NHÌNLẠI MỸ THUẬTĐƯƠNGĐẠI CHÂU Á2010:CUỘCTRANHGIÀNHĐỊAVỊĐỘCTÔN Bất chấp có cuộc khủng hoảng t ài chính nổ ra năm 2008 và tinh hình rối ren gần đây của các thị trường chứng khoán tr ên toàn thế giới gây nên bởi các vấn đề nghiêm trọng về tiền tệ ở châu Âu thì các thị trường mỹthuật vẫn có được những thành công đáng ngạc nhiên ở châu á. Nhiều kỷ lục thế giới được xác l ập tại các cuộc bán đấu giá hồi tháng 5. 2010 vừa qua tại HongKong. Ta có thể dễ dàng thấy được lý do tại sao HongKong lại trở thành trung tâm vô địch về bán đấu giá ở châu á. Ngay cả trong thời kỳ trước cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra tháng 10 năm 2008, các nhà bán đấu giá trên toàn thế giới đã khai thác Châu á, đặc biệt là thị trường Trung Hoa, để tăng trưởng. Về lĩnh vực tiền bạc, họ đã quyết định đúng. Thị trường châuá tỏ ra có sức bền bỉ, dẻo dai, có sức phục hồi mạnh mẽ, với những sổ chi phiếu châuá (Asian cheque- books) chống đỡ cho ngành đấu giá trong suốt cuộc suy thoái kinh t ế. Cốc dâng rượu lễ hình rồng bằng sừng tê giác-thế kỷ 17, 18 Thực tế, giờ đây công việc kinh doanh mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đặc biệt nhờ có Trung Hoa, nơi đang có sự quan tâm chú ý ngày càng tăng tới các cuộc bán đấu giá, với những nhà sưu tầm tác phẩm mỹthuật giàu có là một nguồn lực tài chính to lớn cho tăng trưởng của các nhà bán đấu giá hiện nay. Phần lớn, các khách mua đến Trung Hoa lục địa chi phối các cuộc bán cổ vật và các tác phẩm mỹthuật nói chung. Họ chớp lấy hầu hết các lô cao giá tại các cuộc bán đấu giá, và đội ngũ của họ ngày càng tăng về số lượng một cách nhanh chóng và liên tục, đáng kinh ngạc. Carson Chan, giám đốc kinh doanh của Nhà bán đấu giá Bonhams Asia, nói: “HongKong là cửa sổ nhìn ra thế giới bên ngoài đối với các nhà sưu tầm Trung Hoa, và họ hướng sang HongKong để có được những đường hướng và chỉ dẫn về những gì cần sưu tầm. Họ là m ột lực lượng mới trỗi dậy cần phải tính đến, đã hình thành những trụ cột chắc chắn, mạnh mẽ của các thị trường mỹ thuật. Họ cũng đang tích cực tìm lại bản sắc lịch sử và văn hóa, rất hăng hái giànhlại một số những bảo vật quốc gia của họ.” Carson Chan cho biết thêm: “Với những gia sản ngày càng lớn kiếm được và tích lũy được trong suốt nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế hùng hậu, các nhà sưu tầm mỹthuật Trung Hoa giờ đây hoạt động tích cực hơn trên thị trường mỹthuật thế giới, lặn lội sang cả New York và London sau HongKong để chớp lấy các cổ vật và các tác phẩm mỹthuật truyền thống của Trung Hoa. Một số người trong số họ giờ đây thậm chí còn mở rộng, phát triển các bộ sưu tầm của họ bằng cách bổ sung thêm các tác phẩm nổi tiếng của mỹthuật ấn tượng Tây phương nữa.” Kết quả là sức mạnh ngày càng lớn của các thị trường Trung Hoa lục địa và châuá giờ đây đã đẩy HongKong lên vị trí trung tâm đấu giá mỹthuật lớn thứ ba của thế giới sau New York và London. Vị thế cao này đạt được một phần là nhờ sự hiện diện tăng lên của các nhà bán đ ấu giá tại HongKong kể từ năm 2007 đến nay. Suốt trong hai thập kỷ trước, hoạt động bán đấu giá ở HongKong bị khống chế bởi 2 nhà bán đ ấu giá đứng đầu thị trường là Christie và Sotheby’s. Bonhams, nhà bán đấu giá tư nhân Anh sẽ là một trong những nhà bán đấu giá cổ vật và các tác phẩm mỹthuật lớn nhất, lâu