1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài “đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta thời kì đổi mới''''''''

32 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta đang trên con đường phats triển công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.Việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủquyền và toàn vẹn lãnh th

Trang 1

Đề tài : “Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa

của nước ta thời kì đổi mới"

Trang 3

Đại hội VI đến Đại hội X

quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

8IV.Những thuận lợi trong quá trình tiến hành côngnghiệp hóa

Trang 4

, hiện đại hóa ở nước ta

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU:

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam

ta đang trên con đường phats triển công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.Việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàngđầu thì một vấn đề không kém phần quan trọng vàcần thiết là phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Bởi vì khi một đất nướcnghèo nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa với đất nước

đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trởthành thuộc địa của nước khác,Vì thế, để phát triểnkinh tế thì chúng ta cần phát huy và tận dụng rấtnhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồnnhân lực, vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật- công nghệtiên tiến hiện đại…

Sau khi được tìm hiểu môn học đường lối cáchmạng của Đảng công sản Việt Nam, dưới sự chỉ dạytận tình của giảng viên bộ môn, tôi đã phần nào hiểu

rõ hơn về tầm quan trọng của những chính sách,đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Namtrong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đặc

Trang 6

biệt tâm đắc là những đường lối về quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, con đường giúp chúng tathoát khỏi rình trạng nghèo nàn lạc hậu, đưa nước tatrở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh, sánhngang tầm với các nước trong khu vực.

Với mong muốn học hỏi và chia sẻ những hiểubiết nhỏ bé của mình về những đường lối chính sáchcủa Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,tôi quyết định chọn đề tài : “Đường lối công nghiệphóa, hiện đại hóa của nước ta thời kì đổi mới”

Trang 7

NỘI DUNG:

I Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa

1 Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng(12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật,đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêmkhắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủtrương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trựctiếp là mười năm từ 1975 đến 1985:

Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác địnhmục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹthuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế…

Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏqua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủtrương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có

đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơchế quản lý kinh tế

Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơcấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng

Trang 8

mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay

từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơcấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng vànhững công trình quy mô lớn , không tập trung sứcgiải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm,hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Kết quả là đầu tưnhiều nhưng hiệu quả thấp

Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết củaĐại hội lần thứ V như: Nông nghiệp vẫn chưa thật

sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng khôngphục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

2 Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa

từ Đại hội VI đến Đại hội X

Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đạihội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệphóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên làthực hiện cho bằng được 3 chương trình lương thực,thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trongnhững năm còn lại của chặng đường đầu tiên củathời kỳ quá độ Ba chương trình này liên quan chặtchẽ với nhau Phát triển lương thực thực phẩm vàhàng tiêu dung là nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếucho đời sống nhân dân sau mấy chục năm chiến

Trang 9

tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế cònđang trong tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêmtrọng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội; phát triểnhàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khíchsản xuất và đầu tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại

tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.Xác định thứ tự ưu tiên đó đã cho phép phát huy sứcmạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh từ bên ngoài đểphát triển kinh tế xã hội

=> Thực chất, đây là sự thay đổi trong lựa chọn môhình chiến lược CNH, chuyển từ mô hình hướng nội(thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗnhợp (hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhậpkhẩu) đang được áp dụng phổ biến và khá thànhcông tại các nước Châu Á lúc bấy giờ

3.Hình thành khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được quan niệm như sau:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trìnhchuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuấtkinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sửdụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng

Trang 10

một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựatrên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học,công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Đại hội VIII đã điều chỉnh chính sách CNH theohướng lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, coi nôngnghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến là mặt trậnhàng đầu Tiếp tục thực hiện rộng rãi hơn chính sách

mở cửa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, nângcao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanhnghiệp Gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấykhoa học – công nghệ làm động lực, lấy nguồn lựccon người làm yếu tố trung tâm của CNH, HDH Đặt

ra nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong những năm trước mắt (1996-2000) là “đặc biệtcoi trọng CNH, HDH nông nghiệp nông thôn…”

Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một

số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa:

- Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và

có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước.Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thuhẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều

Trang 11

nước trong khu vực và trên thế giới Một nước đi sau

có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật,công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tậndụng xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rútngăn thời gian

- Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo lốirút ngắn so với các nước đi trước, chúng ta cần thựchiện các yêu cầu như: Phát triển kinh tế và côngnghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bướcnhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắncông nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước pháttriển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ vàtinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọngphát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và côngnghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho CNH,HDH

- Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước

ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sảnphẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứngnhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phảibảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành

Trang 12

công nghiệp hóa trong một nền kinh tế mở, hướngngoại

- Đẩy nhanh CNH, HDH nông nghiệp nông thônvới việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩmnông nghiệp

- Đẩy mạnh CNH, HDH phải tính toán đến yêucầu phát triển bền vững trong tương lai

II.Tính tất yếu của việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định cómột cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng Cơ sở vậtchất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thốngcác yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội,phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng

mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất racủa cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội

Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vậtchất - kỹ thuật của một xã hội là sự biến đổi và pháttriển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học -

kỹ thuật; tính chất và trình độ của các quan hệ xãhội; đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị Nói cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức

Trang 13

sản xuất nào đó là nói cơ sở vật chất - kỹ thuật đó đãđạt đến một trình độ nhất định làm đặc trưng chophương thức sản xuất đó.Đặc trưng của cơ sở vậtchất - kỹ thuật của các phương thức sản xuất trướcchủ nghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ

bé, lạc hậu Đặc trưng của cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủa chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khíhoá Chủ nghĩa xã hội - giai đoạn thấp của phươngthức sản xuất mới cao hơn chủ nghĩa tư bản - đòi hỏimột cơ sở vật chất - kỹ thuật cao hơn trên cả haimặt: trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn vớithành tựu của cách mạng khoa học và công nghệhiện đại

Do vậy, có thể hiểu, cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiệnđại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóacao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đạiđược hình thành một cách có kế hoạch và thống trịtrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Từ chủ nghĩa tưbản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủnghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật chochủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quyluật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiệnthông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 14

Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội, dù đã có công nghiệp, có cơ sở vậtchất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản tiến bộ đến đâucũng chỉ là những tiền đề vật chất chứ chưa phải là

cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Muốn

có cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, cácnước này phải thực hiện quy luật nói trên bằng cáchtiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệsản xuất; tiếp thu vận dụng và phát triển cao hơnnhững thành tựu khoa học và công nghệ vào sảnxuất; hình thành cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa

có trình độ cao và tổ chức, sắp xếp lại nền đại côngnghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quảhơn

Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triểnquá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng

cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phảithực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọnthông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mỗi bướctiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làmột bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật chochủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sảnxuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hộichủ nghĩa

Trang 15

Công nghiệp hóa là xu hướng mang tính quy luậtcủa các nước đi từ nền sản cuất nhỏ đi lên một nềnsản xuất lớnĐể có một xã hội như ngày nay khôngphải do tự nhiên mà có, nó do quá trình tích lũy vềlượng ngay tự khi loài người xuất hiện.Thành tựuđạt được là do quy luật phát triển do tự than vậnđộng của con người trong toàn xã hội Ngày naycông cuộc xây dựng các nước đã cố gắng rất nhiềutrong cuộc cạnh tranh chạy đua về kinh tế Thể hiện

là các chinh sách, đường lối về phát triển kinh tếngày một toàn diện hơn, về các mặt quan hệ sảnxuất, lực lượng sản xuất, nền văn hóa và con ngườicủa xã hội đó Công nghiệp hóa chính là con đường

và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuậtcho nền sản xuất hiện đại

Có tiến hành công nghiệp hóa chúng ta mới :

- Xây dựng đcượ cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủnghĩa xã hội ở nước ta

- Mới tiến hàng tái sản xuất mở rộng nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân, mới tích

Trang 16

lũy về lượng mới để xây dựng thành công nềnsản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

- Mới tăng cường phát triển lực lượng giai cấpcông nhân

- Mới củng cố quốc phòng, giữ vững an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội

- Mới góp phần xây dựng và phát triển nền vănhóa dân tộc, xây dựng con người mới ở ViệtNam

- Mới góp phần xây dựng và phát triển nền vănhóa dân tộc, xây dựng con người mới ở ViệtNam

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạchậu về khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất cònnon nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất củaXHCN Để có cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinhteeslowns, không còn con đường nào khác là côngnghiệp hóa, cơ khí hóa cấn đối và hiện đại hóa trêntrình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao.Dù muốnhay không công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay trướcmắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cao bảođảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Song có

Trang 17

lẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm giảiquyết tốt.

III Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

1 Nội dung

Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranhthủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra vàtiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế trithức Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọngcủa nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Nội dung cơ bản của quá trình này là:

- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế

có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp

sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Namvới tri thức mới nhất của nhân loại

- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởngkinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ởtừng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xãhội

Trang 18

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theongành, lĩnh vực và lãnh thổ

- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất laođộng của tất cả các ngành lĩnh vực, nhất là cácngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao

2 Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

- Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp nông thôn giải quyết đồng bộ các vấn

đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân

+ Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân làmột vấn đề lớn của quá trình công nghiệp hóa đốivới tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trênthế giới, bởi vì công nghiệp hóa là quá trình thu hẹpkhu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vựccông nghiệp, xây dựng dịch vụ và đô thị Nôngnghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu vàlao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trườngrộng lớn của công nghiệp và dịch vụ Nông thôn

Trang 19

chiếm đa số dân cư ở thời điểm khi bắt đầu côngnghiệp hóa Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nôngdân và nông thôn là một vấn đề có tầm quan trọnghàng đầu của quá trình công nghiệp hóa Ở nước ta,trong những năm qua, vấn đề công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp và nông thôn được đặt ở vị tríquan trọng Trong những năm tới, định hướng pháttriển cho quá trình này là:

Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tếnông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngàycàng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thịtrường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và côngnghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chấtlượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phùhợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương

Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao độngcác ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọngsản phẩm và lao động nông nghiệp

+ Về quy hoạch phát triển nông thôn:

Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triểnnông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nôngthôn mới Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộcsống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w