1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn sự nghiệp của nhà tây sơn Ở phủ quy nhơn (1771 1802)

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn (1771-1802)
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Diệp
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Công Thành
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Đề án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Tại đây các thủ lĩnh Tây Sơn đã dựng cờ khởi nghĩa, xâydựng lực lượng, đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phủ Quy Nhơn.Sau khi làm chủ Quy Nhơn, thủ lĩnh Tây Sơn đã xây dựng phủ Qu

Trang 1

NGUYỄN THỊ THANH DIỆP

SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ TÂY SƠN Ở PHỦ QUY NHƠN

Trang 2

Tôi xin cam đoan đề án “Sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn

(1771-1802)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn

khoa học của TS Nguyễn Công Thành

Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề án này là trung thực và chưađược công dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những sự kiện, số liệu trongbài phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập

từ nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Bình Định, ngày 30 tháng 6 năm 2024

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Diệp

Trang 3

Để có thể hoàn thành đề án, Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết

ơn sâu sắc tới:

Quý Thầy/Cô giáo, các Phòng chức năng tại Trường Đại học QuyNhơn đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, tận tình giảng dạy, truyền đạt kiếnthức giúp Tôi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sửViệt Nam Đặc biệt, Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn TS Nguyễn CôngThành - Giảng viên trực tiếp hướng dẫn Đề án, Người đã tận tình hướng dẫnTôi trong suốt thời gian thực hiện Đề án

Trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Quý Thầy/Cô giáoTrường THPT Quang Trung đã tạo điều kiện, giúp đỡ, đóng góp ý kiến vềchuyên môn để tôi hoàn thành nhiệm vụ Trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắcđến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, quan tâm và tạo điều kiệntốt nhất để Tôi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ và Đề án Tốt nghiệpcủa mình

Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, Đề án vẫn còn những thiếu sótnhất định Kính mong tiếp tục nhận được sự góp ý của Quý Thầy/Cô và cácbên liên quan từ Nhà trường để Đề án được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả đề án

Nguyễn Thị Thanh Diệp

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của đề án 9

7 Kết cấu của đề án 10

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH XÂY DỰNG SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ TÂY SƠN Ở PHỦ QUY NHƠN (1771-1802) 11

1.1 Bối cảnh xã hội Đại Việt nửa sau thế kỷ XVIII 11

1.2 Phủ Quy Nhơn trước khi Tây Sơn dựng nghiệp 19

Tiểu kết chương 1 27

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ TÂY SƠN Ở PHỦ QUY NHƠN (1771-1802) 29

2.1 Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở phủ Quy Nhơn (1771-1773) 29

2.2 Bảo vệ phủ Quy Nhơn, thiết lập vương triều Thái Đức (1773-1778) 366

2.3 Xây dựng vương triều Thái Đức và cuộc chiến bảo vệ sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn (1778-1802) 39

Tiểu kết chương 2 54

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VỀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ TÂY SƠN Ở PHỦ QUY NHƠN (1771-1802) 566

3.1 Đặc điểm sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn 566

3.2 Mối quan hệ giữa sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cuối thế kỷ XVIII 64

Trang 5

Tiểu kết chương 3 77

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Trang 6

Số hiệu Tên bảng Trang

1.2.1 Số lượng thóc gạo và tiền mặt của các phủ nộp tại dinh

Quảng Nam năm 1769

24

1.2.2 Thuế đánh trên mỗi suất đinh tại dinh Quảng Nam năm

1769

25

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam thời Trung Đại, khởi nghĩa vàtriều đại Tây Sơn có vị trí hết sức quan trọng Đầu thế kỷ XVIII, chính quyềnphong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng, phong trào nông dân bùng nổ

và phát triển mạnh Giữa thế kỷ XVIII, chính quyền các chúa Nguyễn ở ĐàngTrong cũng rơi vào khủng hoảng, đánh dấu cuộc khủng hoảng của chế độphong kiến Việt Nam Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ và phát triển thànhphong trào có quy mô cả nước Khởi nghĩa Tây Sơn có nhiều đóng góp cholịch sử dân tộc, cuộc khởi nghĩa đã đưa đến sự hình thành của một triều đạiphong kiến mới: triều đại Tây Sơn Tuy chỉ tồn tại trong khoảng thời gianngắn, lại phân chia thành các vương triều cai quản ở các khu vực khác nhau,song Tây Sơn được xem là triều đại phong kiến tiến bộ trong lịch sử dân tộc

Trong sự nghiệp của nhà Tây Sơn nói chung, sự nghiệp của nhà TâySơn ở phủ Quy Nhơn (1771-1802) giữ vị trí hết sức đặc biệt Phủ Quy Nhơn1

là quê hương của các thủ lĩnh Tây Sơn, đất phát tích, nơi bùng nổ cuộc khởinghĩa Tây Sơn Tại đây các thủ lĩnh Tây Sơn đã dựng cờ khởi nghĩa, xâydựng lực lượng, đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phủ Quy Nhơn.Sau khi làm chủ Quy Nhơn, thủ lĩnh Tây Sơn đã xây dựng phủ Quy Nhơnthành căn cứ địa quan trọng của cuộc khởi nghĩa và phong trào Tây Sơn, thiếtlập vương triều Thái Đức; thành Hoàng Đế (thuộc phủ Quy Nhơn) được chọnlàm kinh đô của chính quyền hoàng đế Thái Đức, trở thành Trung tâm chínhtrị, văn hóa quan trọng của vương triều Tây Sơn Phủ Quy Nhơn là nơi diễn ranhững trận chiến ác liệt nhằm bảo vệ, giành quyền làm chủ thành Hoàng Đếgiữa nhà Tây Sơn và lực lượng Nguyễn Ánh, cả hai bên đều tập trung phầnlớn binh lực để bảo vệ, giành quyền làm chủ

Do tính chất quan trọng của nó, sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ QuyNhơn đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả, góp phần làmsáng tỏ nhiều nội dung Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình

1 Địa giới của phủ Quy Nhơn tương ứng với tỉnh Bình Định và vùng Tây Sơn Thượng đạo (gồm thị xã An Khê, các huyện KBang, Đak Pơ, Kong Chro, tỉnh Gia Lai) ngày nay.

Trang 8

nghiên cứu sâu, có hệ thống về quá trình xây dựng, bảo vệ, kết thúc, rút ranhững nhận xét về sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn Nhiều vấn đềliên quan đến sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn cần tiếp tục đượcnghiên cứu và làm sáng tỏ hoặc có cách nhìn nhận thống nhất giữa các nhànghiên cứu.

Vì vậy, nghiên cứu về sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn có

ý nghĩa khoa học và thực tiễn Nội dung đề tài làm sáng tỏ bối cảnh, quá trìnhxây dựng, bảo vệ, kết thúc, rút ra những nhận xét về sự nghiệp của nhà TâySơn ở phủ Quy Nhơn, thông qua đó góp phần nhìn nhận sâu sắc hơn sựnghiệp của nhà Tây Sơn trong tiến trình lịch sử dân tộc Trên cơ sở nghiêncứu về sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn, đề tài góp phần tạo cơ sởkhoa học để đánh giá, bảo vệ, phát huy các di tích Tây Sơn ở Bình Định, GiaLai hiện nay, phục vụ cho phát triển du lịch và giáo dục cộng đồng

Nghiên cứu về sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn là nội dunglịch sử địa phương quan trọng của tỉnh Bình Định và Gia Lai, không chỉ làm

rõ hơn lịch sử địa phương giai đoạn này, mà còn góp phần làm sáng tỏ lịch sửdân tộc Nội dung đề tài có thể sử dụng tham khảo trong giảng dạy và học tậplịch sử địa phương ở bậc phổ thông và đại học, trong học chuyên đề “Nhậnthức lịch sử quốc gia, địa phương thời cổ - trung đại qua nghiên cứu tỉnh BìnhĐịnh” thuộc chương trình đào tạo ngành thạc sĩ Lịch sử Việt Nam (Trường

Đại học Quy Nhơn) Trên cơ sở đó, tôi quyết định chọn vấn đề “Sự nghiệp

của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn (1771-1802)” làm đề tài đề án thạc sĩ.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Về sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn (1771-1802) đã có một

số tác giả quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau Về tổng thể cóthể chia thành các hướng tiếp cận với các công trình tiêu biểu sau

2.1 Những nghiên liên quan gián tiếp đến đề tài

Từ năm 1954 đến năm 1975, phong trào Tây Sơn đã trở thành vấn đề

được các sử gia nghiên cứu nhiều nhất Ở Miền Bắc có “Đặc khảo về Quang

Trung: Cuộc cách mạng Tây sơn và vai trò của Nguyễn Huệ” của Tập san

Trang 9

Văn sử địa [12], “Phong trào nông dân thế kỷ XVIII và khởi nghĩa Tây Sơn” (1958) của Minh Tranh [67], “Cách mạng Tây Sơn” (1958) của Văn Tân

[51] các tác giả thể hiện rõ quan điểm ca ngợi phong trào Tây Sơn và lên án

gay gắt Nguyễn Ánh Ở Miền Nam có “Đặc khảo về Quang Trung” [13],

“Đặc khảo về 200 năm phong trào Tây Sơn” của Tập san Sử địa [14], “Việt

Nam thời Bành trướng: Tây Sơn” (1967) của Nguyễn Phương [40], Các tác

giả ca ngợi Nguyễn Ánh, ca ngợi vùng đất phía Nam, ca ngợi sự giúp đỡ củacác giáo sĩ phương Tây đối với Nguyễn Ánh Mặc dù các tác phẩm, bài viếtcủa tác giả ở hai Miền đều có những hạn chế nhất định, nhưng bước đầu làm

rõ một số nội dung về phong trào Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn như nguyên nhânbùng nổ, diễn biến, kết quả của phong trào; mặt khác cung cấp nhiều tư liệu

có giá trị như: Tư liệu điền dã thực địa, thư và các bài viết của các giáo sĩphương Tây

Tác phẩm “Nhà Tây Sơn” của Quách Tấn, Quách Giao [53] có nhiều

nội dung liên quan đến sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở Bình Định như: Nhà TâySơn, ấp Tây Sơn, Tây Sơn khởi nghĩa, Tây Sơn vương sửa thành Đồ Bàn,xưng đế hiệu, cuộc đại chiến ở Quy Nhơn giữa 2 nhà Nguyễn Hạn chế củatác phẩm này trình bày theo lối văn học, nhiều sự kiện không trích dẫn tư liệu,thiếu tính khoa học, đúng như 2 tác giả khẳng định: “Đây chỉ là một số tư liệuđược chọn lọc, những điều mà chúng tôi thấy nên chép, đáng chép, nghe saochép vậy, có sự việc chính xác, nhưng cũng có cả những chuyện hoangđường”

Tác phẩm “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến năm 1802”

của Tạ Chí Đại Trường [68], dưới góc độ là cuộc nội chiến, tác phẩm nghiêncứu khá toàn diện về cuộc chiến giữa Tây Sơn và họ Nguyễn từ năm 1771 đếnnăm 1802, trong đó đề cập đến các lực lượng tham gia khởi nghĩa, Tây Sơnkhởi nghĩa từ 1771 đến 1775 ở phủ Quy Nhơn và các phủ khác, chiến tranhgiữa Nguyễn Nhạc với Nguyễn Ánh, đánh và giữ ở Quy Nhơn của lực lượngTây Sơn và Nguyễn Ánh

“Tây Sơn Nguyễn Huệ” (Kỷ yếu Hội nghị phong trào nông dân Tây

Sơn và anh hùng Nguyễn Huệ) [54] có một số bài viết liên quan đến sự

Trang 10

nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn như: “Tây Sơn thượng đạo - căn cứ

đầu tiên của cuộc khởi nghĩa”, “Di tích thành Hoàng Đế”, “Nghĩa Bình với khởi nghĩa Tây Sơn và Quang Trung Nguyễn Huệ”

Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam” tập II do Phan Huy Lê chủ biên [29], đã

dành khá nhiều nội dung viết về phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn.Trong đó những nội dung liên quan đến sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủQuy Nhơn như: các thủ lĩnh Tây Sơn, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa trên TâySơn thượng đạo, giải phóng Quy Nhơn - Quảng Ngãi (1773) Về vương triềuTây Sơn, các tác giả chủ yếu tập trung viết về vương triều Quang Trung vàchính sách cải cách của Quang Trung, chưa đi sâu về vương triều Thái Đức

Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam, tập IV: Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII”

do Trần Thị Vinh chủ biên [72] có một chương viết về “Phong trào nông dânTây Sơn” và một chương viết về “triều đại Tây Sơn và công cuộc xây dựngđất nước”, trong hai chương có một số nội dung viết về sự nghiệp của nhàTây Sơn ở phủ Quy Nhơn như: Nguyên nhân khởi nghĩa, xây dựng căn cứ ởTây Sơn Thượng đạo, tiến xuống Hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồngbằng, một số trận chiến giữa nhà Tây Sơn và lực lượng Nguyễn Ánh ở phủQuy Nhơn

Trong tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX”,

Lê Thành Khôi [26] có cái nhìn khá khách quan về cuộc chiến giữa Tây Sơn

và Nguyễn Ánh Ông phân tích diễn biến cuộc “khởi nghĩa nông dân TâySơn”, vương triều Quang Trung, lý giải vì sao lực lượng Nguyễn Ánh giànhthắng lợi trước lực lượng Tây Sơn Ông ca ngợi Nguyễn Ánh, đánh giá caoQuang Trung, xem Quang Trung là thiên tài quân sự, không đề cao vai trò củaNguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ

Tác phẩm “Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn” của George Dutton [16]

nghiên cứu khá toàn diện về phong trào Tây Sơn và Vương triều Tây Sơn.Trên cơ sở nghiên cứu sâu về đời sống nông dân dưới thời Tây Sơn, tác giảkhông đề cao phong trào Tây Sơn, bởi theo ông sau cuộc khởi nghĩa, đời sốngnông dân vẫn không được cải thiện, chiến tranh liên miên, lao dịch, thuế khóanặng nề Theo tác giả, cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn mà thường được gọi là

Trang 11

cuộc nổi dậy của những người nông dân là cụm từ không chính xác Nguyênnhân, những hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn trên đất Bình Định từ 1771đến 1773 cũng được tác giả quan tâm nghiên cứu.

Luận án tiến sĩ “Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh

giai đoạn 1778-1802” của Nguyễn Thị Hằng Nga [35], nội dung luận án

nghiên cứu về sự hình thành lực lượng Nguyễn Ánh, vương triều Tây Sơn,diễn biến, kết cục, nguyên nhân, hậu quả của cuộc chiến giữa lực lượng TâySơn và Nguyễn Ánh từ 1778 đến 1802 Trong đó, cuộc chiến giữa lực lượngTây Sơn và Nguyễn Ánh từ năm 1792 đến năm 1802 ở phủ Quy Nhơn, cũngđược tác giả nghiên cứu và nằm trong tổng thể cuộc chiến giữa lực lượng 2bên giai đoạn này

Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác như: “Lịch sử Việt Nam

(1427-1858)” (quyển 2, tập 2) của Nguyễn Phan Quang [42], “Đại cương Lịch sử Việt Nam” (tập 1) do Trương Hữu Quýnh chủ biên [45] có những nội dung

liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.2 Những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài

Tác phẩm “Tư liệu về Tây Sơn - Nguyễn Huệ”, tập 1: trên đất Nghĩa

Bình [27] của các tác giả Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Nguyễn Quang

Ngọc giới thiệu về quê hương và gia đình của các thủ lĩnh Tây Sơn, côngcuộc chuẩn bị khởi nghĩa Tây Sơn, về vấn đề giải phóng phủ Quy Nhơn, phủQuảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) và xây dựng căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.Đồng thời giới thiệu các thủ lĩnh Tây Sơn quê ở tỉnh Nghĩa Bình (tức tỉnhBình Định và Quảng Ngãi)

Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Tìm hiểu những hoạt động của nghĩa quân

Tây Sơn trên đất Bình Định” của Nguyễn Thị Thanh Hòa [21] bước đầu

nghiên cứu về hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn trên đất Bình Định, baogồm công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa; những hoạt động buổi đầunghĩa quân Tây Sơn, tiến xuống giải phóng vùng Tây Sơn Hạ Đạo, đánhchiếm phủ thành Quy Nhơn; cuộc đọ sức giữa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánhtrên đất Bình Định Rút ra nhận xét về xây dựng căn cứ địa, về thành phần

Trang 12

xuất thân thủ lĩnh Tây Sơn; giải phóng phủ thành Quy Nhơn; về di tích thànhHoàng Đế Hạn chế của công trình chủ yếu dựa trên các nguồn tư liệu thứ cấp,chưa sử dụng các nguồn tư liệu gốc, vì vậy mức độ tiếp cận, kết quả nghiêncứu hạn chế.

Tác phẩm “Thành Hoàng đế kinh đô vương triều Tây Sơn” của Lê Đình

Phụng [39] nghiên cứu về thành Hoàng Đế ở Bình Định, nơi định đô củachính quyền Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc và là kinh đô của vươngtriều Tây Sơn, tác giả cũng nghiên cứu khá toàn diện về phong trào Tây Sơn,vương triều Tây Sơn dưới thành Hoàng Đế, làm rõ những giá trị lịch sử vàvăn hóa của thành Hoàng Đế

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tây Sơn thượng đạo trong khởi nghĩa Tây

Sơn” có nhiều bài viết [55], [58], [66] làm sáng tỏ về căn cứ Tây Sơn Thượng

đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn như: công cuộc chuẩn bị cho cuộc khởinghĩa, vì sao lại chọn Tây Sơn thượng đạo làm căn cứ khởi nghĩa, các di tíchlịch sử phản ánh quá trình các thủ lĩnh Tây Sơn chuẩn bị và tiến hành khởinghĩa Các tác giả đều đề cao vai trò của vùng đất Tây Sơn Thượng đạo đốivới khởi nghĩa và phong trào Tây Sơn

Công trình “Địa chí Bình Định, tập Lịch sử” [70] trong đó các tác giả

đã dành một phần nội dung viết về sự nghiệp của nhà Tây Sơn trên đất BìnhĐịnh, như phân tích sâu dòng dõi, thế gia các thủ lĩnh Tây Sơn, quê hương vàcăn cứ khởi nghĩa, kinh thành Hoàng đế thời Thái Đức, sơ lược về cuộc chiếngiữa nhà Tây Sơn và lực lượng Nguyễn Ánh năm 1799-1802, đóng góp củanhân dân Bình Định đối với sự nghiệp của nhà Tây Sơn nói chung

Luận văn thạc sĩ lịch sử “Nguyễn Nhạc với phong trào nông dân Tây

Sơn (1771 - 1786)” của Lê Bá Tiến [65], dưới góc độ nhìn nhận phong trào

Tây Sơn là phong trào nông dân, thủ lĩnh Nguyễn Nhạc là thủ lĩnh nông dân,tác giả đi sâu đánh giá vai trò của Nguyễn Nhạc đối với phong trào “nông dânTây Sơn”

Nhìn tổng thể, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, có hệ thống vềquá trình xây dựng và bảo vệ sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn

Trang 13

(1771-1802), phân tích đặc điểm, mối quan hệ giữa sự nghiệp của nhà TâySơn ở phủ Quy Nhơn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cuối thế kỷXVIII, luận rõ nguyên nhân thất bại của nhà Tây Sơn trong cuộc đối đầu vớilực lượng Nguyễn Ánh ở phủ Quy Nhơn Mặt khác, giữa những công trìnhtrên, khi viết về sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn còn có nhữngnội dung chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn từ năm 1771 đến năm 1802

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Giới hạn nghiên cứu từ năm 1771 đến năm 1802 Tuynhiên trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đề cập đến thời gian trước năm

1771, để làm rõ bối cảnh trước khi nhà Tây Sơn dựng nghiệp

- Về không gian: Không gian nghiên cứu chủ yếu là phủ Quy Nhơn thế

kỷ XVIII, tương ứng với địa giới hành chính tỉnh Bình Định và vùng Tây SơnThượng đạo (gồm thị xã An Khê, các huyện KBang, Đak Pơ, Kong Chro, tỉnhGia Lai ngày nay)

- Về nội dung: Nghiên cứu về sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ QuyNhơn là đề tài có nhiều mảng nội dung Trong khuôn khổ của đề án thạc sỹ,nội dung đề án chủ yếu tập trung làm sáng tỏ bối cảnh lịch sử, quá trình xâydựng, bảo vệ, kết thúc sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn như: Lật

đổ chính quyền chúa Nguyễn ở phủ Quy Nhơn (1771-1773); bảo vệ phủ QuyNhơn, thiết lập vương triều Thái Đức (1773-1778); xây dựng vương triềuThái Đức và cuộc chiến bảo vệ sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn(1778-1802); rút ra một số nhận xét về sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ QuyNhơn (1771-1802) như đặc điểm, mối quan hệ giữa sự nghiệp của nhà TâySơn ở phủ Quy Nhơn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cuối thế kỷXVIII, nguyên nhân kết thúc sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 14

- Làm rõ những biểu hiện về quá trình xây dựng, bảo vệ và kết thúc sựnghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn (1771-1802).

- Luận rõ đặc điểm, nguyên nhân kết thúc sự nghiệp của nhà Tây Sơn ởphủ Quy Nhơn, mối quan hệ giữa sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ QuyNhơn với sự nghiệp của nhà Tây Sơn nói chung, cũng như sự nghiệp xâydựng và bảo vệ đất nước cuối thế kỷ XVIII

- Góp phần nhận thức sâu sắc hơn về sự nghiệp của nhà Tây Sơn; tạo

cơ sở khoa học để đánh giá, bảo vệ, phát huy các di tích Tây Sơn ở Bình Định

và Gia Lai hiện nay

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu đề tài, nội dung đề tài làm sáng tỏ những nộidung cụ thể sau:

- Bối cảnh xây dựng sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn(1771-1802);

- Quá trình khởi nghĩa, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở phủ QuyNhơn (1771-1773);

- Quá trình bảo vệ phủ Quy Nhơn, thiết lập vương triều Thái Đức(1773-1778);

- Xây dựng vương triều Thái Đức và cuộc chiến bảo vệ sự nghiệp củanhà Tây Sơn ở phủ Quy Nhơn (1778-1802);

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu nghiên cứu

Để làm rõ nội dung của đề tài nghiên cứu, tác giả đã khai thác và sửdụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau:

- Nguồn tư liệu gốc có những nội dung về sự nghiệp của nhà Tây Sơn ởphủ Quy Nhơn, trong đó chủ yếu là các tác phẩm của các sử gia phong kiến

như: Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789), “Lê quý dật sử”, “Đại Nam thực

lục”, “Đại Nam liệt truyện”, “Nguyễn thị Tây Sơn ký”, “Lý lịch sự vụ”

Trang 15

- Sách đã xuất bản có các nội dung về sự nghiệp của nhà Tây Sơn ở

Phủ Quy Nhơn: “Nhà Tây Sơn” (của tác giả Quách Tấn, Quách Giáo), “Tư

liệu về Tây Sơn - Nguyễn Huệ”, tập 1: “Trên đất Nghĩa Bình” (Phan Huy Lê,

Vũ Minh Giang, ), “Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn” (George Dutton),

“Thành Hoàng Đế - Kinh đô vương triều Tây Sơn” (Lê Đình Phụng)

- Đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án liên quan đến nội dung

nghiên cứu: “Nghiên cứu những hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn trên đất

Bình Định” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ), “Nguyễn Nhạc với phong trào nông dân Tây Sơn (1771 - 1786)” (Luận văn Thạc sĩ), “Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 - 1802” (Luận án Tiến sĩ)

- Bài báo đăng trên tạp chí, bài tham luận hội thảo, kỷ yếu hội thảo

khoa học như: “Sứ giả Anh Chapman triều kiến Nguyễn Nhạc” (Tạp chí Xưa

và Nay), “Tây Sơn Nguyễn Huệ” (Kỷ yếu Hội nghị phong trào nông dân Tây Sơn và anh hùng Nguyễn Huệ), “Tây Sơn thượng đạo trong khởi nghĩa Tây

Sơn” (Kỷ yếu Hội thảo khoa học)

- Tài liệu mạng Internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu nội dung của đề tài, tác giả đứng vững trên lậptrường, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quántriệt đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước; quán triệt các nguyên tắcphương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp luận sử học

Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháplịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, đánh giá

Trang 16

nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cuối thế kỷ XVIII Qua đó, góp phầnnhận thức sâu sắc hơn về sự nghiệp của nhà Tây Sơn.

