Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE
Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1 Hướng nghiên cứu về điều trị ma túy bằng Methadone và người cai nghiện ma túy bằng chất thay thế Methadone
Những nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu về ma túy và những vấn đề liên quan đến người nghiện ma túy là một chủ đề được nhiều học giả trên thế giới quan tâm trong suốt nhiều thế kỷ qua Một trong những nghiên cứu chuyên nghiệp đầu tiên về nghiện chất dạng thuốc phiện được thực hiện vào năm 1875 bởi Levinstein tại Hoa
Kỳ, tiếp sau đó là hàng loạt các nghiên cứu về lạm dụng ma túy bất hợp pháp ở nhiều cấp độ khác nhau [127] Cho đến năm 2020, tình trạng tiêm chích ma túy xuất hiện và được ghi nhận ở 179 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó tỉ lệ người tiêm chích ma túy hiện mắc được xác định ở 83 quốc gia Có khoảng 15,6 triệu người tiêm chích ma túy có nguy cơ từ 15 đến 64 tuổi (độ tin cậy 95%) trên toàn cầu Tỉ lệ giới tính tiêm chích ma túy có sự khác biệt theo khu vực như tại Bắc Mỹ, số lượng người tiêm chích ma túy là nữ giới chiếm 30%, hay tại Australaisa là 33,4% Tuy nhiên, nhìn nhận ở cấp độ toàn cầu, tỷ lệ này lần lượt là 3,2 triệu nữ giới và 12,5 triệu nam giới Tình trạng người sử dụng ma túy đang chung sống với HIV cũng là vấn đề lớn của toàn cầu với tỉ lệ 17.8% và 52.3% mắc viêm gan C và 9.0% mắc viêm gan B [112][123].
Tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng heroin và các chất dạng thuốc phiện đối với cá nhân, gia đình và xã hội luôn là động lực to lớn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển các giải pháp nhằm hạn chế tối đa hệ lụy từ hành vi lạm dụng ma túy. Một trong những cột mốc quan trọng trong công cuộc phòng chống ma túy của thế giới đó chính là việc sử dụng Methadone – một chất dạng thuốc phiện tổng hợp như một biện pháp can thiệp dược lý nhằm điều trị tình trạng nghiện heroin và các chất dạng thuốc phiện khác Tuy nhiên, về bản chất, Methadone cũng là một loại gây nghiện, có tác dụng và có thể khiến người dùng phụ thuộc như một chất gây nghiện. Methadone đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào năm 1972 như một phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện và dần dần được đưa vào sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân tham gia chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng chất thay thế ở nhiều quốc gia [134].
Tại các quốc gia Châu Âu, sau khi được đưa vào sử dụng và trở thành phương pháp điều trị chứng nghiện heroin/thuốc phiện hiện quả nhất, cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về quá trình điều trị Methadone cũng như hiệu quả thực tế của mô hình này Nghiên cứu của Gu J và cộng sự (2013) xác nhận khi NCNMT được sử dụng liều Methadone phù hợp và duy trì đều đặn hằng ngày, Methadone sẽ làm giảm hành vi sử dụng ma túy trái phép Mặt khác, các hành vi phạm tội cũng được cải thiện đáng kể sau quá trình điều trị Đặc biệt, việc sử dụng Methadone còn làm giảm tình trạng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, lây truyền qua đường máu, từ đó giảm tỷ lệ tử vong vì HIV cũng như sốc thuốc, các hành vi nguy cơ cũng được kiểm soát hơn sau khi điều trị Methadone [120].
Nghiên cứu của Harris và cộng sự (2023) đã cho thấy, những năm gần đây, việc điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone đã có nhiều thay đổi nhiều khu vực tại các quốc gia Châu Âu Việc tiếp cận thuốc Methadone trong điều trị cai nghiện đã có sự thay đổi đáng kể ở các quận tại Hoa Kỳ khi Medicare (tên của chương trình bảo hiểm y tế liên bang tại Hoa Kỳ) bắt đầu hoàn trả các dịch vụ của chương trình điều trị opioid (OTP), bao gồm điều trị duy trì bằng Methadone cho chứng rối loạn sử dụng opioid, lần đầu tiên vào năm 2020 Methadone có hiệu quả cao đối với bệnh nhận mắc rối loạn sử dụng thuốc phiện, tuy nhiên tính khả dụng của nó chỉ giới hạn ở các chương trình điều trị opioid Đều đó có nghĩa rằng ngay cả trong chương trình cấp phát thuốc của Medicare, rất nhiều người vẫn khó khăn trong việc tiếp cận được với thuốc điều trị cai nghiện, bao gồm cả Methadone [121] Trong khi đó, nghiên cứu của Wu và cộng sự (2023) đã cho thấy, NCNMT tham gia điều trị bằng Methadone xác nhận rằng việc tiếp cận Methadone tại các hiệu thuốc dễ dàng hơn so với các chương trình điều trị opioid Điều này có thể khuyến khích nhiều người được điều trị bằng Methadone sớm hơn và giúp chuyển những bệnh nhân ổn định từ chương trình điều trị opioid sang hiệu thuốc địa phương Cách thức này cũng được dự đoán sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lực của các chương trình điều trị bằng chất dạng thuốc phiện (OTP) ở Hoa Kỳ bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận Methadone tại các hiệu thuốc cộng đồng trên toàn quốc [219].
Các quốc gia khu vực Châu Phi thường có lịch sử lâu dài về lạm dụng chất gây nghiện như: Rượu, thuốc lá, cần sa Đặc biệt, nghiên cứu của Teferra (năm
2018) cho thấy tình trạng sử dụng các loại ma túy như cocain và heroin ở các quốc gia này đã gia tăng rất nhanh chóng trong thời gian gần đây [203] Tỷ lệ người sử dụng ma túy của mười quốc gia thuộc Châu Phi nằm trong top 22 quốc gia hàng đầu thế giới [92] Các nghiên cứu của Degenhardt và cộng sự (2019), Tessema và cộng sự (2020) hay gần đây nhất là nghiên cứu về trải nghiệm của khách hàng được điều trị rối loạn sử dụng chất thuốc phiện tại phòng khám ở Kenya của Kiburi và cộng sự
(2022) đã cho thấy rối loạn sử dụng chất gây nghiện đã gây ra hàng loạt tác động tiêu cực đến sức khỏe, tài chính, mối quan hệ của cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội càng làm trầm trọng các vấn đề an sinh xã hội ở những đất nước này Điều đó đã thúc đẩy việc điều trị nghiện ma túy bằng các chất thay thế với các loại thuốc như: Methadone, buprenorphine và naltrexone Và trong đó, Methadone được sử dụng phổ biến nhất [110].
Các nghiên cứu cũng cho thấy, chương trình điều trị nghiện bằng Methadone đã được triển khai tại 10 quốc gia thuộc Châu Phi, nhưng tỷ lệ giữa các quốc gia, khu vực này là không giống nhau Nam Phi có tỷ lệ điều trị ở ngưỡng thấp, trong khi đó, Tanzania và Kenya có tỷ lệ sử dụng cao hơn [135] Ngoài việc điều trị bằng Methadone, các cơ sở còn cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện như: Điều trị việc sử dụng chất gây nghiện khác và các rối loạn xảy ra đồng thời khác Kết quả nghiên cứu của Kiburi và cộng sự (2022) cũng cho thấy việc điều trị bằng Methadone đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc nâng cao sức khỏe, chức năng xã hội của NNMT, từ đó mang lại cho họ niềm hy vọng, khát vọng trong hành trình hồi phục [137].
Methadone cũng được sử dụng trong mô hình giảm tác hại từ ma túy ở nhiều quốc gia tại khu vực Châu Á Là một trong những quốc gia có dân số đông nhất thế giới, đồng thời, số lượng người nghiện ma túy cũng chiếm tỷ lệ rất cao, năm 2004,Trung Quốc bắt đầu triển khai chương trình điều trị duy trì bằng Methadone nhằm giảm thiểu những tác động nghiêm trọng từ ma túy Kết quả nghiên cứu của GuangZhang và cộng sự (2018), trong thời gian đầu, việc tuyển chọn người tham gia vào mô hình được diễn ra khá nghiêm ngặt NNMT muốn đăng ký điều trị nghiện ma túy bằng Methadone thì cần phải có hộ khẩu thường trú tại các địa phương, điều đó có nghĩa là nếu họ không có hộ khẩu sẽ không đủ điều kiện được điều trị ở bất kỳ cơ sở cai nghiện Methadone nào Việc chi trả chi phí khám liên quan đến Methadone cũng khá cao đối với nhiều người (gần 1,2 USD/lần khám) Methadone được xác định là một liệu pháp duy trì thay thế thuốc phiện mang lại nhiều hiệu quả thiết thực Tuy nhiên, mức độ bao phủ của các phòng khám và cung cấp methadone vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người nghiện ma túy Vì vậy việc thành lập và phát triển các phòng khám mở rộng điều trị methadone sẽ làm tăng độ bao phủ từ đó cải thiện khả năng sử dụng methadone của NCNMT [223].
