1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệp

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệp
Tác giả Hứa Thị Toàn
Người hướng dẫn TS. Đỗ Trung Kiên, PGS.TS Trịnh Thanh Hải
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Tin học
Thể loại Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Từ các lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông Lâm”.. Mục đíchDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệpDạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông, Lâm nghiệp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HỨA THỊ TOÀN

DẠY HỌC TIN HỌC THEO BỐI CẢNH NHẰM

NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN

Trang 2

Phản biện 1: PGS.TS Đào Thái Lai - Viện KHGD Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Danh Nam - ĐH Thái Nguyên

Phản biện 3: PGS.TS Trần Đăng Hưng – ĐH Công nghiệp Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp:………

họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội

hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

1 Hứa Thị Toàn (2021) Sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học môn Tin học đại cương nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trường ĐH

Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên Tạp chí Quản lí giáo dục Vol 13, No 4, pp 91-95

2 Hua Thi Toan, Trinh Thanh Hai (2021) Current status of the job competencies of students at the University of Agriculture and Forestry, Thai

Nguyen University Proceedings of the 2nd international conference on innovation in learning instruction and teacher education (ILITE 2) NXB Đại

4 Hua Thi Toan (2022) The status of it application competence of students

of Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry International Journal Of Advance Research And Innovative Ideas In Education Vol 8 Issue 6, pp:

1267:1275

5 Hứa Thị Toàn, Đỗ Trung Kiên, Trịnh Thanh Hải (2023) Dạy học theo bối

cảnh - thuận lợi, thách thức và gợi ý đối với Việt nam Tạp chí khoa học Đại học

Sư phạm Hà Nội Vol 68, Issue 3A, pp 163-175

6 Hua Thi Toan, Trinh Thanh Hai, Do Trung Kien (2023) Competence framework of information technology for students of Thai Nguyen University of

Agriculture and Forestry International Journal of Evaluation and Research in Education (IJERE) Vol 12, No 4, December 2023, pp 2101~2110 (Scopus Q3)

7 Hua Thi Toan, Trinh Thanh Hai (2023) The effects of digital technology

on training information technology for Agricultural engineers at Thai nguyen

University of Agriculture and Forestry TNU Journal of Science and Technology.

9 Hứa Thị Toàn, Trịnh Thanh Hải, Trương Đức Cường (2024) Tổng quan

về học tập dựa trên bối cảnh theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh

viên đại học trên cơ sở dữ liệu Scopus TNU Journal of Science and Technology

229(12)

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

(1) Xuất phát từ chương trình chuyển đổi số quốc gia Trong quyết định phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia ngày 03/06/2020 đã chỉ rõ, nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số Việc áp dụng công nghệ số sẽ làm thay đổi công việc chuyên môn trong nghề nông, lâm nghiệp (NLN) Để thực hiện được những công việc này, người lao động cần phải

có khả năng vận hành, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ số và các thiết bị hiện đại

(2) Xuất phát từ vấn đề nhu cầu nguồn nhân lực cho chuyển đổi số Một trong những thách thức lớn đối với nghề NLN hiện nay đó là sự thiếu hụt trầm trọng

về nguồn nhân lực chất lượng cao Theo số liệu từ Viện khoa học thống kê, năm

2020 Việt Nam thiếu khoảng 3,2 lao động đã qua đào tạo trong ngành NLN và thủy sản Số lượng người lao động trong khu vực này tiếp tục giảm đáng kể trong năm 2022 (1.6%) và năm 2023 (0.6%)

(3) Xuất phát từ các kết quả nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực Dạy học theo bối cảnh (DHTBC) được nghiên cứu và chứng minh là cách tiếp cận có hiệu quả giúp sinh viên (SV) hình thành và phát triển được các năng lực cần thiết (4) Xuất phát từ nhu cầu của nhà tuyển dụng (NTD) Theo ý kiến của nhiều NTD,

SV tốt nghiệp thường gặp khó khăn trong việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Từ các lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành Nông Lâm”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực (NL) ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào nghề nghiệp cho sinh viên ngành NLN

3 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp vận dụng DHTBC vào dạy học Tin học nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT cho SV ngành NLN

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Đề tài khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu tại 03 trường khu vực Miền núi trung du Bắc bộ là: Đại học Tây Bắc, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Đại học Nông Lâm Bắc Giang

Trang 5

4.2 Đề tài tổ chức hoạt động thực nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

5 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được những biện pháp sư phạm phù hợp trong dạy học Tin học theo bối cảnh cho SV ngành NLN thì NL ứng dụng CNTT của SV sẽ được nâng cao

6 Câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu: Các nghiên cứu đã thực hiện về NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp, dạy học Tin học theo bối cảnh đề cập đến những vấn đề gì? Dạy học theo bối cảnh là gì? Dạy học theo bối cảnh nhằm nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên đã được thực hiện như thế nào? Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên thông qua dạy học theo bối cảnh cần những biện pháp cụ thể nào?

Nhiệm vụ nghiên cứu: 6.1 Tổng hợp cơ sở lí luận về NL ứng dụng CNTT, dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp cho SV ngành NLN 6.2 Đưa ra và làm rõ các khái niệm cơ bản; Xác định biểu hiện cụ thể của NL ứng dụng CNTT trong nghề NLN; Khảo sát, phân tích thực trạng về NL ứng dụng CNTT trong nghề nghiệp của SV ngành NLN và việc nâng cao NL này cho SV 6.3 Đưa ra được các giải pháp cần thiết, khả thi

và hiệu quả trong quá trình dạy học Tin học theo bối cảnh để bồi dưỡng NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp cho SV ngành NLN 6.4 Tiến hành thực nghiệm

sư phạm (TNSP) nhằm khẳng định tính khả thi, tính đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận; 7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát; phương pháp chuyên gia; phương pháp nghiên cứu trường hợp; phương pháp thống kê toán học; phương pháp Delphi

8 Những đóng góp mới của luận án

8.1 Đóng góp về mặt lí luận

Bổ sung, làm rõ hơn cơ sở lý luận về dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT trong nghề nghiệp; Đưa ra được các biểu hiện cụ thể của NL ứng dụng CNTT trong nghề nghiệp của SV ngành NLN

8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Phân tích, làm rõ thực trạng về NL ứng dụng CNTT và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển NL ứng dụng CNTT trong nghề nghiệp của SV ngành NLN; Đề

Trang 6

xuất được 03 biện pháp cụ thể để thực hiện dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp cho SV ngành NLN; Cung cấp tài liệu hữu ích cho những người quan tâm đến dạy học môn Tin học và cách tiếp cận DHTBC trong phát triển NL nói chung và NL nghề nghiệp nói riêng cho SV

9 Những luận điểm đưa ra bảo vệ

9.1 Cơ sở lí luận được luận án xác định và trình bày là phù hợp cho việc dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp cho SV ngành NLN

9.2 Các mức độ thể hiện và mức độ cần đạt của NL ứng dụng CNTT biểu hiện trong nghề NLN được luận án đề xuất là phù hợp để đánh giá sự phát triển NL ứng dụng CNTT của SV ngành NLN khi thực hiện dạy học Tin học theo bối cảnh

9.3 Việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp dạy học Tin học theo bối cảnh

mà luận án đề xuất sẽ nâng cao được NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp cho

SV ngành NLN; giúp SV đạt được mức độ yêu cầu của NTD về NL ứng dụng CNTT

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm bốn chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về Dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp cho SV ngành NLN

Chương 2: Thực trạng Dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp cho SV ngành NLN

Chương 3 : Các biện pháp Dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp cho SV ngành NLN

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC TIN HỌC THEO BỐI CẢNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH NÔNG,

