NÉTNỔIBẬTTRONG NGHỆ THUẬTAICẬP CỔ VÀVÙNGTRUNGCẬN-ĐÔNGphầnIIINghệthuật hội họa AiCậpcổ Hội hoạ của AiCậpcổ đư ợc biết đến ít hơn điêu khắc. Đáng lẽ nó phải giữ vị trí quan trọngtrong việc trang trí các cung điện, các khu mộ, nhưng những di tích về hội hoạ AiCậpcổ gần như không còn giữ lại được gì. Tuy nhiên từ các mẩu và các đoạn tranh hiếm hoi còn lưu giữ, chúng ta cũng có thể tưởng tượng được các đặc tính của hội hoạ AiCập cổ. Phong cách chính trong nền hội họa này được đơn gi ản, cách điệu và dập khuôn theo những quy ước khá nghèo nàn, phần lớn mang tính trang trí hoặc điểm xuyết linh hoạt cho các bức chạm nổi. Người ta tìm thấy các bằng chứng về hội hoạ AiCậpcổ qua các hình ảnh trang trí còn lưu lại trong các khu mộ. Những bức tranh này được phác thảo chân dung vua, 1555-1080 TCN tô v ẽ bằng nhiều chất liệu, chủ yếu trang trí cho các tác phẩm chạm nổi. Rất nhiều hình ảnh mang vẻ huyền bí của thế giới bên kia, tuy nhiên không phải tác phẩm nào cũng mang tính thẩm mỹ cao. Họa sĩ Ai Cậpcổ dường như bị cuốn hút nhiều hơn về những đề tài được đúc kết từ thực tế. Ví dụ hình vẽ “Người đàn bà khóc mướn” diễn tả trên chất liệu giả đá hoa cương trong ngôi mộ của Nébamon và Ipouky (kho ảng 1370 TCN, tại Khokha). Bộ tóc đen của người phụ nữ trong tranh nổibật trên nền đỏ, có những hình vuông lớn tạo thành bởi các dải trắng, vàng xen kẽ. Sự hoà hợp màu sắc đỏ, đen, vàng, trắng vừa phong phú, vừa tinh tế. Nét lượn của thân thể người phụ nữ cùng các nếp xếp của chiếc váy đối lập khéo léo với những đường thẳng và đường ngang của vách đá làm cho bức tranh thêm sinh động. Chúng ta có thể so sánh bức tranh này với cảnh vẽ “Những người đàn bà khóc mướn” được phát hiện tại Thèbes, trong khu mộ của Ramosé, ra đời năm 1360 trước Công nguyên. Trong bức tranh thứ 2, màu những chiếc váy và nền tranh được dùng màu vàng trắng tô chồng lên nền tạo thành lớp trên, chừa lại những khuôn mặt và da thịt mầu vàng ốc; mầu đen của các bộ tóc giả có nhiều lọn quăn thả dài xuống vai làm bức tranh chắc chắn. Những người đàn bà trong tranh dường như có cùng dáng vẻ, khác nhau nhiều nhất là góc độ giơ lên của các cánh tay và độ ngước lên của các gương mặt. Sự tĩnh lặng của những chiếc váy được phá vỡ bằng cách điểm xuyết một cô gái nhỏ khoả thân đứng ở lớp đầu tiên của tranh. Điều này cũng phá vỡ sự tĩnh lặng và cách đều của các mảng tóc đen. Hình dáng các nhân vật tạo ra những điệu bộ cứng đờ tượng trưng cho việc than khóc, đối lập mạnh mẽ với sự run rẩy của những lọn tóc đen và đường thẳng chạy dọc của các bộ váy áo - Quả là sự khám phá tài tình. Người ta tìm thấy nhiều di vật chứng tỏ các hoạ sĩ AiCậpcó mặt nhiều trong lĩnh vực trang trí. Và đảm bảo rằng sự khéo léo tài tình của họ sánh được với các nhà điêu khắc. Chúng ta chỉ cần chiêm ngưỡng một “ostracon” đặc biệt mà bảo tàng Louvre có được. Đây là bản phác thảo gương mặt một vị vua. Có lẽ bức chân dung này được một họa sĩ thời Nouvel Ampire thể hiện. Bức tranh chỉ sử dụng một nét vẽ mầu đỏ và một nét mầu đen. Khi thì họa sĩ để cho xuất hiện nét đỏ, lúc lại nhấn mạnh nét đỏ với nét đen mà không làm hỏng những nét đệm ở dưới, cũng