1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá Đồng lợi Ích của một số hành Động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết Định Ở việt nam

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá Đồng lợi Ích của một số hành Động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết Định Ở việt nam
Tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga
Người hướng dẫn PGS.TS. Huỳnh Thị Lan Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Biến đổi khí hậu
Thể loại Luận văn Thạc sỹ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp Đánh giá mức độ đóng góp của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩn

Trang 1

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

ĐÁNH GIÁ ĐỒNG LỢI ÍCH CỦA MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRONG BÁO CÁO ĐÓNG GÓP DO QUỐC

GIA TỰ QUYẾT ĐỊNH Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu

Mã số: 8900201.01QTD

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

Vào hồi 17 giờ 00 ngày 22 tháng 11 năm 2019

Có thể tìm đọc luận văn tại:

- Trung tâm thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

Theo yêu cầu của quốc tế, báo cáo NDC cập nhật, một trong những nội dung quan trọng cần phải được đề cập đó là đánh giá được

sự hài hòa đồng lợi ích của các hành động ứng phó với BĐKH, do đó nội dung về đồng lợi ích có tính cấp thiết khi phân tích cho tất cả các hành động giảm nhẹ trong NDC của Việt Nam Bên cạnh đó, năm

2015, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì

sự phát triển bền vững và các mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) Chương trình Nghị sự 2030 bao gồm 17 mục tiêu để chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả mọi người như là một phần trong chương trình phát triển bền vững mới Mỗi mục tiêu đều có các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 Như vậy, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội Do đó, việc phân tích và đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ trong NDC cần phù hợp và hỗ trợ cho mục tiêu PTBV của Việt Nam

Trang 4

2

Xuất phát từ những lý do trên tác giả quyết định thực hiện đề

tài: “Đánh giá đồng lợi ích của một số hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định ở Việt Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp

Đánh giá mức độ đóng góp của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đến các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các hành động giảm nhẹ phát thải KNK thuộc lĩnh vực nông nghiệp

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải KNK của lĩnh vực nông nghiệp trong NDC có thể tạo ra những đồng lợi ích như thế nào về mặt thích ứng và phát triển bền vững của Việt Nam

- Trình tự thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải KNK của lĩnh vực nông nghiệp trong NDC đóng góp như thế nào vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

4 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các lợi ích được tạo ra trong quá

trình thực hiện các hành động giảm nhẹ BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Do giới hạn về thời gian, tài chính và

nhân lực, đề tài tập trung vào nghiên cứu các đồng lợi ích được tạo ra

Trang 5

3

từ quá trình thực hiện các hành động giảm nhẹ BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu đánh giá đồng lợi ích của

các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH mang lại đến năm 2030 phù hợp với thời gian

5 Dự kiến những đóng góp của đề tài

- Luận văn sẽ làm rõ được tiềm năng và cơ hội về đồng lợi ích của các hoạt động giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu thiên niên kỷ, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư để đạt được các cơ hội

do biến đổi khí hậu mang lại trong lĩnh vực này

6 Kết cấu

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của đề tài

Chương 3: Đánh giá đồng lợi ích và đóng góp đến mục tiêu phát triển bền vững của các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

4

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng

1.1.1 Trên thế giới

Hiện nay, vấn đề nghiên cứu về đồng lợi ích tạo ra từ quá trình thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu còn tương đối mới Trong phần này trình bày một số nghiên cứu trên thé giới về đồng lợi ích

Nhìn chung các nghiên cứu về đồng lợi ích ít được biết đến trong các nghiên cứu ở Việt Nam, đặc biệt là các nghiên cứu về BĐKH, do đó các phương pháp đưa ra đánh giá đồng lợi ích chưa có

sự thống nhất và theo một khuân mẫu có sẵn

1.2 Tổng quan về các chính sách liên quan đến đồng lợi ích của Việt Nam

Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến BĐKH, bao gồm các chính sách quốc gia và các chính sách phát triển ngành

có liên quan đến lợi ích khí hậu và các lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường Các chính sách có thể kể đến bao gồm: Chiến lược quốc gia về BĐKH; Chiến lược tăng trưởng xanh; Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo; các Chiến lược phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp; Chương trình quốc gia về giảm phát thải KNK thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng, bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030; Chương