Nghiên cứu của Zhang L và cộng sự (2019) đã đưa ra các chứng cứ khoa học với nhận định việc triển khai mô hình điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone kéo dài hàng thập kỷ đã góp phần giảm tỷ lệ nhiễm HIV đáng kể từ tỷ lệ phần trăm hai chữ số xuống còn một chữ số Bên cạnh đó, các hành vi nguy cơ cũng như tội phạm liên quan đến ma túy đã suy giảm Ngoài ra, việc điều trị MMT còn giúp NNMT cải thiện sức khỏe, từ đó gia tăng tỷ lệ người có việc làm, mối quan hệ hòa thuận với gia đình của người cai nghiện cũng được cải thiện rõ rệt Bên cạnh đó, tỷ lệ bán dâm, tội phạm về ma túy cũng như tội phạm bắt giữ vì các hành vi tội phạm ma túy đã giảm rõ rệt sau thời gian điều trị MM Điều đó cho thấy, MMT có vai trò quan trọng trong việc làm giảm đáng kể hoạt động tội phạm và cải thiện tỷ lệ việc làm, khôi phục chức năng xã hội từ đó nâng cao phúc lợi xã hội của khách hàng tham gia chương trình MMT [224].
Trong khi đó, nghiên cứu đánh giá việc điều trị bằng Methadone ở Malaysia của Norsiah và cộng sự (2018) cho thấy Bộ Y tế Malaysia đã triển khai liệu pháp điều trị thay thế Methadone trên toàn quốc gia Malaysia vào tháng 10 năm 2005.Chương trình được triển khai theo ba giai đoạn gồm: 1 NNMT được làm quen vơi chương trình Methadone tại các phòng khám chuyên khao; 2 Chương trìnhMethadone được mở rộng sang chăm sóc sức khỏe ban đầu; 3 Methadone được triển khai trong các nhà tù Methadone được nhìn nhận như một liệu pháp điều chỉnh hành vi sử dụng ma túy trái phép cũng như có hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền giữa NNMT Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy tầm quan trọng của Methadone đối với sự phát triển củaNCNMT cũng như xã hội Malaysia Methadone như một cơ hội thứ hai để NNMT bình phục và nâng cao chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, để chương trìnhMethadone đạt hiệu quả cao hơn, các phương pháp tiếp cận chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng Methadone nên được thay đổi, đặc biệt các hoạt động quảng bá điều trị Methadone cần được thực hiện ở nhiều phương tiện truyền thông [93].
Hay nghiên cứu gần đây của Kermode và cộng sự (2020) đã báo cáo những dữ liệu mới nhất về thực trạng sử dụng Methadone trong điều trị thay thế tại Ấn Độ. Methadone được vào sử dụng làm thuốc thay thế cho NNMT tại Ấn Độ vào năm
2012 và tính sẵn có vẫn còn hạn chế Mặc dù việc mở rộng quy mô cung cấp Methadone ở những nơi khác của Manipur và các khu vực khác của Ấn Độ đang gặp phải vấn đề phụ thuộc vào opioid được chỉ định Tuy nhiên, Methadone vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng lệ thuộc vào opioid: tỷ lệ dùng chung kim tiêm, sử dụng ma túy, tội phạm tài sản, lo lắng, trầm cảm và ý nghĩ tự tử đã giảm; và cải thiện sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, chất lượng mối quan hệ gia đình, việc làm và hy vọng của NCNMT Bên cạnh đó, việc sử dụng chất thay thế Methadone còn làm giảm đáng kể tình trạng trầm cảm người nghiện ma túy Người điều trị có sự thay đổi rõ rệt về cảm giác gắn kết Theo đó, họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, dễ hiểu và dễ đoán hơn Đồng thời, các chức năng xã hội, tương tác xã hội của người tham gia Methadone cao hơn trước, mặc dù đó không phải là các nhiệm vụ, chức năng cụ thể Trong khi đó không có sự thay đổi đáng kể về sự điều chỉnh cảm xúc nhận thức cũng như cường độ của các triệu chứng tâm thần [157].
Theo cơ cấu giới tính, NCNMT bằng Methadone là nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới Tuy nhiên, số lượng nữ giới gần đây đã tăng nhanh chóng Mặc dù, các nghiên cứu trước đây không tìm được sự khác biệt quan trọng về dược học, sinh học giữa nam nữ trong quá trình điều trị Methadone Các minh chứng cũng cho thấy phụ nữ có những nhu cầu đặc biệt gắn liền với yếu tố sinh học cũng như vai trò, chức năng của họ So với nam giới, người phụ nữ sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề y tế trong quá trình điều trị Methadone Người phụ nữ gắn liền với thiên chức làm mẹ nên khi điều trị Methadone, các vấn đề tránh thai hoặc mang thai được lên kế hoạch và đảm bảo sự an toàn hơn khi tiếp tục nghiện ma túy Đặc biệt, việc sử dụng thuốc phiện trong thời gian dài có thể khiến một bộ phận phụ nữ bị vô kinh hoặc loạn chu kỳ kinh nguyệt [96] Nghiên cứu của Schmittner và cộng sự (2005) cũng phát hiện rằng 59% phụ nữ vô kinh thứ phát đã có kinh trở lại sau sáu tháng duy trì Methadone [194].
Tổng quan nghiên cứu trong nước
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu về điều trị ma túy bằng Methadone và người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Việt Nam
Bên cạnh các nghiên cứu được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới, các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã cung cấp những dữ liệu cụ thể về hiệu quả của việc sử dụng Methadone để điều trị thay thế nghiện các chất thuốc phiện Các nghiên cứu của Hoàng Đình Cảnh và cộng sự (2009 – 2011) đã cho thấy việc sử dụng Methadone đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép, giảm hành vi nguy cơ và nhiễm HIV, HBV, HCV Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng chung bơm kim tiêm, hay dương tính mới với HBV và HCV có sự giảm xuống rõ rệt Ngoài ra, các hiệu quả về sức khỏe xã hội cũng được phân tích cụ thể thông qua các số liệu có ý nghĩa thống kê thể hiện sự suy giảm của các tình trạng: Bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật; bệnh nhân có hành vi bạo lực gia đình; bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần Các tiêu chí về tỉ lệ bệnh nhân có việc làm, hay chất lượng cuộc sống được cải thiện cũng là những hiệu quả được xác định từ bệnh nhân đang sử dụng Methadone [11][14].
Methadone có liên quan đến sự khác biệt quan trọng về mặt lâm sàng trong tiện ích y tế, giảm đáng kể việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chi tiêu y tế ở những người sử dụng ma túy nhiễm HIV Mở rộng quy mô Methadone trong số lượng lớn người sử dụng ma túy có thể giúp cải thiện kết quả của các biện pháp can thiệp HIV/AIDS và giảm tính dễ bị tổn thương về kinh tế của các hộ gia đình bị ảnh hưởng [229] Hiệu quả chi phí của can thiệp Methadone rất mạnh so với tình trạngHIV tiến triển hoặc bệnh đồng mắc, ví dụ như điều trị lao, nhưng có thể không hiệu quả về mặt chi phí cho những bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng cung cấp Methadone cho người sử dụng ma túy nhiễm HIV là một biện pháp can thiệp hiệu quả về mặt chi phí ở Việt Nam Việc tích hợp Methadone vào các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS sẽ có lợi trong các dịch bệnh HIV do tiêm chích Hiệu quả chi phí của can thiệp Methadone rất mạnh so với tình trạng HIV tiến triển hoặc bệnh đồng mắc, ví dụ như điều trị lao, nhưng có thể không hiệu quả về mặt chi phí cho những bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng cung cấp Methadone cho người sử dụng ma túy nhiễm HIV là một biện pháp can thiệp hiệu quả về mặt chi phí ở Việt Nam [227] [228].
Năm 2014, bức tranh tổng quan về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng Methadone tại Hải Phòng thông qua việc sử dụng tích hợp phương pháp phỏng vấn sâu cùng công cụ WHOQOL – BREF và EQ – 5D3L Theo đó, bệnh nhân đang điều trị Methadone có chất lượng cuộc sống cao nhất ở khía cạnh thể chất (74,9 ± 17,3), và thấp nhất ở khía cạnh tâm lý (52,5 ± 14,1) Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chất lượng cuộc sống khía cạnh thể chất và môi trường, giữa nhóm bệnh và nhóm chứng với WHOQOL – BREF cũng như tình trạng lo lắng/ trầm buồn và cảm giác đau/ khó chịu giữa nhóm bệnh và nhóm chứng với EQ – 5D3L [77] Ở một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Hữu Tiến và cộng sự (2017) đã ghi nhận việc điều trị Methadone trong thời gian dài hơn giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống mặt tinh thần, xã hội, môi trường (p 383 nữ) [60]
Về tình trạng thường trú: Kết quả khảo sát cho số lượng NCN bằng Methadone thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh là 77,4% và tạm trú là 22,6%. Việc có một nơi ở ổn định có thể giúp người cai nghiện ma túy tăng cường sự chủ động trong việc tiếp cận và sử dụng các DVCTXH tại cộng đồng mà họ đang sinh sống Đồng thời, các đối tượng này sẽ được NVCTXH tại địa phương nắm bắt thông tin và dễ dàng triển khai các hoạt động hỗ trợ hơn so với những người thường xuyên thay đổi chỗ ở Ngoài ra, tình trạng thường trú cũng giúp người cai nghiện ít gặp những trở ngại trong việc hoàn tất hồ sơ cá nhân hoặc xác nhận nhân thân cho một số các dịch vụ có yêu cầu Đặc biệt, những khó khăn về chỗ ở, nơi cư trú cũng có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và thực trạng sử dụng DVCTXH của người cai nghiện ma túy bằng Methadone tại TP.HCM.
Về tình trạng hôn nhân: Số lượng người nghiện ma túy đã kết hôn chiếm tỉ lệ lớn nhất với 45,4% Sự có mặt của vợ/chồng, con cái có thể là nguồn lực tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng DVCTXH của người cai nghiện Tuy nhiên điều đó không có nghĩa khẳng định 127 người cai nghiện còn độc thân (31,5%), 76 người cai nghiện đã ly hôn (18,9%) hay 17 người cai nghiện đang ly thân (4,2%) gặp khó khăn khi tiếp cận DVCTXH vì đặc điểm hôn nhân của họ Nhìn chung, tình trạng hôn nhân của người nghiện ma túy có thể có tác động nhất định đến thực trạng sử dụng DVCTXH, nhưng chiều cạnh và mức độ tác động cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng.
Về trình độ học vấn: Đa số khách thể tham gia khảo sát đã tốt nghiệp THPT(46,6%), kế tiếp sau đó là trình độ THCS với 102 người (chiếm 25,3%) Một bộ phận người cai nghiện có trình độ Trung cấp (10,4%) và Cao đẳng, đại học là 2,5%.Đặc biệt, trong đó có 38 người cai nghiện chưa tốt nghiệp tiểu học (9,4%) Như vậy khả năng đọc viết của họ chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản, thậm chí vài người gặp khó khăn ở kỹ năng này Vì vậy đối với nhóm đối tượng này, người nghiên cứu đã đặc biệt theo dõi và hỗ trợ họ trong suốt quá trình tham gia khảo sát để đảm bảo họ tiếp cận và hiểu đầy đủ các vấn đề được trình bày trong phiếu hỏi Trình độ học vấn thấp cũng có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến nghiện ma túy, đồng thời điều này cũng có những tác động nhất định đến khả năng nhận thức, tìm kiếm thông tin, khả năng tiếp cận và sử dụng DVCTXH trong quá trình cai nghiện ma túy.
Tình trạng việc làm: Kết quả khảo sát cho thấy gần 1/2 tổng số người cai nghiện ma túy đang làm các công việc tự do với tỉ lệ cụ thể là 47,6% Ngoài ra, hình thức làm công ăn lương cũng được nhiều người cai nghiện lựa chọn, trong đó khu vực tư nhân chiếm ưu thế hơn với tỉ lệ là 29,8% và khu vực nhà nước chiếm 8,9%. Một bộ phận nhỏ người cai nghiện tự mình làm chủ khi xây dựng mô hình kinh doanh riêng (5,7%) Đặc biệt, tình trạng thất nghiệp và làm việc gia đình không lương cũng đang diễn ra ở người cai nghiện ma túy Mặc dù 02 hình thức này chiếm tỷ lệ không cao (4,2% và 3,7%) tuy nhiên đây sẽ là một nhóm đối tượng có số lượng khá đáng kể trong tổng mẫu nghiên cứu Tình trạng thất nghiệp hoặc làm việc nhà không lương có thể ảnh hưởng đến thu nhập của người cai nghiện ma túy từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng DVCTXH Đồng thời, sự nhàn rỗi về thời gian hoặc tâm lý tiêu cực vì không có việc làm có thể làm tăng những trở ngại trong quá trình điều trị của người nghiện ma túy.
Về thu nhập hằng tháng: Thu nhập hàng tháng của người cai nghiện có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng việc làm của họ Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù có 10,9 % số người cai nghiện có thu nhập hằng tháng trên 10 triệu đồng nhưng chúng ta cũng có đến 10,2% người cai nghiện có thu nhập từ 0 đến 3 triệu đồng. Nhóm đối tượng có mức thu nhập này có thể phần lớn nằm ở nhóm người nghiện ma túy đang thất nghiệp hoặc làm việc gia đình không lương ở phía trên Việc không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp sẽ khiến người cai nghiện đắn đo khi tiếp cận DVCTXH, đặc biệt với các dịch vụ có mức phí cao từ đó làm giảm khả năng sử dụng DVCTXH của người cai nghiện ma túy Nhìn chung, theo kết quả khảo sát, đa số người cai nghiện đều có thu nhập hằng tháng, trong đó chủ yếu ở mức từ 5 đến 7 triệu (32,8%) và 3 đến 5 triệu (29,3%).
Giai đoạn điều trị Methadone: Khách thể nghiên cứu là NCNMT đã điều trị bằng Methadone trong thời gian từ 02 tháng đến 3 năm Trong đó, 10,7% khách thể đang ở giai đoạn điều chỉnh liều Giai đoạn này có thể bắt đầu từ tuần thứ 3 của quá trình điều trị và kéo dài từ 01 đến 03 tháng sau đó Trong giai đoạn này, người cai nghiện vẫn có thể xuất hiện hội chứng cai cũng như cảm giác thèm nhớ ma túy vì vậy cần có nhiều dịch vụ hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội để giúp người cai nghiện vượt qua khó khăn 89,3% khách thể còn lại đều đang ở giai đoạn duy trì liều Điều này có nghĩa là họ đang được sử dụng Methadone với liều có hiệu quả tối ưu nhất để phong tỏa tác dụng gây khoái cảm của heroin vì thế họ sẽ không còn cảm giác thèm nhớ Heroin nữa Tuy nhiên nếu giai đoạn này người cai nghiện tái sử dụng ma túy thì liều duy trì có thể bị thay đổi Đặc biệt kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 38/403 người cai nghiện (chiếm 9,43%) hiện vẫn đang sử dụng song song các loại ma túy khác như Heroin (26/38 người), ma túy đá (10/38 người), thuốc lắc (2/38 người) Trong số các nguyên nhân dẫn tới việc tái sử dụng ma túy, bị bạn bè rủ rê chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), kế tiếp là Methadone được cung cấp chưa đủ liều chiếm 37,1% và bị gián đoạn trong quá trình điều trị chiếm 12,9% Đặc điểm của từng giai đoạn cai nghiện cũng như tình trạng tái sử dụng ma túy trong quá trình điều trị bằng Methadone có thể chi phối nhu cầu cũng như quyết định tiếp cận và sử dụng DVCTXH của người cai nghiện.
3.1.2.2 Một số đặc điểm về nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng methadone
Việc tìm hiểu nhu cầu của NCN đối với nhu cầu tiếp cận DVCTXH là cơ sở quan trọng để có thể đánh giá mức độ đáp ứng cũng như tính hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ CTXH đã được triển khai Đồng thời, đây cũng là nền tảng quan trọng để người nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhu cầu của NCN trong việc tiếp cận và sử dụng DVCTXH khá đa dạng và có thể chia thành 04 nhóm
DV cụ thể: 1 DVCTXH trong việc hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất (gọi tắt là dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất); 2 DVCTXH trong hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tinh thần (gọi tắt là dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần) ; 3 DVCTXH trong hỗ trợ sinh kế (gọi tắt là DV hỗ trợ sinh kế); 4 DVCTXH trong việc hỗ trợ pháp lý (gọi tắt là DV hỗ trợ pháp lý) Và trong mỗi nhóm DV sẽ bao gồm nhiều hoạt động/nội dung hỗ trợ khác nhau.
Bảng 3.2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng Methadone
STT Nhóm DV CTXH ĐTB ĐLC THỨ BẬC
1 Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế,
2 Dịch vụ hỗ trợ tâm lý,
3 Dịch vụ hỗ trợ sinh kế 3,26 0,87 3
4 Dịch vụ hỗ trợ pháp lý 2,93 0,75 4 Điểm TBC 3,57 0,39
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế)
Thang bảng xếp hạng về nhu cầu của NCNMT bằng Methadone cho thấy, NCNMT bằng Methadone có nhu cầu cao nhất với các dịch vụ hỗ trợ y tế, CSSKTC Theo chia sẻ của một NCNMT: “Do sử dụng ma túy trong thời gian dài nên sức khỏe của tôi và nhiều người khác đều bị tàn phá ít nhiều Đặc biệt, việc sử dụng và duy trì Methadone là nhu cầu y tế của tất cả các anh, chị, em (NCNMT) nên chúng tôi có nhu cầu rất lớn đối với nhóm dịch vụ này” (Nam, 30 tuổi,
NCNMT bằng Methadone) Như vậy, bản chất việc điều trị Methadone là một liệu pháp điều trị y tế và NCNMT thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất chính là nguyên nhân làm xuất hiện nhu cầu sử dụng các DV hỗ trợ y tế, CSSKTC rất lớn ở NCNMT bằng Methadone Trong đó nổi bật lên với một số hoạt động như: Được hỗ trợ sử dụng và duy trì thuốc Methadone, được tư vấn về việc điều trị bằng chất thay thế, được hỗ trợ kiến thức, kỹ năng dự phòng tái nghiện…Bên cạnh đó, các nhu cầu hỗ trợ tâm lý, CSSKTT cũng xuất hiện ở đa số NCNMT với mức độ cao như: Được thăm hỏi, động viên; được trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc, chăm sóc SKTT… Nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ sinh kế thể hiện khá rõ ở người cai nghiện. Ngoài ra, một bộ phận NCNMT có nhu cầu được hỗ trợ sinh kế, mặc dù, theo kết quả khảo sát ghi nhận có sự phân tán khá lớn về mức độ nhu cầu cũng như các dịch vụ sinh kế cụ thể ở mỗi NCN Điều đó cho thấy mỗi cá nhân NCN đều có nhu cầu nhất định ở một mảng sinh kế, nếu NCN đã có công việc và không muốn có sự thay đổi thì họ không có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp hoặc kết nối, hỗ trợ việc làm, vay vốn…
Nhìn chung, với ĐTB chung = 3,57 đã cho thấy NCNMT bằng Methadone có nhu cầu khá cao với các DV CTXH, tuy nhiên, mức độ nhu cầu này vẫn còn sự hạn chế Chia sẻ của một NCNMT bằng Methadone: “Bản thân tôi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, từ sức khỏe đến công việc, chỗ ở nên tôi rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ để giải quyết các vấn đề đó Nhưng thật tình từ trước đến nay tôi chưa nghe nhiều về CTXH và cũng không biết ngành CTXH có thể hỗ trợ mình được hay không nên rất đắn đo Và tôi nghĩ nhiều anh, chị em điều trị bằng Methadone cũng có suy nghĩ như tôi” (Nam, 52 tuổi, NCMethadone bằng Methadone) Hay một chia sẽ khác cho biết: “Tôi nghĩ rằng cho đến hiện nay, rất nhiều người vẫn chưa biết
CTXH là gì, và có thể hỗ trợ cái gì, vì vậy họ không có nhu cầu với các dịch vụ từ ngành nghề này” (Nữ, 32 tuổi, NCNMT bằng Methadone) Điều đó cho thấy nhận thức về DVCTXH của một bộ phận NCNMT bằng Methadone còn hạn chế, đó là rào cản khiến NCNMT bằng Methadone không xuất hiện nhu cầu tìm kiếm và thụ hưởngDVCTXH Bên cạnh đó, một bộ phận NCNMT còn hoài nghi về khả năng cung cấp
DV của CTXH nên mặc dù họ có khó khăn và có nhu cầu cần hỗ trợ giải quyết vấn đề nhưng nhiều NCN chưa hoặc ít đặt nhu cầu đối với DVCTXH.
Kết quả triển khai dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện
ma túy bằng methadone Để đánh giá tình trạng tiếp cận và sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone, tác giả sử dụng thang đo Likert với 05 mức độ đo lường Kết quả dựa trên điểm trung bình và phân phối của toàn bộ mẫu nghiên cứu cho thấy số lượng và tỷ lệ NCNMT bằng Methadone sử dụng DVCTXH ở 5 mức độ khác nhau (mức 1 là chưa bao giờ sử dụng, mức 5 là rất thường xuyên) Cụ thể, điểm trung bình và mức độ sử dụng được xác định như sau: Điểm trung bình
Chưa bao giờ sử dụng Hiếm khi
Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Thực trạng chung về việc sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone được tập trung vào 04 nhóm DVCXTH phổ biến như: 1 DV hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất; 2 DV hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần; 3.
DV hỗ trợ sinh kế; 4 DV hỗ trợ pháp lý.
Bảng 3.3 Thực trạng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng Methadone
STT Nhóm DV CTXH Min Max ĐTB ĐLC THỨ
1 Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế,
2 Dịch vụ hỗ trợ tâm lý,
3 Dịch vụ hỗ trợ pháp lý 1,0 3,4 1,63 0,56 3
4 Dịch vụ hỗ trợ sinh kế 1,0 4,0 1,51 0,62 4 Điểm TBC 1,3 3,3 2,05 0,49
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế) Kết quả khảo sát ở Bảng 3.3 cho thấy tình trạng sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone khá thấp (ĐTB=2,05, ĐLC=0,49) Đồng thời, có sự chênh lệch khá rõ rệt về mức độ sử dụng giữa các nhóm DVCTXH Theo đó, DV hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất được NCNMT bằng Methadone có mức độ sử dụng cao nhất trong tất cả các nhóm DV (ĐTB=3,0, ĐLC=0,69) Như đã phân tích ở trên, NCNMT bằng Methadone là đối tượng có nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất, đồng thời, các chính sách, chương trình hỗ trợ đối với nhóm đối tượng này đang tập trung chủ yếu vào việc điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe, ngay kể cả việc sử dụng Methadone đã là một phương pháp điều trị dược lý Vì vậy, việc NCN sử dụng các DVCTXH hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất cao hơn so với các DV khác là phù hợp với thực tế.
Mặc dù mức độ sử dụng khá thấp nhưng DV hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần vẫn được xếp thứ 02 trong 04 nhóm DV Với ĐTB=2,05, ĐLC=0,62 cho thấy một bộ phận NCNMT bằng Methadone đã tiếp cận và sử dụng DV hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần NCN bằng Methadone thường có nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực như tự ti, mặc cảm, cô đơn, chán nản… Trong khi đó, CTXH cung cấp một số các loại hình DV để hỗ trợ NCN có thể vượt qua những trở ngại về tâm lý và hướng đến việc chăm sóc đời sống sức khỏe tâm thần khỏe mạnh Tuy nhiên, nếu đối chiếu với các vấn đề cũng như nhu cầu sử dụng DV của NCN thì mức độ sử dụng DV này vẫn còn rất thấp và chưa mang tính cân bằng.
Ngoài ra, NCNMT bằng Methadone cũng đã sử dụng một số dịch vụ hỗ trợ pháp lý được cung cấp từ CTXH như: Tư vấn chính sách, pháp luật; hỗ trợ kết nối với các cơ quan/tổ chức pháp lý, hỗ trợ giải quyết thủ tục, hồ sơ pháp lý Thực tế, trong quá trình sinh sống, làm việc tại cộng đồng, NCNMT bằng methadone có thể dễ đối diện với các vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trái phép, các vấn đề về nhà ở, quy định chính sách, pháp luật tại địa phương… Vì vậy, DVCTXH giúp NCN giải quyết, cải thiện khó khăn về mặt pháp lý từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của họ Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy có khá ít NCN sử dụng DV, đồng thời mức độ sử dụng là rất thấp (ĐTB=1,78, ĐLC=0,70). Điều này có thể được lý giải vì đây là nhóm DV khá đặc thù bởi không phải NCN nào cũng có nhu cầu sử dụng Đồng thời, nhiều NCN chưa biết rằng họ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ này từ DVCTXH Theo chia sẻ của một NCNMT bằng Methadone:
“Tôi đã từng được cán bộ địa phương (NVCTXH) hỗ trợ tham gia nhóm đồng đẳng tại phường và tìm chỗ ở trong mùa dịch Covid – 19 Còn riêng về các vấn đề chính sách, pháp lý thì từ trước đến nay tôi chưa gặp bất kỳ khó khăn gì và thật sự bây giờ tôi mới biết CTXH hỗ trợ NCN giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý!” (Nam,
Theo kết quả nghiên cứu, DVCTXH trong hỗ trợ sinh kế là nhóm DV có mức độ NCN sử dụng thấp nhất với ĐTB=1,51 và ĐLC=0,62 “Thỉnh thoảng tôi nghe bạn bè ở một số quận huyện khác chia sẻ rằng họ được NVCTXH tại địa bàn hỗ trợ tìm kiếm việc làm hoặc vay vốn để làm ăn Nhưng bản thân tôi thì chưa bao giờ nhận được sự hỗ trợ này, mặc dù tôi cũng rất khó khăn khi tìm kiếm công việc”
(Nam, 46 tuổi, NCNMT bằng Methadone) Điều này cho thấy các hoạt động hỗ trợ NCNMT bằng Methadone trong tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và khả năng quản lý tài chính còn khá nhiều hạn chế về cách thức, hình thức cung cấp DV Đồng thời việc triển khai DV không đồng đều tại các khu vực.