LÂM NGHIỆP 1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Nội dung của mục này trình bày tổng quan các nghiên cứu về NL ứng dụng CNTT; Tổng quan các nghiên cứu về dạy học Tin học nhằm phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV; Tổng quan các nghiên cứu về DHTBC Kết quả nghiên cứu cho thấy, NL ứng dụng CNTT là một trong những NL bắt buộc phải có đối với người lao động hiện nay Theo nhiều nghiên cứu, NL ứng dụng CNTT của SV sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của NTD, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực hiện nâng cao NL này cho SV ngành NLN DHTBC là cách tiếp cận phù hợp và có hiệu quả để nâng cao NL nghề nghiệp cho SV, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện DHTBC trong dạy học Tin học cho SV ngành NLN Các hướng nghiên cứu đã thực hiện về DHTBC trong dạy học Tin học cho SV

đề cập tới 03 vấn đề chính: Vai trò của DHTBC; Các lưu ý khi thực hiện dạy học Tin học theo bối cảnh; Quan điểm của GV và sự hỗ trợ đối với GV trong quá trình DHTBC

1.2 Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

Nghề nghiệp của kĩ sư ngành NLN là các hoạt động chuyên môn liên quan đến sản xuất, kinh doanh và quản lí về nông nghiệp, lâm nghiệp; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến quy trình kĩ thuật và nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn trong ngành NLN

NL nghề nghiệp của kĩ sư ngành NLN là khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức,

kỹ năng, thái độ để thực hiện thành công các hoạt động chuyên môn liên quan đến quản lí nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp; nghiên cứu, thực hiện, phát triển các

kĩ thuật, sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và lâm nghiệp

Trang 8

1.2.2 Căn cứ xác định các biểu hiện của năng lực ứng dụng CNTT trong nghề nông, lâm nghiệp

Luận án xác định các biểu hiện thông qua 03 căn cứ như sau:

Về chuẩn về kĩ năng, năng lực sử dụng CNTT, luận án căn cứ vào yêu cầu về trình độ CNTT đối với người lao động nói chung theo thông tư 03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Về chuẩn đầu ra của CTĐT, luận án căn cứ vào chuẩn đầu ra của các trường:

ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, ĐH Nông lâm Bắc Giang, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và ĐH Nông Lâm Huế

Về phân tích nghề nông nghiệp, lâm nghiệp: Luận án căn cứ vào thông tư về

vị trí việc làm ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng của các cơ quan nhà nước, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực NLN

1.2.3 Quy trình xác định các biểu hiện của năng lực ứng dụng CNTT trong nghề Nông, Lâm nghiệp

Bước 1: Sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập ý kiến nhằm điều chỉnh

về cấu trúc và các nội dung trong khung dự thảo về các biểu hiện của NL ứng dụng CNTT trong nghề NLN

Bước 2: Sử dụng phương pháp Delphi để hoàn thiện các biểu hiện của NL ứng dụng CNTT trong nghề NLN với quy trình thực hiện như sau:

Hình 1.3: Các bước xác định các biểu hiện của NL ứng dụng CNTT trong

- Thực hiện Delphi vòng 1 với 35 chuyên gia

- Phân tích, tổng hợp kết quả Delphi vòng 1

- Từ kết quả Delphi vòng 1, tiến hành thiết kế bảng hỏi Delphi vòng 2

Trang 9

Sau quá trình thực hiện, luận án đưa ra được khung các biểu hiện của NL ứng dụng CNTT trong nghề NLN với 7 NL thành phần và 20 chỉ báo cụ thể như sau:

Bảng 1.8: Khung biểu hiện của NL ứng dụng CNTT trong nghề NLN

2 Hiểu biết các quy định của pháp luật về CNTT trong ứng

xử xã hội và công việc trong lĩnh vực chuyên môn (UI2);

3 Thực hiện cập nhật các xu hướng, chính sách và ứng dụng mới về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực chuyên môn (UI3);

(2) NL phát

hiện các cơ hội

ứng dụng

CNTT (DO)

4 Hiểu biết về các ứng dụng CNTT trong công việc (DO1);

5 Đề xuất các ứng dụng CNTT để cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc (DO2);

