MỤC LỤC MỤC LỤC 5 PHẦN MỞ ĐẦU 8 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 11 5. Đóng góp của tiểu luận 11 6. Bố cục của tiểu luận 12 CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC 12 1.1. Giới thiệu chung về tài nguyên nước 12 1.2. Vai trò của tài nguyên nước 14 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM 17 2.1. Đặc điểm chung của tài nguyên nước ở Việt Nam: 17 2.2. Các hệ thống sông lớn 24 2.3. Hồ và nước ngầm 31 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM 32 3.1. Hiện trạng về tài nguyên nước ở Việt Nam 32 3.2. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam 36 3.3. Các vấn đề đối với nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 39 KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trái đất là một hành tinh xanh với ba phần tư được bao phủ bởi nước. Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của môi trường sống. Lịch sử tiến hóa của loài người bắt đầu từ nước và nước chính là thành phần quan trọng nhất cấu thành cơ thể con người - trung bình, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng trong cơ thể con người [5, tr.17]. Nước có vai trò không thể thay thế trong toàn bộ sự sống và các quá trình xảy ra trên Trái Đất. Nước hình thành đất thổ nhưỡng, thảm thực vật, điều hoà khí hậu, phân phối lại nhiệt ẩm... Nước là môi trường cho các phản ứng hóa sinh tạo chất mới, giúp chuyển dịch nhiều loại vật chất. Môi trường nước là cái nôi phát sinh và phát triển các cá thể sống đầu tiên. Nước cũng có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế và đời sống văn hóa tinh thần của loài người. Trong lịch sử, các thuỷ vực lớn thường là những cái nôi của nhiều nền văn minh vĩ đại, đồng thời sự suy thóai vực nước cũng là nguyên nhân chính dẫn đến suy tàn một số trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn. Thuỷ quyển là thành tố hài hoà của Trái Đất mang tính nhất thể và thống nhất, gúp phần tạo ra giá trị thẩm mĩ, văn hóa và tính đặc thù riêng cho mỗi địa phương. Thuỷ quyển đồng thời là một môi trường tự nhiên có những quy luật sinh thành biến động riêng. Do vậy, từ lâu nước đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau [8, tr.6]. Qua đó ta có thể thấy, tài nguyên nước trong bất kỳ nền kinh tế và xã hội nào, luôn đóng một vai trò quan trọng nhất định. Đặc biệt tại Việt Nam - một đất nước với hệ thống sông ngòi phong phú và mạng lưới vùng đồng bằng rộng lớn, tài nguyên nước không chỉ là nguồn sống mà còn là nguồn cung cấp năng lượng, cũng như một phần không thể thiếu trong văn hóa và cuộc sống xã hội.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam nhằm quản lý tài nguyên nước để đảm bảo sự bền vững trong việc sử dụng tài nguyên nước trong tương lai.
Phân tích hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước, xem xét các dữ liệu và thông tin liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam, bao gồm cả nguồn nước ngầm và nước mặt, để đánh giá tình hình hiện tại và xác định các vấn đề chính.
Nghiên cứu, đánh giá các thách thức đối với tài nguyên nước ở Việt Nam, bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước cùng với các cơ hội để quản lý tài nguyên nước một cách bền vững. Đề xuất các giải pháp và chính sách có thể được thực hiện để cải thiện việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam Các giải pháp này sẽ được xây dựng dựa trên dữ liệu và thông tin thu thập từ phân tích hiện trạng, đánh giá thách thức và cơ hội.
Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận “Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu địa lý vì thế phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong tiểu luận chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp thu thập, xử lí, thống kê số liệu và tổng hợp tài liệu.
Đóng góp của tiểu luận
Cung cấp một cái nhìn sâu rộng về hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam, đóng góp vào việc nắm bắt và hiểu rõ hơn về tình hình tài nguyên nước ở trong nước Bằng việc phân tích các thách thức và cơ hội, tiểu luận sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích cho các nghiên cứu sau này về quản lý tài nguyên nước và biến đổi khí hậu Đề xuất giải pháp có thể cung cấp thông tin cho việc quản lý tài nguyên nước.
Tiểu luận sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các biện pháp về quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả và bền vững trong việc sử dụng tài nguyên này.
Cuối cùng, tiểu luận có thể xem như một tài liệu tham khảo về học thuật để đảm bảo sự bền vững trong việc quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam và bảo vệ môi trường cho thế hệ sau này.
Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, phần nội dung của Bài tập lớn gồm 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về tài nguyên nước.
Chương 2: Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Giới thiệu chung về tài nguyên nước
Nước, một loại tài nguyên quý báu và không thể thiếu trong việc phát triển và duy trì sự sống trên Trái Đất, nước cũng chính là nền tảng của cuộc sống con người Tài nguyên nước bao gồm: nước mặt, nước ngầm và nước mưa, chúng đóng một vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và kinh tế
Nhà triết học người Hy Lạp Empedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc tạo ra vật chất (bên cạnh lửa, đất và không khí) Nước cũng nằm trong năm trạng thái Ngũ Hành (kim, mộc, thủy, hỏa và thổ) của triết học cổ Trung Hoa Do đó trong số các thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên, nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá song nó lại có giới hạn Con người chúng ta sử dụng nước trong hầu hết các hoạt động hàng ngày, từ phục vụ sinh hoạt gia đình như ăn uống, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và cả đến giao thông vận tải Nguồn tài nguyên quan trọng này đã tạo dựng nên xã hội loài người với sự đa dạng về xã hội, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng ở khắp mọi nơi [5, tr.17]
Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tinh của chúng ta phát sinh từ 3 nguồn: bên trong lòng đất, từ các thiên thạch ngoài quả đất mang vào và từ tầng trên của khí quyển; trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lòng đất là chủ yếu. Nước có nguồn gốc bên trong lòng đất được hình thành ở lớp vỏ giữa của quả đất do quá trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ cao tạo ra, sau đó theo các khe nứt của lớp vỏ ngoài nước thoát dần qua lớp vỏ ngoài thì biến thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành thể lỏng và rơi xuống mặt đất Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp và tràn ngập các vùng trũng tạo nên các đại dương mênh mông và các sông hồ nguyên thủy Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất khoảng 1,4 tỉ km 3 , nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất (khoảng 200 tỉ km 3 ) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến 1% [6, tr 6].