Nhằm làm sáng tỏ sự khác biệt về giới trong việc sử dụng DVCTXH của NCNMT, luận án sử dụng kiểm định Independent Sample T Test để tìm ra sự khác biệt giữa 2 nhóm nam và nữ hay không Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả định tính cũng cho thấy có sự khác biệt trong việc sử dụng DVCTXH giữa nam và nữ NCNMT bằng Methadone Theo đó, nam giới có xu hướng sử dụng cao hơn nữ giới ở cả 04 nhóm DVCTXH, tuy nhiên sự chênh lệch này không cao Theo chia sẻ của một nữ NCNMT bằng Methadone: “Vì phải đi làm suốt ngày, khi về nhà lại lo tất bật chăm sóc con cái, cơm nước, chợ búa cho gia đình, lúc xong việc cũng đã vào tối khuya nên mình không có thời gian để sử dụng DVCTXH” (Nữ, 32 tuổi, NCNMT bằng Methadone) Hay “Thường phụ nữ NCNMT ít sử dụng DVCTXH hơn nam giới bởi vì số lượng nam giới điều trị bằng methadone nhiều hơn nữ giới Trong khi đó, nhiều chị em sợ rằng khi sử dụng DV sẽ bị người khác biết tình trạng nghiện của mình Một số chị em khác lại sợ tốn kém nếu sử dụng DV, nhưng thật tế có rất nhiều DVCTXH hiện nay đang miễn phí” (Nữ,
30 tuổi, NCVTXH) Như vậy, vì phần lớn phụ nữ CNMT bằng Methadone vẫn còn tâm lý e ngại trong việc tiếp cận và sử dụng các DV hỗ trợ bên ngoài, trong đó bao gồm DVCTXH Ngoài ra, nhiều người trong số họ có thu nhập thấp, thậm chí đang là nội trợ không lương nên họ rất cân nhắc, đắn đo việc sử dụng DV sẽ tốn kém. Mặt khác, ngoài thời gian làm việc, họ còn phải chăm sóc con cái, gia đình nên không có quỹ thời gian để sử dụng DV Trong khi đó, nam giới NCNMT bằng Methadone cởi mở hơn trong việc tiếp cận các DV hỗ trợ ở bên ngoài Đồng thời, việc làm chủ kinh tế cũng khiến cho mức độ sẵn sàng chi trả DV của họ cao hơn, từ đó mức độ sử dụng DV cũng cao hơn so với nữ giới NCNMT. Để xem xét có hay không sự khác biệt giữa các địa bàn về thực trạngDVCTXH đối với NCNMT bằng methadone, chúng tôi sử dụng kiểm định Anova.Kết quả như sau:
Bảng 3.4 Thực trạng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cai nghiện ma túy bằng Methadone phân theo khu vực
STT Nhóm DV Quận N ĐTB Anova
1 Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế,
2 Dịch vụ hỗ trợ tâm lý,
3 Dịch vụ hỗ trợ sinh kế
4 Dịch vụ hỗ trợ pháp lý
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế)
Số liệu nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt ở 03 dịch vụ CTXH (y tế, tâm lý, sinh kế) trên các địa bàn khảo sát (sig 0,05), ý nghĩa thống kê cho thấy dịch vụ này ko có sự khác biệt giữa 03 khu vực Thực tế cho thấy dịch vụ hỗ trợ pháp lý dành cho NCNMT bằng methadone ở các địa bàn, khu vực vẫn đang gặp phải nhiều hạn chế Điều này có thể xuất phát từ sự hạn chế về kiến thức, kỹ năng hỗ trợ pháp lý của đội ngũ NVCTXH, cũng như những trở ngại của NVCTXH trong quy trình pháp lý Từ đó khiến cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của NCNMT không được đa dạng và hiệu quả như mong đợi.
3.2.1 Kết quả triển khai dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe thể chất
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt trong việc sử dụng các biện pháp can thiệp y tế đối với chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Đặc biệt, từ năm 2008, Methadone đã được sử dụng thí điểm như một biện pháp thay thế trong điều trị nghiện ma túy tại 02 thành phố lớn của Việt Nam là Hồ Chí Minh và Hải Phòng Như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và triển khai mô hình điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone ngay từ những ngày đầu tiên Có thể nói, đó chính là nền tảng quan trọng giúp TP.HCM đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone Tính đến hiện nay, trên toàn Thành phố có 23 cơ sở/đơn vị thực hiện chức năng cấp phát thuốc và hỗ trợ NCNMT bằng Methadone duy trì quá trình điều trị Trong đó, mỗi quận/huyện đều có một Trung tâm y tế (22 quận/huyện/thành phố = 22 TTYT), và
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone
Trong thời gian qua, DVCTXH đã đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ người cai nghiện ma túy bằng Methadone tăng cường khả năng hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, cũng giống như các dịch vụ xã hội khác, mức độ tiếp cận và sử dụng DVCTXH của mỗi cá nhân NCNMT có thể khác nhau Sự khác biệt này được tạo ra từ rất nhiều các yếu tố.
Thông qua quá trình nghiên cứu, một số nhóm yếu tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone được xác định gồm: 1 Đặc điểm của NCNMT bằng Methadone; 2 Gia đình của NCNMT bằng Methadone; 3 Cộng đồng; 4 Nhân viên công tác xã hội; 5 Cơ sở vật chất và quy trình làm việc của cơ sở cung cấp dịch vụ; 6 Hệ thống chính sách, pháp luật.
3.3.1 Ảnh hưởng của yếu tố cá nhân người cai nghiện ma túy bằng Methadone
Có thể nói, DVCTXH trong hỗ trợ NCNMT bằng Methadone được xây dựng trên mối quan hệ cung – cầu, trong đó, NCNMT bằng Methadone là khách hàng sử dụng dịch vụ Vì vậy, việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ sẽ được chi phối bởi các đặc điểm của khách hàng (NCNMT bằng Methadone) ở một mức độ nhất định.
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, khi NCNMT có nhu cầu sử dụng DV thì có thể làm phát sinh việc tiếp cận và sử dụng DVCTXH Đây cũng là yếu tố được đánh giá có tác động lớn nhất trong nhóm yếu tố cá nhân Hệ lụy của việc sử dụng và lạm dụng ma tuý đã có tác động đến sức khỏe thể chất, tinh thần, các mối quan hệ xã hội của NNMT Những ảnh hưởng này vẫn tồn tại và kéo dài ngay cả trong quá trình NNMT điều trị cai nghiện bằng Methadone Ngoài ra, NCNMT được xem là một đối tượng dễ bị tổn thương bởi họ có thể đối diện với rất nhiều sự cản trở từ môi trường sống Sự gia tăng các khó khăn, thử thách khiến NCNMT không thể tự mình chống đỡ, vì vậy các nhu cầu trợ giúp được nảy sinh trong họ.Nhu cầu tìm kiếm các DVCTXH của NCNMT sẽ tương ứng với các vấn đề mà họ gặp phải Số lượng vấn đề cũng như tính chất nghiêm trọng của vấn đề là căn cứ quyết định số lượng nhu cầu và mức độ nhu cầu đối với các loại hình DVCTXH.Theo chia sẻ của NCNMT: “Trong thời gian qua, sức khỏe của tôi khá ổn nên không có nhiều nhu cầu hỗ trợ về y tế Tuy nhiên, sau dịch Covid – 19, tôi phải nghỉ việc một thời gian nên lúc đó chỉ mong được hỗ trợ tìm việc làm Tôi may mắn được anh T (NVCTXH tại địa phương) kết nối với quán ăn để làm bảo vệ Giờ công việc của tôi cũng khá ổn định rồi!” (Nam, 43 tuổi, NCNMT) Phỏng vấn sâu với
NCVCTXH: “Mỗi người cai nghiện đều có những nhu cầu khác nhau, trong đó, một số nhu cầu thường gặp ở nhiều người cai nghiện mà chúng tôi hay hỗ trợ như duy trì điều trị Methadone và các nhu cầu hỗ trợ tâm lý” (Nữ, 30 tuổi, NVCTXH).
Mặt khác, nghiên cứu cũng thấy rằng, ở nhóm NCNMT không có nhu cầu sử dụng DVCTXH có thể chia thành 02 trạng thái: 1 Hoàn toàn không có nhu cầu sử dụng DVCTXH vì không phát sinh khó khăn; 2 Có khó khăn nhưng không có nhu cầu sử dụng DV cung cấp từ ngành CTXH Nếu NCNMT ở trường hợp thứ nhất thì đó là điều chúng ta mong đợi Còn với trường hợp thứ 2, khi NCNMT chưa có sự tin tưởng ở DVCTXH, thì các giải pháp nâng cao chất lượng DVCTXH là điều cần thiết để thúc đẩy nhu cầu của NCNMT về việc sử dụng DVCTXH từ đó làm tăng tính sẵn sàng tiếp nhận DVCTXH của NCNMT Bởi nhiều NCNMT mặc dù có khó khăn, có nhu cầu trợ giúp nhưng họ không xuất hiện nhu cầu đối với DVCTXH vì không biết đến các hỗ trợ của nghề CTXH cũng như không có niềm tin với các DV được cung cấp từ CTXH Một NCNMT chia sẻ: “Thật sự tôi gặp rất nhiều khó khăn nhưng không biết tìm ai để được giúp đỡ Thôi thì tự mình giải quyết cái khó của mình chứ chẳng trông cầu vào ai!” (Nam, 55 tuổi, NCNMT bằng Methadone).
Cũng có ý kiến cho rằng: “Tôi đã từng nghe một vài người bạn nói về việc họ được cán bộ địa phương (nhân viên công tác xã hội) hỗ trợ tìm kiếm công việc, chỗ ở. Nhưng tôi ở đây lâu nay chẳng thấy cán bộ hỗ trợ gì, lâu lâu mới thấy họ xuất hiện. Muốn tìm việc làm thì tự tìm trên các trang việc làm hoặc bấm bụng bỏ một ít tiền liên hệ với các bên trung gian Nhiều lúc chật vật lắm nhưng tôi không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các DVCTXH” (Nam, 44 tuổi, NCNMT bằng Methadone).
Ngoài ra, tâm lý e ngại, không muốn mọi người biết về tình trạng nghiện ma túy khiến một bộ phận NCNMT bằng Methadone không sẵn sàng tiếp nhận các DV hỗ trợ từ CTXH Vì vậy, các giải pháp nhằm gia tăng sự bảo mật thông tin trong quá trình làm việc của NVCTXH, hay địa điểm cung cấp DV sẽ nâng cao sự tin tưởng của NCNMT với các DVCTXH, từ đó có thể làm tăng “nhu cầu cảm nhận” của chính NCNMT, hướng đến việc tăng khả năng tiếp cận và sử dụng DVTCXH.