6 Hiểu biết về lợi ích và tác hại của Internet (EP1);

7 Thực hiện bảo mật, phòng tránh rủi ro khi thực hiện trên Internet (EP2);

8 Thực hiện tìm kiếm, xử lí và sử dụng thông tin trên Internet phục vụ các hoạt động chuyên môn (EP3);

12 Sử dụng các phần mềm thương mại, phần mềm giám sát

từ xa, điều khiển tự động (SA2);

13 Sử dụng các phần mềm chuyên ngành trong thống kê,

xử lí số liệu, phân tích thị trường (SA3);

14 Thực hiện xây dựng, cập nhật và quản lí cơ sở dữ liệu chuyên ngành (SA4);

15 Sử dụng các phần mềm về GIS, viễn thám trong lĩnh vực NLN (SA5);

Trang 10

16 Ứng dụng công nghệ blockchain, thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh NLN (SA6);

Luận án mô tả các mức độ thể hiện theo 5 mức cụ thể như sau:

Mức 1: Chưa có hoặc có rất ít hiểu biết về các ứng dụng CNTT, chưa sử dụng được các ứng dụng CNTT

Mức 2: Liệt kê được về vai trò của các ứng dụng CNTT, thực hiện được một

số nhiệm vụ đơn giản, tuy nhiên kĩ năng thực hiện còn chưa thuần thục

Mức 3: Trình bày được về chức năng của các ứng dụng CNTT, thực hiện được các ứng dụng của CNTT trong công việc

Mức 4: Phân tích được cách thức vận dụng các ứng dụng CNTT, thực hiện thành thạo các thao tác mang lại hiệu quả trong công việc

Mức 5: Đánh giá được về các ứng dụng CNTT, chủ động đề xuất cách thực hiện, hướng dẫn SV khác thực hiện có hiệu quả các ứng dụng CNTT trong công việc

1.3 Khái quát về dạy học theo bối cảnh

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của Bối cảnh

Khái niệm: Bối cảnh thực trong dạy học Tin học cho SV ngành NLN chính là những tình huống, điều kiện, hoàn cảnh hướng đến các ứng dụng CNTT trong đời sống hàng ngày, trong học tập và trong nghề NLN giúp SV hình thành và phát triển được NL ứng dụng CNTT

Đặc điểm của bối cảnh: Xuất phát từ những vấn đề trong thực tế, gần gũi và

có liên quan đến người học; phù hợp với nhận thức của người học; mỗi BC chứa đựng tình huống, nhiệm vụ cụ thể có liên quan trực tiếp đến nội dung cần truyền đạt trong môn học

Trang 11

1.3.2 Khái niệm và đặc điểm của Dạy học theo bối cảnh

Khái niệm: DHTBC trong dạy học Tin học cho SV ngành NLN là cách tiếp cận dựa vào ứng dụng của CNTT trong công việc nói chung và các hoạt động chuyên môn liên quan đến sản xuất, nuôi trồng, khai thác tài nguyên, kinh doanh các sản phẩm NLN và ứng xử xã hội để tạo ra BC sử dụng trong dạy học Tin học nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp cho SV

Đặc điểm của DHTBC:

Thứ nhất, mục tiêu của DHTBC là nhằm tạo động lực học tập, nâng cao hiểu biết và các NL cần thiết cho người học

Thứ hai, nội dung của DHTBC bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết các tình huống

có thực trong cuộc sống của người học thông qua việc vận dụng các ứng dụng của CNTT

Thứ ba, BC trong DHTBC được coi là trung tâm của việc giảng dạy, người học là chủ thể của tình huống, vấn đề cần giải quyết trong tình huống là vấn đề của chính người học chứ không phải các yếu tố khách quan bên ngoài Việc dạy và học diễn ra trong nhiều BC trong đó người dạy đóng vai trò hỗ trợ và giám sát việc học DHTBC giúp người học tự điều chỉnh phương pháp học tập, khuyến khích HS tương tác, học hỏi lẫn nhau; phải thúc đẩy được sự tích cực của người học