đời nhất thế giới, đã mở một văn ph òng khu vực ở HongKong năm 2007. Nhà đấu giá Seoul (Seoul Auction), Đấu giá Đông – Tây (Est-Ouest Auctions) và Acker Asia là những nhà đấu giá ra đời tiếp ngay sau. Sự hiện diện nhiều nhà đấu giá trong một thời gian ngắn như vậy cho thấy sức hấp dẫn ngày càng tăng của HongKong, trở thành một trung tâm đấu giá của châu á. Ngoài những khả năng tiềm tàng của thị trường, phải thành thật nói rằng việc thiết lập một nhà đấu giá ở HongKong cũng tương đối dễ dàng. Carson Chan còn cho biết: “HongKong có một hệ thống thuế má cơ cấu chặt chẽ mà đơn giản; hệ thống pháp lý của chúng tôi cũng phát triển và phù hợp với các hệ thống pháp luật của cả phương đông lẫn phương Tây, khiến Hong Kong trở thành một địa điểm thích hợp cho các nhà đấu giá quốc tế mở rộng phạm vi hoạt động ở đó. Khác với các thành phố như New York và London, việc không cần nộp đơn xin giấy phép đ ấu giá ở HongKong khiến cho việc triển khai kinh doanh đấu giá khá đơn giản.” Ông ví von đầy hình ảnh: “Phần kem trên chiếc bánh ngọt chính là vị trí địa lý của chúng tôi. Việc chúng tôi ở gần Trung Hoa lục địa và các nơi khác của châu á, một thị trường mỹthuật đang nổi, khiến HongKong chính là điểm thích hợp để cắm cờ.” Có nhiều người trẻ tuổi tại các cuộc bán đấu giá chính là một điểm thuận lợi lớn đối với đội quân các nhà sưu tầm, kể cả những người mới vào nghề lẫn những người sành chơi. Họ đưa ra cả một lọat các tác phẩm có thể sưu tầm được và dân chủ hóa ngành đấu giá, bằng cách vươn tới công chúng rộng lớn hơn. Ngày nay, các cuộc đấu giá không còn được coi là đặc quyền của một số ít tầng lớp ưu tú trong xã hội nữa , mà cả công chúng rộng rãi đều có thể tiếp cận được Ngày 28. 5. 2010, Bonhams Asia tổ chức đấu giá 140 nậm rượu cổ bằng gốm và cả các tác phẩm mỹthuật cổ Trung Hoa và mỹ thuậtđươngđại châu á, rút ra từ Bộ sưu tầm Mary và George Bloch, bộ sưu tầm tuyệt nhất thế giới trong tay tư nhân, đã lập được nhiều kỷ lục thế giới về giá bán. Bộ sưu tầm đã bán hết và thu được trên 66 triệu đô-la HK (8.5 triệu đô-la Mỹ) so với ước toán trươc khi đấu giá 20 triệu đô- la HK (2.8 triệu đô-la Mỹ). Đứng đầu bảng là chiếc nậm rượu cổ sứ tráng men của hoàng tộc thời Càn Long , với giá kỷ lục 9.3 triệu đô-la HK (1.2 triệu đô-la Mỹ), gấp 3 lần ước định ban đầu trước khi đấu giá. Một cách phá vỡ truyền thống nữa và cũng là đáp lại mối quan tâm ngày càng tăng tới mỹthuật phương Tây trong số các nhà sưu t ầm châu á, Seoul Auction đã tổ chức đấu giá các tác phẩm mỹ thuậtđươngđại Tây phương lần đầu tiên ở HongKong. Misung Shim, giám đ ốc kinh doanh của Seoul Auction HongKong, cho biết: “Chúng tôi giới thiệu những loại hình mới và những nghệ sĩ mới với giới mỹthuật HongKong bằng cách đưa ra một bộ tuyển tập được giám tuyển chặt chẽ các tác phẩm mỹthuật phương Tây và mỹthuậtchâuá với những lượng giá hợp lý, phải chăng. Bộ sưu tầm châuá này bao gồm các tác phẩm mỹthuật Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia” Seoul Auction đóng vai trò tiên phong khi họ mời đấu giá các tuyệt tác Tây phương trứ danh cũng như các tác phẩm mỹthuậtchâu á. Chẳng hạn, những tác phẩm có tính chất tiêu biểu của Damien Hirst đã bán được những giá cao, lập kỷ lục cho những tác phẩm đắt giá nhất của Damien Hirst từng được đấu giá ở châu á, Trong một cuộc bán đấu giá hồi tháng 5 năm 2009, tác phẩm Trầm lặng (Tranquility) của Damien Hirst, rút ra từ series được hoan nghênh nhiệt liệt nhan đề Bươm bướm (Butterfly), đã bán với giá 13. 