mà thiết bị có thể phục chế được dựa vào các đường âm dương ngang dọc từ 1-4 pixcels Giúp đánh giá được thời gian phơi bản phù hợp và điều chỉnh thiết bị
Vùng 3: Các ô dạng bàn cờ Dùng mắt và kính lúp kiểm tra Các ô bàn cờ được tạo từ các điểm ảnh đen và trắng có kích thước từ 1 pixel đến 4 pixel Dùng để kiểm tra khả nắng tái tạo chi tiết của thiết bị trên bản với độ phân giải xuất cho trước, hình dáng và các ô được tái tạo phải thật đồng đều nhau
Vùng 4: Hình bán nguyệt nửa âm, nửa dương
Dùng kính lúp và mắt thường kiểm tra Kiểm tra khả năng tái tạo chi tiết của hệ thống ghi ở những chi tiết nhỏ nhất nhưng trên cả 2 chiều dọc và ngang Đánh giá máy ghi không chỉ theo đường thẳng mà còn theo đường cong, các đường này sẽ là tiêu chí đánh giá tình trạng máy ghi
Vùng 5: Ô hình sao và ôn tông nguyên Dùng mắt và kính lúp kiểm tra
Kiểm tra tâm ô hình sao phải có phải là hình tròn? Một hệ thống ghi tốt thì sẽ là hình tròn, nếu không phải là hình tròn thì là do sự thay đổi cường độ đầu ghi, Hình ở tâm to ra báo hiệu sự gia tăng tầng thứ, hình số 8 xảy ra hiện tượng đúp nét
Dùng kính soi tram để quan sát vùng tông nguyên Dùng máy đo mật độ để đo mật độ vùng tông nguyên
=>> Đánh giá khả năng gia tăng tầng thứ, khả năng ghi bị đúp nét kéo dịch của máy ghi
Vùng 6: Ô 50/100 và ô 50/200 Máy đo mật độ để đo gia tăng tầng thứ ở vùng 50% ở hai độ phân giải 50/150, 50/200
=>> Kiểm tra độ gia tăng tầng thứ của hệ thống ghi khi dùng tram có độ phân giải khác nhau
Vùng 7: Thể hiện diện tích điểm trame và tầng thứ trame
Dùng kính và máy đo bản để kiểm tra
Vùng này thể hiện diện tích điểm trame và tầng thứ nhỏ nhất mà thiết bị có thể tái tạo được từ 0.5%-99.5%
Vùng 8: Vùng thể hiện mật độ gia tăng tầng thứ
Dùng máy đo bản kẽm để kiểm tra Đo các giá trị tầng thứ ở vùng RIP chưa bù trừ và vùng RIP có bù trừ Nếu có sự chênh lệch lớn thì tiến hành bù trừ
4.2.5 Quản lý, kiểm soát trong quá trình in
ÁP DỤNG VÀO SẢN XUẤT THỰC TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Tiêu chuẩn giấy
Sau khi tiến hành lấy mẫu theo đề xuất đưa ra thì nhóm đã đo các giá trị Lab, định lượng, độ dày, độ bóng và độ trắng của vật liệu qua 5 lần đo và được kết quả như sau
Bảng 5 1: Thông số giấy Ivory và giấy Couche tại công ty Y&J Vina
So sánh với bảng 4.2 tiêu chuẩn của các loại giấy theo ISO 12647-2 thì ta có nhận xét sau:
Với 2 loại giấy hiện tại công ty đang sử dụng là Ivory và Couche thì có màu sắc giấy tính theo Lab, độ dày và độ trắng của giấy nằm trong khoảng cho phép của ISO 12647-2 nhưng có độ bóng quá chênh lệch Với điều kiện sản xuất của công ty