- Góp phần tạo cơ sở khoa học để đánh giá, bảo vệ, phát huy giá trị các

di tích Tây Sơn ở Bình Định và Gia Lai hiện nay

- Đề án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập,nghiên cứu lịch sử địa phương ở tỉnh Bình Định và Gia Lai hiện nay

Trang 17

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH XÂY DỰNG SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ

TÂY SƠN Ở PHỦ QUY NHƠN (1771-1802) 1.1 Bối cảnh xã hội Đại Việt nửa sau thế kỷ XVIII

1.2.1 Tình hình chính trị

Từ giữa thế kỷ XVIII, bộ máy chính quyền phong kiến hai Đàng đềurơi vào suy yếu, trở thành bộ máy ăn bám, ra sức bóc lột sức người, sức củacủa nhân dân Ở Đàng ngoài, mâu thuẫn giữa vua Lê với chúa Trịnh ngàycàng sâu sắc, cơ chế song song tồn tại hai chính quyền vua Lê - chúa Trịnhtừng bước bị phá vỡ Chúa Trịnh ngày càng lấn át vai trò của vua Lê, coi vua

Lê không ra gì Từ khi Trịnh Sâm lên nối ngôi chúa (năm 1767), quan hệ giữachúa Trịnh và vua Lê không còn như trước nữa Vua Lê Hiển Tông lâm vàothế hoàn toàn bị vô hiệu hóa, ngay cả con của mình cũng không bảo vệ nổi.Mâu thuẫn giữa vua Lê và chúa Trịnh đến cực điểm, nhưng vua Lê không làm

gì được, chỉ lo giữ lấy mạng sống để duy trì hương hỏa dòng họ Lê

Bộ máy chính quyền Đàng Ngoài vốn cồng kềnh, với số lượng quan lạiđông đảo, đến giữa thế kỷ XVIII, bị chế độ “mua quan, bán tước” lũng đoạn

Từ năm 1750, mỗi người nộp 3 quan được vào dự kỳ thi hương, không cầnthông qua khảo hạch Chính vì thế mà “người làm ruộng, người đi buôn, chochí người hàng thịt, người bán vặt, cũng đều làm đơn nộp tiền xin đi thi cả.Ngày vào thi đông đến nỗi dày xéo lên nhau, có ngưới chết ở cửa trường Những người thực tài 10 phần đậu một, hạng “sính đồ 3 quan” thì “đầy cảthiên hạ”[7; tr.50]

Từ thời chúa Trịnh Cương (1709-1729), Trịnh Giang (1729-1740), cácchúa càng lún sâu vào cuộc sống ăn chơi, sa đọa “Giang chơi bời xa xỉ,phóng túng, của cải ngày một hao mòn, bán quan, mua tước không việc gìkhông làm… Giang ngày càng tối tăm mê hoặc, sắp đặt công việc lẫn lộn, sailầm…”[47; tr.499] Chúa như vậy, bọn quan lại cao cấp liên kết bè phái mưulợi riêng Những kẻ hoạn quan Hoàng Công Phụ, Đỗ Thế Giai, Thượng thư

Lê Hy…đã từng “làm mưa”, “làm gió” một thời, gây bao tai họa Ví như cuốiđời Trịnh Giang, Hoàng Công Phụ cùng thân đảng lộng hành, nhiều đại thần

Trang 18

bị đuổi, bị giết hại…

Thời Trịnh Sâm (1767-1782) bộ máy chính quyền Đàng Ngoài mục nátđến cực độ Tình trạng rối ren, lục đục của giới cầm quyền trở nên nghiêmtrọng khi Trịnh Sâm lên nối ngôi chúa Trịnh Sâm là người thích ăn chơihưởng lạc, chuyên quyền, tàn bạo, lòng dạ hẹp hòi, giết người vô tội… Saukhi lên ngôi, bắt giam em ruột là Trịnh Đệ, giết tướng Phạm Huy Cơ và đồngđảng, vì mưu cướp ngôi; sau đó vì ghen ghét tài năng, đức độ và địa vị đã bứchại Thái tử Lê Duy Vĩ, lập Lê Duy Cận con thứ ba của vua Lê Hiển Tông lênlàm Thái tử Từ năm 1770, sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật,Trịnh Sâm càng tỏ ra kiêu căng, tự mãn, ăn chơi hưởng lạc Do ăn chơi trụylạc, mới 40 tuổi Trịnh Sâm đã lâm bệnh nặng Đặng Thị Huệ và người tình làTrần Đình Bảo định đoạt mọi việc Con trai trưởng Trịnh Khải bị phế truấtThế tử, Trịnh Cán (con Đặng Thị Huệ) lên thay

Năm 1782, Trịnh Sâm chết, Trịnh Cán chưa đầy 6 tuổi được đưa lênngôi chúa… Quân Tam phủ giết chết Trần Đình Bảo, phế truất Trịnh Cán,đưa Trịnh Khải lên thay Từ đó lính Tam phủ thừa sức lộng hành, ra sức cướpbóc, phá phách…mà không hề kiêng sợ, nhân dân gọi đó là “loạn kiêu binh”.Điều này đánh dấu sự tan rã của thế lực họ Trịnh, gây nên sự đối lập giữanhân dân và quân sĩ

Quan lại địa phương lợi dụng chính quyền Trung ương suy yếu, mặcsức đục nước béo cò, vơ vét bóc lột nhân dân, ủy quyền thế, tự do vu oan giáhọa, làm cho đời sống dân nghèo thường xuyên bị đe dọa Các vụ kiện tụng ởđịa phương không sao giải quyết được: “Bọn cường hào giải quyết ở tronghương đảng, gian xảo, nhiều mưu mẹo, biến báo dối trá trăm khoanh lấnlướt, đè nén người nghèo khó… Hễ điều gì không vừa thì chúng vu oan giáhọa, lôi đến cửa công”[72; tr.266]

Đàng Trong, bộ máy chính quyền suy yếu không kém, năm 1744,Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương, cho xây dựng kinh đô ở PhúXuân với hệ thống lâu đài, cung điện quy mô đồ sộ Quan lại cao cấp cũng đuanhau xây dựng dinh thự, tiêu phí vô cùng tốn kém Trong những lâu đài dinhthự ấy, chúa Nguyễn cùng tộc thuộc, quan lại sống rất xa hoa, phung phí, tổ

Trang 19

chức yến tiệc linh đình Họ “coi vàng như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ hếtmức” [15; tr.430] Trong vòng 7 năm (1746-1752), chính quyền thu vào trên5.768 lạng vàng, 45.404 lạng bạc các loại và hơn 2 triệu quan tiền [31; tr.176].Trong thực tế nhân dân phải đóng góp gấp hai, ba lần số đó, bởi sự đục khoétcủa quan lại địa phương Mặt khác xung đột biên giới tiêu tốn của chính quyềnkhông ít tiền của Ví như, năm 1772, chúa Nguyễn huy động 10.000 quân thủy

bộ để đối phó với quân Xiêm ở vùng biên giới cực nam [48; tr.176-177]

Năm 1765, Nguyễn Phúc Khoát chết, quyền thần Trương Phúc Loanphế Thái tử Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, đưa Nguyễn Phúc Thuần mới 12tuổi lên nối ngôi chúa Phúc Loan tự xưng là Quốc phó, chuyên quyền, quyếtđịnh mọi việc Cùng với việc thao túng về chính trị, Trương Phúc Loan cònnắm giữ nguồn tài chính của xứ Đàng Trong Một mình ăn ngụ lộc 5 nguồnthuế lớn: nguồn Sái và Thu Bồn (ở Quảng Nam), Trà Vân và Trà Đinh (ởBình Định), Đồng Hương (Khánh Hòa), mỗi năm thu vào 4 đến 5 vạn quan.Làm Cai tàu vụ và các công việc khác cũng thu vào 4 đến 5 vạn quan [15;tr.431-432]

Trương Phúc Loan là người tiêu biểu nhất cho sự tham lam, bạo ngược,suy thoái cho tầng lớp quan lại Đàng Trong Kể từ khi Nguyễn Cư Trinh mất(1767), trong triều không còn ai ngăn cản những việc làm càn rỡ của PhúcLoan: “Phúc Loan làm nhiều việc phiền nhiễu, chẳng còn kiêng nể gì Muaquan, bán tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, thầndân cực khổ và căm giận” [72; tr.317]; “ngày càng kiêu rông, tham lam tànnhẫn, làm bậy không sợ ai, người đời gọi là “Trương Tần Cối” [49; tr.159]

Những người thân cận của Trương Phúc Loan nắm giữ mọi chức vụquan trọng trong chính quyền Những người tâm huyết có năng lực, ngăn cảnTrương Phúc Loan đều bị Phúc Loan tìm cách ám hại Ngoài Trương PhúcLoan, Nguyễn Phúc Thuần còn có hai cận thần là Nguyễn Noãn và NguyễnNghiễm Nguyễn Noãn nghiện rượu, suốt ngày say rượu, việc đời không biết

gì cả Nguyễn Nghiễm thì hiếu sắc, lấy 120 vợ lẽ, trong nhà chứa đầy châubáu, mắm muối, hồ tiêu [15; tr.430]

Ở địa phương, nhất là các làng xã, bọn lý dịch và cường hào cũng mặc

Trang 20

sức hoành hành Chế độ mua quan, bán tước, làm cho bộ máy quan lại thêmđông đúc Những người có tiền có thể nộp một khoản tiền nhất định dưới hìnhthức lễ vật như tiền thưởng lễ (lễ dâng lên Chúa), tiền nội lễ (lễ dâng vào cơquan Nội Phủ), lễ trình diện, lễ nhận lĩnh bằng là được bổ nhiệm quan chứctheo thứ bậc khác nhau Năm Ất Tỵ (1725), họ Nguyễn trước định lệ thu các

lễ, Tướng thần phải nộp tiền thưởng lễ 35 quan, tiền nội lễ 7 quan, tiền lĩnhbằng và tiền ngụ lộc dâng các quan là 7 quan; xã trưởng phải nộp tiền thượng

lễ 30 quan, tiền nội lễ 6 quan, tiền lĩnh bằng và tiền ngụ lộc dâng các quan 5quan [15; tr.189] Như vậy để được làm Tướng thần chỉ cần nộp 49 quan, làm

Xã trưởng nộp 41 quan “Do đó mọi người tranh nhau nộp tiền lĩnh bằng, cóchỗ có đến 16 hay 17 tướng thần, hơn 20 xã trưởng cùng làm việc” [15;tr.189] Do vậy, số lượng quan lại rất đông Nửa cuối thế kỷ XVIII, bộ máychính quyền Đàng Trong đã trở thành một bộ máy ăn bám vô cùng nặng nề,một gánh nặng đè lên đầu nhân dân người lao động

1.2.2 Tình hình kinh tế

Sang thế kỷ XVIII, nạn kiêm tính ruộng đất trở thành một hiện tượngphổ biến và nghiêm trọng trong xã hội Đàng ngoài, làm cho đa số ruộng đấtrơi vào tay các nhà hào phú, địa chủ, quan lại, trong khi đó dân nghèo không

có mảnh đất cắm dùi Năm 1740, Trịnh Doanh có ý định mô phỏng theo phép

“tỉnh điền” của nhà Chu (Trung Quốc) để thực thi Thực chất của phép tỉnhđiền này, chúa Trịnh muốn địa chủ trả lại ruộng đất cho nhà nước và đem chiađều cho nhân dân để thực hiện bình quân giàu nghèo, chia đều thuế dịch Tuynhiên chính sách này không thể thực hiện được Điều này nó phản ánh tínhchất nghiêm trọng của vấn đề ruộng đất trong xã hội Đàng ngoài Thể hiện sựbất lực của nhà Chúa trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất Nửa sau thế kỷXVIII, nạn kiêm tính và ẩn lậu ruộng đất diễn ra khá trầm trọng Năm 1773,

Lê Quý Đôn và Phạm Huy Đĩnh khám xét tình hình ruộng đất ở trấn SơnNam, đã phát giác hơn 9.000 mẫu ruộng lậu thuế [49; tr.706] Trước tình hình

đó, Trịnh Sâm phải ban lệnh: “cấm nhân dân không được tố cáo ruộng ẩn lậu;cấm nhà quyền thế không được chiếm bậy ruộng của dân” [72; tr.299]

Không chỉ mất ruộng đất, người dân Đàng Ngoài còn chịu chế độ tô

Trang 21

thuế nặng nề, phiền tạp Ngoài thuế ruộng, thuế đinh theo định mức, ngườidân còn phải đóng thuế điệu (thuế tạp dịch), như: thuế 03 lễ (lễ thượng tiến,thường tân, liết liệu); thuế 07 lễ (thượng tiến, thường tân, tiết liệu, cung tiến,

kỵ thời, sinh nhật, chính đàn); thuế tiền cửa đình; hay chia các sản phẩm thủcông ra làm 08 loại để đánh thuế: kim (bạc đồn, kẽm, sắt); mộc; thủy (các loạitôm cá, nước mắm, sò huyết); hỏa (than đá, than gỗ, củi cây, củi bó); thổ(diêm tiêu, ngói); vật dụng (rượu, mật mía, mật ong, dầu thắp, tơ, vải cácloại ); thập vật (thuyền nhẹ, thuyền lớn, pháo, giấy viết, giấy in…); vật thờcúng (hàng mã, ấm chén, mâm son, hương, trâu, bò, gà, chó…)

Công tác trị thủy, thủy lợi không được chính quyền Lê- Trịnh quan tâmthích đáng Năm 1767, triều đình có quy định lại thể lệ khoán đê điều nhưngcác công việc cụ thể thì hầu như bỏ mặc cho địa phương Nạn vỡ đê, lũ lụt,hạn hán liên tiếp xảy ra và ngày càng trầm trọng Theo thống kê của Tổng cụckhí tượng thủy văn, Đàng Ngoài ở thế kỷ XVIII có 16 năm xảy ra lũ lụt, 10năm hạn hán [72; tr.259] Năm 1773, vỡ đê, lũ lụt ở vùng kinh thành ThăngLong, hơn 1.000 ngôi nhà bị cuốn trôi, thóc lúc bị ngập hết; năm 1766, vỡ đê

ở các địa phương thuộc trấn Kinh Bắc, mua thu xảy ra hạn hán; năm 1768 hạnhán xảy ra ở nhiều địa phương thuộc Đàng ngoài Dưới thời kỳ Trịnh Doanh(1740-1767), mặc dù chúa Trịnh đã ban hành một số chính sách nhằm khôiphục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân, như: đẩy mạnh khaihoang, cấm việc chiếm đoạt ruộng đất, phát lúa gạo để cứu đói nhưng không

có kết quả và không thể nào phục hồi lại được nền kinh tế nông nghiệp đang

bị phá hoại

Nông nghiệp bị đình đốn khiến cho thủ công nghiệp, thương nghiệpkhông thể phát triển được Thủ công nghiệp khai mỏ sau một thời gian hưngthịnh cũng trở nên sa sút Nửa sau thế kỷ XVIII, hoạt động buôn bán của cácnước phương Tây đối với Đàng Ngoài chấm dứt Tàu buôn các nước khôngtới buôn bán, kéo theo các cảng thị sầm uất một thời như Thăng Long, PhốHiến suy yếu

Hai nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đàng Trong

là kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp và ngoại thương bắt đầu suy thoái từ

Trang 22

giữa thế kỷ XVIII Do sự tác động của các yếu tố khác nhau, từ giữa thế kỷXVIII, hiện tượng dân bỏ ruộng hoang ngày càng trở nên phổ biến Năm 1774,theo Lê Quý Đôn: Xứ Thuận Hóa có 256.507 mẫu, nhưng thực cày chỉ có153.600 mẫu Xứ Quảng Nam ruộng đất nhiều gấp bội xứ Thuận Hóa, nhưngruộng thực cày chỉ có 27 vạn mẫu [15; tr.178-179].

Tình trạng chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ diễn ra phổ biến

Xứ Thuận Hóa vốn là ruộng công, đến giai đoạn này chủ yếu là ruộng tư Bảnthông dụng (năm 1776) của chúa Trịnh nhằm khôi phục chế độ ruộng đấtcông ở Thuận Hóa khi chiếm được vùng này đã nêu rõ tình hình ruộng đất tư

ở Thuận Hóa như sau: Ruộng công, ruộng tư của các xã, trước đây vì phải bồithường thuế thiếu cho nhà nước, đã được châu phê cho bán đoạn làm ruộng tưhoặc tự viết làm ruộng tư mà bán đoạn hết, đến nỗi dân không có ruộng màcày cấy, sinh sống [15; tr.175] Phạm Nguyễn Du nhận xét về ruộng đất ởThuận Hóa:“Trước đây ruộng công có nhiều, nhưng về sau số đinh giảm sút,ruộng nhiều đinh ít, hoặc có người đem cầm cố hay đem bán, bỏ hoang, sốcòn lại bị bọn nhà giàu xâm chiếm, người nghèo không mảnh đất cắm dùi,cho nên người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo, thuế thiếu, dân lưu

ly” [72; tr.320]. Vùng từ Quảng Nam đến Gia Định, mặc dù đất đai trù phú,rộng lớn Tuy nhiên phần lớn ruộng đất lại nằm trong tay tầng lớp địa chủ,nông dân nghèo vẫn phải cày thuê cuốc mướn, hoặc đi khai hoang ở nhữngnơi rất xa

Để đáp ứng nhu cầu tiêu xài của bộ máy thống trị, chính quyền chúaNguyễn thực thi chế độ thuế khóa nặng nề, đánh thuế vào mọi mặt hàng, mọinghề nghiệp Ngoài thuế ruộng đất công tư theo quy định, người dân còn phảiđóng các khoản phụ thu: phiến cát, cung đốn, nộp thóc vào kho, bao mây, lễtrình diện Tất cả các sản phẩm thủ công, thổ sản, người buôn bán…đều phảinộp thuế bằng tiền hoặc hiện vật: thuế đầu nguồn, đầm, núi, chợ, đò, mỡ lợn,trầu cau… Chỉ tính thuế nguồn, đầm, núi, chợ, tuần, đò, đăng, đáy năm 1774

ở Đàng Trong là 76.467 quan [15; tr.256] Thuế nhân đinh bao gồm các loại:sai dư, cước mễ, thường tân, tiết niệu với các mức khá nặng, các chức sắc,con cháu, quan viên đều phải nộp Theo Lê Quý Đôn: Đàng Trong có hàng

Trang 23

trăm thứ thuế mà trưng thu thì phức tạp Xứ Thuận Hóa, pháp lệnh thì phiềnnhiễu, nhân viên thu thuế thúc rất nhiều, mà trong thì ty lại, ngoài thì bảnđường quan bớt xén Xứ Quảng Nam thì trưng thu nặng hơn, cho nên khotàng thu vào, bổng lộc quan lại rất nhiều, nên nhân dân địa phương nổi loạntrước cũng vì cớ ấy [15; tr.171, 205] Theo Li Tana: “chính hệ thống thuếkhóa đã gây ra cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn” [16; tr.89].

Về thương nghiệp, từ giữa thế kỷ XVIII, thuyền buôn phương Tây hầunhư không đến nữa, tàu buôn nước ngoài chủ yếu còn thương nhân Hoa Kiều.Thương cảng Hội An sầm uất một thời, đến cuối thế kỷ XVIII, cũng thưa thớttàu thuyền ra vào Các ngành thủ công, nội thương bị kìm hãm Theo Poa-vơ-

rơ (Poivre): “Chế độ của Nhà nước, tình hình cai trị tệ lậu, sự dốt nát và tínhkeo bẩn của nhà vua là những mối trở ngại lớn cho sự phát triển của thươngmại Để lấy của dân, nhà vua dùng những thủ đoạn bề ngoài xem có vẻ lợi íchnhưng thực ra rất nguy hại cho dân” [72; tr.324] Các đô thị, trung tâm buônbán ở Đàng Trong như Hội An, Thanh Hà dần suy yếu

Kinh tế thương nghiệp suy giảm, đồng nhập từ bên ngoài vào dùng đểđúc tiền cũng không đủ Năm 1746, Nguyễn Phúc Khoát cho đúc tiền kẽm đểlưu thông Lúc đầu nhà nước còn giữ độc quyền, đồng tiền đúc ra có chấtlượng Sau đó nhà nước cho phép những người có quyền thế được mở lò đúctiền Vì thế số lò đúc tiền lên đến hơn trăm lò, lấy việc đúc tiền làm một nghềkinh doanh thu lãi Đồng tiền đúc ra không đảm bảo về chất lượng Kết cụcgây nên tình trạng rối loạn tiền tệ (tiền bị mất giá, tiền bị tư nhân lũng đoạn)

mà sử cũ gọi là “nạn tiền hoang”, hoành hành ở Đàng Trong suốt mấy chụcnăm, tác động tiêu cực đến đời sống của các tầng lớp nhân dân: “Trước 01đồng tiền kẽm ăn 01 đồng tiền đồng, đến nay 03 đồng mới ăn 01 đồng, màvẫn còn chọn bỏ Thuyền buôn nước ngoài đến hết thảy không lấy tiền ấy, chỉđổi vàng bạc và tạp hóa lấy gạo, muối rồi đi Nhà giàu cất chứa tiền khôngdùng được, không chịu bán thóc ra, vì thế giá gạo tăng vọt” [15; tr.279]

1.2.3 Tình hình xã hội

Chính quyền suy yếu, kinh tế suy thoái, thuế khóa nặng nề, quan lạitham nhũng, người dân mất ruộng đất làm cho đời sống nhân dân hai Đàng cơ

Trang 24

cực, mâu thuẫn xã hội gay gắt Nửa đầu thế kỷ XVIII, mất mùa, đói kém, dânxiêu tán trở thành một hiện tượng phổ biến ở Đàng ngoài Năm 1730, ĐàngNgoài có 527 làng xã đi phiêu tán Năm 1741, có 3.691 làng xã đi phiêu tán(trong đó có 1.730 làng xã phiêu tán gần hết), chiếm 1/3 tổng số làng xã Đàngngoài [72; tr.259] Nửa sau thế kỷ XVIII, tình trạng mất mùa, đói kém vẫndiễn ra khá phổ biến Nạn đói diễn ra vào các năm 1757, 1768, 1774, 1776,

1777, 1778, 1786 Ví như năm 1768, “hạn hán, dân bị đói to Nghệ An vàcác trấn Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam giá gạo tăng vọt, nhân dân đói khổ,một trăm đồng không đủ một bữa ăn no” [49; tr.681] Dân xiêu tán tiếp tục trởthành vấn đề nghiêm trọng Theo Ngô Thì Sĩ, bốn trấn Kinh Bắc, Sơn Nam,Hải Dương, Sơn Tây có 1.076/9.668 xã xiêu tán, Thanh Hóa có 297/1.393 xãxiêu tán, Nghệ An có 115/706 xã xiêu tán [72; tr.303]

Mâu thuẫn trong xã hội Đàng Ngoài trở nên gay gắt không thể hòahoãn được Trong đó, nổi lên là mâu thuẫn giữa chúa Trịnh với các tầng lớpnhân dân; mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp địa chủ; mâuthuẫn giữa vua Lê và chúa Trịnh Hậu quả tất yếu, từ cuối thập niên 30 củathế kỷ XVIII, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp Đàng ngoài, trở thành mộtphong trào rầm rộ, với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn: khởi nghĩa của Lê Duy Mật(1738-1770), Hoàng Công Chất (1739-1769), Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751),khởi nghĩa của Tương (1744-1752) Thập niên 70, 80 của thế kỷ XVIII, tuykhông có cuộc khởi nghĩa lớn, nhưng các cuộc đấu tranh chống chính quyềnphong kiến Đàng Ngoài vẫn tiếp diễn như: khởi nghĩa do Thục Toại, NguyễnKim Phẩm, Trần Xuân Trạch lãnh đạo nổ ra ở Yên Quảng và Sơn Nam, khởinghĩa của Thiên Liêm ở Yên Quảng, Hoàng Văn Đồng ở Tuyên Quang, ĐinhVăn Tú ở Kinh Bắc Phong trào nông dân Đàng Ngoài tuy không giành đượcthắng lợi, nhưng nó đã dáng trả vào tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh những đònchí tử, đẩy cơ đồ phong kiến Đàng Ngoài ngày càng suy yếu, chuẩn bị nhữngđiều kiện cần thiết cho sự thắng lợi của phong trào Tây Sơn

Đàng Trong từ giữa thế kỷ XVIII, thiên tai, mất mùa, nạn đói thườngxuyên diễn ra Năm 1752, xảy ra nạn đói lớn, nhiều người chết đói Từ khiTrương Phúc Loan chuyên quyền (năm 1865) trở đi: hình phạt phiền nhiễu,

Trang 25

thuế má nặng nề, nhân dân đều lấy làm khổ Trong khoảng 4, 5 năm, tai dịxuất hiện luôn, động đất, núi lở, nước đỏ, trăm họ đói kém, trộm cướp tứ tung[48; tr.173] Năm 1770, Ngô Thế Lê chỉ rõ: “Một bữa không có ăn thì dù chacon cũng hết nghĩa Đến như cha còn không đảm bảo được cho con, thì vuasao giữ được dân” [72; tr.327] Đời sống của nhân dân Đàng Trong ngày càngkhó khăn, “bấy giờ Thuận Hóa luôn mấy năm mất mùa, đói kém quân dânlìa lòng, sùng sục mong làm loạn” [15; tr.88], năm 1774, “Thuận Hóa bị đói

to, mỗi lẻ gạo giá một tiền, người chết đói rất nhiều, người nhà có khi ăn thịtlẫn nhau” [48; tr.174]

Vì vậy mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân vớichính quyền chúa Nguyễn ngày càng trở nên sâu sắc Nguyễn Cư Trinh chỉ rõ:

“Thói tệ chất chứa ở dân gian đã nhiều, nếu cứ theo thường cũ, không tùythêm bớt, thì một ấp cũng chẳng giữ được, huống chi là một nước” [72;tr.327] Hệ quả tất yếu là phong trào đấu tranh chống chính quyền các chúaNguyễn bùng nổ và lan rộng Năm 1746, nổ ra cuộc khởi nghĩa của ngườiChăm ở Thuận Thành (Nam Trung Bộ) Năm 1747, bất mãn với chính sáchkiềm chế công thương nghiệp của họ Nguyễn, thương nhân hoa kiều là LýVăn Quang tập hợp hơn 300 người nổi dậy Ông tự xưng là Đông phố ĐạiVương, nghĩa binh giết chết khâm sứ Nguyễn Cư Cận và định chiếm thànhTrấn Biên (Biên Hòa) nhưng không thành Cuộc nổi dậy nhanh chóng bị dậptắt Năm 1770, nổ ra cuộc khởi nghĩa của đồng bào Chăm Re ở vùng núiQuảng Ngãi Cuộc khởi nghĩa phát triển xuống tận đồng bằng nhà Nguyễnphải điều quân hai phủ Quy Nhơn, Phú Yên đi đàn áp mới tạm dẹp yên.

Những cuộc đấu tranh trên đây được xem là “màn giáo đầu”, “đêm hômtrước” của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

1.2 Phủ Quy Nhơn trước khi Tây Sơn dựng nghiệp

1.2.1 Bộ máy chính quyền suy yếu

Năm 1471, vùng đất Bình Định thuộc quyền làm chủ của Đại Việt, vua

Lê Thánh Tông lập nên phủ Hoài Nhơn thuộc thừa tuyên Quảng Nam PhủHoài Nhơn lúc này gồm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn Năm 1570quyền quản lý phủ Hoài Nhơn về danh nghĩa vẫn thuộc chính quyền nhà Lê,

Trang 26

nhưng quyền quản lý trực tiếp thuộc về chính quyền chúa Nguyễn Năm 1602,chúa Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn Năm 1651,chúa Nguyễn Phúc Tần đổi phủ Quy Nhơn thành phủ Quy Ninh Năm 1742,chúa Nguyễn Phúc Khoát lấy lại tên cũ là Quy Nhơn Giữa thế kỷ XVII, ấpTây Sơn nhất và ấp Tây Sơn Nhị (thuộc huyện Phù Ly) đã được lập ở vùngtrung tâm của Tây Sơn Thượng đạo (nay thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai),trở thành đơn vị hành chính thuộc quyền quản lý của chúa Nguyễn Từ 3huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn của phủ Quy Nhơn, trải qua quá trìnhchia tách và thay đổi tên gọi, đến nay huyện Bồng Sơn tách thành các huyệnHoài Ân, An Lão và thị xã Hoài Nhơn; huyện Phù Ly tách thành huyện Phù

Mỹ, Phù Cát và các xã Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý của Thành phố QuyNhơn, huyện Vĩnh Thạnh, một phần huyện Tây Sơn, các huyện thị thuộc TâySơn Thượng Đạo (gồm thị xã An Khê, huyện Đăk Pơ, KBang, Kong Chro,tỉnh Gia Lai ngày nay); huyện Tuy Viễn tách thành các huyện Tuy Phước,Vân Canh, thị xã An Nhơn, thành phố Quy Nhơn, một phần huyện Tây Sơn

Đến giữa thế kỷ XVIII, công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Nam củachính quyền chúa Nguyễn thu được nhiều thành quả, chúa Nguyễn đã làm chủmột vùng đất rộng lớn từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) đến cực Nam của tổquốc Trên cơ sở đó, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho cải tổ và hoàn thiện bộmáy chính quyền từ Trung ương xuống địa phương Bộ máy hành chính củaphủ Quy Nhơn cũng được xây dựng theo chính sách cải tổ của chúa Nguyễn.Phủ lỵ Quy Nhơn đóng ở phía Bắc thành Đồ Bàn (nay thuộc khu vực ChâuThành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn), còn gọi là phủ thành QuyNhơn

Phủ Quy Nhơn vẫn thuộc dinh Quảng Nam, đứng đầu phủ Quy Nhơn

có chức Tuần phủ, dưới phủ là huyện, tổng, xã Phủ Quy Nhơn vẫn gồm 3huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, những tư liệu hiện còn không cho biết

số tổng, xã của phủ Quy Nhơn lúc này Đứng đầu huyện là Tri huyện, nắmgiữ các việc từ tụng trong huyện Giúp việc cho Tuần Phủ, Tri huyện là cácthuộc viên gồm: Phủ lại ở Phủ, Đề lại ở Huyện có nhiệm vụ giữ các văn án từtụng trong phủ hoặc trong huyện; chức Phủ Thông lại, Huyện Thông lại có

Trang 27

nhiệm vụ theo quan Tuần phủ, Tri huyện sai phái và tra xét việc từ tụng trongphủ hoặc trong huyện; ở Phủ còn có Huấn đạo, Phủ Lễ sinh giữ việc tế tựmiếu Văn Thánh và các Linh Từ của Phủ [15; tr.430] Ở cấp tổng đứng đầu làCai tổng Cấp xã đứng đầu là Tướng thần và Xã trưởng Tùy theo số ngườidân trong xã nhiều hay ít để bổ số lượng Tướng thần và Xã trưởng Vào thời

kỳ đầu, ở nơi gần miền núi và ven biển của phủ Quy Nhơn, chúa Nguyễn đặt

ra các Thuộc Thuộc gồm những phường, thôn, man2, nậu3 lẻ tẻ hợp lại Vềsau thuộc không chỉ ở miền núi, ven biển mà cả vùng đồng bằng Đứng đầuCai thuộc, Tướng thần, giúp việc có Ký thuộc, Đề lãnh [48; tr.141]

Cũng như các địa phương khác ở Đàng Trong, ở phủ Quy Nhơn chúaNguyễn cho đặt một ngạch quan chức riêng gọi là “Bản đường quan”, chuyêntrách thu thuế từ phủ, huyện trở xuống Những chức quan trong “Bản Đườngquan” của phủ Quy Nhơn gồm các chức: Đề đốc, Phó Đề đốc, Đề lĩnh, Phó

Đề lĩnh, Ký lục, Cai phủ, Cai tổng4, Ký phủ, Thư ký… Đề đốc, Phó Đề đốc,

Đề lĩnh, Phó Đề lĩnh phụ trách thu tiền sai dư5, tô ruộng và sưu dịch cáchuyện; Ký lục coi sổ sách và đôn thúc tiền sai dư, tô ruộng và sưu dịch củaphủ; Thư ký huyện coi sổ sách và đôn thúc tiền sai dư, tô ruộng và sưu dịchcủa huyện; Cai tổng đôn thúc sưu dịch của tổng [15; tr.187] Từ năm 1725,chúa Nguyễn cho định lại quan chức Bản đường quan ở phủ Quy Nhơn: phủthì đặt Chánh hộ khám lý, Đề đốc, Đề lĩnh, Phủ ký lục, Thư ký mỗi chức 01viên; mỗi huyện thì Cai tri, Huyện thư ký đều 01 viên, Duyện lại 02 viên; mỗitổng thì Cai tổng 01 viên Còn dư thì bớt cả [48; tr.140]

Như vậy, đến giữa thế kỷ XVIII, so với các phủ khác ở Đàng Trong, bộmáy quan lại ở phủ Quy Nhơn cũng cồng kềnh không kém Khi chế độ muaquan, bán tước lũng đoạn, thì bộ máy càng kém chất lượng Theo Lê Quý Đôn,lúc bấy giờ, nhiều người đem tiền đến nộp để được làm quan và thăng chức,nhiều đến nỗi người ta (tức Chúa Nguyễn) thu được tiền thượng lễ, nội lễ

2 Man: nghĩa là cỏ lan man, phàm những chỗ nhà liền nhau như cỏ lan man thì gọi là man

3 Nậu: nghĩa là làm cỏ ruộng, tục gọi đám đông người là Nậu, ý là hợp nhiều người lại để làm ruộng.

4Theo Lê Quý Đôn.Phủ biên tạp lục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.187: Ở mỗi tổng của Phủ

Quy Nhơn có 2 cai tổng Có khả năng 1 cai tổng phụ trách công việc của tổng, 1 cai tổng thuộc Bản đường quan.

5 Tiền Sai dư là tiền thuế thân.

Trang 28

cũng nhiều [15; tr.192] Năm Bính Tuất (1776), tướng thần Đoàn Phú Chiêm,người huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn để được thăng chức Ký lục đã phải nộp

số tiền là 664 quan 3 tiền 6 đồng: bao gồm nộp thượng lễ bạc tốt 20 hốt 5 lạng,thay bằng tiền là 512 quan 5 tiền, bạc nặng là 1 hốt 2 đồng cân 5 phân, thaybằng tiền 25 quan 6 tiền 12 đồng, nộp nội lễ bạc tốt 4 hốt, thay bằng tiền 102quan 5 tiền, bạc nặng 2 lạng 5 phân, thay bằng tiền là 5 quan, 1 tiền 15 đồng,cùng 4 lạng bạc lá đề thay bằng tiền 9 quan 2 tiền và 2 đồng cân bạc nặngthay bằng tiền là 4 tiền 36 đồng, tiền trầu 6 tiền Ngoài ra lễ trình diện nộp ởnội đường và tiền quà trẻ con là 8 quan 3 tiền [15; tr.191-192]

Tất cả quan lại phủ Quy Nhơn không được hưởng chế độ bổng lộc nhấtđịnh, nghĩa là quan lại không được hưởng lương từ Nhà nước, mà chỉ đượchưởng tiền ngụ lộc Nhà nước cấp cho một số phu hầu (tức dân đinh) nhấtđịnh và thu tiền thuế thân từ các phu hầu đó làm ngụ lộc Đối với những quanlại làm việc ở ngạch Bản đường quan thì được phép thu thêm một số tiền vàgạo để làm ngụ lộc Có thể thấy rằng, bổng lộc của quan lại ở phủ Quy Nhơnkhông phải do nhà nước trực tiếp cấp, mà quan lại phải lấy từ nhân dân Thậmchí quan lại còn phải đóng tiền lễ cho Chúa Nguyễn theo quy định Đây có thểxem là một lỗ hổng, điểm hạn chế lớn trong bộ máy chính quyền của ĐàngTrong, bởi nó tạo kẽ hở cho quan lại tham ô, bóc lột nhân dân, bắt nhân dânđóng góp Hạn chế này càng thể hiện rõ khi bộ máy chính quyền Đàng Trongrơi vào khủng hoảng

Theo sách “Tây Sơn tiềm long lục” tuần phủ Quy Nhơn là Nguyễn

Khắc Tuyên là người tự kiêu, tham ác, nên dân tình căm phẫn [22; tr.32-33]

Hệ thống quan lại, cũng mất lòng dân, vì vậy họ trở thành đối tượng tấn côngcủa cuộc khởi nghĩa Tây Sơn Diegó de Jumilla nhận xét: Họ tấn công và tước

vũ khí viên quan do nhà vua sai thu thuế, họ thu lấy giấy tờ của viên quan này

và đốt ở nơi công cộng… Họ giết những xã trưởng phản động, họ đòi lấy hếtnhững giấy tờ công và đem đốt [45; tr.416-417]

1.2.2 Kinh tế suy thoái, chế độ thuế khóa nặng nề

Chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đàng Trong, từ nửa sauthế kỷ XVIII, kinh tế của phủ Quy Nhơn cũng suy yếu Trong nông nghiệp

Trang 29

tình trạng chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ diễn ra khá phổ biến,nhiều nông dân không có ruộng đất Ngay cả người Hoa cũng chiếm giữnhiều ruộng đất tư, họ Lâm (Lâm Thanh) ở An Thái (xã Nhơn Phúc, thị xã

An Nhơn ngày nay ) là một ví dụ điển hình Vì “có trong tay nhiều ruộng đất,

do vậy trở thành mục tiêu tấn công của cuộc khởi nghĩa chàng Lía” [8].Thương cảng Nước Mặn sầm uất một thời, cũng bắt đầu suy tàn Sự suy yếucủa kinh tế phủ Quy Nhơn một phần do tác động của chính sách thuế củachính quyền chúa Nguyễn Chính sách bóc lột về thuế khóa của chính quyềnChúa Nguyễn đối với phủ Quy Nhơn là một trong những nguyên nhân cơ bảndẫn đến khởi nghĩa bùng nổ

Để đáp ứng yêu cầu tiêu xài, bộ máy chính quyền phủ Quy Nhơn đãtăng cường thu thuế, đánh thuế vào mọi mặt hàng, mọi nghề nghiệp Thuếruộng đất và các khoản phụ thu, thuế đinh của phủ Quy Nhơn đều rất nhiều vàvượt trội hơn so với đa số các phủ khác ở Đàng Trong

Nửa sau thế kỷ XVIII, ruộng đất công và tư ở Quy Nhơn vẫn chia làm 3bậc để đánh thuế, về số thuế ruộng năm 1774 của 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly,Tuy Viễn phủ Quy Nhơn cụ thể như sau: ruộng thực trưng là 72.600 mẫu 5sào 12 thước 8 tấc 2 phân, thóc thuế 1.504.678 thăng, tiền nộp thay về ruộngdâu, ruộng bỏ hoang và ruộng trang không tính vào [15; tr.178] Số thuế nàychiếm 24,87% tổng số thuế của dinh Quảng Nam và Gia Định6 Các khoảnphụ thu cũng rất nhiều Ví như năm 1769, phủ Quy Nhơn, ba huyện nộp 3.020tấm cót lệ dùng vào kho và 3.094,2 tấm cho nộp bằng tiền, với số tiền 618,8quan [15; tr.183]; tiền và gạo cung đốn theo đầu mẫu của phủ Quy Nhơn là1.028 bao 5 thăng 3 cáp, tiền là 528 quan 7 tiền 8 đồng [15; tr.181] Với sốlượng thuế nhiều, cho nên trong số 19 kho được xây dựng để chứa thóc thuếĐàng Trong, chính quyền chúa Nguyễn xây dựng ở Quy Nhơn 04 kho [48;tr.149], chiếm 21,05%

Nếu thực hiện phép so sánh số lượng thóc gạo và tiền mặt (tiền thuếphụ thu), tỷ lệ thóc gạo so với tiền mặt phải nộp tại dinh Quảng Nam năm

6 Quảng Nam và Gia Định gồm 25 huyện, 1 châu, diện tích ruộng đất hơn 27 vạn mẫu, thóc thuế cả năm cộng 6.048.526 thăng, không kể gạo và tiền ruộng bỏ hoang, ruộng mới khai khẩn, đất trồng dâu, mía, đất phù sa, tiền lĩnh canh quân đồn điền, quan điền trang, ruộng núi ở Gia Định.

Trang 30

1769 của phủ Quy Nhơn so với các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Ngãi,Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh, Gia Định, có thể thấy được sốthuế rất lớn của phủ Quy Nhơn.

Bảng 1.2.1: Số lượng thóc gạo và tiền mặt của các phủ nộp tại dinh Quảng Nam năm

lý giải về đời sống nông dân và nguyên nhân bùng nổ của khởi nghĩa Tây Sơn

Thuế đinh của phủ Quy Nhơn cũng khá nặng, được chia làm 4 loại: sai

dư, cước mễ, thường tân, tiết liệu Căn cứ vào số liệu của Lê Quý Đôn, chothấy số đinh đăng bộ của toàn bộ phủ Quy Nhơn năm 1769 là 24.227 đinh, trừcác hạng miễn giảm, số người nộp thuế đinh trong thực tế khá ít Bảng thống

kê của Li Tana sau đây, làm rõ hơn số thuế mà mỗi đinh của phủ Quy Nhơnphải đóng cao hơn so với các phủ khác ở dinh Quảng Nam

Bảng 1.2.2.Thuế đánh trên mỗi suất đinh tại dinh Quảng Nam năm 1769 [32; tr.150]

Trang 31

Địa phương Người đăng

bộ

Người nộp thuế

Trung bình %

Tiền mỗi đinh (quan)

Bảng thống kê trên đây là kết quả tính toán của Li Tana dựa trên các dữ

kiện được chép trong sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, không ngoại

trừ những dữ kiện đó có những thiếu sót nhất định do văn bản tác giả thamkhảo là một trong những dị bản, chưa được xuất bản Mỗi suất đinh ở phủQuy Nhơn đóng 8,5 quan/1 năm là quá cao so với ghi chép của các nguồn sửliệu khác của lịch sử Việt Nam, cũng như kết quả nghiên cứu của các nhà sửhọc Việt Nam7 Thế nhưng so với số liệu thuế đinh ở Đàng Trong mà nhữngngười ngoại quốc cung cấp thì gần bằng nhau Cụ thể, Francisco viết vào năm

1642, một người đàn ông có gia đình ở Đàng Trong đóng 11 real/năm, tứckhoảng 8,5 quan Vachet sống tại Đàng Trong 14 năm kể từ năm 1671, cũngđưa ra con số tương tự là 5.000 đồng, khoảng 8,3 quan Choisy đến ĐàngTrong năm 1687, cho rằng, một đinh đóng từ 5 đến 6 écu, khoảng 4,5 đến 5,4quan [32; tr.148-149] Ngoài ra ở các Tuyển Trường, xã dân còn phải nạp tiềngiữ cửa Trường và các lễ trình diện các quan phái đến phụ trách việc duyệttuyển Đời chúa Hiển Tông (tức Nguyễn Phúc Chu, trị vì 1691-1725), trongthể thức duyệt tuyển có quy định: về lệ tiền giữ cửa, xã lớn 100 người (đinh)

7Theo Trần Thị Vinh Lịch sử Việt Nam, Tập 4: từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội, 2013,

tr.193: Thuế đinh ở Đàng Trong bao gồm 4 loại: sai dư, cước mễ, thường tân, tiết liệu, mức thuế khá nặng Tráng hạng 3 quan 3 tiền, dân hạng 2 quan 9 tiền, lão hạng 2 quan 1 tiền, bất cụ 1quan 5 tiền 30 đồng… các chức sắc, con cháu quan viên đều phải nộp Ở nhiều nơi số thuế lên đến 4 hoặc 5 quan/ đinh.

Trang 32

trở lên nạp 3 tiền, xã trung 70 người trở xuống nạp 1 tiền 30 đồng, xã nhỏ hơn

30 người trở xuống nạp 1 tiền, lễ trình diện của các xã, thôn, phường cứ 100dân (đinh) nạp 5 tiền; người nào trên 60 tuổi, được phép làm lão nhiêu, phảinạp 1 tiền [25; tr.367] Các món tiền ấy sẽ chia cho các quan, viên phụ tráchduyệt tuyển Kết quả nghiên cứu của Li Tana phán ánh gánh nặng thuế đinhcủa cư dân phủ Quy Nhơn trong tương quan so sánh với các phủ khác ở ĐàngTrong

Thuế nguồn bao gồm cả thuế tiền và thuế hiện vật Số tiền thuế mà cácnguồn của phủ Quy Nhơn đóng cho chính quyền họ Nguyễn khá lớn Tổng sốtiến thuế mà 6 nguồn của phủ Quy Nhơn đóng năm 1774 là 5.966 quan: nguồn

Hà Thanh 166,5 quan, hai nguồn Trà Đinh, Trà Vân 2.550 quan, Ô Kim 749,5quan, Cầu Bông 1.500 quan, Đá Bàn 1.000 quan [15; tr.269-270]

Tiền thuế năm 1810 của nguồn Cầu Bông là 654 quan, năm 1820: 710quan, năm 1831: 1.460 quan, năm 1838: 1.460 quan, năm 1847: 1.300 quan[59] Sau 73 năm (năm 1847 so với năm 1774) thuế nguồn Cầu Bông thấphơn 200 quan Lý giải về điều này, Lê Quý Đôn khẳng định: “như người tanói, thuế tạp ở xứ Quảng Nam là do Trương Phúc Loan mới tăng, không phảicác Vương công đời trước đặt” [15; tr.257] Áp lực về thuế nguồn góp phần lýgiải đồng bào dân tộc thiểu số ở nguồn Cầu Bông cũng vùng núi Quy Nhơn

đã hết lòng ủng hộ và tham gia khởi nghĩa Tây Sơn

Ngoài thuế, việc thực hiện các nghĩa vụ công đối với nhà nước của phủQuy Nhơn cũng không ít Ví như quy định về trưng dụng thuyền công để chởthóc gạo ở Đàng Trong vào năm 1768, Quy Nhơn là nơi phải cung ứng sốthuyền nhiều nhất Triệu Phong 40 thuyền, Quảng Bình 10, Bố Chính 18,Thăng Hoa 50, Điện Bàn 3, Quảng Ngãi 60, Quy Nhơn 90, Phú Yên 44, BìnhKhang 43, Diên Khánh 32, Bình Thuận 45, Gia Định 07 thuyền [15; tr.303]

1.2.3 Xã hội mâu thuẫn sâu sắc

Bộ máy chính quyền suy yếu, kinh tế suy thoái, chính sách thuế khóanặng nề, mất ruộng đất, mất mùa đói kém, mâu thuẫn xã hội ở phủ Quy Nhơngay gắt Trong đó mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân và đồng bào dân tộc

Trang 33

thiểu số với chính quyền phủ Quy Nhơn; mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân vàđịa chủ phong kiến ngày càng sâu sắc Hệ quả tất yếu là cuộc đấu tranh chốngchính quyền chúa Nguyễn ở phủ Quy Nhơn bùng nổ.

Năm 1770, cuộc khởi nghĩa chàng Lía bùng nổ ở đất Quy Nhơn ChàngLía (còn có tên là Nguyễn Văn Doan) vốn là một nông dân nghèo, phải đi ởcho địa chủ Lía là người khỏe mạnh, giỏi võ, sớm nhận ra sự bất công trong

xã hội và thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân Nạn đói diễn ra, anh vàorừng tụ tập dân nghèo khởi nghĩa, lấy Truông Mây (nay thuộc xã Ân Đức,huyện Hoài Ân, Bình Định) xây dựng làm căn cứ chống họ Nguyễn Nghĩaquân thực hiện “cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo”, mở rộng hoạt độngvào đến vùng An Thái (An Nhơn, Bình Định), Tây Sơn (Bình Định) Cuộckhởi nghĩa của chàng Lía nhận được sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của đôngđảo nông dân nghèo Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị đàn áp, Lía tự sát Mặc dùthất bại song cuộc khởi nghĩa này đã có tác động không nhỏ đến các thủ lĩnhTây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ), thôi thúc họ dựng cờ khởinghĩa Đây được xem là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất chống chính quyềnphong kiến Đàng Trong trước khởi nghĩa Tây Sơn

Tiểu kết chương 1

Bước sang thế kỷ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài bướcvào khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt, chính trị suy yếu, kinh tế suy thoái,đời sống nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội sâu sắc Do mất ruộng đất, chínhsách thuế khóa nặng nề, thiên tai mất mùa diễn ra thường xuyên, đã đẩy hàngvạn nông nông dân đi phiêu tán khắp nơi, xã hội mâu thuẫn gay gắt Hệ quảtất yếu là phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng nổ và phát triển mạnh Từcuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, những cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra ởnhiều nơi trên địa bàn Đàng Ngoài Đến cuối những năm 30 của thế kỷ XVIII,các cuộc khởi nghĩa nông dân đồng loạt bùng nổ, tạo thành một phong tràorầm rộ với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn Phong trào nông dân Đàng Ngoài tiếptục kéo dài đến nửa cuối thế kỷ XVIII Mặc dù thất bại, nhưng phong tràonông dân Đàng Ngoài đã giáng vào tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh những đònchí tử Chế độ phong kiến Đàng Ngoài tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm

Trang 34

trọng, toàn diện vào nửa sau thế kỷ XVIII.

Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Trong bước vào khủnghoảng toàn diện, đánh dấu cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến ViệtNam Chính quyền suy yếu, trở thành bộ máy ăn bám vô cùng nặng nề Nềnkinh tế suy thoái, sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp sa sút Trong nôngnghiệp, hiện tượng chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ, nông dân bỏruộng hoang trở nên phổ biến Chính sách thuế khóa khá nặng nề và phiền tạp,mất mùa đói kém, làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân, nông dânnghèo ở Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII rơi vào tình trạng khó khăn Mâuthuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân với chính quyền chúaNguyễn trở nên sâu sắc Các cuộc đấu tranh chống chính quyền phong kiếnĐàng Trong bùng nổ

Chịu tác động của cuộc khủng hoảng Đàng Trong, chính trị, kinh tế củaphủ Quy Nhơn cũng rơi vào suy yếu Phủ Quy Nhơn lúc bấy giờ là một trongnhững khu vực bị bóc lột triệt để, nặng nề của chính quyền chúa Nguyễn Bốicảnh trên đây đã tác động lớn đến quá trình dựng nghiệp của nhà Tây Sơn ởphủ Quy Nhơn

Trang 35

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ

TÂY SƠN Ở PHỦ QUY NHƠN (1771-1802)

2.1 Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở phủ Quy Nhơn (1771-1773)

Chịu tác độngcủa cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam,hiểu rõ nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân, lại tiếp thu và kế thừa truyềnthống đoàn kết, thượng võ, giàu tinh thần quật cường, chống áp bức của conngười và quê hương phủ Quy Nhơn, được thầy giáo Trương Văn Hiến hậuthuẫn, Nguyễn Nhạc cùng với Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã sớm có quátrình bí mật chuẩn bị khởi nghĩa từ trước năm 1771 Hoạt động chuẩn bị đóbao gồm việc tìm kiếm địa bàn lập căn cứ, xây dựng và mở rộng mối quan hệvới các tầng lớp nhân dân, chuẩn bị về tài chính… Việc Nguyễn Nhạc khôngđóng thuế tuần năm 1771 là “để làm tài chính cho cuộc khởi nghĩa năm 1771”[70; tr.83], cũng là hành động công khai đầu tiên chống lại chính quyền họNguyễn, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa đã chuẩn bị từ trước Đúng như nhậnđịnh của Tạ Chí Đại Trường: Tây Sơn nổi loạn năm 1771 thì vụ gọi là quỵtthuế đâu phải là nguyên nhân của cuộc nổi dậy? Vả lại, Nguyễn Nhạc là mộtngười đứng đầu công cuộc làm ăn buôn bán của cả một vùng mới được chínhquyền trung ương cho coi việc thu thuế, rồi lại nhờ vào chức phận này màtăng uy tín với nhân dân địa phương, thì chống đối với chính quyền địaphương, tất nhiên là sống ngoài vòng pháp luật, đâu có phải đợi đến cái thếcùng mới bạo gan làm việc [68; tr.47] Các thủ lĩnh Tây Sơn chọn vùng đấtTây Sơn Thượng Đạo làm nơi dựng nghiệp, dựng cờ khởi nghĩa, xây dựngcăn cứ

Sau một thời gian chuẩn bị, “năm Tân Mão (1771), Nhạc bèn dựng đồntrại ở miền thượng đạo ấp Tây Sơn” [49; tr.531], xây dựng Tây Sơn Thượngđạo thành căn cứ vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Để chủ động đối phó, chặnđứng các cuộc tiến đánh của lực lượng chúa Nguyễn, các thủ lĩnh Tây Sơnchú trọng xây dựng hệ thống đồn, lũy Hiện nay khó có thể xác định chính xácnghĩa quân Tây Sơn xây dựng bao nhiêu đồn trại ở Tây Sơn Thượng đạo, bởinhiều đồn trại không còn lưu lại dấu tích Theo Tạ Chí Đại Trường, năm 1771,

Trang 36

nghĩa quân Tây Sơn đã lập 6 đồn trên Tây Sơn Thượng [68; tr.53] Tuy nhiêntên gọi, vị trí của những đồn đó không được tác giả nói rõ Sử cũ của TriềuNguyễn cho biết “thôn An Khê nguyên trước là trại của Tây Sơn” [46; tr.45].Như vậy, thôn An Khê (tức ấp Tây Sơn Nhất, nay thuộc thị xã An Khê, GiaLai) là nơi dựng đồn trại lớn của nghĩa quân Tây Sơn Tại đây nghĩa quân đãxây dựng một thành lũy khá vững chắc và kiên cố Theo khảo sát của NguyễnQuang Ngọc vào năm 1977, lũy An Khê (còn gọi là lũy Ông Nhạc hay lũyTây Sơn) bao bọc một khu đất cao và tương đối bằng phẳng, chu vi của lũydài 1.932m, hình dạng của lũy giống như hình chữ nhật, chắp nối với 1 hìnhthang nhỏ, gồm 7 cạnh; bờ lũy phía bắc dài 426m, phía đông gồm 3 đoạn lũyvới tổng chiều dài 436m, bờ lũy phía đông nam 258m, phía nam 362m, phíatây 450m Lũy được đắp theo hình mương nước, mặt lũy rộng 10m, chân lũyrộng 11m, cao từ 1 đến 1,2m, bờ lũy gồm 2 lớp, lũy trong và lũy ngoài đềuđược đắp bằng đất, phía trên trồng tre và ở giữa là giao thông hào [27; tr.20-21] Lũy mở 4 cửa theo 4 hướng: cửa tây, cửa bắc, cửa nam và cửa đông Lũy

An Khê nằm ở vị trí trung tâm của Tây Sơn Thượng đạo, vừa sát cạnh conđường bộ nối với Tây Sơn Hạ đạo, vừa có hệ thống núi trùng điệp, sông suốibao bọc và che chở Những lợi thế của tự nhiên đã được lợi dụng triệt đểtrong việc xây đắp lũy, đảm bảo cho lũy được bảo vệ vững chắc Những tưliệu hiện nay không cho biết cụ thể cách bố trí lực lượng trong lũy An Khênhư thế nào Tuy nhiên căn cứ quy mô nói trên, có thể khẳng định lũy An Khê

là đồn trại lớn nhất, là sở chỉ huy, nơi huấn luyện và tập trung nhiều binh lựccủa nghĩa quân Tây Sơn ở Tây Sơn Thượng đạo

Để bảo vệ căn cứ và sở chỉ huy cuộc khởi nghĩa, khống chế các conđường lên Tây Sơn Thượng Đạo, tại đèo Mang và trên dãy núi Trụ Lĩnh, bộchỉ huy nghĩa quân Tây Sơn cho xây dựng các điểm bố phòng quân sự Vínhư các điểm bố phòng quân sự tại núi ông Bình, núi ông Nhạc (đều thuộcthôn Thượng An 3, xã Song An, thị xã An Khê, Gia Lai ngày nay) và chiếnlũy nối liền hai ngọn núi này Mặc dù bị bào mòn bởi thời gian và bị chiếntranh tàn phá, nhưng những dấu tích vẫn còn Nghĩa quân Tây Sơn còn lập ranhiều đồn trại và các điểm đóng quân khác ở Tây Sơn Thượng đạo nhằm bảo

vệ, quản lý các hoạt động sản xuất, tích trữ lương thực, huấn luyện binh sĩ,

Trang 37

chuẩn bị vũ khí như Gò Đồn, Vườn Lính, Gò Trại… Cùng với địa thế hiểmyếu của núi rừng Tây Sơn Thượng đạo, việc xây dựng hệ thống đồn lũy và bốtrí lực lượng đã tạo cho căn cứ Tây Sơn Thượng đạo khả năng phòng thủvững chắc, trở thành khu “đất cấm” đối với quân đội chúa Nguyễn Đó cũng

là lý do lý giải vì sao không diễn ra trận chiến lớn giữa lực lượng Tây Sơn vàchúa Nguyễn trên vùng đất này

Nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân,phân hóa hàng ngũ quân chúa Nguyễn, quân Tây Sơn nêu cao khẩu hiệu “lấycủa nhà giàu, chia cho nhà nghèo”, “đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan,ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương” Đồng thời cho truyền hịch đi khắpnơi, khẳng định mục đích của cuộc khởi nghĩa: “Giận Quốc Phó (tức TrươngPhúc Loan) ra dòng bội thương, nên Tây Sơn xướng nghĩa cần vương Trước

là ngăn cột đá giữ dòng, kẻo đảng nghịch đặt mưu ngấp nghé Sau là tưới mưadầm khi hạn, kẻo cùng dân sa chốn lầm than…” [30; tr.40] Nhờ sách lược

khôn khéo, khẩu hiệu khởi nghĩa và “Hịch Tây Sơn” trở thành ngọn cờ hiệu

triệu, tập trung nhiều tầng lớp trong xã hội, nhất là nông dân và các dân tộcthiểu số ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Thông qua hoạt động mua bán trước đây, Nguyễn Nhạc xây dựng mốiquan hệ mật thiết với các dân tộc thiểu số ở Tây Sơn Thượng Trong quá trìnhtập hợp lực lượng, các thủ lĩnh Tây Sơn đã bỏ nhiều công sức, đi khắp cácbuôn làng vận động đồng bào tham gia và ủng hộ cuộc khởi nghĩa Các tộctrưởng Banar coi Nguyễn Nhạc là “vua trời”, “người trời”, Bok Nhạc (gọi vớimột thái độ tôn kính) Các truyền thuyết, di vật, di tích còn được lưu giữ trongtrí nhớ của người Banar phản ánh sự kính phục, tin tưởng, ủng hộ của họ đốivới Nguyễn Nhạc và nghĩa quân Tây Sơn như di tích hòn đá ông Nhạc, SaKhổng Lồ- hồ ông Nhạc, di vật Dí muối, Dí gạo ông Nhạc, truyền thuyết “Ấnvàng và kiếm bạc”, “Chúa Xà Đàng và bầy ngựa rừng” Những câu chuyện

kể như ông Nhạc cấp trâu giống cho dân, ông Nhạc phát muối cho dân, ôngNhạc lấy vợ người Banar (Ba Na) thể hiện tình cảm đó Một tù trưởng Banar

đã gả con gái của mình là Yă Đố (bà Đố) cho Nguyễn Nhạc Cánh đồng CôHầu, vườn Mít (đều thuộc Tây Sơn Thượng đạo) gắn liền với công sức của

Trang 38

Yă Đố là những dấu tích chứng minh sự đóng góp vô cùng quan trọng của Bà

và đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Sơn Thượng cho cuộc khởi nghĩa Khôngnhững có nhiều đóng góp về vật chất, tinh thần, đồng bào dân tộc thiểu số ởTây Sơn Thượng còn là một lực lượng quan trọng của nghĩa quân Tây Sơn.Giáo sĩ Giu-mi-la khẳng định: “cùng đi theo (tức đi theo lực lượng Tây Sơn)

có bọn giặc núi từ miền núi ở giữa hạt Quy Nhơn và Phú Yên” [42; tr.54].Ngoài nông dân, dân tộc thiểu số, cuộc khởi nghĩa còn tập hợp được các lựclượng khác trong xã hội như thương nhân, thổ hào Khi nghe tin NguyễnNhạc khởi nghĩa, phú gia Huyền Khê, thổ hào Nguyễn Thung lên Tây SơnThượng gia nhập nghĩa quân [49; tr.532] Nhờ sự tham gia, ủng hộ của nhiềutầng lớp nhân dân, lực lượng Tây Sơn ngày càng lớn mạnh, theo Al Fauretrong thời gian đầu khởi nghĩa, lực lượng nghĩa quân có 3000 người [4; tr.40]

Nguyễn Nhạc cùng với Nguyễn Huệ trực tiếp tham gia tuyển chọn,huấn luyện binh sĩ Hòn ông Bình và hòn ông Nhạc chính là nơi tập hợp,luyện tập của nghĩa quân Ngoài ra còn có địa danh Gò Đồn, ghi dấu nơi đóngquân luyện tập võ thuật, canh gác, bảo vệ căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn.Nguyễn Lữ được phân công chăm lo sản xuất và tích trữ lương thực Những

di tích Gò Kho, cánh đồng cô Hầu, Vườn Mít, Kho Tiền, hòn Đá Chồng, hang

Đá Đen, vườn cam Nguyễn Huệ,… nằm ở hầu khắp trên vùng Tây SơnThượng đạo là những bằng chứng phản ánh khá đầy đủ công tác hậu cần củacuộc khởi nghĩa Tây Sơn Ngoài những loại vũ khí thông thường, khôngngoại trừ các đội voi chiến, đội kỵ binh của nghĩa quân Tây Sơn sau này cũngbắt đầu được xây dựng, huấn luyện trong thời gian này

Thông qua quá trình chuẩn bị “bí mật” từ trước, nhờ những ưu thế về

“thiên thời, địa lợi, nhân hòa” [55], năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn doNguyễn Nhạc cầm đầu đã hình thành trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo Dựavào địa thế núi rừng hiểm yếu, sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp nhân dân,đến mùa thu năm Quý Tỵ (năm 1773) các thủ lĩnh và nghĩa quân Tây Sơn đãxây dựng Tây Sơn Thượng đạo thành căn cứ địa vững chắc về mọi mặt chocuộc khởi nghĩa, tạo cơ sở cho nghĩa quân Tây Sơn tiến xuống giải phóng vùngđất phía Nam phủ Quy Nhơn, mở rộng địa bàn hoạt động Tây Sơn Thượng

Trang 39

đạo đã trở thành căn cứ quan trọng cho khởi nghĩa và phong trào Tây Sơn.

Mùa thu năm 1773, nghĩa quân tiến đánh vùng phía Tây huyện TuyViễn (huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh ngày nay), trong đó trung tâm là ấpKiên Thành Chính sử triều Nguyễn chép: đồ đảng ngày càng đông, tản đicướp bóc các làng ấp, đi đến đâu thì hò hét, tiếp ứng cho nhau, thế lực ngàycàng mạnh, quân địa phương không thể kiềm chế được [49; tr.532] Chỉ mộtthời gian ngắn, nghĩa quân đã làm chủ được ấp Kiên Thành Sau nhiều thắnglợi, bộ chỉ huy của nghĩa quân dời xuống ấp Kiên Thành, đóng đại bản doanhtại thôn Kiên Mỹ Nguyễn Nhạc tự xưng là Đệ nhất trại chủ thứ nhất quản 2huyện Phù Ly và Bồng Sơn Nguyễn Thung làm trại chủ thứ nhì, coi huyệnTuy Viễn, Huyền Khê là trại chủ thứ 3 coi việc quân lương [49; tr.532] Hiệnnay ở Kiên Mỹ, xung quanh Bảo tàng Quang Trung còn dấu tích phản ánhBản doanh của nghĩa quân thời Tây Sơn ở đây: Vườn Dinh: Sở chỉ huy nghĩaquân (phía đông Bảo tàng Quang Trung); Vi tập binh: phía bắc vườn Dinh,khu vực đóng quân; Gò Đá Đen, Gò Cứt Cu: nơi luyện tập quân đội Tây Sơn[18; tr.103] Ở đây có di tích Vi Cấm là nơi giam giữ tù binh, Gò Đá Đenngoài chức năng là nơi luyện tập quân đội, còn là căn cứ quân sự quan trọng,điểm xuất phát đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn của nghĩa quân [3; tr.32-34].Quân Tây Sơn một mặt tiếp tục xây dựng lực lượng bên trong, đồng thời liênlạc với lực lượng bên ngoài Chiêu dụ 2 Lục Lâm (“cướp sống ở trong rừng”)

ở nguồn An Tượng là Nhưng Huy và Tứ Linh; mật ước với nữ chúa ChiêmThành là Thị Hỏa đem quân sang đóng ở Thạch Thành (Phú Yên) để làm thếnương tựa lẫn nhau

Sau đó nghĩa quân mở rộng địa bàn, đánh các thôn ấp và bao vây phủthành Quy Nhơn Phủ Thành Quy Nhơn có vị trí chiến lược quan trọng, là sởchỉ huy, trung tâm chính trị và quân sự của chúa Nguyễn ở phủ Quy Nhơn.Chính quyền chúa Nguyễn đã cho đắp một thành đất hình chữ nhật chiều dài100m, chiều rộng 65m, diện tích khoảng 7000m2 Chỗ cao nhất của đoạn bờthành còn lại cao 1,6m, rộng 2m [18; tr.122] Vì thế chiếm được phủ thànhQuy Nhơn sẽ làm chủ được toàn bộ Phủ Quy Nhơn, làm chỗ đứng chân vữngchắc từ đó tiến đánh các phủ xung quanh Vì vậy cả quân Tây Sơn và chính

Trang 40

quyền họ Nguyễn đều muốn chiếm giữ vị trí trọng yếu này Trước những thấtbại liên tiếp khi đối đầu với lực lượng Tây Sơn, Nguyễn Khắc Tuyên báo cáotình hình về kinh đô Phú Xuân xin tăng cường phòng thủ phủ thành QuyNhơn Vì vậy tiến đánh phủ thành Quy Nhơn không hề dễ Quân Tây Sơn đề

ra mục tiêu tiến đánh phủ thành Quy Nhơn với sự tính toán cẩn thận và sựchuẩn bị chu đáo Sau nhiều ngày vây hãm nhưng không hạ được phủ thành,Nguyễn Nhạc đã chuyển sang thực hiện kế sách “khổ nhục kế”, “nội côngngoại kích” Chỉ sau một đêm, nghĩa quân đã chiếm được phủ thành QuyNhơn Về trận đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn của nghĩa quân Tây Sơnđược phản ánh trong các nguồn sử liệu không thống nhất:

Sách “Đại Việt sử ký tục biên” chép: tháng 6 năm Quý Tỵ (1773), Nhạc

vốn dũng cảm, tự chui vào xe cũi, sai thủ hạ chuyển đệ lên quan nói rằng:

“Bắt được biện Nhạc đem nộp để lấy thưởng” Tướng giữ Quy Nhơn mừnglắm, nhận ngay Đêm đến Nhạc cùng thủ hạ phá cũi ra giết lính canh ngục, thả

tù ra, bắt viên tướng Trấn thủ (tức Tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên) ở đó giết đi.Rồi giữ thành ấy xua dân làm lính [9; tr.349] Giáo sĩ Diego de Jumilla lúc đó

ở Gia Hựu (thuộc phủ Quy Nhơn) lại cho rằng sự kiện này diễn ra vào buổisáng của 1 ngày tháng 9, Tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên không bị giết: “Đãqua hai mươi ngày từ lúc họ khởi binh, một buổi sáng vào khoảng trung tuầntháng 9, hai toán quân vây dinh quan tuần phủ Quy Nhơn và chiếm thành.Quan tuần phủ vội vàng chạy trốn, không kịp thời gian để mặc quần áo, chỉkịp mang theo chiếc ấn vì đó là dấu chỉ chức quan của ông Quân lính của ôngcũng chạy theo ông Ông hấp tấp quá nên đánh rơi chiếc ấn Ông trốn ở vùngTam Quan (huyện Bồng Sơn), cách dinh ông chừng 2 ngày đường Vợ conông bị bỏ lại, quân khởi nghĩa không làm hại gì các người đó, chỉ lấy khí giới,

của cải và đốt dinh” [70; tr.95] Sách “Đại Nam liệt truyện”, thì đưa ra 2 giả

định khác nhau: Thứ nhất, Nguyễn Nhạc chiêu tập được các tên Nhưng Huy,

Tứ Linh sai cùng với Nguyễn Thung đem một chi quân xuống phủ lỵ QuyNhơn, nhân ban đêm đánh cướp, quan quân đều sợ tan Tuần phủ NguyễnKhắc Tuyên chạy trốn Một thuyết khác nói: Nhạc là người nhiều mưu cơ trítrá, một hôm tự ngồi vào trong cũi, sai bè lũ đến Phủ thành nói là bắt đượcNhạc giải nộp, Nguyễn Khắc Tuyên không ngờ là dối, sai mở cửa thành để

Ngày đăng: 25/10/2024, 10:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2.1: Số lượng thóc gạo và tiền mặt của các phủ nộp tại dinh Quảng Nam năm - Luận văn sự nghiệp của nhà tây sơn Ở phủ quy nhơn (1771 1802)
Bảng 1.2.1 Số lượng thóc gạo và tiền mặt của các phủ nộp tại dinh Quảng Nam năm (Trang 30)
Bảng thống kê trên đây là kết quả tính toán của Li Tana dựa trên các dữ kiện được chép trong sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, không ngoại trừ những dữ kiện đó có những thiếu sót nhất định do văn bản tác giả tham khảo là một trong những dị bản, chưa - Luận văn sự nghiệp của nhà tây sơn Ở phủ quy nhơn (1771 1802)
Bảng th ống kê trên đây là kết quả tính toán của Li Tana dựa trên các dữ kiện được chép trong sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, không ngoại trừ những dữ kiện đó có những thiếu sót nhất định do văn bản tác giả tham khảo là một trong những dị bản, chưa (Trang 31)
Hình 1: Bia di tích An Khê Trường (An Khê, Gia Lai) - Luận văn sự nghiệp của nhà tây sơn Ở phủ quy nhơn (1771 1802)
Hình 1 Bia di tích An Khê Trường (An Khê, Gia Lai) (Trang 99)
Hình 2: Bia di tích Thành Hoàng Đế (An Nhơn, Bình Định) - Luận văn sự nghiệp của nhà tây sơn Ở phủ quy nhơn (1771 1802)
Hình 2 Bia di tích Thành Hoàng Đế (An Nhơn, Bình Định) (Trang 100)
Hình 2: Bia di tích Phủ thành Quy Nhơn (An Nhơn, Bình Định) - Luận văn sự nghiệp của nhà tây sơn Ở phủ quy nhơn (1771 1802)
Hình 2 Bia di tích Phủ thành Quy Nhơn (An Nhơn, Bình Định) (Trang 101)
Hình 4: Tượng Hoàng đế Thái Đức tại Bảo tàng Quang Trung - Luận văn sự nghiệp của nhà tây sơn Ở phủ quy nhơn (1771 1802)
Hình 4 Tượng Hoàng đế Thái Đức tại Bảo tàng Quang Trung (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN