1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài những cách tân của truyện ngắn việt nam giai Đoạn Đầu thế kỉ xx (1900 1930)

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Cách Tân Của Truyện Ngắn Việt Nam Giai Đoạn Đầu Thế Kỉ XX (1900-1930)
Tác giả Bùi Thúy Vân, Trần Thị Oanh, Lê Thị Huyền Trang, Bùi Thị Vi, Phan Thị Hương Thảo, Lê Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn Đặng Hoàng Oanh
Trường học Trường Đại học Vinh
Chuyên ngành Lí Luận Văn Học
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 260,86 KB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (7)
    • 1. Lí do chọn đề tài (7)
    • 2. Lịch sử vấn đề (8)
      • 2.1. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX (8)
        • 2.1.1. Từ tháng 8 – 1945 trở về trước (8)
        • 2.1.2. Từ tháng 8 – 1945 đến 1975 (8)
        • 2.1.3. Từ 1975 đến nay (9)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
      • 4.1. Mục đích nghiên cứu (11)
      • 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (12)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 6. Cấu trúc của bài tiểu luận (13)
  • B. NỘI DUNG (14)
  • Chương 1: Khát quát chung về văn xuôi Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX (14)
    • 1.1. Tình hình văn học những năm đầu thế kỉ XX (14)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của truyện ngắn Việt Nam trong nền văn học đầu thế kỉ XX (15)
      • 1.2.1. Quan niệm về truyện và truyện ngắn trong chặng đầu hình thành (15)
        • 1.2.1.1. Từ chuẩn mực của truyện ngắn (15)
        • 1.2.1.2. Quan điểm lịch sử về truyện và truyện ngắn (15)
    • 1.2. Quá trình hình thành và vận động của truyện ngắn đầu thế kỷ XX đến (16)
      • 1.2.2. Tiến trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX (17)
        • 1.2.2.1. Sự hình thành, vận động của truyện ngắn Việt Nam trong tương quan với truyện ngắn khu vực Đông Nam Á (18)
  • Chương 2: Cách tân trong xây dựng cốt truyện và nhân vật người kể chuyện (20)
    • 2.1.2 Kiểu cốt truyện đi vào tâm lí của nhân vật (0)
    • 2.1.3 Cốt truyện kép (0)
    • 2.2. Nhân vật và giọng điệu của người kể chuyện (24)
      • 2.2.1. Nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ (24)
      • 2.2.2. Giọng điệu trần thuật (26)
        • 2.2.2.1. Giọng điệu trần thuật đơn giọng (26)
        • 2.2.2.2. Giọng điệu trần thuật đa giọng (27)
        • 2.2.2.3. Những nét mở của nghệ thuật trần thuật hiện đại (28)
  • Chương 3: Cách tân trong kết cấu và ngôn ngữ ở truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX (29)
    • 3.1.1. Trạng thái đan xen cũ – mới trong tổ chức kết cấu cốt truyện (29)
      • 3.1.1.1. Hình thức chương hồi và hai tuyến nhân vật (29)
      • 3.1.1.2. Bước đầu ảnh hưởng kết cấu phương Tây (30)
    • 3.1.2. Kết cấu truyện không theo trình tự thời gian tuyến tính (31)
    • 3.1.3. Kết cấu dưới hình thức thư từ, nhật kí (32)
    • 3.2. Ngôn ngữ trong truyện ngắn đầu thế kỉ XX (33)
  • KẾT LUẬN (35)

Nội dung

TRƯỜNG SƯ PHẠM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKHOA NGỮ VĂN HỌC PHẦN: LÍ LUẬN VĂN HỌC ĐỀ TÀI: NHỮNG CÁCH TÂN CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỈ XX 1900-1930 Nhóm sinh viên thực hiện:...