Hình 1.1 Trữ lượng nước trên thế giới (theo F Sargent, 1974)
Vai trò của tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, chứa đựng sự sống và làm nền tảng cho mọi sinh vật trên hành tinh Có thể khẳng định rằng sự hiện diện của nước quyết định đến sự tồn tại của tất cả các loại hình sự sống trên trái đất.
Lịch sử cổ đại của con người cũng có liên quan đến nước Như chúng ta thấy, các nền văn minh cổ đại của loài người thường xuất hiện trên các lưu vực của các con sông lớn Ví dụ như nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh Ai Cập, nền văn minh sông Hằng và lịch sử Việt Nam ta có nền văn minh sông Hồng đã góp phần tạo nên một nền văn hóa độc đáo.
Như vậy, vai trò của nước không chỉ giới hạn trong mặt vật chất mà còn ảnh hưởng đến lĩnh vực văn hóa và sự phát triển xã hội của con người Nước không chỉ là một nguồn tài nguyên mà còn là nguồn cảm hứng của cuộc sống.
1.2.1 Vai trò của nước đối với con người
Nước không chỉ là một yếu tố thiết yếu của cuộc sống trên Trái Đất, mà còn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự sống của con người Trong cơ thể người, nước chiếm đến 70-80% trọng lượng cơ thể Nước không chỉ là nguồn cung cấp đơn giản để làm dịu cơn khát, mà còn là một nguồn chất khoáng quan trọng Nó đảm bảo việc vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết đến mọi tế bào trong cơ thể, giúp duy trì cân bằng nước và điện giải giữa các tế bào Sự thiếu hụt nước trong cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm mất nước, mất cân bằng điện giải giữa các tế bào, và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học
1.2.2 Vai trò của nước đối với sinh vật
Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức) Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxy , là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ Ngoài ra, nước cũng là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật, do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật Cuối cùng, nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, vì thế các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước [6, tr 11-12].
1.2.3 Vai trò của nước đối với nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp, ông bà ta thường có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, cho thấy tầm quan trọng của nước đối với nông nghiệp Để tạo ra được những vụ lúa, cây trái không thể không nhắc đến vai trò của nước trong việc tưới tiêu và nuôi sống cây trồng
Trước đây, hiện nay và trong tương lai gần, nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ nước lớn nhất Tưới nước tạo ra hàng loạt hiệu quả trực tiếp như: Cải tạo đất và vi khí hậu (tạo độ ẩm, giữ ấm, rửa trôi muối và các chất có hại…); Giảm thiệt hại do thiên tai; Tăng thời vụ và hệ số sử dụng đất; Thay đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá nông sản; Tăng năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm; Tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và làm giàu, đảm bảo an ninh lương thực Theo FAO (1988), 17% diện tích đất canh tác đã được thủy lợi hoá, cung cấp cho nhân loại 36% sản lượng lương thực có mức đảm bảo ổn định cao Do đó, tưới là giải pháp chính để giải quyết vấn đề lương thực trong điều kiện dân số gia tăng và nguy cơ đất canh tác giảm hiện nay Diện tích đất được tưới tăng rất nhanh, năm 1800 là 8 triệu ha, 1900 là 48 triệu ha và 1990 là 220 triệu ha, 3/4 đất được tưới nằm ở các nước đang phát triển, nơi sản xuất ra 60 - 70% lượng gạo và40% lượng lúa mì của các nước này Nước cấp cho nông nghiệp hiện chiếm >1/2 tổng lượng tiêu thụ, trong đó 30% lấy từ dưới đất Nhu cầu lượng nước tưới phụ thuộc vào độ thiếu ẩm thực tế của đất, điều kiện thời tiết, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây Lượng cần tưới biến đổi theo thời gian và dao động nhu cầu thường không trùng pha với biến động nước tự nhiên [1, tr 105].
Hình 1.2 Phân bố diện tích đất được tưới trên thế giới năm 2018
1.2.4 Vai trò của nước đối với công nghiệp
Trên thế giới, nhu cầu nước cấp cho công nghiệp đứng thứ hai sau nông nghiệp và ước tính bằng 25% tổng lượng nước tiêu thụ Riêng ở châu Âu tỷ lệ này bị đảo ngược, với việc các ngành công nghiệp dùng lượng nước lớn gấp 2 lần nông nghiệp và bằng 50% tổng lượng nước tiêu thụ chung Nhìn chung nhu cầu nước cho công nghiệp thường rất lớn so với nhu cầu sinh hoạt của dân cư Ví dụ: một nhà máy sản xuất 1,5 triệu tấn thép/năm cần 1 - 1,2 triệu m 3 /ngày, trong khi đó một đô thị 1 triệu dân, với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 150 - 200 l/ngày chỉ cần cấp 0,15 - 0,20 triệu m 3 /ngày Nhưng cấp nước phục vụ dân sinh thường xen kẽ với cấp nước công nghiệp, các hệ thống cấp nước qua đường ống thường được thiết kế phục vụ chung cho cả hai đối tượng Điều đó đồng nghĩa với việc đẩy tiêu chuẩn chất lượng nước 126 cấp cho công nghiệp lên ngang tầm chất lượng nước sinh hoạt, làm tăng giá thành xử lý nước đơn vị, nhưng lại tiết kiệm được kinh phí xây dựng hệ thống phân phối Chế độ cấp nước công nghiệp biến động theo thời gian giờ, ngày, mùa, liên quan tới thời gian sản xuất và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Những ngành công nghiệp có nhu cầu tiêu thụ nước lớn hiện nay là luyện kim, hoá chất, giấy và xenluylô, sợi tổng hợp [1, tr 125-126].
1.2.5 Vai trò của nước đối với du lịch
Hiện nay các loại hình du lịch biển và du lịch trên nước cũng đang rất phát triển Đồng nghĩa với việc nước cũng đóng góp một phần không nhỏ tới ngành du lịch Thế Giới nói chung Việt Nam nói riêng Ví dụ cho hình thức du lịch trên nước ở Việt Nam thường thấy như: Du lịch trên Chợ nổi Cái Răng,
Du lịch trên các du thuyền tại Vịnh Hạ Long
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM
Đặc điểm chung của tài nguyên nước ở Việt Nam
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ban hành về Luật tài nguyên nước đối với nguồn tài nguyên nước tại Việt Nam bao gồm: nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội [4].
Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thủy vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia [1, tr 21]
2.1.1 Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phản ánh tác động tổng hợp giữa khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm và cấu trúc địa hình đồi núi già đượcTân kiến tạo làm trẻ lại
Nhìn trên bản đồ sông ngòi, ta thấy ngay một mạng lưới dày đặc, hệ quả của một lượng nước mưa lớn (bình quân năm khoảng 1900mm) cắt xẻ địa hình đồi núi trùng điệp từ Bắc chí Nam và đổ ra các châu thổ lớn nhỏ ven Biển Đông Tất cả có đến 2360 con sông dài từ 10km trở lên, trong đó có
106 dòng sông chính và 2254 phụ lưu Phân phối trên diện tích thì trên 1km 2 trung bình có gần 1km sông suối, đi trên mặt đất cứ 600-1000m lại gặp một dòng nước chảy qua, thâm chí ở những nơi mật độ sông dày thì chỉ khoảng 300-500m, còn đi dọc bờ biển thì khoảng 20km lại có một cửa sông Đặc điểm này gây trở ngại cho giao thông đi lại và phải chi phí rất lớn cho việc xây dựng và bảo dưỡng cầu cống Do nước ta hẹp ngang mà đa số là sông ngắn, diện tích lưu vực nhỏ Có đến 91% số sông ngòi dài 10-50km, sau đó tỉ lệ tụt hẳn xuống vì sông dài 50-100km chiếm có trên 6% và sông dài trên 100km chỉ quá 2% Xét theo diện tích thì 66,3% có lưu vực nhỏ hơn 100km 2 , nếu tính đến cấp nhỏ hơn 500km 2 thì đạt tới 92,4%, còn 9 con sông lớn có lưu vực từ 15.000km 2 trở lên chỉ chiếm có 0,35% [7, tr.159].
Các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Cửu Long đều có diện tích lưu vực bên ngoài lãnh thổ lớn (sông Hồng 57,3%; sông Mã 38%; sông Cả 34,8%; sông Cửu Long 91%) Hướng chính của sông ngòi cũng là hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung, đồng thời đổ ra biển Đông, theo hướng của cấu trúc địa chất, địa hình Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ như hướng Đông Nam – Tây Bắc của sông Kì Cùng, của Nậm Sạp, Nậm Pan, Nậm Muôi, Krông Knô Trên cùng một dòng sông cũng có khúc già khúc trẻ xen kẽ, điển hình nhất là các sông chảy trên cao nguyên xếp tầng như trường hợp các sông Đa Nhim, Đa Đưng Nhiều sông có những khúc chuyển hướng đột ngột, gần như thẳng góc, bằng chứng của những sự cướp dòng, như khuỷu Thất Khê trên sông Kì Cùng, như đoạn Xiềng Lâm –Cửa Rào trên sông Cả, như khúc ngoặt Đa Krông trên sông Thạch Hãn, hoặc khúc ngoặt của sông La Ngà khi chảy từ cao nguyên Di Linh xuống ĐôngNam Bộ [7, tr.160] Tất cả những đặc điểm ấy phản ánh tính chất già trẻ lại và tính chất phân bậc của địa hình đồi núi nước ta
Nếu đặc trưng hình thái của lưu vực sông như mật độ, diện tích lưu vực, chiều dài và độ dốc phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc địa chất – địa hình thì đặc trưng về thủy chế như lưu lượng toàn phần, dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm, nhịp điệu dòng chảy trong năm, lượng phù sa, thì lại do lượng mưa năm và chế độ mưa mùa quyết định [7, tr.161]. Ở Việt Nam, sông ngòi có lưu lượng bình quân tới 26.000 m 3 /s, tương đương với một tổng lượng nước là 839 tỉ m 3 /năm, chia cho diện tích được 2,5 triệu m 3 /km 2 Trong tổng lượng nước này, phần được sinh ra trên lãnh thổ nước ta chỉ được 338 tỉ m 3 /năm, chiếm khoảng 40,3%, còn phần từ nước ngoài chảy vào lên tới 501 tỉ m 3 /năm, chiếm 59,7%, trong đó tuyệt đại bộ phận là qua sông Cửu Long (451 tỉ, chiếm 90% dòng chảy từ ngoài vào và 54% tổng lượng nước) Ngoài ra cũng có 1% tổng lượng nước từ Việt Nam chảy ra bên ngoài, khoảng 8,9 tỉ m 3 / năm [7, tr.161-162].
Trong tổng lượng nước nói trên, phần dòng chảy trên mặt là 637 tỉ m 3 / năm; chiếm khoảng 76%, còn dòng chảy ngầm là 202 tỉ m 3 /năm chiếm 24%. Trong dòng chảy mặt, phần sinh tại nước ta là 226 tỉ m 3 /năm, chiếm 35,5% còn phần sinh ra bên ngoài lãnh thổ là 411 tỉ m 3 /năm, chiếm 64,5% Đối với dòng chảy ngầm, các con số tương ứng là 112 tỉ (55,5%) và 90 tỉ (45,5%), nghĩa là phần bên trong đã thành ưu thế Tuy nhiên, lượng nước được phân bố rất không đồng đều giữa các hệ thống sông, hệ thống sông Mê Kông chiếm tới 60,4%, hệ thống sông Hồng chiếm 15,1%, tất cả các hệ thống sông khác chiếm 24,5% còn lại [7, tr.162].
Như vậy đủ để thấy nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa Nhưng mạng lưới sông ngòi ấy phân phối không đồng đều trong không gian, ngoài ra lượng nước đó lại phân phối rất chênh lệch trong năm, hơn nữa lại còn thất thường từ năm này đến năm khác Do đó, việc tìm hiểu nhịp điệu mùa của thủy chế các sông ngòi cùng với đặc điểm của từng khu vực thủy văn riêng biệt là cần thiết
2.1.2 Thủy chế sông ngòi Việt Nam phân hóa theo hai mùa rõ rệt và có những biến động bất thường
Trên cả nước ở đâu cũng sẽ có hai mùa mưa và khô, các mùa đó diễn ra lệch pha với nhau và dài ngắn khác nhau, nên sông ngòi có hai mùa lũ và mùa cạn tương phản nhau.