Khả năng chi trả phí DVCTXH cũng được xếp vào nhóm yếu tố cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc tiếp cận và sử dụng DVCTXH của nhiều NCNMT.Trong thời điểm hiện tại, mặc dù CTXH triển khai khá nhiều các dịch vụ miễn phí, tuy nhiên, các dịch vụ này chủ yếu để can thiệp những vấn đề cơ bản Trong khi đó, để tiếp cận các DVCTXH chuyên sâu, NCNMT cần chi trả phí DV.
Biểu đồ 3.9 Đánh giá của người cai nghiện ma túy bằng Methadone về mức phí chi trả khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế)
Biểu đồ 3.9, thể hiện kết quả đánh giá của NCNMT bằng Methadone trước mức phí chi trả khi sử dụng DVCTXH Với ĐTB=3,05 và ĐLC=0,69 cho thấy rằng giá cả của các DVCTXH nhìn chung đang phù hợp với mức giá trên thị trường Tuy nhiên, mức phí này vẫn ở mức cao và rất cao đối với một bộ phận NCNMT Điều này có thể làm tăng những những rào cản trong việc tiếp cận với DVCTXH cần thiết của họ Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc duy trì điều trị của NCNMT bằng Methadone đã được xác định trong một số các nghiên cứu trước đó [154][200] Phỏng vấn sâu với NCNMT bằng Methadone: “Trước đây số lượng người chạy
Grab còn ít nên thu nhập hàng tháng của tôi cũng tương đối, tuy nhiên bây giờ có nhiều hôm không nhận được cuốc xe nào, thu nhập thấp trong khi còn phải lo cho con cái ăn học, vì vậy tôi sẽ rất cân nhắc đến việc sử dụng các DVCTXH nếu phải chi trả chi phí” (Nam, 48 tuổi, NCNMT bằng Methadone) Như vậy, bên cạnh những trường hợp có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khả năng chi trả chi phí còn được xem xét dưới mức độ phù hợp giữa giá cả và DV mà họ muốn sử dụng (chất lượng, tính chuyên môn của DV) Những NCNMT sẵn sàng chi trả phí DV thường có xu hướng sử dụng nhiều dịch vụ (bao gồm các dịch vụ chuyên sâu) cũng như có sự gắn kết với dịch vụ mà mình đang sử dụng nếu dịch vụ đó đảm bảo chất lượng Ngược lại, những người không sẵn sàng chi trả chi phí DV có thể từ chối việc sử dụng DV ngay từ ban đầu hoặc tìm kiếm những dịch vụ miễn phí hoặc dừng sử dụng DV vì không muốn chi trả thêm chi phí Vì vậy, các giải pháp làm tăng sự sẵn sàng chi trả chi phí DV cần chú ý đến việc hỗ trợ sinh kế cho NCNMT, từ đó mới có thể thúc đẩy tỉ lệ tiếp cận và sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone.
Bên cạnh đó, nhận thức về DVCTXH cũng được phần lớn NCNMT xác định có ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận và sử dụng DVCTXH của họ.“Trước đây khi Đơn vị t ính: tỷ lệ %
Rất cao Cao Bình thường Thấp Rất thấp
5 , 5 4 , 7 4 ,7 1 8 , 9 7 , 7 2 ,5 4 , 7 1 1 0 , 4 5 ,7 4 , 7 1 , 3 7 , 7 4 , 7 chưa hiểu CTXH là gì, NVCTXH là ai, vì vậy tôi không hề biết rằng mình có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ đây Thỉnh thoảng có người share tin (chia sẻ tin) tôi cũng đắn đo vì sợ phải chi trả tốn kém, thậm chí sợ bị lừa nên không dám tiếp cận Còn bây giờ, tôi đã hiểu rõ hơn về các dịch vụ của công tác xã hội nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp cho bản thân mình cũng như bạn bè” (Nam, 32 tuổi,
NCNMT bằng Methadone) Một NVCTXH cho biết: “Nhận thức của NCNMT rất quan trọng với quá trình hỗ trợ! Nhiều NCNMT cứ nghĩ rằng khi tìm đến CTXH là được giải quyết thay, là bao trọn gói nên họ chủ quan, ỷ lại, không hợp tác Chúng tôi phải giải thích, trao đổi nhiều lắm họ mới hiểu hơn về CTXH, từ đó ý thức hơn về trách nhiệm của mình!” (Nữ, 40 tuổi, NVCTXH) Như vậy, việc có nhận thức đúng và đầy đủ về DVCTXH sẽ làm tăng tính chủ động, trách nhiệm và hành động phù hợp của NCNMT trong quá trình sử dụng DVCTXH Và ngược lại, nếu họ không hiểu rõ về DV, họ có thể từ chối tiếp cận DV cũng như có thái độ bất hợp tác với NVCTXH trong quá trình can thiệp Theo đó, sự chủ động giúp NCNMT nhanh chóng tìm được sự trợ giúp phù hợp, đồng thời, những NCNMT có tâm lý chủ động tìm kiếm DV thường có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm để giải quyết vấn đề của mình, từ đó thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng DVCTXH của họ Điều này đặc biệt cần thiết trong thời điểm hiện nay, khi mạng lưới DVCTXH tại TP HCM vẫn còn nhiều hạn chế về nguồn nhân lực cũng như các điều kiện khác Nếu NCNMT không hiểu đúng và hiểu đủ về DVCTXH, họ sẽ có xu hướng thụ động, chờ đợi để được NVCTXH phát hiện thì vấn đề của NCNMT có thể vì vậy trở nên nghiêm trọng hơn, việc triển khai các dịch vụ hỗ trợ chậm trễ có thể khiến hiệu quả can thiệp bị hạn chế Thậm chí, NCNMT có thể từ chối các hỗ trợ từ NVCTXH hoặc ít sử dụng DVCTXH Như vậy, muốn làm tăng tỉ lệ sử dụng DV cũng như nâng cao hiệu quả của DVCTXH, chúng ta cần có những tác động để nâng cao nhận thức của NCNMT về DVCTXH.
Ngoài ra, một bộ phận NCNMT cho rằng sự quyết tâm của chính bản thân họ cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng DVCTXH Một NCNMT chia sẻ: “Ngày trước tôi rất chán nản nên không muốn tìm kiếm cũng như tiếp nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào Sau này, khi tôi có vợ con, vợ con là động lực để tôi quyết tâm sống tốt hơn, vì vậy tôi cũng quyết tâm hơn trong việc tìm kiếm giải pháp giải quyết khó khăn Từ đó, tôi đã chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ các anh, chị NVCTXH Trong suốt quá trình làm việc, tôi luôn nghiêm túc, tích cực để mong đạt được kết quả tốt nhất” (Nam, 47 tuổi, NCNMT bằng Methadone) Như vậy, khi NCNMT quyết tâm
Một số giải pháp thúc đẩy chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone
Việc kiểm soát và giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng từ ma túy chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy các mục tiêu an sinh xã hội.
Vì vậy, sự xuất hiện và hoạt động hiệu quả của các DVCTXH đối với NNMT nói chung hay với NCNMT bằng Methadone nói riêng được đánh giá là vô cùng cần thiết Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù CTXH chưa phải là một ngành nghề có thâm niên lâu dài tại Việt Nam, tuy nhiên, CTXH đã có những thành tựu đáng ghi nhận trong việc hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm người và cộng đồng khó khăn, trong đó bao gồm NCNMT bằng Methadone Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần khắc phục để gia tăng tối đa khả năng tiếp cận và sử dụng của NCNMT bằng Methadone Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng và thúc đẩy chất lượng DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone theo 06 nhóm: 1 Giải pháp đối với bản thân người nghiện ma túy;
2 Giải pháp nâng cao vai trò của gia đình người cai nghiện; 3 Giải pháp nâng cao năng lực của nhân viên CTXH; 4 Giải pháp đối với các trung tâm/cơ sở cung ứng DVCTXH; 5 Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng; 6 Giải pháp liên quan đến chính sách, pháp luật.
4.1.1 Giải pháp đối với người cai nghiện ma túy bằng Methadone
Về lý luận: NCNMT bằng Methadone chính là chủ thể sử dụng DVCTXH, vì vậy các yếu tố thuộc về NCNMT có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng đến việc tiếp cận, sử dụng DVCTXH Trong đó, nếu NCNMT có nhận thức đúng và đầy đủ về DVCTXH hay có thái độ chủ động, tích cực, nghiêm túc sẽ thúc đẩy quá trình sử dụng DVCTXH một cách hiệu quả hơn.
Về thực tiễn: Kết quả phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đếnDVCTXH đối vói NCNMT bằng Methadone cho thấy, một bộ phận khá lớn NCNMT không có niềm tin, chưa hiểu rõ, thậm chí hiểu lầm vai trò, chức năng cũng như các thông tin khác về DVCTXH, từ đó dẫn tới tình trạng dù gặp khó khăn nhưng họ không có nhu cầu sử dụng DVCTXH Hoặc có nhiều trường hợp dù có nhu cầu nhưng không biết tìm kiếm DV từ đâu Ngoài ra, một bộ phận NCNMT còn thiếu sự chủ động, nghiêm túc trong quá trình can thiệp khiến hiệu quả DV bị hạn chế.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về CTXH: + Đẩy mạnh quảng cáo và truyền tải thông tin về các DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone thông qua các kênh truyền thông khác nhau như truyền hình, radio, báo chí, mạng xã hội ;
+ Thực hiện các hoạt động giáo dục: Nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng tiếp cận và sử dụng DVCTXH;
+ Đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả can thiệp của DVCTXH đối với từng NCNMT: Đây là minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất để giúp NCNMT bằng Methadone thay đổi nhìn nhận về giá trị, vai trò của DVCTXH Từ đó, NCNMT có thể giới thiệu, cung cấp các thông tin chính xác về DVCTXH cho gia đình, bạn bè
- Thúc đẩy tính chủ động, tích cực trong quá trình sử dụng DVCTXH:
+ Cung cấp thông tin cần thiết để giúp NCNMT hiểu về sản phẩm và DVCTXH trước, trong và sau khi sử dụng DV: Đảm bảo rằng thông tin về sản phẩm và DVCTXH được cung cấp đầy đủ và chi tiết để NCNMT có thể hiểu rõ hơn về chúng: giá cả, địa chỉ, thời gian làm việc, đội ngũ nhân sự và trình độ chuyên môn, đánh giá của những NCNMT đã được can thiệp trước đó;
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội vào quá trình cung cấp và can thiệp một cách phù hợp: Thiết kế trang web của cơ sở cung ứng DVCTXH theo cách dễ sử dụng và dễ tìm kiếm Các tính năng tìm kiếm và bộ lọc có thể giúp NCNMT tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ một cách nhanh chóng và dễ dàng;
+ Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến: Cung cấp hỗ trợ trực tuyến để giúp NCNMT tìm kiếm các can thiệp cơ bản và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, thuận lợi;
+ Xây dựng các nhóm/cộng đồng trực tuyến: Xây tạo và phát triển các cộng đồng trực tuyến của NCNMT để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Điều này có thể giúp tăng cường sự tương tác giữa những và tạo ra một cộng đồng trung thành với thương hiệu của bạn;
+ Hỗ trợ đặt lịch hẹn trực tuyến hoặc qua điện thoại: Cung cấp dịch vụ đặt lịch hẹn trực tuyến hoặc qua điện thoại để giúp NCNMT rút ngắn thời gian tìm kiếm DV;
+ Tăng cường việc ứng dụng phương pháp CTXH thực hành chuyên nghiệp vào quá trình can thiệp, hỗ trợ NCNMT: Phương pháp CTXH cá nhân, CTXH nhóm, Phát triển cộng đồng;
+ Tăng cường các hoạt động tham vấn và các can thiệp nhận thức – hành vi khác để hướng đến việc nhận thức và hành vi tích cực của NCNMT;
- Nâng cao tính trách nhiệm, nghiêm túc trong quá trình sử dụng DVCTXH:
Thúc đẩy sự tham gia và đưa ra ý kiến của NCNMT ngay từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng của quá trình can thiệp; 2 Thường xuyên trao đổi các thông tin chi tiết liên quan về tình trạng/vấn đề và quá trình can thiệp của họ; 3 Thảo luận và xây dựng các quy định về trách nhiệm và cam kết can thiệp; 4 Cùng NCNMT xây dựng một kế hoạch điều trị chi tiết; 5 Tạo ra một môi trường hỗ trợ thân thiện: Trong đó có sự tham gia của nhiều thành phần như NVCTXH, các cán bộ, nhân viên khác tại cơ sở cũng như gia đình NCNMT, cộng đồng ; 6 Cùng NCNMT xây dựng kế hoạch hành động sau khi kết thúc quá trình can thiệp Đặc biệt, có khá nhiều NCNMT bằng Methadone phải chật vật lo cuộc sống vì vậy không đủ kinh phí, thời gian để sử dụng DVCTXH NCNMT cần được hỗ trợ để giải quyết những khó khăn về tài chính, công việc để có thể toàn tâm tham gia các hoạt động can thiệp từ NVCTXH Điều này liên quan mật thiết đến sự thay đổi, cải cách các chính sách hỗ trợ sinh kế cho NCNMT đã được trình bày ở phần trên Tóm lại, NVCTXH cần sử dụng hiệu quả các can thiệp chuyên môn từ CTXH để giúp NCNMT phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh cũng như cải thiện, khắc phục các nhược điểm còn tồn tại, từ đó có thể kích thích sự tham gia và nỗ lực giải quyết vấn đề của NCNMT.
- Hỗ trợ NCNMT giải quyết, cải thiện vấn đề sinh kế như: Được học nghề, tìm việc làm phù hợp, được trang bị và phát triển các kỹ năng quản lý tài chính
4.1.2 Giải pháp nâng cao vai trò của gia đình người cai nghiện ma túy bằng Methadone
Thực nghiệm giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên công tác xã hội
4.2.1.1 Cơ sở đề xuất thực nghiệm
Cơ sở lý luận: Trình độ, năng lực phục vụ của NVCTXH có thể tác động mạnh mẽ đến chất lượng DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone Theo đó, nếu NVCTXH có trình độ và năng lực chuyên môn tốt sẽ góp phần thúc đẩy và gia tăng chất lượng DVCTXH [29][31][46] Để xác thực về mối quan hệ này, chúng ta cần có những tác động gây biến đổi về năng lực chuyên môn của NVCTXH, đó sẽ là các bằng chứng cụ thể để giải đáp các giả thuyết đã được đưa ra.
Cơ sở thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone tại Tp HCM còn nhiều hạn chế Và một trong những yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH là chất lượng đội ngũ NVCTXH Theo đó, một bộ phận NVCTXH tốt nghiệp không đúng chuyên ngành, và chỉ mới tham gia một vài chương trình đào tạo, tập huấn cơ bản về CTXH, chưa đảm bảo tính chuyên sâu, vững chắc về kiến thức, kỹ năng chuyên môn Trong khi đó, NVCTXH chính là chủ thể cung cấp dịch vụ trực tiếp cho NCNMT bằng Methadone Từ thực tế đó, nghiên cứu đã đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ NVCTXH trong can thiệp và hỗ trợ NCNMT bằng Methadone Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong quá trình cung cấp DVCTXH, các phương pháp CTXH (CTXH cá nhân,CTXH nhóm), đặc biệt CTXH nhóm được NVCTXH thường xuyên sử dụng và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong can thiệp Tuy nhiên, thực tế cho thấy năng lực thực hành CTXH nhóm của nhiều NVCTXH còn hạn chế Phương pháp CTXH nhóm là một tiến trình trợ giúp các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội, môi trường để chia sẻ những mối quan tâm hay vấn đề chung, tương tác lẫn nhau và tham gia vào các hoạt động của nhóm nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm cũng như các mục đích của cá nhân để giải quyết khó khăn Trong hoạt động CTXH nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người trưởng nhóm (NVCTXH hoặc 01 thành viên của nhóm) và sự hỗ trợ củaNVCTXH (nếu trưởng nhóm là thành viên của nhóm) Như vậy, việc sử dụngCTXH nhóm có thể tạo ra sự tương tác và thay đổi cho nhiều đối tượng trong cùng một thời điểm, đồng thời, có thể khai thác tối đa thế mạnh đa dạng của mỗi thành viên (sự trải nghiệm, kinh nghiệm, năng lực) và sử dụng thế mạnh đó một cách hiệu quả để hỗ trợ cho các thành viên khác trong nhóm Điều này phù hợp với mục tiêu cũng như các điều kiện để tiến hành thực nghiệm, vì vậy, nghiên cứu tiến hành thực nghiệm biện pháp “Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên công tác xã hội” và phương pháp CTXH nhóm được vận dụng để tiến hành thực nghiệm này Giải pháp này được lựa chọn làm thực nghiệm để chứng minh rằng việc xây dựng đội ngũ NVCTXH – chủ thể cung cấp DVCTXH có năng lực, trình độ chuyên môn là vô cùng quan trọng để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone Đặc biệt, phương pháp CTXH nhóm có thể được sử dụng và mang lại hiệu quả không chỉ trong quá trình cung cấp DVCTXH cho NCNMT bằng methadone mà còn cho việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của NVCTXH trong bối cảnh hiện nay.
Sự hạn chế về trình độ chuyên môn của NVCTXH là một trong những yếu tố khiến cho việc sử dụng DVCTXH của NCNMT bằng Methadone chỉ đạt mức độ trung bình Nếu năng lực chuyên môn của NVCTXH được nâng cao thì mức độ sử dụng và hiệu quả DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone sẽ được gia tăng. Phương pháp CTXH nhóm có thể được sử dụng để tạo môi trường, cơ hội giúp NVCTXH thành viên trao đổi, hỗ trợ và cùng phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong việc trợ giúp NCNMT bằng Methadone.
4.2.1.3 Khách thể thực nghiệm: Nhân viên công tác xã hội.
4.2.1.4 Phương pháp thực hiện: Nghiên cứu tiến hành so sánh sự khác biệt về trình độ chuyên môn giữa nhóm NVCTXH tham gia sinh hoạt (nhóm thực nghiệm) với nhóm NVCTXH không tham gia sinh hoạt (nhóm đối chứng) Phương pháp CTXH nhóm được sử dụng với nhóm thực nghiệm để triển khai các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn của các NVCTXH thành viên Từ đó đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của phương pháp CTXH nhóm trong việc tạo ra sự thay đổi về năng lực chuyên môn của NVCTXH Mặt khác, trong thời gian thực nghiệm, đội ngũ NVCTXH vẫn tiến hành cung cấp DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone tại đơn vị họ làm việc Vì vậy, sau khi kết thúc thực nghiệm, chúng tôi tiếp tục lựa chọn ngẫu nhiên 30 NCNMT bằng Methadone thỏa mãn các điều kiện: 1 Đã tham gia khảo sát đánh giá thực trạng DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone; 2 Đã và đang thụ hưởng các DVCTXH được cung cấp bởi NVCTXH nhóm thực nghiệm để xác định sự khác biệt trong quá trình sử dụng DVCTXH trước và sau thực nghiệm.
4.2.1.5 Thang đo và các đánh giá: Người nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để đánh giá thực trạng sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn của NVCTXH ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm (Phụ lục 05) và sau thực nghiệm (Phụ lục 06) Nội dung đánh giá tập trung vào năng lực của NVCTXH với
03 tiêu chí cơ bản: Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
4.2.1.6 Thời gian thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm:
Thời gian thực nghiệm: Từ 01/03 đến 09/06/2023, số lần sinh hoạt 2 lần/tuần, thời gian sinh hoạt: Từ 2 – 2h30 tiếng/lần Tổng số lượng buổi làm việc: 29 buổi.
Thời gian đánh giá kết quả thực nghiệm: Từ ngày 05/08 đến ngày 20/08/2023. 4.2.1.7 Mô tả sơ lược về nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng:
Nghiên cứu lựa chọn 30 NVCTXH đang trực tiếp cung cấp DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone tại 02 tổ chức xã hội (Strong Ladies và G3VN). Những NVCTXH này đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học các chuyên ngành như Luật,
Xã hội học, Truyền thông và quan hệ công chúng… Như vậy, đội ngũ NVCTXH tham gia thực nghiệm chưa được đào tạo chính quy về CTXH mà chỉ tham gia một vài hoạt động tập huấn CTXH cơ bản với thời gian ngắn và rời rạc Số lượng NVCTXH được phân chia ngẫu nhiên thành 02 nhóm: Nhóm thực nghiệm: 15 người và Nhóm đối chứng: 15 người.
Trước khi triển khai các hoạt động CTXH nhóm, người nghiên cứu thực hiện việc chọn lọc ban đầu để xác định nhóm thực nghiệm (sẽ can thiệp bằng tiến trình CTXH nhóm) và nhóm đối chứng (không có sự can thiệp bằng CTXH nhóm). Người nghiên cứu liên hệ với một số các đơn vị cung ứng DVCTXH và nhận được sự hỗ trợ từ 02 tổ chức xã hội: Strong Ladies và GV3N Dựa trên các thông tin mà cơ sở cung cấp, người nghiên cứu đã trực tiếp liên hệ và trao đổi thông tin chương trình thực nghiệm với các NVCTXH Sau khi thực hiện đánh giá ban đầu khả năng tham gia thực nghiệm của từng cá nhân NVCTXH, 15 NVCTXH có nhu cầu và các điều kiện thuận lợi được xếp vào nhóm thực nghiệm, 15 NVCTXH còn lại được xếp vào nhóm đối chứng (không có sự can thiệp của phương pháp CTXH nhóm) Người nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để đánh giá về thực trạng việc vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong quá trình can thiệp và hỗ trợ NCNMT bằng Methadone của NVCTXH Nhìn chung, mỗi NVCTXH trong từng nhóm đều tự đánh giá còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn CTXH Như vậy, việc tiến hành các can thiệp vào nhóm thực nghiệm để đánh giá sự khác biệt so với nhóm đối chứng hoàn toàn phù hợp. Nhóm thực nghiệm sẽ được can thiệp và hỗ trợ theo phương pháp CTXH nhóm với tiến trình gồm 04 giai đoạn và được tóm tắt như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm thực nghiệm
Xác định mục tiêu chung của quá trình can thiệp: Tạo môi trường, cơ hội để kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn CTXH từ đó nâng cao hiệu quả quá trình cung cấp DVCTXH đối với NCNMT bằng Methadone. Đánh giá khả năng thành lập nhóm Đánh giá khả năng tham gia và nhu cầu của đối tượng: Thông qua phương pháp vấn đàm, người nghiên cứu tiến hành đánh giá lại khả năng tham gia của từng thành viên Nhu cầu, mục tiêu của mỗi cá nhân khi tham gia nhóm cũng được trao đổi rõ ràng Theo đó, mỗi thành viên tham gia đều có những nhu cầu cá nhân khác nhau, tuy nhiên tất cả hướng đến mục tiêu chung là nâng cao năng lực chuyên môn trong can thiệp và hỗ trợ NCNMT bằng Methadone Như vậy, 15 NVCTXH trong nhóm thực nghiệm đều xác định có thể tham gia hoạt động với nhu cầu trang bị, phát triển các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhằm hỗ trợ NCNMT bằng Methadone. Đánh giá các nguồn lực hỗ trợ hoạt động của nhóm: Việc phát triển năng lực của NVCTXH nằm trong chính sách, định hướng phát triển của 02 tổ chức cung cấp DVCTXH nên việc triển khai hoạt động nhóm được sự đồng ý, hỗ trợ của Ban lãnh đạo 02 đơn vị Bên cạnh việc động viên, khuyến khích và hỗ trợ thời gian để NVCTXH tham gia tập huấn thì tổ chức Strong Ladies hỗ trợ một số cơ sở vật chất như: Phòng làm việc/sinh hoạt, âm thanh ánh sáng, các dụng cụ khác như giấy, bút… Tổ chức G3VN cũng sẵn sàng hỗ trợ các vật dụng cần thiết, tài chính trong quá trình hoạt động Bên cạnh đó, một số các nguồn lực khác có thể hỗ trợ nhóm như: Đội ngũ chuyên viên, giảng viên CTXH, tài chính vật chất khác…
Các thành viên có độ tuổi tương đồng từ 23 đến 30 tuổi, mỗi thành viên đều có sự đa dạng về hoàn cảnh sống, kỹ năng ứng phó, trải nghiệm, kinh nghiệm trong can thiệp và hỗ trợ NCNMT bằng Methadone, cũng như sự đa dạng về các hiểu biết xã hội Đồng thời, tất cả các thành viên đều có khả năng và mong muốn giao tiếp với các thành viên khác, có kỹ năng thấu hiểu, chấp nhận, và trợ giúp… Như vậy, việc thành lập nhóm là đủ cơ sở và điều kiện cần thiết.
Số lượng thành viên chính thức: 15 thành viên;
Loại hình nhóm: Nhóm giáo dục.
Người nghiên cứu đã cùng với các thành viên trong nhóm thực nghiệm trao đổi, thỏa thuận một số các vấn đề về nhóm như: Hình thức sinh hoạt: Trực tiếp
(offline) hoặc trực tuyến (online), trong đó ưu tiên hình thức làm việc trực tiếp; thời gian triển khai: Từ ngày 04/03 đến ngày 07/05/2023; số lần sinh hoạt: 3 buổi/tuần, thời gian hoạt động: 1h00 đến 1h30‟/lần, và những quy định cần thực hiện khác. Dựa trên các nội dung đã được trao đổi và thống nhất, người thực nghiệm hướng dẫn thành viên trong nhóm viết đề xuất thành lập nhóm.
Kết quả đạt được: Thành lập được nhóm với đầy đủ các điều kiện cần thiết để hoạt động.
Thuận lợi: Nhận được sự phối hợp, hỗ trợ từ 02 đơn vị cung ứng DVCTXH có thành viên tham gia nhóm Các thành viên đều có tinh thần tích cực, mong muốn được tham gia và phát triển cùng nhóm.
Giai đoạn 2: Nhóm bắt đầu hoạt động
Lần lượt các buổi sinh hoạt chung với sự tham gia của tất cả thành viên trong nhóm được diễn ra.
Buổi sinh hoạt đầu tiên:
Số lượng thành viên tham gia: 15/15.
04/03/2023 Tóm tắt nội dung sinh hoạt:
Trong buổi làm việc đầu tiên, nhóm đã thực hiện các hoạt động như: Giới thiệu về bản thân, bầu chọn trưởng (TVT) – phó nhóm (QT), phân công công việc cho mỗi thành viên, xây dựng nội quy sinh hoạt, thỏa thuận các công việc của nhóm… Một trong những thuận lợi của nhóm là đa số thành viên đều có quen biết từ trước, các thành viên đều có tinh thần hợp tác và hỗ trợ nhau.
Buổi sinh hoạt thứ hai:
Số lượng thành viên tham gia: 15/15.
Tóm tắt nội dung sinh hoạt:
Người nghiên cứu hỗ trợ nhóm xây dựng mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể dưới sự điều phối của trưởng nhóm.
Theo đó, mục tiêu chung của nhóm là: Các thành viên được trang bị và phát triển kiến thức, kỹ năng CTXH trong can thiệp, hỗ trợ NCNMT bằng Methadone.