THÔNG SỐ CÁC LOẠI GIẤY CÔNG TY Y&J VINA
STT Loại giấy Định lượng ( gsm)
Nhãn hiệu L a b Độ dày Độ bóng (góc
60 độ) Độ trắng (nguồn sáng, góc đo)
6 Couche 200 MR 95.01 0.19 -2.93 0.19 44.43 94.44 91.17 trong nhiều năm qua khi sử dụng các loại giấy này bài in vẫn đạt chất lượng nhưng kết quả không cao, chất lượng không ổn định
Vì vậy dựa vào ISO 12647-2 và tình hình sản xuất thực tế của công ty cùng nhóm đưa ra tiêu chí đánh giá giấy cho các loại giấy như sau:
Bảng 5 2: Tiêu chuẩn giấy đầu vào tại công ty Y&J Vina Đặc trưng
L* a* b* Độ bóng Độ sáng theo tiêu chuẩn ISO (%) Định lượng
Tráng phủ bóng, có nguồn gốc từ gỗ
Tráng phủ mờ có nguồn gốc từ gỗ
Sau khi đưa ra được đánh giá ta so sánh lại thì có thể nhận thấy trong số các loại giấy hiện tại của công ty đang sử dụng có giấy Ivory 300 của nhãn hiệu CM là có dộ bóng quá thấp nằm ngoài khoảng sai số cho phép nên kiến nghị công ty không nên tiếp tục sử dụng loại giấy này Có thể thay bằng các loại giấy khác nhưng phải nằm trong khoảng cho phép.
Thực nghiệm trên kẽm
Tạo và căn chỉnh đường Curve của giấy và kẽm tại phần mềm Harmony,
Process Template Editor, trong quá trình RIP và ghi bản
Các bước tạo và ghi bản kẽm được tiến hành theo hướng dẫn tại bảng 4.11 chương 4
Thông số Gia tăng tầng thứ trên tờ in đạt chuẩn theo tiêu chuẩn GMI
Bảng 5 3: Thông số GTTT theo trên tờ in đạt chuẩn theo GMI
Thông số Gia tăng tầng thứ trên tờ in trước khi canh chỉnh bởi đường Curver được đo trực tiếp tại công ty bởi 3 lần đo và được lấy giá trị trung bình, được đo bằng máy đo X-rite
Bảng 5 4: Thông số GTTT trên tờ in trước khi canh chỉnh đường Curver
Thông số Gia tăng tầng thứ trên tờ in sau khi canh chỉnh đường curver được đo trực tiếp tại công ty bởi 3 lần đo và được lấy giá trị trung bình, được đo bằng máy đo X-rite
Bảng 5 5: Thông số GTTT trên tờ in sau khi canh chỉnh đường Curver
Theo tiêu chuẩn GMI quy định
Bảng 5 6: Gía trị GTTT theo GMI
Vùng gia tăng tầng thứ Tiêu chuẩn Dung sai
75% 88,4 ±3 Đối chiếu với thông số đo được trên tờ in
Bảng 5 7: Bảng so sánh giá trị GTTT trước và sau khi canh chỉnh
Trước khi canh chỉnh Dung sai
Trước khi canh chỉnh Dung sai
Như vây, sau khi đối chiếu với thông số gia tăng tầng thứ ở các vùng 25% 50%, 75% với dung sai mà tiêu chuẩn GMI quy định, thì giá trị GTTG ở tờ in khi chưa được căn chỉnh không đạt chuẩn và hầu như không nằm trong khoảng dung sai cho phép, còn giá trị gia tăng tầng thứ được đo trên tờ in khi đã được căn chỉnh tại phần mềm Harmony trước khi ghi kẽm, thì đều đạt chuẩn và nằm trong khoảng dung sai cho phép mà tiêu chuẩn GMI quy định.
