Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
302,06 KB
Nội dung
Nghệ thuậtđươngđại 2011: giữaquyếtliệtvàbảothủ
Với tất cả những kêu ca và phàn nàn về một môi trường hoạt động nghệthuật khó
khăn, đời sống sinh hoạt nghệ thuậtđươngđại của năm 2011 vẫn tương đối phong
phú. Gần như tuần nào cũng có ít nhất một sự kiện xảy ra, một triển lãm được khai
mạc. Các hoạt động không chỉ tập trung tại một khu vực, mà trải đều ở Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh và cả ở Huế. Điều đáng chú ý nữa là vai trò của các cơ quan văn hóa
nước ngoài như Viện Gớt, Hội đồng Anh hay L’Espace của Pháp đã giảm thiểu đi
nhiều; ngược lại các phòng tranh và không gian nghệthuật do cá nhân điều hành
hoạt động tương đối đều. Có vẻ như khu vực tư nhân đã trở thành người gánh vác
chính trong việc đưa nghệ thuậtđươngđại đến với công chúng. Nếu như kiếm tiền
từ làm nghệthuật còn khó khăn thì dường như việc kiếm tiền từ chỗ khác để làm
nghệ thuật đã dễ dàng hơn nhiều.
Về nội dung, 2011 cũng tương đối đa dạng, với các giọng nói, phong cách và chủ
đề khác nhau. Không có tham vọng đề cập tới tất cả những điều đáng lưu ý, trong
khuôn khổ bài viết này tôi muốn nhấn mạnh tới ba nét thú vị nổi lên: sự quyếtliệt
của phụ nữ, những tiếp cận khác và chủ nghĩa bảothủ mới.
Sự quyếtliệt của phụ nữ
Nếu như những nghệ sĩ nam của thế hệ đầu của nghệ thuậtđươngđại là những
người đầu tiên mang thế giới nội tâm mình vào tác phẩm, một hành động mới mẻ
trong môi trường nghệthuật mòn mỏi và sáo rỗng của 15 năm trước, thì dường
như các nghệ sĩ nữ là những người bây giờ tiếp tục hành trình mổ xẻ và tự vấn bản
thân này. Và họ làm việc đó một cách quyết liệt, tới mức ta có cảm giác nó liên
quan tới việc sống còn của họ. Lý Trần Quỳnh Giang và Lại Thị Diệu Hà là những
ví dụ điển hình cho xu hướng này.
Trong Ốm à?, triển lãm mang tính tự sự gần đây nhất của Lý Trần Quỳnh Giang
tại Vietart Center, sự cô đơn lặng lẽ toát ra từ các chân dung chỉ toàn là mắt và
những ngón tay khẳng khiu. Ở một nhóm tranh khác, những hình khỏa thân nữ của
chị cũng có những cái nhìn ám ảnh, không buông tha như vậy. Cái đau được thể
hiện một cách không cầu kỳ, không phô trương hay nổi loạn. Nó đã được chấp
nhận, đã trở thành một phần của thế giới nội tâm của tác giả, và do vậy, nó thậm
chí cũng không đi tìm sự an ủi từ người khác.
Tranh Lý Trần Quỳnh Giang.
Trong khi những chân dung mắt-tay của Giang có phần bị lặp đi lặp lại thì với tôi,
những phụ nữ khỏa thân của chị có sức cuốn hút lâu bền hơn. Chúng vừa trực diện
vừa thầm kín, mạnh mẽ bởi không che đậy sự tổn thương. Chúng làm tôi nhớ tới
loạt tranh tự họa của nữ nghệ sĩ Áo Maria Lassnig lúc đã trên 80 tuổi, khi bà quan
sát những cảm xúc thân thể của mình. “Thực tại duy nhất là những cảm giác của
tôi, trỗi dậy trong khuôn khổ của cơ thể tôi” bà viết. Câu này dường như cũng
được viết cho loạt tranh khỏa thân của Giang.