Trang 7

5

trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015; Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH; Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 – 2020

1.3 Tổng quan về các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam

Để ứng phó với những tác động của BĐKH, ngày 14 tháng 3 năm 2016, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Kê hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2050 Kế hoạch bao gồm các lĩnh vực chủ yếu của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn với mục tiêu Nâng cao năng lực về thể chế, chính sách, khoa học công nghệ cho ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước đề thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực trông trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050; Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai, chống ngập lụt, xâm lấn mặn, củng cố đê sông, đê biển và bảo đảm an toàn hồ chứa, các công trình dân sinh, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu câu phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ngành nông nghiệp và phát triên nông thôn trong bỗi cảnh BĐKH giai đoạn 2016-2020 và tâm nhìn đến năm 2050 và Phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế,

sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, tích cực tham gia đàm phán quốc

Trang 8

6

tế nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050 về các hoạt động ứng phó với biến đôi khí hậu

Trang 9

7

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

2.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu

Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi của trạng thái khí hậu,

có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là dạng thập kỉ hoặc dài hơn

2.1.2 Khái niệm về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Là sự can thiệp của con người nhằm giảm nhẹ áp lực lên hệ thống khí hậu; bao gồm các chiến lược giảm nguồn phát thải khí nhà kính

và tăng bể chứa khí nhà kính (IPCC, 2007)

2.1.3 Khái niệm về đồng lợi ích

IPCC (AR3 2001) đã định nghĩa "đồng lợi ích" dùng để chỉ các lợi ích phi khí hậu, đã được tích hợp từ giai đoạn xây dựng đến khi ban hành các chính sách giảm nhẹ và thích ứng Như vậy, thuật ngữ

"đồng lợi ích" phản ánh các chính sách được xây dựng không chỉ nhằm vào việc hướng đến các lợi ích giảm nhẹ hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn có những lợi ích phi khí hậu khác với mức

độ quan trọng tương đương

2.2 Cách tiếp cận của đề tài

Những đồng lợi ích liên quan đến khí hậu sẽ được xem xét theo sự tác động qua lại giữa các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng (A →M; M

→A) được thể hiện trên các khía cạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và gia tăng khả năng thích ứng với BĐKH

Trang 10

2.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.3.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu

Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng trong đề tài nhằm phục vụ cho các nội dung tổng quan về mặt khái niệm, thuật ngữ, các đánh giá đồng lợi ích của các ngành, lĩnh vực, các hành động ứng phó với BĐKH nói chung hay các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nói chung nhằm cung cấp căn cứ khoa học để đề tài có được cách tiếp cận và các bước thực hiện một cách khoa học, logic và có thể giải quyết được mục tiêu và các nội dung nghiên cứu của đề tài

2.3.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Trang 11

9

Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm phân tích và xứ lý số liệu từ ý kiến tham vấn của các chuyên gia, từ đó tính toán và phân tích các số liệu để đưa ra kết quả từ quá trình tham vấn cho đề tài

2.3.3 Phương pháp chuyên gia

Đề tài có sử dụng phương pháp chuyên gia trong việc xác định các chỉ số và đưa ra những đánh giá cho các giải pháp dựa trên những chỉ số mà tác giả đã xây dựng

- Các chuyên gia được tham vấn trong quá trình xây dựng bộ chỉ số và đánh giá các đồng lợi ích như sau:

1 PGS.TS Mai Văn Trịnh - Viện Môi trường Nông nghiệp,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2 TS Vũ Tấn Phương - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3 TS Nguyễn Đức Đồng, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

4 ThS Tạ Nam Phong - Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5 ThS Vương Xuân Hòa - Viện Sinh thái Môi trường

2.4 Quy trình nghiên cứu của đề tài

2.4.1 Khung đánh đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp

Bước 1: Rà soát toàn bộ các hành động giảm nhẹ phát thải

KNK trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

Bước 2: Xác định tác động tổng hợp của các hành động giảm

nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

Trang 12

10

Bước 3: Phân tích các lợi ích tổng hợp của các hành động

giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp bằng phương

pháp phân tích lọc ma trận

Bước 4: Xây dựng các chỉ số đánh giá lợi ích khí hậu và đồng

lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực

nông nghiệp đã được xác định trong NDC của Việt Nam

Bước 5: Áp dụng bộ chỉ số để đánh giá lợi ích khí hậu và đồng lợi

ích của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

Bước 6: Tổng hợp kết quả và xếp hạng các hành động giảm nhẹ

phát thải phân loại theo các mức (0 - 1: rất thấp; 1 - 2: thấp; 2 - 3: trung bình; 3 - 4: cao; 4 -5: rất cao)

2.4.2 Khung đánh giá đóng góp của các hành động giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đối với phát triển bền vững

Tác động tổng cộng của các giải pháp nêu trên đến từng mục tiêu PTBV được xác định là tổng tác động của từng yếu tố

Trang 13

11

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ ĐỒNG LỢI ÍCH VÀ ĐÓNG GÓP ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC HÀNH ĐỘNG GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRONG NDC CỦA VIỆT NAM 3.1 Hiện trạng ngành nông nghiệp Việt Nam

Qua 10 năm ngành nông nghiệp triển khai thực hiện Nghị quyết số 26 – NQ/TW, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự điều hành và chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu

to lớn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao; mở ra một thời kỳ mới phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững; xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn mình; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ tổng cục thống kê

3.2 Các hành động giảm nhẹ khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

Các hành động trong NDC của Việt Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp bao gồm :

Trang 14

12

- A1 Phát triển sử dụng khí sinh học

- A2 Tái sử dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ

- A3 Tưới khô ướt xen kẽ và hệ thống canh tác lúa cải tiến (quy mô nhỏ)

- A4 Bón than sinh học (Biochar) (quy mô nhỏ)

- A5 Canh tác tổng hợp (ICM) cây lúa

- A6 ICM cây trồng cạn

- A7 Thay thế phân đạm Urea bằng phân đạm SA (Sulfate amon - (NH4)2SO4)

- A8 Tái sử dụng phế phụ phẩm cây trồng cạn hàng năm

- A9 Tưới khô ướt xen kẽ và hệ thống canh tác lúa cải tiến (quy mô lớn);

- A10 Bón than sinh học (Biochar) (quy mô lớn)

- A11 Cải thiện khẩu phần thức ăn gia Súc

- A12 Cải thiện chất lượng và dịch vụ giống, thức ăn và vật tư nuôi trồng thuỷ hải sản

- A13 Cải tiến công nghệ trong nuôi trồng và xử lý chất thải nuôi trồng thuỷ sản

- A14 Cải tiến công nghệ tưới cho sản xuất cà phê

- A15 Cải thiện công nghệ chế biến và xử lý chất thải chế biến nông lâm thuỷ sản

3.3 Đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

3.3.1 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đồng lợi ích

Bộ chỉ số gồm 19 chỉ số thành phần của chỉ số chính bao gồm:

- Lợi ích ích khí hậu (2 chỉ số): Giảm nhẹ rủi ro thiên tai; Gia

tăng khả năng chống chịu của cộng đồng

Trang 15

và Nâng cao kĩ năng và trình độ chuyên môn của người lao

động

- Lợi ích môi trường (5 chỉ số): Hạn chế ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường không khí; Hạn chế ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường môi trường đất; Hạn chế ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường môi trường nước; Nâng cao chất lượng

dịch vụ hệ sinh thái và Bảo tồn đa dạng sinh học

- Lợi ích thể chế -chính sách (3 chỉ số): Hỗ trợ các chính sách liên quan đến BĐKH; Hỗ trợ các chính sách liên quan đến kinh

tế -xã hội và Thúc đẩy cơ chế phối hợp của các bên tham gia

trong ứng phó với BĐKH

3.3.2 Kết quả đánh giá đồng lợi ích

Kết quả đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội (PTKTXH) và thích ứng của từng hành động (từ A1 đến A15) theo các tiêu chí khác nhau được tổng hợp trong Bảng 5 và được minh họa

trong Hình 4:

Bảng 5: Đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát

thải khí nhà kính của lĩnh vực nông nghiệp trong NDC

của Việt Nam

Ngày đăng: 25/10/2024, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN