VẺĐẸPNẢYSINHTỪLAOĐỘNGVÀCHIẾNĐẤU Huy Toàn nhập ngũ từ 1947. Một năm sau anh làm quen với hội hoạ và mạnh dạn đã có những đóng góp ban đầu. Nói cho phải thì anh đã có chút ít vốn liếng nghệ thuật, do năng khiếu và sở thích cá nhân, ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, trước khi chính thức bước vào cuộc đời người lính; rồi nghệ thuật, từ nhu cầu công tác đã đặt ra cho anh những định hướng đi và phấn đấu để vươn lên không ngừng. Năm 1948, sau chiến dịch Sông Lô; lần đầu tiên anh bắt tay xây dựng HUY TOÀN-Việt Nam anh hùng ca bộ tranh truyện liên hoàn dài, gồm 2 tập, mang tên Căm thù (tập I) vàChiến thắng (tập II). Bộ tranh nét vẽ còn vụng về, in ấn chưa hoàn chỉnh, nhưng với cảm xúc mạnh và chân thật, nó đã góp một phần tích cực cho công tác tuyên truyền lúc đó. Nghệ thuật đã ra m ắt công chúng. Chính anh cũng chưa dám nghĩ rằng mình sẽ trở thành “Hoạ sĩ”. Nh ưng hiệu quả thì lại vượt ra ngoài cả ý muốn của người sáng tạo. Tập tranh của anh đã được giải thưởng của phòng chính trị Liên khu Mư ời lúc đó. Lần đầu tiên, anh hiểu nghệ thuật phải chăng là xúc cảm chân thành và mãnh liệt trước hiện thực, để rồi từ đó sẽ tái tạo lên hiện thực mới bằng hình tượng, thông qua tư duy của người nghệ sĩ ?. Anh đã đi và có mặt ở hầu khắp các nẻo đường đất nư ớc. Từchiến dịch Sông Lô, Biên giới đến Trung du, Đồng bằng, Điện Biên. Rồi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Anh đã tận mắt được nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước; được chứng kiến cảnh địch tàn phá làng mạc, giết chóc và hãm hiếp đồng bào cực kỳ dã man. Thực tế ấy, đã giúp anh v ốn sống, tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc. Qua từng chặng đường, anh đã dần lớn lên. Và nghệ thuật với người chiến sĩ thực sự trở thành một nhu cầu cấp thiết. Là người lính trên m ặt trận văn nghệ, không trực tiếp cầm súng, vũ khí của anh phải là những bức tranh. Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, anh thuộc quân số sư đoàn 312 - một trong những sư đoàn chủ công mà mũi nhọn của nó đã thọc sâu vào tận hầm tên tướng giặc Đờ-cát-tơ-ri, cắm lá cờ chiến thắng, kết thúc vẻ vang trận phản công cuối cùng. Nhưng ngay khi chiến dịch mở màn, cứ điểm Him Lam bị quân ta chiếm lĩnh, sư đoàn đã lệnh cho anh vẽ tranh căng lên tuyên truyền địch vận ở đồn Bản Kéo. Giữa chiến trường vật liệu thiếu, anh đã sử dụng cả tấm vải dù chiến lợi phẩm và lấy hắc ín làm màu vẽ. Tấm tranh căng lên. Sợ ảnh hưởng tới tinh thần binh lính, địch đã ra lệnh bắn nát tấm dù, nhưng bức tranh đã làm trọn chức năng của nó. Đồn Bản Kéo đã ra hàng và bức tranh đã góp một phần vào chiến công của chiến dịch. Khi Điện Biên toàn th ắng, bám sát gót chân của người chiến sĩ xung kích, anh đã có mặt ngay trong giờ phút lịch sử nóng bỏng vàtự hào ấy. Chính vì thế mà sau nàyvề Hà Nội, anh đã có đủ tư liệu và h ồi ức để dựng tiếp bức tranh vềchiến dịch lịch sử này. Năm 1954, hoà bình lập lại, Huy Toàn chuyển qua