1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOACH CHUYEN HOA RUNG TRONG MỠ (MANGLIETIA GLAUCA DANDY) CẤP TUỔI IV (7-<9 TUỔI) CUNG CẤP GỖ NHỎ THÀNH RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI LÂM TRƯỜNG YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

80 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy hoạch chuyển hóa rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca Dandy) cấp tuổi IV (7-<9 tuổi) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại Lâm trường Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Tác giả Thào Seo Hóa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bảo Lõm
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Lâm học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Tây
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 13,8 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐÀU Để đánh giá kết quả học tập sau bốn năm đào tạo tại trường gắn liền với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, giúp cho sinh viên bước đầu làm quen vớ

Trang 1

TRUONG DAI HOC LÂM NGHIỆP

KHOA LAM HOC

perro roo

KHOA LUAN TOT NGHIEP

QUY HOACH CHUYEN HOA RUNG TRONG MỠ

(MANGLIETIA GLAUCA DANDY) CẤP TUỔI IV (7-<9 TUỔI)

CUNG CẤP GỖ NHỎ THÀNH RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI

LÂM TRƯỜNG YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ NGÀNH: 301

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Bảo Lâm

Trang 2

TONG QUAN NGHIEN CUU

1.1.1.Một số đặc điểm hình thái, sinh thái và giá trị kinh tế của loài

1.3.3.Các yếu tố kỹ thuật làm cơ sở xây dựng phương thức chuyển hoá

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1.Mục tiêu tổng quát

2.1.2.Mục tiêu cụ thể

2.2.Đối tượng, phạm ví và giới hạn nghiên cứu của đề tài 10

2.3.Nội dung nghiên cứu s5 Ă %1 ssseseeseeeereeeeseee,TÔ)

Trang 3

2.3.1.Điều tra phân tích điều kiện cơ bản và tình hình sản xuất kinh

doanh lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến quy hoạch chuyển hoá rừng Mỡ

2.3.2.Điều tra hiện trạng rừng trồng Mỡ và xác định đối tượng rừng trồng Mỡ hiện tại đạt yêu cầu về tuổi, mật độ, phân bố trên các cấp đất

khác nhau để quy hoạch chuyển hoá rừng

2.3.3.Nghiên cứu cơ sở kinh tế và kỹ thuật làm cơ sở cho quy hoạch

2.3.5.Quy hoạch chuyển hoá rừng

2.3.6.Dự đoán hiệu quã - <5 c1 1n in 12

2.3.7.Giải pháp thực hiện -s x35 se heeeeeessesssrseesee l2 2.4.Phương pháp nghiên cứu - - «- + «+ «S99 £** re 12

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC LÂM TRƯỜNG

3.1.Điều kiện tự nhiên

3.2.Điêu kiện Kinh tế - Xã hội

3.3.Đánh giá điều kiện cơ bản

„28

4.2.1.Các chính sách, cơ chê, tiêu chuẩn quản lý rừng bên vững và thị

trường nguyên liệu gỗ công nghiệp chế biến « «+ -««.-29)

Trang 4

4.2.2.Các quy luật cấu trúc cơ bản làm cơ sớ xây dựng lý thuyết phục vụ quy hoạch chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ

4.3.Quy hoạch chuyển hoá rừng

4.3.1.Phương hướng, nhiệm vụ quy hoạch chuyên hoá rừng

4.3.2.Xác định sản lượng chặt chuyển hoá hàng năm

4.4.1 Higu qua kinh tế

4.4.2.Hiệu quả xã h

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

PHAN PHY BIEU

MOT SO HINH ANH TU LIEU

Trang 5

LỜI NÓI ĐÀU

Để đánh giá kết quả học tập sau bốn năm đào tạo tại trường gắn liền với

công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, giúp cho sinh

viên bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, được sự phân

công của Bộ môn điều tra Quy hoạch, khoa Lâm học và của nhà trường, tôi

tiến hành thực hiện khoá luận:

“Quy hoạch chuyển hoá rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca Dandy )

cấp tuổi IV(từ7-<9tuỗi) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại

lâm trường Yên Sơn, tính Tuyên Quang”

Sau thời gian thực tập khẩn trương nghiêm túc, được sự giúp đỡ tận

tình của các thầy-cô giáo trong Bộ môn Điều tra Quy hoạch rừng, sự hướng

dẫn trực tiếp của TS.Nguyễn Thị Bảo Lâm đến nay khoá luận tốt nghiệp đã

hoàn thành

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô

giáo Nguyễn Thị BảoLâm, các thầy-cô giáo trong Bộ môn Điều tra Quy

hoạch rừng Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới toàn thể cán bộ lâm trường

Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cũng như các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo

mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đợt thực tập và bản khoá luận tốt

nghiệp theo đúng quy định của nhà trường

Do thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế,

hơn nữa đây là lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên

bản khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai sót nhất định

Tôi xin ghi nhận những ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy, cô giáo và các

bạn đồng nghiệp để bản lkhoá luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai,ngày tháng năm 2007

Sinh viên thực hiện

Thao Seo Hoa

Trang 6

DAT VAN DE Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của Quốc gia, là nguồn tài

nguyên có thể tái tạo được, nó có một vai trò rất quan trọng trong nên kinh tế của đất nước Do nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng và con người khai thác sử

dụng không hợp lí nên rừng có xu hướng ngày càng cạnh kiệt đi Mặt khác thực

hiện chính sách giao đất giao rừng cho các hộ gia đình và tổ chức quản lý, các loại rừng được giao đó chủ yếu là rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng nên không được phép khai thác Do đó số lượng và chất lượng gỗ, đặc biệt là gỗ lớn để đáp

ứng nhu cầu sử dụng, ngày càng tăng lại càng kham hiến Nhà nước cũng như

Nhân dân trong tương lai càng cần nhiều gỗ lớn đề sử dụng

Hiện nay có rất nhiều chương trình trồng rừng, bản thân cây rừng sinh trưởng nhanh cho gỗ lớn nhưng lại được trồng để cung cấp gỗ nhỏ cho công nghiệp chế biến với chu kỳ kinh doanh ngắn Do đó gây ra lãng phí gỗ Mặt

khác để trồng được một khu rừng gỗ lớn thì rất lâu dài, mắt khoảng 20-30 năm

“Trong khi đó tiền tệ và thị trường luôn biến động theo thời gian và có nhiều rủi

ro có thể xảy ra Tuy nhiên nếu ta có cách làm cho rừng hiện đang được trồng cung cấp gỗ nhỏ trở thành rừng cung cấp gỗ lớn thì sẽ đem lại giá trị về nhiều mặt như: tăng giá trị thương mại, tăng khả năng hấp thụ co», tăng chất lượng gỗ

và rút ngắn được chu kỳ kinh doanh

Muốn thực hiện được điều này, tôi dùng phương thức chuyển hoá rừng trồng mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn

Diện tích rừng trồng mỡ thuộc lâm trường Yên Sơn: 1.115,00ha, chiếm

54% so với toàn bộ diện (ích rừng trồng cung cấp nguyên liệu Diện tích rừng

mỡ phân bố theo cấp tuôi(ba năm) Rừng trông mỡ có nhiều cấp tuổi nhưng từ cấp tuổi HI đến cấp tuôi ViI (từ 5 đến 15 tuổi) với mật độ lớn hơn 1000 cây/ha

và nằm trên các cấp đất từ I đến III(cấp đất tốt), ta mới có thể thực hiện chuyển

hoá Lâm trường Yên Sơn nằm trong huyện Yên Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang

có đường giao thông thuận lợi nên có thể vận chuyển gỗ ra bán khắp nơi thị trường trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang

Trang 7

Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành thực hiện khoá luận “Quy hoạch

chuyển hoá rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca Dandy) cấp tuổi IV(từ 7 đến

nhò hơn 9 tuổi) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại lâm trường

'Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”

