BỎ TIỀNTÚITẠOSÂNCHƠICHONGHỆTHUẬT
ĐƯƠNG ĐẠI
Sau một năm hoạt động, anh có cảm thấy hài lòng với những bước khởi đầu của
trung tâm trong năm 2008? Các anh có vấp phải khó khăn gì?
Tôi nghĩ là chúng tôi không chỉ hài lòng mà còn khá tự hào với các công việc của
mình đã làm được. Tuy chưa nhiều lắm, nhưng đã tạo nên một dấu ấn trong các
hoạt động văn hóa ở Huế. Dường như chúng tôi không có thời gian nghỉ giữa các
đợt triển lãm, giới thiệu sách, làm workshop sắp đặt và trình diễn, cả nhiếp ảnh
đương đại. Chúng tôi cũng đã tổ chức được không ít những giao lưu văn hóa như
triển lãm mỹthuậtcho sinh viên Thái Lan và tổ chức một số buổi nói chuyện với
các tổ chức quốc tế quan tâm đến nghệ thuậtđươngđại Việt Nam, đặc biệt là với
nghệ sĩ sống và làm việc ở thành phố Huế. Chưa kể đến các hoạt động liên quan
đến các lĩnh vực nghệthuật khác như âm nhạc truyền thống, các buổi trình diễn ca
Huế, ca trù Đặc biệt sau khi hoàn thành cơ sở thứ 2 của NEW SPACE ART
FOUNDATION với không gian 500m2 ở xóm 3 thôn Lại Thế, thì chúng tôi lại
càng có điều kiện mở rộng các hoạt động của mình. ở đây, chúng tôi dành phần lớn
không gian để trưng bày tác phẩm, có 2 phòng chonghệ sĩ nhiệm trú và làm việc, 1
xưởng vẽ khá rộng để mọi người có thể đến sáng tác.
Tạo một sânchơi mới có lẽ là cái còn đang thiếu ở Huế nên, khi chúng tôi bắt tay
vào làm đã được sự ủng hộ của rất nhiều người đặc biệt là sinh viên đang học tập ở
Huế. Còn khó khăn (cười) có lẽ là thời tiết thôi, ở Huế mưa nhiều quá
Nhiều người thắc mắc là sao các anh lại tự bỏtiềntúi ra cho các hoạt động đương
đại vốn được xem là thứ không thể thu về lợi nhuận?
Trước khi bắt vào công việc này, hai anh em chúng tôi đã biết rằng, con đường của
mình chọn không dễ dàng chút nào. Đặc biệt là việc hướng đến các hoạt động
đương đại. Nhưng nếu cảm thấy khó mà đầu hàng thì ai sẽ làm? Mặc dầu trong
thời buổi lạm phát này, người ta phải thắt lưng buộc bụng, không có lợi nhuận từ
nghệ thuậtđươngđại nhưng chúng tôi hướng đến một mục đích xa hơn là phát
triển được những giá trị nghệthuật mới. Do vậy chúng tôi vẫn quyết định làm. Và
khi chúng tôi bắt đầu cho một dự án để phát triển mỹthuật cộng đồng thì điều đầu
tiên là chúng tôi muốn được chia sẻ nó. Sự chia sẻ này bao hàm nhiều vấn đề chứ
không chỉ là vấn đề tài chính. Chúng tôi thực sự hạnh phúc khi chúng tôi đang làm
được điều đó cho mọi người và chúng tôi nghĩ rằng sự đóng góp của mình còn quá
nhỏ Không gian của chúng tôi luôn luôn mở cửa với tất cả các nghệ sĩ khi họ có
tình yêu thực sự đối với nghệ thuật. Mong rằng, chúng tôi là một đôi cánh nhỏ để
chắp cho những ước mơ ấy sớm thành hiện thực.
Các chương trình sắp tới của các anh là gì?
Năm 2009 này, việc đầu tiên là chúng tôi triển khai xây dựng một thư viện đa
phương tiện theo kiểu một trung tâm nghe nhìn. Tôi nghĩ đây là một việc làm thực
sự cần thiết để mở một cánh cửa cho công chúng đến với nghệ thuậtđương đại, đặc
biệt là sinh viên ở Huế. Tôi nhận thấy rằng kể cả những nghệ sĩ đươngđại hiện nay
có rất ít những nguồn thông tin về thế giới, nên chúng tôi cho rằng, thiết lập một
thư một thư viện đa phương tiện là rất hữu ích. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung,
các loại sách, báo, các tạp chí liên quan đến nghệthuật và nghệ thuậtđươngđại là
khá khó tìm, do vậy để thiết lập được một thư viện có thể cập nhật được thông tin
là không đơn giản. Nhưng rất may là khi nghe chúng tôi trình bày về dự án này, thì
đa số những người bạn của chúng tôi đều muốn ủng hộ và chung tay xây dựng.
Điều này làm chúng tôi cảm thấy thực sự rất hạnh phúc.
Ngoài ra các lịch trình cho năm 2009 của chúng tôi cũng đã đầy ắp, trong đó trọng
điểm của năm mà chúng tôi đang chuẩn bị là một workshop về sắp đặt và trình
diễn sẽ diễn ra vào khoảng đầu tháng 4. Lợi thế của chúng tôi là có không gian đủ
rộng cho các loại hình tương đối tốn chỗ này, nên ngoài các nghệ sĩ trong nước,
chúng tôi cũng sẽ mời cả nghệ sĩ quốc tế tham dự, để chúng ta có điều kiện giao
lưu và học hỏi.
Hình như các anh không chỉ quan tâm đến nghệ thuậtđươngđại mà còn có những
dự án mang tính chất bảo tồn văn hóa truyền thống?
Tôi nghĩ rằng cội nguồn văn hóa rất quan trọng trong việc phát triển nghệthuật
mới. Do vậy hoạt động khởi đầu năm này, chúng tôi đã thiết kế chương trình phục
dựng tranh làng Sình do nghệ nhân Kỹ Hữu Phước và gia đình thực hiện. Chương
trình này đã được chúng tôi chuẩn bị trong 6 tháng cuối năm 2008. Và chúng tôi
dự tính sẽ duy trì hoạt động này đều đặn hàng năm với những mô hình phát triển
khác nhau. Bởi vấn đề di sản văn hóa hiện nay cần được nhìn nhận theo một cách
khác, và muốn bảo tồn chúng phải bảo tồn trong môi trường đươngđại với những
chiến lược gắn liền với kinh tế và văn hóa, du lịch thì mới có thể tránh sự mai một
của một nghề tranh lâu đời, khi bối cảnh xưa của chúng dường như đã bị mất đi
trong xã hội hiện đại. Chương trình này của chúng tôi cũng đã thu hút được rất
nhiều sự quan tâm, và công chúng có lễ lần đầu tiên được hiểu kỹ lưỡng về lịch sử
cũng như cách làm tranh Sình. Nó có nhiều nét độc đáo so với các dòng tranh dân
gian đã được phục hồi như tranh Đông Hồ, Hàng Trống ở ngoài bắc.
. BỎ TIỀN TÚI TẠO SÂN CHƠI CHO NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI Sau một năm hoạt động, anh có cảm thấy hài lòng với những bước. thực sự cần thiết để mở một cánh cửa cho công chúng đến với nghệ thuật đương đại, đặc biệt là sinh viên ở Huế. Tôi nhận thấy rằng kể cả những nghệ sĩ đương đại hiện nay có rất ít những nguồn. quốc tế quan tâm đến nghệ thuật đương đại Việt Nam, đặc biệt là với nghệ sĩ sống và làm việc ở thành phố Huế. Chưa kể đến các hoạt động liên quan đến các lĩnh vực nghệ thuật khác như âm nhạc