Thực nghiệm trên tờ in
Sau khi bù trừ gia tăng tầng thứ kết hợp với các đề xuất về con người, vệ sinh máy móc, bảo hành trang thiết bị, thì trong quá trình in đã đạt được một số kết quả nhất định
Bảng 5 8: Qúa trình thực hiện đo thang kiểm tra màu
Sử dụng USB để liên kết máy tính với phần mềm và khởi động phần mềm
Tiến hành kết nối máy I1 với máy tính và căn chỉnh máy I1 Pro vào điểm trắng trước khi tiến hành quét
Sau khi căn chỉnh máy I1 xong, tiến hành đó Đặt thước đo song song và sát thang đo màu cần đo, đặt máy đo lên thước đo và kéo từ từ trên
Bản Report Test form được đo tại công ty vào tháng 4 năm 2019, khi chưa áp dụng quy trình kiểm soát, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, được đo bằng phần mềm Presssign tại công (công ty mua bản quyền sử dụng)
Bản Report Test form được đo tại công ty vào tháng 7 năm 2019, khi đã áp dụng quy trình kiểm soát, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMI từ trước in cho tới in được đo trực tiếp tại công ty bằng phần mềm Presssign
Thực nghiệm công đoạn sau in
Theo thống kê nhóm khảo sát tại công ty trong quá trình thực tập thì chất lượng sản phẩm đầu ra tại công ty bị lỗi ở công đoạn in và thành phẩm là chính Để giải quyết những vấn đề về lỗi ở công đoạn sau in nhóm đã được kết hợp với công ty cải thiện lỗi sản xuất về bể UV, cải thiện dao cấn bế, lỗi về tay kê và dán hộp
Theo thống kê ở công đoạn này trong tháng 6 năm 2019 công đoạn thành phẩm là
Bảng 5 9: Các lỗi thường gặp phải trong công đoạn sau in
Công đoạn Lỗi gặp phải
Dán Dính keo Để giải quyết lỗi bể UV khi bế tại công ty thì nhóm đã được tìm hiểu về nguyên nhân đó là do đổi loại UV và khung lụa của loại UV đang sử dụng Trước đây công ty sử dụng loại UV A6165 của nhà cung cấp TTK nhưng sau đó đổi qua UV SV300 CREST UV Silk Screen Spot An Gia và UV RB01 của NCC Cầu Vòng Khi sử dụng 2 loại UV này thì bế hàng trên UV lỗi nhiều Sau tìm hiểu thì được biết vì lớp
UV quá dày nên khi lớp UV ngay đường bế sẽ bị bể Hướng giải quyết đã được đưa ra và áp dụng cho tùng loại UV xem bảng 2 phụ lục 2
Hình 5 1: UV bị bể Hình 5 2: Sauk hi khắc phục lỗi UV bể
Qua tìm hiểu thì lỗi chính ở công đoạn bế là do sử dụng dao cấn, bế không phù hợp dẫn đến hàng bế ra nhưng không đạt yêu cầu khách hàng bị trả hàng lại chủ yếu là hàng bồi sóng vì khi bế cái lớp sóng bị xẹp và không đủ độ rộng để gấp làm hộp bị tét hoặc bị lệch Độ cao của dao bế và dao cấn không phù hợp cũng dẫn đến tét giấy hoặc đường cấn không đủ áp lực để gấp Lỗi thứ 2 đó là khi bế bị sai tay kê qua tìm hiểu được thì hiện tại công ty chưa đồng nhất tay kê trong sản xuất mặc dù trên tờ in có tay kê cho in nhưng không thống nhất nên qua mỗi công đoạn người thợ có thể sử dụng tay kê khác nhau dẫn đến công đoạn bế sau cùng hàng bị sai lệch so với khuôn nhiều.Ngoài 2 vấn đề trên thì vẫn còn những vấn đề khác Nhưng hiện tại 2 vấn đề là dao bế và tay kê là 2 vấn đề chủ yếu và cần khắc phục