công tác làm báo. Anh chuyên trách phần đồ hoạ. Do yêu cầu tân văn phải làm nhiều, thường xuyên, có lẽ vì thế mà anh có lên tay, nghề nghiệp dần vững vàng hơn. Với chất liệu nghệ thuật - đặc biệt là sơn dầu - không giống như số đông các đồng nghiệp, anh đã bắt đầu làm quen v ới nó không phải bằng thứ hoạ phẩm chính thống mà bằng màu sơn cánh cửa - thứ vật liệu chỉ dùng cho công nghiệp xây dựng - Chính ba bức sơn dầuđầu tay Lá cờ thưởng luân lưu của Bác, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Kéo pháo vào Điện Biên là anh đã hoàn thành bằng chất liệu này. Năm 1957, ba năm sau hoà bình lập lại, anh dựng tranh Những viên đạn trả thù. Nhân vật chính trong tranh là một anh chiến sĩ bị trọng thương sắp ngã xuống; bên cạnh anh một đồng đội mắt nảy lửa căm th ù đang xả súng vào lũ giặc. Tác phẩm hoàn thành đã được in màu giới thiệu trên Báo ảnh Quân đội năm 1958. Tiếp theo, anh dựng tranh Bắt sống tướng giặc Đờ Cát-tơ-ri. Tác phẩm này anh đã hoàn thành suốt thời gian dài từ 1958-1974. Năm 1964, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Trong không khí còn nóng bỏng hận thù, từ trận địa trở về với số ký hoạ vừa ghi được, anh đã dựng tranh dầu lịch sử Trận đánh ngày 5-8-1964. Hai năm sau, 1966, sau chuyến đi thực tế khu Tư, Nam Ngạn, anh lại dựng tranh dầu Hàm Rồng - Nam Ngạn, nói về những người nữ dân quân anh hùng, trong đó có những nhân vật quen biết nh ư Nguyễn Thị Tuyển, Nguyễn Thị Hằng. Những tác phẩm này của anh đ ã ra mắt công chúng kịp thời, như những bản báo cáo thiết thực nhất đối với người chiến sĩ văn nghệ trong chiến đấu. Có thể nói anh là một trong số những hoạ sĩ có phản xạ nhanh, nhạy bén với thời cuộc và sự kiện, rồi bằng tốc độ làm việc khẩn trương, cần cù, anh đã đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ trước mắt của cách mạng. Vàtừ số lượng tác phẩm, anh đã đúc rút để tiến dần đến sự đánh đổi về chất lượng. Có thể nói đó cũng là một trong nguyên tắc tự học vàtự rèn của Huy Toàn. Mùa thu năm 1969, Bác Hồ qua đời! Xúc động trước cái tang chung của toàn dân tộc, đặc biệt với quân đội - anh dựng tác phẩm tranh dầu Bác thăm một đơn vị cao xạ. Năm 1970, sau khi đi Khu Tư, Quảng Bình, Vĩnh Linh trở về anh dựng tranh dầu Đèn xanh, nói về mặt trận giao thông vận tải chống Mỹ của những người chiến sĩ lái xe và thanh niên xung phong làm đường cho xe ra tiền tuyến. Năm 1972, sau 12 ngày đêm Hà Nội đương đầu với Pháo đài bay B.52 của Mỹ, anh dựng tranh dầu lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm. Cùng năm đó, sau chiến thắng Quảng Trị, anh dựng tranh dầu cỡ lớn Thành cổ Quảng Trị, nói về sự tích anh hùng của những chiến sĩ anh hùng đã giành giật với kẻ thù từng tấc đất nhuộm đỏ máu giặc vàđồng đội ở ngôi thành cổ này. Tiếp tục cảm hứng chưa dứt, xúc độngvềchiến công của những người lái máy bay đánh giặc trời Mỹ, anh dựng tranh Anh hùng không quân Phạm Tuân bắn B.52. Năm 1974, trong cao trào chiến thắng dồn dập của hai