Mùa lũ ở nước ta dài khoảng 3-6 tháng, trung bình 4-5 tháng, nhưng lượng nước lớn, chiếm từ 60% - 90%, trung bình 70% - 80%, lượng nước cả năm Tháng lũ lớn nhất, tháng đỉnh lũ, thì trung bình chiếm tới 25 - 30% tổng lượng nước cả năm, mùa lũ có xu hướng chậm dần từ phía Bắc vào phía Nam, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nội chí tuyến từ tháng VIII đến tháng X từ đồng bằng Bắc Bộ vào đồng bằng Nam Bộ Sớm nhất là trên sông Bằng Giang – Kì Cùng, từ tháng VI đến tháng IX, cực đại vào tháng VII. Vào Thanh – Nghệ, mùa lũ tương tự như thế, nhưng tháng cực đại lại vào tháng VIII hoặc tháng IX Đến Hà Tĩnh, mùa lũ kéo dài từ tháng VII đến tháng XI, với cực đại vào tháng IX hoặc tháng X Từ Bình - Trị - Thiên mùa lũ lại chậm nữa, từ tháng VIII đến tháng XII, cực đại vào tháng X, còn ở Nam Trung Bộ thì từ tháng IX đến tháng XII, cực đại vào tháng XI, nhưng từ Bình Thuận, do mùa mưa lại diễn ra như bình thường vào mùa hạ, mà mùa lũ cũng chuyển lên và từ đây vào Nam Bộ mùa lũ đi từ tháng VII đến tháng XI, cực đại vào tháng IX hoặc tháng X Trong mùa lũ, nước lớn, mực nước dâng cao, đồng thời sông cũng vận chuyển nhiều phù sa, nhiều sông có độ đục lên tới 1.000 g/m 3 [7, tr.163-164].
Mùa cạn dài hơn mùa lũ, kéo dài trung bình 7 – 8 tháng, với lượng nước nhỏ, khoảng 20 – 30% tổng lượng năm, và tháng kiệt nhất xuống tới 1– 2%, thậm chí có sông không còn nước như ở Cực Nam Trung Bộ Cũng như mùa lũ, mùa cạn và tháng kiệt không diễn ra đồng nhất trên toàn lãnh thổ, và cũng chậm dần từ Bắc vào Nam Nói chung ở khu Đông Bắc mùa cạn đến sớm, từ tháng X đến tháng V, tháng kiệt là tháng II; ở đồng bằng Bắc Bộ mùa cạn từ tháng XI đến tháng V, tháng kiệt là tháng III; vào đến Thanh – Nghệ mùa cạn cũng vào tháng XI và tháng V, nhưng tháng kiệt lại vào tháng III hoặc tháng IV Từ Hà Tĩnh đã chuyển tiếp xuống vùng có lũ tiểu mãn, mùa cạn từ tháng XII đến tháng VI, tháng kiệt là tháng IV Vào Bình - Trị - Thiên, mùa cạn đi từ tháng I đến tháng VII, tháng kiệt nhất cũng vào tháng
IV, vì tháng V – VI có lũ tiểu mãn, nhưng khi mất lũ tiểu mãn thì tháng kiệt nhất lại vào tháng VII Tại Nam Trung Bộ mùa cạn từ tháng I đến tháng VIII hoặc tháng IX, tháng kiệt vào tháng IV hoặc VII Từ Bình Thuận trở vào, mùa cạn từ tháng XII đến tháng VI, tháng kiệt vào tháng III – IV [7, tr.164].
Như vậy, tính chuyển tiếp dần từ Bắc vào Nam cùng với tính thất thường trong chế độ thủy văn như: lũ trong mùa cạn, lũ quét xảy ra mạnh ở vùng đồi núi đã khiến cho tháng lũ cực đại và tháng cạn cực tiểu thường xê dịch
2.1.3 Mạng lưới sông ngòi Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt trong không gian
Hai nhân tố chính chi phối mạng lưới sông ngòi ở nước ta là lượng mưa và cấu trúc địa hình đều có sự phân hóa không gian mạnh mẽ giữa vùng núi và vùng đồng bằng châu thổ, giữa vùng đón gió ẩm và vùng khuất gió hoặc có gió “Phơn”, tất yếu sẽ khiến cho mạng lưới sông ngòi phải có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng trong nước
Về mật độ sông ngòi
Các hệ thống sông lớn
Do vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù nên khoảng 60% lượng nước của cả nước tập trung ở LVS Mê Công, 16% tập trung ở LVS Hồng - Thái Bình, khoảng 4% ở LVS Đồng Nai, các LVS lớn khác, tổng lượng nước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại [1, tr 6].
Hình 3.1 Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các LVSNguồn: Báo cáo Tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp quản lý khai thác, sử dụng nước, Bộ TN&MT, 2009
Sông ngòi có tính đa quốc gia 7/9 hệ thống sông chính của Việt Nam chảy qua từ 2 - 5 nước, tỷ lệ diện tích lưu vực thuộc Việt Nam 9 - 87% và tỷ lệ dòng chảy ngoại nhập từ 5 - 90% (không kể Kỳ Cùng Bằng Giang) Chỉ có lưu vực Thu Bồn và sông Ba nằm trọn vẹn ở Việt Nam [8, tr.87]
Rõ ràng rằng mọi tiếp cận bền vững trong khai thác tài nguyên và phát triển trên 9 lưu vực sông chính này có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững cả nước
Hình 3.2 Lưu vực và dòng chảy của các hệ thống sông lớn ở Việt Nam
2.2.1 Lưu vực sông Hồng Đặc điểm hệ thống sông và tài nguyên nước Sông Hồng dài 1.126km,bắt nguồn từ núi Ngụy Sơn, Vân Nam Trung Quốc, vào Việt Nam tại HàKhẩu, chảy theo hướng chính Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển qua cửa chính Ba Lạt (dài 556km) Mật độ lưới sông 1 km/km 2 , hệ số uốn khúc 1,5.Lưu vực có độ cao bình quân 647m, độ dốc 29,9%, diện tích 143.700km 2 ,phần thuộc Việt Nam là 61.400 km 2 Dòng chảy sông Hồng rất dồi dào nhưng phân bố không đều Tổng lượng 126,8km 3 /năm, trong đó riêng sông Đà đóng góp 57% Mô đun dòng chảy 25,7 l/s km 2 Phân phối dòng chảy theo mùa cực đoan Mùa lũ, từ tháng 6 - 10, cung cấp 70 - 78 % tổng lượng dòng chảy năm, tháng 8 thường có lượng dòng chảy lớn nhất, 19 - 23% Kiệt nhất tạp và ác liệt, đặc biệt là ở hạ lưu, do ba sông nhánh hợp lưu cùng một chỗ, bờ sông bị hệ thống đê khống chế, thềm bãi sông bị ngăn chặn Phù sa sông Hồng vào loại lớn, tại Sơn Tây độ đục là 1.310 g/m 3 , tổng lượng phù sa 120 triệu tấn/năm, trong đó sông Đà cung cấp 53%, sông Thao 35% Phù sa mùa lũ lớn gấp 5 - 7 lần mùa kiệt, tại Sơn Tây mùa lũ 3.500g/m 3 , mùa kiệt - 500 g/m 3 [8, tr.101-102].