Hoài nghi, Maria Lassnig, 2004-05. (Nguồn: Internet)
Lại Thị Diệu Hà là một nữ nghệ sĩ khác cũng lấy cơ thể và tiểu sử của của bản
thân làm trung tâm cho các sáng tác của mình. Chị dùng những trình diễn để chú
giải và ghi lại quá trình phát triển bản sắc của mình, trong đó quan niệm về cái đẹp
của phụ nữ, tự nhận thức về hình ảnh cơ thể, về những xiềng xích mà nó đem lại
và quá trình giải phóng bản thân là những chủ đề chính. Trong một trình diễn, chị
mời khán giả hôn mình. Trong một trình diễn khác, chị giải phóng mình khỏi
những miếng độn mông mà chị đã sử dụng trong nhiều năm nhằm tạo hình ảnh
tròn trịa hơn cho cơ thể, và biến mình thành một con chim lông vũ xanh biếc. Đây
là những vật lộn của một người phụ nữ để được sống với nhu cầu tình cảm của
mình, được thống nhất với cơ thể mình. Các hành động của chị mang tính nữ
quyền: người phụ nữ trở nên tự tin, dũng cảm và tìm cách thoát khỏi vai trò nô lệ
mà họ đã tự đặt mình vào.
Con chim xanh, trình diễn của Lại Thị Diệu Hà, 2010.
Diệu Hà có những tương đồng thú vị với Patty Chang, một nghệ sĩ video và trình
diễn người Mỹ gốc châu Á. Trong một video, Chang hôn hình của mình trên mặt
nước, hình ảnh video được dựng ngược 90 độ, tạo cảm giác chị đang hôn và uống
hình của mình trong gương. Ở video Lươn, chị mang váy đen ngắn và áo sơ mi
chật, cài kín cổ. Bên trong áo chị là những con lươn sống (mà chỉ tới cuối video
người xem mới nhận biết được). Khi chúng bắt đầu trườn, áo chị ướt dần, chị thở
mạnh, giật mình, oằn người, rên khẽ, và khuôn mặt chị thay đổi giữa các trạng thái
bị nhột, sợ hãi, bị kích thích, ghê tởm, chống cự – dường như chị vừa bị tra tấn
vừa có khoái cảm. Chang dùng cơ thể mình để kết nối với những trạng thái tâm lý,
và giống như ở Diệu Hà, đem lại những tình huống gây khó xử cho người xem và
bắt họ phải suy nghĩ. Tuy nhiên, Diệu Hà có tính kể chuyện cao hơn, do đó đơn
giản hơn và không được độ mâu thuẫn và phức tạp như Chang.
Những tiếp cận khác
Để đại diện cho khía cạnh này, tôi muốn nhắc tới ba nghệ sĩ và dự án. Họ có cùng
chung một điểm: đưa ra một điều bất ngờ, một điểm mới, có thể thông qua chất
liệu làm việc, như trong trường hợp Lionel Déscostes và Mamoru Okuno, hay
thông qua việc định nghĩa vai trò của bản thân trong cộng đồng, như qua dự án của
Ga 0 và Click 9.
Đã có nhiều nghệ sĩ đươngđại trong và ngoài nước dùng chất liệu sơn mài cho
công việc của mình, nhưng Lionel Descostes, nghệ sĩ người Pháp sống lâu năm tại
Việt Nam, là người đầu tiên đưa kỹ thuật thêu Việt Nam vào nghệ thuậtđương
đại. Anh đã có một quá trình làm việc tám năm vất vảvà đơn độc trong studio, với
các trợ lý câm và khiếm thính, trước khi giới thiệu thành quả với công chúng (lần
gần đây tại E’space vào đầu năm 2011). Những tác phẩm thêu có phong cách khác
nhau, nhưng đều làm ta bất ngờ vì chúng đi ngược lại với những hình dung về thêu
truyền thống. Sự phối mầu hài hòa và những đường nét uyển chuyển dễ làm cho ta
quên đi khối lượng công việc đồ sộ và buồn chán ẩn đằng sau. Descostes đã chứng
tỏ rằng để đươngđại ta không nhất thiết phải làm sắp đặt hay trình diễn – ta có thể
cách tân bằng những vật liệu và kỹ thuật cổ xưa nhất.
Television (detail), Lionel Descostes, 2008. (Nguồn: www.hanoigrapevine.com)
Dự án “Vẽ graffiti trên tường hẻm” do không gian nghệthuật Ga O và nhóm Click
9 tiến hành trong ba tuần, làm đúng việc mà tên dự án nêu lên. Nhưng khác với
các động tác đem nghệthuật tới cộng đồng khác, nó không chỉ đặt một cái tượng,
hay vẽ một bức tranh ở chỗ công cộng rồi rút lui. Điều quan trọng hơn là trong quá
trình làm việc dự án đã thu hút được sự quan tâm của người dân xung quanh, đưa
họ vào trong quá trình hình thành kết quả. Không được lập kế hoạch trước, nhưng
nội dung của bức graffiti cuối cùng đã gắn kết chặt chẽ với người dân trong hẻm
bằng những chân dung của họ. Qua cọ sát, đối thoại với dự án, quá trình thay đổi
nhận thức về nghệthuật của người dân được khởi động. Với nghệ sĩ, đây là một cơ
hội để tư duy về không gian dân chủ của nghệ thuật, về vai trò liên kết và chỗ
đứng của bản thân trong cộng đồng. Đây là một ví dụ tốt minh chứng rằng chỉ với
một ngân sách không lớn ta có thể đạt được kết quả hữu ích hơn rất nhiều các dự
án nghệthuật cộng đồng mang tính áp đặt khác.
Vẽ graffiti lên tường hẻm, Ga O và Click 9, 2011.
Một trong những tác phẩm thú vị nhất của 2011 với tôi là Etudes cho cuộc sống
thường ngày – Số 11 của nghệ sĩ âm thanh Nhật Mamoru Okuno trong triển lãm
NOWHERE. Khi học một nhạc cụ, các etude là các bài tập nhỏ giúp ta tập luyện
để nắm vững một kỹ thuật nhất định. Hướng sự chú ý của chúng ta tới những âm
thanh thường ngày, các etude của Mamoru giúp ta tập luyện cái nhìn trong cuộc
sống, một thái độ sống. Bài tập số 11 là những mắc áo thép treo trên dây, chúng
phát ra những tiếng kêu leng keng khi có gió, kéo ta quay lại với giây phút hiện
tại, và ta cảm thấy sự dễ chịu của những lúc tâm trí ngừng không nhảy nhót như
một con khỉ nữa.
Bài tập cho cuộc sống thường ngày – Số 11 (Mắc áo và quạt), Mamoru Okuno,
2011.
Các bài tập khác của anh cũng rất thú vị. Số 36 ghi lại âm thanh của nước được
tưới lên trên đất khô của những chậu rau anh trồng (và kết quả không chỉ là một
tác phẩm âm thanh, mà còn là số rau anh thu hoạch được). Số 12 cho người xem
nghe tiếng giấy bóng nhôm gói thức ăn cựa mình sau khi chúng bị nén lại.
Mamoru đã thành công trong việc nạp những giá trị thẩm mỹ vào những đồ vật rẻ
tiền hàng ngày.