miền đất nước, anh dựng tranh dầu Toạ độ Iửa nói về đường mòn Hồ Chí Minh - con đường huyết mạch của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, cũng là con đường dẫn tới chiến công để làm nên đại thắng; các binh đoàn thiết giáp dưới bom đạn kẻ thù, vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, tiến về phương Nam, giải phóng nửa nước thân yêu. Tác phẩm đã được bày tại triển lãm “Tranh tượng về đề tài các lực lượng võ trang nhân dân”, và sau đó đã đư ợc Hội đồng nghệ thuật tuyển chọn mua cho Bảo tàng Mỹ thuật. Trong những ngày cuối tháng 4 - 1975 l ịch sử, khi đại quân ta đang dồn dập vây hãm kẻ thù, giải phóng nốt phần đất còn lại, Huy Toàn được vinh dự có mặt trong chiến dịch mang tên Bác Hồ, tiến vào giải phóng Sài Gòn và các đô thị miền Nam. Sau ít ngày trở về, mang theo không khí hào hứng của mùa xuân đại thắng, anh dựng tranh dầu lịch sử: Tiến vào Sài Gòn, Giải phóng Buôn Mê Thuật. Hai tác phẩm của anh đã kịp thời được in màu giới thiệu trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Cùng với hai tác phẩm tranh dầu trên, anh còn dựng tranh màu bột Sài Gòn 1-5- 1975, và một tập tranh phóng sự dài (gồm 130 tranh) phần lớn các sự kiện được rút ra từ sổ tay ký hoạ trong “Bão táp mùa xuân 1975” mà anh đã ghi được trên đường. Năm 1976, năm chuẩn bị cho triển lãm mỹ thuật toàn quốc, anh ra mắt công chúng tác phẩm tranh dầu Đất mới nói về cuộc sống sau chiến tranh đất nước nhanh chóng bước vào hàn gắn vết thương trên mặt trận sản xuất. Vẫn người lính cầm súng hôm qua, hôm nay đang lái máy cày, bên cạnh những võ khí của địch bị huỷ diệt, còn nằm ngổn ngang trên đồng ruộng. Nhưng mặt đất đã nhanh chóng được thay da đổi thịt. Sự sống mới đã nẩysinh trên mảnh đất mới này. Bằng bút pháp tả thực - những hình, màu, ánh sáng, v.v bao giờ cũng được Huy Toàn phân biệt rành mạch, rõ ràng. Tranh Huy Toàn luôn gây cho ta một cảm giác hồn nhiên và cụ thể. Cái cụ thể được lọc ra từ một sự kiện có thật, để rồi qua cảm xúc, lại được tái sinh với cái nhìn và biểu hiện khá chân thật và hùng hồn. Duyệt lại những bước đi trên đường đến với nghệ thuật, chúng ta dễ nhận ra là Huy Toàn mê vẽ tranh lịch sử và chất liệu sơn dầu. Rõ ràng đó là những nét nổi bật, rất đúng với sở thích của anh. Tính đến nay đã ngót 30 năm Huy Toàn làm đồ họa vàvẽ tranh sơn d ầu với sự kiên nhẫn liên tục và hào hứng bởi tình yêu nghệ thuật và như ta đã biết, anh đã bắt đầu bằng sự chưa hiểu biết gì về chất liệu cũng như tay nghề. Anh đã vẽ “sơn tây, “sơn cánh cửa” như anh đã tâm sự rất chân thành: Sau này tuy anh có học ở trường đào tạo, nhưng anh lại ít nệ vào trường qui. Còn gì đẹp hơn một sự thật được nói ra bằng nghệ thuật, mặc dù để đến với nghệ thuật, chẳng dễ dàng gì. “Sơn d ầu với tôi ban đầu nó như con ngựa bất kham”. Anh nói, “nhưng tôi đã kiên nhẫn điều khiển nó, bắt nó phải thuần dần”. Rõ ràng không th ể có lời tự thuật nào chân thành hơn thế nữa. Nghệ thuật là trái tim, là sự xúc