- Phương pháp tiếp cận liên ngành: sử dụng kết quả nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật học, mỹ thuật học, mỹ học kiến trúc, nguyên lý TKNT, lịch sử, văn hóa học, tâm lý học, kỹ thuật và c
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Luận án đã được xác lập các mục tiêu nghiên cứu và NCS tiến hành khảo sát các nguồn tư liệu tham khảo Đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình khoa học hoặc bài viết nào trực tiếp liên quan đến nội dung đề tài luận án; các nghiên cứu hiện tại có mức độ liên quan gần, đóng vai trò làm cơ sở hoặc mang tính gián tiếp Các lý thuyết về mỹ thuật học, nghệ thuật học, nghệ thuật Hậu hiện đại, hình thái học nghệ thuật và thuyết trang trí được sử dụng làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu, cung cấp cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu TKNT và NTTT trong nội thất, trong đó, phương pháp luận design đóng vai trò dẫn dắt và được kết hợp với các tài liệu thực tiễn từ ngành TKNT để tham khảo và vận dụng Tài liệu về tâm lý người sử dụng KS cũng được xác định là cần thiết để hiểu cơ chế sáng tạo tác phẩm và quy luật chung của nghệ thuật Các nguồn tư liệu liên quan đến TKNT và NTTT nội thất KS được nghiên cứu ở nhiều mức độ chuyên sâu Yếu tố văn hóa và bản địa cũng đóng vai trò quan trọng với NTTT nội thất KS tại Tp HCM Trên cơ sở đó, các tài liệu và công trình khoa học có liên quan được phân chia thành các nhóm: NTTT nội thất; văn hóa xã hội đô thị Tp HCM; công trình KS và các KS tiêu biểu của Tp HCM
1.1.1 Nghệ thuật trang trí nội thất
Lĩnh vực TKNT có mối liên hệ và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống như kiến trúc, mỹ thuật, MTƯD, văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, môi trường, tâm lý con người Công trình kiến trúc - nội thất là sự tổng hòa các mối quan hệ hữu cơ, thể hiện rõ những vấn đề thời đại (tư tưởng thẩm mỹ, quan điểm sống) Nhóm tài liệu liên quan mỹ học kiến trúc, mỹ thuật học, nghệ thuật học, nghệ thuật thị giác, mối quan hệ giữa kiến trúc - nội thất và các ngành nghệ thuật, qua đó phục vụ đối tượng nghiên cứu chính NTTT nội thất KS tại Tp HCM
1.1.1.1 Nghệ thuật trang trí, Mỹ học, Mỹ thuật học
Những tài liệu liên quan trực tiếp đến NTTT hầu hết là tiếng nước ngoài như:
The Grove Encyclopedia of Decorative Arts (Bách khoa toàn thư về Nghệ thuật trang trí của Grove) của Gordon Campbell [118], Quotations and Sources on Design and Decorative Arts (Trích dẫn và nguồn về Thiết kế và Nghệ thuật trang trí) của Paul
Greenhalgh [145], A Histroy of Interior Design (Lịch sử Thiết kế Nội thất) của John Pile & Judith Gura [132], và The Aesthetics of Architecture (Mỹ học Kiến trúc) của Roger Scruton [150] Những tài liệu cung cấp các khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, các loại hình, thể loại và biểu hiện của hình thức mà NTTT xuất hiện trong không gian kiến trúc - nội thất Các tài liệu cũng có những lý luận phân biệt giữa tác phẩm mỹ thuật với NTTT dựa trên vai trò người sáng tác, sự thỏa mãn niềm vui cá nhân với đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, dựa trên tính tổng hợp và hài hòa với môi trường và không gian tổng thể
Tài liệu The Theory of Decorative Art (Lý thuyết Nghệ thuật trang trí) của Isabelle Frank [127] tổng hợp lịch sử của lý thuyết NTTT cùng các lý luận: chức năng của NTTT, tính hữu dụng của cái đẹp (the uses of beauty), lý thuyết công năng/chức năng (theory of function), vật liệu và kỹ thuật của NTTT, đồ trang trí và các phong cách của NTTT, nguyên tắc của đồ trang trí (ornament principles), lý thuyết của phong cách nghệ thuật (theory of style), vai trò người nghệ sĩ/nhà thiết kế và máy móc Để xác định NTTT, tác giả cho rằng “NTTT đứng giữa những khái niệm là nghệ thuật cơ khí, nghệ thuật phụ, mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp hay nghệ thuật thủ công, tất cả tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử”, đã có sự đồng thuận vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, “khi người ta không chỉ tập trung xem xét giá trị nghệ thuật, địa vị, đặc điểm của NTTT mà tìm cách đánh giá giá trị kinh tế cũng như thẩm mỹ của các tác phẩm trang trí” [127, tr.1]
Trong tài liệu Mỹ thuật học của tác giả Nguyễn Xuân Tiên [84] đã tổng hợp những khái niệm và phân loại một cách cơ bản và hệ thống nhất về nghệ thuật, từ đó Kiến trúc và Mỹ thuật ứng dụng (trong đó có NTTT nội thất, Thiết kế và Trang trí đồ mỹ nghệ) là nghệ thuật của không gian, sử dụng nguyên lý thị giác và nghệ thuật tạo hình để tạo ra giá trị thực dụng cho nghệ thuật Tài liệu này đã hệ thống dữ kiện lịch sử các hệ tư tưởng, trường phái nghệ thuật từ tổng quan đến chi tiết các khái niệm, định nghĩa liên quan đến ngôn ngữ biểu hiện các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, nội thất, hội họa, điêu khắc, đồ họa, mỹ thuật ứng dụng…
Theo Từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông [58], “Trang trí là nghệ thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người Nhờ những yếu tố trang trí, các vật dụng vừa có giá trị thẩm mĩ vừa nâng cao được giá trị sử dụng, vì vậy, trang trí nằm trong nghệ thuật ứng dụng” [58, tr.134], “NTTT là thêm phần trang trí cho một đồ vật đã làm xong để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đồ vật đó” [58, tr.108] Tài liệu Mỹ thuật học [84] cho rằng “nghệ thuật trang trí” tương đương với “thiết kế nội thất”, thuộc Mỹ thuật ứng dụng, là “trang hoàng, tô điểm cho đẹp mắt và bài trí xếp đặt cho hợp lý” Kết hợp với tài liệu nước ngoài The Fundamentals of Interior Architecture (Những nền tảng của Kiến trúc Nội thất) [131] của tác giả John Coles,
Naomi House và The Fundamentals of Interior Design (Những nền tảng của thiết kế
Nội thất) của tác giả Simon Dodsworth [153] cùng tài liệu Những vấn đề về Nguyên lý thiết kế nội thất [83] của tác giả Võ Thị Thu Thủy được tham khảo kết hợp để hệ thống những biểu hiện và nguyên tắc/quy luật của NTTT trong không gian kiến trúc
- nội thất, nền tảng nhận diện các yếu tố này đều thuộc vào nền tảng “hình dạng không gian (Space Form) nội thất” [83]
Tài liệu Mỹ học theo quan điểm của tác giả Heghen [30] là hệ tư tưởng và lý thuyết tiêu biểu, tác giả đề cao quá trình phát triển của tinh thần, biểu hiện thành một năng lực tưởng tượng, hình thành cảm hứng sáng tạo, sáng tạo nên các hình tượng nghệ thuật Tài liệu khác mang tính đối lập với Heghen chính là Mỹ học với tư cách là một khoa học của tác giả Đỗ Huy [40] bằng việc tập hợp các lý thuyết và cơ sở thực tiễn để chứng minh tính khoa học của mỹ học Tài liệu Hình thái học của nghệ thuật của tác giá M Cagan (Phan Ngọc dịch) [8] thể hiện những tư tưởng mỹ học duy vật biện chứng, hình tượng nghệ thuật được tạo nên từ cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật Ngoài ra còn có một số tài liệu liên quan đến mỹ học khác như Mỹ học của tác giả Denis Huisman (Huyền Giang dịch) [17], Cảm thụ thị giác - những nguyên lý cơ bản của tác giả Phạm Hùng Cường [11], Luận án tiến sĩ Vai trò của nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động thưởng thức nghệ thuật của tác giả Lê Thị Hường [39], Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển của tác giả Nguyễn Ngọc Thu [82] góp phần xây dựng cơ sở biện luận cho đề tài ở nhiều khía cạnh và quan điểm khác nhau của từng tác giả
Nhóm tài liệu Từ điển Mĩ thuật phổ thông của nhóm tác giả do Đặng Bích Ngân (chủ biên) [58], Bách khoa thư kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ, nghệ thuật trang trí của tác giả Lê Phục Quốc [72] cung cấp cơ sở khoa học cho các khái niệm liên quan đến mỹ thuật, nghệ thuật, trang trí được sử dụng trong luận án Tài liệu
Nghệ thuật thị giác và những vấn đề cơ bản của tác giả Uyên Huy [42] đã liệt kê, nghiên cứu các nguyên lý, quy luật cho mỗi ngành nghệ thuật Các nguyên lý, quy luật này được diễn giải, định nghĩa và ví dụ cụ thể, giúp phân tích về giá trị thẩm mỹ của trang trí mỹ thuật trong nội thất
Nhóm tài liệu Những nền tảng của mỹ thuật của nhóm tác giả Ocvirk - Stinson
- Wigg - Bone - Cayton (Lê Thành dịch) [56], Nghệ thuật học của tác giả Đỗ Văn
Khang (chủ biên) [41], Mỹ thuật học của tác giả Nguyễn Xuân Tiên [84], Phương pháp tư duy & thực hành bố cục của tác giả Uyên Huy [41], Cơ sở tạo hình của nhóm tác giả Lê Huy Văn, Trần Từ Thành [93] đề cập đến cơ sở lý thuyết phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tác mỹ thuật, qua đó là cơ sở nền tảng cho các biện luận và phân tích, đánh giá về giá trị thẩm mỹ của các không gian nội thất KS
Với đề tài nghiên cứu cần làm rõ cái đẹp của NTTT và quan điểm - thị hiếu thẩm mỹ có liên quan đến NTTT không gian nên nhóm tài liệu được đề cập trên đây có vai trò then chốt và nền tảng cho cơ sở lập luận, cũng như làm cơ sở cho hệ thống các khái niệm chuyên môn
1.1.1.2 Thiết kế nội thất Để hiểu rõ tính “chiếm hữu” không gian kiến trúc - nội thất của NTTT nội thất, các thành tố của không gian nội thất và nền tảng cơ sở tạo hình mỹ thuật dành cho tư duy không gian nội thất, NCS tập hợp được nhóm tài liệu liên quan đến TKNT từ cơ bản đến nâng cao, gồm có:
Tài liệu Thiết kế nội thất của tác giả Francis D K Ching [26] nói về giá trị của không gian nội thất và các thành phần dù nhỏ của không gian nội thất cũng đóng vai trò quan trọng Các tài liệu Giáo trình Phương pháp thiết kế Nội thất của tác giả Nguyễn Lan Hương [38], Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Nội thất của tác giả Nguyễn Hoàng Liên (chủ biên) [53], Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam của tác giả Trần Khánh Chương [9], Những vấn đề về Nguyên lý Thiết kế Nội thất của tác giả Võ Thị Thu Thủy [83], cùng nhóm tài liệu nước ngoài là The Fundamentals of Interior
Design (Những nền tảng của Thiết kế Nội thất) của Simon Dodsworth [153] và The Fundamentals of Interior Architecture (Những nền tảng của Kiến trúc Nội thất) của
Cơ sở lý luận
NCS thực hiện nghiên cứu và xác định một số thuật ngữ và khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu, qua đó trình bày các lý thuyết tiếp cận đề tài luận án
1.2.1 M ộ t s ố khái ni ệm liên quan đến đề tài
- Nghệ thuật tạo hình: Theo Từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, “là nghệ thuật đưa tới thị giác những tác phẩm có không gian hai hoặc ba chiều, ví dụ như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa, NTTT ứng dụng”, “ở nhiều nơi trên thế giới, người ta cho rằng thuật ngữ nghệ thuật thị giác và nghệ thuật tạo hình đồng nghĩa với mĩ thuật” [58, tr.114] Theo Mỹ thuật học, nghệ thuật tạo hình là “loại hình nghệ thuật có quan hệ đến sự thụ cảm bằng thị giác, và sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới bên ngoài đưa lên mặt phẳng hoặc không gian nào đấy Nằm trong nghệ thuật tạo hình còn có cả kiến trúc và nghệ thuật ứng dụng” [84, tr.46]
- Mỹ thuật tạo hình: Theo Phương pháp tư duy & thực hành bố cục thì mỹ thuật tạo hình “hay còn gọi là nghệ thuật tạo hình, là lĩnh vực quan trọng của mỹ thuật, gồm có các yếu tố: Mục đích sáng tạo, Ngôn ngữ, Tác giả, Giá trị”, “nghệ thuật tạo hình chia thành các lĩnh vực: Hội họa, Điêu khắc, Đồ họa, Nghệ thuật hoành tráng” [41, tr.59]
- Trang trí: Theo Từ điển Tiếng Việt, “trang trí là một hoạt động sắp xếp, bố trí các vật có hình khối, đường nét, màu sắc khác nhau sao cho tạo ra một sự hài hòa, làm đẹp mắt một khoảng không gian nào đó” [68, tr.1035] Theo Từ điển Thuật ngữ
Mĩ thuật phổ thông thì “trang trí là nghệ thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người Nhờ những yếu tố trang trí, các vật dụng vừa có giá trị thẩm mĩ vừa nâng cao được giá trị sử dụng, vì vậy, trang trí nằm trong nghệ thuật ứng dụng” [58, tr.134]
- Trang trí nội thất: Theo Từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, trang trí nội thất là “làm đẹp mọi thứ đồ vật trong nhà, nơi ăn ở, cơ quan làm việc, nơi tiếp khách, chỗ giải trí, nơi hội họp, làm cho nội thất vừa đẹp, vừa tiện sử dụng [58, tr.134]
- Nghệ thuật trang trí: NTTT là một khái niệm ghép từ hai khái niệm nghệ thuật (danh từ) và trang trí (động từ) Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là biểu hiện hình thức, nghệ thuật thị giác của nội thất KS Thuật ngữ NTTT được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, TKNT ở Việt Nam và trên thế giới
Theo Từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, NTTT “là thêm phần trang trí cho một đồ vật đã làm xong để tăng thêm vẻ đẹp cho đồ vật đó” [58, tr.108] Trong tài liệu Mỹ thuật học của tác giả Nguyễn Xuân Tiên đã phân loại một cách cơ bản hệ thống của nghệ thuật, từ đó Kiến trúc và Mỹ thuật ứng dụng (trong đó có NTTT nội thất, Thiết kế và Trang trí đồ mỹ nghệ) là nghệ thuật của không gian, sử dụng nguyên lý thị giác và cơ sở tạo hình để tạo ra giá trị thực dụng cho nghệ thuật Tác giả cũng cho rằng “nghệ thuật trang trí” tương đương với “thiết kế nội thất”, thuộc Mỹ thuật ứng dụng, là “trang hoàng, tô điểm cho đẹp mắt và bài trí xếp đặt cho hợp lý” [84, tr.207] Không gian nội thất còn được trang trí bằng đồ mỹ nghệ như: đồ gốm, đồ thủy tinh, đồ chạm trổ nghệ thuật, đồ mỹ nghệ kim loại, đồ gỗ, đồ thêu dệt, vải, len, đan, ren và những dòng sản phẩm MTƯD
Trong tài liệu tiếng Anh The Aesthetics of Architecture của Roger Scruton,
NTTT có thể được dịch là decorative art (nghệ thuật dùng phương tiện, cách trang trí) hoặc art of decoration (nghệ thuật của hoạt động trang trí) [150] Theo từ điển
Oxford Learner’s Dictionaries, “NTTT là hoạt động nghệ thuật nhằm tạo ra những đồ vật vừa hữu ích vừa đẹp mắt” [193], từ điển Collins Dictionary thì cho rằng “NTTT là bất kỳ nghệ thuật thị giác nào được áp dụng để làm cho thứ gì đó hấp dẫn hơn hoặc trang trí công phu hơn” [169]
Trong tài liệu The Grove Encyclopedia of Decorative Arts (Bách khoa toàn thư về NTTT của Grove) của Gordon Campbell đưa ra sự khác biệt giữa mỹ thuật và
NTTT, qua đó NTTT là “nghệ thuật chế tác thủ công và cơ khí (nghệ thuật cơ khí) gồm gốm sứ, thủy tinh, đồ kim loại, dệt vải, đồ nội thất và trang trí nội thất NTTT có thể sử dụng mỹ thuật như hội họa và điêu khắc để trang trí bên ngoài và bên trong công trình” [118, tr.vii]
Tài liệu Quotations and Sources on Design and Decorative Arts (Những trích dẫn và nguồn về Thiết kế và NTTT) của Paul Greenhalgh có khái niệm: “NTTT chỉ phát triển dưới áp lực nhu cầu xã hội và trong môi trường thuận lợi, phải tự thích ứng với sở thích và thói quen của người sử dụng” và “NTTT là làm phong phú cho bề mặt hoặc một vật thể bằng những hình thức, hình dạng, màu sắc, làm ra vẻ đẹp mới và bảo toàn được kiểu dáng và đặc tính”, “chức năng của việc trang trí là nhấn mạnh hình thức của không gian, hay đồ vật chứ không phải che giấu chúng” [145, tr.12];
“bản chất của NTTT đơn giản là được sinh ra cho một không gian xác định, là một phần trong tổng thể hài hòa, đồng hành cùng với nghệ thuật khác” [145, tr.5]
Khái niệm thiết kế (design) và trang trí (decoration) có ý nghĩa và đặc trưng riêng, khi được gắn với từ “nội thất” sẽ thành trang trí nội thất (interior decoration) và thiết kế nội thất (interior design), khá gần nhau về tính chất công việc và bởi cách nhìn nhận theo thói quen của giới chuyên môn và xã hội, từ đó NTTT nội thất được xem là công việc sáng tạo mỹ thuật, góp phần cho giá trị chung của nội thất
NCS trình bày định nghĩa của NTTT: là loại hình nghệ thuật thị giác có tính chiếm hữu không gian, sử dụng các phương tiện và quy luật sáng tạo của nghệ thuật tạo hình để trang hoàng, tô điểm và bài trí sắp đặt trong không gian, tạo cho không gian đẹp mắt, có giá trị thẩm mỹ và hữu ích Định nghĩa phù hợp với định hướng và đối tượng nghiên cứu của luận án, đặt NTTT vào không gian nội thất của KS
Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Khái quát l ị ch s ử đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
Nhìn lại một tiến trình lịch sử được trình bày trong tài liệu Gia Định - Sài Gòn
- Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử, từ khi phủ Gia Định được thành lập năm
1698, cột mốc chính thức đánh dấu khai sinh vùng đất Biên Hòa và Sài Gòn cùng một số tỉnh thành Nam bộ khác Đến năm 1780, Sài Gòn là thủ phủ của Nam Bộ Từ 1862 đến 1867, Sài Gòn - Chợ Lớn bắt đầu được người Pháp quy hoạch thành đô thị trung tâm Nam Kỳ Thời điểm 1945 - 1954 đô thị Sài Gòn bị tác động bởi dân số tăng nhanh do di cư, không gian đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn gắn liền nhau [87] Từ năm 1954 đến
1975, đô thành Sài Gòn chịu nhiều tác động bởi chi phối chính trị và viện trợ từ Hoa
Kỳ Năm 1975 Sài Gòn chính thức trở thành Tp HCM, chuyển mình mạnh mẽ để dẫn đầu kinh tế cả nước và phát triển đô thị cho đến nay Về điều kiện tự nhiên của Sài Gòn, “vùng đất phía Nam đất nước được thiên nhiên ưu đãi, mưa thuận gió hòa, đất đai phì nhiêu, cây cối quanh năm xanh tươi, ít thiên tai bão lụt” [32, tr.45], cùng với “hệ thống sông nước, kênh rạch chằng chịt cùng địa hình tiếp giáp biển đã tạo nên “thiên thời, địa lợi” cho cửa ngõ giao thương của Sài Gòn”, cũng tạo nên đặc điểm bố cục không gian đô thị còn tồn tại tới ngày nay
Với lịch sử 326 năm, Sài Gòn - Tp HCM trở thành một trong những đô thị tiêu biểu và lâu đời nhất của vùng đất phương Nam, có nhiều đặc trưng về lịch sử, tự nhiên, xã hội, văn hóa, kinh tế…, giúp Sài Gòn - Tp HCM có điều kiện trở thành đô thị kinh tế phát triển nhất của cả nước Do sức ép của gia tăng dân số, khu vực trung tâm Tp HCM có mật độ xây dựng cao, làm “phá vỡ cấu trúc mật độ đặc trưng”, “dồn nén công trình cao tầng trong lòng trung tâm lịch sử” [14, tr.23] Những công trình
KS cao cấp nhất trong lịch sử phát triển KS đều nằm ở nơi sầm uất và sang trọng nhất của thành phố Trong 26 KS 5 sao tại Tp HCM, có 16 KS nằm ở trung tâm quận 1 (chiếm 61,5%), 04 KS ở quận 3 (chiếm 15,4%); trong 26 KS 4 sao của Tp HCM, có
19 KS nằm ở trung tâm quận 1 (chiếm 73%) [198] Dữ liệu này được xem là cơ sở cho việc lựa chọn các KS tiêu biểu của Tp HCM trong đề tài luận án
1.3.2 L ị ch s ử hình thành và phát tri ể n khách s ạ n tiêu bi ể u t ạ i Thành phố
1.3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển khách sạn
Lịch sử của KS có mối liên hệ mật thiết với lịch sử các nền văn minh Thời xa xưa, tổ tiên loài người đã tỏ ra hiếu khách khi cung cấp chỗ trú, lò sưởi và bữa ăn ấm áp cho những lữ hành Thời Cổ đại, người Hy Lạp đã phát triển các bồn tắm nước nóng thiên nhiên để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe, người La Mã xây dựng các dinh thự để cung cấp chỗ ở cho du khách đi công tác với chính phủ, họ cũng đầu tiên phát triển bồn tắm thiên nhiên ở Anh, Thụy Sĩ và Trung Đông [186] Thời Trung cổ, vào thế kỷ thứ 2 TCN, các tu viện là cơ sở đầu tiên cung cấp nơi tị nạn cho du khách, rồi đến các nhà trọ, nhà tế bần… Các đoàn thương nhân và truyền giáo đi theo các tuyến giao thông thủy bộ đến quanh vùng Địa Trung Hải và các quốc gia xa xôi, trên hành trình và các chặng nghỉ chân, họ cần những ngôi “nhà trọ”, từ đó hình thành nên mô hình “các dãy nhà trọ và những KS đầu tiên, là kết quả của phát triển thương mại”
[97, tr.5] Trên các tuyến đường buôn bán - giao thương, mô hình nhà nghỉ được hình thành để cung cấp thức ăn, chỗ ở, giữ ngựa và lạc đà Tất nhiên những mô hình nói trên không phải là KS theo cách chúng ta biết ngày nay
Ngành KS ra đời ở Pháp vào đầu thế kỷ 15 khi luật pháp yêu cầu các KS phải đăng ký hoạt động, những cuốn hướng dẫn sử dụng KS đầu tiên dành cho du khách cũng được xuất bản ở Pháp thời kỳ này Châu Âu bắt đầu phát triển công nghiệp KS và lan dần đến Mỹ Thời Louis XIV đã xuất hiện mô hình Place Vendôme, một khu phức hợp KS, cửa hàng, văn phòng, căn hộ [186] Cuộc cách mạng công nghiệp 1760 đã tạo điều kiện ra đời nhiều KS ở Châu Âu và Mỹ và sau đó phát triển theo sự tiến bộ của xã hội cho đến ngày nay
Từ điển La Route đã định nghĩa “Hotel: Etablisement commercial qui house des chamber ou des appastments menblei pour prix journalier (KS là công trình có tính thương điếm ở đó cho thuê phòng hoặc căn hộ buồng phòng tiện nghi tốt, cho thuê theo giá cả ngày đêm…)” [97, tr.5] Phương tiện giao thông cũng là tác nhân thúc đẩy giao thông thương mại, hàng hóa và tôn giáo, chính trị và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, từ đó làm tăng nhu cầu và đa dạng loại hình đối với KS, và khi xã hội càng văn minh, tiến bộ và kinh tế thịnh vượng thì loại hình KS nghỉ dưỡng hình thành và phát triển [97] “Kinh doanh KS như kinh doanh nền công nghiệp không khói, thông qua phục vụ tốt (dáp ứng nhu cầu ăn ở, vui chơi, giải trí) để thu lợi nhuận cao” [97, tr.9] Ngành KS, từ nhà nghỉ bình dân đến KS 5 sao, luôn biến đổi theo nhu cầu và sự thay đổi của xã hội Ở Việt Nam, mô hình nhà trọ cũng xuất hiện trên các tuyến đường và trung tâm giao thương từ thế kỷ 16 Từ thời phong kiến cuối thế kỷ 19, việc giao lưu thương mại ở các đô thị gắn với bờ biển, sông ngòi cũng hình thành và phát triển Mô hình
“nhà khách” với các phòng ngủ và tiệm ăn được xây dựng đáp ứng cho giới thương nhân, vốn được nhà Nguyễn mở cửa bang giao buôn bán Những KS đầu tiên cũng được ra đời ở Đà Nẵng, Hội An, Sài Gòn Gia Định, Hải Phòng, Hà Nội…, thường là cơ cấu đơn giản, gồm 2 - 3 tầng, tiện nghi như “nhà trọ” [97]
Một số KS tiêu biểu về lịch sử ra đời ở Sài Gòn - Gia Định:
- KS Maison Wang Tai (Hotel Des Douanes) ở số 02 Hàm Nghi, phường Bến Nghé, Quận 1 - được xem là KS được thành lập đầu tiên vào năm 1867 Trải qua nhiều thay đổi liên quan đến các quan hệ với chính quyền bấy giờ, Hotel Des Douanes đến nay đã ngưng hoạt động và đang là trụ sở của Cục Hải Quan Tp HCM
- Hotel Laval ra đời năm 1870, là nơi nghỉ tạm cho viên chức từ Pháp đến Sài Gòn làm việc trước khi có nhà riêng, nay đã ngưng hoạt động và bị phá bỏ
- Hotel De L’Univers được thành lập năm 1872, đến nay đã ngưng hoạt động và kiến trúc đã bị phá bỏ
- KS Hoàn Cầu (Hotel Continental Saigon) ra đời năm 1880, đạt chuẩn 4 sao và đang hoạt động đến ngày nay
- KS Bến Thành (Rex Hotel Saigon) ra đời năm 1925, trải qua nhiều thay đổi và cải tạo, nay vẫn đang hoạt động với tiêu chuẩn 5 sao
- KS Cửu Long (Hotel Majestic Saigon) được thành lập năm 1927, đạt chuẩn
5 sao và đang hoạt động đến ngày nay
- KS Đồng Khởi (Hotel Grand Saigon) được thành lập năm 1930, kiến trúc KS được ghép chung khối nhà cũ trước đây và một khối nhà mới, đạt chuẩn 5 sao và đang hoạt động đến ngày nay
Từ 1925 - 1942, ở Việt Nam cũng dần dần ra đời các KS lớn, tiện nghi đáp ứng nhu cầu của người Pháp ở những đô thị lớn và một số KS khác ở những khu nghỉ mát như Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa Có thể thấy thời Pháp thuộc tại Việt Nam đã xuất hiện một số KS tiêu biểu và vẫn tồn tại đến ngày nay
Giai đoạn 1945 - 1954, vì chiến tranh nên mô hình KS gần như bỏ không, trở thành trại lính hoặc “nhà thổ” [97, tr.10] Việt Nam bị chia cắt 2 miền Nam - Bắc từ sau 1954 đến 1975, nền chính trị và kinh tế của Sài Gòn đã hình thành một số KS theo mô hình của Hoa Kỳ thời bấy giờ như Caravelle Hotel Saigon (1959) Thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1986 - 2000, nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, Tp HCM trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, từ đó tạo tiền đề cho thời kỳ hội nhập và phát triển của kinh tế Tp HCM từ 2001 tới nay
Đặc trưng và những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí nội thất khách sạn … 42 Tiểu kết
1.4.1 Đặc trưng c ủ a ngh ệ thu ậ t trang trí n ộ i th ấ t khách s ạ n
Tiêu chuẩn Việt Nam về xếp hạng KS (Hotel Classification) TCVN 4391:2015
[86] quy định vị trí, thiết kế kiến trúc - cảnh quan - nội thất và quy mô ở vị trí đầu tiên, sau đó đến các yếu tố giao thông, chức năng tiện ích, dây chuyền công năng, dịch vụ và mức độ phục vụ, quản lý và đội ngũ nhân sự, môi trường, cho đến vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, an ninh an toàn Nội dung liên quan đến thiết kế và trang trí nghệ thuật trong nội thất cũng được quy định ở mức cơ bản Song song đó, hệ thống tiêu chuẩn thiết kế của các tập đoàn KS hàng đầu thế giới, đặc biệt với những thương hiệu KS nghệ thuật (Art Hotels) và KS “boutique” (Boutique Hotels) có những quy định, hướng dẫn khá cụ thể về từng thành phần, hạng mục của thiết kế và NTTT nội thất
Việc khái quát một số đặc trưng của NTTT nội thất KS dựa trên 04 cơ sở lý thuyết và thực tiễn sau đây:
1.4.1.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015
TCVN 4391:2015 [86] khái niệm KS là “cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách”, KS nghỉ dưỡng là “cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành”, ngoài cơ sở vật chất và dịch vụ thì “phục vụ nhu cầu nghỉ dương, giải trí, tham quan” [86, tr 5]
Với KS tiêu chuẩn 4 - 5 sao, về tổng thể, NTTT kiến trúc - nội thất được quy định: “thiết kế kiến trúc đẹp, độc đáo”, “tiểu cảnh được thiết kế đẹp, sang trọng, tinh tế độc đáo”, “nội ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý, đẹp, sang trọng”
[86, tr 9] Về chất lượng trang thiết bị, bài trí, trang trí, tiêu chuẩn liệt kê ngắn gọn:
“ Chất lượng cao; Bài trí hợp lý; Màu sắc hài hòa; Hoạt động tốt; Đồng bộ; Trang trí nội thất đẹp; Hiện đại sang trọng; Trang trí nghệ thuật” [86, tr 15] Những tiêu chuẩn này mang tính tổng quát, định tính và thiếu cơ sở thẩm định, vì vậy biểu hiện NTTT của các KS ở Việt Nam cũng đạt những giá trị cao thấp khác nhau
1.4.1.2 Nghiên cứu trường hợp điển hình trong thực tiễn: MGallery Brand - Design Standards & Guidelines (Bộ hướng dẫn thiết kế và nhận diện thương hiệu Mgallery), Accor Group
MGallery, dòng KS nghệ thuật 5 sao thuộc tập đoàn Accor, có bộ hướng dẫn gồm các hạng mục: Kiến trúc và TKNT, Hệ thống bảng biển và Đồ họa, Hồ sơ kỹ thuật Thư mục Kiến trúc và TKNT có các thư mục con: ASPAC Benchmark Hotels Design and Technical Services Asia Pacific (Điểm chuẩn thiết kế và kỹ thuật cho hệ thống KS tại Châu Á Thái Bình Dương); General (Quy định tổng thể); Brand and Design (Thương hiệu và Thiết kế); Food & Beverage (Lĩnh vực Ăn uống); Consultants (Nhà tư vấn); Product Suppliers (Nhà cung cấp) với các văn bản quy định chi tiết [138] Về tổng thể những điểm chính của bộ hướng dẫn này gồm có:
- Mỗi KS có “Tính cách, Bản sắc và Câu chuyện riêng” được khách hàng trải nghiệm thông qua Kiến trúc, TKNT và Dịch vụ, phản ánh các giá trị thiết yếu của thương hiệu [138, tr 16]
- Câu chuyện thiết kế của mỗi KS lấy cảm hứng từ 4 không khí nhận diện chính (Atmospheres): Nguồn gốc Di sản (Heritage Origins), Tính biểu tượng (The
Signature), Sự yên bình/thanh thản (Senerity), Trải nghiệm nghệ thuật (Art Experience) [139, tr 15]
- Bộ tiêu chuẩn quy định yếu tố thiết kế và trang trí nghệ thuật gồm có [138]: Brand DNA (Brand Deoxyribonucleic Acid - Bản chất và giá trị cốt lõi của thương hiệu), Nhận diện thương hiệu (Brand Identifiers), Đồ nội thất (Furniture), Nghệ thuật chiếu sáng (Lighting), Bảng màu sắc (Color Palettes), Cấu trúc bề mặt (Texture), Chi tiết trang trí (Decorative Details), Đồ họa (Graphics), Bảng chỉ dẫn/Bảng hiệu (Signage), Hoa (Flowers), Tác phẩm mỹ thuật và Đồ trang trí (Arts & Decorations)
1.4.1.3 Nghệ thuật, Nghệ thuật tạo hình
Trong tài liệu Mỹ thuật học của tác giả Nguyễn Xuân Tiên [84] đã tổng hợp những khái niệm và phân loại một cách cơ bản và hệ thống nhất về nghệ thuật, từ đó Kiến trúc và Mỹ thuật ứng dụng (trong đó có NTTT nội thất, Thiết kế và Trang trí đồ mỹ nghệ) là nghệ thuật của không gian, sử dụng nguyên lý thị giác và nghệ thuật tạo hình để tạo ra giá trị thực dụng cho nghệ thuật
“Phương tiện của nghệ thuật tạo hình là đường nét, màu sắc (hội họa), hình khối (điêu khắc, kiến trúc)”, những “phương tiện này thể hiện bằng đường nét, sáng tối, màu sắc, hình khối” Đặc trưng của nghệ thuật tạo hình đều có “quan hệ đến sự thụ cảm bằng thị giác, sử dụng các hình tượng từ thế giới đưa lên mặt phẳng hoặc không gian” [84, tr.46] “Nằm trong nghệ thuật tạo hình có cả kiến trúc và nghệ thuật ứng dụng”, tuy nhiên hai yếu tố “kiến trúc và nghệ thuật ứng dụng (nội thất) khác với hội họa, đồ họa, điêu khắc ở chỗ chúng cần được tái tạo một cách trực tiếp và chặt chẽ với thực tế” [84, tr.46] Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tạo hình gồm có:
- Yếu tố ngôn ngữ: “Dùng biểu tượng thị giác trong sáng tạo mỹ thuật”, là kết quả “tư duy nghệ thuật sử dụng hình ảnh được biểu hiện bằng biểu tượng thị giác qua ngôn ngữ hình khối, màu sắc, đường nét, chất liệu, sắc độ” [84, tr 47] Từ ngôn ngữ sẽ có khái niệm “biểu tượng” được diễn giải bằng các hình thức vật thể và phi vật thể, có tính ước lệ để gợi sự liên tưởng hoặc gây cảm xúc mạnh hơn
- Yếu tố thẩm mỹ: “Tiêu chuẩn đẹp trong tác thẩm nghệ thuật tạo hình” cũng là tiêu chuẩn đẹp trong không gian nội thất Yếu tố thẩm mỹ đạt được dựa trên các yếu tố: Bố cục (sự sắp xếp, phương pháp xếp đặt hình khối, đường nét, màu sắc, mảng miếng trên mặt phẳng và trong không gian); Hình và tỷ lệ (là ngôn ngữ tạo hình để tạo nên bố cục), tỷ lệ điều tiết sự cân đối, hài hòa cho tổng thể tác phẩm hoặc không gian, gây cảm giác có chiều sâu, tỷ lệ giữa con người - không gian - tác phẩm cũng đảm bảo cho yếu tố thẩm mỹ [84]
- Yếu tố nội dung: “Tiêu chuẩn về nội dung tư tưởng, chân thực về mặt đời sống, hoàn mỹ về mặt nghệ thuật” [84, tr 51] Nội dung gắn với chủ đề, tư tưởng sáng tác, phản ánh được một phần khía cạnh cuộc sống bằng ngôn ngữ hình thức
1.4.1.4 Nghệ thuật trang trí nội thất
Tài liệu The Fundamentals of Interior Architecture (Những nền tảng của Kiến trúc Nội thất) [131] và tài liệu Những vấn đề về Nguyên lý thiết kế nội thất [83], The Theory of Decorative Art (Lý thuyết NTTT) của Isabelle Frank [127], Nghệ thuật thị giác và những vấn đề cơ bản [42] được tham khảo kết hợp để hệ thống những biểu hiện và nguyên tắc/quy luật của NTTT trong không gian kiến trúc nội thất, nền tảng nhận diện các thành tố này đều phụ thuộc vào nền tảng hình dạng không gian (Space Form) nội thất, gồm có:
- Đường nét: yếu tố cơ bản có tính liên tục để phát triển từ điểm thành bề mặt, hình khối Đường nét tạo hình dạng hiện hữu và ảo cho không gian
- Mặt phẳng và các yếu tố được trang trí trên tất cả các biểu hiện mặt phẳng trong không gian
- Hình khối: là biểu hiện liên quan trực tiếp đến hình dạng tổng thể không gian và các thành tố, đối tượng trong không gian
- Hoa văn/Họa tiết: biểu hiện trên bề mặt hoặc được tạo từ hình khối, ánh sáng
- Vật liệu/Chất liệu: là biểu hiện thẩm mỹ và đặc tính công năng không gian nội thất, được kết hợp hoặc xử lý chất liệu đa dạng
- Cấu trúc bề mặt: liên quan đến hình dạng, vật liệu bề mặt và bên trong, cấu trúc của bề mặt mọi đối tượng trong không gian
- Màu sắc: có giá trị đi đến thị giác đầu tiên, biểu đạt tính thẩm mỹ và có công năng, tác động tâm lý, tinh thần người sử dụng
- Ánh sáng/Chiếu sáng: Cách thức khai thác nguồn sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo nâng cao thẩm mỹ và công năng cho không gian
Các nguyên tắc và quy luật thiết kế - trang trí không gian nội thất:
- Tỉ lệ (Scale) thể hiện ở hai khía cạnh: “tỉ lệ của bản vẽ thiết kế hình thành nên không gian” và biểu hiện thứ hai là “tỉ lệ của con người đặt trong tỉ lệ của các đối tượng trong không gian” [131, tr 25]
THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ NỘI THẤT MỘT SỐ KHÁCH SẠN TIÊU BIỂU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung và hình thức
Theo Thuyết lưỡng tầng, vẻ đẹp của NTTT chia thành hai cấp độ “đẹp hình thức” và “đẹp nghệ thuật”, đối với “đẹp nghệ thuật” là cái đẹp cái nội dung, phản ánh hoặc tác động đến xã hội, có sức truyền cảm và tác động đến ý thức người sử dụng
Yếu tố chủ đề, nội dung và hình thức cũng là tiêu chí đánh giá tác phẩm nghệ thuật của Mỹ thuật học, nội dung tư tưởng của NTTT cần sự chân thực về mặt đời sống, hoàn mỹ về mặt nghệ thuật” [84, tr 51] Ở khía cạnh cảm nhận chủ quan của mỗi người, thuyết lưỡng tầng có thể có thêm một số “tầng nội dung” khác tùy thuộc vào mức độ phản ánh và tác động xã hội, luận giải cấu trúc “nhiều tầng nội dung” có thể dựa trên lý thuyết Hình thái học của nghệ thuật của M Cagan [8]
2.1.1 Nội dung và hình thức của nghệ thuật trang trí nội thất
2.1.1.1 Nội dung và hình thức nghệ thuật trang trí Hotel Continental Saigon
Hotel Continental Saigon xây dựng câu chuyện thiết kế là “tòa nhà ẩn mình giữa những tòa nhà cổ điển của Sài Gòn xưa, hướng đến tương lai và không quên quá khứ” Trước đây KS thường được gọi bằng cụm từ “Radio Catinat”, vì đây là điểm hẹn nơi các phóng viên, nhà báo, chính trị gia và doanh nhân nói chuyện về chính trị, tin tức kinh doanh và các sự kiện thời sự Có câu nói “nếu những bức tường của KS Continental biết nói, chúng có thể kể cho bạn nhiều câu chuyện” - một nhân chứng thầm lặng [177] Câu chuyện thiết kế của Hotel Continental Saigon dựa trên danh tiếng và giá trị lịch sử lâu đời của KS, đó là điều mà bất kỳ KS nào tại Tp HCM đều không thể có được “Continental giữ vị trí của nó trong lịch sử Sài Gòn chứ không phải những người chủ trước đây của nó” [177] Nội thất KS cũng có một bảng trang trí với dòng chữ “A Journey Through Our History” (tạm dịch là “Hành trình xuyên suốt lịch sử của chúng tôi”) như thông điệp về trải nghiệm tại KS như một hành trình khám phá lịch sử của KS từ quá khứ đến hiện tại (H.2.1)
Bên cạnh đó, Hotel Continental Saigon còn “tích lũy” thêm một số sự kiện trong lịch sử: khi đón tiếp nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore (đoạt giải Nobel văn học năm 1913, giải Andre Malraux và giải Goncourt năm 1933); đón tiếp nhà văn người Anh Graham Greene (vị khách dài hạn ở phòng 214), người đã viết tiểu thuyết nổi tiếng “Người Mỹ trầm lặng” kể về thời kỳ chuyển tiếp giữa Thực dân Pháp và Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam [177] Kiến trúc và nội thất KS Continental hiện ra nổi bật trong sách và bộ phim “Người Mỹ trầm lặng” Continental cũng là địa điểm trung tâm và bối cảnh của bộ phim Indochine (Đông Dương) từng đoạt hai giải Oscar và một Quả cầu vàng (H.2.2) Theo bà Nguyễn Phi Anh Đào: “bên cạnh lịch sử lâu đời, nguồn cảm hứng bối cảnh trong văn chương và các bộ phim nổi tiếng thế giới đã mang lại thêm cho Hotel Continental Saigon sự hấp dẫn khác biệt, vừa có tính lịch sử, vừa hư cấu, vừa lãng mạn” [PL3; PV.4; tr.185]
Về hình thức, Hotel Continental Saigon có kiến trúc giữ được nguyên vẹn hình mẫu kiến trúc tân cổ điển trước đây với các nhịp điệu vòm cuốn, ban công sơn trắng và bức tường vàng nhạt, đẹp thanh lịch và tao nhã Màu sắc kiến trúc và nội thất của
KS đã trải qua nhiều lần thay đổi từ màu trắng sang các màu ghi xám, màu vàng xám, vàng nhạt, tùy vào quan điểm thẩm mỹ của một số thời kỳ đã qua nhưng vẫn gắn kết với gam màu sắc chủ đạo nguyên thủy từ quá khứ KS sạn dùng hình thức kể chuyện lịch sử thông qua bài trí hình ảnh tư liệu, các bút tích và bản chụp các bài báo treo trên tường làm minh chứng cho hành trình kết nối quá khứ - hiện tại (xem lại H.2.1)
Không gian nội thất khá nhỏ so với các KS mới được xây dựng, trần khá cao và thoáng cùng tường dày tạo cảm giác mát mẻ, nhưng vẫn gần gũi, sâu sắc nhờ phong cách màu gỗ trầm và đồ trang trí hoài cổ (xem lại H.1.1c) Căn phòng 214 từng là nơi ở và làm việc của nhà văn Graham Greene hiện được trang trí với hình thức đơn giản, tinh gọn chi tiết, chú trọng vào một số kỷ vật như đèn bàn, đèn tường, chiếc điện thoại cổ…, tầm nhìn hướng về nhà hát Thành phố và nguồn sáng vàng ấm cục bộ ở bàn làm việc như là phản ánh hai mặt đối lập chiều sâu nội tâm của nhà văn (xem lại H.2.1b) Do quá trình cải tạo và thay mới một số vật liệu, sự pha trộn các hình thức trang trí mới như đồ gỗ được làm mới hoặc sơn mới, sàn được trải thảm kiểu mới hiện đại, các cánh cửa thang máy được in hình kiến trúc KS, cùng với quan điểm thẩm mỹ của nhà quản lý vận hành, nên NTTT nội thất có tính chiết trung, tạo nên một số quan điểm trái chiều về tính thẩm mỹ (xem lại H.2.1a) Có thể câu chuyện thiết kế của KS đã được viết dựa trên lịch sử và những giá trị độc nhất của KS, nên xét về sự liên kết giữa nội dung và hình thức thì KS có sự kết nối
2.1.1.2 Nội dung và hình thức nghệ thuật trang trí Rex Hotel Saigon
Từ những nguồn thông tin chính thức, Rex Hotel Saigon không có câu chuyện thiết kế cụ thể, mà chỉ là thông điệp về giá trị lịch sử lâu đời 98 năm hình thành và phát triển của KS Với sự thay đổi hình thức kiến trúc từ cổ điển đến hiện đại (Modernism), diện tích mở rộng cùng sự ghép nối với công trình KS lân cận để hình thành quy mô KS Rex Hotel Saigon ngày nay có thể trở thành “câu chuyện tiếp thị” cho KS Nội thất Rex Hotel Saigon đang diễn ra khá nhiều hình thức và phong cách NTTT: từ cổ điển như hình thức trang trí phào chỉ trên cột tròn và cột vuông, diềm tường, trần và sàn chia ô vuông đăng đối (H.2.3); cho đến kiểu trang trí Đông Dương như kết hợp chạm trổ hoa văn trang trí truyền thống trên trần và chi tiết chạm khắc gỗ trên đồ nội thất, đèn lồng trang trí và các họa tiết mây tre (H.2.3b); kết hợp ngôn ngữ hình khối thẳng và nhịp điệu lặp lại trật tự kiểu hiện đại trong hình thức kiến trúc mặt tiền, lam cửa và không gian sảnh đón (Modernism) (xem lại H.1.2a); còn có thể nhận diện phong cách “giữa thế kỷ” (Mid-Century) thông qua kiểu thức nhịp điệu trần, đèn thủy tinh trên trần và cột, kiểu dáng cầu thang, bông sắt lan can và một số loại đồ gỗ (xem lại H.2.1a, e); và những kiểu trang trí đương đại như đèn chùm pha lê, cùng đồ đạc nội thất ở nhiều phòng ngủ (xem lại H.1.2) Sự chiết trung này là kết quả của những quan điểm thẩm mỹ khác nhau trong những lần sửa chữa và mở rộng, thậm chí các kiểu trang trí đại diện cho các thời kỳ có thể cùng tồn tại đan xen trong không gian Yếu tố chiết trung khá phù hợp với bản chất phức hợp về dịch vụ của thương xá Rex trước đây (KS, thư viện, văn phòng, rạp chiếu bóng, vũ trường, café), mỗi loại hình chức năng có một phong cách riêng biệt, phù hợp với mô hình kinh doanh hiện tại của KS khi kết hợp phong cách cổ điển, giữa thế kỷ, hiện đại với Đông Dương và cả truyền thống Việt Nam, phong cách cung đình (H.2.3) Sự đa dạng trong phong cách NTTT nội thất có thể mang lại sự độc đáo riêng cho KS, nhưng cũng hình thành những tranh cãi dựa trên quan điểm thẩm mỹ khác biệt Tính chiết trung, đa nguyên văn hóa Hậu hiện đại và lý thuyết Hình thái học của nghệ thuật (cấu trúc nghệ thuật phức tạp bởi sự tổng hợp từ các nghệ thuật độc lập) phản ánh rõ trong KS này Ông Đặng Văn Vũ Duy có quan điểm: “Khó để tìm thấy sự liên kết của NTTT và hiểu một câu chuyện thiết kế của Rex Hotel Saigon, có thể KS dùng chính sự pha trộn chiết trung và lịch sử của mình để làm câu chuyện bán hàng” [PL3; PV.3; tr.183] Nhìn ở góc độ Mỹ thuật học, nội dung tư tưởng của NTTT nội thất Rex Hotel Saigon có sự gần gũi cuộc sống, phản ánh được thời đại và những thông điệp về văn hóa, lịch sử, chính trị nhưng ở khía cạnh nghệ thuật thì chưa đạt sự hoàn mỹ Bàn luận dựa trên cấu trúc chủ đề - nội dung - hình thức thì NTTT của Rex Hotel Saigon khuyết về chủ đề, đa dạng về các tầng nội dung/tư tưởng, còn quan điểm trái chiều về hình thức
2.1.1.3 Nội dung và hình thức nghệ thuật trang trí Hotel Majestic Saigon
Hotel Majestic Saigon lấy chính lịch sử 96 năm của mình để làm câu chuyện cho KS: “KS lịch sử sang trọng của Di sản, Nghỉ dưỡng và Thanh lịch” Câu chuyện khai thác vị trí “địa danh đẹp nhất và quen thuộc nhất của thành phố”, hài hòa giữa
“khái niệm di sản độc đáo với chỗ ở sang trọng, tiện nghi cao cấp và dịch vụ huyền thoại” [181] Với mục đích kinh doanh từ khi ra đời, Hotel Majestic Saigon vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn sang trọng, tiện nghi cao cấp và lấy giá trị lịch sử của tòa nhà để xây dựng thêm từ khóa di sản và huyền thoại Cách xây dựng câu chuyện với hệ thống các từ khóa cũng thiết lập nên cấu trúc tiêu chuẩn mà KS hướng tới Thừa hưởng vẻ đẹp kiến trúc vốn có, không gian nội thất của KS cũng có những biểu hiện NTTT phù hợp với tính lịch sử, di sản và tiện nghi cao cấp
Hotel Majestic Saigon có quá trình thay đổi diện mạo kiến trúc - nội thất mạnh mẽ trong quá khứ, thay đổi từ cổ điển (1927) - hiện đại (1965) - cổ điển (1994) cho thấy KS đi một vòng tuần hoàn để trở lại phong cách nguyên bản Tuy vậy vẫn còn nhiều khác biệt về hình thức hiện nay với nguyên bản trước đây từ kiến trúc đến nội thất, qua đó xác định tính chiết trung và quan điểm Hậu hiện đại ảnh hưởng lớn đến NTTT nội thất KS hiện nay Trải qua nhiều lần sửa chữa, nâng cấp, cùng với quan điểm thẩm mỹ của nhà quản lý Saigontourist, NTTT nội thất của Hotel Majestic Saigon hiện nay vẫn giữ được hình dạng không gian và đồ đạc nội thất theo tính nguyên bản trước đây như: những thành tố trang trí theo kết cấu và bề mặt kiểu cổ điển tiêu chuẩn của không gian như hệ thống cột, vòm tường, trần, phào chỉ, nghệ thuật ốp lát chia vùng và điểm họa tiết/điểm nhấn cho sàn; hình thức vẽ tranh trần, bộ sưu tập tranh kính, hệ thống đèn chùm pha lê lâu đời (H.2.4) Có thể tìm thấy ngay nhiều thành tố và chi tiết trang trí lâu đời và đại diện cho tiêu chuẩn về sự sang trọng và thanh lịch của thời đại KS ra đời Ngoài giá trị di sản về kiến trúc và các chi tiết trang trí trên kiến trúc, không gian nội thất của sảnh đón tiếp và hệ thống phòng ngủ cũng đạt giá trị di sản vì giữ nguyên vẹn phong cách, vật liệu, đồ nội thất và kỹ thuật chiếu sáng của quá khứ (H.2.4) Tuy vậy, nhiều không gian trong KS cũng thay đổi khá nhiều về phong cách, vật liệu, màu sắc, chi tiết trang trí và tác phẩm nghệ thuật được trưng bày như các khu cửa hàng lưu niệm ở sảnh, khu nhà hàng, khu lounge sân thượng, M Bar, đây là những dịch vụ chức năng được làm mới theo các nhu cầu của thời đại, chịu ảnh hưởng khá nhiều của xu hướng đương thời Một số thay đổi về cách trang trí khu lưu niệm, khu trưng bày tranh ảnh lưu niệm được cho rằng chưa hoàn toàn phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của thời đại hôm nay, và cũng không phản ánh đúng NTTT tiền thân trước đây của KS (H.2.4c) Vì vậy, nếu dựa trên cấu trúc chủ đề - nội dung - hình thức, yếu tố hình thức có thể chưa hoàn toàn thống nhất với chủ đề, câu chuyện của KS Hotel Majestic Saigon (H.2.4)
2.1.1.4 Nội dung và hình thức nghệ thuật trang trí Park Hyatt Saigon
Park Hyatt Saigon có câu chuyện thiết kế “ngôi nhà sang trọng kiểu Pháp có kiến trúc thuộc địa tinh tế, nơi trú ẩn bình yên với dịch vụ cá nhân hóa, trải nghiệm thủ công và nghệ thuật”, khái niệm “Art and Craftmanship” (Nghệ thuật và thủ công) là ý tưởng trụ cột nhằm tôn vinh nghệ thuật và nghệ sĩ Việt Nam thông qua các bộ sưu tập sơn dầu, đồ cổ, sơn mài và đồ thêu thủ công truyền thống Việt Nam [195] Tiêu chí “Senerity” (sự bình yên) là bắt buộc, nhất là khi KS ở trung tâm thành phố, là trải nghiệm an toàn, tiện nghi, sạch sẽ, yên tĩnh và đối lập với sự ồn ào của đô thị
Từ đó câu chuyện này có tính định hướng cho toàn bộ nội dung NTTT nội thất công trình NCS có quan điểm đối lập một chút với câu chuyện thiết kế của KS này khi sử dụng thuật ngữ “French – colonial style” (dịch là phong cách thuộc địa Pháp), trên thực tế phong cách này đã được diễn giải thành phong cách Đông Dương (Indochine style) trong tư liệu lịch sử và nghiên cứu ở Việt Nam, khái niệm xác định được tính khu vực, tính bản địa và vẫn hài hòa với sự tự tôn của người Việt, cũng như khẳng định một giai đoạn lịch sử có tính đặc trưng riêng Câu chuyện “thuộc địa Pháp” không hoàn toàn rõ ràng về thời gian và lịch sử, cũng như làm giảm những dấu ấn riêng của Việt Nam mà chính câu chuyện thiết kế cũng có đề cập
Hình thức kiến trúc Park Hyatt Saigon đơn giản, nhịp điệu lặp lại, thanh lịch và khiêm nhường, chiều cao trần nội thất của các tầng khối ngủ (từ tầng 4 đến 10) được giữ ở mức tối thiểu, phương án thiết kế không chủ trương nâng chiều cao các tầng phòng ngủ để tạo được khoảng không nơi trú ẩn bình yên gần gũi, vừa vặn và ấm cúng nhất đối với khối phòng nghỉ Màu sắc trắng của mặt tiền khối nhà, màu nâu đất của khối đế tòa nhà và hệ thống ô cửa gỗ, các lớp cửa lá sách đặc trưng nhiệt đới; khu vườn xanh mát ở tầng trệt và tầng 3 mang nét đặc trưng nhà vườn kiểu Việt Nam với các lối đi quanh co và các khoảng sân lẩn khuất trong, cách biệt với đường phố Hình thức trang trí nội thất tiếp tục sử dụng màu sắc trắng, đề cao bố cục đối xứng cho sàn - tường - trần và nhịp điệu hình khối lặp lại qua các cột và phào chỉ trần/tường Giải pháp này chuyển tải được nội dung và câu chuyện nơi trú ẩn bình yên của KS, mang lại hòa sắc đặc trưng cho kiểu kiến trúc cảnh quan Tân cổ điển Pháp và sắc màu Đông Dương tại Sài Gòn (H.2.5)
NTTT nội thất KS thể hiện rõ tinh thần chiết trung, sự hòa trộn của nhiều giai đoạn lịch sử gắn liền nghệ thuật như Đông Dương, Victoria, Art Deco, Art Nouveau, truyền thống Việt Nam và đương đại Bên trong một không gian mang dáng vẻ chủ đạo là cổ điển và Đông Dương thông qua cách pha trộn chi tiết cổ điển và Á đông trên cột, vách Hầu hết các tác phẩm hội họa và điêu khắc mỹ thuật đều có các chủ đề phản ánh nét đẹp văn hóa, phong tục, thiên nhiên và con người Việt Nam qua nhiều thời kỳ thông qua chất liệu và kỹ thuật thủ công sơn dầu, gốm, sơn mài, lụa, thêu, chạm khắc…, của những nghệ nhân Việt Nam nổi tiếng qua nhiều thời kỳ Phong cách Victoria được trang trí cho Sảnh tiệc lớn (Ballroom) thông qua phù điêu, phào chỉ thời kỳ Victoria chạy suốt diềm trần, vòm cửa chuyển tiếp nhiều lớp chỉ, giấy dán tường họa tiết cổ điển cùng đèn chùm pha lê lộng lẫy (H.2.6) Những không gian còn lại của KS như khối ngủ, spa, phòng hội nghị nhỏ, nhà hàng đều có hình thức nhã, hài hòa, chất liệu trang trí và hình ảnh mang đậm dấu ấn Á Đông đương đại, đề cao trải nghiệm thủ công và nghệ thuật (H.2.6) Việc kết hợp nhiều câu chuyện và dấu ấn một số thời kỳ lịch sử không làm NTTT nội thất KS bị rối rắm
Ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật trang trí
NTTT là nghệ thuật tạo hình trong không gian hai hoặc ba chiều (có tính chất chiếm hữu không gian), có “quan hệ đến sự thụ cảm bằng thị giác, và sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới bên ngoài đưa lên mặt phẳng hoặc không gian” [84, tr.46], vì vậy NTTT có liên quan những yếu tố cơ bản là “ngôn ngữ, thẩm mỹ và nội dung” [84, tr.51] Theo lý thuyết của M Cagan, có thể xem ngôn ngữ, thẩm mỹ và nội dung là bản chất, là cấu trúc nội tại của một tác phẩm NTTT, không gian chứa đựng nhiều yếu tố NTTT sẽ hình thành những cấu trúc mới về ngôn ngữ và nội dung, tạo nên một tổng thể hình thức thẩm mỹ mới, như cách M Cagan biện luận: “Từ chỗ giữa các nghệ thuật có sự tồn tại độc lập bắt đầu hình thành những liên hệ và những ảnh hưởng qua lại dẫn tới những cấu trúc nghệ thuật mới và phức tạp, những cấu trúc tổng hợp” [8, tr.325] Biểu hiện cấu trúc nghệ thuật mới được tạo ra phản ánh tính chất chiết trung, đa nguyên và phá vỡ nguyên tắc theo lý thuyết Hậu hiện đại
Ngôn ngữ tạo hình là các biểu tượng thị giác thông qua ngôn ngữ hình khối, màu sắc, đường nét, chất liệu và sắc độ, có thể trở thành “biểu tượng” có tính ước lệ, gợi sự liên tưởng hoặc truyền cảm NTTT phải nói lên được bối cảnh tác động hình thành, vấn đề thực tiễn cuộc sống được đúc kết ước lệ vào trong biểu hiện hình thức Với yếu tố thẩm mỹ, khái niệm “Đẹp” và tiêu chuẩn đẹp dựa trên: bố cục tự thân tác phẩm và bố cục trong không gian đặt để; hình dạng và tỉ lệ của tác phẩm trong không gian, sự điều tiết thị giác để không gian cân đối, có chiều sâu Còn Lý thuyết Nghệ thuật trang trí của Isabelle Frank từng đặt câu hỏi “thủ công hay cần máy móc để tạo thẩm mỹ cho NTTT?” [127] Với yếu tố nội dung, tác phẩm truyền tải được ý tưởng, nguồn cảm hứng, chủ đề hoặc một hệ tư tưởng sáng tạo của người sáng tạo, làm sao có tính chân thực về đời sống nhưng phải hoàn mỹ về nghệ thuật [84, tr 51]
Nếu dựa trên Lý thuyết NTTT, tác phẩm và không gian có NTTT luôn được cân đo giữa tính thẩm mỹ (đẹp) và tính thích dụng (sử dụng được) Tất nhiên Lý thuyết nghệ thuật Hậu hiện đại và Lý thuyết mối quan hệ hữu cơ của tác phẩm nghệ thuật đóng vai trò định hướng cân bằng cho mọi quan điểm phân tích của NCS
“Nghệ thuật nằm trong việc nghiên cứu về cấu trúc bề mặt, màu sắc, hoa văn và mối quan hệ tích hợp các hình thức cấu trúc bề mặt với hình dáng Không có phong cách và chi tiết thì sẽ không có cái gọi là NTTT” [150, tr.205] Dựa trên nội dung nghiên cứu đặc trưng của NTTT nội thất KS ở Chương 1 của luận án này, việc phân tích ngôn ngữ biểu đạt của NTTT sẽ dựa trên 04 biểu hiện cơ bản NCS vận dụng lý thuyết trang trí và hình thái học nghệ thuật để biện luận phân tích NTTT
Màu sắc có cách thức đi đến với mắt con người nhanh nhất và nhanh chóng quyết định xu hướng tâm lý trải nghiệm không gian ban đầu Liệu pháp màu sắc (colour therapy) có tác động đến tình cảm, cảm xúc và xu hướng hành vi của người sử dụng [153] Trong hội nghị Meet The Experts do tập đoàn Savills tổ chức diễn ra vào 30/3/2023 về lĩnh vực nghỉ dưỡng và BĐS tại Việt Nam, nội dung xu hướng màu sắc trong công trình nghỉ dưỡng từ 2018 - 2020 đề cao nhóm màu từ đất mẹ/màu tự nhiên (earthy colour), nhóm màu cân bằng (balance colour) và nhóm màu chữa lành (wellbeing, healing colour), nhóm này ở sắc độ trung tính, dễ phản xạ với ánh sáng[?] Màu sắc có thể được khai thác nguyên bản và bề mặt của vật liệu, được tác động bởi hiệu ứng ánh sáng [83]
Theo nhận định của bà Nguyễn Phi Anh Đào từ dữ liệu khảo sát và thống kê của công ty, “có gần 70% bề mặt trong kiến trúc và nội thất các KS 5 sao tại Tp HCM dùng gam màu trung tính ở cấp độ 8-9/10 màu sáng trắng (offwhite neutrals), 30% còn lại là các khu vực dành cho màu nhấn hay vật liệu đặc biệt 70% nhóm màu trung tính được dùng trong KS là trung tính nóng (warm neutrals), 30% còn lại là trung tính lạnh” Các sử dụng màu sắc này được cho là “đặc trưng ở các đô thị tại Việt Nam có đặc điểm khí hậu nhiệt đới, điều kiện vệ sinh bề mặt khó khăn trước sự tác động của môi trường, thời tiết”, vì vậy màu nhóm màu trung tính, trung tính ấm vượt trội về khả năng chịu vết bẩn, màu sắc bền theo thời gian” đã là sự lựa chọn phổ biến của các KS Việt Nam và Tp HCM [PL3; PV.4; tr.185]
KS Hotel Continental Saigon và Hotel Majestic Saigon dùng màu trung tính ấm và trắng sáng với các cấp độ màu chuyển tương đồng, vật liệu chủ yếu là sơn nước bề mặt mờ, thay thế toàn bộ vật liệu vôi trước đây (H.2.20) Gỗ tự nhiên màu đỏ và bề mặt bóng trên các vách trang trí và đồ nội thất tạo nên sự tương phản gắt với màu trung tính và tính mờ của bề mặt Sàn đá hoa cương đỏ trong sảnh đón tiếp Hotel Continental Saigon và sàn ốp thảm đỏ trong sảnh tiệc của Hotel Majestic Saigon cũng mang lại cảm giác nặng nề, thiếu hài hòa với tổng thể và xa rời với màu đặc trưng của nội thất cổ điển Pháp (H.2.21) Rex Hotel Saigon có màu sắc nội thất chủ yếu là trung tính nóng, thủ pháp kết hợp tương phản bởi màu xám, màu nâu đậm của đồ gỗ và sàn gỗ, màu trung tính của giấy dán tường, đá cẩm thạch Phòng ngủ của Rex Hotel Saigon sử dụng giấy dán tường có họa tiết và màu sắc nhạt chưa đủ mạnh để cân bằng với màu gỗ đậm trong không gian (H.2.22)
Trong 02 KS Park Hyatt Saigon, Hotel Des Arts Saigon, màu sắc nội thất khối ngủ chủ yếu là trung tính sáng ấm từ vật liệu giấy dán tường, một số diện tường có thể ốp gỗ với gam màu trung tính ấm, mang lại cảm giác yên bình, thư giãn và sạch sẽ (H.2.23); sảnh và các khối dịch vụ giải trí hầu hết có màu nâu từ gỗ và trung tính ấm từ giấy dán tường, thủ pháp hướng tới tính chất tương đồng Riêng The Reverie
Saigon sử dụng nhiều thủ pháp tương phản màu sắc theo một ý tưởng phá cách riêng, màu có sắc thái mạnh xuất hiện rất nhiều và gắt thông qua vật liệu đá cẩm thạch, đá hoa cương, gạch mosaic màu, thủy tinh màu, da tự nhiên nhuộm màu, vải màu, gỗ màu đậm, giấy dán tường, kim loại màu (H.2.24) Màu sắc các phòng ngủ cũng khá mạnh mẽ (đỏ, cam, xanh lá) không phù hợp tâm lý số đông Vật liệu thảm và giấy dán tường dễ tạo các gam màu mạnh Màu sắc đã kích thích trí tưởng tượng của du khách với mong muốn tạo ra những không gian chưa bao giờ nhìn thấy hay trải nghiệm trước đó nhưng không giúp làm không gian rộng thoáng hơn (H.2.25)
Hoa văn/họa tiết là một thành tố cơ bản của NTTT nội thất Hoa văn có thể được sao chép từ tự nhiên hoặc được sáng tạo hình dạng mới Hoa văn có giá trị hình thức, không nhất thiết hàm chứa quá nhiều ý nghĩa, giúp cân bằng hay liên kết các hình thức thị giác khác, có tính định hướng và định tuyến thị giác cho không gian Trong KS, hoa văn thường gắn với NTTT thủ công trên vải, gỗ, gạch, kim loại, thảm, biểu đạt những giá trị truyền thống riêng biệt của địa phương, có dấu ấn giao thoa văn hóa hoặc cảm hứng đa nguồn khác
Trong các trường hợp nghiên cứu điển hình, Hotel Continental Saigon sử dụng ít hoa văn, họa tiết, hầu hết các diện và bề mặt nội thất đều có cấu trúc trơn hoặc họa tiết rất nhỏ, thiếu chất riêng, xuất hiện trên một số vòm cuốn, khăn trải giường phổ biến (H.2.26) Hotel Majestic Saigon có các tranh kính màu hình hoa lá có bố cục đối xứng độc đáo ở khu sảnh chính, trên các ô cửa sổ mặt tiền và trần khu nhà hàng, NTTT này tồn tại lâu đời và vẫn giữ nguyên giá trị thẩm mỹ và tính độc bản Tuy vậy, những họa tiết trang trí khu cửa hàng lưu niệm và khu bàn ghế sofa chờ có phong cách và ngôn ngữ thiếu thống nhất, kiểu dáng hoa văn thiếu thống nhất và không góp phần tôn vinh cho họa tiết kính màu (H.2.27a) Trong khi đó, khối phòng ngủ có sự tiết chế họa tiết để làm nổi bật đồ đạc, hình thức hoa văn chỉ diềm vòm cuốn thiếu kết nối nhịp điệu với họa tiết xương cá của sàn gỗ màu cánh gián (H.2.27b) Rex Hotel
Saigon có mật độ họa tiết trang trí trần kiểu cổ điển Pháp kết hợp kiểu trang trí cung đình, họa tiết hoa lá đối xứng được đắp nổi dày đặc kết hợp họa tiết hoa đào trên thảm ở các nhà hàng, gây nên sự choáng ngợp và thiếu hài hòa (H.2.28a, H.2.28b) Phòng ngủ của Rex Hotel Saigon sử dụng nhiều loại hoa văn trên giấy dán tường, vải bàn ghế, vải chân giường, vải gối… với hình dạng sọc thẳng, hoa lá, cổ điển, gợn sóng, điều này tạo sự khác biệt cho từng loại phòng ngủ nhưng thiếu đồng bộ, không gắn kết với phần còn lại của căn phòng, thiếu câu chuyện nội dung sâu sắc (H.2.28)
Nội thất Park Hyatt Saigon sử dụng hình thức hoa văn đa dạng nhưng mật độ, tỉ lệ rất chừng mực và đắt giá cho từng không gian Hầu hết trần và các diện tường đều có bề mặt phẳng, đơn giản, điểm xuyết bằng một số khung chỉ trần và phào chỉ tường kiểu tân cổ điển Điểm nhấn mạnh nhất khu sảnh đón tiếp và Park Lounge là những hoa văn rực rỡ và cách điệu từ hoa lá cổ điển trên các tấm thảm trang trí kích thước lớn Chất liệu cao cấp và kỹ thuật dệt thảm dày nổi khối (3D) tân tiến tạo nên những mảng hoa văn có màu sắc sinh động và sắc sảo trải dài từ sảnh, lounge, phòng hội nghị và khối ngủ (H.2.29) Hoa văn trên thảm trong các phòng ngủ có hình dạng hoa lá cổ điển với kỹ thuật dệt chuyển màu tạo nổi khối và chiều sâu sống động Hoa văn có tính thẩm mỹ cao vì mật độ vừa phải, lan tỏa đa hướng, màu sắc hòa quyện với tường và đồ đạc nội thất (H.2.30d) Nghệ thuật thêu nổi thủ công trên gối, họa tiết thiên nhiên trên vải cao cấp, họa tiết kiểu “tranh tứ bình” truyền thống và cổ điển được vẽ và khảm trên bàn, tủ…, đã tôn vinh nghệ thuật thủ công quý phái và tao nhã của Việt Nam và dấu ấn Đông Dương rõ nét (H.2.30)
Nhà hàng Saigon Kitchen trong Hotel Des Arts Saigon không được đánh giá cao về thẩm mỹ từ hoa văn và cấu trúc bề mặt Tính thẩm mỹ được giảm đi, tính công năng được đẩy mạnh khi nhà hàng được ốp đá, gạch bông để thuận tiện để bảo trì, vệ sinh Các mẫu hoa văn gạch bông phổ biến đại trà, NTTT thiếu câu chuyện văn hóa hoặc nghệ thuật riêng biệt Hoa văn khung gỗ hình tổ ong thiếu kết nối với các tạo hình mỹ thuật còn lại trong nhà hàng (H.2.31) Trong khi đó, khối phòng ngủ rất tinh tế khi sử dụng hoa văn chỉ trần đắp nổi, nhịp điệu hàng lối kiểu tân cổ điển với tỉ lệ và mật độ hài hòa với khối tích căn phòng, giúp giãn nở không gian; họa tiết trên thảm trang trí, trên gối và trên đèn thả có kích thước và sự chuyển tiếp màu sắc thanh nhã, đóng vai trò điểm nhấn phá cách cho mỗi phòng ngủ (H.2.32)
The Reverie Saigon kết hợp nhiều kiểu hoa văn trong tất cả các phòng chức năng, trên mọi bề mặt không gian và đồ đạc nội thất, vì thế thiếu tính xuyên xuốt và hài hòa Phong cách khác biệt từ nhiều thương hiệu từ Ý còn làm cho không gian bị
Chất liệu và kỹ thuật thể hiện
Chất liệu hay còn gọi là vật liệu được dùng cho các thành tố của không gian và các yếu tố trang trí, thường có biểu hiện rất đa dạng tùy thuộc vào phong cách nghệ thuật và câu chuyện của KS, cũng là phương tiện để chuyển tải ý đồ sáng tác, câu chuyện và phong cách của KS Khi không gian có nhiều thành tố, thành phần thì việc xác định vật liệu chủ đạo và các vật liệu bổ trợ, vật liệu tạo điểm nhấn sẽ có tính quyết định trong quy trình thiết kế trang trí nội thất KS
Biểu hiện của vật liệu gồm có thể loại vật liệu, kết cấu bên trong cùng các tính năng cơ bản của vật liệu, cấu trúc bề mặt vật liệu Cấu trúc bề mặt là yếu tố cơ bản, quan trọng của NTTT nội thất KS thì đáp ứng yêu cầu thị giác, hình thức và tính thẩm mỹ Vật liệu có đặc điểm cơ lý hóa, cấu trúc/hiệu ứng bề mặt (texture), màu sắc và cách ốp lát, kết hợp khác nhau cần được dùng đúng vị trí để đảm bảo công năng và thẩm mỹ cho nội thất [48] Xuất xứ vật liệu, hiệu ứng bề mặt, độ hoàn thiện thành phẩm cùng với “sự tương tác hữu cơ của vật liệu tạo nên trải nghiệm người dùng về không gian, cách nhìn, chạm và âm thanh từ trải nghiệm đó, sẽ là cách giao tiếp của con người với môi trường” [153, tr.105] Có thể dùng nguyên bản bề mặt vật liệu tự nhiên hoặc can thiệp cấu trúc và tạo hiệu ứng bề mặt để tạo hiệu ứng bóng bẩy, sần sùi, có thể phản chiếu, mờ, hoặc mượt mà, thô ráp, thô mộc, mềm dẻo, khả năng phản xạ với ánh sáng, khả năng xuyên sáng, cảm giác ấm hoặc mát khi chạm, khả năng gây thương tích do sự va chạm/tương tác, khả năng lau chùi/vệ sinh, khả năng cách âm/cách nhiệt, chống nước/chống cháy… “Bất kỳ vật liệu nào cũng có thể được can thiệp lại cấu trúc và bề mặt cũng như kết hợp với các vật liệu khác” [153, tr.110]
Về tổng thể, các vật liệu chủ đạo của các diện không gian gồm có: tường sơn nước, đá cẩm thạch, giấy dán tường, gỗ (tự nhiên và công nghiệp); vật liệu của các yếu tố trang trí trong không gian rất đa dạng: gỗ (với nhiều chủng loại, kỹ thuật chế tác từ thủ công đến máy móc), kính (với nhiều màu sắc, mức độ xuyên sáng và phản chiếu khác nhau), kim loại (với nhiều bề mặt bóng, phản chiếu, mờ), pha lê và thủy tinh, vải và các vật liệu phủ bề mặt mềm, các chất liệu của tác phẩm hội họa, điêu khắc truyền thống và đương đại Các vật liệu được kết hợp đa dạng theo các thủ pháp và quan điểm sáng tác khác biệt
Hotel Majestic Saigon có nhiều hình thức cấu trúc bề mặt sinh động như: hình thức chia ô trên trần và vẽ họa tiết bầu trời để tạo ảo giác trần mở; hệ thống các tranh kính màu kiểu Art Deco trên tường và các ô cửa sổ tạo nên các bố cục cấu trúc thị giác sinh động; sàn khu công cộng ốp vật liệu đá cẩm thạch được xử lý bóng kính tạo phản chiếu ánh sáng, tăng sự lung linh cho ánh sáng (nhưng gây ra tiếng ồn, tiếng vang và cảm giác lạnh); tỉ lệ các vùng có cấu trúc gạch đá bóng kính chưa cân đối hài hòa với các vùng có cấu trúc mềm mượt như thảm, vải Trong phòng ngủ, cấu trúc lắp ghép sàn gỗ kiểu xương cá tạo sự xung đột về tuyến với các kiểu cấu trúc chỉ vòm cuốn và vân gỗ tự nhiên (H.2.83)
Park Hyatt Saigon có Nhà hàng Opera pha trộn nhiều dạng cấu trúc trong cùng một không gian như nghệ thuật chạm trổ phù điêu trên gỗ theo hình dạng truyền thống (H.2.84), trật tự sắp xếp gạch cổ, cách liên kết những viên gạch thông gió trang trí kiểu truyền thống, bề mặt sơn mài trên tác phẩm hội họa, cùng trật tự hàng lối thẳng tắp của các khung cửa gỗ và kính mài cạnh, sắt mỹ thuật được cắt rỗng theo họa tiết hình học, cùng cách liên kết khung kết cấu sắt cho trần trang trí khu bếp mở Tổng thể nhà hàng có cấu trúc bề mặt đa dạng, tỉ lệ phân bổ các cấp độ chuyển tiếp tốt, hài hòa về màu sắc (H.2.85) Thông qua giải pháp chiếu sáng trực tiếp, chiếu ngược, chiếu hắt gián tiếp đã làm tăng thẩm mỹ của từng cấu trúc, tạo thành một tổng thể không khí có phong cách chiết trung, đa văn hóa (H.2.86)
Nhà hàng Saigon Kitchen trong Hotel Des Arts Saigon chọn thủ pháp kết hợp nhiều bề mặt vật liệu nhưng thiếu độc đáo về cách xử lý cấu trúc bề mặt Những vật liệu chính trong nhà hàng là gỗ tự nhiên, đá hoa cương, đá cẩm thạch, gạch bông, inox nhũ đồng, sắt uốn, mây tre mỹ nghệ thuật, gốm…, được khai thác theo kiểu thông thường, giữ nguyên bề mặt nguyên bản Không gian cũng bộc lộ hạn chế về xử lý hoa văn và kỹ thuật hoàn thiện (H.2.87)
Nhà hàng Da Vittorio Saigon trong The Reverie Saigon là một ví dụ tiêu biểu cho các xử lý cấu trúc bề mặt vật liệu ở một phương pháp và biểu thức đặc biệt Các loại vật liệu được sử dụng: đá cẩm thạch trắng và đen, gạch mosaic gốm và mosaic crystal có ánh kim loại và xà cừ, gỗ, tấm kim loại nhũ vàng đồng, gỗ tự nhiên và kỹ thuật chạm trổ trên gỗ Với đặc trưng ẩm thực truyền thống Ý, gần như các vật liệu và kỹ thuật chế tác bề mặt đều có nguồn gốc từ Ý Nhà hàng có mật độ dày đặc họa tiết bởi bề mặt đá cẩm thạch ở diện sàn, gạch mosaic màu trên tường, phù điêu hoa văn công phu trên đồ gỗ, cắt lộng hoa văn gỗ kiểu Ý trên các vách ngăn Khi kết hợp với loại đá cẩm thạch xuyên sáng và gương phản chiếu màu trà, hiệu ứng bề mặt và hoa văn được nhân rộng như một cách trình diễn (H.2.88)
2.3.2.1 Kỹ thuật xử lý vật liệu
Yếu tố này có tính chất quyết định đặc trưng NTTT nội thất KS tại Tp HCM Vật liệu liên quan đến NTTT nên luôn có tính thẩm mỹ và ích dụng, cần kết hợp kỹ thuật xử lý để đạt được cả hai tiêu chuẩn trên Tài liệu Vật liệu thi công nội thất xác định vật liệu có 4 vai trò: công năng (của không gian), kỹ thuật (đảm bảo tính lâu bền hay chu kỳ), kinh tế (chi phí đầu tư), thẩm mỹ (đẹp và biểu cảm) [48] Vật liệu trong
KS 5 sao có tiêu chuẩn: bề mặt, kích thước, màu sắc, tính năng cơ lý hóa (khối lượng riêng, độ cứng, độ mềm dẻo/ đàn hồi, chịu lực, chịu ẩm, chịu/chống nước), độ phản xạ ánh sáng, sự tương tác với cơ thể con người cùng các tiêu chuẩn: nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu, đặc tính cơ lý hóa, biểu hiện bề mặt, giá trị thẩm mỹ, giá thành, nguồn cung cấp, kỹ thuật chế tác, khả năng bảo trì hoặc thay thế Điều kiện khí hậu nhiệt đới đặc trưng ở Việt Nam và Tp HCM đặt ra yêu cầu vật liệu trong KS chịu được sự tác động cực đoan của môi trường Qua đó, vật liệu được dùng ốp lát trên diện sàn, tường, trần như đá, gạch, gỗ…, thường là chủng loại chịu được tác động nhiệt và ẩm, ít biến động, được sản xuất công nghiệp, công nghệ nhân tạo hoặc được trải qua kỹ thuật gia nhiệt, cường lực Kỹ thuật chia nhỏ, chừa rãnh, ron khi ốp lát để tạo khoảng hở cho quá trình co giãn được áp dụng phổ biến
Theo ông Vũ Quang Huy, “những bất trắc với vật liệu sàn thường hay xảy ra vì sàn chịu sự tác động từ môi trường lẫn quá trình sử dụng va chạm liên tục của con người, vì vậy sàn trong các KS cao cấp ở Tp HCM hầu hết dùng 02 vật liệu chủ đạo: thảm và sàn gỗ thân thiện môi trường” [PL3; PV.5; tr.187] Vật liệu gạch/đá được hạn chế dùng vì khả năng nứt vỡ hoặc gây tiếng vang - ồn, cảm giác tiếp xúc lạnh lẽo Park Hyatt Saigon dùng sàn gỗ và thảm cho khối dịch vụ công cộng và khối ngủ (H.2.89); The Reverie Saigon và Hotel Des Arts Saigon sử dụng kết hợp đá cẩm thạch, thảm và sàn gỗ, những khu vực cần giảm tiếng ồn và tạo sự thoải mái sẽ dùng thảm, những khu vực cần sự sang trọng và ấm áp được dùng sàn gỗ (H.2.90) Tiêu chuẩn của các KS 5 sao quy định dù sàn được ốp gỗ hoặc giả gỗ, thì phần sàn phạm vi khu vực giường ngủ sẽ trải thảm để đảm bảo sự thoải mái, an toàn cũng như có chuyển tiếp về xúc giác để không gây thay đổi cảm giác đột ngột trong quá trình sử dụng
Tiêu âm và cách âm là kỹ thuật bắt buộc về vật liệu xây dựng và trang trí nội thất KS [48] Không gian dịch vụ công cộng cần giảm và triệt tiêu tiếng ồn nội bộ, ngăn chặn tiếng ồn bên ngoài trời; phòng ngủ được cách âm giữa các phòng và với hành lang, triệt tiêu âm thanh trong phòng để đảm bảo sự yên tĩnh và riêng tư Có 03 kỹ thuật xử lý vật liệu phổ biến trên các bề mặt nội thất KS:
- Chọn vật liệu đạt tiêu chuẩn cách âm và tiêu âm: thảm, vải, gỗ, giấy dán tường, da, nệm mút Các phòng ngủ dùng chủ yếu giấy dán tường, tường phun gai và chạy chỉ, hoặc nhấn vài mảng gỗ, nệm Thảm là giải pháp tối ưu vì hình thức dễ dệt hoặc nhuộm tùy ý, triệt tiêu âm thanh và cách âm tốt, mang lại trải nghiệm êm ái và sang trọng, đạt được tiêu chuẩn chống nước/chống ẩm/chống cháy lan; có thể dễ dàng vệ sinh hoặc thay mới [138]
- Xử lý bề mặt ngoài của diện tường đạt tính thô, mộc, sần sùi, lồi lõm: áp dụng kỹ thuật ốp lát tạo hiệu ứng bề mặt bằng thủ công hoặc máy móc như phun gai, đắp nổi, đắp phù điêu, pha trộn những kết cấu thô mộc (ví dụ như cỏ rơm, vải bố, vải đũi) vào vật liệu ốp tường
- Bề mặt được lắp ghép từ nhiều đơn nguyên hoặc chia nhỏ, kết hợp nhiều hình dạng phức tạp, bề mặt có nhiều lỗ/hốc nhỏ để thu và triệt tiêu âm thanh Giải pháp này còn dành cho cả những vật liệu tiêu âm kém như kính, gương, kim loại vì khi bị cắt nhỏ sẽ tạo cấu trúc triệt tiêu bớt độ phản âm Tuy vậy kỹ thuật này chỉ phù hợp với một số không gian dịch vụ công cộng vì nhu cầu đặc biệt của hình thức bề mặt, vì khả năng bảo trì, vệ sinh dễ dàng những bề mặt phức tạp (H.2.91); không nên áp dụng cho khối phòng ngủ và spa vì cần sự yên tĩnh, dễ dàng vệ sinh lau chùi bề mặt cấu trúc phức tạp The Reverie Saigon thể hiện kỹ thuật xử lý bề mặt với mật độ và quy mô bề mặt khá lớn trong mỗi không gian Sảnh chung và phòng tắm của phòng
The Saigon Suite có nhiều loại vật liệu ốp lát bằng kỹ thuật khác nhau, tạo ra trật tự rối mắt, mật độ phức tạp dày đặc và hiệu ứng hoa văn tranh chấp nhau (H.2.92)
Thành công và hạn chế
Lịch sử ra đời các KS cùng quá trình hoàn thiện nâng cấp đến hạng 4 - 5 sao (đặc biệt là những KS có yếu tố lịch sử) phản ánh những đặc điểm kinh tế xã hội của từng thời đại, sự chuyển biến nhu cầu của con người và cả sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật Qua đó, dù không thể so sánh với một số quốc gia trong khu vực hay trên thế giới, nhưng lộ trình phát triển CSLTDL cao cấp tại Tp HCM khá nổi bật trong dòng chảy tác động của các vấn đề xã hội - thời đại - con người
Theo Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam các năm 2015, 2016, 2017, 2018,
2019 của Tổng cục du lịch Việt Nam [85], Việt Nam trở thành thị trường du lịch lớn thứ tư Đông Nam Á Từ 7,9 triệu lượt khách quốc tế năm 2015 đã vượt lên 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2019, đóng góp trực tiếp 9,2% cho GDP quốc gia Về năng lực cạnh tranh, trong báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), du lịch Việt Nam, xếp hạng 63/140 nền kinh tế vào năm 2019 Trong đó, nhóm chỉ số được đánh giá cao nhất là: Sức cạnh tranh về giá (xếp hạng 22/140); Tài nguyên văn hóa (29/140);
Tài nguyên tự nhiên (35/140) Tuy nhiên, chỉ số hạ tầng dịch vụ du lịch (xếp 106/140) là thấp; mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (100/140) cũng ở mức rất thấp [85, tr.16]
Về giải thưởng tầm thế giới và khu vực: Việt Nam nhận Điểm đến di sản hàng đầu thế giới (lần đầu tiên do World Travel Awards trao tặng); Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp do World Travel Awards trao tặng) [85, tr.17]
Ngành Du lịch cũng đã xây dựng và triển khai các đề án, chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [85, tr.20] Qua đó, “hệ thống CSLTDL tiếp tục được đầu tư mở rộng theo hướng hiện đại, đồng bộ, theo tiêu chuẩn quốc tế với sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược và các thương hiệu lớn” [85, tr.28] Số lượng
KS 5 sao đã tăng trưởng 12,8% trong năm 2018-2019, hình thức lưu trú “boutique Hotel” (KS boutique/KS nghệ thuật) được mở rộng, dấu ấn công nghệ số rõ nét (qua việc đặt phòng trực tuyến, thanh toán điện tử, công nghệ thông minh áp dụng trong quản lý và cung cấp tiện ích cho khách)” [85, tr.30] Theo Báo cáo về tình hình ngành du lịch Việt Nam trong 5 năm, dựa báo đến năm 2026 của hãng nghiên cứu thị trường
Savills [74]: Việt Nam có chuỗi hệ thống KS mạnh mẽ, kỳ vọng số lượng KS trong nước sẽ tăng lên so với giai đoạn dự báo 2022-2026 được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của lượng khách quốc tế và khách nội địa Việt Nam đã thu hút nhiều tập đoàn KS quốc tế hàng đầu trong những năm gần đây, phần lớn sự đầu tư tập trung ở
Hà Nội, Tp HCM và Đà Nẵng được biết đến như một điểm đến du lịch sang trọng Công suất buồng phòng ở CSLTDL Tp HCM đạt 60%, cao hơn mức trung bình cả nước (đạt 52%) [85, tr.32], cao hơn công suất lý tưởng được kỳ vọng bởi các CSLTDL (trung bình 30-35%)
Dựa trên một số thuận lợi và thành công của lĩnh vực du lịch nói chung tại Tp HCM và những biện luận cụ thể về nội dung và hình thức, ngôn ngữ tạo hình, chất liệu và kỹ thuật thể hiện của NTTT nói trên, NCS có liên kết, suy luận để nhận định về một số thành công của NTTT nội thất một số KS tiêu biểu tại Tp HCM như sau:
- Quy mô và chất lượng theo tiêu chuẩn: Tổng thể quy mô công trình, công năng, thẩm mỹ, dịch vụ, tiện nghi, phục vụ của các KS đều đạt được tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế Quy mô, chất lượng thiết kế và NTTT hầu hết đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn thiết kế Phạm vi NTTT nội thất đóng vai trò quan trọng trong trong quy trình phát triển cho một dự án KS NTTT hiện diện trong tất cả các không gian nội thất với mật độ và diện tích chiếm ưu thế, có vai trò quyết định phong cách và giá trị thẩm mỹ cho cả không gian
- Khai thác được đặc điểm địa lý, tự nhiên, khí hậu, môi trường: Từ giải pháp không gian tổng thể, những phương án trang trí nội thất đã khai thác ưu điểm của vật liệu tự nhiên, vật liệu bản địa, phù hợp đặc điểm khí hậu địa phương (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tầm nhìn, cảnh quan), hạn chế được tối đa những tác động tiêu cực của tự nhiên và giảm tác hại cho môi trường Những vật liệu địa phương và kỹ thuật chế tác thủ công, truyền thống đã được khai thác hiệu quả, góp phần tôn vinh cái đẹp cho không gian và tạo dấu ấn bản sắc địa phương, quốc gia rõ nét (H.2.104)
- Khai thác được tài nguyên văn hóa - lịch sử - tính bản địa: yếu tố lịch sử, văn hóa địa phương và đặc tính xã hội, cộng đồng của Việt Nam trở thành chất liệu và nguồn cảm hứng sáng tác NTTT, được áp dụng cho những câu chuyện thiết kế KS có chiều sâu, có tính lịch sử và có bản sắc Nhiều KS cởi mở, đón nhận, kết hợp đa văn hóa trong phong cách thiết kế Xu hướng chiết trung và tư tưởng Hậu hiện đại được thể hiện rõ nét Những nghệ sĩ địa phương có cơ hội tham gia sáng tác, cung cấp và trực tiếp thiết kế trang trí cho nội thất KS 5 sao (H.2.105)
- Khai thác được vật liệu bản địa, làng nghề, kỹ thuật truyền thống: Vật liệu tự nhiên và truyền thống được khai thác cùng với tay nghề của đội ngũ nghệ nhân, góp phần tạo giá trị bản sắc địa phương trong nhiệm vụ kết nối với du lịch quốc tế
- Chuyên môn hóa về kỹ thuật, chất lượng vật liệu: Nhiều vật liệu cao cấp được sử dụng có chủ đích, vật liệu có nguồn gốc xuất xứ, được sản xuất theo quy trình công nghệ, đáp ứng các tiêu chuẩn, tính năng và yêu cầu về nghệ thuật Kỹ thuật thể hiện, thi công chế tác NTTT khai thác cả tính thủ công và máy móc, tạo ra sản phẩm hoàn thiện ngày càng sắc sảo và cao cấp
- Giá trị nội dung - thẩm mỹ - công năng: NTTT nội thất truyền tải được các câu chuyện của KS; giải pháp thiết kế và trang trí không gian đạt chất lượng thẩm mỹ và sáng tạo tốt, hình thức đa dạng, khác biệt và độc đáo; mọi hình thức của NTTT đều đạt được tính ích dụng, có mục đích, có không gian phù hợp, phục vụ nhu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn cho con người
NHU CẦU, XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ NỘI THẤT KHÁCH SẠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhu cầu sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật trang trí nội thất khách sạn
Dựa trên những phân tích về tác động của lịch sử, văn hóa, xã hội của Sài Gòn
- Tp HCM, có thể nhận diện người Sài Gòn có đặc tính “mau chóng tiếp thu cái mới, kỹ thuật mới”, “có tư duy thực tiễn”, “tính cách phóng khoáng”, “dễ thích nghi đa dạng văn hóa” Những đặc tính này có thể được áp dụng cho mọi đối tượng hòa vào hoạt động đời sống xã hội tại Sài Gòn - Tp.HCM, gồm cả các nhóm đối tượng thiết kế sáng tạo và những du khách đến với thành phố cởi mở này Kết hợp cùng các lý thuyết nghiên cứu và những phân tích tâm lý và hành vi, có thể xác định nhu cầu thẩm mỹ và thị hiếu người sử dụng có những tác động đến NTTT nội thất KS Tp HCM:
- Ưa chuộng quy mô lớn Những công trình có diện tích, chiều cao, hình khối vượt trội, hình thức độc đáo, hào nhoáng, sang trọng, đáp ứng trải nghiệm dịch vụ cao cấp, thể hiện đẳng cấp Công trình KS 5 sao Autograph Collection của tập đoàn Marriott International nằm trong khu phức hợp Vinhomes Central Park Hyatt Saigon, thuộc tòa tháp Landmark 81 - tòa nhà cao nhất Việt Nam là một dẫn chứng về định hướng tạo nên những trải nghiệm không gian có quy mô lớn 223 phòng ngủ, tầm nhìn
360 độ, chiều cao vượt trội từ tầng 47 đến 77 (H.3.1)
- Luôn đón nhận những cái mới (công trình mới, thiết kế mới, câu chuyện mới, hình thức NTTT mới) KS 5 sao Sheraton Saigon Hotel & Towers đã được đổi tên thành Sheraton Saigon Grand Opera Hotel sau hơn 20 năm hoạt động ở Việt Nam sau khi nội thất KS được cải tạo nâng cấp toàn diện 379 phòng trong tổng số 485 phòng ngủ Tên gọi “Grand Opera Hotel” lấy cảm hứng từ Nhà hát thành phố nhằm tôn vinh công trình kiến trúc có giá trị lịch sử lâu đời và biểu tượng cho kiến trúc nghệ thuật của Tp HCM Bên cạnh đó, câu chuyện ý tưởng của KS cũng được xây dựng mới, NTTT nội thất lấy cảm hứng từ hình tượng hoa sen Việt Nam, khai thác các góc nhìn khác biệt về hoa sen bằng thủ pháp trang trí tươi mới của thời đại Sự thay đổi từ phong cách nội thất Tân cổ điển và Giữa thế kỷ (Mid-century) sang phong cách đương đại, tối giản nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức, trải nghiệm nghệ thuật mới của khách hàng (H.3.2) Những công trình dịch vụ ăn uống ở Tp HCM thường làm mới thiết kế sau chu kỳ sử dụng 2 hoặc 3 năm, doanh nghiệp phải tự chuyển mình để đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, dịch vụ mới lạ của thị trường
- Thân thiện với nghệ thuật đa văn hóa Từ lịch sử 325 năm Sài Gòn có sự giao thoa tiếp biến văn hóa, người dân ở Tp HCM và khách du lịch quốc tế đều thân thiện và muốn trải nghiệm văn hóa mới và đa văn hóa Các nhà hàng trong KS tại Tp HCM đang được vận hành và trang trí theo những chủ đề ẩm thực văn hóa đa dạng từ nhiều quốc gia Hotel Des Arts Saigon có nhà hàng Saigon Kitchen tôn vinh ẩm thực Việt Nam và ẩm thực dung hợp (fusion cuisine) từ đặc sản của các nước; bên cạnh đó nhà hàng Social Club chuyên về ẩm thực Âu (Pháp, Ý) (H.3.3) The Reverie
Saigon có nhà hàng Café Cardinal phục vụ ẩm thực Pháp cổ điển cả ngày và món trà chiều Phương Đông từ nguồn nguyên liệu nhiệt đới và cách thưởng trà Á Đông Sự pha trộn phong cách ẩm thực Pháp với NTTT nội thất kiểu Ý đã tạo nên dấu ấn chiết trung đặc sắc cho Café Cardinal Bên cạnh đó, KS còn có The Long @ Square được trang trí theo phong cách café đường phố ở Ý; The Reverie Boutique phục vụ café
Việt Nam với bánh croissant, bánh crepe, bánh macaron của Pháp; nhà hàng Long
Triều chuyên ẩm thực Quảng Đông được trang trí nội thất bằng phong cách Trung
Hoa lộng lẫy; The Long Lounge lại tưng bừng nhịp sống hiện đại và vật liệu bóng bẩy; Da Vittorio Saigon phục vụ trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Ý với phong cách NTTT kết hợp truyền thống, tính nguyên bản và thô mộc của vật liệu và ngôn ngữ tạo hình chiết trung (H.3.4) Qua đó nhiều KS ở Tp HCM đang nỗ lực đáp ứng đúng nhu cầu trải nghiệm nghệ thuật không gian và nghệ thuật ẩm thực đa văn hóa cho nhiều tệp khách hàng đa dạng
- Yêu thích cái “đẹp về hình thức” Theo mỹ học kiến trúc [10], thuyết “Vui sướng” đề cao vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hoà, sinh động, chú trọng các bộ phận riêng lẻ tinh tế, tinh xảo, trong khi hình khối tổng thể phải đồ sộ, hoành tráng, ấn tượng
“Hegel miêu tả “mỹ học sướng vui” của các tác phẩm nghệ thuật đem lại niềm say mê nồng nhiệt, phát huy được giá trị mỹ học về hình thức” [10, tr.63] Có thể thấy vẻ đẹp hình thức được ưu tiên hơn vẻ đẹp nội dung trong chuỗi phản ứng hành vi của con người trước nghệ thuật Dựa trên các dự án thuộc lĩnh vực ăn uống và KS tại Tp HCM do chính NCS tư vấn thiết kế trang trí cho các chủ đầu tư dẫn đầu thị trường Việt Nam như Golden Gate (Cổng Vàng), Nova Group, In Dining, việc đầu tư cho hình thức thẩm mỹ độc đáo, ấn tượng là một trong những ưu tiên hàng đầu cho các dự án tại Tp HCM hiện nay Bà Nguyễn Như Xuân Trang nhận định: “Với mỗi dự án mới, ngoài các tiêu chuẩn vận hành bắt buộc, chúng tôi luôn ưu tiên tìm kiếm những ý tưởng độc đáo, hình thức trang trí mới lạ, màu sắc kiểu dáng càng khác biệt càng tốt để đáp ứng thị hiếu khách hàng hiện nay: ưa chuộng vẻ đẹp thẩm mỹ và những trải nghiệm đa giác quan Tất nhiên phải trong mức đầu tư đúng [PL3; PV.9; tr.195]
- Vị trí trung tâm Công trình hoặc không gian nghệ thuật thường ở trung tâm Quận 1, Quận 3, thuận lợi giao thông, không khí náo nhiệt, thuận lợi kết nối với các công trình văn hóa lịch sử khác Dữ liệu nghiên cứu chỉ ra trong 26 KS 5 sao tại Tp HCM, có 20 KS nằm ở trung tâm Quận 1 (chiếm 61,5%) và Quận 3 (chiếm 15,4%); có 19/26 KS 4 sao nằm ở trung tâm Quận 1 (chiếm 73%) [198] Sự ưa chuộng không gian trung tâm dẫn đến việc tập trung rất lớn các công trình nghỉ dưỡng, dịch vụ, giải trí, nghệ thuật, mật độ dân cư và giao thông ở các Quận 1 và 3, dẫn đến giá tiêu dùng và sự cạnh tranh gia tăng, cùng với những tiêu chuẩn nghệ thuật được đặt ra cao hơn với công trình và giới sáng tạo
- Chú trọng chi tiết Trong lĩnh vực kinh doanh KS và khối ngành dịch vụ, người sử dụng đang ngày chú trọng đến chi tiết trong hình thức trang trí không gian hoặc chi tiết trong quy trình phục vụ để mang lại trải nghiệm trọn vẹn nhất Để tạo ra điều này đòi hỏi kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tay nghề chế tác công phu, nguồn nhân lực lành nghề và ngân sách đầu tư lớn Ngành dịch vụ tại Tp HCM đang đứng trước làn sóng “cá nhân hóa” dịch vụ với việc đề cao tối đa từng khoảnh khắc trải nghiệm bằng mọi giác quan của người dùng Xuân Spa trong KS Park Hyatt Saigon tổ chức không gian đề cao sự riêng tư, cá nhân hóa và chú trọng từng chi tiết trong liệu trình chăm sóc, NTTT nội thất spa tạo được sự riêng tư tối đa, sự cân bằng về màu sắc, ánh sáng và những điểm nhấn trang trí mỹ thuật truyền tải được sự tươi trẻ, thanh xuân (H.3.5) The Spa tại The Reverie Saigon cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cao cấp và đa dạng loại hình trị liệu Hành trình trải nghiệm các dịch vụ spa được kết hợp với hành trình khám phá hình thức thẩm mỹ của không gian với rất nhiều yếu tố trang trí thị giác ấn tượng Thậm chí, liệu trình spa còn được mở rộng kết hợp với dịch vụ đưa đón khách bằng xe limousine, tặng hoa, thưởng thức trứng cá muối với rượu sâm banh, mát xa (massage) và các liệu trình, cocktail và ăn nhẹ sau trị liệu, tặng quà tạm biệt Từng chi tiết trong dịch vụ sẽ được hỗ trợ bởi máy móc thiết bị và khung cảnh, không gian, ánh sáng ở mức độ chuyên biệt nhất (H.3.6) Với nhà đầu tư và vận hành, tiêu chí then chốt là đáp ứng đầy đủ ở mức độ cao nhất nhu cầu của người dùng, đề xuất gợi ý cho người sử dụng phát sinh các nhu cầu dịch vụ cao cấp hơn hoặc mang lại trải nghiệm nghệ thuật chinh phục cảm xúc mạnh hơn [163]
- Quan tâm ứng dụng công nghệ và tương tác Làn sóng công nghệ 4.0 ảnh hưởng lớn đến nội thất KS và nhu cầu người sử dụng Các công trình nhanh chóng tích hợp công nghệ trong quản lý, vận hành và tạo ra các trải nghiệm tương tác với khách hàng với bất kỳ các giác quan Các KS Park Hyatt Saigon, The Reverie Saigon và Hotel Des Arts Saigon đều được số hóa trong quản lý, vận hành và dịch vụ tương tác trực tiếp của khách hàng trong không gian như: đặt phòng - nhận phòng và đặt dịch vụ trực tuyến, nội thất thông minh và công nghệ thuật tương tác - cảm biến trong toàn bộ quy trình sử dụng không gian, điều khiển công nghệ chiếu sáng để mang lại các trải nghiệm người dùng tốt nhất Hoạt động tiếp thị quảng bá của các doanh nghiệp giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe đang khai thác hiệu quả hiệu ứng lan tỏa từ công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo) và mạng xã hội toàn cầu [157]
3.1.1 Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật trang trí trong khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1.1 Lợi ích của nghệ thuật trang trí trong khách sạn
Du lịch và nghệ thuật đã dần hình thành sự liên kết chặt chẽ, lý thuyết Du lịch học xác định có khuynh hướng tourismology (lấy sản phẩm du lịch làm trung tâm)
[98], qua đó bối cảnh không gian KS (đặc biệt là KS nghệ thuật) chính là môi trường sử dụng tính độc đáo và thu hút của NTTT để thúc đẩy du lịch tăng trưởng Không gian đủ lớn như KS 4 - 5 sao luôn có đủ chỗ cho nghệ thuật và NTTT Không gian này trước đây gọi là “không gian dịch vụ”, nay có thể gọi là “không gian dịch vụ nghệ thuật”, nơi thường xuyên diễn ra phản ứng về mặt cảm xúc cũng như nhận thức của cả khách hàng và nhân viên trước những tác phẩm nghệ thuật [155] Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NTTT ảnh hưởng đến sự hài lòng, niềm vui, sự gắn bó “trung thành” của khách hàng đối với một KS, từ đó đi theo hiệu quả về tài chính của KS
Mỹ học kiến trúc đề cập đến Thuyết sướng vui, cái đẹp của nghệ thuật phản ánh “dục vọng tinh thần và động cơ tâm lý cảm xúc”, nghệ thuật càng hài hòa, tinh xảo, hoành tráng hay ấn tượng càng đem lại sự say mê nồng nhiệt cho người sáng tạo và thưởng thức [10] NTTT nội thất KS thực hiện chức năng như một phòng trưng bày hay bảo tàng về nghệ thuật, khách hàng có thể thưởng thức suốt hành trình từ sảnh công cộng đến nhà hàng, lối hành lang, vào phòng ngủ trong mùi hương nhẹ nhàng và âm nhạc du dương của KS, nghệ thuật có thể hiện diện khắp nơi trong KS bằng các kiểu NTTT khác nhau, kích thích sự thăng hoa cảm xúc, niềm vui người sử dụng Nói về thái độ và hành vi người dùng, bà Ngô Đặng Thùy Vy cho rằng: “một tác phẩm trang trí ở sảnh cần mang lại niềm vui sống động và tâm lý chia sẻ - kết nối từ nhiều người, NTTT nội thất phòng ngủ lại cần sâu lắng để khách hàng giảm căng thẳng, được chữa lành hay có sự đối thoại riêng tư với tác phẩm” [PL3; PV.12; tr.201]
NTTT nội thất KS được ví như môi trường đào tạo mỹ cảm ngắn hạn Nếu các tác phẩm và không gian được bày trí dưới ánh sáng đạt được tính nghệ thuật thì hình thành phản xạ “ấn tượng ban đầu”, tiếp tục sinh ra nhu cầu ở cấp độ cao hơn và lặp lại hành vi “phản ứng quan sát” khi người khác bước vào một không gian khác hay một KS khác Toàn bộ hành trình phát triển tâm lý sẽ nâng cấp nhu cầu thưởng thức của người này từ “bình thường” sang “ấn tượng” và trở thành “độc nhất”, tạo nên ý thức mỹ cảm và ý thức nghệ thuật [160] Ông Lê Huy Trực cho rằng “NTTT phải là phương tiện truyền tải văn hóa địa phương và bối cảnh bản địa đối với khách hàng lần đầu tiên đến với thành phố Khả năng biểu cảm của NTTT thường lớn hơn không gian mà nó hiện hữu” [PL3; PV.10; tr.197] Với khái niệm quy mô của không gian ý niệm, thì không gian văn hóa hay yếu tố bối cảnh địa phương sẽ rộng lớn so với không gian bên trong KS, bản thân NTTT chỉ là sự gợi ý, là sự đại diện hay biểu đạt cốt lõi, người sáng tạo cần tự tìm cách truyền tải hoặc khơi gợi sự khám phá tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật đối với khách hàng sau khi họ trải nghiệm NTTT tại KS
Xu hướng phát triển nghệ thuật trang trí nội thất khách sạn …
3.2.1 Những xu hướng nghệ thuật và thiết kế mới của thời đại
Khái niệm “phong cách” - “xu hướng” trong thiết kế và nghệ thuật được tham khảo từ tài liệu Lịch sử Mỹ thuật, Lịch sử Kiến trúc, Lịch sử Nội thất và Lịch sử Design, một số phong cách hoặc xu hướng có sự tương đồng khái niệm hoặc hoàn toàn giống nhau, chỉ khác biệt ở sự phân loại có tính tương đối giữa các ngành nghệ thuật Qua đó, NCS xác định một số xu hướng nghệ thuật và xu hướng thiết kế có ảnh hưởng đến NTTT nội thất KS, gồm có:
3.2.1.1 Xu hướng bản địa (Regionalism, Indigenous trend, Vernacular architecture)
Xu hướng thiết kế bản địa trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất được xem là phong cách thiết kế dựa trên các yếu tố tự nhiên, khí hậu, vật liệu và văn hóa địa phương Bối cảnh toàn cầu hóa tạo ra nguy cơ các quốc gia đánh mất bản sắc đã thúc đẩy sự hình thành mạnh mẽ của xu hướng bản địa của từng địa phương, khu vực hoặc cả quốc gia Kiến trúc bản địa có sự chi phối công việc TKNT bản địa và NTTT mang tính bản địa, vốn đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, nhưng đang trở thành một trong những xu hướng được quan tâm nhất hiện nay, đang tồn tại một dòng chảy thiết kế theo xu hướng bản địa tại Việt Nam và trở thành những tiêu chuẩn chính yếu trong việc đánh giá về chất lượng thiết kế của một công trình (H.3.13)
“Tâm thức bản địa” hay “tri thức bản địa” là khái niệm được đề cập nhiều cộng đồng thiết kế tại Việt Nam hiện nay như là một hệ tư tưởng có “tự tôn dân tộc”, “chủ nghĩa dân tộc”, là điều tự hào và mong muốn truyển tải bản sắc của quốc gia, dân tộc Tâm thức bản địa nằm trong cái gọi là sự tác động của địa hình, khí hậu, môi trường, điều kiện thổ nhưỡng, vật liệu bản địa, vật liệu truyền thống có thể tác động tạo nên xu hướng bản địa
Các KS tiêu biểu được nghiên cứu Hotel Continental Saigon, Rex Hotel Saigon, Hotel Majestic Saigon, Park Hyatt Saigon, Hotel Des Arts Saigon đều cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách Đông Dương và xu hướng bản địa ở biểu hiện không gian kiến trúc, hoặc nội thất, hoặc NTTT qua cách truyền tải hình thức trang trí mang tâm thức bản địa; các hình tượng nghệ thuật hoặc các thành tố tạo hình trong không gian đều chủ động gắn bó với truyền thống, bản sắc, dấu ấn văn hóa, lịch sử, và vật liệu có nguồn gốc từ địa phương
Bà Vân Quỳnh Lê - Bierich có quan điểm nhận định: “các quốc gia phát triển đều tìm cách đề cao tính bản địa và văn hóa địa phương trong thiết kế KS, đó là cách nhanh nhất giới thiệu bản sắc quốc gia đến du khách quốc tế, đây là một xu hướng có ảnh hưởng lâu dài trong nền công nghiệp KS” Nói về xu hướng bản địa ở Việt Nam, bà Quỳnh Vân cho rằng: “mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có những thế mạnh về văn hóa, môi trường tự nhiên và lịch sử phát triển riêng Những yếu tố này là đặc trưng duy nhất nên cần được khai thác bằng giải pháp nghệ thuật thiết kế, sẽ là lợi thế cạnh tranh và tiêu điểm bán hàng hiệu quả” (PL3; PV.11; tr.199)
3.2.1.2 Xu hướng chiết trung (Eclecticism)
Như tác giả Leland M.Roth từng trao đổi “chủ nghĩa chiết trung là vay mượn và kết hợp các phong cách từ nhiều nguồn khác nhau một cách cố ý Nó tôn vinh sự tự do để kết hợp, kết nối và trộn lẫn những ảnh hưởng đa dạng, tạo ra một cái gì đó mới lạ và độc đáo [133, tr.9] Đồng quan điểm này, tác giả Ellen S Fisher cho rằng
“Không gian chiết trung cho phép có nhiều yếu tố và sự đa dạng cảm xúc; thay vì sử dụng một giai đoạn lịch sử NTTT nhất định hoặc một truyền thống văn hóa cụ thể làm công thức lựa chọn một kế hoạch, chủ nghĩa chiết trung phụ thuộc rất nhiều vào một khái niệm để thống nhất các yếu tố đa dạng” [115, tr.401] Xu hướng chiết trung là đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa Hậu hiện đại và còn tiếp nối sự ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực TKNT đến ngày nay như là một xu hướng của thời đại mới Với đặc điểm giao thoa văn hóa theo suốt chiều dài lịch sử 325 năm hình thành và phát triển Sài gòn - Tp.HCM, đô thị có biểu hiện rõ tính giao thoa và chiết trung trong nhiều lĩnh vực cuộc sống Trong đó, sự pha trộn, kết hợp các đặc trưng văn hóa, nghệ thuật của nhiều thời kỳ, nhiều vùng miền, nhiều quốc gia có tính ảnh hưởng chủ đạo vào NTTT và thiết kế không gian nội thất KS Sự cập nhật công nghệ và vật liệu mới cùng với quan điểm tươi mới về tạo hình nghệ thuật đã tạo nên những làn sóng đương đại xen kẽ với yếu tố truyền thống và cổ điển Các KS lịch sử Hotel Continental Saigon, Rex Hotel Saigon, Hotel Majestic Saigon đều trải qua cả thế kỷ để thay đổi, dung nạp và tích hợp tư tưởng nghệ thuật của nhiều giai đoạn lịch sử nên hiện trạng NTTT phản ảnh yếu tố chiết trung rất rõ Park Hyatt Saigon, Hotel Des Arts Saigon, The Reverie Saigon, Mai House Saigon, Sofitel Saigon, Sheraton Saigon, Windsor Plaza, Eastin Grand Saigon, Le Meridien Saigon là nhóm KS mới xây dựng, có phong cách nội thất và NTTT theo xu hướng chiết trung vì phù hợp với hoàn cảnh xã hội và thị hiếu tiêu dùng đương thời Ông Lê Huy Trực chia sẻ: “chúng tôi thường chọn kiểu chiết trung cho các dự án thiết kế KS vì kết hợp nhiều yếu tố văn hóa, nhiều phong cách nghệ thuật sẽ tạo ra những điều mới mẻ, không gian nội thất sẽ có nhiều câu chuyện tươi mới để nói với khách hàng”, bên cạnh đó “ngày nay rất khó để tìm thấy một thiết kế KS thuần nhất một phong cách kinh điển, điều đó sẽ giới hạn sự sáng tạo trong một khuôn khổ và quy tắc trói buộc” (PL3; PV.10; tr.197)
3.2.1.3 Xu hướng sinh thái và bền vững (Ecoism)
Thông điệp chính của thế kỷ 21 là chủ nghĩa sinh thái, khi mọi giải pháp từ kỹ thuật đến nghệ thuật đều hướng đến bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với tự nhiên và có thể tái chế, tái sử dụng Thực chất xu hướng này phù hợp với các KS nghỉ dưỡng ở các vùng sinh thái tự nhiên, tuy vậy 03 tiêu chuẩn sinh thái chủ đạo là tiết kiệm năng lượng, vật liệu bền vững/thân thiện môi trường, hệ sinh thái tự nhiên giúp xác định được xu hướng này trong một số KS tại Tp HCM như: Park Hyatt Saigon, Nikko Saigon, Vinpearl Luxury Landmark 81
Bà Ngô Đặng Thùy Vy cho rằng “tiêu chí vật liệu bền vững cùng kỹ thuật thi công tiết kiệm năng lượng đang được áp dụng trong các dự án KS hiện nay và sẽ được mở rộng cho nhiều yếu tố khác có liên quan đến thiết kế nội thất KS”, bên cạnh đó
“thiết kế kiến trúc KS đạt tiêu chí bền vững sẽ giúp hình thành các tiêu chuẩn nội thất bền vững, nhưng sẽ khó dung hòa giữa tính bền vững với các biểu hiện của NTTT vì sự sáng tạo thường phải độc đáo, khác biệt và tiên phong” (PL3; PV.12; tr.201) Ông
Vũ Quang Huy cho rằng: “cái đẹp về hình thức ngày nay phải đi với tiêu chuẩn an toàn với sức khỏe con người và không gây hại cho môi trường Vật liệu bền vững là yếu tố cốt lõi Về lâu dài, Việt Nam nên áp dụng các tiêu chuẩn bền vững của Châu Âu và Mỹ cho vật liệu xây dựng và trang trí” (PL3; PV.5; tr.187)
3.2.1.4 Xu hướng khách sạn nghệ thuật (Art/Boutique Hotel)
Mô hình KS boutique (boutique hotel) và KS phong cách sống (lifestyle hotel)
[163] đang được đầu tư phổ biến hiện nay trên thế giới bởi các tập đoàn KS quốc tế
KS boutique và KS nghệ thuật vốn có những điểm tương đồng thông qua nghiên cứu tham khảo các Bộ hướng dẫn thiết kế và nhận diện thương hiệu
Nắm bắt nhu cầu nghệ thuật ngày càng gia tăng của xã hội và người tiêu dùng đã thiết lập được nhiều cấp độ của tiêu chuẩn thưởng thức, đánh giá nghệ thuật trong đời sống, những KS mới ra đời ở TP.HCM những năm gần đây ngày càng chú trọng tính thẩm mỹ, chủ đề sáng tạo và giá trị nghệ thuật, đó là cách nâng tầm chất lượng trải nghiệm trong KS thông qua thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật Một số
KS 5 sao theo xu hướng nghệ thuật tại Tp HCM là Park Hyatt Saigon, Hotel Des Arts Saigon, The Reverie Saigon, Mai House Saigon Bà Bùi Thị Thanh Phương có nhìn nhận: “hầu hết các dự án thiết kế hiện tại của công ty chúng tôi đều thuộc thể loại KS nghệ thuật, xu hướng này sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam”; nói về tiêu chí quan trọng nhất của KS nghệ thuật, bà cho rằng “có thể là câu chuyện thiết kế độc đáo và cách kể câu chuyện thông qua ngôn ngữ tạo hình, NTTT Những yếu tố bản địa, văn hóa cần được “nghệ thuật hóa và cường điệu hóa” để chinh phục khách hàng cao cấp và tạo ra xu hướng thưởng thức mới” (PL3; PV.6; tr.189)
3.2.1.5 Xu hướng tích hợp công nghệ
Số hóa dữ liệu nội bộ, công tác quản trị, cách thức kinh doanh và vận hành đã được áp dụng trong gần hết các KS 4 và 5 sao hiện nay Các KS sử dụng mạng xã hội, các ứng dụng giải trí đa phương tiện và trang web chính thức để phát ngôn, cung cấp thông tin và giao tiếp với khách hàng Trải nghiệm qua hình ảnh và các gợi ý nghệ thuật có tác dụng kích thích trải nghiệm thực tế The Reverie Saigon sử dụng trải nghiệm hình ảnh không gian 3 chiều cho khách hàng trên trang web chính thức, người sử dụng máy tính hoặc điện thoại có thể khám phá hầu hết các không gian nội thất của KS với mức độ chi tiết cao (H.3.14) Park Hyatt Saigon đã sử dụng các màn hình tương tác thay thế cho bảng thông tin truyền thống trước đây Những màn hình này được tích hợp trực tiếp trong các tấm gương trang trí trên tường, sẽ sáng lên khi cảm biến với người sử dụng hoặc tắt đi để không ảnh hưởng đến bố cục nghệ thuật của không gian (H.3.15)
Thuật ngữ thiết kế thông minh (smart design) đang trở nên phổ biến trong công nghiệp KS Cơ chế tự động hóa trong không gian nội thất giúp tinh gọn nhiều trang thiết bị thừa hoặc đồ đạc lỗi thời, giúp tiết kiệm sức lao động, thời gian sử dụng, bảo dưỡng, vận hành Công nghệ tự động dựa trên cảm biến và cảm ứng đang hỗ trợ tốt cho trải nghiệm người sử dụng KS như: Hệ thống điện hai chiều tự động giúp hạn chế số lượng công tắc, tiết kiệm thời gian di chuyển; cảm biến chuyển động để bật tắt hoặc tăng cường một số nguồn sáng trong nội thất giúp tiết kiệm năng lượng và tạo nên trải nghiệm sống động cho khách hàng; các chế độ ánh sáng được lập trình theo thời gian - điều kiện ánh sáng trong ngày, hoặc theo thói quen sử dụng của khách hàng Ông Trần Văn Thành đánh giá “xu hướng thiết kế thông minh và công nghệ chiếu sáng thông minh đang có ảnh hưởng lớn đến tính nghệ thuật của nội thất KS Trải nghiệm công nghệ tự động tạo ra nhiều phương án chiếu sáng cho mỗi không gian đang là yêu cầu từ chủ đầu tư đối với công việc của chúng tôi” [PL3; PV.7; tr.191]
Giải pháp nâng cao giá trị của nghệ thuật trang trí nội thất khách sạn
Có nhiều giải pháp đề xuất để nâng cao giá trị NTTT nội thất KS tại Tp HCM và phạm vi cả nước, đặc biệt là khi đặt NTTT trong mối quan hệ hữu cơ với các lĩnh vực khác như quản lý văn hóa - nghệ thuật, quản lý du lịch, quản lý vận hành, quản lý đầu tư, cơ chế quản lý nhà nước, tổ chức hội ban ngành, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực Trong đó, NCS đề xuất bốn giải pháp chính, được cho là có tính then chốt vì gắn kết trực tiếp đến yếu tố con người, bao gồm: nâng cao vai trò của chủ thể sáng tạo; xây dựng mối quan hệ giữa người sáng tạo, người sử dụng và người đánh giá; Hệ thống hóa quy trình thiết kế và trang trí nội thất KS, đào tạo nguồn nhân lực sáng tạo
3.3.1 Nâng cao vai trò của chủ thể sáng tạo
Theo tiêu chuẩn TCVN 4391:2015, nhóm tiêu chí hàng đầu đóng vai trò quyết định cho cấp bậc và tiêu chuẩn sao của một KS 5 sao là: Thiết kế kiến trúc - cảnh quan - nội thất [86] Tuy tiêu chuẩn này được thể hiện ở mức độ cơ bản nhưng khẳng định rõ tầm quan trọng của công việc thiết kế cùng nguồn nhân lực thiết kế Song song đó, hệ thống tiêu chuẩn của các tập đoàn KS hàng đầu thế giới, đặc biệt với những thương hiệu KS nghệ thuật (Art Hotels) lại có hẳn những quy định, hướng dẫn cụ thể thiết kế và NTTT [138], [139]
Tất nhiên, từ tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng sản phẩm có thể xác định vai trò và vị trí của đội ngũ thiết kế - sáng tạo trong 1 KS 5 sao Đội ngũ thiết kế - sáng tạo được gọi là “chủ thể sáng tạo” trong lý thuyết nghệ thuật và mỹ thuật học Theo Hegel, chủ thể sáng tạo có năng lực tưởng tượng có tính sáng tạo nghệ thuật vì bao quát được hiện thực, “nghệ sĩ phải rút ra từ cuộc sống một chất lượng cho nghệ thuật chứ không phải là có tư tưởng trừu tượng” [84, tr.25] Điều này đồng nghĩa với người sáng tạo phải có trải nghiệm để hiểu biết và tư duy về cuộc sống và con người, sau đó dùng các hình tượng nghệ thuật trực quan sinh động để truyền đạt lại [84]
Năng khiếu nghệ thuật là tố chất cốt lõi của bất kỳ người làm thiết kế - sáng tạo nào, năng khiếu cần được tôi luyện qua môi trường đào tạo hàn lâm hoặc quá trình thực hành nghề nghiệp Tuy vậy, một quan điểm khác của Hegel có thể gây tranh cãi trong thời đại hôm nay: người nghệ sĩ “cần từ bỏ tính kỳ dị, tính tùy tiện, cần phải tránh sự bay bổng, tính tưởng tượng phóng đãng và biến tác phẩm thành một sự hỗn tạp” [84, tr.25] Khi thời đại ngày càng đề cao sự khác biệt, cá tính sáng tạo có cơ hội thu hút sự quan tâm của xã hội Ngay cả NTTT của nội thất KS The Reverie Saigon cũng có đầy những biểu hiện của sự bay bổng quá đà, thậm chí một số nội dung NTTT có dấu hiệu của tính “tùy tiện” trong sử dụng vật liệu và sự hỗn tạp trong bố cục, nhưng tổng thể vẫn tạo nên một KS nghệ thuật có sự sang trọng và đẳng cấp
Chủ thể sáng tạo trước tiên cần được sàng lọc thông qua môi trường đào tạo, hoàn thiện năng khiếu và có thái độ sẵn sàng phục vụ cộng đồng Để nâng cao vai trò, người thiết kế - sáng tạo cần những yếu tố sau:
- Khả năng sáng tạo - đề xuất ý tưởng độc đáo, kể câu chuyện thiết kế, am hiểu chuyên môn liên ngành, có kinh nghiệm với nhiều dự án Khả năng này thường đi cùng với năng lực giao tiếp, thuyết trình, hùng biện và phản biện
- Khả năng sáng tạo, sáng tác tạo hình, trực tiếp làm ra tác phẩm mỹ thuật bằng tay nghề thủ công hoặc có sự hỗ trợ của phương tiện máy móc Khả năng sáng tạo và hiện thực hóa ý tưởng từ bản vẽ từ phác thảo tay đến không gian 3 chiều (3D) bằng các phần mềm công nghệ, có kỹ năng diễn họa
- Có kiến thức về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, qua đó vận dụng nguồn dữ liệu phù hợp vào hình thành ý tưởng cho dự án Có khả năng nắm bắt và ứng dụng xu hướng, phong cách vào thiết kế
- Khả năng nắm bắt và thể hiện hồ sơ kỹ thuật thi công, kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật hạ tầng Tất nhiên, khả năng này thường đi ngược với năng lực sáng tạo ý tưởng
- Có năng lực thẩm mỹ tốt, kinh nghiệm thực tế để phối hợp với các bộ phận thi công, sản xuất, chế tác, hoàn thiện không gian, đồ nội thất, đồ trang trí, các tác phẩm mỹ thuật, mỹ nghệ, đồ thủ công, sản phẩm làng nghề, các bộ sưu tập nghệ thuật…, để hoàn thiện yếu tố NTTT trong không gian nội thất
- Có tinh thần hội nhập cao, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng thích nghi
Chủ thể sáng tạo trước tiên cần chủ động trang bị các năng lực nói trên, sau đó thúc đẩy tạo ra môi trường để hành nghề và phát triển, tăng sự công nhận của xã hội đối với công việc thiết kế Những KS có yếu tố nghệ thuật, câu chuyện nghệ thuật cần dành sự tôn trọng cho nghệ sĩ sáng tạo Hiện tại, thị trường thiết kế có nhiều công ty chỉ cung cấp dịch vụ thiết kế ý tưởng, tách biệt với công ty khai triển kỹ thuật, thi công Đây là biểu hiện thay đổi có tính thời đại của hệ sinh thái nghệ thuật
3.3 2 Xây dựng mối quan hệ giữa người sáng tạo, người sử dụng và người đánh giá
Dựa trên lý thuyết mối quan hệ hữu cơ của tác phẩm nghệ thuật, ba nhóm đối tượng người sáng tạo, người cảm thụ, người đánh giá được xác định nằm trong một mối quan hệ hữu cơ, trung tâm của mối quan hệ này chính là giá trị nghệ thuật trong
KS 5 sao Mối quan hệ cần được xây dựng chặt chẽ, bổ trợ khách quan và tích cực nhằm đạt được mục tiêu nâng cao giá trị thẩm mỹ cho NTTT nội thất KS
3.3.2.1 Người sáng tạo - chủ thể sáng tạo
Người sáng tạo đã được nhận diện qua phân tích nhiều lần trong các nội dung biện luận phía trên, chính là đội ngũ thiết kế - sáng tạo, vì thiết kế cho một dự án KS
5 sao nên công việc của họ trải dài từ kiến trúc, cảnh quan, nội thất, NTTT đến mỹ thuật Người sáng tạo có vị trí trung tâm theo góc nhìn từ công việc thiết kế - sáng tạo, nhưng ở vị trí thứ yếu theo góc nhìn của một quy trình phát triển KS khác
3.3.2.2 Người cảm thụ - người thụ hưởng
Người cảm thụ thứ nhất - có toàn quyền quyết định sự tồn tại của tác phẩm