Chủ nghĩa bảothủ mới
Gây chú ý nhất trong năm 2011 chắc chắn là hai nghệ sĩ Hải Phòng Vũ Ngọc Vĩnh
và Mai Duy Minh. Triển lãm Không thời gian của hai nghệ sĩ (cùng Bùi Duy
Khánh) được coi là quan trọng, thậm chí là cột mốc của mỹ thuật Việt Nam. Một
trong hai tác phẩm chủ đạo của Vũ Ngọc Vĩnh trong triển lãm này là Trở về từ
đám tang. Như nhiều người đã nhận xét, nó gần với chủ nghĩa hiện thực của châu
Âu, đặc biệt là Coubert trong Đám tang (1850) và Những người kéo thuyền trên
sông Volga của Ilya Repin (1870). Hai tác phẩm lịch sử kia mang tính cách mạng
bởi chúng lần đầu tiên lấy tầng lớp bình dân làm chủ thể cho hội họa – một cú sốc
với giới thượng lưu đô thị vànghệ sĩ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vào thời
điểm này, Trở về từ đám tang mang sự quen mắt của một ngôn ngữ thị giác đã
mòn. Thay những cờ phướn kia bởi những lá cờ đỏ, thay những nhạc cụ bởi cuốc
xẻng, xe đòn đám ma bởi một chiếc xe công nông, và ta sẽ có Đào kênh thủy lợi
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nếu ta mặc đồ lính cho những nhân vật trong bức
Hy vọng, ta sẽ có Bộ đội lau súng trong giờ nghỉ giải lao. Nếu ngoài ra họ còn cầm
thêm mấy tờ giấy trắng, ta sẽ có Đọc thư hậu phương trước giờ nổ súng. Vân vân.
Hy vọng, Vũ Ngọc Vĩnh, 2011.
Tác phẩm siêu thực chính của Mai Duy Minh, Miền đất hứa, được vẽ trong gần ba
năm, với kỹ thuật sơn dầu của các bậc thầy cổ điển, đề cập tới nỗi ám ảnh cơm áo
gạo tiền, dưới góc độ tâm lý nam giới: một con người gục ngã trong một thế giới
hoang tàn, trước hai bàn tay gân guốc, cầm bát và đũa. Chúng ta lưu ý sự thể hiện
khác nhau của những vật lộn nội tâm trong trường hợp này và trường hợp của hai
nghệ sĩ nữ bên trên. Tuy nhiên, to lớn hơn (bức tranh có kích thước 540 x 200 cm)
không có nghĩa là mãnh liệt hơn. “Miền đất hứa” có thể làm ta thán phục nhưng
không xúc động, không làm ta phải suy nghĩ tiếp. Tất cả đã được bày ra, không có
câu hỏi, chỉ có những câu trả lời.
Miền đất hứa, Mai Duy Minh, 2011.
Rõ ràng là Mai Duy Minh và Vũ Ngọc Vĩnh đã chọn một vị trí bảo thủ, và sự lựa
chọn này hoàn toàn có ý thức. Vậy vì sao công chúng lại hưởng ứng một cách
nồng nhiệt như vậy? Lý do có thể là, tại thời điểm 2011, những hình thức “mới” –
sắp đặt và trình diễn – không còn “nóng” nữa. Người xem bắt đầu dãn ra, và mạnh
dạn thể hiện sự ưa thích những thể loại tranh này mà không sợ bị coi là không cấp
tiến. Trong khung cảnh rất nhiều sắp đặt và trình diễn được làm cẩu thả, dễ dãivà
hình thức, đi kèm với các tuyên ngôn của nghệ sĩ (artist statement) không ăn nhập,
[...]...rối ren, đau đầu và sai chính tả thì dường như công chúng mong muốn nhìn thấy sự thể hiện của kỹ thuật, tay nghề, và công sức Nếu điều này đúng thì trong mấy năm tới chúng ta sẽ tiếp tục thấy mối quan tâm tới sắp đặt và trình diễn giảm sút, và chứng kiến sự lớn mạnh của chủ nghĩa bảothủ mới này . Nghệ thuật đương đại 2011: giữa quyết liệt và bảo thủ Với tất cả những kêu ca và phàn nàn về một môi trường hoạt động nghệ thuật khó khăn, đời sống sinh hoạt nghệ thuật đương đại của. vị nổi lên: sự quyết liệt của phụ nữ, những tiếp cận khác và chủ nghĩa bảo thủ mới. Sự quyết liệt của phụ nữ Nếu như những nghệ sĩ nam của thế hệ đầu của nghệ thuật đương đại là những người. Lionel Descostes, nghệ sĩ người Pháp sống lâu năm tại Việt Nam, là người đầu tiên đưa kỹ thuật thêu Việt Nam vào nghệ thuật đương đại. Anh đã có một quá trình làm việc tám năm vất vả và đơn độc trong