1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài trình bày khái niệm và hình Ảnh minh họa về khu phi thuế quan sưu tầm một bộ chứng từ xuất hoặc nhập khẩu

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Khái Niệm Và Hình Ảnh Minh Họa Về Khu Phi Thuế Quan. Sưu Tầm Một Bộ Chứng Từ Xuất Hoặc Nhập Khẩu
Tác giả Nhóm 11
Người hướng dẫn ThS. Trương Văn Cường
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
Chuyên ngành Pháp Luật Về Thuế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 6,26 MB

Cấu trúc

  • 2.1 Các thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập tại kho ngoại quan (12)
  • 2.2 Điều kiện công nhận kho ngoại quan (0)
  • 2.3 Quy định về kho ngoại quan (0)
  • 2.4 Các dịch vụ thực hiện trong kho ngoại quan 3. Khu kinh tế thương mại đặc biệt (Special Economic (14)
  • 3.1 Định nghĩa khu kinh tế thương mại đặc biệt (15)
  • 3.2 Một số đặc điểm nổi bật của khu kinh tế thương mại đặc biệt (16)
  • 3.3 Ưu đãi tại khu kinh tế thương mại đặc biệt 4. Doanh nghiệp chế xuất (Export Processing Enterprises) (16)
  • 4.1 Doanh nghiệp chế xuất là gì? (18)
  • 4.2 Ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất (18)
  • 4.3 Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất (21)
  • 4.4 Một số doanh nghiệp chế xuất 5. Kho bảo thuế (Tax – Protected Warehouse) (22)
  • 5.1 Kho bảo thuế là gì? (23)
  • 5.2 Hàng hóa kho bảo thuế được lưu trữ trong bao lâu? (23)
  • 5.3 Hàng hóa kho bảo thuế gồm những mặt hàng gì? (23)
  • 5.4 Thủ tục hải quan với hàng hóa kho bảo thuế (24)
  • 5.5 Thủ tục thành lập kho bảo thuế như thế nào? 6. Khu bảo thuế (Tax Protection Area) (24)

Nội dung

KHU PHI THUẾ QUANKhu phi thuế quan Non-tariff zones là: - Khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam - Được thành lập theo quy định của pháp luật - Có ranh giới địa lý xác định, ngăn cá

Các thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập tại kho ngoại quan

quan Đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ nội địa hay đến từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan thì chủ hàng hoặc đơn vị được chủ hàng uỷ quyền cần phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan trực tiếp tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan đó.

 Hàng hoá nội địa gửi vào kho ngoại quan

Chủ hàng hoặc đại diện (sau đây gọi chung là chủ hàng) được uỷ quyền của chủ hàng cần thực hiện đầy đủ các thủ tục hàng hoá xuất khẩu theo đúng quy định của pháp luật trước khi gửi hàng tới kho ngoại quan.

Sau khi thực hiện xong các thủ tục, để đưa hàng vào kho ngoại quan, chủ hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thuê kho ngoại quan và cung cấp đầy đủ tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, tờ khai đưa hàng vào kho ngoại quan và các chứng từ cần thiết khác để xác nhận và có thể đưa hàng hoá vào kho ngoại quan lưu trữ.

 Hàng hoá từ nước ngoài gửi vào kho ngoại quan

Tương tự như hàng xuất khẩu, chủ hàng cũng cần hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu trước khi đưa hàng vào kho ngoại quan. Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục, để đưa hàng vào kho ngoại quan, chủ hàng cần hoàn thiện hồ sơ khai báo bao gồm: mẫu hợp đồng kho ngoại quan, tờ khai hải quan cùng các chứng từ liên quan.

 Quản lý hàng hoá tại kho ngoại quan

Hàng hoá trong kho được quản lý bằng quy chế kho ngoại quan riêng.

Khi tiến hành thuê và gửi hàng hoá vào kho ngoại quan, chủ hàng cần thông báo cho cơ quản hải quan quản lý kho ngoại quan trước bằng văn bản xác nhận Việc di chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại khác phải được cấp phép của Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố.

Các hoạt động xuất nhập hàng hoá vào kho ngoại quan cần được theo dõi và thống kê thông qua theo hệ thống sổ kế toán quy định.

Các chủ kho ngoại quan cần báo cáo định kỳ về việc quản lý hàng hoá, tình hình hoạt động của kho ngoại quan theo định kỳ

Trong quá trình hàng hoá được lưu trữ tại kho ngoại quan, có thể có tình trạng hàng hoá bị hư hỏng, giảm chất lượng hay quá thời gian sử dụng Để có thể tiêu huỷ các loại hàng này, chủ kho ngoại quan cần thông báo cho chủ hàng cần biết và thoả thuận bằng văn bản xác nhận cụ thể Sau khi hai bên xác nhận, các mặt hàng sẽ được tiêu huỷ theo đúng quy định hiện hành.

*Quy định về kho ngoại quan

Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 có nếu rõ những khu vực quy định kho ngoại quan có thể hoạt động Theo đó, kho ngoại quan cần được đặt ở những nơi có giao thông, giao thương thuận tiện như:

- Kho ngoại quan thường được thành lập ở những thành phố lớn, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Ví dụ như kho ngoại quan Hà Nội, kho ngoại quan Hải Phòng, kho ngoại quan Đà Nẵng, …

- Kho ngoại quan đặt tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công nghiệp) Ví dụ như kho ngoại quan tập trung ở các khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, …

- Khu vực đặt kho ngoại quan đảm bảo hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho dễ dàng, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

2.4 Các dịch vụ thực hiện trong kho ngoại quan

Bên cạnh việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong kho ngoại quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ kho ngoại quan cho doanh nghiệp còn đáp ứng nhu cầu:

- Gia cố, chia tách, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại hàng hóa, bảo quản

- Lấy mẫu hàng hóa, chuyển quyền sở hữu hàng hóa

- Nâng hạ, bốc xếp, khai thác theo yêu cầu

9 Đặc biệt đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan thì có thể được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

3 Khu kinh tế thương mại đặc biệt (Special Economic And Trade Zone)

3.1 Định nghĩa khu kinh tế thương mại đặc biệt

Còn được gọi là đặc khu kinh tế (tên tiếng Anh là Special Economic Zone - SEZ), là một trong những mô hình phát triển cao dựa trên mô hình khu kinh tế cơ bản với đặc điểm là có không gian riêng biệt, có môi trường đầu tư thuận lợi Đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư Nó có thể là một đơn vị hành chính hoặc một vùng lãnh thổ của một quốc gia được thành lập nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng hơn phần còn lại của quốc gia đó Thông thường ở các nước, đặc khu kinh tế bao gồm các khu vực như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao.

Tại đây các nghành nghề, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ chính sách pháp luật và ưu đãi đặc biệt

Vị trí: thường nằm ở những vùng có tiềm năng phát triển lớn nhất của quốc gia nhằm mục đích tăng cường thương mại, tăng cường đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong và ngoài nước.

Một số khu kinh tế thương mại đặc biệt ở Việt Nam bao gồm : khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghệ cao.

3.2 Một số đặc điểm nổi bật của khu kinh tế thương mại đặc biệt

- Cơ chế của khu kinh tế thương mại đặc biệt

+ Thời gian thuê đất: Doanh nghiệp có thể thuê đất tại đặc khu có thời gian tối đa là 99 năm

+ Thuế thu nhập cá nhân: Miễn thuế TNCN trong vòng 5 năm, và tiếp tục giảm thuế TNCN trong các năm tiếp theo.

+ Tổ chức chính quyền: Đặc khu kinh tế sẽ không có hội đồng nhân dân, mà thủ tướng sẽ trực tiếp bổ nhiệm trưởng đặc khu.

Các dịch vụ thực hiện trong kho ngoại quan 3 Khu kinh tế thương mại đặc biệt (Special Economic

Bên cạnh việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong kho ngoại quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ kho ngoại quan cho doanh nghiệp còn đáp ứng nhu cầu:

- Gia cố, chia tách, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại hàng hóa, bảo quản

- Lấy mẫu hàng hóa, chuyển quyền sở hữu hàng hóa

- Nâng hạ, bốc xếp, khai thác theo yêu cầu

9 Đặc biệt đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan thì có thể được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

3 Khu kinh tế thương mại đặc biệt (Special Economic AndTrade Zone)

Định nghĩa khu kinh tế thương mại đặc biệt

Còn được gọi là đặc khu kinh tế (tên tiếng Anh là Special Economic Zone - SEZ), là một trong những mô hình phát triển cao dựa trên mô hình khu kinh tế cơ bản với đặc điểm là có không gian riêng biệt, có môi trường đầu tư thuận lợi Đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư Nó có thể là một đơn vị hành chính hoặc một vùng lãnh thổ của một quốc gia được thành lập nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng hơn phần còn lại của quốc gia đó Thông thường ở các nước, đặc khu kinh tế bao gồm các khu vực như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao.

Tại đây các nghành nghề, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ chính sách pháp luật và ưu đãi đặc biệt

Vị trí: thường nằm ở những vùng có tiềm năng phát triển lớn nhất của quốc gia nhằm mục đích tăng cường thương mại, tăng cường đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong và ngoài nước.

Một số khu kinh tế thương mại đặc biệt ở Việt Nam bao gồm : khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghệ cao.

Một số đặc điểm nổi bật của khu kinh tế thương mại đặc biệt

- Cơ chế của khu kinh tế thương mại đặc biệt

+ Thời gian thuê đất: Doanh nghiệp có thể thuê đất tại đặc khu có thời gian tối đa là 99 năm

+ Thuế thu nhập cá nhân: Miễn thuế TNCN trong vòng 5 năm, và tiếp tục giảm thuế TNCN trong các năm tiếp theo.

+ Tổ chức chính quyền: Đặc khu kinh tế sẽ không có hội đồng nhân dân, mà thủ tướng sẽ trực tiếp bổ nhiệm trưởng đặc khu.

+ Sở hữu nhà ở với đối tượng là người nước ngoài: Người nước ngoài có thể tự do mua bán nhà (lao động tối thiểu là 3 tháng), đối với biệt thự là thời hạn vĩnh viễn, và thời hạn 99 năm với chung cư.

- Biện pháp khuyến khích để thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, thuận lợi, thiết lập môi trường sống và điều kiện sống lý tưởng cho người sinh sống và làm việc tại đặc khu kinh tế này.

+ Xây dựng nên một môi trường kinh doanh lý tưởng, tạo điều kiện hết mức có thể để thu hút đầu tư, như là miễn giảm thuế, giảm tải quy chế, thiết lập các chính sác linh hoạt về lao động' + Đặc khu kinh tế phải nằm ở những vị trí chiến lược như cảng biển hay cảng hàng không quốc tế,

+ Đặc khu kinh tế được hưởng những chính sác hỗ trợ và ưu đãi khác.

Ưu đãi tại khu kinh tế thương mại đặc biệt 4 Doanh nghiệp chế xuất (Export Processing Enterprises)

Có vị trí chiến lược, có điều kiện phát triển về giao thông, gắn liền với các cảng biển, các cảng hàng không quốc tế…Các nước, quốc gia trên thế giới thành lập các đặc khu kinh tế luôn có những chính sách đặc biệt – đặc quyền để tạo ra giá trị lợi ích tối đa trong việc tăng trưởng nền kinh tế khu vực.

- Môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Chính sách linh hoạt về lao động

- Điều kiện sống tốt, môi trường sống hiện đại

Dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ thương mại đạt chuẩn quốc tế

Cơ sở hạ tầng hiện đại

Diện tích tối thiểu là 100 km²

- Vị trí địa lý chiến lược

Thị trường tiêu dùng lớn

Có nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Có cảng biển, cảng hàng không quốc tế

Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế

4 Doanh nghiệp chế xuất (Export Processing Enterprises)

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Theo khoản 20, 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

Trong đó, hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Khu vực hoạt động của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:

- Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất

- Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng:

+ Hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;

+ Bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải

12 quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất

4.2.1Ưu đãi đầu tư và chính sách thuế

Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi về đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan thẩm quyền.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng, doanh nghiệp chế xuất được cơ quan hải quan thẩm quyền xác nhận đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan về thuế xuất, nhập khẩu trước khi chính thức hoạt động.

4.2.2Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 31/2021/NĐ-CP, khu chế xuất được xếp vào diện được hưởng ưu đãi đầu tư Theo đó, doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi về thuế thuế nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc thực hiện dự án đầu tư mới tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì được áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 20% trong thời hạn 10 năm.

- Đồng thời, theo Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 02 năm và giảm 50% thuế phải nộp trong thời gian 04 năm tiếp theo đối với nguồn thu nhập từ việc thực hiện dự án đầu tư mới.

4.2.3 Ưu đãi thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, cụ thể quy định như sau:

- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

- Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

- Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4.2.4 Ưu đãi thuế xuất – nhập khẩu

Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm

2016, các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp dưới đây:

- Hàng quá cảnh, trung chuyển, chuyển khẩu.

- Hàng viện trợ không hoàn lại, viện trợ mục đích nhân đạo.

- Hàng xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan mà chỉ sử dụng trong phạm vi khu phi thuế quan; hàng chuyển từ khu phi thuế quan này đến khu phi thuế quan khác.

- Phần dầu khí dùng để trả thuế tài nguyên khi xuất khẩu cho Nhà nước.

Theo khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, khu chế xuất là khu phi thuế quan, do đó doanh nghiệp chế xuất không phải chịu thuế xuất nhập khẩu.

4.2.5Ưu đãi về tiền sử dụng đất

Tại điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản là 07 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện về kinh tế xã hội khó khăn.

Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp chế xuất có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện về kinh tế xã hội khó khăn thì sẽ được miễn tiền thuê đất thêm 07 năm sau thời gian được miễn tiền thuê của thời gian xây dựng cơ bản

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất được quy định như sau:

(1) Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(2) Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất không đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt doanh nghiệp chế xuất, hồ sơ gồm:

+ Các tài liệu về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

+ Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trên đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

(3) Trường hợp dự án đầu tư của nhà đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

- Nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với trường hợp dự án đầu tư:

+ Không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

+ Ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng

15 nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Một số doanh nghiệp chế xuất 5 Kho bảo thuế (Tax – Protected Warehouse)

 Công ty TNHH E-WON Việt Nam-Ngành nghề: thêu – thiết kế mẫu ( khu chế suất Linh Trung )

 Công ty TNHH IWASAKI ELECTRIC VIỆT NAM - Ngành nghề: Điện – Dây & Cáp điện ( khu chế suất Linh Trung )

 Công ty TNHH E-WON Việt Nam-Ngành nghề: thêu – thiết kế mẫu ( khu chế suất Linh Trung )

 Công ty TNHH IWASAKI ELECTRIC VIỆT NAM - Ngành nghề: Điện – Dây & Cáp điện ( khu chế suất Linh Trung )

5 Kho bảo thuế (Tax – Protected Warehouse)

Kho bảo thuế là gì?

Kho bảo thuế tiếng anh là Bonded factory, là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.

Vậy có thể hiểu, kho bảo thuế là nhà kho được xây dựng bởi các doanh nghiệp có lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, hoặc là các doanh nghiệp chuyên về loại hình sản xuất xuất khẩu Tuy nhiên để xây dựng kho bảo thuế cần phải xin phép, không được tùy tiện và phải bỏ ra chi phí khá lớn.

Như vậy, kho bảo thuế có vai trò chuyên lưu trữ các loại nguyên liệu, vật tư (chưa nộp thuế) để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp xây dựng kho bảo thuế.

Các doanh nghiệp xuất khẩu này chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Có một điều đáng lưu ý, hoạt động của kho bảo thuế phải được đặt

16 dưới sự giám sát của hải quan và tuân thủ các quy định pháp luật.

Hàng hóa kho bảo thuế được lưu trữ trong bao lâu?

Hàng hóa khi đưa vào kho bảo thuế theo quy định sẽ được lưu trữ trong thời gian 12 tháng Thời điểm bắt đầu tính là khi hàng được bắt đầu đưa vào kho.

Tuy vậy, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có quyền gia hạn thêm thời gian để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu Thời gian gia hạn sẽ không quy định cụ thể, mà sẽ dựa vào yêu cầu cũng như xem xét về tính phù hợp của quá trình lưu trữ, sản xuất.

Hàng hóa kho bảo thuế gồm những mặt hàng gì?

Các loại mặt hàng được lưu trữ trong kho bảo thuế rất đa dạng và không có giới hạn về chủng loại, mẫu mã, mà tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Có nghĩa hàng hóa lưu trữ trong kho bảo thuế là không giới hạn – đương nhiên là hàng hóa được phép lưu hành, kinh doanh, không bị cấm Và điểm chung đó là các nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhập khẩu về và chưa nộp thuế, nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

Thủ tục hải quan với hàng hóa kho bảo thuế

Về cơ bản, thủ tục hải quan với hàng hóa đưa vào kho bảo thuế không khác nhiều so với các mặt hàng thông thường nhưng doanh nghiệp không phải nộp thuế.

Các nước thực hiện thủ tục hải quan hàng trong kho bảo thuế như sau:

1 Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa

2 Khai và nộp tờ khai hải quan

3 Lấy kết quả phân luồng

4 Quy trình nhập kho bình thường sẽ có thêm bước nộp thuế tại đây

Thủ tục thành lập kho bảo thuế như thế nào? 6 Khu bảo thuế (Tax Protection Area)

Việc thành lập kho Bảo thuế được quy định trong điều 27 nghị định 154/2005/NĐ-CP Để thành lập kho bảo thuế, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Công ty được thành lập đúng theo thủ tục của pháp luật quy định

+ Doanh nghiệp không thuộc diện phải cưỡng chế

+ Doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chuẩn về hệ thống sổ sách chứng từ để theo dõi quá trình xuất nhập kho, xuất nhập khẩu theo luật định.

+ Đối với vị trí xây dựng kho bảo thuế, phải đảm bảo nằm trong khu vực của nhà máy, sao cho cơ quan hải quan có thể dễ dàng theo dõi, quản lý và kiểm tra khi cần thiết.

Lưu ý, việc thành lập kho bảo thuế, hoặc quyết định gia hạn thời gian hoạt động, yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động của kho bảo thuế sẽ do Tổng cục trưởng cục Hải Quan quyết định.

Khi kho bảo thuế được thành lập và đi vào hoạt động, thì chủ doanh nghiệp có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan hải quan trong việc giám sát, kiểm tra kho bảo thuế khi có yêu cầu.

6 Khu bảo thuế (Tax Protection Area)

Khu bảo thuế là khu phi thuế quan, có địa lý ranh giới xác định bằng tường rào cứng, bảo đảm ngăn cách các hoạt động trong Khu bảo thuế với các khu chức năng trong Khu công nghệ cao và nội địa Việt Nam, có cổng và đặt trạm Hải quan để giám sát, kiểm tra, làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa ra vào, bảo đảm sự kiểm soát của các cơ quan chức năng có liên quan Trong khu bảo thuế có hải quan để giám sát, kiểm tra, làm thủ tục hải quan hàng hóa ra vào Trong Khu Bảo thuế không có dân cư (kể cả người nước ngoài) cư trú.

Trong khu bảo thuế có:

 Khu hàng hoá tạm nhập, tái xuất (trung chuyển hàng hoá).

 Khu kho dành cho các dự án sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.

 Khu vực kho ngoại quan

 Khu dịch vụ công cộng đi kèm.

7 Khu thương mại công nghiệp (Industrial CommercialArea)

Khu thương mại công nghiệp trong khu phi thuế quan (FTZ) là một khu vực được Chính phủ chỉ định và quản lý để thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa mà không phải chịu các mức thuế quan Các khu FTZ thường được thiết kế để:

1 Tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ cho doanh nghiệp với các chính sách ưu đãi và các tiêu chuẩn hành chính đơn giản hóa.

2 Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong khu vực.

3 Tạo cơ sở hạ tầng phát triển, bao gồm cả hạ tầng vận tải, viễn thông và hạ tầng công nghệ, để hỗ trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

4 Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và tăng cường hợp tác thương mại quốc tế với việc giảm chi phí và thời gian liên quan đến thủ tục hải quan và nhập khẩu.

Các doanh nghiệp hoạt động trong khu FTZ thường nhận được các lợi ích như không phải trả thuế quan và các chi phí nhập khẩu khác, hỗ trợ về thủ tục hải quan và giảm chi phí vận chuyển Điều này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong khu vực.

8 Khu vực kinh tế khác (Other Economic Sectors)

Khu vực Kinh tế khác trong khu phi thuế quan (SEZ) là một khu vực được Chính phủ chỉ định và quản lý để thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa mà không phải chịu các mức thuế quan và các ràng buộc liên quan đến thuế nhập khẩu.

Mục tiêu chính: SEZ thường được thiết lập với mục tiêu tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất, xuất khẩu và thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực.

Lợi ích cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong

SEZ thường nhận được ưu đãi về thuế, hỗ trợ thủ tục hải quan, hạ tầng phát triển và môi trường kinh doanh ổn định Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và thu hút đầu tư từ trong và ngoài nước.

Ngành công nghiệp phát triển: SEZ thường tập trung vào các ngành công nghiệp chiến lược như công nghệ cao, sản xuất điện tử, ô tô, dược phẩm và năng lượng tái tạo Việc tập trung vào các ngành này giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khu vực.

Ngày đăng: 23/10/2024, 21:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5. Bảng kê chi tiết (Packing List) - Đề tài trình bày khái niệm và hình Ảnh minh họa về khu phi thuế quan  sưu tầm một bộ chứng từ xuất hoặc nhập khẩu
5. Bảng kê chi tiết (Packing List) (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w