1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài các yếu tố Ảnh hưởng Đến hoạt Động hải quan Điện tử trong kỷ nguyên chuyển Đổi số

73 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hải quan điện tử trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Tác giả Nguyễn Thị Trúc Ngân, Võ Hồng Phong, Trần Đình Minh Quân, Hồ Mỹ Thu, Phan Nguyễn Minh Thư
Người hướng dẫn PGS.TS. Đặng Văn Cường
Trường học Đại học UEH
Chuyên ngành Thủ tục hải quan
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Với một lượng lớn thông tin từ tờ khai hàng hóa và số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng dẫn đến hậu quả là hệ thốnghải quan truyền thống với quy trình hoàn toàn thủ công khó có thểđáp ứn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

MÔN: THỦ TỤC HẢI QUAN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TRONG KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ

Giảng Viên: PGS.TS Đặng Văn Cường

Mã lớp học phần: 23C1CUS50403501

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

PHỤ LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4 Cấu trúc của đề tài 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 Khái quát về thủ tục hải quan điện tử 3

2.1.1.Chuyển đổi số là gì? Những yếu tố ảnh hưởng trong thời kỳ chuyển đổi số? 3

2.1.2.Thủ tục hải quan điện tử 3

2.1.3.Mục tiêu và vai trò của hải quan điện tử trong kỷ nguyên số 9 2.1.4.Điểm khác nhau giữa thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống 10

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hải quan điện tử trong kỷ nguyên số 11

2.2.1.Tác động của Blockchain, AI và Big Data lên e-Clearance 11 2.2.2.eManifest 13

2.2.3.Công nghệ hóa cơ chế hải quan một cửa 13

2.2.4.Liên kết với ngân hàng 15

2.2.5.Phát triển phần mềm văn phòng điện tử trong cơ chế nội bộ hải quan 15

2.3 Đánh giá hiệu quả của các yếu tố trên đối với hải quan điện tử 15

2.4 Kinh nghiệm trong lĩnh vực hải quan điện tử từ một số quốc gia trên thế giới 17

2.4.1.Nhật Bản 17

2.4.2.Trung Quốc 18

2.4.3.Singapore 21

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆT NAM VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ 24

3.1 Khái quát hoạt động hải quan điện tử Việt Nam 24

Trang 4

3.1.1.Quá trình áp dụng hải quan điện tử tại Việt Nam 24

3.1.2.Kết quả áp dụng hải quan điện tử ở Việt Nam 25

3.2 Kỷ nguyên số ảnh hưởng thế nào đến hoạt động hải quan điện tử tại Việt Nam 27

3.2.1.Nâng cao hiệu quả của hoạt động thông quan hàng hóa 27

3.2.2.Nâng cao năng lực quản lý hải quan 28

3.2.3.Bảo hộ thương mại 29

3.2.4.Bảo đảm nguồn thu thuế 30

3.2.5.Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường tốt hơn 31

3.2.6.Tối ưu hóa chi phí trong quá trình thực hiện hoạt động hải quan.32 3.2.7.Thúc đẩy thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia khác 32 3.3 Khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động hải quan điện tử tại Việt Nam 34

3.3.1.Quy trình chặt chẽ đến “cồng kềnh” dẫn đến khó chuyển đổi 34 3.3.2.Ứng dụng công nghệ và tận dụng dữ liệu thông tin chưa triệt để 35

3.3.3.Yếu tố con người 38

3.3.4.Còn nhiều khoảng trống pháp lý để vận hành môi trường điện tử 39

3.4 Đánh giá mức độ và hiệu quả của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam 41

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 43

4.1 Học hỏi kinh nghiệm từ các nước 43

4.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động hải quan điện tử tại Việt Nam 45

KẾT LUẬN 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 5

Hình 2: Quy trình tổng quát của thủ tục hải quan điện tử.

Hình 3: Năm trụ cột của hải quan điện tử.

Hình 4: Luồng thông tin trong hệ thống quản lý hải quan điện tử Hình 5: Công nghệ Leased Line trong hải quan điện tử.

Hình 6: Trang đăng nhập của Cổng thanh toán điện tử hải quan Hình 7: Vai trò của hải quan điện tử.

Hình 8: Thể hiện xếp hạng của Việt Nam trên thế giới theo chỉ số sẵn sàng chuyển đổi số năm 2021.

Danh mục viết tắt.

HQĐT: Hải quan điện tử

TMĐT Thương mại điện tử

XNK Xuất nhập khẩu

DN Doanh nghiệp

CNTT Công nghệ thông tin

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.

1.1 Lý do chọn đề tài.

Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển và biến đổi nhanh chóng,ngành hải quan không thể nằm ngoài cuộc cách mạng công nghệthông tin Mô hình hải quan điện tử đã trở thành một trong nhữngkhía cạnh quan trọng của quá trình này, nơi mà sự tiến bộ côngnghệ và sự chuyển đổi số đã thay đổi cách thức làm việc, quản lý dữliệu, và tương tác trong lĩnh vực hải quan Điều này là kết quả của sựphát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông, cùngvới nhu cầu ngày càng tăng về sự hiệu quả, an toàn, nhanh chóng

và tính đáng tin cậy trong quản lý hải quan quốc tế

Hoạt động hải quan điện tử không chỉ đơn giản là sử dụng công nghệ

để thay thế quy trình truyền thống, mà còn mang theo một tầm nhìnđổi mới về cách hải quan hoạt động Nó đòi hỏi sự đổi mới trong việcthu thập, xử lý và chia sẻ thông tin, đồng thời còn tạo ra môi trườnglinh hoạt hơn cho các đối tác thương mại quốc tế để tương tác Vớinhững tiềm năng mà mô hình này mang lại, nó đã trở thành mộttrong những mũi nhọn của sự chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.Chúng ta có thể thấy rằng hiện nay tổng số lượng tờ khai phải thựchiện trong quá trình làm thủ tục khai báo hàng hóa xuất nhập khẩucũng như số lượng doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tếngày càng tăng Với một lượng lớn thông tin từ tờ khai hàng hóa và

số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng dẫn đến hậu quả là hệ thốnghải quan truyền thống với quy trình hoàn toàn thủ công khó có thểđáp ứng được lượng thông tin lớn như vậy, lâu dần sẽ dẫn đến nhiều

lỗ hổng trong quy trình thực hiện, rủi ro trong quản lý và lưu trữthông tin của hải quan Do đó tận dụng vào sự phát triển của kỷnguyên số, hệ thống hải quan điện tử đã ra đời với một hình thứchoạt động khác biệt mang nhiều ưu điểm hơn so với hệ thống hải

Trang 7

quan thủ công có thể kể đến như là: tiết kiệm thời gian – chi phí,giảm thiểu sử dụng nhân lực, đơn giản hóa quy trình và thủ tụcthông quan hàng hóa, tối ưu hiệu quả quản lý Nhờ những ưu điểmnày mà hệ thống hải quan điện tử luôn được đánh giá cao và nó gópphần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Với những lý do đó chúng em thực hiện đề tài này nhằm mục đíchkhám phá và đánh giá sự phát triển, ưu điểm, hạn chế, thách thức

và tiềm năng của hoạt động hải quan điện tử thể giới trong bối cảnhchuyển đổi số Từ đó nêu ra được những mặt tích cực, mặt hạn chếcủa hoạt động hải quan điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên chuyểnđổi số Cuối cùng, bài luận sẽ đề xuất những biện pháp cụ thể đểthúc đẩy sự hài hòa giữa hải quan điện tử và sự chuyển đổi số đangdiễn ra trong xã hội hiện đại, đảm bảo rằng ngành hải quan có thểtiếp tục phát triển và đáp ứng những thách thức ở phía trước

1.2 Mục tiêu của đề tài.

Hệ thống các khái niệm cơ bản về hải quan điện tử, phân tích tìnhhình thực hiện hoạt động hải quan điện tử, cũng như những thay đổitrong kỷ nguyên số tác động đến hoạt động hải quan trên thế giớinhư thế nào

Học hỏi, rút ra những bài học đắt giá cho Việt Nam từ các quốc gia

có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động hải quan điệntử

Đề nghị một số giải pháp giúp hoàn thiện, phát triển hệ thống hảiquan điện tử tại Việt Nam hội nhập với thị trường quốc tế

1.3 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài này nghiên cứu dựa trên cơ sở những thông tin thu thập được

từ các tài liệu, các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như Thời báoTài Chính Việt Nam, báo Hải quan và các trang web liên quan

Trang 8

Từ những thông tin đã thu thập được tiến hành thực hiện phân tích,

so sánh, tổng hợp thông tin lại một cách hệ thống, khoa học để thựchiện đề tài

1.4 Cấu trúc của đề tài.

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng hoạt động hải quan điện tử tại Việt Nam trong

kỷ nguyên số

Chương 4: Giải pháp thúc đẩy và phát triển hoạt động hải quan điện

tử tại Việt Nam

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

2.1 Khái quát về thủ tục hải quan điện tử.

2.1.1 Chuyển đổi số là gì? Những yếu tố ảnh hưởng trong

thời kỳ chuyển đổi số?

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cánhân và tổ chức trong cách sống, làm việc cũng như phương thứcsản xuất mà sử dụng công nghệ số làm cơ sở Chuyển đổi số đã vàđang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong cảdoanh nghiệp cho đến các cơ quan Nhà nước Công nghệ chuyển đổi

số là việc ứng dụng các kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại đểtiến hành số hóa, thay đổi cách thức hoạt động và quản lý trongcông tác quản lý của các doanh nghiệp và tổ chức

Công cuộc chuyển đổi số bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau,điển hình là các yếu tố con người, tổ chức và công nghệ Yếu tố conngười là quan trọng nhất và quyết định sự thành công của chuyểnđổi số Để đạt được thành công, cần phải có hiểu biết đúng đắn vềchuyển đổi số, về khả năng sử dụng công nghệ mới của con người,

Trang 9

về tính linh hoạt và khả năng thích ứng của các tổ chức cũng nhưđầu tư vào các công nghệ mới Ngoài ra, các yếu tố khác như quytrình, hệ thống và cơ sở hạ tầng cũng góp phần quan trọng trongviệc đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số Để quá trình chuyểnđổi số được xảy ra một cách hiệu quả nhất, các tổ chức, riêng ở đây

là các cơ quan nhà nước cần có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việcxác định rõ mục tiêu, hiện trạng, đào tạo nguồn nhân lực cho đếnlựa chọn công nghệ thích hợp… để tuỳ theo đó mà ứng dụng vào hệthống quản lý của các ngành, ban

Chuyển đổi số trong hải quan là quá trình áp dụng công nghệ số đểnâng cao hiệu quả hoạt động của ngành hải quan Tại Việt Nam,theo kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quanđến năm 2025, ngành Hải quan Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng vàphát triển Hải quan Việt Nam hiện đại đến năm 2025 cơ bản hoànthành Hải quan số theo định hướng Chính phủ số, tạo nền tảng xâydựng Hải quan thông minh, trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện hệ thốngthể chế quản lý nhà nước về Hải quan đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lýthực hiện chuyển đổi số toàn diện ngành Hải quan

2.1.2 Thủ tục hải quan điện tử.

2.1.2.1 Khái niệm.

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết

và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, thủ tục hải quan điện tử được quy định

Trang 10

có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hảiquan.

Trong đó, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho phép cơ quan

hải quan thực hiện các thủ tục hải quan điện tử, tiến hành kết nối,trao đổi thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ,ngành có liên quan Đây là một hệ thống được quản lý tập trung,thống nhất bởi Tổng cục Hải quan

Hình 1: Trang đăng nhập của Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử

của Hải quan.

Khi khai báo điện tử, người khai hải quan - các doanh nghiệp cầntiến hành thực hiện đúng theo quy trình khai báo hải quan điện tử,bao gồm các bước chính như sau:

 Bước 1: Tạo thông tin tờ khai hải quan điện thử trên Hệ thốngkhai báo hải quan điện tử được cấp của doanh nghiệp

 Bước 2: Gửi thông tin tờ khai hải quan điện tử đến hải quanthông qua Hệ thống khai báo hải quan

 Bước 3: Chờ nhận thông tin phản hồi và tuỳ theo đó mà thựchiện theo hướng dẫn của Hải quan về kết quả phản hồi củadoanh nghiệp

Trang 11

Hình 2: Quy trình tổng quát của thủ tục hải quan điện tử.

2.1.2.2 Nắm trụ cột xây dựng hải quan điện tử

Để hải quan điện tử có thể được ngày một nâng cấp hiện đại, manglại giá trị bền vững thì chính phủ trước hết phải xây dựng được mộtnền móng vững chắc làm bàn đạp cho sự phát triển sau này, trong

đó gồm 5 trụ cột vô cùng quan trọng, đóng vai trò quyết định trongviệc xây dựng một hệ thống thành công Đó chính là: eClearance,eManifest, NSW, ePayment và eOffice

Trang 12

Hình 3: Năm trụ cột của hải quan điện tử.

eClearance: là quá trình xử lý hải quan - thông quan điện tử

nói chung cho các lô hàng Quá trình này giúp cho việc xử lýhải quan trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn, bao gồm các quytrình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá

Đặc biệt, một pháp nhân - doanh nghiệp muốn được phép truycập, kê khai và nộp thuế hải quan trên hệ thống hải quan điện

tử bắt buộc phải có token do cơ quan Hải quan cấp khi đăng

ký chữ ký số hải quan với cơ quan Hải quan qua Cổng thông tin

hải quan điện tử Token, thường là USB Token, là một thiết bị

được mã hóa tất cả thông tin dữ liệu của doanh nghiệp, có tínhpháp lý tương đương với con dấu và chữ ký của doanh nghiệpđính kèm theo tờ khai điện tử khi khai báo hải quan

eManifest: là một hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hoá,

chứng từ có liên quan và thực hiện thông quan đối với các loạiphương tiện vận tải xuất nhập cảnh, từ đó cho phép thôngquan trước thời gian hàng đến cảng/ cửa khẩu, tối ưu hoá thời

Trang 13

gian xử lí hồ sơ, hạn chế tình trạng vì chờ làm các thủ tục màdẫn đến những rủi ro có thể xảy ra cho chậm trễ công việc.eManifest không phải là một quá trình độc lập mà nó liên quanđến nhiều bên liên quan như các đơn vị vận chuyển, đại lý hảiquan, cơ quan hải quan,

Hình 4: Luồng thông tin trong hệ thống quản lý hải quan điện tử.

NSW (National Single Window - Cơ chế Một cửa Quốc gia): Cơ chế này cho phép các cán bộ hải quan quản lý, tra

cứu hồ sơ hải quan một cách dễ dàng khi đồng bộ thông tintrên thời gian thực được tối ưu giữa các địa phương, giữa các

bộ, ban có liên quan Về phía người khai hải quan, cơ chế nàycho phép họ gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủtục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liênquan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệthống thông tin tích hợp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩucũng có thể tương tác với các dữ liệu của mình trên hệ thốngnày trong phạm vi được cho phép (tương tác 2 chiều hải quan -doanh nghiệp, doanh nghiệp - hải quan) Điều này giúp giảmthời gian, chi phí, tăng tính minh bạch và hiệu quả trong quản

lý hải quan và thương mại quốc tế Đồng thời, việc sử dụngđường truyền mạng nội bộ với công nghệ Leased Line giúp hệthống xử lí, truyền - nhận thông tin giữa cơ quan Hải quan với

Trang 14

các bộ, ban có liên quan trở nên nhanh chóng với độ trễ gầnnhư bằng 0, mà vẫn đảm bảo tính bảo mật cao cho dữ liệu của

cơ quan Hải quan

Hình 5: Công nghệ Leased Line trong hải quan điện tử.

ePayment: Cổng thanh toán điện tử hải quan là một phần của

cơ chế một cửa quốc gia, cho phép người khai hải quan nộpthuế và các khoản phí liên quan thông qua một hệ thống thanhtoán điện tử với nhiều phương thức thanh toán có thể lựa chọn.Ngoài ra, phía hải quan cũng kết hợp với các công nghệchuyển đổi số đã có sẵn của ngân hàng thương mại, cung cungcấp dịch vụ thanh toán điện tử hải quan qua nền tảng ngânhàng số Việc thiết lập cổng thanh toán điện tử hải quan ngoàiviệc giúp người khai hải quan tiết kiệm thời gian, giảm chi phí

và tăng tính minh bạch trong quản lý hải quan thì còn có thể

hỗ trợ nhà nước thực hiện chức năng thu thuế hiệu quả hơn

Trang 15

Hình 6: Trang đăng nhập của Cổng thanh toán điện tử hải

quan.

eOffice: là một phần mềm văn phòng điện tử được sử dụng

trong ngành hải quan để quản lý văn bản, hồ sơ tài liệu và điềuhành quản trị công việc eOffice giúp cho việc khai báo thôngtin hàng hóa, thanh toán thuế và các thủ tục hải quan khácđược thực hiện nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian.eOffice cũng giúp tăng cường sự minh bạch và tính chính xáctrong các hoạt động của ngành hải quan

2.1.3 Mục tiêu và vai trò của hải quan điện tử trong kỷ

nguyên số.

Song song với sự phát triển của nền kinh tế thế giới là quy mô và sốlượng công việc - hồ sơ, tờ khai, cũng ngày một tăng, tạo gánhnặng cho các cán bộ hải quan nói riêng và cho cả Cơ quan Hải quannói chung trong việc kiểm soát thông quan hàng hoá Ngoài ra còn

có những yêu cầu về công tác quản lý của chính phủ và cộng đồngcác doanh nghiệp cũng như yêu cầu trong vấn đề hội nhập, bắt kịp

và đồng bộ với xu hướng phát triển hải quan quốc tế nhằm mục đíchthúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế toàn cầu trong mọimặt, khiến cho việc áp dụng, phát triển thủ tục hải quan điện tửcàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Vai trò cơ bản nhất của hải quan điện tử là đảm bảo quy định hảiquan được tuân thủ một các triệt để nhất, từ đó làm tăng hiệu quảthông quan trong mọi mặt, thúc đẩy hợp tác thiết lập thêm nhiềugiao dịch thương mại quốc tế hợp pháp Ngoài ra, hải quan điện tửcòn kết hợp với các hệ thống ngân hàng số, ngân hàng điện tử đangđược sử dụng khá phổ biến, cho phép doanh nghiệp, cá nhân thựchiện nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí một cách thuận tiện, nhanh gọn, góp

Trang 16

phần hỗ trợ Kho bạc Nhà nước trong khâu thu thuế - nguồn ngânsách quan trọng của quốc gia.

Là một hạng mục vô cùng thiết yếu, hải quan điện tử được đầu tưtriển khai với mục tiêu chính là giải quyết những vấn đề đã nêu trên:giảm thiểu thời gian và chi phí cho các hoạt động xuất nhập khẩu,giảm thiểu chứng từ, giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan trongcác khâu, các bước thực hiện thủ tục hải quan, giảm bớt sự tiếp xúcgiữa công chức hải quan và doanh nghiệp, hạn chế các phiền hà,tiêu cực, sách nhiễu, tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp, ngănchặn, đẩy lùi nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quabiên giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinhdoanh và người tiêu dùng

Trang 17

Hình 7: Vai trò của hải quan điện tử.

2.1.4 Điểm khác nhau giữa thủ tục hải quan điện tử và

thủ tục hải quan truyền thống.

Nội dung Thủ tục Hải quan truyền

Doanh nghiệp mang hồ sơ,

tờ khai đến cửa khẩu; chờlấy số thứ tự; xếp hàng chờđến lượt làm thủ tục

Doanh nghiệp tiến hành khai báo trựctiếp trên các phần mềm khai báo hảiquan điện tử và nhận được ngay thôngtin phản hồi, tờ khai cấp số và kết quảphân luồng

- Trên hồ sơ giấy

- Phải luân chuyển quanhiều khâu

- Trên hệ thống, có thể in ra hồ sơ giấy

- Không luân chuyển

Trang 18

Từ sự khác biệt so với thủ tục hải quan truyền thống, ta thấy được thủ tục hải quanđiện tử có một số ưu điểm quan trọng như sau:

 Thông quan hàng hoá nhanh chóng nhờ quy trình thủ tục đơn giản và khôngphụ thuộc vào giờ làm việc hành chính, giảm thiểu các thủ tục giấy tờ Tiếtkiệm được đáng kể thời gian, chi phí và nhân lực

 Quy trình quản lý khoa học, mang lại hiệu quả cao: Đảm bảo các yếu tố côngkhai, minh bạch, công bằng

 Tính chính xác và độ bảo mật thông tin cao

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hải quan điện tử trong kỷ

Những yếu tố tất yếu trong kỷ nguyên chuyển đổi số:

 Công nghệ thông tin được phát triển mạnh mẽ

 Dữ liệu được xem là “tài sản”

 Trí tuệ nhân tạo

Những yếu tố trên tác động lên ngành Hải quan và cụ thể sẽ tác động lên 5 trụ cột củaHải quan điện tử như sau:

2.2.1 Tác động của Blockchain, AI và Big Data lên

e-Clearance.

e-Clearance là trụ cột trong Hải quan điện tử không chỉ giúp giúp tiếtkiệm nguồn lực cho cơ quan Hải quan trong việc quản lý mà còngiúp người khai Hải quan tiết kiệm được thời gian và hơn thế nữa

Trang 19

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến e-Clearance là Big Data và Blockchain:

Khi mà dữ liệu của người khai Hải quan được tiêu chuẩn hóa và chia

sẻ trên toàn bộ hệ thống của Hải quan các nước, mục đích để làm cơ

sở đánh giá người khai Hải quan, từ đó tối ưu hóa thủ tục

Hiện nay, chỉ số AEO (Authorized Economic Operator) - đối tác kinh

tế được ủy quyền được xem mà một cơ sở hiệu quả để đánh giá việctuân thủ những quy định và thủ tục khi khai báo Hải quan

AEO (được ban hành ở EU) Có thể được định nghĩa là một thực

thể có hoạt động kinh tế liên quan đến luật hải quan và được coi làđáng tin cậy trong bối cảnh thủ tục hải quan và do đó được hưởngmột số lợi ích nhất định

Những tiêu chí cơ bản để một tổ chức, doanh nghiệp được cấp AEOlà: Doanh nhân không vi phạm hải quan nghiêm trọng hoặc nhiềulần trong ba năm qua; với điều kiện không bị kết án về tội phạmnghiêm trọng liên quan đến hoạt động kinh tế; và điều kiện đượckiểm soát ở mức độ cao đối với các hoạt động và hồ sơ của chínhmình cho phép kiểm tra hải quan, khả năng thanh toán tài chính vàkinh nghiệm thực tế về các vấn đề hải quan

AEO theo pháp luật EU ngụ ý là việc thực hiện đơn giản hóa hải quanhơn, ít kiểm soát vật lý và tài liệu hơn, lợi thế kiểm soát với các nhàđiều hành kinh tế khác và lựa chọn địa điểm kiểm soát Các nhà điềuhành kinh tế tham gia tích cực vào việc áp dụng và giám sát các thủtục quy định trong thẩm quyền của cơ quan hải quan là cơ sở để Cơquan Hải quan lập kế hoạch công việc, thông qua các công cụ hợptác và tạo dựng quan hệ đối tác giữa hải quan và nền kinh tế, vớimột lĩnh vực đặc biệt quan trọng là tình trạng AEO

Trang 20

Việt Nam nếu học tập từ EU, theo đuổi cơ chế ủy quyền AEO này thìnhững lợi ích lần lượt sẽ xuất hiện cho nền kinh tế Đầu tiên là thúcđẩy được sự đơn giản hóa của thủ tục hải quan, giảm thiểu thời giancông sức xử lý hành chính vì những thủ tục truyền thống rắc rối

Yếu tố thứ hai là ứng dụng AI trong việc đánh giá và dự báo, tạo bước đệm cho chuyển giao công nghệ hải quan số.

Đối tác kinh tế được ủy quyền AEO được ghi lại mọi thông tinbao gồm lịch sử nhập - xuất hàng hóa đều được phản ánhtrung thực trên hệ thống hải quan điện tử Điều này sẽ đánhgiá uy tín của doanh nghiệp, giúp việc phân luồng xanh, vàng,

đỏ trở nên nhanh chóng, ít tốn kém thời gian, công sức củadoanh nghiệp, thuận lợi giao thương, thúc đẩy kinh tế Còn đốivới những doanh nghiệp lần đầu xuất - nhập hàng hóa, côngtác kiểm tra hải quan càng thêm siết chặt để hạn chế rủi ro vàgian lận trong thương mại

2.2.2 eManifest.

Hải quan không thể phát triển một mình mà không có sự hậu thuẫn

từ các bộ ngành khác Chính vì vậy nên ứng dụng Blockchain, AI, Big Data để quản lý hàng hóa nhập khẩu, thông quan hàng hóa,

nhiều bộ ngành cùng hợp tác quản lý đang dần được quan tâm.Những thuật ngữ AI, Big Data và Blockchain từ lâu đã khẳng định vịthế, tiềm năng của mình trong việc phát triển kinh tế Hải quan điện

tử cũng không ngoại lệ, dưới những tác động của sản phẩm trí tuệnhân tạo, việc thực hiện các thủ tục hải quan sẽ càng ngày càng trởnên chuyên nghiệp, hiện đại, tiết kiệm hơn

Đại khái ở đây, sự phát triển của Big Data sẽ giúp liên kết thông tinhải quan trong nước và quốc tế, mở rộng mạng lưới kiểm soát củahải quan một nước Blockchain nhằm kiểm soát hàng hóa theo chuỗi

Trang 21

trong kiểm tra chuyên ngành, thông quan hàng hóa Tại Việt Nam,

Kỳ vọng 3-5 năm nữa, Blockchain sẽ được đưa vào lĩnh vực hải quan

để thông qua một lộ trình nghiên cứu cụ thể, đây là một tương laiđáng mong đợi của ngành Hải quan quốc nội

2.2.3 Công nghệ hóa cơ chế hải quan một cửa.

Ứng dụng Leased Line, cho phép lưu trữ và chia sẻ cơ sở thông tin

cho các bộ ngành liên quan như Tổng cục, chi cục Thuế, Hải quan,Kho bạc Lúc này mọi thông tin sẽ được cập nhật trực tiếp tiếp trên

hệ thống, có sự đồng bộ về thời gian, nội dung được chỉnh sửa cũngnhư thêm mới đối với các đối tượng Doanh nghiệp, tổ chức có hànghóa cần thông quan Với sự tiện lợi này, hệ thống cho phép ngườikhai hải quan có thể nhìn thấy và tương tác với cơ sở dữ liệu củachính họ, biết được quy trình thông quan của bản thân có gặp vấn

đề ở đâu hay không và thực hiện cải thiện kịp thời

Sự đồng bộ giữa các ban ngành trên một hệ thống dữ liệu chungcũng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí của cán bộ, doanh nghiệp.Thông tin truy vấn về mọi đối tượng sẽ dễ dàng được tìm thấy chỉsau một lượt tìm kiếm đơn giản trên hệ thống

Một ví dụ cụ thể cho ứng dụng này đó là thông quan tập trung (centralized) Thủ tục thông quan tập trung cho phép tách biệt nơi

nộp tờ khai với nơi hàng hóa được vận chuyển thực tế Chẳng hạnnhư Doanh nghiệp X nộp giấy tờ khai quan tại cơ sở hải quan Anhưng tàu hàng cập bến tại cơ sở hải quan tỉnh B Tất cả các hoạtđộng thông quan được thực hiện điện tử trong hệ thống hải quantrung tâm để đưa ra các quyết định hải quan, cơ quan hải quan nơinộp tờ khai và cơ quan hải quan nơi hàng hóa được nộp sẽ trao đổitất cả các thông tin cần thiết liên quan đến việc khai báo và xácminh hàng hóa Thủ tục thông quan tập trung có thể được áp dụng

Trang 22

cho các thủ tục xuất nhập khẩu, lưu kho hải quan và các hiệu quảkinh tế chịu sự giám sát hải quan Nó mang lại lợi ích lớn cho cácdoanh nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh của họ trên toànLiên minh vì nó giúp tiết kiệm chi phí trong khi tối đa hóa tài nguyênvận tải và sử dụng cơ sở hạ tầng lưu trữ.

Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ thông minh vào hệ thống quản lý kho bãi (WMS), phân tích rủi ro tự động cũng là một yếu tố gây

ảnh hưởng mạnh mẽ lên hải quan điện tử

Tất nhiên, ảnh hưởng nó mang lại là tích cực Tại đây, nó giúp tối ưuhóa nguồn lực vận chuyển, tối đa hóa nguồn lực lưu trữ trênInternet Mọi thông tin về hàng hóa sẽ được lưu trữ thông minh và

dễ dàng tìm thấy, thuận lợi cho công tác quản trị, kiểm soát kho,tăng tốc quy trình và làm giảm chi phí khi thực hiện các thủ tục nhậpkhẩu, xuất khẩu, quá cảnh và vận hành kho hải quan

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại,cũng như thông qua các hoạt động trao đổi hàng hóa hiệu quả và antoàn, hải quan điện tử đã góp phần làm thay đổi vai trò của hải quantrong thương mại quốc tế

2.2.4 Liên kết với ngân hàng.

Phát triển một hệ thống hải quan điện tử cung cấp cho doanh nghiệp

cơ sở để đóng thuế, cung cấp thông tin hoàn tất giao dịch cho ngânhàng để ngân hàng kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ thuế củadoanh nghiệp đó Đồng thời, kho bạc nhà nước cũng nhận đượcthông tin tương tự trên hệ thống và phản hồi với cơ quan hải quan,lúc này, các nghĩa vụ thuế quan hoàn tất thì hàng hóa sẽ đượcthông quan

Trang 23

Thay vì chủ doanh nghiệp phải tự thanh toán tiền tại ngân hàng, đếnkho bạc khai báo chứng từ nộp thuế, bị bủa vây bởi nhiều yêu cầuhành chính khắt khe thì ePayment đã khiến các bước thanh toán trởnên đơn giản Mà sự tinh gọn ấy rất được các doanh nghiệp yêuthích, điều này vô hình trung thu hút và kích thích hoạt động củanền kinh tế trở nên năng động hơn

2.2.5 Phát triển phần mềm văn phòng điện tử trong cơ

chế nội bộ hải quan.

Phát triển phần mềm văn phòng điện tử, kết hợp với ERP (cơ chế

nội bộ hải quan) tạo ra môi trường làm việc số hóa, chủ yếu các dữliệu được cập nhật và điều chỉnh trên hệ thống sẽ tạo ra những lợiích đáng kể cho hoạt động của hải quan điện tử Hầu hết các bộphận phòng ban, các khối chức năng trong chi cục, tổng cục hảiquan đều giao tiếp với nhau qua Internet và hệ thống thông tinchung Ứng dụng một cách hiệu quả Internet kết nối vạn vật đểquản lý công tác hải quan chính là mục tiêu Chính phủ Việt Namđang hướng đến để bắt kịp xu hướng số hóa, hiện đại hóa trên thếgiới

2.3 Đánh giá hiệu quả của các yếu tố trên đối với hải quan

điện tử.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và hỗ trợ của WCO, Hải quan ViệtNam đã kết nối với hải quan các nước thành viên trong hợp tác songphương hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, côngchức hải quan cũng như trợ giúp về công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi

số Đến nay, Hải quan Việt Nam từ thực hiện thủ tục hải quan thủcông đã tiến hành thủ tục hải quan phi giấy tờ 99%, thông quan 65%

Trang 24

các lô hàng trong 1-3 giây, đảm bảo lưu thông chuỗi cung ứng toàncầu, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn cộng đồng và lợi ích quốcgia.

Đây chỉ mới là những con số sơ bộ, sau khi vận dụng tốt tất cả nămtrụ cột hải quan điện tử eClearance; eManifest; Cơ chế hải quan mộtcửa quốc gia; ePayment; eOffice thì số hiệu quả đạt được sẽ là mộtcon số ngoài mong đợi

Theo thống kê ở mặt báo chính thống, sau khi áp dụng cơ chế mộtcửa quốc gia 2017, cắt giảm kiểm tra chuyên ngành, cũng như điềukiện kinh doanh, Việt Nam đã tiết kiệm được 205 triệu USD, tươngđương 4.000 tỷ đồng, giảm 15 triệu giờ lưu kho hàng hóa xuất khẩu

và 33 triệu giờ với hàng hóa nhập khẩu

Hệ thống Big Data, Blockchain cũng sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chiphí khi tối ưu hóa được nguồn lực vận tải và vận dụng tốt nguồn lựclưu trữ Uỷ quyền cho các doanh nghiệp đáng tin cậy AEO cũng sẽtạo thuận lợi cho cả chính phủ và doanh nghiệp, tạo ra đối tác liênminh lâu dài, vừa kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa cũng như anninh hải quan Thông quan tập trung cũng góp phần không nhỏ vào

sự phát triển của doanh nghiệp, giúp hạn chế thủ tục và việc đi lạicủa hàng hóa mà vẫn đảm bảo thông quan theo các tiêu chí an toànđặt ra, đồng thời giúp doanh nghiệp quen dần với nghiệp vụ hảiquan điện tử

Có thể nói, những yếu tố trên ảnh hưởng tương đối tốt lên ngành Hảiquan Việt Nam nếu có thể khai thác triệt để lợi ích của nó

Thời gian tới, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ,ngành, Hải quan Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tiến hành chuyển đổi

số sâu rộng theo hướng xây dựng hải quan chính quy, hiện đại,thông minh, ngang bằng các nước phát triển đến trước năm 2030theo đúng Chiến lược phát triển hải quan đã được phê duyệt Có thể

Trang 25

nói, nâng cao hệ thống hải quan thông minh, hải quan điện tử sẽ làtiền đề phát triển cho Kinh Tế Việt Nam.

2.4 Kinh nghiệm trong lĩnh vực hải quan điện tử từ một số

quốc gia trên thế giới.

2.4.1 Nhật Bản.

Hải quan Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong việc

áp dụng và phát triển hải quan điện tử Năm 1978, Hải quan NhậtBản đã xây dựng được một hệ thống thông hàng hóa quan tự độngquốc gia NACCS/CIS (Nippon Automated Cargo and PortConsolidated System), hệ thống này đóng vai trò then chốt trongviệc tiến đến mục tiêu chính của ngành Hải quan Nhật Bản là thiếtlập dịch vụ thông quan “một cửa” cho khách hàng Hệ thống hảiquan điện tử của Nhật Bản cho phép các doanh nghiệp khai báo vàtheo dõi trạng thái hàng hoá một cách dễ dàng và minh bạch, đồngthời kết nối với các cơ quan khác như cảnh sát biên phòng, kiểmdịch, an toàn thực phẩm… giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc chogiới doanh nghiệp, giảm thiểu thủ tục giấy tờ và công việc thủ côngtrong quá trình thông quan hàng hoá Hệ thống hải quan điện tử củaNhật Bản cũng được tích hợp với các hệ thống của Liên minh châu u

và các nước khác để tạo ra một không gian thông tin chung Hảiquan Nhật Bản đã áp dụng hệ thống Hải quan điện tử (e-Gate) tại 7sân bay quốc tế từ năm 2020, giúp hành khách tiết kiệm thời gian vàgiảm tắc nghẽn tại khu vực kiểm tra hải quan, ngoài ra còn tăngcường khả năng liên lạc, trao đổi thông tin, xử lý dữ liệu và kiểmsoát rủi ro giữa các bên liên quan trong hoạt động xuất nhập cảnh

và xuất nhập khẩu

Hải quan điện tử là một phần của nỗ lực chuyển đổi số của NhậtBản, nhằm nâng cao hiệu quả và minh bạch của các dịch vụ công.Nhật Bản đã thành lập Cơ quan Chuyển đổi số vào tháng 9 năm

2020, để phối hợp các hoạt động chuyển đổi số giữa các bộ ngành

Trang 26

và địa phương Cơ quan này cũng phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật

và pháp lý cho việc chia sẻ và bảo mật dữ liệu, cũng như thúc đẩy sựhợp tác giữa các bên liên quan Nhật Bản mong muốn trở thành mộtngười tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, không chỉ cho riêngmình mà còn cho cả thế giới Trong xu thế phát triển mới, Hải quanNhật Bản đã công bố “Sáng kiến hải quan thông minh năm 2020”với tầm nhìn trở thành “Hải quan hàng đầu thế giới” Sáng kiến nàydựa trên bốn trụ cột chính là Giải pháp (Solution), Đa truy cập(Multiple-Access), Khả năng phục hồi (Resilience), và Công nghệ vàthông minh (Technology and Talent) Mỗi trụ cột đều có những mụctiêu và biện pháp cụ thể, nhằm tận dụng các công nghệ tiên tiếnnhư trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ kiểm tra hải quan và kiểm tra sauthông quan, hỗ trợ ra quyết định trong nghiệp vụ hải quan; giám sáttăng sự linh hoạt trong hoạt động hải quan bằng máy bay khôngngười lái (UAV), Tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA), thúc đẩynghiên cứu và phát triển thiết bị NQR (Cộng hưởng từ tứ cực hạtnhân), để nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động hảiquan Hải quan điện tử của Nhật Bản không chỉ mang lại lợi ích chongười khai hải quan, nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dùng vàđáp ứng nhu cầu của thương mại điện tử và các hiệp định thươngmại tự do, mà còn góp phần bảo vệ biên giới, chống khủng bố, ứngphó với thiên tai, và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số

Để đạt được những tiến bộ tiên tiến hàng đầu thế giới trong HQĐTnhư hiện nay, ngành Hải quan Nhật Bản đã phải đối mặt các vấn đềnan giải ở thời gian đầu chuyển đổi, họ đã nỗ lực từng bước xác định

rõ các vấn đề còn tồn đọng Hải quan Nhật Bản phải tìm cách đểphát triển hệ thống và kêu gọi các doanh nghiệp kết nối dữ liệu, sửdụng thông tin thống nhất với hệ thống của ngành hải quan vì trongthực tế lúc đó không có sự đồng nhất về hệ thống tin học giữa cácdoanh nghiệp lớn và ngành hải quan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 27

thì thiếu quan tâm và chưa sẵn sàng chấp nhận về việc áp dụngcông nghệ thông tin vào hoạt động thương mại và cảng vụ Thêmvào đó là sự thiếu hạ tầng về tin học tại các cảng biển và sân baylớn, cần phải tìm kiếm đối tác về công nghệ thông tin để tư vấn vàthiết kế hệ thống phần mềm Điều quan trọng trong chuyển đổi số làthời gian thích nghi để đi vào hoạt động hiệu quả, cần một khoảngthời gian dài để tuyên truyền, tư vấn và lắp đặt hệ thống cho cácdoanh nghiệp trên toàn diện lãnh thổ và khuyến khích họ sử dụng hệthống tin học đồng nhất với ngành hải quan Song, Hải quan NhậtBản không ngừng nâng cấp và áp dụng những hệ thống quản lý rủi

ro tin học hoá hiện đại hơn, xem xét lại quá trình thông quan hànghoá, tiếp nhận những ý kiến đóng góp của giới doanh nghiệp để cảitiến và hoàn thiện hệ thống tin học của ngành hải quan

2.4.2 Trung Quốc.

Trung Quốc có một tổ chức hải quan quốc gia là Tổng cục Hải quanTrung Quốc (GACC - The General Administration of Customs of thePeople’s Republic of China), có trách nhiệm quản lý và thực hiện cácchính sách và quy định về xuất nhập khẩu, thuế quan, kiểm soátbiên giới và phòng chống buôn lậu Trung Quốc là một trong nhữngnước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, với vai trò làmột trong những đối tác xuất nhập khẩu lớn nhất của nhiều nước

Để đáp ứng nhu cầu của hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng,Trung Quốc đã áp dụng hải quan điện tử từ năm 1994, khi GACCthành lập Trung tâm Thông tin Hải quan (CIQ) để phát triển và vậnhành hệ thống khai báo hải quan điện tử Năm 2000, GACC đã hoànthành việc xây dựng một hệ thống khai báo hải quan trực tuyến trêntoàn quốc Năm 2008, Trung Quốc đã nâng cấp hệ thống hải quanđiện tử thành một cửa quốc gia, khi GACC ra mắt phiên bản đầu tiêncủa Cổng thông tin Một cửa Quốc gia (NPI) để kết nối các cơ quanliên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Năm 2010, GACC đã ra

Trang 28

mắt phiên bản thứ hai của NPI, cho phép các doanh nghiệp khai báo

và nhận phản hồi từ một cơ quan duy nhất Một cửa quốc gia củaTrung Quốc cũng kết nối với các cổng thông tin một cửa của cácnước khác, tạo ra một mạng lưới kết nối thông minh Hải quan điện

tử Trung Quốc là hệ thống CNTT nằm trong giai đoạn cải cách thứ 5của Hải quan Trung Quốc được triển khai từ năm 2001 đến nay,nhằm nâng cao hiệu quả và minh bạch của hoạt động hải quan,giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp và người dân, cũngnhư tăng cường hợp tác với các bộ, ngành và các nước khác Hệthống này bao gồm các chức năng chính như sau: Quản lý thôngquan, Quản lý rủi ro, Quản lý thu thuế, Quản lý thống kê thương mại,Quản lý hành chính điện tử, Kết nối với các bộ, ngành thông qua Cơchế một cửa quốc gia, Kết nối với các nước khác: tham gia vào các

hệ thống thông tin liên kết khu vực và toàn cầu như ASEAN SingleWindow (ASW), World Customs Organization Data Model (WCO DM),Global Trade Services Network (GTSN)… để tăng cường hợp tác vàthúc đẩy thương mại

Năm 2020, Trung Quốc đã đưa ra chiến lược tổng thể trong hiện đạihóa hải quan gồm 3 trụ cột hay còn gọi là “Sáng kiến 3S”: Hải quanthông minh (Smart Customs), Biên giới thông minh (Smart Borders)

và Kết nối thông minh (Smart Connectivity), dựa trên thành quả củacách mạng công nghệ thông tin hiện đại Hải quan thông minh là trụcột được nhấn mạnh đầu tiên và quan trọng trong chuỗi kết nối đó,bao gồm các thành phần như: Hải quan điện tử, Một cửa quốc gia,Quản lý chung điện tử, Hệ thống thông tin liên kết, Hệ thống kiểmsoát tự động… Sáng kiến 3S đã giúp ngành Hải quan Trung Quốc đạtđược những thành tựu như: Giảm thiểu thời gian thông quan hànghoá xuất nhập khẩu từ trung bình 10 ngày năm 1998 xuống còn 2ngày năm 2022; giảm thiểu chi phí thông quan hàng hoá xuất nhậpkhẩu từ trung bình 6,5% giá trị hàng hoá năm 1998 xuống còn 2,5%

Trang 29

năm 2022; tăng cường khả năng phát hiện và ngăn chặn vi phạmhải quan, thu thuế và chống buôn lậu; nâng cao chất lượng dịch vụcho người dùng, cung cấp các thông tin về luật và quy định hảiquan, yêu cầu truy cập đối với các sản phẩm động thực vật và thựcphẩm, thông báo về các biện pháp SPS; thực hiện kết nối các hệthống thông tin hải quan, chuẩn hóa các mô hình quản trị hải quan,hợp tác với các chủ thể trong chuỗi cung ứng Hải quan thông minhcủa Trung Quốc nhằm mục tiêu tạo ra một môi trường thông quan

an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm và thân thiện, GACC đã đặt ranhững mục tiêu này trong chiến lược của mình, và đã thực hiệnnhiều biện pháp để đạt được chúng, như: áp dụng các công nghệmới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, internet vạn vật… để nâng caokhả năng phân tích dữ liệu, phát hiện rủi ro và tối ưu hóa quy trình;tăng cường hợp tác với các nước khác để xây dựng các cơ chế kếtnối thông tin và công nhận lẫn nhau; đơn giản hóa và thống nhất cácthủ tục hải quan và thuế quan; cải thiện dịch vụ cho các doanhnghiệp và người dân Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiềuchính sách và kế hoạch để ủng hộ hoạt động hải quan điện tử, cũngnhư cấp ngân sách và đào tạo cho GACC, ngoài ra còn thuận lợi vềnguồn lực tài chính và nhân lực cao, có sự hợp tác giữa các bên liênquan, có sự chú trọng vào phát triển kinh tế và an ninh GACC cũng

đã thiết lập các cơ chế hợp tác với các bộ ngành khác trong nước,cũng như với các tổ chức quốc tế và khu vực

Việc triển khai hải quan điện tử của Trung Quốc đã phải đối mặt vớicác khó khăn như:

 Có sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị: Để triển khaihải quan điện tử một cách hiệu quả, Trung Quốc cần có một hệthống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị vững chắc và hiện đại,bao gồm: mạng lưới truyền thông, máy tính, máy in, máy quét

mã vạch, máy chụp ảnh, máy kiểm tra an ninh… Tuy nhiên,

Trang 30

Trung Quốc cũng đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc xâydựng và duy trì hệ thống này, do sự thiếu kinh phí và nguồnlực; sự chênh lệch về mức độ phát triển giữa các khu vực; sự lỗithời và không tương thích của một số thiết bị; sự thiếu chuyênmôn và kỹ năng của một số nhân viên.

 Sự cạnh tranh với các nước khác: Đặc biệt là các nước có nềnkinh tế phát triển và có ảnh hưởng lớn trong khu vực và thếgiới, như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Các nước nàycũng đã áp dụng hải quan điện tử để tạo ra những lợi thế cạnhtranh cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình Cùng với đó là

sự thay đổi liên tục của quy định và công nghệ Do đó, TrungQuốc đã xây dựng một chiến lược phát triển hải quan điện tử rõràng, toàn diện và phù hợp với tình hình thực tế của nước họnhư áp dụng công nghệ quản lý rủi ro, công nghệ mã vạch,công nghệ RFID (nhận dạng vô tuyến), công nghệ GPS (định vịtoàn cầu), công nghệ blockchain (chuỗi khối), công nghệ AI (trítuệ nhân tạo), công nghệ big data (dữ liệu lớn)… Trung Quốc

đã đề ra những mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và phương thứccủa việc cải cách và hiện đại hóa hải quan, dựa trên những yêucầu của thị trường, của chính sách và của công nghệ, ngừngcải tiến và nâng cấp hệ thống hải quan điện tử của mình đểkhông bị tụt hậu và phù hợp với những yêu cầu mới

 Sự thiếu nhất quán và không đồng bộ trong việc cập nhật dữliệu và thông tin: Trong quá trình triển khai hải quan điện tử,Trung Quốc đã phải đối mặt với những khó khăn về việc đảmbảo tính chính xác, đầy đủ và cập nhật của dữ liệu và thông tinliên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Một số nguyên nhângây ra những khó khăn này có thể là: sự sai sót của con ngườitrong việc nhập liệu, sự chậm trễ của hệ thống trong việc xử lý

dữ liệu, sự thiếu hợp tác của các bên liên quan trong việc cungcấp dữ liệu, sự khác biệt về định dạng và tiêu chuẩn của dữ

Trang 31

liệu giữa các cơ quan hải quan Chính vì lẽ đó, Trung Quốc đãxây dựng một hệ thống dữ liệu và thông tin thống nhất, đồng

bộ và liên kết cho hải quan điện tử, bằng cách: đưa ra các tiêuchuẩn về định dạng, mã hóa, truyền nhận và lưu trữ dữ liệu;thiết lập một cơ sở dữ liệu trung tâm để lưu giữ và chia sẻ dữliệu giữa các cơ quan hải quan; kết nối các hệ thống thông tincủa các bộ, ngành và địa phương liên quan đến hoạt động xuấtnhập khẩu; tham gia vào các mạng lưới trao đổi thông tin quốc

tế về hải quan điện tử

2.4.3 Singapore.

Singapore là một trong những nước đầu tiên áp dụng hải quan điện

tử vào năm 1989, với hệ thống TradeNet, cho phép các doanhnghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới một cách nhanhchóng, an toàn và tiết kiệm chi phí TradeNet là Cơ chế một cửaquốc gia của Singapore để khai báo thương mại Nó cung cấp mộtnền tảng duy nhất cho cộng đồng thương mại và hậu cần củaSingapore để đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý liên quan đến xuấtnhập khẩu và chuyển tải Với một điểm đầu vào duy nhất để nộpmột tờ khai duy nhất cho nhiều cơ quan quản lý, TradeNet tích hợpcác thủ tục xử lý tài liệu xuất nhập khẩu và chuyển tải, đồng thờicho phép cộng đồng thương mại và hậu cần thực hiện các thủ tụcthương mại của họ Thông qua TradeNet, Hải quan Singapore và các

Cơ quan có thẩm quyền khác giám sát quá trình vận chuyển hànghóa và thực thi các yêu cầu về sức khỏe, an toàn cũng như các yêucầu pháp lý khác TradeNet giảm chi phí và thời gian chuẩn bị, nộp

và xử lý các tài liệu thương mại Nó đẩy nhanh việc thông quan hànghóa và cho phép khấu trừ phí và thuế bằng điện tử Tất cả các thủtục hải quan và các yêu cầu liên quan đến các cơ quan khác đềuđược xử lý thông qua một hệ thống duy nhất là TradeNet TradeNet

là nền tảng giao dịch thương mại điện tử đầu tiên trên thế giới, được

Trang 32

kết nối với hơn 35 cơ quan chức năng và hơn 10.000 doanh nghiệp.TradeNet cho phép các doanh nghiệp nộp tờ khai hải quan 24/7 quainternet, 99% hồ sơ cấp phép được phê duyệt và truyền tới ngườixin cấp phép bằng phương thức điện tử chỉ trong thời gian 10 phút.Năm 2007, Singapore nâng cấp TradeNet thành TradeXchange, làmột nền tảng giao dịch điện tử đáng tin cậy cho phép trao đổi thôngtin B2B và B2G, tích hợp các dịch vụ của các cơ quan liên quan đếnhoạt động xuất nhập khẩu, như kiểm tra hàng hoá, thanh toán thuế,vận chuyển, bảo hiểm… TradeXchange giúp cho việc phát triển vàphân phối các giải pháp mới cho cộng đồng thương mại và vận tải,bằng cách cho phép các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng và cácnhà cung cấp giải pháp đầu cuối phía trước sử dụng kết nối mạng vàthông tin trong TradeXchange Điều này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởngcủa ngành công nghiệp thông tin truyền thông, nâng cao năng lựccủa khu vực thương mại và vận tải Hải quan điện tử của Singapore

đã góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh và tích hợp kinh tế củanước này, cũng như tạo ra những tiêu chuẩn và kinh nghiệm cho cácnước khác theo đuổi mục tiêu hải quan số Hiện nay, hơn 200 công

ty, bao gồm cả các nhà sản xuất, các công ty giao nhận, bảo hiểm,các hãng hàng không và các ngân hàng đều thu được lợi ích từTradeXchange

Việc số hoá các chứng từ vẫn còn thiếu thống nhất trong công nhậntính pháp lý đã dẫn đến sự ra đời của TradeTrust Sáng kiếnTradeTrust do Singapore xây dựng với sự phối hợp, hỗ trợ từ các đốitác trong và ngoài nước, là một giải pháp kỹ thuật số dựa trên côngnghệ chuỗi khối (blockchain) để xác thực và trao đổi các tài liệuthương mại điện tử TradeTrust giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vàocác tài liệu giấy, tăng cường tính minh bạch và an toàn, giảm chi phí

và thời gian xử lý, và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng.TradeTrust cũng hỗ trợ việc hợp tác giữa các bên liên quan trong

Trang 33

thương mại quốc tế, bao gồm các cơ quan hải quan, ngân hàng, nhàvận chuyển, và doanh nghiệp Trong tương lai gần, khi TradeTrustphát triển, các mạng blockchain khác ngoài Ethereum có thể được

sử dụng

Luôn có thách thức trong quá trình triển khai hải quan điện tử do sựkhác biệt về mức độ tự động hóa giữa các bên liên quan, gây ranhững thay đổi nhất định trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp và khó khăn trong việc hướng dẫn cách thức sử dụng hệthống tới người sử dụng Việc triển khai hải quan điện tử đòi hỏi sựthay đổi về tư duy, thái độ và văn hóa làm việc của cán bộ côngchức hải quan, cũng như của các bên liên quan như doanh nghiệpxuất nhập khẩu, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan quốc tế, Điều này không phải là dễ dàng, đòi hỏi sự thuyết phục, đào tạo và

hỗ trợ liên tục Thêm vào đó là những rủi ro về an ninh mạng, bảomật thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân đòi hỏi Chính phủ Singaporephải có những biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời với cáccuộc tấn công mạng, cũng như có những quy định pháp lý và quychuẩn kỹ thuật để bảo đảm an toàn cho các dịch vụ công điện tử.Việc triển khai hải quan điện tử cũng phụ thuộc vào sự hợp tác vàthống nhất của các nước trong khu vực và trên thế giới trong việcxây dựng các tiêu chuẩn, quy ước và thủ tục chung cho việc giaodịch hàng hóa qua biên giới Điều này đòi hỏi sự tham gia tích cựccủa Singapore vào các diễn đàn và tổ chức quốc tế liên quan đến hảiquan điện tử, cũng như sự thích ứng linh hoạt với những thay đổitrong môi trường kinh tế toàn cầu

Từ những số liệu trên, có thể phân tích thêm rằng hải quan điện tửcủa Singapore đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và thươngmại của nước này, cũng như đóng góp cho sự phát triển và hội nhậpcủa khu vực và thế giới Hải quan điện tử của Singapore là một ví dụđiển hình về việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hải

Trang 34

quan, tạo ra những đột phá và cải tiến trong việc xử lý các giao dịchhàng hóa qua biên giới Hải quan điện tử của Singapore cũng là mộtminh chứng cho sự khát khao và nỗ lực của chính phủ và người dânSingapore trong việc đổi mới và tiến bộ trong kỷ nguyên số.

Kết luận: Hải quan điện tử là một xu hướng không thể đảo ngược

trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa hiện nay Trung Quốc,Singapore và Nhật Bản là 03 quốc gia đi đầu về phát triển cũng nhưtruyền cảm hứng cho các nước còn lại của châu lục Kinh nghiệm hảiquan điện tử của Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore cho thấy rằngviệc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hải quan có nhiều lợiích cho cả nhà nước và doanh nghiệp Đối với nhà nước, việc nàygiúp nâng cao hiệu quả và minh bạch của hoạt động hải quan, giảmthiểu thời gian và chi phí xử lý hồ sơ, tăng thu ngân sách và phòngchống tham nhũng Đối với doanh nghiệp, việc này giúp tiết kiệmthời gian và chi phí giao dịch, tăng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế

và nâng cao năng lực cạnh tranh Từ thực tiễn đó, Việt Nam cần họchỏi kinh nghiệm cho mục tiêu số hóa sâu rộng đất nước, đặc biệt làtrong lĩnh vực Hải quan điện tử Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản

đã có những bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng công nghệ thôngtin và kỹ thuật số vào hoạt động hải quan, tạo ra những mô hình hảiquan điện tử tiên tiến và hiệu quả Việt Nam có thể tham khảo vàvận dụng những kinh nghiệm của ba nước này để phát triển Hảiquan điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên chuyển đổi số, góp phầnthúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆT NAM VỀ HẢI QUAN ĐIỆN

TỬ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ.

3.1 Khái quát hoạt động hải quan điện tử Việt Nam.

3.1.1 Quá trình áp dụng hải quan điện tử tại Việt Nam.

Trang 35

Kể từ đầu những năm 2000, ngành Hải quan đã tiên phong cập nhậtcác công nghệ mới trong công tác nghiệp vụ, dẫn đầu cải cách sốhoá - điện tử hoá các quy trình quản lý trong khuôn khổ nhà nước,bước đầu với việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợcông tác trong các khâu quản lý thanh khoản, quản lý giá tínhthuế,

Sự kiện Tổng cục Hải quan triển khai thành công Hệ thống thôngquan điện tử và Hệ thống khai hải quan điện tử (còn gọi là khai hảiquan từ xa kể) từ năm 2005 cũng đánh dấu một bước tiến mới trongcông cuộc cải cách này

Năm 2014, ngành Hải quan Việt Nam đạt được một cột mốc pháttriển mới, mang tính quyết định - chính thức thành công triển khaithực hiện Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) tập trungcấp tổng cục, cơ bản đã có thể tự động hoá hầu hết các quy trìnhthủ tục hải quan

Kể từ sự ra đời của hệ thống tự động nói trên cho đến nay, Tổng cụcHải quan cơ bản đã hoàn thành mục tiêu xây dựng hải quan điện tửvới 5E (E-Declaration; E-payment; E-C/O; E-Permit và E-Manifest) vềứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về hải quan,xây dựng được một hệ thống công nghệ thông tin tập trung cấp tổngcục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổnđịnh, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu

về quản lý hải quan

Cơ sở pháp lý của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam: Chính phủ cũng đã ban hành, lưu ý một số những nguyên

tắc khai hải quan cần phải được chú ý thực hiện trong cả hệ thốnghải quan, kể cả truyền thống hay điện tử:

 Điều 29 - Liên Hiệp Quốc

 Điều 25 - NĐ 08/2015/NĐ-CP

Trang 36

tờ khai xuất nhập khẩu được 94,23 nghìn doanh nghiệp nộp lên vàcon số này ngày càng tăng dẫn đến yêu cầu thực hiện khối lượngcông việc trong các hoạt động hải quan tăng lên một cách nhanhchóng.

3.1.2 Kết quả áp dụng hải quan điện tử ở Việt Nam.

Tính đến nay, 100% tất cả các chi cục hải quan trên toàn quốc đãtriển khai hệ thống VNACCS/VCIS Cùng với đó, 99,65% doanhnghiệp đã tham gia thủ tục hải quan điện tử được tiến hành bởi cụchải quan và các chi cục hải quan Trong năm 2022, Tổng cục Hảiquan đã hợp tác với các bộ, ngành khác để thực hiện các thủ tụchành chính dựa trên Cơ chế một cửa quốc gia Điều này sẽ giúp đơngiản hóa quy trình thủ tục hành chính và tăng cường hiệu quả làmviệc của các cơ quan, doanh nghiệp Tính đến ngày 15/06/2022, Cơchế một cửa quốc gia đã tích hợp được 249 thủ tục hành chính của

13 Bộ, ngành kết nối, với trên 4,9 triệu bộ hồ sơ của hơn 54,8 nghìndoanh nghiệp Các con số này chỉ biểu thị một phần nhỏ của quátrình hiện đại hóa và cải cách hành chính mà chính phủ đang tiếnhành

Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng, kho, bãi (VASSCM) cũngđược triển khai thành công tại 33 cục hải quan tại các tỉnh, thànhphố trên tổng số là 35 cục, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệpcảng, kho, bãi, từ đó làm giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệpxuất nhập khẩu, tăng cường hiệu quả giám sát của cơ quan hải

Ngày đăng: 22/10/2024, 20:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Trang đăng nhập của Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử - Đề tài các yếu tố Ảnh hưởng Đến hoạt Động hải quan Điện tử trong kỷ nguyên chuyển Đổi số
Hình 1 Trang đăng nhập của Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử (Trang 10)
Hình 2: Quy trình tổng quát của thủ tục hải quan điện tử. - Đề tài các yếu tố Ảnh hưởng Đến hoạt Động hải quan Điện tử trong kỷ nguyên chuyển Đổi số
Hình 2 Quy trình tổng quát của thủ tục hải quan điện tử (Trang 11)
Hình 3: Năm trụ cột của hải quan điện tử. - Đề tài các yếu tố Ảnh hưởng Đến hoạt Động hải quan Điện tử trong kỷ nguyên chuyển Đổi số
Hình 3 Năm trụ cột của hải quan điện tử (Trang 12)
Hình 4: Luồng thông tin trong hệ thống quản lý hải quan điện tử. - Đề tài các yếu tố Ảnh hưởng Đến hoạt Động hải quan Điện tử trong kỷ nguyên chuyển Đổi số
Hình 4 Luồng thông tin trong hệ thống quản lý hải quan điện tử (Trang 13)
Hình 5: Công nghệ Leased Line trong hải quan điện tử. - Đề tài các yếu tố Ảnh hưởng Đến hoạt Động hải quan Điện tử trong kỷ nguyên chuyển Đổi số
Hình 5 Công nghệ Leased Line trong hải quan điện tử (Trang 14)
Bảng 1: Bảng sso sánh thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử. - Đề tài các yếu tố Ảnh hưởng Đến hoạt Động hải quan Điện tử trong kỷ nguyên chuyển Đổi số
Bảng 1 Bảng sso sánh thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w