Đề tài cũng gợi mở một số nội dung để nâng cao năng lực quản lý các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian tới như: 1 Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư, lập báo cáo k
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TỈNH TÂY NINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN PHAN ANH HUY
Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
Trang 3vii
Trang 4viii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi xin bày tỏ cảm ơn chân thành tới:
TS Nguyễn Phan Anh Huy- giảng viên hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ
Các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ những kiến thức nền tảng trước khi bắt tay vào làm luận văn
Xin chân thành cảm ơn cán bộ, công chức, nhân viên các sở ban ngành hữu quan, đặc biệt là Tòa án tỉnh Tây Ninh đã tận tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu, số liệu liên quan đến Đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết MCDM với phương pháp AHP thông qua các kết quả phỏng vấn chuyên gia nhằm đánh giá một cách cụ thể các tiêu chí để ra quyết định đầu tư đối với 2 dự án: (1) Cải tạo trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh và (2) Cải tạo trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Đề tài cũng gợi mở một số nội dung để nâng cao năng lực quản lý các dự án đầu
tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian tới như: (1) Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, giải pháp quy hoạch, thiết kế; (2) Coi trọng công tác thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư; (3) Chú trọng công tác lựa chọn Nhà thầu; (4) Công tác thương thảo và ký hợp đồng; (5) Công tác bố trí và quản lý vốn đầu tư; (6) Nâng cao năng lực Quản lý tiến độ công trình và quản lý khối lượng, chất lượng công trình; (7) Đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành; (8) Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế quản lý trong Quản lý dự án Đầu tư xây dựng
ABSTRACT
Public investment is extremely important in the process of building and developing the country Thanks to construction investment, in the short term, it is possible to stimulate economic development through creating jobs for workers, serving
Trang 6The study is based on MCDM theoretical foundation with AHP method through expert interview results to specifically evaluate the criteria for making investment decisions for two projects: (1) Renovating pillars the office of the People's Court of Ben Cau district, Tay Ninh province and (2) Renovating the office of the People's Court of Tan Chau district, Tay Ninh province
The topic also suggests a number of contents to improve the management capacity of public investment projects in Tay Ninh province in the coming time such as: (1) Completing the preparation of investment projects and preparation of economic reports Technical economics, planning and design solutions; (2) Pay attention to the implementation of compensation, site clearance and resettlement policies; (3) Focus on contractor selection; (4) Negotiation and contract signing; (5) Arrangement and management of investment capital; (6) Enhance capacity to manage project progress and manage project volume and quality; (7) Promote settlement of completed projects; (8) Complete the legal framework and management mechanism in Construction Investment Project Management
Trang 7xi
MỤC LỤC
Table of Contents
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
2.1 Các nghiên cứu quốc tế 3
2.2 Các nghiên cứu trong nước 6
3 Mục tiêu nghiên cứu 9
3.1 Mục tiêu chung 9
3.2 Mục tiêu cụ thể 9
4 Đối tượng nghiên cứu 9
5 Phạm vi nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 10
6.1 Phương pháp thu thập số liệu 10
6.2 Phương pháp phân tích số liệu 10
7 Đóng góp của luận văn 11
8 Kết cấu của luận văn 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TỔNG QUAN LÝ THUYẾT MCDM 13
1.1.Cơ sở lý luận về đầu tư công và quản lý dự án đầu tư công 13
1.1.1 Các khái niệm 13
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn dự án đầu tư công 17
1.2 Tổng quan về lý thuyết MCDM và mô hình phân tích thứ bậc AHP 18 1.2.1 Lý thuyết MCDM 18
1.2.2 Mô hình phân tích thứ bậc AHP 19
1.2.3 Quy trình nghiên cứu theo phương pháp AHP 20
Trang 8xii
1.3 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của nước ngoài và một số địa
phương trong nước 25
1.3.1 Kinh nghiệm của nước ngoài 25
1.3.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 28
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho việc lựa chọn các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 30
Tiểu kết chương 1 32
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH TOÀ ÁN 2 CẤP TỈNH TÂY NINH 33
2.1 Thực trạng triển khai các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018 – 2023 33
2.1.1 Đầu tư công ở các ngành 33
2.1.2 Đầu tư công ở ngành tòa án 38
2.2 Thông tin 2 dự án đầu tư công bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành tòa án 2 cấp tỉnh Tây Ninh 39
2.2.1 Dự án 1: Cải tạo trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 39
2.2.2 Dự án 2: Cải tạo trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh 40
2.3 Xây dựng cấu trúc thứ bậc 43
2.3.1 Vấn đề và mục tiêu cần giải quyết 43
2.3.2 Mã hóa dữ liệu 43
2.3.3 Xây dựng cấu trúc thứ bậc 44
2.3.4 Xây dựng ma trận so sánh cặp 46
2.4 Tính trọng số và chỉ số nhất quán dự án 1: Cải tạo trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 47
2.4.1 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố chính 47
Trang 92.5.1 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố chính 52
2.5.2 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố đặc điểm chung của dự án 52 2.5.3 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố đặc điểm xã hội 53
2.5.4 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố hiệu quả kinh tế - tài chính 53
2.5.5 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố khó khăn xảy ra bên trong dự
án 54
2.5.6 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố khó khăn xảy ra bên ngoài dự
án 54
2.6 Tính trọng số và chỉ số nhất quán của 2 dự án 56
2.6.1 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố chính 56
2.6.2 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố đặc điểm chung của dự án 57 2.6.3 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố đặc điểm xã hội 58
2.6.4 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố hiệu quả kinh tế - tài chính 58
2.6.5 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố khó khăn xảy ra bên trong dự
án 59
Trang 10xiv
2.6.6 Trọng số và chỉ số nhất quán cho nhóm yếu tố khó khăn xảy ra bên ngoài dự
án 59
2.7 Hàm ý quản tri ̣ từ kết quả phân tích theo mô hình AHP đố i với các yếu tố và phương án chiến lược được đề xuất 64
Tiểu kết chương 2 66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 67
TỈNH TÂY NINH 67
3.1.Định hướng, phân vùng các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 67 3.1.1 Định hướng chung 67
3.1.2 Định hướng cụ thể 68
3.2 Giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 71
“3.2.1.Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, giải pháp quy hoạch, thiết kế 71
3.2.2 Linh hoạt trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 74
3.2.3 Chú trọng công tác lựa chọn Nhà thầu 75
3.2.4 Công tác thương thảo và ký hợp đồng 77
3.2.5 Công tác bố trí vốn và quản lý vốn đầu tư 77
3.2.6 Nâng cao năng lực quản lý tiến độ thực hiện dự án và quản lý khối lượng, chất lượng công trình xây dựng 80
3.2.7 Đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành 83
3.2.8 Chú trọng việc đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư công, thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài 84
3.2.9 Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế quản lý trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản 85
Tiểu kết chương 3 86
KẾT LUẬN 87
Trang 11xv
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 12xvi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ mô tả bài toán thứ bậc AHP 20
Hình 1.2 Đánh giá các chỉ tiêu được tính theo tỷ lệ k từ 1 đến 9 21
Hình 1.3 Tóm tắt quy trình thực hiện theo phương pháp AHP 25
Hình 3.1 Cây cấu trúc thứ bậc 45
Hình 3.2 Trọng số các yếu tố ảnh hưởng trong sơ đồ cây thứ bậc của Dự án 151 Hình 3.3 Trọng số các yếu tố ảnh hưởng trong sơ đồ cây thứ bậc của Dự án 256 Hình 3.4 Trọng số các yếu tố ảnh hưởng trong sơ đồ thứ bậc 2 dự án 61
Trang 13
xvii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thang đo so sánh cặp phương pháp AHP 21
Bảng 1.2 Ma trận mức độ ưu tiên các tiêu chí 22
Bảng 1.3 Bảng trọng số các tiêu chí 23
Bảng 2.2 Dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước giai đoạn 2018-2023 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 36
Bảng 3.1 Kinh phí cho dự án 1 40
Bảng 3.2 Kinh phí cho dự án 2 42
Bảng 3.3 Mã hóa các dữ liệu trong nghiên cứu 43
Bảng 3.4 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố chính 47
Bảng 3.5 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố đặc điểm chung của dự án 47
Bảng 3.6 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố đặc điểm xã hội48 Bảng 3.7 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố hiệu quả kinh tế - tài chính 48
Bảng 3.8 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố khó khăn xảy ra bên trong dự án 49
Bảng 3.9 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố khó khăn xảy ra bên ngoài dự án 49
Bảng 3.10 Trọng số từng yếu tố dự án 1: Cải tạo trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 50
Bảng 3.11 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố chính 52
Bảng 3.12 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố đặc điểm chung của dự án 52
Bảng 3.13 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố đặc điểm xã hội53 Bảng 3.14 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố hiệu quả kinh tế - tài chính 53
Trang 14Bảng 3.18 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố chính 57
Bảng 3.19 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố đặc điểm chung của dự án 57
Bảng 3.20 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố đặc điểm xã hội58
Bảng 3.21 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố hiệu quả kinh tế - tài chính 58
Bảng 3.22 Kết quả trọng số và chỉ số nhất quán nhóm yếu tố khó khăn xảy ra bên trong
Trang 15từ đại dịch Covid-19, khi các ngành nghề hầu như bị tắt nghẽn, ngưng trệ, nền kinh tế
đã được điều tiết thông qua đầu tư công khi nguồn vốn chi cho đầu tư công là 431 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,8% nguồn tiền từ thực thi chính sách tài khóa (Bộ Tài chính, 2022) Đây là cơ sở để cho thấy vai trò thiết thực của đầu tư công trong quá trình phát triển nền kinh tế nước nhà
Trong thời gian qua, Tây Ninh đã thực hiện nhiều dự án đầu tư công ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: y tế, giáo dục, văn hóa xã hội, du lịch sinh thái, an ninh quốc phòng, quản lý Nhà nước với số lượng dự án tăng dần qua các năm Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương (kể cả vốn bổ sung ngoài kế hoạch): kế hoạch vốn 13.635,2 tỷ đồng, ước giải ngân giai đoạn 2016-2022 là 19.323 tỷ đồng, đạt 97,7% kế hoạch (Nguồn: UBND tỉnh Tây Ninh, 2023) Hiệu quả đầu tư của các dự án này đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của địa phương Công tác quản lý dự án
Trang 162
đầu tư công bằng vốn ngân sách Nhà nước ở tỉnh Tây Ninh trong những năm qua đã
có những chuyển biến tích cực từ quy trình, nội dung, phương thức, thực hiện Với mức độ phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật như hiện nay, thì các cơ quan
Tư pháp nói chung và Tòa án nhân dân nói riêng cũng không đứng ngoài xu hướng
đó Theo Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định vị trí Tòa án là trung tâm trong hệ thống tư pháp, hoạt động của các Tòa án là hoạt động trọng tâm của hoạt động Tư pháp
Ngoài việc phát triển nguồn nhân lực, thì kết cấu hạ tầng và xây dựng các mô hình Tòa án mới cũng là yêu cầu cấp thiết, để thỏa mãn các tiêu chuẩn của một trụ sở, đúng quy định cũng như quy mô công cuộc cải cách tư pháp giai đoạn mới Theo thời gian, thì phần lớn các trụ sở của ngành Tòa án nhân dân đã xuống cấp, ngoài ra một
số trụ sở của ngành Tòa án nhân dân là đi mượn hoặc thuê Ngành tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng đối mặt với những khó khăn đó, nhu cầu xây mới là rất cần thiết
Từ thực tế trên, năm 2009 Tòa án tối cao đã lên dự toán xây mới lại trụ sở của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh, khơi công xây dựng năm 2014 đến 2017 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Ngoài ra, các trụ sở của các Tòa án nhân dân cấp huyện, thành phố
và thị xã thuộc quản lý của Tòa án tỉnh Tây Ninh theo kế hoạch sẽ được cấp đất, và xây dựng theo mô hình mới từ nay đến năm 2025 để đáp ứng đúng tiến trình cải cách
tư pháp Do đó, việc đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước trong ngành Tòa án là một đề tài thiết thực, phù hợp với chuyên môn cũng như ngành nghề của bản thân
“Lý thuyết MCDM được kế thừa và phát triển ra nhiều phương pháp ứng dụng trong hành vi ra quyết định trên nhiều tiêu chí Phương pháp ra quyết định lựa chọn thay thế và ưu tiên tốt nhất AHP (Analytical Network Process) do Saaty (2008) đưa ra
là công cụ phổ biến nhất về phát triển quan điểm lý thuyết của MCDM Đặc điểm nổi bật của AHP là sự phân cấp các ưu tiên tiêu chí, các phân tích tiêu chí phụ thuộc lẫn nhau, có thể chi tiết các thuộc tính vô hình và hữu hình.”
Trang 173
Hiện AHP được sử dụng là một phương pháp lý thuyết được vận dụng ở nhiều lĩnh vực, song chưa có công trình nào áp dụng AHP nhằm đánh giá và lựa chọn các
dự án đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước trong ngành tòa án Đó là lý do tôi đã
chọn đề tài: “Lựa chọn các dự án đầu tư công bằng phương pháp MCDM (Ra quyết định tiêu chí): Trường hợp tại TAND 2 cấp tỉnh Tây Ninh” làm đề tài nghiên
cứu Luận văn thạc sĩ
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Các nghiên cứu quốc tế
Các nghiên cứu trước đây, về công tác ra quyết định (RQĐ) đầu tư xây dựng, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào góp phần để thay đổi được hiệu quả khi RQĐ đầu
tư xây dựng các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn NSNN nói chung, và các dự án đầu tư cho ngành tòa án nói riêng
“Các yếu tố hiệu quả trong QLDA, (2) Các yếu tố liên quan đến nhà tuyển dụng, (3) Các yếu tố liên quan đến hậu cần của dự án, (4) Các yếu tố liên quan đến đội ngũ thiết kế, (5) Các yếu tố liên quan đến nhà thầu, (6) Các yếu tố liên quan đến QLDA, (7) Các yếu tố môi trường của dự án”
2
Alireza Valipour,
Nordin Yahaya, Norhazilan
MD Noor, Simona
Kildiene, Hadi Sarvarri, Abbas Mardani (2015)
“Afuzzy Analytic Network Process Method For Risk Prioritization In Freeway PPP Projects: An Iranian Case Study, Journal
Of Civil Engineering And
“Yếu tố về tài chính, (2) Thiết kế không phù hợp, (3) Nghiên cứu dự án khả thi thiếu dữ liệu, (4) Phê duyệt đánh giá tác động môi trường, (5) Thiếu các tiêu chuẩn cho dự án PPP, (6) Thay đổi chính sách pháp luật, (7) Các sự kiện kinh tế ảnh hưởng đến dự
án, (8) Thời tiết khắc nghiệt , chiến tranh thiên tai”
Trang 18In Healthcare Infrastructure Using The Analytical Hierarchy Process Approach : The Cases
Of Local Governments In West Java Province”
“Phát triển bệnh viện,(2) Đầu tư trang thiết bị y tế cho bệnh viện công,(3) Nâng cao dịch vụ y tế công cộng”
4 Chritina Albert Rayed
Assad (2019)
“Building GIS Framework based on multi criteria analysis for hospital site selection in developing countries”
“Cơ sở hạ tầng, (2) Vị trí, (3) Dịch vụ, (4) Môi trường, (5) Dân số, (6) Sử dụng đất, (7) quy hoạch bệnh viện”
5 Halil Sen ( 2016) “Hospital location
selection with grey sytem theory”
“Điều kiện địa điểm xây dựng, (2) Quy
mô, (3) Cơ sở hạ tầng, (4) Quy hoạch hợp lý, (5) Chi phí xây dựng – Chi phí thiết bị y tế, (6) Mở rộng bệnh viện trong tương lai, (7) Môi trường cảnh
quan”
6 Isabel Marques, Zelia
Serrasqueiro and Fernanda Nogueira
(2021)
“Managers’competenc
es in private hospitals for investment decisions during the COVID-19 pandemic”
“Yếu tố vật lý, (2) Dịch vụ y tế, (3) Trang thiết bị y tế, (4) các yếu tố rủi
ro, (5) Các yếu tố về tài chính”
7 M Ali Musarat &
M.Zeeshan Ahad (2016)
“Factors Affecting the Success of Construction Projects
“Quy mô dự án, (2) Kinh nghiệm trong quá khứ có liên quan, (3) Năng lực kỹ thuật và chuyên môn, (4) Năng lực
Trang 195
in Khyber Pakhunkhwa, Pakistan”
QLDA, (5) Vật liệu & thiết bị, (6) Năng lực của các thành viên trong nhóm, (7) Nguồn vốn/ nguồn lực đầy
đủ, (8) Lập kế hoạch dự án, (9) Những vấn đề về chất lượng, (10) Kinh nghiệm của nhà thầu”
8 Muhammet Gul & Ali
fuat Guneri (2021)
“Hospital location salection: A systematic literature review on methodologies and applications”
“Tiêu chí về chi phí; (2) Tiêu chí về nhu cầu, (3) Tiêu chí về vị trí, (4) Chính sách pháp luật”
9 Pinar Mic,Zahide
Figen Antmen (2019)
“A Healthcare Facility Location Selection Problem With Fuzzy tosis Method for a Regional Hospital”
“ Chi phí đầu tư,(2) Các yếu tố về môi trường và sự phù hợp về quy hoạch,(3)
Cơ sở hạ tầng trong bệnh viện ,(4) Vị trí và địa điểm xây dựng bệnh viện”
“Gần khu dân cư, (2) nhiều cây xanh, (3) khoảng cách bệnh viện hiện hữu, (4) Gần khu công nghiệp trường học,
khu quân sự và trung tâm thể dục thể thao”
“Đội ngũ QLDA có kinh nghiệm, (2) Quản lý địa điểm hiệu quả, (3) Cam kết của tất cả các bên tham gia vào dự
án, (4) Đội ngũ thiết kế có kinh nghiệm, (5) Lập kế hoạch dự án phù hợp, (6) Truyền thông và điều phối hiệu quả, (7) Phân bổ nguồn vốn phù hợp, (8) Tính sẵn có của thiết bị, (9)
Hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả, (10) Nguồn lực sẵn có, (11) Thực hiện quản lý an toàn, (12) Nguồn
Trang 206
nguyên liệu phù hợp, (13) Ước tính đủ chi phí dự án, (14) Mục tiêu dự án rõ ràng, (15) Các yếu tố về môi trường”
12 Tianjiao Lan, Ting
Chen, Yifan Hu,Yili
Yang, Jay Pan (2021)
“Governmental Investments in Hospital Infrastructure Among
“Quy hoạch khu xây dựng,(2) Tổng số giường bệnh,(3) Tổng giá trị thiết bị y
tế trên 10.000 nhân dân tệ”
2.2 Các nghiên cứu trong nước
1 Bùi Trung Hiếu (2021) “Áp dụng PP ra QĐ
đa tiêu chí để lựa chọn PA thiết kế công trình giao thông”
“(1)Chi phí GPMB;(2)Tổng mức ĐT;(3) Các yếu tố môi trường;(4)Công tác đền bù giải tỏa;(5) Chính sách pháp luật”
2 Hoàng Thị Hằng Nga
(2020)
“Quản lý rủi ro trong
dự án đầu tư xây dựng”
“Chính sách pháp luật;(2) Địa điểm đầu tư;(3)Thông tin thu thập dự án;(4) Khảo sát tính toán chuẩn bị dự án;(5) Lựa chọn kỹ thuật công nghệ;(6) Thẩm định dự án;(7) Chủ trương đầu tư;(8) Biến động giá cả thị trường; (9) Chất lượng hồ sơ thiết kế; (10) Dự toán nhiều sai sót;(11) Kế hoạch vốn không phù hợp”
3 Hồ Việt Anh (2020) “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới việc hoàn thành dự án ĐT theo hình thức PPP: NC trường hợp của HCMC”
“Các yếu tố pháp lý;(2)Các yếu tố quản lý rủi ro;(3) Hiệu quả trong quá trình chuẩn bị dự án;(4)Tài chính dự án;(5) Chính trị và môi trường kinh doanh”
Trang 21tại HCMC”
“(1)Tài chính- Kinh tế;(2) Chính sách
và pháp luật;(3)Kỹ thuật và công nghệ;(4) Tổ chức và quản lý; (5) Môi trường và xã hội”
5 Lưu Trường Văn,
Nguyễn Chánh Tài
(2012)
“Các nhân tố thành công của dự án vốn ngân sách”
“Công tác GPMB;(2) Hồ sơ dự án đầy
đủ không sai sót; (3) Năng lực nhà thầu;(4) Năng lực thiết kế;(5) Năng lực QLDA;(6) Năng lực tài chính của nhà thầu;(7) Kế hoạch phân bổ vốn CĐT; (8) Biến động thị trường VLXD;(9) Không quan lieu, tham nhũng trong lựa chọn dự án;(10) Quy
tư xây dựng cơ bản của tỉnh Lai Châu”
“Yếu tố môi trường KTXH;(2) Yếu tố
hệ thống văn bản pháp luật;(3) Yếu tố
về tính sẵn sàng nguồn vốn huy động được; (4) Yếu tố năng lực của các bên tham gia vào dự án;(5)Yếu tố năng lực của bộ máy quản lý Nhà nước cấp tỉnh;(6) Yếu tố tuân thủ quy định của
pháp luật”
7 Nguyễn Thành Long
(2020)
“Ứng dụng Fuzzy AHP đánh giá rủi ro cho dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp”
“Chậm triển khai công tác GPMB;(2) Thời gian thẩm định dự án kéo dài;(3) Thay đổi chính sách pháp luật;(4) Năng lực ban QLDA;(5) Lựa chọn phương án đầu tư không phù hợp”
Trang 228
8 Nguyễn Thị Minh
Phượng (2010)
“Xây dựng mô hình RQĐ đầu tư xây dựng dự án vốn NS dựa trên ứng dụng định lượng AHP”