Trang 8

PHÀN 1 TONG QUAN NGHIEN CUU

1.1 Một số nhận thức về loài Mỡ và chuyển hoá rừng

1.1.1 Một số đặc điểm hình thái, sinh thái và giá trị của loài Mỡ

Mỡ có tên khoa học là Manglietia glauca Dandy thuộc họ Mộc Lan

(Magnoliacace), là loài cây bản địa mọc tự nhiên hỗn loài trong các khu rừng

nguyên sinh hoặc thứ sinh ở một số tỉnh miền Bắc, miền Trung Mỡ được gây

trồng từ năm 1932 và năm 1960 trở lại đây được vào trồng đại trà như một loài

cây trồng chủ yếu ở các tỉnh trung tâm Bắc Bộ như: Tuyên Quang, Phú Thọ,

Yên Bái Hiện nay Mỡ được trồng mở rộng ra một số tỉnh khác như: Lạng Sơn,

Quang Ninh, Thai Nguyên, Bắc Cạn, Hoà Bình

Mỡ là loài cây ưa sáng, lúc nhỏ cần che bóng nhẹ, là cây tiên phong định

vị phân bố rải rác trong các rừng thứ sinh ở các đai thấp 400m trở xuống so với

mặt nước biển Mỡ mọc tốt trên các loại đất sâu, ẩm, thoát nước, nhiều dinh

dưỡng, loại đất feralít đỏ vàng phát triển trên đá mẹ macma chua

Mỡ là cây gỗ nhỡ có thé cho gỗ lớn có đường kính 60cm Lá đơn mọc

cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần; mặt trên màu

thấm lục, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẫn Thân đơn trục, thắng, tròn đều, độ

thon nhỏ Tán hình tháp, vỏ màu xám xanh không nứt nhiều lỗ bì tròn; lớp vỏ

trong màu trắng ngà, thơm nhẹ Giác gỗ có màu xám trắng, lõi có màu vàng nhạt

hơi có ánh bạc Gỗ mềm, thớ thẳng mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt Do đó gỗ

có giá trị về nhiều mặt như: xây dựng, nguyên liệu gỗ dán lạng, ván nhân tạo, gỗ

trụ mỏ, Hiện được rát nhiều địa phương chú trọng quan tâm trồng

1.1.2 Chuyển hoá rừng

Chuyển hoá rừng là những tác động vào lâm phần hiện tại để chuyển hoá

nó thành những lâm phần đã được ấn định trước trong tương lai nhằm đạt được

mục đích kinh doanh

Trang 9

1.2 Các nghiên cứu trên thế giới về Quy hoạch và kỹ thuật chuyển hoá rừng

1.2.1 Quy hoạch rừng

Quy hoạch rừng phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Đầu thế kỷ 18 quy hoạch rừng mới chỉ bó hẹp trong phạm vì

“khoanh khu chặt chuyển” Thế kỷ 19 phương thức “chia đều” của Har.tig,

phương thức phân kỳ lợi dụng của H.cotta vào năm 1816, phương pháp “bình quân thu hoạch” ra đời thay thế cho phương thức “khoanh khu chặt chuyển” Sau này ra dời phương pháp “cấp tuổi”, phương pháp “lâm phần” thay thế cho phương pháp “bình quân thu hoạch” và phương pháp “lâm phần kinh tế” Ngoài

ra còn có “phương pháp kiểm tra” và “phương pháp kinh doanh lô”

1.2.2 Chuyển hoá rừng

Các nhà lâm học Mỹ (1925) cho rằng chuyển hoá rừng là quá trình áp

dụng các nguyên tắc kỹ thuật lâm sinh và phương pháp kinh doanh để đạt được mục đích kinh doanh

1.2.3 Các yếu tố kỹ thuật làm cơ sở xây dựng phương thức chuyển hoá rừng

Abdalla(1985) đã sử dụng mối quan hệ giữa Hg và Ho để dự đoán tổng

tiết diện ngang lâm phân ở các thời điểm cần thiết

'Wenk(1990) đề nghị xác định mật độ tối ưu trên cơ sở tăng trưởng lâm

phan

b-Cấp đất

Trang 10

Nội dung chính của việc phân chia cấp đất là xác định nhân tố biểu thị cấp đất và mối quan hệ của nó với tuổi Qua nghiên cứu các tác giả đã khẳng định: chiều cao lâm phần ở một tuổi xác định là nhân tố biểu thị tốt cho sức sản xuất của lâm phần Tại các nước Châu Á thường sử dụng chiều cao bình quân lâm phần ở từng độ tuổi để phân chia cấp đất và sử dụng các hàm sinh trưởng để mô

tả cấp đất

c-Sinh trưởng và tăng trưởng,

Theo V.Bertalanfly (Wenk, G.1990) thì sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hoá của một vật sống Vậy sinh trưởng thường gắn với thời gian và thường gọi là quá trình sinh trưởng Nghiên cứu

sinh trưởng và tăng trưởng các loài cây gỗ đã đượ đề cập từ thế kỷ 18 Nhưng

phát triển mạnh mẽ nhất là sau đại chiến thế giới lần thứ nhất Các tác giả tiêu

biểu: Tuorsky(1925), Assman(1954, 1961, 1970)

d-Định lượng cấu trúc lâm phần

Hầu hết các tác giả tìm các phương trình toán học dưới nhiều dạng phân

bồ xác suất khác nhau để nghiên cứu và mô tả quy luật cấu trúc đường kính thân

cây như: Baley(1973) đã sử dụng hàm Weibull; Prodan, M(1964) tiép cén phan

bố này bằng phương trình chính thái; Diachenco, Z.N sử dụng phân bố gramma

Quy luật quan hệ giữa chiều cao va đường kính thân cây:Tovstolesse,

D.I(1930) lấy cấp đất làm cơ sở để nghiên cứu quan hệ H/D Krauter, G(1958) nghiên cứu H/D dụa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi Nhiều tác giả đề xuất sử dụng các dạng phương (rình toán học khác nhau để xác lập mối quan hệ H/D

Quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực:

Nhiều tác giả đã đi đến kết luận giữa đường kính tán và đường kính thân cây có mối quan hệ mật thiết như: Zieger(1928), Cromer.O.A.N(1948) và phổ biến

nhất dạng phương trình đường thẳng

e-Chặt nuôi dưỡng

Trang 11

Các nhà lâm học Trung Quốc cho rằng : trong khi rừng chưa thành thục

để tạo điều kiện cho cây gỗ còn lại sinh trưởng và phát triển tốt, cần phải chặt bớt một phần cây gỗ Chặt nuôi dưỡng còn được gọi là chặt trung gian là một

khâu quan trọng trong việc điều khiển quá trình hình thành rừng và là biện pháp

thay đổi định hướng phát triển của cây rừng và lâm phần trước khi thu hoạch nhưng không thay thế nó bằng một lâm phần mới

Có nhiều loại chặt nuôi dưỡng như: chặt giải phóng, tỉa thưa, tỉa cành, chặt tận dụng, chặt vệ sinh và nhìn chung là chặt bỏ những cây có phẩm chất xấu giữ lại

những cây có phẩm chất tốt

+Các phương pháp chặt nuôi dưỡng:các nghiên cứu đều cho thấy phân bố

số cây theo cấp kính đều phân bố parabol hoặc gần parabol Căn cứ vào độ lệch

của đỉnh parabol làm cơ sở xây dựng các phương pháp chặt nuôi dưỡng Phương pháp áp dụng có ba loại : chặt nuôi dưỡng ting đưới, chặt nuôi dưỡng chọn lọc

và chặt nuôi dưỡng cơ giới

+Để tiến hành chặt nuôi dưỡng trước hết phải phân cấp cây rừng Hiện

nay phân cấp cây rừng chủ yếu theo phân cấp Kraff(1884)

+Xác định cường độ chặt nuôi dưỡng:

*Thể hiện cường độ chặt nuôi dưỡng có hai phương pháp:

-Tính theo tỷ lệ thể tích gỗ cây chặt chiếm trong thể tích gỗ toàn lâm phần của mỗi lần chặt: Pv=(v/V)x100% (v là thể tích cây chặt, V là sản lượng,

lâm phần)

-Dựa vào tỷ lệ số cây trong mỗi lần chặt chiếm trong tổng số cây toàn

lâm phần: Pn=(s/N)x100% (n là số cây cần chặt, N là tổng số cây của lâm

phan)

*Xác định cường độ chặt có hai phương pháp:phương pháp định tính và

phương pháp định lượng

+Xác định cây chặt: cây cong queo, sâu bệnh, cây hai thân, cây hai ngọn

và cây nhỏ Giữ lại những cây có phẩm chất tốt, cây to cao, đẹp.

Trang 12

+xác định kỳ gián cách-chu kỳ chặt nuôi dưỡng: kỳ gián cách dài hay ngắn cần xem xét tốc độ khép tán và lượng sinh trưởng hàng năm, cường độ chặt

nuôi dưỡng càng lớn thì kỳ gián cách càng dài Kỳ gián cách một số nước xác định từ 4-10 năm

+Xác định thời kỳ bắt đầu chặt nuôi dưỡng:kỳ bắt đầu chặt nuôi dưỡng, cần tổng hợp các yếu tố như: đặc tính sinh vật học của loài cây; điều kiện lập

địa; mật độ lâm phần; tình hình sinh trưởng; giao thông vận chuyển; nhân lực va khả năng tiêu thụ gỗ nhỏ Từ góc độ sinh học thường dựa vào các yếu tố sau:

-Phân tích sản lượng: Người ta có thể tiến hành phân tích những cây sinh

trưởng mạnh nhất theo các cấp tuổi khác nhau và khi nào giảm xuống thì bắt đầu chặt nuôi dưỡng

-Mức độ phân hoá cây rừng: Xác định dựa vào các tiêu chí như: phân cấp cây rừng; độ phân tán của đường kính lâm phần

-Hình thái bên ngoài của lâm phần:Căn cứ vào động thái tán bay độ cao tỉa cành tự nhiên

1.3 Các nghiên cứu ở Việt Nam

1.3.1 Quy hoạch rừng

Quy hoạch rừng đượcthực hiện ở nước ta ngay từ thời kỳ Pháp thuộc Tuy

nhiên phải đến những năm 50 của thế kỷ 20 mới tiến hành mô tả, thống kê trữ lượng rừng ở miền Bắc và mãi đến những năm 1960-1964 công tác quy hoạch mới được áp dụng ở miền Bắc Từ đó đến nay lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng mở rộng phù hợp với trình độ phát triển và tai nguyên nước ta

1.3.2 Chuyến hoá rừng

Ở Việt Nam, chuyển hoá rừng cũng được thực hiện từ thời kỳ Pháp thuộc

như: chuyển hoá rừng tự nhiên thành rừng cung cấp gỗ, chuyển hoá rừng thông

thành rừng giống và gần đây nhất có đề tài “Quy hoạch chuyển hoá rừng trồng,

sa mộc cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn” áp dụng cho tất cả các cấp tuổi đủ điều kiện chuyển hoá ( từ cấp tuổi II đến cấp tuổi VII ), chưa thấy có

nghiên cứu nào về “Quy hoạch chuyển hoá rừng trồng mỡ cung cấp gỗ nhỏ

Trang 13

thành rừng cung cấp gỗ lớn” áp dụng cho từng cấp tuổi riêng biệt Nói chung

chuyển hoá rừng nước ta chưa được tập hợp thành một hệ thống đầy đủ và chặt chẽ Vì vậy cần xây dựng hệ thống lý luận và thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh rừng nước ta

1.3.3 Các yếu tố kỹ thuật làm cơ sở xây dựng phương thức chuyển hoá rừng

a-Sản lượng rừng

Bao Huy(4/1995) “Dự đoán sản lượng Tếch ở Đắc Lắc

Nguyễn Thị Bảo Lâm(1996) đã lập biểu quá trình sinh trưởng rừng Thông đuôi ngựa kinh doanh gỗ mỏ khu Đông Bắc Việt Nam

Trịnh Đức Huy(1998) đã lập biểu dự đoán sản lượng và năng suất gỗ của

đất trồng rừng Bồ đề khu trung tâm Đông Bắc Việt Nam

Vũ Tiến Hinh(2000) lập biểu cho rừng Quế, Thông đuôi ngựa,Sa mộc,

Mo

b-Cấp đất

Vii Dinh Phương(1972) tiến hành lập biểu cấp đất cho rừng Bồ đẻ

Bảo Huy(1995) lập biểu cấp đất cho Tếch ở Đắc Lắc

'Vũ Tiến Hinh(2000) lập biêu cấp đất cho rừng Sa mộc và Mỡ

e-Sinh trưởng và tăng trưởng lâm phần

Phùng Ngọc Lan(1995) đã khảo nghiệm một số phương trình sinh trưởng,

cho một số loài: Mỡ, Thông đuôi ngựa, Bồ đề, Bạch đàn

Nguyễn Ngọc Lung(1999) cũng đã thử nghiệm một số hàm: Gompertz, Schumacher để mô tả quá trình sinh trưởng của Thông ba lá tại Đà Lạt-Lâm

Đồng

đ-Định lượng các quy luật cấu trúc lâm phần

+Cấu trúc đường kính thân cây rừng:

Với rừng tự nhiên nước ta: Đồng Sỹ Hiền(1974) đã chọn hàm Mayer, Nguyễn Hải Tuất(1991) chọn hàm khoảng cách

Trang 14

Với lâm phần thuần loài, đều tuổi giai đoạn còn non và giai đoạn trung

niên, các tác giả: Trịnh Đức Huy(1987, 1988), Vũ Nhâm(1988), Vũ Tiến Hinh(1990), Pham Ngoc Giao(1989, 1995) đều nhất trí đường biểu diễn quy luật phân bố N/D có dạng lệch trái và có thể dùng hàm toán học khác nhau như: Hàm

Weibull, hàm scharlier

+Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính cây rừng:

Vũ Đình Phương(1975) thiết lập biểu cấp chiều cao lâm phần Bồ đề tự nhiên từ phương trình parabol bậc hai mà không cần phân biệt cắp đắt và tuổi

Vũ Nhâm(1988) đã xây dựng được mô hình đường cong chiều cao lâm

phần cho Thông đuôi ngựa khu vực Đông Bắc

Ngoài ra còn có rất nhiều tác giả khác trong quá trình nghiên cứu cấu trúc sinh trưởng, sản lượng rừng đã đề cập tới quy luật tương quan H/D

+Nghiên cứu tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực:

Vũ Đình Phương(1985) đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa đường

kính tán và đường kính ngang ngực theo dạng phương trình?

Phạm Ngọc Giao(1996) đã xây dựng mô hình động thái tương quan giữa

Dự/D;; với rừng Thông đuôi ngựa khu Đông Bắc

e-Chặt nuôi dưỡng

Chặt nuôi dưỡng ở nước ta còn tương đối mới mẻ và phần lớn chủ yếu nghiên cứu cho chặt nuôi dưỡng ở rừng thuần loài đều tuổi Tuy vậy các kết quả bước đầu nghiên cứu đã giúp từng bước xây dựng thành công hệ thống các biện

pháp kỹ thuật lâm sinh cho chặt nuôi dưỡng rừng ở Việt Nam Một số kỹ thuật chặt nuôi dưỡng cho rừng trồng đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn sản xuất

và được công nhận là tiêu chuẩn ngành như: chặt tỉa thưa rừng Thông duôi ngựa,

chặt tỉa thưa rừng Sa mộc

Qua tổng quan nghiên cứu trong nước và quốc tế chưa thấy có tác giả nào

nghiên cứu về “Quy hoạch chuyển hoá rừng trồng Mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành

rừng cung cấp gỗ lớn cho một cấp tuổi cụ thể” nên Tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài này.

Trang 15

PHAN 2 MUC TIEU, NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ lớn thông qua áp dụng phương,

thức chuyển hoá rừng

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá được hiện trạng rừng trồng Mỡ

-Lựa chọn đối tượng để chuyển hoá rừng

-Xây dựng được những yếu tố kỹ thuật phục vụ cho quy hoạch chuyển

hoá rừng trồng mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gô lớn

-Quy hoạch rừng trồng Mỡ cấp tuổi IV(từ 7-<9 tuổi) cung cấp gỗ nhỏ

thành rừng cung cấp gỗ lớn

2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài

Khoá luận tiến hành Quy hoạch chuyển hoá rừng trồng mỡ ở cấp tuổi

IV(-<9 tuổi) nằm trên điều kiện lập địa đốt tốt từ cấp đất I đến cấp đất III với

mật độ >1000 cây/ha

Phạm vi nghiên cứu thuộc lâm trường Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Giới hạn nghiên cứu: tuổi từ 7-<9 phân bố trên các cấp đất I đến III, các

quy luật cấu trúc ( N/D, H/D, Dy/D)3)

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều tra phân tieii điều kiện cơ bản và tình hình sản xuất kinh đoanh

lâm nghiệp trêu địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến quy hoạch chuyển hoá

rừng mỡ

-Điều tra phân tích điều kiện tự nhiên

-Điều tra phân tích điều kiện kinh tế-xã hội

~Tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

10

Trang 16

2.3.2 Điều tra hiện trạng rừng trồng Mỡ và xác định đối tượng rừng trồng

mỡ hiện tại đạt yêu cầu về tuổi, mật độ, phân bố trên các cấp đất khác nhau

để quy hoạch chuyển hoá

-Điều tra hiện trạng rừng trồng Mỡ về diện tích, mật độ, các tuổi trong cấp

tuổi TV (7-<9) trên các cấp đất khác nhau

~ Xác định đối tượng chuyển hoá

2.3.3 Nghiên cứu các yếu tố kinh tế và kỹ thuật làm cơ sở cho quy hoạch

chuyển hoá rừng

2.3.3.1 Nghiên cứu các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn quắn lý rừng bền vững và thị trường nguyên liệu gỗ làm cơ sở kinh tế cho thực hiện chuyển

hoá

-Nghiên cứu các chính sách, cơ chế có liên quan đến hoạt động sản xuất

lâm nghiệp trong khu vực nghiên cứu

-Nghiên cứu vận dụng tiêu chuẩn Việt Nam về quản lý rừng bền vững để đánh giá tình hình thực hiện quản lý rừng trồng Mỡ bền vững

-Đánh giá thị trường gỗ Mỡ cung cấp nguyên liệu

2.3.3.2 Nghiên cứu và xác định các quy luật cấu trúc cơ bản làm cơ sở xây dựng mô hình lý thuyết chuyển hoá rừng trồng Mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn cho đối tượng đã được chọn

a Xác định các quy luật cấu trúc lâm phần Mỡ cấp tuổi IV (7-<9), mật độ và cấp đất khác nhau:

+Quy luật phân bố N/D

+Quy luật tương quan H/D

+Quy luật phân bó quan hệ Dy/D¡

2.3.4 Xác định các yếu tố cơ bản thực hiện chuyển hoá rừng,

~Xác định phương thức chuyển hoá rừng

~Xác định phương pháp chuyền hoá

~Xác định thời kỳ bắt đầu chặt

-Xác định cường độ chặt

11

Trang 17

-Xác định cây chặt

-Xác định chu kỳ chặt

2.3.5 Quy hoạch chuyển hoá rừng

a Xác định phương hướng, nhiệm vụ quy hoạch chuyền hoá:

-Căn cứ xác định phương hướng nhiệm vụ quy hoạch chuyển hoá rừng

-Phương hướng của quy hoạch chuyển hoá

~Nhiệm vụ của quy hoạch chuyển hoá

b.Xác định sản lượng chặt nuôi dưỡng và bồ trí địa điểm dịch chuyển hoá

2.3.6 Dự đoán hiệu quả

Lợi ích của chủ rừng (Lâm trường Yên Sơn) và người dân sinh sống trong khu vực quản lý của lâm trường về:

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Tuỳ theo nội dung nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để thu được kết quả khoa học và khách quan Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.4.1 Phương pháp chủ đạo

-Đối tượng nghiên cứu là các lâm phần Mỡ cấp tuổi IV (từ 7-<9 tuổi) -Mục đích chủ yếu là nâng cao các giá trị thương mại gỗ Mỡ, do đó các

giải pháp kỹ thuật đưa ra nhằm mục tiêu kinh tế

~Thiết lập mô hình chuyển hoá và quy hoạch chuyển hoá vận dụng phương pháp có sự tham gia của chủ rừng và người dân Thực hiện kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn tại cơ sở

12

Trang 18

2.4.2 Các phương pháp thu thập tài liệu ngoại nghiệp

a.Kế thừa tài liệu

-Tài u về các điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu:

+Điều kiện tự nhiên lâm trường Yên Sơn

+Điều kiện kinh tế xã hội lâm trường Yên Sơn

+Chính sách liên quan đến phát triển lâm nghiệp của lâm trường

| -Kế thừa và tham khảo các kết quả nghiên cứu có liên quan đã công bố:

+Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt Nam của 'Viện quản lý rừng

bền vững

+Biểu thể tích thân cây đứng cả vỏ loài Mỡ của Vũ Tiến Hinh

+Biểu sinh trưởng và sản lượng Mỡ

+Các kết quả nghiên cứu cho loài Mỡ trước đó

| b.Thu thập số liệu ngoại nghiệp

-Phỏng vấn bán định hướng ( 30 hộ gia đình theo mẫu biểu tại phụ biểu

03) làm cơ sở nghiên cứu điều kiện cơ bản và chỉnh lý các tài liệu kế thừa

-Bồ trí hệ thống ô tiêu chuẩn điễn hình để thu thập số liệu theo sơ đồ sau:

+Cây Mỡ thuộc cập tôi TV (7-<9)

+Trên các cấp đất 1, II, II ( đủ điều kiện thổ nhưỡng dễ trở thành gỗ lớn )

+Tông số ô tiêu chuẩn là 5 ô (A, B, C, D, E) và 1 ô đối chứng được bố trí

ngay cạnh các ô tiêu chuẩn điểm hình để tiện cho so sánh sau này

+Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời là 1000m?(40*25m) và

diện tích ô đối chứng là 500m?(10*50m)

+Trên mỗi ô tiêu chuẩn tiền hành đo đếm các nhân tố: D¡a, Dạ, Hụ, Hạ,

vẽ trắc đồ ngang, đánh giá phẩm chất

13

Trang 19

Kết quả thống kê theo biểu: PHIẾU ĐIỀU TRA Ô TIÊU CHUÂN (phụ biểu 01)

+Dùng phương pháp vẽ trắc đồ ngang làm cơ sở đẻ thiết kế chặt nuôi

dưỡng ( tỷ lệ 1:100 )

+Giải tích ba cây tiêu chuẩn là cây bình quân cỡ kính: Với mỗi cây tiêu

chuẩn đo đường kính có vỏ và không vỏ theo các vị trí phân đoạn tuyệt đối Im

làm cơ sở tính toán thể tích thân cây phục cụ cho tính toán và tính trữ lượng lâm

phan Cua thớt và đo vòng năm theo phân đoạn Im trên Kết quả thống kê theo

biểu: PHIẾU GIẢI TÍCH CÂY TIÊU CHUÂN (phụ biểu 02)

2.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu

a.Nghiên cứu các cơ sở chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất lâm

nghiệp:

-Téng hợp các tài liệu thu thập được bằng phương pháp kế thừa số liệu và

phỏng vấn cán bộ lâm trường dé có được kết quả về cơ chế, chính sách tại địa

phương có liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp

-Phân tích thị trường: Thực hiện theo phương pháp phân tích có sự tham

gia với phương pháp phân tích tổng hợp nhóm các yếu tố thị trường:

-Đánh giá quản lý rừng bền vững theo “Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững

Việt Nam [2]” của Viện quản lý rừng bền vững, bao gồm 10 tiêu chuẩn theo

phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân và thực tế địa phương

b.Xác định các quy luật cấu trúc lâm phần

Xử lý các tai liệu thu thập được từ biểu điều tra ô tiêu chuẩn, với sự hỗ

trợ của phần mềm EXCEL 8.0 thực hiện xác định các quy luật:

-Phân bố N/D, mô phỏng phân bố thực nghiệm bằng hàm Wiebull dạng

phương trình: f,j=a.4x“'e ** với hai tham số a, A Căn cứ vào số liệu ban đầu

để ước lượng tham số a cho phù hợp: Với a=1: phân bố có dạng giảm, a=3: phân

bố dạng đối xứng, a>3: phân bố dạng lệch phải, a<3: phân bố dạng lệch trái Có

14

Trang 20

re ), trong d6 fi, va fy 1a gid tri ly thuyét va thye té Bac tw do (k) của

XÝ tính toán < y¿„( tra bảng) thì phân bố lý thuyết phù hợp với phân bố thực

nghiệm và ngược lại là không phù hợp

-Tương quan H/D: Xây dựng tương quan trên cơ sở phương trình: h=a+b.logD¡¿ trong đó a, b là các tham số của phương trình Từ số liệu thực tế

Hạn và Dị; thực hiện theo trình lệnh Tool-Data Analysis-Regression trong

EXCEL 8.0 ( Hạ tương ứng với y và logD¡s tương ứng với x ) để có được các

tham số của phương trình, các hệ số tương quan, tiêu chuẩn kiểm tra t, và tụ, kiểm tra tồn tại của a, b bằng tiêu chuẩn t Nếu | tị a; tal > tos (tra bảng) thì tham

số a, b tồn tại và ngược lại thì a, b không tồn tại

-Tương quan Dy/D¡;: Xây dựng trên cơ sở phương trình D;=atb.D¡; , trong đó a, b là tham số của phương trình Từ số liệu thực tế về Dr và Dị s thực hiện theo trình lệnh Tool- Data Analysis-Regression trong EXCEL 8.0 ( Dy

tương ứng với y và Dị; tương ứng với x ) để có được tham số của phương trình, các hệ số tương quan, tiêu chuẩn kiểm tra t„ và tụ, kiểm tra sự tồn tại của tham số

a, b bằng tiêu chuẩn t Nếu Ìt;|, | ty > tos (tra bảng) thì tham số a, b tồn tại và

ngược lại thì tham số a, b không tồn tại

c.Xác định các yếu tố cơ bản trong chặt chuyển hoá:

-Phân cấp cây rừng theo phân cấp Kraff năm 1884

~Xác định thời điểm bắt đầu chặt:

+Theo phân tích sản lượng: phân tích sự biến đổi của đường kính bình

quân lâm phần và sản lượng hàng năm theo tiết diện ngang

15

Trang 21

Các chỉ tiệu tăng trường,

D (om)

Sinh trưởng hang nim theo D(A D) “Tiết diện ngang cây bình quân G (em

Sân lượng hàng năm theo tiết diện ngang

Trong đó D là đường kính bình quân cấp tuổi, AD là sinh trưởng hàng

năm theo Ð, AD được tính bằng đường kính bình quân của cấp tuổi sau trừ đi đường kính bình quân của cấp tuôi trước G là tiết điện ngang của cây bình quân

ở cấp tuổi đó G-4xD* San lượng theo tiết diện ngang được tính bằng tiết diện ngang bình quân cắp tuổi sau trừ đi tiết diện ngang cây bình quân cấp tuôi trước

+Theo mức độ phân hoá cây rừng: quan sát từ trắc đồ ngang

+Theo đặc trưng bên ngoài lâm phần:động thái hình tán, độ cao tỉa cành

~Xác định cường độ chặt chuyển hoá:

+Thể hiện cường độ chặt chuyển hoá:

*Tính theo tỷ lệ thể tích cây gỗ chiếm thể tích lâm phan trong mỗi lần chặt là:

Py= r 100% (v là thể tích cây chặt, V là sản lượng lâm phần)

*Tính theo tỷ lệ số cây trong mỗi lần chặt chiến tổng số cây trong lâm

phần là:

Py= x100%(n là số cây cần chặt, N là tổng số cây lâm phần)