Trong thơời gian thực tập 3 tháng tại công ty nhóm cũng đã được tham gia để tìm hiểu và khắc phục lỗi đề khắc phục lỗi về dao nhóm cùng bộ phận QA của công ty đã thử test dao và sau quá trình test đã đưa ra được giải pháp cho việc lựa chọn và sử dụng dao cấn, bế và chỉ bế theo Bảng 4 23: Thông số dao cấn, bế và chỉ bế được khuyến cáo sử dụng
Về vấn đề sai tay kê thì đề xuất giải quyết là quy định tay kê chung trong sản xuất tay kê sẽ được đặt ở bên trái của tờ in đối với bế mặt ngoài và đặt bên phải của tờ in khi bế mặt trong Sở dĩ quy định như vậy là vì dựa vào điều kiện sản xuất của các máy bế hiện tại ở công ty thì bắt nhíp cạnh hông bên trái sẽ thuận cho thợ quan sát và điều chỉnh hơn
Dưới đây là hình ảnh cải tiến về việc đặt tay kê
Hình 5 3: Tay kê trước khi cải tiến Hình 5 4: Tay kê sau khi cải tiến
Với công đoạn dán hộp lỗi gặp phải là dán lệch mí và dính keo
Khi nghiên cứu thì được biết vấn đề dính keo xảy ra là khi vạt góc tại tay dán góc được sử dụng là 45° cho tất cả các hộp quá rộng dẫn đến việc khi qua chuyền dán keo dễ bịnh dính vào mặt sau của giấy đến khi dán lại sẽ làm keo dính giấy không dựng hộp được Để khắc phục lỗi dính keo đề xuất của nhóm là góc vạt khác nhau và test trên những loại vật liệu khác nhau
Quá trình thực nghiệm tiến hành bằng cách làm khuôn bế với 3 ý tưởng trên và bế trên 15 hộp với những mặt hàng khác nhau trên các loại hàng khác nhau và dán
Bảng 5 10: Qúa trình test góc tay dán
Loại giấy Độ dày giấy
Tốt không bị dính, nhưng vì góc quá nhỏ nên bị độn giấy
Tốt không bị dính, nhưng vì góc quá nhỏ nên bị độn giấy
Tốt không bị dính, không bị độn
Tốt không bị dính, nhưng vì góc quá nhỏ nên bị độn giấy
Tốt không bị dính, nhưng vì góc quá nhỏ nên bị độn giấy nhưng
Tốt không bị dính, không bị độn
Tốt không bị dính, nhưng vì góc quá nhỏ nên bị độn giấy
Tốt không bị dính, không bị độn
Tốt không bị dính, không bị độn
Tốt không bị dính, không bị độn
Tốt không bị dính, không bị độn
Tốt không bị dính, không bị độn
Tốt không bị dính, không bị độn
Tốt không bị dính, không bị độn
Tốt không bị dính, không bị độn
Sau kết quả test ta có thể thấy được góc 30 độ là góc tối ưu nhất tiếp đến là 20° nhưng để đảm bảo an toàn ta có thể sử dụng góc vạt trong khonagr từ 15-30 cho các hộp có độ dày giấy thấp và đối với giấy có độ dày cao nên sử dụng góc 30 để tránh bị độn giấy tức mép khi dán hộp
Nhóm đã thống kê hàng lỗi trong 2 tháng tháng 6 năm 2019 trước khi tiến hành thực hiện cải tiến và tháng 7 năm 2019 sau khi cải tiến thì được kết quả sau
Bảng 5 11: Thống kê hàng ở công đoạn sau in vào tháng 6 năm 2019
Order Lỗi Tỉ lệ lỗi T.6
Bảng 5 12: Thống kê hàng ở công đoạn sau in vào tháng 7 năm 2019
Order Lỗi Tỉ lệ lỗi T.7
Từ kết quả thống kê trên ta sẽ có biểu đồ sau