“Địa điểm xây dựng của dự án;(2) Mục tiêu của dự án;(3) Diện tích sử dụng đất;(4) Công tác đền bù giải tỏa;(5) Mức độ ưu tiên ngành;(6) Môi trường cảnh quan thiên nhiên;(7) Kết quả phê duyệt đánh giá tác động môi trường;(8) Đảm bảo an ninh quốc phòng;(9) Nhóm yếu tố hiệu quả về tài chính; (10) Chưa cần thiết đầu tư;(11) Quy mô đầu tư không phù hợp thực tế;(12) Năng lực chủ đầu tư;(13)Sai sót trong lập thiết kế;(14) Sai sót trong lập dự toán; (15) Thông tin dự án không đầy đủ;(16) Thay đổi chính sách pháp luật;(17) Lạm phát, biến động giá cả thị trường”
9 Phạm Quốc Việt ,
Cao Sơn Đặng (2016)
“Yếu tố thành công của dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước tại Tp.HCM”
“Yếu tố liên quan đến chủ đầu tư;(2) Yếu tố liên quan đến tư vấn QLDA;(3) Các yếu tố về đặc điểm của
dự án;(4) Yếu tố liên quan đến nhà thầu;(5)Yếu tố môi trường của dự án”
10 Trương Quang Thảo
(2018)
“Nghiên cứu và đề xuất mô hình hỗ trợ
ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho tỉnh Quảng Ngãi bằng
phương pháp AHP”
“Khía cạnh khó khăn của dự án;(2); Chi phí đầu tư;(3) Chi phí vận hành bảo dưỡng;(4) Sự ủng hộ của người dân”
Trang 23“Rủi ro chính sách;(2) Lạm phát tăng; (3) Rủi ro xây dựng;(4) Năng lực của đơn vị thiết kế;(5) Năng lực ban QLDA; (6) Tình hình thời tiết thiên tai; (7) Biến động giá nguyên vật liệu; (8)Tài chính CĐT”
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá thực trạng triển khai các dự án đầu tư công bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành tòa án ở Tây Ninh giai đoạn 2015-2022 Bên cạnh đó, với phương pháp AHP làm nền tảng, nghiên cứu lựa chọn các dự án đầu tư công sử dụng nguồn ngân sách nhà nước trong ngành Tòa án, tỉnh Tây Ninh từ đó đề xuất và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong tương lai
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư công
- Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư công đối với các công trình xây dựng của Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2022
- Sử dụng mô hình MCDM (Ra quyết định tiêu chí) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công 2 cấp của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tòa án nhân dân 2 cấp, tỉnh Tây Ninh cho những năm tiếp theo
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lựa chọn các dự án đầu tư công tại Tòa án
nhân dân 2 cấp tỉnh Tây Ninh
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Trang 2410
- Phạm vi thời gian: các dự án đầu tư công công tại Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh
Tây Ninh giai đoạn 2015 - 2022
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thư ́ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu về các dự án đầu tư công đối với
cơ quan Tòa án 2 cấp ở Tây Ninh Lượng vốn đầu tư, thời gian đầu tư, hạn mục đầu
tư, nhà thầu thực hiện,…Các nội dung khác xoay quanh dự án đầu tư công Học viên còn sử du ̣ng các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các websites chuyên ngành
Số liệu sơ cấp: Sử du ̣ng phương pháp phỏng vấn sâu để tiến hành phỏng vấn
chuyên gia là lãnh đa ̣o, quản lý, chịu trách nhiệm các dự án đầu tư công đối với các
dự án tại các cơ quan toàn án tỉnh Tây Ninh, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cũng như các lãnh đạo tại các đơn vị tòa án Chuyên gia là những đối tượng có thâm niên làm việc 10 năm trở lên trong lĩnh vực lựa chọn và triển khai các dự án đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Họ có trải nghiệm và nắm bắt khá rõ tình hình thực tiễn về hoạt động đầu tư trên địa bàn Tây Ninh thời gian qua Việc sử dụng phương pháp chuyên gia sẽ giúp nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn và có những giải pháp phù hợp với tình hình lựa chọn dự án đầu tư trong lĩnh vực toàn án trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Với phương pháp chuyên gia, nghiên cứu xây dựng phiếu phỏng vấn dưới dạng câu hỏi bán cấu trúc, tiếp cận 10 chuyên gia ở các đơn vị khác nhau theo bảng câu hỏi được lập sẵn, sử dụng các phiếu khảo sát với phương thức tiếp cận ngẫu nhiên và thuận tiện Bảng hỏi và danh sách chuyên gia được thể hiện rõ ở Phụ lục 1 và Phụ lục
2 của nghiên cứu
6.2 Phương pháp phân tích số liệu
Luận văn tập trung sử du ̣ng phương pháp AHP để giải quyết vấn đề đặt ra đối
vớ i đề tài Sử du ̣ng chuỗi dữ liệu thời gian trong giai đoa ̣n 2015 – 2022 và dữ liệu sơ cấp bằ ng phiếu khảo sát các chuyên gia năm 2023
Trang 2511
Phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu là cách thức sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có tại đơn vị hoặc dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát để tiến hành xử lý, sắp xếp theo một qui luật, trật tự mà tác giả muốn trình bày để giải thích cho thực trạng đầu tư công tại tỉnh Tây Ninh được sáng rõ hơn bằng chính các kết quả
đó Việc thống kê giúp cho người nghiên cứu cũng như người đọc có thể dự đoán một
số nội dung, diễn biến có thể xảy ra trong tương lai đối với phạm trù đang tìm hiểu Phương pháp này được đánh giá là mang tính khách quan cao vì phản ánh thông qua những con số cũng như các kết quả cụ thể, rõ ràng
Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin như: Bảng thống kê: Các số liệu thu thập đã được sắp xếp một cách khoa học, có định hướng và theo từng mục đích cụ thể Vì vậy, bảng thống kê giúp cho việc đánh giá, so sánh, đối chiếu được thuận tiện và linh hoạt
Biểu đồ, hình vẽ: các loại biểu đồ, hình vẽ được sử dụng trong đề tài này là biểu
đồ hình tròn, biểu đồ cột
Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng các phần mềm tin học như Excel để phân tích xử lý số liệu, phục vụ cho đề tài
7 Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ tính phổ quát và tính đặc thù của
việc lựa chọn các dự án đầu tư công trong lĩnh vực toàn án ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng
- Về mặt thực tiễn: Luận văn là công trình nghiên cứu có sự gắn kết giữa phân
tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa phương Vì vậy, có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoàn chỉnh, hoàn thiện chính sách, khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác lựa chọn dựa trên các tiêu chí đánh giá có sẵn cũng như triển khai các
dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm tới một cách có hiệu quả Nghiên cứu cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu các đề tài liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư công ở các lĩnh vực khác
Trang 2612
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các hình vẽ và bảng biểu, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương:
Luận văn có 3 chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư công và tổng quan lý thuyết MCDM Chương 2: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn đầu tư công bằng
nguồn ngân sách nhà nước trong ngành tòa án 2 cấp tỉnh Tây Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lựa chọn dự án đầu tư công