Ta có: Pv = đ”.Pụ và dựa vào các giá trị của d để xác định phương pháp

chặt: Nếu d<l thì dùng, phương pháp chặt nuôi dưỡng tầng dưới, d>1 thì dùng

phương pháp chặt nuôi dưỡng tầng trên, d=l thi dùng phương pháp chặt nuôi dưỡng cơ giới

+Xác định cường độ chặt theo hai phương pháp:

16

Trang 22

*Phương pháp định tính: Căn cứ vào phân cấp cây rừng và căn cứ vào độ

tàn che Căn cứ vào phân cấp cây rừng để xác định chặt những cây ở những lâm

phần nào và cấp nào (khi độ tàn che đạt 0.7 trở lên thì nên chặt tỉa thưa)

*Phương pháp định lượng: Xác định theo quy luật tương quan giữa đường

kính, chiều cao và tán cây Căn cứ vào các quy luật này để đưa ra cường độ chặt

trung gian

-Xác định cây chặt: Cây nhỏ, cây cong queo, cây sâu bệnh, cây lệch tan,

cây hai ngọn, cây hai thân

~Xác định chu ky chặt chuyển hoá: Đối với cấp tuổi IV (7-<9) do cây còn

tương đối nhỏ, mật độ dày, chưa tỉa thưa lần nào nên xác định sẽ làm ba lần chặt

chuyển hoá và lần cuối cùng chặt sao cho giữ lại mật độ cây để lại từ 400 đến

600 cây trên một Hecta là được

d-Quy hoạch chuyển hoá rừng trồng

-Xác định được phương hướng nhiệm vụ của chặt chuyển hoá

-Tinh toán tăng trưởng, trữ lượng-sản lượng rừng:

+Với loài Mỡ đã có Biểu thể tích thân cây đứng cả vỏ ( với phương trình:

V =0.00008489x D'™* x H°**”_), biéu cấp đất rừng trồng Mỡ theo Ho, biểu

quá trình sinh trưởng rừng trồng Mỡ cấp đất I đến III được lập cho các tỉnh phía

Đông Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quan, Lào Cai Do đó tôi có thẻ áp dụng kết

quả của các biểu này vào đề tài để quá trình tính toán đơn giản

Trữ lượng của các bộ phận lâm phần được tính theo công thức: Ä⁄ = TNX

Trong đó M, Ni, Ví lần lượt là trữ lượng của bộ phận lâm phần, số cây của bộ

phận lâm phần, thể tích cây tương ứng trong bộ phận đó

+Xác định các chỉ tiêu sản lượng cho cá bộ phận lâm phần qua quá trình

chặt nuôi đưỡng: Bộ phận trước tỉa thưa, bộ phận tỉa thưa, bộ phận sau tỉa thưa

Chỉ tiêu được thống kê là: N/ha, M/ha

-Thiết kế chặt nuôi dưỡng và xác định các yếu tố liên quan theo phương

pháp chặt nuôi dưỡng tầng dưới kết hợp với phương pháp cơ giới, cơ sở là

phương pháp trắc đồ ngang (chặt những cây có hiện thượng giao tán )

17

Trang 23

-Bố trí địa điểm chuyển hoá theo thời gian và theo không gian trên bản đồ

quy hoạch và đưa ra các giải pháp thực hiện

-Xây dựng các mô hình chặt chuyển hoá

e-Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế tĩnh để dự đoán hiệu quả kinh tế

Dự tính thu nhập bình quân trên một hecta rừng kinh doanh gỗ lớn và so

sánh với thu nhập bình quân của kinh doanh gỗ nhỏ

18

Trang 24

PHÀN 3

DIEU KIEN CO BAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên

Lâm trường Yên Sơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Tuyên Quang và

cách thị xã Tuyên Quang 40km

3.1.1 Địa hình, địa thé

Địa hình chủ yếu là đổi núi cao bị nhiều suối, khe chia cắt phức tạp Độ

cao trung bình là 350 m, trong đó có đỉnh Pù Liễng cao 694 m Đồi núi dốc, độ

dốc trung bình là 30°, độ dốc lớn nhất là 45°

3.1.2 Khí hậu thuỷ văn

a-Ché độ nhiệt, am

-Độ ẩm trung bình khoảng 80% Lượng mưa tập trung vào tháng 7 đến

tháng 8, lượng mưa bình quân đạt 1700 — 1800mm, lượng mưa bình quân tháng

cao nhất 230mm, lượng mưa bình quân tháng thấp nhất 100mm

-Có hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa

từ tháng 4 đến tháng 9 Nhiệt độ bình quân 22-25°C, nhiệt độ tối cao là 39-40%

(thang 6,7), nhiệt độ thấp nhất là 12-14°C (tháng 12 và tháng 1)

b-Chế độ gió

Khu vực lâm trường chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính: Gió mùa

Đông Bắc mang theo lhông khí lạnh từ phía Bắc tràn vào từ tháng 10 đến tháng

3 năm sau, thời tiết khô lạnh kèm theo sương muối từ tháng 10 đến tháng 12: gió

Đông Nam thôi từ biền Đông mang theo mưa (từ tháng 4 đến tháng 9) tạo ra thời

tiết nóng âm mưa nhiều và thỉnh thoảng có gió bão kèm theo

c-Thuỷ văn

Khu vực lâm trường Yên Sơn có hai hệ thống Sông (sông Lô và sông

Đáy) cùng với hệ thống Suối nhỏ đễ tạo ra các đợt lũ vào mùa mưa gây ách tắt

giao thông, thiệt hại hoa màu

19

Trang 25

'Về mùa khô một số dòng Suối bị cạn hoặc lưu lượng nước nhỏ nên đôi

khi gây thiếu nước tưới, nước uống cho cây trồng và vật nuôi

3.1.3.Các nguồn tài nguyên

3.1.3.1.Tài nguyên thổ nhưỡng

Đất đai chủ yếu tại khu vực lâm trường là đất feralit vàng nâu hoặc vàng nhạt phát triển trên nền đá mẹ Sa phiến thạch và phiến thạch sét, tầng đất mặt

dày trung bình từ 70-80cm Nhìn chung độ màu mỡ của đất ở mức độ trung

bình, độ che phủ đạt 90.9%

3.1.3.2.Tài nguyên rừng

Diện tích đất có rừng là 5783.9 ha (chiếm 92.37% tổng diện tích tự

nhiên), trong đó rừng tự nhiên 3309.4 ha (chiếm 57.22% đất có rừng), còn lại

đất rừng trồng 2474,5 ha (chiếm 42.78% đất có rừng), đất rừng Mỡ 1120.00ha (chiếm 45.26% đắt rừng trồng)

Tài nguyên động vật rừng phong phú với nhiều loại chim, thú khác nhau:

Khướu, Sáo, Hoạ mi, Sóc, Lợn rừng,

3.1.3.3.Tài nguyên khoáng sản

Hầu như trên địa bàn lâm trường không có tài nguyên khoáng sản

3.1.3.4.Tài nguyên nhân văn

Khu vực lâm trường có 6 Dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Tày, Ning, Dao, Cao lan, Hmông Trong đó dân tộc Kinh chiếm 25.3%, Tày chiếm 25%, các dân tộc khác chiếm 49.7% và mỗi dân tộc có nét đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán riêng biệt

3.2.Điều kiện kinh tế xã hội

Trang 26

-Phía Bắc giáp với xã Tân Tiến, Kiến Thiết huyện Yên Sơn

-Phía Nam giáp với huyện Sơn Dương,

-Phia Đông giáp với huyện Định Hoá của tỉnh Thái Nguyên

-Phía Tây giáp với Sông Lô

3.2.2.Dân số, lao động và việc làm

Khu vực lâm trường Yên Sơn có 26672 nhân khẩu phân bố trên 9 xã

Toàn lâm trường có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Dao,

Cao lan, Hmông), trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu (chiếm 50.3%), dân tộc khác

chiếm 49.7%

+Lao động: Tổng số lao động là 178 người (96 nam và 82 nữ) Trong đó

số lao động trực tiếp là 146 người và 32 người là lao động gián tiếp Trình độ

học vấn của lao động trong lâm trường cũng phân bố tương đối phức tạp, trong

đó trình độ tiểu học có 17 người, trình độ trung học cơ sở là 88 người và trình độ

trưng học phổ thông là 73 người Về trình độ chuyên môn, bậc công nhân là 146

người, trình độ sơ cấp là 7 người, trung cấp là 15 người, trình độ đại học là 10

người, không có ai có trình độ trên đại học

+Việc làm, đời sống, thu nhập của lâm trường:

Kinh tế lâm trường chủ yếu là sản xuất Lâm nghiệp, Nông nghiệp là thứ yếu

nhưng lương thực cũng góp phần rất đáng kể đạt 410kg/người/năm

Theo chú Mỹ (Giám đốc lâm trường) báo cáo thì hiện nay đã nâng mức

lương cơ bản của công nhân viên, cán bộ trong lâm trường lên trên mức lương

tối thiểu 450000đ/iháng(do Nhà nước quy định) và tiền lương bình quân dầu

người trên tháng là 1600000đ/người/tháng

3.2.3.Thực trạng sản xuất Nông nghiệp

a-Ngành trồng trọt

Cây lương thực gồm có: Lúa, Ngô là hai loại cây trồng chính, chiếm tỷ

trọng lớn nhất trong các loài cây lương thực Năng suất Lúa đạt bình quân 4.5

tấn/ha.Tổng lương thực hàng năm đạt 10935520 kg, lương thực bình quân đầu

21

Trang 27

người là 410 kg/người/năm Còn một số thôn bản vẫn thiếu ăn nên thường hay

xảy ra hiện tượng phát nương, đốt nương lam rẫy

b-Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi gia đình là chủ yếu Song cơ cấu giống, con cũng như công tác

phòng chống dịch bệnh còn kém hiệu quả Mỗi hộ nuôi từ 1-3 con Lợn, xuất

chuồng từ 100-120 kg/hộ/năm Trâu, bò bình quân 1con/hộ

3.2.4.Sự hình thành của lâm trường

Lâm trường Yên Sơn được thành lập vào tháng 03 năm 1974 đến nay

tròn 32 tuổi Trong 32 năm qua lâm trường không ngừng được xây dựng và

trưởng thành, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp quản lý, bảo vệ,

khôi phục và phát triển tài nguyên rừng Tiền thân của lâm trường là lâm trường

Tan Tiến sau đó được tách thành hai lâm trường là: Lâm trường Tuyên Bình và

lâm trường Yên Sơn Từ năm 1974 cho đến năm 1992 lâm trường thực

nhiệm vụ: Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, trồng rừng nguyên liệu giấy

phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng Đồng thời khai thác gỗ rừng tự nhiên phục

vụ cho công tác xây dựng, sản xuất đồ mộc, gia dung, góp phần phát triển kinh

tế - xã hội miễn núi

Từ năm 1993 trở lại đây thực hiện cơ chế đổi mới nền kinh tế của nhà

nước, chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập Lâm

trường Yên Sơn trở thành doanh nghiệp nhà nước thực hiện 4 nhiệm vụ chính

Sau:

1- Quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng

2- Sản xuất kinh doanh Nông lâm kết hợp

3- Làm địch vụ sản xuất cây giống cung cấp giống cho toàn vùng (Chủ

yếu là giống cây lâm nghiệp)

4- Làm chủ các dự án đầu tư

3.2.5.Cơ cấu tổ chức của lâm trường

Bộ máy quản lý và lực lượng lao động trực tiếp của lâm trường có sự

thay đổi theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện sản xuất và xã hội

Lâm trường Yên Sơn với 178 cán bộ, công nhân viên được bồ trí sản xuất gồm:

2

Trang 28

+7 đội sản xuất

+l tổ vườn ươm

+1 tổ điều vận

+1 cơ quan lâm trường bộ với đầy đủ các phòng chức năng:

- Ban giám đốc: 01 người

~ Phòng kế toán: 05 người

- Phòng tổ chức — hành chình: 05 người

- hòng kế hoạch - kỹ thuật: 11 người

Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức của lâm trường

a-Vé trồng rừng

Trồng rừng là biện pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất để phủ xanh đất

trống đồi núi trọc, tăng nhanh độ che phủ của rừng Sau 32 năm xây dựng và phát triển Lâm trường Yên Sơn đã trồng được tổng cộng 2.474,5 ha, trong đó diện tích trồng rừng sản xuất là 2.085,1 ha chiếm tỷ lệ 84,26% và diện tích rừng trồng phòng hộ là 389,4 ha chiểm tỷ lệ 14,74%

Trước kia hoạt động trồng rừng của lâm trường là do nhà nước cấp kinh phí Lâm trường đã tiến hành trồng đồng loạt các loại cây chủ yếu là mỡ, keo và

bồ đề Những năm trở lại đây do nhà nước xoá bỏ dần cơ chế bao cấp chuyển

23

Trang 29

sang hạch toán kinh doanh, việc trồng rừng bằng vốn ngân sách không còn nữa

Lúc này, hoạt động trồng rừng của lâm trường chủ yếu nhờ vào nguồn vốn có

được do bán nguồn lâm sản có sẵn của lâm trường, nguồn vốn vay theo và nguồn vốn thực hiện theo các dự án của nhà nước như dự án 327, 661 Hiện nay, lâm trường đã chủ động được nguồn vốn của mình, lâm trường Yên Sơn là lâm

trường duy nhất trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang không phải vay vốn để trồng rừng Bằng nguồn vốn tự có của mình trong những năm gần đây lâm trường diện tích trồng rừng mới của lâm trường như sau: năm 2004 trồng được 208,27 ha,

năm 2005 trồng được 289,90 ha, năm 2006 trồng được 320,00 ha Hầu hết rừng

trồng mới chủ yếu là Keo, Keo lai hom và mỡ, đây là những loài cây có năng

suất cao, chu kỳ ngắn, khả năng thích ứng tốt với nhiều loại lập địa

b-Về công tác khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ

Trong những năm gần đây, sau khi có chủ chương chính sách của Đảng

và Nhà nước về vấn đề đóng cửa rừng tự nhiên, công tác này đã được lâm

trường xác định là rất quan trọng và thường xuyên ngăn chặn tình trạng khai

thác rừng và lâm sản trái phép, ngăn chặn tệ nạn đốt rừng làm nương rẫy và tình

trạng xâm lấn đắt thuộc lâm trường Trước thực trạng này, lâm trường đã bố trí

các đội bảo vệ ở các khu vực sản xuất của các đội Khi các hoạt động ở trên xảy

ra các đội bảo vệ này được phối hợp với lực lượng kiểm lâm, công an và chính

quyền ở khu vực đó để bảo vệ, ngăn chặn kịp thời các hành vị trái phép Nhìn

chung công tác bảo vệ rừng của lâm trường hoạt động tốt, rừng được bảo vệ và

sản xuất kinh doanh dần đi vào ỗn định

Với xu thế hiện nay, hình thức sản xuất lâm nghiệp truyền thống đang chuyển dần sang sản xuất lâm nghiệp xã hội có hiệu quả hơn trong công tác bảo

vệ và phát triển rừng, lâm trường đã nhanh chóng triển khai giao khoán rừng và đất rừng đến các hộ thành viên đảm bảo cho mỗi mảnh rừng đều có chủ thực sự, người chủ phải chịu trách nhiện trồng — chăm sóc, bảo vệ đến hết chu kỳ

Bên cạnh việc chăm sóc bảo vệ 2.085,1 ha rừng trồng sản xuất lâm

trường còn khoanh nuôi bảo vệ 389,4 ha rừng trồng phòng hộ và toàn bộ rừng tự nhiên còn lại của lâm trường được sử dụng với tác dụng phòng hộ

c-Về khai thác chế biến lâm sản

24

Trang 30

Nguồn lâm sản khai thác từ rừng của lâm trường Yên Sơn rất đa dạng

Trong đó, rừng tự nhiên trung bình được Nhà nước giao cho kinh doanh có trữ

lượng 97 mẺ/ha, rừng nghèo có trữ lượng 80 m’/ha, rừng nghèo kiệt có trữ lượng,

39 mÌ/ha, rừng hỗn giao có trữ lượng 93 m’/ha, rimg vầu và rừng tre nứa có trữ

lượng trung bình 4.500 đến 5.000 cây/ha Nhưng kinh doanh rừng trồng với trữ lương 120 mÌ/ha vẫn là nguồn thu chính của lâm trường

Trung bình mỗi năm lâm trường khai thác từ 1.000 — 10.000 mỶ cung cấp

gỗ nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng Ngoài ra lâm trường còn khai

thác gỗ cung cấp cho công ty lâm sản Tuyên Quang và các xưởng chế biến trong khu vực Thống kê số liệu khai thác 3 năm trở lai đây như sau: năm 2004 lâm trường sản xuất tiêu thụ 7.336,00 mỶ, năm 2005 sản xuất tiêu thụ 14.223,00 mỶ,

năm 2006 13.000,00 m°

d-Về công tác vườn ươm

Để cung cấp đầy đủ cây giống cho công tác trồng rừng, môi năm lâm tiến hành công tác sản xuất cây con trong 2 vụ (Thu ~ Xuân) với tổng diện tích vương ươm 3.920 mỂ trong đó diện tích vườn ươm cố định là 3.320 mˆ (320 m? nhà lưới + 3.000 m? vườn luyện) và vườn ươm tạm thời là 600 mỂ Nhìn chung hàng năm vườn ươm của lâm trường đều cung cấp đầy đủ cây giống đảm bảo tiếu độ trồng rừng

3.2.7.Thị trường tiêu thụ Nông Lâm sản

*Nông sản: Các loại nông sản sản xuất ra mới chỉ đáp ứng được nhu cầu

của người dân trong khu vực nên không thể đem đến nơi khác tiêu thụ

*Lâm sản: Nhiệm vụ của Lâm trường trong những năm trước đây là trồng rừng kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy cung cấp cho nhà máy giấy Bãi Bằng Trong những năm gần đây do mở rộng thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu

n khác hạn chế, sản

gỗ xây dựng cơ bản cũng như các nhu cầu về các chế

phẩm khai thác của lâm trường đa dạng hơn, trong tương lai khi nhà máy giây

An Hoà ra đời, nhu cầu cung câp nguyên liệu giấy tăng lên, nên việc sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm của lâm trường là tương đối ổn định và lâu dài

3.2.8.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội

a-Cơ sở hạ tầng

25

Trang 31

Trong khu vực lâm trường quản lý có hệ thống đường khá phát triển gồm: Quốc lộ 379 và quốc lô 2c đi từ thị xã Tuyên Quang qua Lâm trường đi sang huyện Sơn Dương Ngoài ra, Lâm trường còn có hệ thống đường lâm nghiệp phân bố trên hầu hết các đội sản xuắt

Trụ sở chính của Lâm trường nằm ở xã Trung Sơn là một công trình nhà

ba tầng khang trang gồm nhiều phòng ban chức năng riêng rất thuần tiện cho

công việc và họp bàn Ở trụ sở chính của Lâm trường còn có một dãy nhà khách

và hai dãy nhà tập thể mới được xửa chữa lại Bên cạnh đó ở các đội sản xuất

đều có nhà cho công nhân làm việc

b-Về Y tế và chăm sóc sức khoẻ

Tại khu vực lâm trường quản lý có 1 bênh viện đa khoa (bệnh viện 4z

toàn khu) nằm cách trụ sở lâm trường 1km đi về hướng thị xã Tuyên Quang

Bệnh viên bao gồm 15 bác sỹ, 52 y tá và y sỹ Mặc dù số lượng và chất lượng

¡ cũng như đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu thốn gây ảnh hưởng đến

e-Về văn hoá

Trong những năm gần đây, huyện Yên Sơn dưới sự chỉ đạo của tỉnh

Tuyên Quang đã và đang nỗ lực xây dựng bưu điện và nhà văn hoá xã, một số

xã đã có nhà văn hoá cấp 4, có tỉ vi, đài để nghe tỉn tức và ngay tại trụ sở lâm trường huyện đã xây dựng một trạm thu phát chuyển tiếp truyền hình góp phần đảm bảo cho người dân trong khu vực bắt được sóng truyền hình từ đài truyền

rất thuận lợi để đồng bào, đặc biệt là

hình trung ương Đây chính là điều

các đồng bảo dân tọc tiểu số chưa phát triên có điều kiện nắm bắt, trao đổi thông

tin, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của địa phương đề ra Từ đó

trình độ dân trí trong khu vực không ngừng nâng cao Mặc dù đã có nhiều cố

gắng như vậy nhưng ở một số bản ở vùng sâu vùng xa, điều kiện văn hoá còn

gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng phần nào đến công tác tuyên truyền, động

26

Trang 32

viên nhân dân tham gia các hoạt động văn hoá nói chung cũng như công tác boả

vệ rừng nói riêng

d-Về giáo dục

Hiện nay, trên toàn bộ khu vực thuộc lâm trường quản lý có 15 trường

học, trong đó bậc tiểu học là 9, bậc trung học cơ sở là 3, trung học là 1 và 2

trường mẫu giáo Số học sinh đến trường chiếm tỷ lệ tương đối cao Với đội ngũ

giáo viên yêu nghề, nhiệt tình với công việc giảng dạy, đồng thời hàng năm dưới

sự chỉ đạo của cấp tỉnh đội ngũ giáo viên này thường xuyên được cử đi học các

lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng dạy Cùng với chính sách

khuyến khích sinh viên đang theo học tại các trường sư phạm về địa phương

mình công tác đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương

3.3.Đánh giá chung về điều kiện cơ bắn

*Thuận lợi:

+Diéu kiện tự nhiên: Khí hậu thuỷ văn (nhiệt độ, ẩm độ, chế độ mưa), đất

đai thổ nhưỡng, vị trí địa lí đều thuận lợi

+Điều kiện kinh tế - Xã hội: Lao động đổi dào, cơ sở hạ tầng (đường giao

thông, điện, trường học, trạm Y tế, trạm thu phát sóng, trụ sở, trang thiết bị),

đều rất thuận lợi cho quá trình tiền hành sản xuất Lâm Nông nghiệp

*Khó khăn:

+Do thực hiện theo cơ chế đổi mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang

nền kinh tế thị trường, lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh độc lập nên lúc

đầu sẽ gặp khó khăn về vốn đầu tư

+Do nhu cầu sản xuất thực tế ngày càng tăng và dòi hỏi kỹ thuật ngày

càng cao nên lâm trường hiện nay cũng đang thiếu những cán bộ kỹ thuật có

trình độ cùng tay nghề cao

+Hién nay đất nước ta gia nhập WTO, khả năng cạnh tranh trong tương

lai sẽ rất mạnh mẽ và khốc liệt khi các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào mà

các doanh nghiệp nước ta còn non yếu và ít kinh nghiệm cạnh tranh Đây là một

thách thức lớn cho các doanh nghiệp nước ta

27

Trang 33

PHẢN4 KET QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KÉT QUA

4.1 Hiện trạng lâm phần Mỡ và xác định đối tượng rừng điều tra nghiên

cứu

Theo kết quả điều tra thực tế, cùng sự tổng hợp các tài liệu có liên quan,

đặc biệt là hồ sơ lý lịch rừng trồng của lâm trường Yên Sơn có 1.115,00ha rừng

trồng Mỡ, trong đó có 148.2ha là rừng Mỡ cấp tuổi IV (7-<9) Chúng tôi tính

toán kết quả Ho (chiều cao tầng trội) và tra biểu cấp đất theo Ho của rừng Mỡ do

'Vũ Tiến Hinh lập năm 2000 và được biểu thống kê sau:

Biểu 01: Hiện trang diện tích rừng trồng Mỡ cấp tuổi IV (7-<9) lâm trường Yên

Do yêu cầu đối tượng rừng được đưa vào Quy hoạch chuyển hoá phải

đảm bảo điều kiện: mật độ > 1000cây/ha, nằm trên cấp đất tốt (I, II, III) nhưng

do thời gian có hạn nên chúng tôi chọn đối tượng thu thập số liệu theo một cấp

tuổi, cụ thể điều tra 5 ÔTC và thể hiện ở biểu sau:

Biểu 02: Thống kê tổng hợp số liệu lâm phan Mo

28

Trang 34

Kết quả điều tra cho rừng trồng Mỡ cấp tuổi IV (7-<9) tại lâm trường Yên Sơn

trên các cấp đất khác nhau điều sinh trưởng khá tốt

Trên các ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm các nhân tố điều tra về tăng trưởng rừng Tăng trưởng D, ; và tăng trưởng thẻ tích là một trong những căn cứ

nhằm xác định sản lượng rừng Các nhân tố điều tra thể hiện ở phụ biểu 01 4.2 Các yếu tố kinh tế và kỹ thuật làm cơ sở cho quy hoạch chuyển hoá rừng

4.2.1 Các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và thị

trường nguyên liệu gỗ công nghiệp chế biến

4.2.1.1 Các chính sách, cơ chế có liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Lâm trường Yên Sơn có địa bàn quản lý nằm trên 9 xã với tổng diện tích

đất tự nhiên là 6262ha, đất có rừng là 5783.9ha Vì vậy, muốn các chính sách

của Đảng và nhà nước đến được với người dân đầy đủ cũng như muốn quản lý tốt được diện tích rừng trên thì các cán bộ lâm trường Yên Sơn đã luôn phối hợp

chặt chẽ với chính quyền địa phương của 9 xã Các chương trình dự án cấp Quốc

gia đã được người dân tham gia thực hiện khá tốt dưới sự hướng dẫn chuyển

giao kỹ thuật của các cán bộ kỹ thuật lâm trường và lãnh đạo chính quyền địa phương 9 xã (các cán bộ kỹ thuật lâm trường, phòng NN và PTNT huyện Yên

Sơn, Hạt kiểm lâm ) như chương trình 327, dự án 661, dự án 135

Về chính sách: Các quy định của Luật Bảo vệ & Phát triển rừng năm

2004, Luật đất đai sửa đỏi năm 2003 và Nghị định 200 của Chính phủ đã tạo ra

những thay đổi lớn trong quản lý sử dụng rừng cũng như quản lý sử dụng đất

bền vững, đúng mục đích Bên cạnh đó còn có các quyết định của Uỷ ban nhân

dan tinh Tuyén Quang, huyện Yên Sơn hướng dẫn cụ thể về trồng và bảo vệ các diện tích rừng, sử dụng các điện tích đất lâm nghiệp Đặc biệt đối với địa bàn huyện Yên Sơn nói chung và lâm trường Yên Sơn nói riêng có diện tích rừng trồng Mỡ là chủ yếu, vì vậy các hướng dẫn cụ thể của chính quyền địa

phương về trồng rừng chủ yếu đã áp dụng trong quản lý các lâm phần Mỡ Bên

29

Trang 35

cạnh đó còn có chỉ thị 19/CP của thủ tướng chính phủ về tăng cường trồng rừng

gỗ lớn để cung cấp gỗ nguyên liệu kinh doanh gỗ lớn Tuy nhiên sự quan tâm

của cộng đồng trong quản lý sử dụng đất và tài nguyên rừng còn hạn chế

Hiện nay việc thực hiện Nghị quyết về hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ

& Phát triển rừng đang được triển khai, trong đó có hướng dẫn về việc rà soát lại

ba loại rừng Như vậy sẽ tạo thành hành lang pháp lý vững chắc cho quá trình

quy hoạch và quản lý các diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn, đồng thời cũng

tạo tiền đề cho quá trình chuyển hoá rừng trồng Mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng

cung cấp gỗ lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng Mỡ

4.2.1.2 Tình hình thực hiện quản lý rừng bền vững

Trên cơ sở các chính sách, thể chế trong quản lý rừng tại lâm trường, áp

dụng tiêu chuẩn Việt Nam về quản lý rừng bền vững cho thấy:

*Tiêu chuẩn 1: Việc tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành của

nhà nước

Chủ rừng (lâm trường) đã tuân theo pháp luật của nhà nước và chính

quyền địa phương Diện tích rất lớn rừng Mỡ, các loại rừng trồng khác và rừng

tự nhiên ở khu vực được bảo vệ, không có trường hợp khai thác gỗ trái phép và

các hoạt động trái phép khác

*Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm trong quản lý sử dụng đất

Chủ rừng đã được cấp số xanh nhằm chứng minh quyền sử dụng đất và

chủ rừng được phép thực hiện tắt cả các hoạt động nằm trong khuôn khổ pháp

luật của nhà nước

*Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại

Tại khu vực lâm trường, quyền hợp pháp và theo quy định của pháp luật

thì lâm trường có quyền giao cho người dân sinh sống trong khu vực lâm trường

quản lý, thuê, khoán đất lâm nghiệp theo hợp đồng và kết hợp với lãnh đạo

chính quyền địa phương quản lý bảo vệ rừng cùng với đất rừng cho tốt

*Tiêu chuẩn 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền công dân

30

Trang 36

Những người dân sống ở gần rừng (các đội sản xuất) đã được tạo cơ hội việc làm: giao rừng cho quản lý, đất rừng đẻ trồng và chăm sóc rừng có sự hỗ trợ của lâm trường và của nhà nước về vốn-kỹ thuật các quyền lao động của

người dân được thực hiện theo những quy định trong bộ Luật lao động hiện

hành và công ước 87, 98 của ILO

*Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng

Chủ rừng và người dân sinh sống gần rừng được nâng cao thu nhập và tận

dụng các sản phẩm lâm sản từ rừng, sản phẩm trung gian (lấy củi, làm cọc, rào vườn ) Rừng đã đem lại thu nhập cho chủ rờng, tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo

*Tiêu chuẩn 6: Các giá trị và chức năng sinh thái được duy trì nguyên

ven

Đã có văn bản hướng dẫn quy trình chống cháy rừng, bảo vệ nguồn nước,

xử lý tương đối tốt các phế liệu lâm sản, xử lý rác thải , bao bì, hoá chất

*Tiêu chuẩn 7: Theo định kỳ, đã có quy hoạch và kế hoạch sử dụng rừng

và đất rừng của lâm trường (quy hoạch 10 năm, kế hoạch 5 năm) được xây dựng bởi cơ quan chuyên môn (Viện Điều tra Quy hoạch rừng)

*Tiêu chuẩn 8: Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ đã được thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng và có sự điều chỉnh hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch của lâm trường, những thông tin điều tra được thực hiện bởi các cán bộ chuyên trách của lâm trường

*Tiêu chuẩn 9: Đã duy trì những khu rừng có chức năng phòng hộ đầu

nguồn, đồng thời xác định các khu rừng có giá trị kinh tế cao và đang hướng đến

kinh doanh rừng Mỡ cung cấp gỗ lớn

*Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng, nhất là rừng trồng Mỡ đã được quy hoạch,

thiết lập quản lý phù hợp với tiêu chuẩn từ 1 đến 9, không làm tăng áp lực lên

rừng tự nhiên và tạo điều kiện cho rừng tự nhiên phát triển Loài Mỡ cũng có khả năng cải tạo đất nhất định, phù hợp với điều kiện lập địa, duy trì sinh thai

31

Trang 37

Như vậy, Tiêu chuẩn Việt Nam quản lý rừng bền vững được thực hiện

khá tốt ở địa phương, rừng ngày càng phát triển theo xu hướng ngày càng hiện

đại bền vững hơn Tuy vậy, nếu đi sâu vào các tiêu chí và tiêu chuẩn bền vững,

thì lâm trường còn chưa thực hiện được đầy đủ

4.2.1.3.Thị trường nguyên liệu gỗ công nghiệp chế biến

Thị trường nói chung và thị trường nguyên liệu gỗ nói riêng hoạt động

theo quy luật khách quan và tuân theo quy luật cung-cầu trên thị trường Vì vậy,

nuốn bán được sản phẩm và thu được lãi cao thì người sản xuất phải có những

nhận thức cơ bản về hàng hoá, thị trường hiện tại và những biến đổi của thị

trường trong tương lai Thông qua kết quả đánh giá các nhóm yếu tố phân tích

thị trường của thị trường nguyên liệu Mỡ thấy rằng: Trữ lượng Mỡ tại lâm

trường rất lớn, tạo ra thị trường én định với chất lượng tương đối cao, khả năng,

cung cấp nguyên liệu rất tốt, nhu cầu gỗ lớn ngày càng tăng, Tuy nhiên cần phải

nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc và khả năng tiếp cận thị trường

Trang 38

Biểu 03: Kết quả phân tích phát triển thị trường gỗ nguyên liệu Mỡ

Kinh tế Thị trường Sinh thái,Môi trường, 'Tổ chức/Xã hội Khoa học/C.nghệ

Nội Quy [be [Noi [Quymô|Điể |Nội [Quy [Điểm [Nội | Quy [Điểm

dung |mô |m | dung m | dung | mô dung | mô

Nhu clu {Cao |3 | Kha [Rong |3 Phin | Cao - [Ym TẲŒo

tranh TB | a gây năng TB ăn công | TB cầu kỹ TB |2 Ì |

sin xudt [Ba] wy nay Pe 7] 8 v¢ Nam động Fay

nữ

Cao l3 | Anh | Cao Kng | Cao Cơ sở | Cao

Kết quả phân tích 4 yếu tố bảo đảm thị trường phát triển gỗ nguyên liệu

Mỡ cho thấy hầu hết các chỉ tiêu điều đạt ở mức cao và trung bình

Khả năng cung cấp gỗ rất dồi dào do Mỡ rất phù hợp với điều kiện lập địa khu

vực này, dễ trồng, tái sinh rất mạnh, cung cấp sản phẩm duy trì được trong thời

gian dài

Các chính sách của nhà nước và chính quyền sở tại đã có những thay đổi

phù hợp với điều kiện mới của sự phát triển Xã hội - Kinh tế thị trường Từ đó

33

Trang 39

khuyến khích người dân tham gia vào quá trình sản xuất, bảo vệ các diện tích rừng Mỡ và rừng trồng khác (Keo, Bồ đề ) Nhưng cũng cần có chương trình,

kế hoạch cụ thể có thể nâng cao trình độ sản xuất của cán bộ kỹ thuật, các đội sản xuất và của người dân, tiếp cận kỹ thuật và công nghệ mới như: Chuyển giao

kỹ thuật, đào tạo ngành nghề và công tác khuyến nông khuyến lâm

Giá sản phẩm gỗ Mỡ thay đổi theo cỡ đường kính thể hiện ở biểu dưới

đây:

Biểu 04: Biểu giá sản phẩm gỗ Mỡ theo cỡ kính

4.2.2 Các quy luật cấu trúc cơ bản làm cơ sở xây dựng mô hình lý thuyết

phục vụ quy hoạch chuyển hoá rừng trồng Mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn

4.2.2.1 Các quy luật cấu trúc lâm phần

Bằng việc xử lý các số liệu điều tra trên các ô tiêu chuẩn, kết hợp với các

tài liệu khác có liên quan, chúng tôi đã có kết quả về quy luật lâm phần chủ yếu: a-Quy luật phân b6 N-D,3

Chúng tôi mô phỏng quy luật phân bố N-D;¿ theo phân bố Weibull (dang phương trình: /,„ = ¿.2.+”`.e 2“”) Kết quả cho biểu sau:

Trang 40

Biểu 05: Quy luật phân bố N-D¡; lâm phần Mỡ cấp tuôi IV (7-<9) tại lâm

Các phân bố lý thuyết điều có x2 tính toán < y2 tra bảng, có nghĩa là các

phân bố lý thuyết với các hệ số œ, A đã xác định điều mô phỏng tốt cho các phân

bố thực nghiệm Quy luật phân bố N-D;¿ và một số biểu đồ phân bố của các ô

tiêu chuân sau:

Biểu đồ 01: Biểu đồ quy luật phân bố N-D, ;

Ngày đăng: 26/10/2024, 12:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w