NỘI DUNG

1.1 Tình hình văn học những năm đầu thế kỉ XX

Nước ta giai đoạn này là thuộc địa của thực dân Pháp, chúng bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa trên khắp nước ta, lần 1(1897-1914) và lần 2 (1919-1929) Dưới sự áp bức của thực dân Pháp và phong kiến nhân dân nước ta vô cùng cực khổ, xã hội trở nên nặng nề, bị đè nén bởi nỗi đau mất nước và chịu sự đô hộ của chúng Những cuộc khai thác thuộc địa đó đã làm cho nhân dân ta căm ghét đến cùng cực và cũng từ đó nổ ra những cuộc đấu tranh và phong trào cách mạng, tình hình lịch sử có những nét chuyển biến mới Những nét văn hóa mới du nhập vào Việt Nam sau những cuộc khai thác thuộc địa dần xuất hiện, các tầng lớp giai cấp, các nghề mới (báo chí, dịch thuật, ), lối sống, trang phục theo lối Âu hóa cũng thịnh hành Văn hóa bắt đầu mở rộng về phía Châu Âu, chủ yếu là văn hóa nước Pháp Các tờ báo dịch từ tiếng Pháp, những tư tưởng tiến bộ được tiếp nhận và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.

Văn học thời kì này mang tính chất giao thời và có những nét mới nổi bật Có thể nói giai đoạn này là thời kì mở đầu của văn học hiện đại, điều đó sẽ không thể tránh khỏi văn học có sự giao thoa giữa nét cũ và nét mới, có sự thay đổi trong mọi phương diện của văn học từ đề tài, hình thức sáng tác, viết bằng chữ quốc ngữ hay chữ hán Giai đoạn này nối tiếp chặng đường phát triển của dòng văn học yêu nước nổi trội là các tác phẩm của nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

Việc ra đời của chữ quốc ngữ cũng làm thay đổi nền văn học, các tác phẩm bằng chữ quốc ngữ ra đời, tiêu biểu là tác phẩm Truyện thầyLazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản Giai đoạn này nền văn học cũng đạt được nhiều thành tựu, văn xuôi xuất hiện nhiều cây bút tiểu thuyết,tiêu biểu có những cái tên quen thuộc như Hồ Biểu Chánh (với các tác

Khát quát chung về văn xuôi Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX

Tình hình văn học những năm đầu thế kỉ XX

Nước ta giai đoạn này là thuộc địa của thực dân Pháp, chúng bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa trên khắp nước ta, lần 1(1897-1914) và lần 2 (1919-1929) Dưới sự áp bức của thực dân Pháp và phong kiến nhân dân nước ta vô cùng cực khổ, xã hội trở nên nặng nề, bị đè nén bởi nỗi đau mất nước và chịu sự đô hộ của chúng Những cuộc khai thác thuộc địa đó đã làm cho nhân dân ta căm ghét đến cùng cực và cũng từ đó nổ ra những cuộc đấu tranh và phong trào cách mạng, tình hình lịch sử có những nét chuyển biến mới Những nét văn hóa mới du nhập vào Việt Nam sau những cuộc khai thác thuộc địa dần xuất hiện, các tầng lớp giai cấp, các nghề mới (báo chí, dịch thuật, ), lối sống, trang phục theo lối Âu hóa cũng thịnh hành Văn hóa bắt đầu mở rộng về phía Châu Âu, chủ yếu là văn hóa nước Pháp Các tờ báo dịch từ tiếng Pháp, những tư tưởng tiến bộ được tiếp nhận và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.

Văn học thời kì này mang tính chất giao thời và có những nét mới nổi bật Có thể nói giai đoạn này là thời kì mở đầu của văn học hiện đại, điều đó sẽ không thể tránh khỏi văn học có sự giao thoa giữa nét cũ và nét mới, có sự thay đổi trong mọi phương diện của văn học từ đề tài, hình thức sáng tác, viết bằng chữ quốc ngữ hay chữ hán Giai đoạn này nối tiếp chặng đường phát triển của dòng văn học yêu nước nổi trội là các tác phẩm của nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

Việc ra đời của chữ quốc ngữ cũng làm thay đổi nền văn học, các tác phẩm bằng chữ quốc ngữ ra đời, tiêu biểu là tác phẩm Truyện thầyLazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản Giai đoạn này nền văn học cũng đạt được nhiều thành tựu, văn xuôi xuất hiện nhiều cây bút tiểu thuyết,tiêu biểu có những cái tên quen thuộc như Hồ Biểu Chánh (với các tác phẩm như Ngọn cỏ gió đùa, Tiền bạc bạc tiền, Cha con nghĩa nặng,Con nhà nghèo, ) hay sự nổi tiếng vang dội của tiểu thuyết Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách,

Quá trình hình thành và phát triển của truyện ngắn Việt Nam trong nền văn học đầu thế kỉ XX

Nam trong nền văn học đầu thế kỉ XX

1.2.1 Quan niệm về truyện và truyện ngắn trong chặng đầu hình thành

1.2.1.1 Từ chuẩn mực của truyện ngắn

Bàn về truyện ngắn, nhiều nhà nghiên cứu lí luận phê bình trên thế giới như Antonop, Gulaiep, D.Grojnowski, Pospelop; ở Việt nam có Hà Minh Đức, Lê Bá Hán, Vương Trí Hàn, Phùng Quý Nhâm, Nguyên Ngọc, Trần Đình Sử, Bùi Việt Thắng… đưa ra hàng hoạt các khái niệm và đặc trưng của truyện ngắn Hầu hết các tác giả đều thống nhất truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung thể loại bao trùm hết các phương tiện của đời sống: Đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo là ngắn Tất nhiên về khái niệm dung lượng ngắn của truyện ngắn dở dang và là một vấn đề còn nhiều tranh cãi Truyện ngắn hiện đại thuộc kiểu tư duy mới mang cá tính sáng tạo, một cách nhìn cuộc đời, nắm bắt đời sống riêng mang tính chất thể loại Một trong những đặc điểm của truyện ngắm hiện đại là gắn liền với báo chí Khuôn khổ báo chí quy định tính chất ngắn gọn của truyện ngắn Tuy nhiên những đặc trưng mang tính chuẩn mực của truyện ngắn chỉ có thể lấy làm tiêu chí để nhận diện, phân định tác phẩm khi nó thực sự hoàn thiện Còn trong giai đoạn hình thành vận động của thể loại, khái niệm truyện ngắn có tính lịch sử của nó Trong giới hạn của một luận án văn sử, chúng tôi cố gắng mô tả nhân diện thể loại dựa trên quan điểm lịch sử đã từng tồn tại lúc bấy giờ.

1.2.1.2 Quan điểm lịch sử về truyện và truyện ngắn

Trước khi bàn về tính lịch sử của truyện và truyện ngắn, tiểu luận sơ lược điểm qua nguồn gốc lịch sử của nó Đến đầu thế kỉ XX Trên phương diện thể loại, sự ra đời của truyện ngắn, tiểu thuyết đánh dấu một bước chuyển cơ bản của văn học Việt Nam sang phạm trù hiện đại Xác định vai trò của thể loại, nhằm phục vụ cho mục đích của luận án chúng tôi cố gắng tách truyện ngắn với tiểu thuyết, đi sâu nghiên cứu truyện ngắn mặc dù đây là điều hết sức khó khăn mà kết quả đạt được chỉ là tương đối Luận án cần dựa trên quan điểm lịch sử, tức là phải căn cứ vào chính đối tượng tác phẩm từ đầu thế kỉ XX đến 1930 mới có một quan niệm đúng đắn và hợp lí Khảo sát truyện ngắn đầu thế kỉ XX, chúng tôi cho rằng báo chí đương thời sử dụng thuật ngữ đoản thiên tiểu thuyết rồi sau là truyện ngắn như đã nêu trên, là có chủ trương và có ý thức rõ rệt Trên con đường hiện đại hoá văn học Ở nước ta có thêm một thể loại là đoản thiên thiểu thuyết, xuất hiện đầu thế kỉ XX đến khoảng 1930, rồi thay thế bằng truyện ngắn vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX.