Cuối cùng, kết quả học tập của người học trong DHTBC được đánh giá trong suốt quá trình học tập dưới nhiều hình thức khác nhau

1.4 Cơ hội nâng cao NL ứng dụng CNTT cho sinh viên trong dạy học Tin học theo bối cảnh

1.4.1 Sự phù hợp của DHTBC trong phát triển năng lực sinh viên

1.4.2 Những yếu tố tác động đến dạy học Tin học theo bối cảnh nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT cho sinh viên

Kết luận chương 1

Chương 1 đã tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu Về DHTBC, luận án đã xác định các xu hướng nghiên cứu trong khoa học giáo dục nói chung và trong dạy học Tin học nói riêng, từ đó đưa

ra vai trò, thách thức và những lưu ý khi vận dụng cách tiếp cận này Về NL ứng dụng CNTT, luận án nhận thấy rằng, đây là một trong những NL cần phải có đối với người lao động, nhưng NL này của SV sau quá trình đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của NTD

Trang 12

Đã có rất nhiều nghiên cứu đề xuất biện pháp phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV thông qua quá trình dạy học môn Tin học Tuy nhiên chưa có nghiên cứu

đề cập đến dạy học Tin học thông qua việc sử dụng BC trong nghề nghiệp nhằm nâng cao NL ứng dụng CNTT vào nghề nghiệp với đối tượng SV ngành NLN

Do vậy luận án xác định, đây là vấn đề nghiên cứu có tính mới và cấp thiết hiện nay

Để làm rõ tiềm năng của DHTBC trong phát triển NLNN nói chung và NL ứng dụng CNTT trong nghề nghiệp nói riêng, luận án đã trình bày chi tiết về khái niệm, thuộc tính của BC, ví dụ minh họa để làm rõ về các loại BC sử dụng trong dạy học Bên cạnh đó, khái niệm, đặc điểm của DHTBC cũng được trình bày và minh họa thông qua các ví dụ cụ thể Đây chính là cơ sở để hiểu và thực hiện cách tiếp cận này trong thực tế

Thông qua việc hồi cứu tài liệu, phân tích các căn cứ cụ thể và tham vấn chuyên gia bằng phương pháp Delphi, luận án đã làm rõ biểu hiện của các NL thành tố của NL ứng dụng CNTT và các mức độ thể hiện của từng chỉ báo trong từng NL thành tố Đây chính là cơ sở để xây dựng biện pháp và đánh giá hiệu quả của biện pháp đã đề xuất Từ những đặc điểm về DHTBC đã xác định, luận

án đưa ra các cơ hội nâng cao NL ứng dụng CNTT của SV trong dạy học Tin học theo bối cảnh và các yếu tố tác động đến quá trình này

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TIN HỌC THEO BỐI CẢNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH NÔNG,

2.1.2 Nhóm các học phần cung cấp kiến thức về Tin học

Nhóm này bao gồm 2 học phần: Tin học đại cương (THĐC) và Tin học ứng dụng

Học phần THĐC: Giúp SV hình thành và phát triển NL hiểu biết về CNTT,

NL khai thác, xử lí thông tin và phòng tránh rủi ro trên Internet, NL sử dụng các phương tiện kĩ thuật, NL ứng dụng các phần mềm, NL xã hội Như vậy, đây là học phần giúp SV đạt được chuẩn đầu ra của CTĐT đang được thực hiện theo thông tư 03/2014

Học phần Ứng dụng GIS: Góp phần rèn luyện cho SV những NL đã được phát triển từ trước đó, còn góp phần phát triển NL ứng dụng các phần mềm, NL phát hiện các cơ hội ứng dụng CNTT và NL phát triển chuyên môn Như vậy, đây là học phần quan trọng góp phần phát triển NL ứng dụng CNTT và giúp SV đạt được chuẩn đầu ra trong CTĐT

Ngày đăng: 23/10/2024, 08:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w