bằng nguồn ngân sách nhà nước trong ngành Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Tây Ninh
Trang 271.1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư công
Dự án đầu tư công là dự án do nhà nước tổ chức thực hiện và triển khai họat động đầu tư, hướng đến hình thành các nền tảng cơ sở hạ tầng công, phục vụ cho người dân và xã hội
Khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công quy định dự án đầu tư công được phân loại như sau: (a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án; (b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc
và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này Theo quy định này thì khái niệm
dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng không bao gồm các dự án bảo trì, sửa chữa
Trong đó, vốn đầu tư công được quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 bao gồm vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật
Trước khi hình thành một dự án đầu tư công, những nội dung tổng quan về dự
án được thể hiện qua các loại báo cáo như: (1) Báo cáo tiền khả thi; (2) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc (3) Báo cáo kinh tế kĩ thuật đầu tư xây dựng
Để hình thành một dự án đầu tư công hoàn chỉnh, cần trải qua nhiều quy trình khác nhau Các quy trình này vừa có tính độc lập, vừa có tính phụ thuộc tương đối và hình thành nên một chu trình khép kín của dự án Một chu trình được thiết lập thông
Trang 2814
qua 3 giai đoạn: (1) Chuẩn bị dự án; (2) Thực hiện dự án và (3) Kết thúc dự án, đưa sản phẩm vào khai thác và sủ dụng Mỗi giai đoạn đều có tầm quan trọng khác nhau, tuy nhiên để một dự án đầu tư thực sự thành công, việc hình thành những nền móng đầu tiên từ khâu chuẩn bị dự án hết sức quan trọng và có ý nghĩa khá lớn trong việc hướng đến thành công hay thất bại ở các giai đoạn tiếp theo
1.1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư công
Một là, dự án cần có mục tiêu cụ thể Việc xác định được mục tiêu dự án có ý
nghĩa thiết thực trong việc đảm bảo đúng định hướng phát triển dự án Mục tiêu của
dự án được biểu hiện dưới 2 hình thức: mục tiêu tổng quát và mục tiêu chi tiết Mục tiêu chi tiết là các tiêu chí cụ thể, tức thời mà dự án sẽ cần đảm bảo nếu tiến hành dự
án Mục tiêu tổng quát là các hiệu quả về KT-XH mà quá trình tiến hành dự án mang tới
Hai là, dự án là tập hợp những hoạt động và quy định có sự gắn kết mật thiết
với nhau Các công việc lệ thuộc với nhau không chỉ đến từ việc sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định và hợp lý về mặt thời gian mà còn ở chỗ thành quả của các công việc là cơ sở để tiến hành thực hiện các công việc tiếp theo Nhiệm vụ của việc lập dự án là sắp xếp những công việc, hoạt động cho phù hợp, hiệu quả để bảo đảm việc phối hợp hài hoà mọi hoạt động của dự án theo mục đích đã có trước
Ba là, dự án chỉ hoàn thành trong một khoảng thời gian xác định hay gọi một
cách cụ thể dự án bị hạn chế về phương diện thời gian Vai trò của cán bộ quản lý dự
án là theo dõi, kiểm tra, đốc thúc tiến độ làm việc của dự án, qua đó đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm dự án thành công theo khoảng thời gian xác định
Bốn là, các yếu tố nguồn lực để thực hiện dự án cần phải được xác định cụ thể
từ trước, cũng là một trong các tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến mức độ thành công của dự án Nguồn lực là yếu tố đầu vào quan trọng đối với mỗi chu trình vận hành của dự án, nguồn lực có sự khác nhau ở mỗi dự án Nguồn lực dự án cần được đầy đủ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của dự án theo thời hạn xác định
Trang 2915
Năm là, sự ra đời dự án là thành quả của sự góp sức cùng đồng lòng của một
tập thể hoạt động cùng với dự án Chính vì vậy, cần phải có sự phối hợp của những
cá nhân để có thể đồng hành, hỗ trợ và chịu trách nhiệm suốt quá trình triển khai dự
án Muốn vậy, dự án cần thiết phải thực hiện hiệu quả khâu tuyển dụng và quản trị nhân lực
Sáu là, đầu tư công ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều cấp, hoạt động xây dựng
cơ bản xảy ra trên phạm vi nhiều đơn vị hành chính khác nhau Cho nên, cần thiết phải hình thành mối liên hệ mật thiết với các ngành, các cấp để quản lý và phải quy định rõ ràng phạm vi trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào hoạt động
1.1.1.3 Phân loại dự án đầu tư công
Cách 1: theo đối tượng:
Theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ,
dự án đầu tư công bao gồm:
1 Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở, gồm nhà ở chung cư, nhà ở tập thể, nhà ở riêng lẻ (trừ nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân)
2 Dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng:
a) Dự án đầu tư xây dựng công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình y tế;
c) Dự án đầu tư xây dựng công trình thể thao;
d) Dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa;
đ) Dự án đầu tư xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng;
e) Dự án đầu tư xây dựng công trình thương mại, dịch vụ;
g) Dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở, văn phòng làm việc;
3 Dự án đầu tư xây dựng phục vụ dân sinh khác
Cách 2: theo nguồn vốn dự án
Theo Điều 5 của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định phân loại dự án đầu tư theo loại nguồn vốn sử dụng, gồm:
+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
Trang 3016
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách;
+ Dự án sử dụng vốn khác
“ Cách 3: theo quy mô dự án:
Theo quy mô dự án, dự án đấu tư có 04 loại như sau: Dự án quan trọng quốc gia, Dự án nhóm A; Dự án nhóm B và Dự án nhóm C
a) Dự án quan trọng quốc gia: Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên; Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: (i) Nhà máy điện hạt nhân; (ii) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
b) Dự án nhóm A: Dự án không phân biệt TMĐT thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; (ii) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; (iii) Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; (iv) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; (v) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất
c) Dự án nhóm B: Dự án có TMĐT từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây: (i) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biền, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; (ii) Công nghiệp điện; (iii) Khai thác dầu khí; (iv) Hóa chất, phân bón, xi măng; (v) Chế tạo máy, luyện kim; (vi) Khai thác, chế biến khoáng sản; (vii) Xây dựng khu nhà ở
d) Dự án nhóm C: Dự án có TMĐT dưới 120 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây: (i) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biền, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; (ii) Công nghiệp điện; (iii) Khai thác dầu khí; (iv) Hóa chất, phân bón, xi măng;
Trang 3117
(v) Chế tạo máy, luyện kim; (vi) Khai thác, chế biến khoáng sản; (vii) Xây dựng khu nhà ở.”