Có thể phác hoạ một vài nét chung về truyện ngắn giai đoạn đầu thế kỉ như sau: Đề tài thường lấy về sự thực và hướng về cuộc sống, ít hư cấu tưởng tượng Tính cách nhân vật chưa được khai thác, khám phá trong chiều sâu của nó Truyện ngắn đặc biệt chú ý đến cốt truyện, xem cốt truyện như một thành phần không thể thiếu và sự phát triển của cốt truyện quy định sự phát triển của truyện Truyện ít nhiều còn mang đậm tính giáo huấn, thậm chí quan niệm giáo huấn đạo lý được xem như cảm hứng cơ bản trong sáng tác đầu thế kỉ XX.

Quá trình hình thành và vận động của truyện ngắn đầu thế kỷ XX đến

1.2.1 Về thời điểm hình thành truyện ngắn

Khảo sát một số văn xuôi quốc ngữ cuối thế kỉ XIX ở Nam Bộ,tiểu luận đi đến kết luận Truyện thầy Lazaro phiền là đoạn thiên mở đầu có giá trị trên con đường hình thành thể loại truyện ngắn Những năm gần đây khi công tác sưu tầm được chú trọng người ta thấy từ đầu thế kỉ XX trên báo chí niềm Nam, ngoài truyện thầy Lazaro phiền đã xuất hiện một số đoạn tiểu thuyết mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau.Thực sự ở miền Bắc, truyện ngắn xuất hiện có muộn hơn Một số đoản thiên của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học đang ở Đông Dương và Nam Phong tạp chí có thể xem là những tác phẩm khai mào cho sự khởi sắc của thể loại đoản thiên trên Nam Phong tạp chí và đương thời.

1.2.2 Tiến trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX

Tiến trình phát triển của truyện ngắn đầu thế kỉ XX có thể chia làm hai chặng: Chặng thứ nhất: Từ đầu thế kỉ XX đến 1920, chặng thứ

2 từ 1920 đến 1930 Sự phân chia ở đây tuy có căn cứ và điều này điều khác nhưng chỉ mang ý nghĩa tương đối vì tiến trình vận động của thể loại thường diễn ra liên tục không ngắt quãng Những tác giả xuất hiện ở chặng đầu vẫn có thể và có khả năng sáng tác tốt ở chặng sau… Tuy nhiên, phần lớn những cây bút sáng tác truyện ngắn từ 1920 về trước đến thời điểm này hoặc thôi không sáng tác nữa hoặc chuyển hướng. Riêng trên Nam Phong điều này thể hiện rất rõ: Sau 3 năm cộng tác Nguyễn Mạnh Bống chia tay Nam Phong tạp chí, gia nhập làng báo chính thống góp phần sáng lập thực nghiệp dân báo Một năm sau Nguyễn Bá Học - cây bút đoản thiên có phần dồi dào nhất từ trần và Phạm Duy Tốn thôi không sáng tác cho đến khi qua đời (1942) thì hầu như mục tiểu thuyết không còn những cộng tác viên chính nữa Đoản thiên tiểu thuyết dần dần chịu lép vế so với các mục khác Thêm nữa, từ 1920 về trước truyện ngắn chưa có điều kiện xuất bản thành tập trừ Tản Đà với Chuyện thế gian và Nguyễn Công Hoan với tập Kiếp hồng nhan Sau 1920 ngoài việc đăng báo truyện ngắn còn được xuất bản thành tập với một số cây bút trẻ đang được khẳng định để trở thành trụ cột trong giai đoạn 1932 – 1945.