37 triệu đô-la HK (tương đương với 1. 71 triệu đô-la Mỹ). Tác phẩm Tầm quan trọng của Nơi khác – Thượng giới (The Importance of Elsewhere – The Kingdom of Heaven), cũng từ series Butterfly được ngưỡng mộ trên đây, thu được 17. 22 triệu đô- la HK (tương đương với 2. 23 triệu đô-la Mỹ) trong lần bán đấu giá tháng 10 năm 2009. Lúc đó, cả hai tác phẩm này đã lập lỷ lục là những tác phẩm đắt giá nhất của Damien Hirst chưa từng thu được ở châu á. Tiếp theo thành công vụ bán tác phẩm của Damien Hirst, Seoul Auction HongKong lại tiến thêm một bước giới thiệu các tác phẩm của các nghệ sĩ phương Tây khác, như Donald Judd, Robert Indiana, và Ron Arad, lập được 2 kỷ lục đấu giá thế giới mới tại cuộc bán Đấu giá mùa Xuân tháng 4 năm 2010. Nó cũng mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử thị trường đấu giá mỹthuậtchâuá bằng cách bán đấu giá loại hình thiết kế đươngđại mới vô cùng thú vị của Ron Arad nhan đề Khoảng không Sinh học 1 (Bio-Void 1), một tác phẩm điêu khắc uyển chuyển, duyên dáng, gợi cảm và quyến rũ vô cùng, b ằng chất liệu alumi sơn, bán với giá 932.000 đô-la HK (120.413 đô-la Mỹ). Thỏa mãn nhu cầu thị trường tác phẩm mỹthuật còn có Est-Ouest Auctions của Nhật Bản, nhà bán đấu giá châuá lâu đời nhất được thiết lập năm 1984. Văn phòng HongKong của nhà bán đấu giá này khai trương tháng 11 năm 2008, nhưng con đường của nó tới HongKong đã rẽ theo một hướng khác so với chuẩn thông thường. Nhà bán đấu giá này được Cơ quan Triển lãm Mỹthuật Quốc tế Trung Hoa vì Công tác Từ thiện (Art Charity China International Exhibition) tiếp cận và yêu cầu tài trợ cho hai cuộc triển lãm ở Bắc Kinh và Tokyo năm 2008, mà đỉnh cao là hai cuộc bán đấu giá ở HongKong tháng 11 năm 2008. Tiền thu được của một trong hai cuộc bán đấu giá đó đã được xung vào quỹ từ thiện. Est-Ouest Auctions từ lâu đã được công nhận ở Nhật Bản về điểm mạnh của nó là trong lĩnh vực mỹthuật trang trí cũng như mỹ thuậtđươngđại Tây phương. Năm 1984, nó đã đồng thời triển khai hai cuộc bán đấu giá tác phẩm mỹthuật thủy tinh Daum (French Daum glass objet d’art) tại Paris và Tokyo và từ đấy đến nay nó đã không ngừng lớn mạnh. Chenny Zhou, phó chủ tịch của Est-Ouest Auctions HongKong nói: “Một số các lô gửi chúng tôi bán có kèm gi ấy chứng nhận cấp bởi Hiệp hội Thương gia Mỹthuật phương Tây của Nhật Bản, tổ chức duy nhất ở châuá được ủy quyền cấp các giấy chứng nhận loại này. Giấy chứng nhận này xác nhận tác phẩm là thực và làm tăng thêm lòng tin của chúng ta.” Ông cho biết thêm: “Chúng tôi mời bán các sản phẩm thủy tinh Art- Nouveau và Art-Deco của một số các tên tuổi có uy tín lớn như Daum, Lalique, Galle, Legras, Tiffany, Theresienthal và Ludwig Moser & Sohne, cũng như những tác phẩm điêu khắc bằng đồng hoặc đá cẩm thạch . Các tác phẩm mỹ thuậtđươngđại của chúng tôi đều là những sáng tác của các nghệ sĩ nổi tiếng Nhật Bản, Trung Hoa và Phương Tây, với ngôi sao của lô bán mùa Xuân trứ danh hồi tháng năm 2010 là tuyệt tác “Người đàn bà đang say giấc nồng” (Femme Couchée) của Pablo Picasso, một họa phẩm sơn dầu trên vải bố vẽ năm 1960, bán với giá 21.8 triệu đô-la HK (tương đương 2.8 triệu đô-la Mỹ). Chúng tôi cũng có cả tác phẩm của Auguste Renoir, Henri de Toulouse-Lautrec và Marc Chagall nữa, đấy mới chỉ liệt kê một số tên tuổi mà thôi.” Ngoài ra, đồ trang sức và đồng hồ sang trọng cũng là một phần của các cuộc bán đấu giá của Est-Ouest Auctions HongKong… Công việc làm ăn khá hơn người ta mong đợi rất nhiều, với doanh số HongKong đóng góp 50% cho doanh thu toàn cầu của Acker năm 2009. Và họ ước tính con số này có thể tăng lên đến 75% trong năm 2010. Đây là một lý do tại sao HongKong đã vượt London, trở thành trung tâm bán đấu giá lớn thứ hai về rượu vang và có thể giànhvị trí số một của New York trong năm nay. Sự ra đời và họat động sôi nổi của một lọat các nhà bán đấu giá với đủ loại tác phẩm mỹthuật đem mời bán có nghĩa công việc kinh doanh không những mạnh mẽ mà các bộ sưu tầm vô c ùng phong phú giúp cho các nhà sưu tầm có được một sự lựa chọn rộng rãi để quyết định, mua để thưởng thức … Trừ trường hợp ngoại lệ của Acker Asia có k ế hoạch triển khai 6 cuộc bán đấu giá trong năm nay, Còn Bonhams, Est-Ouest Auctions và Seoul Auction đều tổ chức đấu giá một năm hai lần, vào tháng 5 và tháng 11 với Bonhams, Est-Ouest Auctions, và vào tháng 4 và tháng 10 với Seoul Auction . Trước khi triển khai đấu giá ở HongKong, họ thường tổ chức các cuộc triển lãm tại các thành phố châuá khác như Singapore, Bắc Kinh, Đài Bắc và Tokyo, để các nhà sưu tầm có thể được xem trước các tác phẩm sẽ bán mà họ ưa thích, tìm hiểu thêm về chúng qua các chuyên gia của họ. Từ anh lính mới tò te cho đến người sành sỏi lõi đời, đây là một cơ hội có tính chất giáo huấn nhăm tăng cường hiểu biết và học hỏi cách thức bắt đầu, xây dựng một bộ sưu tầm cho riêng mình như thế nào. Các chuyên gia của các nhà bán đấu giá chỉ cảm thấy vui mừng khi được cung cấp cho các nhà sưu tầm những tham vấn và hướng dẫn không thiên vị của mình, trên cơ sở những sở thích, niềm say mê và khả năng tài chính của họ. Chắc chắn, giờ đây là thời kỳ thích hợp để trở thành một nhà sưu tầm ở châu á. Dù cho bạn có trúng đấu giá hay chỉ muốn quan sát cho biết thôi hoặc làm một chuyến dạo quanh các nhà bán đấu giá mới ở HongKong quả là một trải nghiệm đầy thú vị, lại học hỏi được nhiều. Một bộ tuyển tập các tác phẩm khiến bạn hoa mắt được đưa ra chào bán với đủ các loại giá…Sự lựa chọn của bạn tha hồ rộng rãi, và việc chiếc búa của người điều khiển đấu giá nện xuống phiến gỗ tuyên bố bạn là người thắng cuộc hoàn toàn tùy thuộc vào niềm say mê của bạn “hot” đến đâu, và túi tiền của bạn “sâu tới mức nào”! Điền Thanh (sưu tầm & giới thiệu theo bài “Art -A Bid for Power” Bản Tổng kết của Mỹthuật Nhật báo số tháng7/8 2010) . NHÌN LẠI MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI CHÂU Á 2010: CUỘC TRANH GIÀNH ĐỊA VỊ ĐỘC TÔN Bất chấp có cuộc khủng hoảng t ài chính nổ ra năm 2008 và tinh hình rối ren gần đây của các thị trường chứng khoán. tuyển tập được giám tuyển chặt chẽ các tác phẩm mỹ thuật phương Tây và mỹ thuật châu á với những lượng giá hợp lý, phải chăng. Bộ sưu tầm châu á này bao gồm các tác phẩm mỹ thuật Trung Hoa,. giá thế giới mới tại cuộc bán Đấu giá mùa Xuân tháng 4 năm 2010. Nó cũng mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử thị trường đấu giá mỹ thuật châu á bằng cách bán đấu giá loại hình thiết kế đương