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn dự án đầu tư công
+ Năng lực của cơ quan nhà nước: Năng lực của cơ quan nhà nước (cơ quan
quản lý đầu tư công) là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với sự thành công của dự án đầu tư công Để dự án đạt được kết quả như mong đợi các cơ quan thực hiện đầu tư công và cơ cơ quan quản lý đầu tư công cần phải phối hợp một cách hiệu quả, đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng Đặc biệt, những người phụ trách chính trong dự án phải đảm bảo họ là những người có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của dự án
+ Kinh phí: Vấn đề kinh phí là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình
thực hiện các dự án đầu tư công bởi đầu tư công chủ yếu là các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản quy mô lớn Do đó, trước khi tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư công cần phải lên kế hoạch chuẩn bị đảm bảo đáp ứng đầy đủ kinh phí một cách chặt chẽ Nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động đầu tư công chủ yếu đến từ ngân sách nhà nước Trên thực tế, nguồn ngân sách nhà nước cần phải chi đồng thời cho nhiều dự án khác nhau, nhiều khoản chi khác nhau nữa do đó việc bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động đầu tư diễn ra đúng tiến độ là vô cùng quan trọng
+ Môi trường pháp lý: Mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư
công nói riêng đều chịu tác động của quy luật kinh tế thị trường và cần tuân thủ luật pháp và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Do vậy, hệ thống pháp luật hiện hành của Nhà nước và các quy định riêng của từng ngành, từng địa phương,… là chuẩn
mực pháp lý và là khung pháp lý trong quá trình quản lý đầu tư công từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước Hệ thống pháp luật càng hoàn thiện sẽ tạo hành lang pháp lý rõ rang, đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho quá trình quản lý đầu tư công
+ Tổ chức: Công tác quản lý đầu tư của địa phương, đơn vị cùng trình độ quản
lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý đầu tư và thực hiện đầu tư tại địa phương Năng
Trang 3218
lực của cơ quan nhà nước là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả quản lý đầu tư công
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và hiệu quả đạt được của dự án
+ Bối cảnh thực tế: Quá trình quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước phụ thuộc vào các nhân tố khách quan như: điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh
tế, chính trị, trình độ xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ… Ngoài ra, quá trình quản lý còn chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tố không lường trước được như thiên tai, rủi ro hệ từ biến động kinh tế thế giới,…Các nhân tố này có thể xảy ra đối với bất kỳ một địa phương nào Do đó, cần tính toán, lường trước các rủi ro để giảm thiệt hại xảy ra trong quá trình thực hiện
+ Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan: Sự ủng hộ hay phản đối
của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án Các dự án công bị người dân phản đối ngay từ đầu sẽ gặp nhiều khó khăn Mỗi dự án được thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho các nhóm đối tượng khác nhau nên sẽ nhận được sự ủng hộ hoặc phản đối của các nhóm đối tượng liên quan.”
1.2 Tổng quan về lý thuyết MCDM và mô hình phân tích thứ bậc AHP 1.2.1 Lý thuyết MCDM
“Lý thuyết MCDM (multiple-criteria-decision-making) mô tả hành vi ra quyết định dựa trên nhiều tiêu chí là, được ứng dụng cho hành vi cá nhân và tổ chức Quan điểm về quyết định dựa trên tiêu chí ban đầu là do Keeney et al,(1979) đặt nền móng trong nghiên cứu về đa tiêu chí trong quyết định, sau đó Hwang & Masud (1979) cũng đưa ra bổ sung với khái niệm đa mục đích trong ra quyết định tương tự gọi là MODM (Hwang & Masud, 2012) Tuy nhiên, Dyer et al., (1992) kế thừa các nghiên cứu trước đưa ra khái niệm MCDM như một lý thuyết hoàn chỉnh tập trung vào tiêu chí chọn lựa (criteria) thay vì mục tiêu như các tác giả trước và được sử dụng làm cơ
sở lý thuyết rộng rãi cho các nghiên cứu hành vi ra quyết định trong rất niều lĩnh vực (Wallenius et al., 2008)
MCDM định nghĩa là một người ra quyết định sẽ chọn trong một hay một số tiêu chí mà người đó đánh giá dựa trên các thuộc tính Các tiêu chí lựa chọn có tính
Trang 3319
thay thế và có thể liên quan đến rủi ro hoặc không chắc chắn Người ra quyết có các hành động tuần tự vào các thời điểm khác nhau dựa trên tập hợp các lựa chọn thay thế Lý thuyết MCDM giả định rằng người ra quyết định phải chọn trong số một tập hợp các lựa chọn thay thế mà các giá trị hoặc thuộc tính mục tiêu được biết một cách chắc chắn nhất Trong những trường hợp đơn giản nhất, người ra quyết định hành động để tối đa hóa một vài các tiêu chí Đặc điểm của MCDM là tính thứ tự của các tiêu chí ưu tiên theo giá trị, các tiêu chí không thể hiện rõ tính chính xác và các tiêu chí không chắc chắn có giúp người ra quyết định giải quyết vấn đề của mình Bên cạnh đó, khi áp dụng MCDM trong những tình huống cụ thể cần phải xem xét so sánh các tiêu chí, đánh đổi và những ràng buộc trong các lựa chọn Zavadskas& Turskis (2011) cho rằng nghiên cứu MCDM cần mô hình hoá tính đa mục tiêu khi ra quyết định, sắp xếp các tiêu chí theo lựa chọn thay thế, cách đánh giá tiêu chí và so sánh tính lặp lại khi ra quyết định dựa trên tập hợp nhiều tiêu chí (Wallenius et al., 2008)
1.2.2 Mô hình phân tích thứ bậc AHP
Lý thuyết MCDM được kế thừa và phát triển ra nhiều phương pháp ứng dụng trong hành vi ra quyết định trên nhiều tiêu chí Phương pháp ra quyết định lựa chọn thay thế và ưu tiên tốt nhất AHP (Analytical Network Process) do Saaty (1988, 2013) đưa ra là công cụ phổ biến nhất về phát triển quan điểm lý thuyết của MCDM Đặc điểm nổi bật của AHP là sự phân cấp các ưu tiên tiêu chí, các phân tích tiêu chí phụ thuộc lẫn nhau, có thể chi tiết các thuộc tính vô hình và hữu hình
Phương pháp AHP cho phép người ra quyết đi ̣nh tập hợp được kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia về lĩnh vực của ho ̣, kết hợp được các dữ liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic Phương pháp AHP cung cấp cho người ra quyết đi ̣nh một cách tiếp cận trực quan để đánh giá tầm quan tro ̣ng của mỗi tiêu chí thông qua quá trình so sánh cặp
AHP có thể hỗ trợ phân tích cả về mặt đi ̣nh tính và đi ̣nh lượng Đi ̣nh tính qua
sự sắp xếp thứ bậc và đi ̣nh lượng qua sự mô tả các đánh giá và sự ưa thích qua các con số có thể dùng để mô tả nhận đi ̣nh của các chuyên gia Ngày nay, AHP được sử
Trang 3420
dụng rất phổ biến trong các công trình nghiên cứu áp du ̣ng trong nhiều lĩnh vực AHP
dựa vào 3 nguyên tắc: (i) Phân tích vấn đề ra quyết đi ̣nh (thiết lập thứ bậc ), (ii) Đánh giá so sánh các tiêu chí, (iii) Tổng hợp các độ ưu tiên
Mai Khắ c Thành (2020) cho rằ ng phương pháp ra quyết đi ̣nh sử du ̣ng mô hình AHP có nhiều ưu điểm so với các mô hình ra quyết đi ̣nh đa mu ̣c tiêu khác Trước tiên,
các mô hình ra quyết đi ̣nh đa mu ̣c tiêu gặp trở nga ̣i trong việc xác đi ̣nh mức độ quan trọng của từng tiêu chí, trong khi AHP là một mô hình nổi tiếng trong việc xác đi ̣nh
các tro ̣ng số này Chính vì vậy, AHP có thể dễ dàng kết hợp với các mô hình khác để tận dụng được lợi thế của mỗi mô hình trong giải quyết vấn đề Thêm vào đó, AHP có thể kiểm tra tính nhất quán trong cách đánh giá của người ra quyết đi ̣nh
1.2.3 Quy trình nghiên cứu theo phương pháp AHP
1.2.3.1 Mô tả bài toán thứ bậc AHP
Quy trình phân tích theo thứ bậc có thể xem xét nhiều tiêu chí nhỏ đồng thời với các nhóm tiêu chí và có thể kết hợp phân tích cả yếu tố định tính lẫn định lượng Dựa trên nguyên tắc so sánh cặp, phương pháp AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính, đó là phân tích, đánh giá và tổng hợp AHP trả lời các câu hỏi như “Chúng ta nên chọn phương án nào?” hay “Phương án nào tốt nhất?” bằng cách chọn một phương án tốt nhất thỏa mãn các tiêu chí của người ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh các cặp phương án và một cơ chế tính toán cụ thể Giả sử ta có một vấn đề cần ra quyết định (gọi là mục tiêu), phải dựa trên nhiều tiêu chí (Tiêu chí C1, Tiêu chí C2,
…, Tiêu chí Cn) Các phương án có thể đưa vào so sánh là PA1, PA2, … PAm.”
Hình 1.1 Sơ đồ mô tả bài toán thứ bậc AHP
Tiêu chí 2 C2
MỤC TIÊU
Tiêu chí 1
C1
Tiêu chí 3 C3
Tiêu chí n
Cn
Phương án 1 Phương án 2 Phương án m
Trang 35Hình 1.2 Đánh giá các chỉ tiêu được tính theo tỷ lệ k từ 1 đến 9
Bảng 1.1 Thang đo so sánh cặp phương pháp AHP
1 Quan trọng như nhau 2 yếu tố A & B đóng góp như
nhau
3 Quan trọng có trội hơn một ít
Yếu tố A được lựa chọn, quan tâm nhiều hơn B trong sự đóng
9 Cực kỳ quan trọng, lấn át hoàn toàn Sự quan trọng hơn hẳn ở trên
mức có thể, gần như triệt tiêu 2,4,6,8 Mức độ trung gian giữa các mức trên Cần thỏa hiệp 2 mức độ/nhận
Trang 3622
định
Nguồn: Thomas L Saaty (2008)
1.2.3.3 Các bước thực hiện trong phân tích theo phương pháp AHP
Bước 1: xác định mức độ ưu tiên của các tiêu chí
Tiến hành thực hiện việc so sánh các tiêu chí theo từng cặp, mức độ quan trọng của các cặp tiêu chí Các mức độ ưu tiên (các giá trị aij, với i chạy theo hàng,
j chạy theo cột) theo cặp của các tiêu chí có các giá trị nguyên dương từ 1 đến 9 hoặc nghịch đảo của các số này, ta được ma trận vuông (n x n) như Bảng 1.2
Hệ số của ma trận được lấy từ điểm số của việc so sánh cặp giữa các thành phần, yếu tố hay các tiêu chí Giá trị so sánh cặp được thực hiện thông qua ý kiến chuyên gia Giá trị hệ số ma trận tương quan hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ quan của người nghiên cứu trong việc định lượng trọng số cho các mục tiêu là nhược điểm của phương pháp này
Giả sử tiêu chí C1 có mức độ ưu tiên bằng 1/3 tiêu chí C3, khi ấy tiêu chí C3 sẽ
có mức độ ưu tiên bằng 3 lần tiêu chí C1 Ta ghi vào dòng tương ứng với C1 và cột C3 giá trị 1/3, dòng tương ứng C3 và cột C1 giá trị 3
Bảng 1.2 Ma trận mức độ ưu tiên các tiêu chí
Tiêu chí C1 C2 C3 … Cn C1 A11 A12 A13 A1n C2 A21 A22 A23 A2n C3 A31 A23 A33 A3n
…
Cn An1 An2 An3 Ann
Nguồn: Thomas L Saaty (2008)
Bước 2: tính toán trọng số các tiêu chí
Sau khi lập xong ma trận trên, người đánh giá sẽ tiến hành tính toán trọng số cho các tiêu chí bằng cách cộng tổng các giá trị của ma trận theo cột, sau đó lấy từng giá trị của ma trận chia cho số tổng của cột tương ứng, giá trị thu được được thay vào
Trang 3723
chỗ giá trị được tính toán Trọng số của mỗi tiêu chí C1, C2, C3, … Cn tương ứng sẽ bằng bình quân các giá trị theo từng hàng ngang Kết quả là có một ma trận 1 cột n hàng (xem bảng 1.3)
Nguồn: Thomas L Saaty (2008)
Tuy nhiên các giá trị trọng số ở đây (W1, W2,…,Wn) chưa phải là giá trị kết luận cuối cùng, nó cần phải kiểm tra tính nhất quán trong cách đánh giá của các chuyên gia trong suốt quá trình áp dụng phương pháp Saaty, T.L, (2008), chỉ ra rằng
tỉ số nhất quán (CR) nhỏ hơn hay bằng 10% là ở mức có thể chấp nhận Nói cách khác, có 10% cơ hội mà các chuyên gia trả lời các câu hỏi hoàn toàn ngẫu nhiên Nếu
CR lớn hơn 10% chứng tỏ có sự không nhất quán trong đánh giá và cần phải đánh giá
và tính toán lại
CR = CI
RI Trong đó: CR (Consistency ratio): tỷ lệ nhất quán;
CI (Consistency Index): chỉ số nhất quán;
RI (Random Index): chỉ số ngẫu nhiên
+ Chỉ số CI được tính theo công thức:
Trang 3824
max là giá trị riêng lớn nhất của ma trận so sánh cặp (n x n), giá trị riêng lớn nhất max luôn luôn lớn hơn hoặc bằng số hàng hay cột n Nhận định càng nhất quán, giá trị tính toán max càng gần n (chính là kích thước ma trận tính toán)
+ Chỉ số RI được tính bảng:
Bước 3: Tính độ ưu tiên của các phương án theo từng tiêu chí
Ở bước này sẽ tính toán cho từng tiêu chí, cách tính toán giống như trong Bước
1 và Bước 2, nhưng số liệu đưa vào đánh giá là kết quả so sánh mức độ ưu tiên của các phương án xem xét theo từng tiêu chí (theo ý kiến các chuyên gia của dự án) Như thế, đánh giá phải thực hiện n ma trận cho n tiêu chí khác nhau Kết quả là ta có n ma trận 1 cột m hàng (m phương án) Cũng cần tiến hành kiểm tra tỷ số nhất quán để đảm bảo kết quả thu được có độ tin cậy phù hợp
Bước 4: Tính điểm cho các phương án và lựa chọn
Đây là bước cuối cùng trong quá trình đánh giá và đưa ra phương án Từ Bước
3 tổng hợp được ma trận trọng số các phương án theo các tiêu chí Nhân ma trận này với ma trận trọng số các tiêu chí là kết quả của Bước 2, được kết quả là một ma trận
m hàng (m phương án) 1 cột (giá trị trọng số) Ma trận kết quả sẽ cho biết phương án tốt nhất nên chọn, là phương án có giá trị trọng số cao nhất.”
Trang 3925
Hình 1.3 Tóm tắt quy trình thực hiện theo phương pháp AHP
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2024
1.3 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của nước ngoài và một số địa phương trong nước
1.3.1 Kinh nghiệm của nước ngoài
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về đặc trưng lãnh thổ, điều kiện tự nhiên nên do đó, những tiêu chí về hoạt động xây dựng cũng như lựa chọn các dự án đầu tư có nhiều điểm có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cùng nhau
Trang 4026
Trong giai đoạn 1990 -2000, Nhật Bản đã từng áp dụng “Phương pháp cạnh tranh
giá cả”, theo đó hợp đồng xây dựng được ký với công ty thi công công trình đáp ứng
được các yêu cầu của bên đặt hàng với giá cả thấp nhất Tuy nhiên, việc cạnh tranh giá khốc liệt làm cho các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu có cơ hội phát sinh, nổi bật như việc thông đồng, dàn xếp giữa các nhà thầu, có thể làm cho các nhà thầu có năng lực cao nhưng “cạnh tranh lành mạnh” mất cơ hội trúng thầu Việc đảm bảo chất lượng và ứng dụng các đổi mới, tiến bộ kỹ thuật vào công trình càng trở nên khó khăn hơn Nhật Bản
đã thay đổi phương phá cũ bằng “Phương pháp đánh giá tổng hợp” - nhà thầu được chọn
là nhà thầu có khả năng thực hiện công trình tốt nhất với sự đánh giá tổng hợp của yếu tố giá cả và chất lượng Phương pháp này được Quốc Hội Nhật Bản thông qua bằng Luật
“Thúc đẩy đảm bảo chất lượng công trình”
Theo phương pháp đánh giá tổng hợp, giá cả và các tiêu chí kỹ thuật quan trọng trong đó có: độ bền công trình, độ an toàn thi công, mức giảm thiểu tác động môi trường, hiệu suất công việc, chi phí vòng đời của dự án, mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu được xem xét đồng thời với giá bỏ thầu Trong đó, điểm đánh giá kỹ thuật là điểm xác định theo các tiêu chí qui định tại hồ sơ thầu có xét đến điểm được cộng thêm tùy theo nội dung phương án kỹ thuật đề xuất và không cho điểm đối với trường hợp phương án kỹ thuật đề xuất không phù hợp Sau khi chấm thầu bằng phương pháp đánh giá tổng hợp, chủ đầu tư sẽ chọn được nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có “số điểm đánh giá “ cao nhất Đồng thời với việc lựa chọn nhà thầu tốt nhất như đã nêu, các cơ quan xét thầu vẫn chú trọng xem xét nghiêm khắc các nhà thầu vi phạm qui định chống phá giá, nhằm ngăn chặn nhà thầu bỏ giá thấp bất hợp lý chỉ nhằm mục đích thắng thầu Một trong những giải pháp đang được áp dụng ở Nhật Bản là thực thi và công khai hệ thống khảo sát giá
cả đấu thầu thấp và ban bố hệ thống giới hạn giá cả thấp nhất
Những gì diễn ra thời gian qua trong lĩnh vực đấu thầu và đảm bảo chất lượng công trình xây dựng công cộng ở Nhật Bản, một quốc gia tiên tiến, đi trước chúng ta một khoảng cách khá xa có vẻ như cũng tương tự những vấn đề chúng ta đang gặp phải Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp quản lý chi phí và quản lý chất lượng công trình xây