1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách công nghệ thúc Đẩy doanh nghiệp Đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên Địa bàn thành phố hà nội (tt)

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách công nghệ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường
Tác giả Thiều Thị Thu Thảo
Người hướng dẫn PGS. TS Trần Văn Hải, TS Nguyễn Quang Tuấn
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Khoa học Công nghệ
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất khung chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường nói chung và thúc đẩy doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THIỀU THỊ THU THẢO

CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG

THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học Công nghệ

Mã số: 9340412.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH

QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội – 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Khoa Xã hội học – Đại học

KHXH&NV- ĐHQGHN

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Trần Văn Hải

2 TS Nguyễn Quang Tuấn

Phản biện: PGS.TS Phạm Văn Hồng

Phản biện: TS Phùng Danh Thắng

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án

tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

vào hồi 14 giờ 00 ngày 23 tháng 7 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang hướng đến nhằm đáp ứng xu thế phát triển bền vững doanh nghiệp và tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp Tuy nhiên, hiện nay yếu tố môi trường ảnh hưởng đến kinh

tế, đến cơ hội phát triển, độ an toàn, năng lực cạnh tranh và tồn tại của doanh nghiệp Các bộ chỉ số, bảng xếp hạng đánh giá doanh nghiệp của nhiều tổ chức, tập đoàn lớn được người tiêu dùng, doanh nghiệp và quốc gia tin tưởng lựa chọn để xem xét và quyết định trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng Doanh nghiệp, công ty, đối tác thì lựa chọn để đưa ra quyết định đầu tư hay lựa chọn đối tác trong chuỗi cung ứng Nhưng trong bất kỳ bộ chỉ số nào liên quan đến đánh giá doanh nghiệp thì yếu tố “môi trường” luôn chiếm vị trí quan trọng

Ví dụ phổ biến như CAS - Đánh giá tính bền vững doanh nghiệp toàn cầu của S&P Global cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ESG bao gồm kinh tế, môi trường và xã hội; ESG- Bộ tiêu chuẩn đo lường môi trường, xã hội và quản trị; DJSI - Chỉ số bền vững Dow Jones Indices Hay cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon CBAM nhằm đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu phải kiểm soát khí thải, khí nhà kính tháng 10/2023 vừa qua của Liên minh Châu Âu Theo đánh giá của các chuyên gia khoa học thì ngành công nghệ chế biến thực phẩm được cho là lĩnh vực doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn nhất hiện nay trong chính sách thắt chặt các tiêu chí liên quan đến yếu tố thân thiện với môi trường Và đây cũng là ngành có năng lực ứng dụng, triển khai và đưa ra được những số liệu rõ ràng nhất liên quan tới tiêu chí

“thân thiện với môi trường” Trong thời gian các tiêu chí thân thiện với môi trường đã có nhiều ảnh hưởng bất lợi đến ngành xuất khẩu thực phẩm trong nước Công nghệ thân thiện môi trường trở thành thước đo tính bền vững, độ cạnh tranh ở góc độ kinh tế và thương mại chứ không đơn giản là trách nhiệm môi trường như suy nghĩ và

tư duy truyền thống trước đây Giai đoạn 2020 – 2050 là 30 năm quan trọng và dự đoán sẽ có những bước tiến đột phá trong lĩnh vực Công nghệ thân thiện với môi trường, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển như nước ta Nhận định công nghệ và môi trường là hai phạm trù quyết định đến tương lai doanh nghiệp, nghiên cứu sinh đã thực hiện đề tài nghiên cứu Chính sách công nghệ thúc đẩy doanh

Trang 4

nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội)

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề xuất khung chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường nói chung và thúc đẩy doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội đổi mới công nghệ nói riêng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

1) Phân tích, khảo sát chính sách công nghệ thân thiện với môi trường nói chung và chính sách công nghệ thân thiện với môi trường trong ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà nội đã ban hành, từ đó đánh giá thực trạng chính sách hiện nay đang ở mức nào

và đi theo chiều hướng nào

2) Phân tích làm rõ lý do cấp thiết cần một chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường Nhấn mạnh mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp là lựa chọn bắt buộc trong tương lai gần của doanh nghiệp mà công nghệ thân thiện môi trường là công cụ để các doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu về môi trường Đặc biệt trong ngành chế biến thực phẩm 3) Phân tích, làm rõ những chính sách nào đáp ứng được nhu cầu mong đợi của doanh nghiệp để doanh nghiệp chấp nhận đổi mới công nghệ theo hướng thân môi trường

4) Phân tích Bộ chỉ số ESG, Bộ chỉ số đo lường về Môi trường,

Xã hội, Quản trị nhằm phân tích tính phù hợp và khả năng áp dụng ESG trong việc thực hiện mục tiêu thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường của doanh nghiệp trong nước 5) Đề xuất một khung chính sách công nghệ chính và bốn khung chính sách thành phần với mục tiêu góp phần xây dựng hệ thống chính sách khoa học riêng cho mục tiêu đổi mới doanh nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường trong nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách công nghệ thân thiện với môi trường trong và ngoài nước

Chính sách liên quan đến phát triển bền vững và mô hình, hình thái doanh nghiệp bền vững

Trang 5

Chính sách công nghệ liên quan đến ngành chế biến thực phẩm, doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung:

- Nhận diện chính sách công nghệ thân thiện với môi trường hiện nay đang tồn tại dưới dạng chính sách được triển khai từ cấp Bộ, ngành, Trung Ương Đối chiếu với chính sách phát triển công nghệ này của một số quốc gia trên thế giới nhằm nhận diện phạm vị về nội dung triển khai của chính sách

- Nhận diện mô hình, hình thái công nghệ liên quan đến công nghệ thân thiện với môi trường trong nước, phân tích mặt mạnh, yếu theo sơ đồ SWOT, từ đó đề xuất mô hình phù hợp và khả thi với Việt nam

- Tìm hiểu tầm quan trọng và vai trò của chính sách công nghệ thân thiện với môi trường trong tương quan chung với chính sách công nghệ, chính sách công nói chung và chính sách đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nói riêng tại Việt nam

- Đề xuất khung chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới và phát triển công nghệ thân thiện với môi trường nhằm mục tiêu thúc đẩy quá trình phát triển và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, thực hiện các mục tiêu quốc gia đã đề ra liên quan đến giảm lượng phát thải khí nhà kính

* Phạm vi về không gian:

- Nghiên cứu thực hiện khảo sát chính sách công nghệ thân thiện với môi trường trong không gian rộng, liên quan đến chính sách hiện hành trong nước và quốc tế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường

- Phạm vi không gian trong chính sách được ban hành ở các tổ chức quốc tế, Liên hợp quốc, và các tổ chức phi chính phủ Đồng thời

là không gian gần trong các doanh nghiệp lớn trong nước và ví dụ từ một số quốc gia Đông Bắc Á có nền khoa học phát triển, có các doanh nghiệp thuộc top 500 doanh nghiệp lớn trên thế giới

- Trong Mục nghiên cứu trường hợp không gian tiến hành phát phiếu hỏi và khảo sát thuộc các doanh nghiệp chế biến thực phẩm đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội

* Phạm vi về thời gian:

- Nghiên cứu chính sách này được tác giả sử dụng mốc thời gian

từ sự ra đời thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp năm 1992

Trang 6

của Bowen Từ đây bắt đầu nghiên cứu xuyên suốt các chính sách liên quan đến thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường ở các nghiên cứu trong nước và quốc tế

- Phạm vi thời gian được trải dài nhằm mục đích tìm hiểu và đề xuất khung chính sách cho Luận án phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt nam

- Phạm vi về thời gian được tập trung phân tích sâu các chính sách hiện hành từ dịch Covid 19 trong nước và từ các sự kiện lớn của Liên hợp quốc COP 26, 27, 28 mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia

và ký các cam kết liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính Đây là mốc thời gian quan trọng để Nghiên cứu sinh phân tích thực trạng chính sách

3.3 Mẫu khảo sát

Trong quá trình thực hiện, Luận án đã thay đổi Mẫu khảo sát thành Câu hỏi khảo sát theo hướng “định hướng chính sách” Lý do phát sinh trong quá trình tiến hành Luận án: Thứ nhất: Phát hiện chính sách công nghệ thân thiện với môi trường ở Việt nam đang là khoảng trống chính sách Thứ hai: Các đại diện doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội trả lời chưa được tiếp cận các tiêu chí đánh giá hay các bảng chí số đánh giá công nghệ liên quan đến công nghệ thân thiện với môi trường từ các chính sách hiện

có Vì vậy, Luận án thay đổi hướng nghiên cứu từ Mẫu khảo sát sang xây dựng câu hỏi khảo sát nhằm xây dựng chính sách và định hướng chính sách Số câu hỏi gồm 7 câu Đối tượng được hỏi là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Phiếu khảo sát sử dụng nền tảng ứng dụng công nghệ qua email, gọi điện thoại phỏng vấn trực tiếp, ghi chép và xử lý số liệu

Số phiếu gửi đi và thu về: Gửi 168 phiếu thu lại 142 phiếu Danh sách tên một số doanh nghiệp tham gia trả lời câu hỏi được thể hiện trong phần Mục lục của Luận án Một số doanh nghiệp không thể khảo sát do thay đổi cơ sở, thay đổi số điện thoại Một số doanh nghiệp không thể liên lạc với người đại diện vì vậy không thể khảo sát Danh sách được thu thập và lấy nguồn từ Cục Thống kê, từ Google và từ Trang vàng (https://trangvangvietnam.com); Từ sách in của Công ty CP Công nghệ và thông tin doanh nghiệp Việt, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 7

Chính sách công nghệ thân thiện với môi trường nào phù hợp để thúc đẩy được doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường tại Việt Nam?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Chính sách công nghệ thân thiện với môi trường liên quan đến phân loại công nghệ; bộ tiêu chí đánh giá công nghệ; các chính sách

ưu đãi thuế, quỹ, vốn đầu tư; các chính sách thúc đẩy hoạt động R&D, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ có thể trở thành chính sách phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường ở Việt nam hiện nay

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

-Tiếp cận phân tích, tổng hợp: Phân tích các chính sách CNTTMT hiện hành trong nước để chỉ ra định hướng mà các chính sách đang theo đuổi cũng như những hạn chế của các chính sách này

Từ đó điều hướng và định hướng phát triển CNTTMT trong nước, chỉ ra khả năng tác động tích cực của chính sách đến doanh nghiệp

- Tiếp cận định tính: Áp dụng trong quá trình phân tích và xử lý

số liệu và thu thập nguồn thông tin từ nghiên cứu trong và ngoài nước

- Tiếp cận định lượng: Khảo sát các chuyên gia liên quan tới lĩnh vực chính sách khoa học và công nghệ và xây dựng chính sách theo hình thức trao đổi qua Bảng hỏi

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Tác giả đã phân tích, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, các công trình khoa học liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài Đây là phương pháp kế thừa các thành quả khoa học của của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các báo cáo khoa học hay các đề tài, dự án nghiên cứu Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp để rút ra hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc nhằm đề xuất khung chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi

Trang 8

trường

Nguồn dữ liệu thứ cấp phần lớn là các dữ liệu đã được xử lý hoặc chưa được xử lý Lấy nguồn từ phần lớn các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín của quốc tế; từ các báo cáo, đề án nghiên cứu được công bố trong nước liên quan đến công nghệ thân thiện với môi trường

5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

- Đối tượng phỏng vấn:

+ Các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách công nghệ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường

Các chuyên gia được mời phỏng vấn gồm 10 người Trong đó

có 02 chuyên gia là giáo sư, chuyên ngành Chính sách quản lý khoa học và công nghệ và Chính sách công của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc và Đại học Chung Ang, Seoul, Hàn Quốc 04 chuyên gia là cán bộ đang công tác tại Bộ Khoa học và Công nghệ Việt nam, có chuyên môn và làm việc trong lĩnh vực Chính sách khoa học và công nghệ 01 chuyên gia chuyên ngành quản lý khoa học và công nghệ, làm việc tại công ty phân tích dữ liệu doanh nghiệp 03 chuyên gia là giảng viên Đại học đang giảng dạy Đại học, chuyên ngành về Quản lý khoa học và công nghệ tại Việt Nam

+ Nhà quản lý doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội có liên quan tới lĩnh vực chính sách khoa học và công nghệ và xây dựng chính sách

- Nội dung phỏng vấn:

+ Thực trạng chính sách công nghệ thân thiện với môi trường; + Làm thế nào để thúc đẩy được doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường tại Việt Nam?

+ Chính sách công nghệ thân thiện với môi trường liên quan đến phân loại công nghệ;

+ Bộ tiêu chí đánh giá công nghệ thân thiện với môi trường; + Các chính sách ưu đãi thuế, quỹ, vốn đầu tư; các chính sách thúc đẩy hoạt động R&D, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ… để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường

- Cách thức tiến hành phỏng vấn:

+ Tác giả luận án liên hệ với chuyên gia, nhà hoạch định chính

Trang 9

sách, nhà quản lý doanh nghiệp, gửi câu hỏi phỏng vấn qua thư điện tử;

+ Gặp trực tiếp chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, nhà quản

lý doanh nghiệp để lắng nghe, trao đổi (có một số trường hợp do điều kiện về thời gian, khoảng cách địa lý không cho phép, tác giả luận án

đã tiến hành phỏng vấn gián tiếp qua các phương tiện điện tử) + Tổng hợp kết quả phỏng vấn

(Nội dung phỏng vấn sâu được thể hiện tại PHỤ LỤC 1: Phỏng vấn sâu chuyên gia ở cuối luận án; Kết quả tổng hợp phỏng vấn chuyên gia được thể hiện trong nội dung của luận án)

5.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Nguồn thông tin dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu hỏi với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

và bảng hỏi theo hình thức trao đổi với chuyên gia theo hình thức gián tiếp và trực tiếp Sau khi thu thập phiếu điều tra, tác giả loại bỏ các phiếu chưa đạt yêu cầu sau đó xử lý bằng phương pháp phân tích

và dự báo khoa học trên bản chất và hiện tượng sự việc được điều tra Tác giả đã tiến hành khảo sát với 168 mẫu phiếu, gửi đến các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội Mẫu phiếu lựa chọn gửi đến các doanh nghiệp CBTP tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hà Đông, Long Biên

Lý do lựa chọn khảo sát vì đây là những quận nội thành gần trung tâm thành phố và có mật độ dân cư cao, nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường lớn

Kết quả thu lại là 142 mẫu phiếu (Phiếu câu hỏi khảo sát đính kèm phụ lục Luận án) 142 mẫu phiếu thu thập từ doanh nghiệp bằng hình thức gửi phiếu hỏi trực tiếp đến doanh nghiệp, với doanh nghiệp không gửi được phiếu, tác giả Luận án đã gọi điện trực tiếp đến hỏi, điều tra và điền mẫu, đồng thời ghi chép một số ý kiến liên quan của đại diện doanh nghiệp được khảo sát

Sau khi thu thập phiếu trả lời, tác giả đã tiến hành phân tích định tính theo chu trình gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu bằng phiếu khảo sát, gọi điện thoại hỏi đáp, ghi chép

Bước 2: Sắp xếp dữ liệu từ phiếu khảo sát doanh nghiệp đã đánh dấu, ghi chép, gọi điện thoại, đưa vào các chủ đề trong câu hỏi khảo sát để thống kê dữ liệu dễ dàng hơn

Trang 10

Bước 3: Lọc bỏ các câu trả lời hoặc ý kiến khác không liên quan đến dữ liệu Luận án muốn đề xuất

Bước 4: Kết nối dữ liệu với các khái niệm lý thuyết của Luận án nhằm phục vụ mục đích xây dựng khung chính sách

Bước 5: Diễn giải kết quả khảo sát thu được để đưa ra những kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu của Luận án

- Nội dung khảo sát được thể hiện tại PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát của Luận án;

- Mẫu khảo sát được thể hiện tại PHỤ LỤC 3: Danh sách một số doanh nghiệp tham gia khảo sát đồng ý cung cấp một phần tên và địa chỉ công ty cho Luận án

6 Ý nghĩa của Luận án

6.1 Ý nghĩa khoa học của Luận án

Luận án có ý nghĩa lý thuyết: Luận án chỉ ra xu hướng và định hướng của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường, nêu ra ưu điểm và nhược điểm của các chính sách đó qua phân tích chính sách Khung chính sách được Luận án đề xuất là phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của Luận án

- Đánh giá, phân tích chi tiết hệ thống chính sách hiện hành Phân tích ưu điểm, nhược điểm và điểm cần khắc phục Tìm ra khoảng trống chính sách và nêu rõ tầm quan trọng và cấp thiết của Luận án với xu thế phát triển của doanh nghiệp trong nước

- Phân tích điểm mạnh, yếu, tính phù hợp của các mô hình, các hình thái phát triển công nghệ thân thiện với môi trường đã, đang và được đánh giá là có tính khả thi trong xây dựng chính sách công nghệ thân thiện với môi trường ở Việt Nam

- Đề xuất 01 khung chính sách chính và 04 khung chính sách thành phần phù hợp để phát triển công nghệ thân thiện với môi trường trong nước

Thực tế, kết quả của đề tài nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách công nghệ thân thiện với môi trường nói chung và chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường ở nước ta Luận án là tài liệu tổng hợp quan trọng về chính sách công nghệ thân thiện với môi trường và xu thế công nghệ có

Trang 11

tính cập nhật trên thế giới, tính đến thời điểm năm 2023 Theo đó, Luận án là nguồn tài liệu giúp các nhà hoạch định chính sách thực hiện thành công bước: đi trước, đón đầu, cạnh tranh về lĩnh vực công nghệ thân thiện với môi trường - công nghệ của tương lai - doanh nghiệp bền vững theo mục tiêu mà Chính phủ đề ra

7 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tham khảo, nội dung chính của Luận án chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án

Phần này tác giả nêu lên tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước gồm hơn 100 tài liệu tham khảo khác nhau Trên cơ sở đó nêu lên bức tranh về chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ hiện có trên thế giới và Việt nam

Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách công nghệ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường

Trong phần này tác giả tập trung vào các cơ sở lý luận, các học thuyết và các mô hình làm cơ sở xây dựng chính sách

Chương 3: Phân tích thực trạng chính sách nhà nước thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường – nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Phần này nêu lên hiện trạng chính sách công nghệ thân thiện với môi trường ở Việt nam và hiện trạng đó ảnh hưởng đến việc đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường trong ngành chế biến thực phẩm nói riêng và các doanh nghiệp nói chung Phần này tác giả cũng tiến hành các khảo sát liên quan đến doanh nghiệp và phỏng vấn chuyên gia Đồng thời trình bày các bảng tổng hợp liên quan đến kinh nghiệm xây dựng chính sách công nghệ thân thiện với môi trường của một số quốc gia trên thế giới, đề xuất mô hình phù hợp liên quan đến triển khai chính sách cho Việt Nam

Chương 4: Đề xuất hoàn thiện khung chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường – nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chương này tác giả đề xuất hoàn thiện khung chính sách với 4 khung chính sách thành phần và 01 khung chính sách tổng hợp Đồng

Trang 12

thời tác giả cũng đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và thực thi tốt chính sách nếu được đưa vào cuộc sống

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG

BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 Các công trình khoa học đã công bố liên quan đến chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường ở trong và ngoài nước

Phần này Nghiên cứu sinh đã phân tích những nghiên cứu liên quan đến đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường So sánh đối chiếu, từ đó rút ra những khoảng trống trong nghiên cứu mà Luận án cần giải quyết

1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xanh, sạch

So với các công nghệ thông thường thì công nghệ thân thiện với môi trường có nhiều đặc điểm riêng trong quá trình chuyển giao và thương mại hóa công nghệ Tác giả dẫn chứng các nghiên cưú liên quan đến hoạt động chuyển giao loại công nghệ này nhằm mục đích

để phân tích và giúp chúng ta có cái nhìn bao quát nhất về thân thiện với môi trường được phân tích xuyên suốt trong Luận án

1.3 Các nghiên cứu về chính sách công nghệ liên quan đến thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường trong ngành chế biến thực phẩm

Được biết đến là ngành công nghiệp đứng đầu trong hiệu suất thu được từ hoạt động đổi mới công nghệ Công nghệ chế biến - chế tạo nói chung và công nghệ chế biến thực phẩm nói riêng được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu liên quan đến đổi mới công nghệ Phân tích các nghiên cứu gần trên giúp tác giả nhận định khoảng trống trong nghiên cứu để đề xuất chính sách phù hợp cho việc phát triển công nghệ thân thiện với môi trường trong ngành này

1.4 Nhận xét về các công trình khoa học đã công bố về chính sách công nghệ thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường

Nghiên cứu về công nghệ thân thiện với môi trường rất nhiều, nhưng nghiên cứu đề xuất một khung chính sách cho sự phát triển công nghệ này tại Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào đề cập Vì

Trang 13

vậy nghiên cứu sinh nhận định đây là khoảng trống nghiên cứu muốn

đề cập đến trong luận án này

1.5 Những điểm mà luận án muốn hướng đến phân tích và làm rõ

Về lý thuyết

+ Làm rõ khái niệm về công nghệ thân thiện với môi trường, nội hàm và phạm vi khái niệm trong tương quan những khái niệm gần khác

+ Phân tích cơ sở lý thuyết, cơ sở lý luận liên quan đến nội dung luận án đề cập

+ Vận dụng lý thuyết hệ thống, thuyết trách nhiệm doanh nghiệp, lý thuyết doanh nghiệp bền vững để phân tích nội dung liên quan đến chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp như một bộ phận của hệ thống chính sách KH&CN

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1, Luận án phân tích các công trình khoa học đã được công bố trong nước và nước ngoài về chính sách công nghệ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường Sau khi phân tích các nghiên cứu, tác giả tổng hợp để làm rõ khoảng trống nghiên cứu mà các nghiên cứu gần với nội dung của Luận án đã đề cập Từ đó rút ra kết luận muốn có sự thống nhất trong hệ thống chính sách cần có một khung chính sách liên quan về công nghệ thân thiện với môi trường Trên cơ sở khung chính sách này xây dựng chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường Vì vậy, tác giả khẳng định khoảng trống nghiên cứu mà tác giả phân tích trong chương 1 là khoảng trống về chính sách rất quan trọng Thành quả nghiên cứu của

Ngày đăng: 22/10/2024, 14:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w