1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

nghệ thuật Ai cập cổ đại

36 2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 11,32 MB

Nội dung

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM Giáp Thị Dung - 1211120102 & Nguyễn Thị Kiều Chinh - 1211120467 TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI 1. Địa lý và cư dân Ai Cập ở vùng Đông Bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của khu vực sông Nin, sông Nin bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi, dài 6700 km, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng 15-25 km, ở phía Bắc có nơi rộng đến 50km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Vì vậy, nền kinh tế ở đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Vì vậy, nhà sử học Hy Lạp Hêrôđốt nói rằng: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin". Tuy vậy, về mặt địa hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp Biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Sahara, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp giới ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại. Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác. Về tài nguyên thiên nhiên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý như, đá badan, đá hoa cương, đá mã não vv.v Kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào. Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới nữa. 2. Các thời kỳ lịch sử của Ai Cập cổ đại Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỷ IV TCN. Từ đó cho đến năm 525 TCN, theo cách phân chia của Manêtông, tác giả sách Lịch sử Ai Cập, sống vào thế kỷ III TCN, lịch sử Ai Cập cổ đại được chia thành 5 thời kỳ ,gồm tất cả 31 vương triều. Thời kỳ Tảo vương quốc (khoảng 3200-3000 TCN) Vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ IV TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân hóa giàu nghèo, các nông xã nông thôn đã liên hiệp lại thành những nhà nước nhỏ đầu tiên gọi là châu. Dần dần, những châu ấy hợp lại thành hai miền Thượng và Hạ Ai Cập. Tiếp đó, qua đấu tranh, hai miền Thượng và Hạ Ai Cập mới thống nhất thành nước Ai Cập. Từ khi nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời cho đến khoảng năm 3000 TCN, ở Ai Cập đã trải qua hai vương triều là vương triều I và vương triều II và được gọi chung là thời Tảo vương quốc. Ngay từ thời kỳ này, người cổ Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và dùng súc vật để kéo cày. Người đứng đầu nhà nước là một ông Vua chuyên chế gọi là Pharaông. Thời kỳ Cổ vương quốc (khoảng 3000-2200 TCN) Thời kỳ cổ vương quốc bao gồm 8 vương triều, từ vương triều III đến vương triều X. Đầu thời Cổ vương quốc, chế độ tập quyền trung ương càng được củng cố, kinh tế cũng phát triển hơn trước. Trên cơ sở ấy, các Pharaông đã huy động sức người sức của để xây dựng cho mình những Kim tự tháp rất đồ sộ. Nhưng từ vương triều V, thế lực của chính quyền trung ương bắt đầu suy giảm, đến vương triều VII, nền thống nhất không duy trì được nữa. Thời kỳ Trung vương quốc (khoảng 2200-1570 TCN) Thời kỳ Trung vương quốc bao gồm 7 vương triều, từ vương triều XI đến vương triều XVII, trong đó, thời kỳ thống trị của vương triều XI và vương triều XII là thời kỳ ổn định nhất. Nhưng đến năm 1750 TCN, ở Ai Cập đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa của dân nghèo. Từ đó Ai Cập bị suy yếu. Đến năm 1710 TCN, miền Bắc Ai Cập bị người Híchxốt ở Palextin chinh phục và thống trị 140 năm. Trong thời gian ấy, miền Nam Ai Cập cũng phải thần phục vương triều ngoại tộc ấy. Thời kỳ Tân vương quốc (1570 - khoảng 1100 TCN) Năm 1570 TCN, người Híchxốt bị đánh đuổi khỏi Ai Cập, đất nước lại được thống nhất, thời Tân vương quốc bắt đầu. Thời kỳ này gồm 3 vương triều, từ vương triều XVIII đến vương triều XX. Các Vua đầu vương triều XVIII tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài đã chinh phục được Xyri, Phênixi, Palextin ở châu Á và Libi, Nubi ở châu Phi. Cuối vương triều XVIII, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần Mặt trời Amôn phát triển quá mạnh, lấn át cả uy quyền của Vua, vì vậy để làm suy yếu thế lực của tầng lớp tăng lữ, vua Ichnatôn đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo, nhưng chính sách cải cách này chỉ được thi hành một thời gian ngắn mà thôi. Về công cụ sản xuất, từ thời Trung vương quốc, đồng thau đã ra đời nhưng chất lượng còn kém và còn ít. Đến thời Tân vương quốc, đồng thau mới được sử dụng rộng rãi, đồng thời sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất hiếm. Sau vương triều XVIII, Ai Cập ngày càng suy yếu. Ai Cập từ thế kỷ X TCN Từ thế kỷ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây á. Năm 332 TCN, Ai Cập bị Alêchxăngđrơ ở Makêđônia chinh phục. Sau khi đế quốc Makêđônia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptôlêmê (305-30 TCN). Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã. KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí. Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ đại, phải nói đến sự khéo tay trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội Ai Cập có nhiều loại : đá vôi, đá sa thạch, đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc … KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI Hệ kết cấu sử dụng phổ biến là hệ tường – dầm hay cột – dầm chịu lực. Cột rất lớn, khoảng cách cột nhỏ. Công trình được đặt trực tiếp lên nền đất nên có mặt dàn trải, đáy lớn và không cao. Tường xây gạch hoặc đá trên có mái bằng lợp các tấm đá. [...]... Ombo được xây dựng dưới triều đại Ptolemaic Kom Ombo bao gồm hai đền thờ nhỏ và tất cả mọi thứ đều được nhân đôi để đặt trong hai đền thờ này: hai lối vào, hai hàng cột, hai sảnh chính, hai điện thờ 3 - Đền Edfu : thờ vị thần Horus là đền thờ được bảo quản tốt nhất ở Ai Cập Ngôi đền là sự kết hợp các yếu tố truyền thống Ai Cập với những nét điểm xuyết kiến trúc Hy Lạp cổ đại 4 - Đền thờ Luxor nằm trên... trên chất liệu gốm cổ của người Ai Cập cổ đại Chủ đề của các bức tranh là cảnh sinh hoạt, sản xuất cũng như tín ngưỡng của cư dân và vua chúa Ai Cập Văn minh Ai Cập có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về việc thể hiện hai chiều chân dung con người và không gian Những tiêu chuẩn này thay đổi nhẹ trong khoảng thời gian 3.000 năm, cho tới khi Ai Cập bị xâm lược, nền văn minh này biến mất Các nghệ sĩ tuân theo... cùng nhau và chân của người đàn ông thường là dang rộng theo bước, thể hiện rõ ý: đàn ông năng động hơn phụ nữ trong xã hội thời đó Bẫy chim tại đầm lầy - 1350 TCN Nghệ thuật Ai Cập cổ đại rất phát triển Những quy luật của nghệ thuật Ai Cập cổ đại và những chữ tượng hình đi kèm với các chân dung không chỉ thể hiện những nghi lễ tôn giáo và các chiến công của các pharaon và còn thể hiện cái nhìn phức tạp... xác, người có thể sống dậy Đó là lý do người Ai Cập cổ đại dày công nghiên cứu thuật ướp xác và rất coi trọng chuyện làm quan tài, xây dựng lăng mộ Kim tự tháp lừng danh thế giới ra đời từ những quan niệm tâm linh đó Thần Anubis (vị thần địa ngục) Đặc điểm này chính là tiền thân của nghệ thuật khảm Byzantinme và bích họa châu Âu thế kỷ 14-15 Nghệ sĩ Ai Cập thường chia bề mặt tác phẩm ra thành các dải... đường chính với các chân dung thể hiện trên nó Nếu phần chân nằm trên đường này thì có Ngỗng (thể hiện theo cách nhìn 2 chiều phổ biến theo quy luật nghệ thuật Ai Cập cổ đại) - nghĩa là nó ở xa hơn trên phần nền Đây 2530 TCN chính là cách các nghệ sĩ Ai Cập thể hiện chiều sâu của không gian Thể hiện da đàn ông đen hơn da phụ nữ ,nói lên những người đàn ông làm việc bên ngoài nhiều hơn và phụ nữ dành... Ngôi đền được xây dựng để thờ cúng ba vị thần của Ai Cập cổ đại là Amun, Mut và Chons và là nơi tổ chức lễ hội Opet, lễ hội quan trọng nhất của thành Thebes 5 - Đền thờ Abu Simbel được tạc vào vách đá dưới thời pharaoh Ramesses đệ nhất thế kỷ 13 trước công nguyên, để làm nơi thờ cúng cho bản thân và nữ hoàng Nefertiti ĐIÊU KHẮC VÀ HỘI HỌA AI CẬP CỔ ĐẠI Cả thế giới từng ngạc nhiên với tranh vẽ trên...KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI Các công trình có tính thống nhất cao nhờ sự đồng nhất trong cách thức bố cục, điêu khắc, trang trí Hội họa và điêu khắc có tính quy ước, được sử dụng nhiều để trang trí các mảng tường đặc lớn, các cột … CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC AI CẬP I - KIẾN TRÚC LĂNG MỘ 1- Lăng mộ Mastaba : Mastaba là lăng mộ của tầng lớp... thời đại, thường những biểu hiện này không nằm trong cuộc sống bình thường, mà là một cảm giác độc đáo, riêng biệt về thế giới Pharaon Tuthmosis II và thần Amun-Re (vị thần cai quản thời tiết, nông nghiệp) - 1450 TCN Trong thực tế, những bức bích họa hay tác phẩm đắp, điêu khắc là những tác phẩm của một tập thể Nó yêu cầu tất cả mọi người phải làm theo một đường lối, phong cách chung Người Ai Cập tin... giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài) Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp Lăng mộ Mastaba 2- Địa mộ: được phát triển từ thời Trung vương quốc và Tân vương quốc ở vùng Thượng Ai Cập Công trình tiêu biểu: Mộ của các vị vua tại Thebes, Mộ tại Beni Hasan Khu mộ cổ tại thành phố Thebes 3- Kim tự tháp :là . người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai. nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỷ IV TCN. Từ đó cho đến năm 525 TCN, theo cách phân chia của Manêtông, tác giả sách Lịch sử Ai Cập, sống vào thế kỷ III TCN, lịch sử Ai Cập cổ đại. những châu ấy hợp lại thành hai miền Thượng và Hạ Ai Cập. Tiếp đó, qua đấu tranh, hai miền Thượng và Hạ Ai Cập mới thống nhất thành nước Ai Cập. Từ khi nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời cho

Ngày đăng: 12/06/2015, 17:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w