Qua biểu đồ có thể thấy được số lượng hàng lỗi trong tháng 7 đã giảm rõ rệt Những lỗi về UV, tay kê, dán đã không còn giúp hàng lỗi giảm đáng kể cải thiện được chất lượng tại công ty Mặc dù vậy vẫn còn nhiều lỗi khác cần được cải tiến hơn.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM BAO BÌ HỘP GIẤY TẠI CÔNG TY
Đề xuất thiết bị
- Để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, tiết kiệm thời gian và đặc biệt là tránh hư hỏng hàng thì cần phải đầu tư các trang thiết bị, phần mềm, các thiết bị đo và kiểm tra nhằm tự động hóa quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm in
- Sử dụng các trang thiết bị phù hợp, đúng quy chuẩn và hơn hết tránh việc kiểm soát các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm in phụ thuộc vào quán tính
- Sử dụng thiết bị đúng với mục đích sử dụng
Các thiết bị cần được sửa chữa và sử dụng cho quá trình sản xuất
Bảng 6 1: Thông số các thiết bị cần được sửa chữa tại công ty
Máy in thử: Epson Stylus Pro 9890
Trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm in, không thể thiếu máy in thử Epson tại công đoạn chế bản, sử dụng để in thử ký mẫu khách hàng
- Độ phân giải in: 2880x1440 (dpi)
- Giấy: tờ rời hoặc cuộn
- Giả lập được các điều kiện in của in
- Tự động kiểm tra đầu phun, chùi đầu phun
- Giao tiếp USB 2.0 và 10/100 Base-T
Máy in phun EPSON Stylus Pro 9890
Nguồn tham khảo: https://www.sieuthivienthong.com/may-in-printer/may-in- phun-mau-epson/may-in-phun-m%C3%A0u-b0-epson-stylus-pro-sp-
Máy đo i1 Pro sử dụng khi tạo ICC profile cho màn hình và máy in thử
Kích thước điểm chiếu sáng: 3,5 (mm)
Nguồn sáng: illuminant type A và UV
Phạm vi quang phổ: 380-730 (nm)
Phương thức gioa tiếp: USB 1.1 Độ phân giải màn hình: 1024x768 pixel trở lên
Khẩu độ đo: đường kính 4,5 mm Định dạng hồ sơ được hỗ trợ: ICC Máy đo i1 Pro
Nguồn tham khảo: https://lebaominh.vn/sanpham/x-rite-i1-basic-pro-g2/
Máy đo bản kẽm Offset - iCPlate II
Nguồn sáng: iCPlate2 X: 1 LED (R) Độ phân giải tram (AM): 26-147, 65-
Kích thước (length, width, height): 4.8 cm x 7.3 cm x 14.5 cm
Máy đo bản kẽm Offset - iCPlate II
Nguồn tham khảo: http://www.xrite.com/categories/portablespectrophotometers/icplate2
Danh sách thiết bị cần mua mới
Bảng 6 2: Thông số kỹ thuật các thiết bị đề xuất mua mới
Thước palme điện tử: sử dụng để đo độ dày vật liệu một cách chính xác
- Đọc kết quả: Dạng điện tử
Nguồn tham khảo:http://legendtech.com.vn/Sanpham/sanpham-90-
- Khả năng đọc 1mg và 10 mg
- Màn hình hiển thị Hiển thị số, chấm cách, đèn nền sáng
- Kích thước đĩa cân 140 mm Cân điện tử DJ – 600 Độ rộng thanh cảm biến: 2-20 mm Độ dài thanh cảm biến: 30- 200 mm
Nhiệt độ tại vùng NIP
Máy đo độ bóng giấy: Elconeter 406
Sai số: ± GU ( đơn vị đo độ bóng)
Phạm vi đó: Góc đó: 60 0 và 20 0
Máy đo độ bóng giấy Elcometer 406
Nguồn tham khảo: https://asin.com.vn/May-dGloss-TM o-do-bong-Elcometer-
Máy đo độ trắng giấy X-rite-spectroeye
Công thực đo màu: CIEL*a*b*, CIE L *
Công thức cho dung sai màu đặt biệt: deltaE * 2000, deltaE * 94, deltaE CMC, delta E FMCII
Phạm vi quang phổ : 380nm đến 730nm Máy đo độ trắng giấy
Nguồn tham khảo: http://www.xrite.com/service-support/product- support/portable-spectrophotometers/SpectroEye
- Kiểm tra độ pH của dung dịch làm ẩm: Quỳ tím
Thiết bị hỗ trợ kiểm tra áp lực tại vùng NIP giữa ống bản và cao su
Thông số kỹ thuật Độ dài thanh cảm biến: 350mm Độ dày thanh cảm biến: 0.2mm
Bề rộng vùng NIP: ≥5mm
Nhiệt độ tại vùng NIP: 10-700C Độ cứng cao su: < 950 shore A Đơn vị đo: Newton/cm2
Hình 3.7.Thiết bị Nip Indicator™
Phần mềm
Bảng 6 3: Đề xuất phần mềm cần sử dụng
Phần mềm Mục đích sử dụng
Sử dụng phần mềm Artios Cad của Esko để vẽ cấu trúc sản phẩm, bù trừ vật liệu một cách chính xác, giúp tránh những sai sót trong quá trình bù trừ cấu trúc vật liệu gây ảnh hưởng tới cấu trúc sản phẩm Đồng thời khi sử dụng Artios Cad còn hỗ trợ lựa chọn khổ giấy tối ưu cho từng phương án bình
Sử dụng Pitstop Pro trong Adobe Acrobat để thực hiện quá trình xử lý file với Preflight, Global Changes, Action List , giúp kiểm soát chặt chẽ quá trình xử lý file, xử lỹ lỗi file chuyên nghiệp
Sử dụng phần mềm với mục đích tạo ICC Profile cho màn hình máy tính làm việc, hỗ trợ trong quá trình quản lý màu, so sánh màu giữa màn hình và bài in thử
Phần mềm quản lý in thử và tạo Profile EFI Pro Sử dụng với mục đích tạo Profile cho máy in thử,
Đề xuất các giải pháp bảo trì, vệ sinh máy móc, thiết bị
Bảo trì, vệ sinh máy móc thiết bị là yếu tố rất cần thiết đối với quá trình chạy hàng theo tiêu chuẩn GMI
Kế hoạch bảo trì cho máy móc và thiết bị:
Bảng 6 4: Bảng kế hoạch bảo trì bảo dưỡng thiết bị
KẾ HOẠCH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ
Tên thiết bị Nội dung kiểm tra Thời gian
Vệ sinh, kiểm tra máy Kiểm tra đầu dao cắt Thay định kỳ 6 tháng/lần
Bảo trì bảo dưỡng theo kế hoạch đã đề ra
Vệ sinh, kiểm tra máy Kiểm tra cường độ và tốc độ ghi
Vệ sinh hàng ngày Bảo trì bảo dưỡng theo kế hoạch đã đề ra
Vệ sinh, kiểm tra máy Kiểm tra dung dịch thuốc hiện
Bảo trì bảo dưỡng theo kế hoạch đã đề ra Với thuốc hiện thì chạy
1000 m2 kẽm cần thay thuốc mới
1 Với tất cả máy in hiện có
Vệ sinh máy trước và sau mỗi lần in Cần vệ sinh sạch sẽ các lô mực, cao su, không được để mực còn lưu đọng lại sẽ ảnh hưởng tới bài sau hoặc ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy
Vệ sinh hàng ngày Đến cuối ngày vệ sinh tổng quát, kiểm tra các thiết bị hệ thống điều khiển trước và sau khi sử dụng máy
Bảo trì bảo dưỡng theo kế hoạch đã đề ra
Vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng
Kiểm tra máy móc Kiểm tra dao cắt và thay dao
Kiểm tra vệ sinh: hàng ngày
Kiểm tra định kỳ thiết bị bảo trì bảo dưỡng theo kế hoạch đã đề ra
Vệ sinh máy trước và sau khi sử dụng
Kiểm tra nhiệt độ lô ép định kỳ Thay dầu, nhớt Kiểm tra tính an toàn điện của thiết bị
Kiểm tra vệ sinh: hàng ngày
Kiểm tra định kỳ thiết bị bảo trì bảo dưỡng theo kế hoạch đã đề ra
Vệ sinh máy trước và sau khi sử dụng
Kiểm tra nhiệt độ buồng sấy Thay dầu, nhớt
Kiểm tra tính an toàn điện của thiết bị
Kiểm tra vệ sinh: hàng ngày kiểm tra định kỳ thiết bị 6 tháng/ lần
Vệ sinh máy trước và sau khi sử dụng Đối với khuôn bế kiểm tra định kỳ
3 tháng/ lần Kiểm tra máy Thay dầu, nhớt Kiểm tra tính an toàn điện của thiết bị
Kiểm tra vệ sinh: hàng ngày
Kiểm tra định kỳ thiết bị bảo trì bảo dưỡng theo kế hoạch đã đề ra
Vệ sinh máy trước và sau khi sử dụng
Kiểm tra máy Thay dầu, nhớt Kiểm tra tính an toàn điện của thiết bị
Kiểm tra vệ sinh: hàng ngày
Kiểm tra định kỳ thiết bị bảo trì bảo dưỡng theo kế hoạch đã đề ra
Thiết bị đo và kiểm tra
Vệ sinh máy, kiểm tra bảo dưỡng Canh chỉnh độ chính xác của thiết bị
Hằng ngày, trước và sau khi sử dụng thiết bị
Vệ sinh thiết bị kiểm tra độ nhớt của thước Hiệu chỉnh thiết bị (gửi tới trung tâm hiệu chỉnh thiết bị )
Hằng ngày Việc hiệu chỉnh 6 tháng/lần
3 Buồng soi màu vật tư X-Rite
Vệ sinh trước và sau khi sử dụng Hiệu chỉnh thiết bị có thể hiệu chỉnh tại công ty hoặc gửi tới trung tâm kiểm định thiết bị
Việc hiệu chỉnh tiến hành 6 tháng/lần
Đào tạo nâng cao tay nghề nguồn nhân lực
- Muốn một sản phẩm in có chất lượng tốt thì ngoài những yếu tố chúng ta có thể kiểm soát và đo đạt được bằng thiết bị máy móc thì con người cũng là một trong những yếu tố cần được đào tạo chuẩn hóa Một người công nhân tốt có hiểu biết về chất lượng in sẽ dễ dàng làm việc và kiểm tra hơn, họ sẽ mất ít thời gian trong việc canh chỉnh tìm và khắc phục lỗi sai giúp tiết kiệm thời gian làm việc hiệu quả hơn Vì vậy công ty cần mở các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân, tổ chức các cuộc thi hay đánh giá tay nghề của công nhân thường xuyên để tăng khả năng hiểu biết và làm việc Có chế độ khen thưởng để cổ vũ tinh thần làm việc của mọi người
- Nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, chính vì thế để đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt không chỉ cần kinh nghiệm mà còn có kiến thức về chuyên môn cao Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc
- Thường xuyên tổ chức các buổi Training đào tạo tay nghề, bổ sung thêm kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc của công nhân, nhân viên tại công ty
- Đưa ra các yêu cầu, thách thức nhằm thúc đẩy sự phát triển, nâng cao trình độ về quản lý chất lượng
- Khuyến khích công nhân, nhân viên tiếp cận sử dụng các trang thiết bị đo lường, đánh giá chất lượng hiện có trong công ty Học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau
- Tạo các bản hướng dẫn sử dụng phần mềm, thiết bị nhằm cung cấp cho công nhân, nhân viên
- Khi có vấn đề xảy ra, cần nắm rõ vấn đề, hướng khắc phục và cùng nhau giải quyết, không nên đùn đẩy trách nhiệm.