không làm rườm rà bức vẽ. Sau này người ta cũng tìm thấy sự nhạy cảm tương tự trong các nét vẽ của hội hoạ Trung Quốc. Nhìn chung các họa sĩ AiCậpcổ vẽ trang trí nhiều trong các cung điện vua chúa, người ta có thể tìm thấy một kiệt tác thực sự trên tráp gỗ phủ chất giả đá hoa (ra đời khoảng năm 1325 TCN) trong ngôi mộ của Toutânkhamon. Trên hai mặt tráp là hình ảnh thắng trận của vua xứ Nubien và vua xứ Syrien. Màu sắc thể hiện trên tráp cô đọng là nâu đỏ, vàng, đen. Các khuôn mặt miêu tả theo hướng nhìn nghiêng. K ết cấu bố cục cầu kỳ nhưng sáng sủa. Khuôn mặt của hai vị vua và sự vươn lên lấy đà của hai chú ngựa mắc vào xe được vẽ theo kiểu cách vô cùng khéo léo. Chúng ta đã bắt gặp nhiều bức chạm nổi thấp có cùng phong cách trên và cách xử lý khá tương tự, đặc biệt những tác phẩm thể hiện cuộc chiến của Séthi đệ I trên các phù điêu ở đền Amon -Rê thuộc Karnak, hay những bức tranh mô tả cuộc săn bắt của Ramsè III trên cổng đền. Có thể đây là một trong những đề tài chính của các hoạ sĩ cung đình thời bấy giờ, được các nghệ sĩ tái tạo lại nhiều lần, tất nhiên phải cộng với những thay đổi và sáng tạo riêng của từng tác giả. Người dân AiCập khẳng định rằng “hội hoạ xuất hiện ở nước họ cách đây 6000 năm, trước cả khi họ du nhập vào Hy Lạp”. Theo các tác giả người La Tinh thì đó đơn thuần chỉ là những lời khoe khoang. Tuy nhiên, nếu không kể đến những ý nghĩa sâu xa hơn, điều này cũng rất có thể là sự thật. Vào thế kỷ 18 TCN, khi khu mộ của Mari bắt đầu có những dấu hiệu sụp đổ, người ta đã phát hiện thấy nhiều chi tiết của tranh tường có đặc điểm chung với hội hoạ Ai Cập, ví dụ: đầu và chân các nhân vật đều được nhìn nghiêng, vai quay trước mặt, màu sắc sử dụng rất ít. Hội hoạ dành cho các lĩnh vực khác ở AiCậpcổcó khác biệt chút ít so với hội hoạ trong các khu mộ. Ví dụ phát hiện của Cnossos chỉ ra rằng khoảng năm 1700 - 1600 trước Công nguyên, ở AiCậpcó một sức sống mãnh liệt và đa dạng hơn những gì chúng ta đã biết về Ai Cập. Giai đoạn này người AiCập thích những đư ờng cong trang trí linh hoạt và hướng nhìn phía bên của các nhân vật, đồng thời thích dùng các mảng màu phẳng (màu bẹt). Gần đây hơn, vào năm 1970, người ta đã khám phá ra các đoạn tranh trên tường thành Mycène, có đoạn mô tả nửa thân trên người phụ nữ. Người ta ước tính, bức tranh này ra đời khoảng thế kỷ XIII trước Công nguyên. Làm thế nào có thể nhận thấy bức tranh đó có những nét truyền thống AiCập cổ, rất có thể do được Crète truyền lại. Ngân Đăng * Tài liệu tham khảo: Lịch sử Mỹ thuật- Jacques Thuillier - NXB Flammarion - Paris, 2002 . NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG CẬN-ĐÔNG phần III Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ Hội hoạ của Ai Cập cổ đư ợc biết đến ít hơn điêu khắc 1700 - 1600 trước Công nguyên, ở Ai Cập có một sức sống mãnh liệt và đa dạng hơn những gì chúng ta đã biết về Ai Cập. Giai đoạn này người Ai Cập thích những đư ờng cong trang trí linh hoạt và. tranh đó có những nét truyền thống Ai Cập cổ, rất có thể do được Crète truyền lại. Ngân Đăng * Tài liệu tham khảo: Lịch sử Mỹ thuật - Jacques Thuillier - NXB Flammarion - Paris, 2002