động. Phải rung cảm, khái quát và hiểu kỹ nó mới tái tạo được những điển hình. Muốn sáng tác, phải có nghi ên cứu, cảm hứng, tìm tòi. Huy Toàn đã nhận thức vàlaođộng nghệ thuật trên quan điểm đó ngay từ khi bắt đầu nhập thân với hội họa. Xem tranh Huy Toàn, chỉ nói tới “không khí trong tranh” thôi, thì chưa đủ. Muốn hiểu tranh anh phải hiểu cả quá trình nghiên cứu, thai nghén và tích lũy từ thực tế. Và nguyên tắc cuối cùng là với anh, phải làm sao cho công chúng cảm thụ được nghệ thuật. Tất nhiên dễ hiểu chưa hoàn toàn là nghệ thuật, và ngược lại. Người nghệ sĩ không thể xem mình là thầy của nhân dân. Nói như đại ý Bác Hồ đã dạy: “Nhân dân là người sáng tạo”. Vì vậy, nhân dân cũng rất sáng suốt trong việc đánh giá tác phẩm và người nghệ sĩ. Đó là nguyên tắc cao nhất và đúng nhất m à anh thường nhấn mạnh với bạn bè, đồng nghiệp. Tác phẩm của Huy Toàn bao giờ cũng được vẽ ra với thiện ý chính là hướng về công - nông - binh. “Bởi nghệ thuật sáng tạo ra mà không được sự chào đón của quảng đại quần chúng nhân dân lao động, thì chắc chắn người nghệ sĩ cũng chẳng thú vị gì”. Anh đã khẳng định trên tranh là thế. Huy Toàn làm tranh khắc gỗ không nhiều so với tranh dầu. Nhưng số tranh khắc của anh là một trong số những tác phẩm đồ hoạ đã làm cho tên tuổi anh gắn liền với công trình laođộng ấy. Anh làm tranh kh ắc gỗ dân gian. Bởi từ đó từ truyền thống dân tộc - ít ra cũng giúp cho người nghệ sĩ hiện đại có cái nhìn và đánh giá đúng với thành tựu sáng tạo của ông cha mình. Cũng như chất liệu sơn dầu, anh đã trả lời rất thực và tỏ rõ niềm say mê khâm phục: “Chất liệu trong tranh khắc dân gian, tôi nghĩ ta không thể thêm và bớt. Với ta, nó là “cái gốc”. Họa sĩ hiện đại khó mà vượt lên được nó. Vì các yếu tố tổng hợp của nó - như màu, hình bố cục v.v có thể nói là tột đỉnh. Nó đã làm trọn vẹn vai trò lịch sử. Thật khó mà làm khác được. Ai mạo hiểm để “nâng cao” ngh ệ thuật dân gian cổ truyền, chỉ bộc lộ sự bất lực mà thôi”. Cứ vẽ rồi đẻ ra nghệ thuật và kỹ thuật theo cách riêng của m ình. Không nghĩ nhiều về kỹ thuật trước khi cầm bút. Phải xúc động thật sự trước khi cầm bút mới vẽ được. Đặt vấn đề vẽ cái gì, vẽ cho ai, rồi hãy nghĩ. Đó là những nguyên tắc và cũng là những “khẩu lệnh nghệ thuật” đúng nhất, rõ nhất - theo tôi nghĩ, khi chúng ta xem tác phẩm hội hoạ của Huy Toàn cũng như đánh giá và nhìn nhận về toàn bộ laođộng nghệ thuật của anh. Trần Thức . VẺ ĐẸP NẢY SINH TỪ LAO ĐỘNG VÀ CHIẾN ĐẤU Huy Toàn nhập ngũ từ 1947. Một năm sau anh làm quen với hội hoạ và mạnh dạn đã có những đóng góp ban. hàng và bức tranh đã góp một phần vào chiến công của chiến dịch. Khi Điện Biên toàn th ắng, bám sát gót chân của người chiến sĩ xung kích, anh đã có mặt ngay trong giờ phút lịch sử nóng bỏng và. thành và mãnh liệt trước hiện thực, để rồi từ đó sẽ tái tạo lên hiện thực mới bằng hình tượng, thông qua tư duy của người nghệ sĩ ?. Anh đã đi và có mặt ở hầu khắp các nẻo đường đất nư ớc. Từ chiến