ĐỜI THƯỜNG MÀ CAO CẢ Cuộc trưng bày những tác phẩm sơn dầu trên vải toan Benjamin genocchio và trên giấy của nữ họa sĩ Kim Chung Hoàng Jung Hyang Kim tại Gallery Anthony Giordano của Trư
Trang 1ĐỜI THƯỜNG MÀ CAO CẢ
Cuộc trưng bày những tác phẩm sơn dầu trên vải toan Benjamin
genocchio và trên giấy của nữ họa
sĩ Kim Chung Hoàng (Jung Hyang Kim) tại Gallery Anthony Giordano của Trường Đại học Dowling rõ ràng là kết quả của một niềm đam
mê nghệ thuật, nặng một tình yêu say đắm Thể hiện một sức sáng tạo lớn lao và chăm chút từng chi tiết, những tác phẩm này vô cùng bắt mắt, kết hợp nghệ thuật miêu tả, thi ca với cái đẹp một cách duyên dáng, đôi khi còn vương chất trang trí nữa
Phần lớn thành công của hàng chục tác phẩm tại cuộc trưng bày này bắt nguồn từ sự tổng hoà giữa cái đời thường với cái cao cả Các tác phẩm đều kết hợp được những mảng mờ với những nét phóng khoáng và những hình miêu tả hoa lá trông như những biểu đồ, những hình kỷ hà
và những dạng đơn giản khác, rất dễ nhận ra ấn tượng chung là chúng gợi lại cho ta những ký ức mênh mang hay một mơ ước xa xôi nào đó Các yếu tố tự nhiên là điểm xuất phát cho những tác phẩm này, được KIM CHUNG HOÀNG-Sắc đỏ
(bức số 2)
Trang 2sàng lọc qua ký ức thời gian và những xúc cảm của những giây phút riêng tư - những giọt mưa bắn tung toé, ánh phản chiếu trên mặt hồ nước, ánh sáng rọi qua màn sương sớm Ta có thể nói rằng, Kim
Chung Hoàng là một nghệ sĩ ấn tượng chủ nghĩa, sáng tác bằng ngôn ngữ của hội họa trừu tượng
Có những môtíp trang trí được lặp lại nhiều lần - như những bông
tuyết, những vòng tròn nhỏ trong những vòng tròn lớn, hoa lá, kiểu design trông như chuỗi hạt trai Những hình mẫu đó hoà lẫn vào nhau một cách tinh tế, tạo nên một lớp sơn huyền bí Đứng ngắm nhìn những tác phẩm này, ta có cảm giác như đang làm một cuộc viễn du vào một thế giới trong đó thực tại hoà quyện với tưởng tượng một cách nhuần nhuyễn
Những tác phẩm của Kim trong triển lãm gần như ngẫu nhiên mang phong cách mỹ thuật châu á truyền thống Tôi suy nghĩ đặc biệt tới tranh phong cảnh của Trung Hoa thời Nhà Nguyên, trong đó các họa sĩ
đã vượt ra ngoài khuôn khổ về miêu tả để gợi lên những cảm giác, những tình cảm do các cuộc thưởng ngoạn thiên nhiên đem lại
Bà Kim, 54 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Hàn Quốc, bà đã sống ở New York bao thập kỷ nay Vì thế các tác phẩm của bà có thể dễ dàng so sánh với Mỹ thuật á châu cũng như với hội họa trừu tượng của Joan Mitchell - nữ họa sĩ cũng sử dụng những vệt bút sơn trên toàn bộ mặt vải của tranh
Tác phẩm của bà Kim khác với các tranh của bà Mitchell ở chỗ những
Trang 3chi tiết trang trí làm tôn vẻ đẹp của các trường sắc nền tranh hứa hẹn một sự tiếp cận với các cảnh sâu kín trong trái tim và khối óc của nghệ
sĩ Bà cũng thích các màu có trong tự nhiên hơn các sắc màu loè loẹt, lộ liễu
Kích cỡ các tác phẩm của bà Kim cũng khác rất nhiều, từ những tác phẩm cỡ lớn đầy diễn cảm như Những Bóng hình với Bươm bướm bức
số 6 (Shadous and Butterflies No 6), 2008, có những tác phẩm khiêm tốn, gần gũi hơn, như Dạ hương (Night Bloom), 2008, Sắc Đỏ bức số 2 (Unfurled Red No 2), 2008, và Đoá hoa Mùa Đông bức số 3 (Winter Bloom No3), 2009 Họa sĩ Kim cũng sử dụng nhiều phương tiện khác nhau
Tôi rất mê những bức tranh cỡ lớn, đặc biệt là những bức sơn dầu vẽ trên toan, như bức Những Bóng hình với Bươm bướm bức số 6
(Shadous and Butterflies No 6) và Chập chờn Sắc trắng (White Flutter),
2009, gợi nên một trận bão tuyết mùa đông Khi đứng gần quan sát kỹ các bức tranh, người xem cảm thấy mình như ngập trong một không gian sắc màu phong phú sum sê, với những chi tiết và những cảnh sắc
mờ ảo
Ngẫu hứng cũng là một yếu tố sáng tác của họa sĩ, vì nhiều tác phẩm của Kim hé lộ dấu vết của những mảng tẩy xoá, hoặc những nét chì than còn sót lại Bà Kim viết trong cuốn vựng tập của triển lãm, một tác phẩm mỹ thuật hoàn chỉnh chính là một tác phẩm “còn vương lại nét chưa hoàn hảo” và “tái tạo lại về thực chất cái thế giới mỏng manh, phù
Trang 4du, sớm nở tối tàn, mà chúng ta đang sống” Các tác phẩm của Bà đều toát lên một ám chỉ bóng gió về cuộc sống nhân sinh
Duy chỉ có một băn khoăn nho nhỏ đối với những tác phẩm này Nghệ
sĩ thích nền tranh sơn mỏng, điều này làm cho các tác phẩm của bà trông có vẻ phẳng lì, thiếu độ phức hợp Chú ý hơn tới việc tạo các lớp sơn có thể làm cho mặt tranh có tính chất cuốn hút hơn, tăng thêm được chiều sâu Nhưng đấy chỉ là một lăn lăn thứ yếu so với những gì tạo nên cuộc triển lãm trầm lắng, khiêm tốn, mà cuối cùng vẫn duyên dáng
và đầy sức sống
BENJAMIN GENOCCHIO
Điền Thanh
(sưu tầm và giới thiệu theo bài The commonplace and the Spiritual đăng trên TBNY ngày 27/9/2009)