2.2.2 Lưu vực sông Thái Bình
Sông Thái Bình bắt nguồn từ núi Va Ôn 1.060m, đổ ra biển qua cửa Thái Bình, Văn Úc, Cấm Thái Bình do ba phụ lưu lớn là sông Cầu (từ Tam Đảo), sông Thương (từ Lạng Sơn) và sông Lục Nam (từ Đình Lập, là phụ lưu của sông Thương) hợp thành, dài 385km, diện tích lưu vực 12.680 km 2 , độ cao trung bình 190m, độ dốc 16,1% Mạng lưới sông xếp theo hình nan quạt, xoè rộng ở Đông Bắc và quy tụ tại Phả Lại, mật độ 2,1 km/km 2 , hệ số uốn khúc 2,02; Tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 143 Lượng nước sông Thái Bình tại Phả Lại 9,19 km 3 /năm, trong đó dòng chảy ngầm chiếm 20% Hàng năm, sông Thái Bình nhận được từ sông Hồng gần 33 tỷ m 3 nước và 17 triệu tấn phù sa Mùa lũ từ tháng 6 - 9,10 với dòng chảy chiếm 75% tổng lượng năm Lưu vực sông Cầu khá ẩm ướt, mật độ sông suối phát triển 0,95 - 1,2 km/km 2 , lũ ác liệt, cường suất lũ 1 - 2,5 m/giờ, biên độ mực nước 4 - 10m [8, tr 102].
2.2.3 vực sông Kỳ Cùng - Bằng Giang
Hệ thống sông và tài nguyên nước Kỳ Cùng - Bằng Giang là hệ thống sông gồm hai nhánh lớn là Kỳ Cùng, Bằng Giang, chảy trong lòng máng Cao Lạng và gặp nhau ở Trung Quốc Lưu vực có lượng mưa 1.422mm/năm, tập trung chủ yếu (85%) vào mùa mưa, từ tháng 4 - 10; Lượng bốc hơi 762 mm/ năm
Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ đèo Xeo Bo cao 625m, dài 243 km, chảy theo hướng gần Đông Bắc - Tây Nam, lòng sông uốn khúc mạnh, mật độ sông suối 0,88 km/km 2 , tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 80, độ cao bình quân lưu vực 386m, độ dốc 18,8%, diện tích lưu vực thuộc Việt Nam 6.532 km 2 Mô đun dòng chảy 17 l/s km 2 , nhỏ so với các vùng Bắc Bộ Tổng lượng dòng chảy 3,6 km 3 /năm, trong đó 70 - 75% là dòng chảy mùa lũ (tháng 6 - 10). Dòng chảy nhỏ nhất thuộc loại bé nhất vùng Đông Bắc, mô đun dòng chảy
30 ngày nhỏ nhất liên tục dưới 3 l/s km 2
Sông Bằng Giang dài 108 km, bắt nguồn từ Na Lượng Nưa cao 600m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Diện tích lưu vực thuộc Việt Nam 4.000 km 2 , 40% là núi đá vôi, độ cao bình quân 482m, độ dốc 20,1% Hệ số uốn khúc lòng sông 1,29; Mật độ lưới sông 0,91 km/km 2 , tổng phụ lưu từ cấp
1 - 6 là 26 Cao nguyên Pắc-pó và Bình Lạng có mật độ sông suối rất thấp 0,5 - 0,7 km/km 2 , vùng núi đất diệp thạch, sa thạch mật độ sông suối lớn hơn 0,9 - 1,24 km/km 2 Tổng lượng dòng chảy năm 3,73 km 3 , trong đó 76% là dòng chảy mùa lũ (tháng 6 - 9)
Trong các vùng núi đá vôi xa xôi, vào thời kỳ mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, ngay nguồn nước cung cấp cho dân cư sinh hoạt cũng rất khan hiếm Lũ mang tính chất núi rõ nét Dòng chảy mùa lũ cao gấp 10 - 15 lần mùa kiệt Tại lưu vực Kỳ Cùng mưa lũ tháng 7 có thể làm ngập tới 10.000 ha đất nông nghiệp [8, tr.103].
Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ vùng núi PhoueiLong - Lai Châu, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua Lào một đoạn, đổ ra biển Đông qua ba cửa Sung, Lạch Trường, Đồng Hới Diện tích lưu vực 28.400 km 2 , dài
512 km, trong đó phần ở Việt Nam có diện tích 17.600 km 2 (63%), dài 410 km Độ cao bình quân lưu vực 762m, độ dốc 17,6% Mật độ lưới sông0,66km/km 2 , hệ số uốn khúc 1,79, tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 91 Hai phụ lưu lớn là sông Chu và sông Bưởi đều nhập vào sông Mã tại hạ lưu, cách cửa sông 25 - 48 km, tạo mạng lưới sông hình nan quạt rất nguy hiểm do tăng cường mức ác liệt của lũ Tổng lượng dòng chảy năm 10,8 km 3 , dòng chảy phù sa 2,86 triệu tấn/năm Dòng chảy phân bố không đều Thượng và trung lưu mưa ít, gió tây khô nóng nên dòng chảy chỉ khoảng 10 - 20 l/s km 2 , hạ lưu 25 l/s km 2 Nhiều nước nhất là vùng thượng nguồn các sông Luồng, Lò, Bưởi (25 - 35 l/s km 2 ) Mùa mưa và mùa lũ ở thượng nguồn bắt đầu sớm hơn hạ nguồn một tháng, khiến mùa lũ hạ nguồn kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 - 10, dòng chảy mùa lũ chiếm 70 - 75% tổng lượng năm Tại Hồi Xuân cường suất lũ lên trên 50 cm/giờ, biên độ mực nước trên 11m Thời gian lũ lên tương đối ngắn, 2 - 3 ngày [8, tr.103].
Sông Cả dài 531 km, bắt nguồn từ bản Khom Han, Lào trên độ cao 1.100m, chảy theo hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển Đông qua ba cửa Hội, Sát và Lò Diện tích lưu vực 27.000km 2 , phần thuộc Việt Nam 17.730 km 2 (66%) và sông dài 360km Độ cao bình quân lưu vực 294m, độ dốc 18,3% Tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 151, hệ số uốn khúc 1,74 Dòng chảy không lớn, 21 km 3 /năm (ở Lào 4,9 km 3 /năm) Dòng chảy phù sa 4,4 triệu tấn/năm Mô đun dòng chảy ở thượng lưu 20 l/s km 2 và ở hạ lưu 30 l/s. km 2 Lũ tiểu mãn tháng 5, 7 Mùa lũ chính từ tháng 7, 8 - 11, dòng chảy chiếm 65 - 75% tổng lượng năm Biên độ mực nước 10 - 15m Kiệt nhất là tháng 3 hoặc 4, mô đun 30 ngày liên tục nhỏ nhất là 4,8 - 5,5 l/s km 2
Phụ lưu lớn nhất là sông Hiếu (sông Con), diện tích lưu vực 5.340 km 2
, dài 228 km Phụ lưu lớn thứ hai là sông Ngàn Sâu, diện tích lưu vực 3.210 km 2 [8, tr.105].
2.2.6 Lưu vực sông Thu Bồn
Sông Thu Bồn dài 205 km, diện tích lưu vực 10.350 km 2 , trong đó 80% là cao nguyên với nhiều thung lũng hẹp và đỉnh núi cao, 80% là rừng, độ cao bình quân lưu vực 552m, độ dốc 25,5% Hệ thống sông phát triển mạnh, hệ số uốn khúc 1,86, tổng phụ lưu từ cấp 1 - 6 là 81
Hồ và nước ngầm
Hồ có nhiều tác dụng, trước hết là điều hòa dòng chảy, tiêu úng, sau là để nuôi thủy sản, phát triển thủy điện – thủy lợi, phát triển du lịch Nước ta cũng có nhiều loại hồ: hồ kiến tạo dọc các dứt gãy như Hồ Ba Bể ở Bắc Kạn; hồ miệng núi lửa như các hồ tròn nhỏ, các đô nau quanh thị trấn Plei Ku; hồ do phun rào bazan trẻ chặn dòng chảy sông suối như hồ Lắk ở Đắk Lắk; hồ tiềm thực tại các vùng cacxto như hồ Nậm Noi, cách thị xã Sơn La 8km về phía tây bắc; hồ móng ngựa trên các lòng sông cũ như Hồ Tây ở Hà Nội. Nhưng nhiều nhất và quan trọng nhất có lẽ là các hồ nhân tạo do con người đắp đê, đập ngăn các dòng chảy tự nhiên, như Hồ Than Thở, Xuân Hương ở Đà Lạt, các hồ thủy lợi – thủy điện ở nhiều nơi Hồ miền núi nhỏ, được thành tạo từ lâu nên quá trình bồi lấp của sông ngòi nội chí tuyến ẩm gió mùa đã làm cho hình dạng thay đổi, diện tích bị thu hẹp Đối với các hồ móng ngựa tại đồng bằng thì tác động bồi lấp của con người diễn ra hằng ngày trước mắt chúng ta [7, tr.191].
Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt đã có từ lâu đời nay; tuy nhiên việc điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên này một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng chục năm gần đây Hiện nay phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi [6, tr 23-24].
Chất lượng nước ngầm về cơ bản là tốt Độ khoáng hóa thấp (0,5 g/l), độ pH từ 6-8 đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp.
Nguồn nước ngầm phân bố không đều và dao động khá rõ rệt theo mùa:
Vùng giàu nước ngầm: Đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long.
Vùng trung bình: Đồng bằng Trung Bộ - Quảng Nam.
Vùng nghèo: Đồng bằng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận
Vùng núi miền Bắc và Đông Bắc Bộ có lượng nước ngầm trung bình, chất lượng tốt
Vùng núi Trung Bộ và Bắc Trung Bộ: trữ lượng trung bình và nghèo,chất lượng trung bình.
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM
Hiện trạng về tài nguyên nước ở Việt Nam
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị [6, tr.17]. Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển,nước ngầm… bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như: Nước thải, rác thải sinh hoạt chưa được xử lý, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chất chất thải, nước thải trong công nghiệp…[10].
Sự suy thoái, ô nhiễm môi trường nước ở các lưu vực sông xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân cơ bản là do việc xả nước thải ra sông, suối Nguồn gây suy thoái và ô nhiễm nước chủ yếu bao gồm rác thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, y tế và một lượng lớn chất thải rắn không được kiểm soát Trong đó, lượng nước thải sinh hoạt và nông nghiệp, trong đó nuôi trồng thủy sản và công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lượng nước thải phát sinh và thải vào nguồn nước [15].
Mặc dù nước thải sinh hoạt chiếm hơn 30% tổng lượng nước thải thải trực tiếp ra môi trường nhưng mức độ thu gom, xử lý còn rất thấp Khoảng 7.680.000 m 3 /ngày nước thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị thuộc các thành phố loại 4 trở lên, trong đó có hệ thống xử lý nước thải tập trung có hệ thống xử lý nước thải tập trung tỷ lệ thu gom nước thải đạt 21,35% Tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải ở các đô thị bình quân cả nước khoảng 12,5% Như vậy, một lượng lớn nước thải đô thị chưa qua xử lý được thải thẳng ra các đoạn sông chảy qua các thành phố, khu đô thị, gây quá tải cục bộ trên sông, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước [14].
Hiện có hơn 300 khu công nghiệp đang hoạt động, với tổng lượng nước thải xả ra toàn quốc khoảng 510.000 m 3 /ngày Tỷ lệ hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là 89% Tại các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Quảng Ninh, Bắc Ninh, tỷ lệ này đều đạt 100% [14]. Ô nhiễm nước mặt : Để đánh giá chất lượng nước giai đoạn 2016–2020, Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VNEPA) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) đã lấy mẫu từ 1070 vị trí trong mạng lưới quan trắc (7 trạm quan trắc quốc gia nước mặt và 1063 trạm quan trắc cấp tỉnh) Các thông số được phân tích chủ yếu là DO, TSS, COD, BOD5, NO2 −, NO< a i=4>3 − , NH4 + và PO4 3− Nhìn chung, hầu hết nước mặt ở các lưu vực lớn như lưu vực sông Hồng – Thái Bình, sông Mã, Vu Gia – Thu Bồn và sông Mê Kông được đánh giá từ “Tốt” đến
“Trung bình” Tuy nhiên, vẫn còn một số khu vực nước mặt bị ô nhiễm, chủ yếu ở các sông chảy qua khu vực có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh mẽ Ô nhiễm nước trên các lưu vực chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng từ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải nông nghiệp, làng nghề, y tế và chất thải rắn [16]. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: Chắc có lẽ không ít người vẫn chưa quên được vụ nhiễm dầu của sông Đà năm 2019 khiến nguồn nước sinh hoạt ở nhiều nơi tại thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hay cả vụ thảm họa năm
2008 trên sông Thị Vải (Sông Đồng Nai) do nhà máy sản xuất Vedan xả thải ra môi trường nước khiến tôm cá chết hàng loạt,…[10]
Hình 3.1 Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra thằng sông Thị Vải trong nhiều năm.
Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác… Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng song Cửu Long Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chôn lấp gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách [6, tr 18-19].
Vấn đề xâm nhập mặn: Ngoài vấn đề ô nhiễm chất lượng nước nêu trên, xâm nhập mặn cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước Hiện nay tình trạng xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn và có xu hướng gia tăng ở các cửa sông vùng đồng bằng ven biển Ở vùng đồng bằng phía Nam (Đồng Nai và lưu vực sông Mê Kông ở Việt Nam), tình trạng xâm nhập mặn khá phức tạp. Ở một số vùng ven biển, nước biển đã xâm nhập sâu vào sông, rạch gây nên tình trạng xâm nhập mặn từ nước mặt dẫn đến xâm nhập mặn vào nguồn nước ngầm, có xu hướng gia tăng ở một số tầng chứa nước nông [16].
Các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn, nguồn nước ở nhiều nơi tại sông, hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia – Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy hiện trạng môi trường nước mặt ở nước ta nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng Miền Bắc tập trung đông dân cư (đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng) lượng nước thải đô thị lớn hầu hết của các thành phố đều chưa được xử lý và xả trực tiếp vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông Ngoài ra một lượng lớn nước thải công nghiệp, làng nghề cũng là áp lực lớn đối với môi trường nước [10].
Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba vào mùa khô) Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt Sông Đồng Nai khu vực thượng lưu sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực hạ lưu (đoạn qua TP Biên Hòa) nước sông đã bị ô nhiễm [10].
Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước) Vì vậy chất lượng nước sông Tiền và sông Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm sông Tiền cao hơn sông Hậu) [10].
Hình 3.2 Tình trạng nước bị ô nhiễm tại sông Tô Lịch
Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam
Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới ẩm, lượng mưa tương đối lớn trung bình dao động từ 1.800mm đến 2.000mm Tuy nhiên, sự phân phối của mưa không đồng đều và thường tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Trong khi đó, vùng duyên hải Trung Bộ lại trải qua mùa mưa kéo dài hơn, bắt đầu muộn và kết thúc trễ, kéo dài thêm vài ba tháng.
Theo ước tính, lượng nước mưa trên cả lãnh thổ Việt Nam mỗi năm là khoảng 640 km 3 , tạo ra tổng lượng dòng chảy của các sông là khoảng 313 km 3 Nếu tính cả nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ thông qua sông Cửu Long (550 km 3 ) và sông Hồng (50 km 3 ), tổng lượng nước mưa nhận được hàng năm lên tới khoảng 1.240 km 3 , trong khi lượng nước mà các sông đổ ra biển là khoảng 900 k m 3 Điều này cho thấy rằng Việt Nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào, với lượng nước bình quân cho mỗi người đạt tới 17.000 m 3 /năm Tuy nhiên, do nền kinh tế chưa phát triển, nhu cầu sử dụng nước hiện chỉ chiếm khoảng 3% so với nguồn nước tự nhiên cung cấp, chủ yếu tập trung vào lớp nước mặt của các con sông và đặc biệt là cho mục đích sản xuất nông nghiệp
3.2.1 Tình hình khai thác và sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt
Về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần 1 - 2 lít nước/ngày Trung bình nhu cầu nước sinh hoạt của một người trong một ngày là 10 - 15 lít cho vệ sinh cá nhân,
20 - 200 lít cho tắm, 20 - 50 lít cho làm cơm, 40 - 80 lít cho giặt bằng máy…
Trong lịch sử, các đô thị cổ từng đã xây dựng được những hệ thống cấp nước hoàn hảo tới khó tưởng tượng nổi Ví dụ như ở thành Roma vẫn còn dấu tích của một hệ thống ống dẫn nước cổ, dài > 80km, được đặt ngầm dưới đất, xuyên qua núi theo một tuyến thẳng, đưa nước về một kênh dẫn lớn trên cao, từ đó phân phối cho toàn thành phố (dân số 1 triệu người) với mức bình quân 1.000 m 3 /người/ngày Toàn bộ các đài phun nước của thành phố cũng hoạt động nhờ nguồn nước tự chảy này Những thành phố lớn trên thế giới tiêu thụ nước tương đương dòng chảy của một con sông [8, tr.72]
Tiêu chuẩn nước sinh hoạt được các quốc gia và tổ chức liên quan quy định tuỳ thuộc yêu cầu về vệ sinh, nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng của tài chính, khoa học, công nghệ tại chỗ Nước thải sinh hoạt, bao gồm cả nước thải từ khu nhà bếp và nhà vệ sinh, nên chứa rất nhiều chất hữu cơ và sinh vật gây bệnh. Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có nhiều loại hoá chất khác nhau, đặc biệt là các chất tẩy rửa Nước thải thường ứ đọng trong các hệ thống cống lâu ngày nên càng độc hại và có mùi hôi thối Đây là nguồn gây ô nhiễm đáng chú ý đối với các thuỷ vực tiếp nhận Trong đó nguy hiểm hơn cả là sự ô nhiễm gây ra cho các tầng nước ngầm bởi các dòng thấm không kiểm soát được từ nguồn ô nhiễm hoặc bị nhiễm bẩn do thấm qua tầng đất đá ô nhiễm [8, tr.73]
3.2.2 Tình hình khai thác và sử dụng ở khu vực thành thị
Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương, 86 thành phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu người( chiếm 26,3% dân số toàn quốc Có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu m 3 / ngày Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m 3 /ngày và 148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu 3 /ngày Tổng công suất nước hiện có của các nhà máy cấp nước có thể cung cấp khoảng 150 lít nước sạch mỗi ngày Tuy nhiên, do cơ sơ hạ tầng xuống cấp lạc hậu nên tỷ lệ thất thoát nước sạch khá cao ( có nơi tỉ lệ lên tới 40%) Nên thực tế nhiều đô thị chỉ có khoảng 40-50 lít/người/ngày [6, tr.26]. Điều đáng lo ngại là nguồn nước của Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề về ô nhiễm, khan hiếm, cạn kiệt cả về mức độ và quy mô, nhất là tại các vùng đô thị, khu công nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của quốc gia Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam có thể kể đến sự gia tăng dân số kéo theo lượng rác thải gia tăng với khối lượng lớn phục vụ sản xuất và tiêu dùng gây ô nhiễm nguồn nước như: Rác thải sinh hoạt, rác thải y tế Ô nhiễm do các điều kiện tự nhiên, do quá trình sản xuất công nghiệp phát thải, sản xuất nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật) và do quá trình đô thị hóa [11].
3.2.3 Tình hình khai thác và sử dụng ở khu vực nông thôn Đối với khu vực nông thôn Việt Nam có khoảng 36.7 triệu người dân được cấp nước sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu) Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm khoảng 66,7%, đồng bằng sông Hồng 65,1% đồng bằng sông Cửu long 62,1% Tại Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất được khai thác là 1 100 000 m 3 /ngày đêm Trong đó, phía nam sông hồng khai thác với lưu lượng 700 000m 3 /ngày đêm Trên địa bàn Hà Nội hiện nay khoảng trên 100.000 giếng khoan khai thác nước kiểu UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công ty nước sạch quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các trạm phát nước nông thôn Các tỉnh ven biển miền tây nam bộ như: Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch ao hồ không đủ phục vụ nhu cầu của đời sống và sản xuất, vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được khai thác từ nguồn dưới đất Khoảng80% dân số ở 4 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng ,Bạc Liêu, Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi ngày [6, tr 27].
Tại một số vùng nông thôn, nguồn nước ngầm bị nhiễm vi sinh đã vượt ngưỡng cho phép Những thiệt hại về môi trường còn kéo theo thiệt hại về kinh tế, GDP ngành nông nghiệp được dự đoán bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức sụt giảm khoảng 3,5% vào năm 2035 Đây chỉ là ước tính rất thận trọng của các nhà khoa học vì chỉ mới xét cho những tỉnh bị ô nhiễm nhất ở khu vực hạ lưu,còn trên thực tế cả nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, ước tính rơi vào khoảng 6% GDP vào năm 2035 [11].
Các vấn đề đối với nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân
3.3.1 Vấn đề suy giảm tài nguyên nước
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, ở hạ lưu hầu hết các lưu vực sông, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội Thêm vào đó, tài nguyên nước trên các lưu vực sông ở Việt Nam đang bị suy giảm và suy thoái nghiêm trọng do nhu cầu dùng nước tăng cao trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, làng nghề và do khả năng quản lý yếu kém Các hệ sinh thái rừng tự nhiên duy trì nguồn sinh thủy từ thượng nguồn các lưu vực cũng bị suy giảm trên diện rộng do nạn phá rừng, do canh tác nông, lâm nghiệp, khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng An ninh về nguồn nước cho thấy sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta.
3.3.2 Vấn đề ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng để chỉ hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật [2] Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu, mùi lạ, nhiều loài sinh vật dưới nước bị chết.
Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
Tại Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m 3 nước thải và hơn 1.000m 3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp
6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ) [2].
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m 3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm [2].
Những số liệu nêu trên sẽ không ngừng tăng lên nếu như mỗi người trong chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường và có những biện pháp ứng phó lâu dài
3.3.3 Nguyên nhân gây ra các vấn đề liên quan đến nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam Ô nhiễm nguồn tài nguyên nước xuất phát từ những yếu tố khách quan và chủ quan Nhưng đa số là do 6 nguyên nhân chính, được trình bày dưới đây: Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số: Dân số Thế giới đã và đang tăng nhanh trong những năm gần đây, đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên Đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, do các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày không thể thiếu nước,
Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt: Việc tiêu thụ quá mức rác thải nhựa của người dân đã không còn là một vấn đề mới nữa, nhưng việc sử dụng không những không giảm xuống mà ngược lại còn tăng lên Vậy nên từ năm 2021 đã có xu hướng Sống Xanh và bảo vệ môi trường [2], nhằm tuyên truyền cho người dân lối sống tối giản các thiết bị, đồ dùng bằng nhựa, mà thay vào đó là các vật liệu thân thiện với môi trường hơn Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên: Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,
… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên Cụ thể như: Ao, hồ, sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh hưởng [2]. Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước cũng bắt nguồn từ việc chăn nuôi, trồng trọt nông nghiệp Nhiều người dân hiện nay vẫn chưa ý thức được hậu quả nghiêm trọng của việc xả thải các chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm ra môi trường tự nhiên Còn đối với canh tác nông nghiệp, nhiều người dân khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sau khi sử dụng xong thì quảng bừa bãi, làm cho môi trường nước ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất công nghiệp: Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As,
Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại [2]. Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa: Trong các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước được đề cập trên, không thể không kể đến yếu tố đô thị hóa Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu của phát triển xã hội Bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển cũng phải trải qua và sống chung với điều này Đô thị hóa là cần thiết nhưng ý thức của người sống trong đô thị cũng cần văn minh như chính những gì mà họ tạo dựng Việc tiêu thụ quá nhiều, xả rác bừa bãi và không có ý thức với môi trường sẽ dần hủy hoại cuộc sống của chính con người
Tóm lại, ô nhiễm nguồn nước không còn là vấn đề mới nhưng chưa giờ cũ Đòi hỏi Việt Nam nói riêng và Thế Giới nói chung, cần phải có những biện pháp và cách thức xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước Để đảm bảo tính bền vững và lâu dài cho nguồn tài nguyên này.