*Chặng thứ nhất từ đầu thế kỉ XX đến 1920: “Đây là chặng đường mở đầu của thời kì truyện ngắn hiện đại” Là bước chuẩn bị thăm dò về khả năng hình thành của thể loại truyện ngắn Đặc điểm thứ nhất của văn xuôi chặng đường này là phần lớn truyện ngắn chú ý đến vấn đề suy thoái của đạo đức chưa tách khỏi ảnh hưởng của truyện dân gian.Đặc điểm thứ hai trong chặng đầu của quá trình hình thành và vận động của thể loại thể hiện ở chỗ các tác phẩm dần dần tiệm cận trên con đường phản ảnh cuộc sống thực tại Trên chặng đầu, con đường đi của truyện ngắn Việt Nam trải qua những vất vả, thoát xác để tạo nên một phong trào sáng tác rầm rộ về sau Trong đó có những tác giả đóng góp đáng kể như Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Mạnh Bổng, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc với không ít tác phẩm chất lượng góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình hiện đại hoá nền văn học trên lĩnh vực văn xuôi.

*Chặng thứ hai từ 1920 đến 1930: “Ở thời kì này nền quốc văn mới đã đạt được những thành tựu đáng kể Nhiều tác phẩm có giá trị xuất hiện Một số tác giả giàu sức sáng tạo đã khẳng định được tài năng của mình” Đây là chặng vận động đa dạng của truyện ngắn trên con đường hình thành của thể loại Đặc điểm lớn nhất của chặng đường này là sự phân hoá dù chưa rõ ràng của truyện ngắn theo hai khuynh hướng: Hiện thực và lãng mạn Ở chặng thứ hai này nổi bật lên vai trò của một số tạp chí như An Nam tạp chí, Phụ nữ tản văn, Đông Phương,

… trong việc đăng tải tạp chí thời bấy giờ Cùng với truyện ngắn trên báo chí, các tập truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Bổng, Nguyễn Tường Tam, Tam Lang, Thế Lữ… góp phần tô đậm bức tranh đầy màu sắc của văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1930

1.2.2.1 Sự hình thành, vận động của truyện ngắn Việt Nam trong tương quan với truyện ngắn khu vực Đông Nam Á. Đi sâu vào sự vận động của thể loại, trong điều kiện cho phép, chúng tôi còn đặt truyện ngắn Việt Nam vào hệ thống vận động chung của thể loại các nước trong khu vực Đây là yêu cầu đã đến lúc không thể từ chối trong khi khả năng tiếp cận tư liệu đã mở ra trước mắt ít nhiều Vấn đề là phải tự biết khả năng để xác định mức độ hợp lí Ở đây chúng tôi xin được tự coi tất cả sự đối sánh này chỉ là bước đầu trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu của các nhà Đông Nam Á học.

Sơ lược điểm qua sự hình thành và vận động của truyện ngắn các nước Đông Nam Á trong tương quan với truyện ngắn Việt Nam trước 1930, có thể rút ra nhận xét bước đầu như sau: Truyện ngắn Việt Nam cũng như truyện ngắn của nhiều nước Đông Nam Á ra đời trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa thực dân nửa phong kiến trừ Thái Lan, do đó trong buổi đầu đều tiếp nhận vai trò môi giới của truyện ngắn phương Tây.Tất nhiên, truyện ngắn Đông Nam Á không có những thành tựu rực rỡ như truyện ngắn phương Tây Quá trình giao lưu văn hoá Đông Tây một mặt nhanh chóng đưa văn học các nước Đông Nam Á hoà nhập với nền văn học phát triển trên thế giới, mặt khác làm tăng sự khác biệt về trình độ giữa các nền văn học Đông Nam Á và phương Tây.

Cách tân trong xây dựng cốt truyện và nhân vật người kể chuyện

Nhân vật và giọng điệu của người kể chuyện

2.2.1 Nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ Đầu thế kỉ XX nghệ thuật xây dựng nhân vật phần lớn chưa vượt qua khỏi truyện trung đại chú ý đến miêu tả chi tiết hình thể, chủ yếu vẫn dùng thủ pháp ước lệ để miêu tả hình dáng nhân vật Nhân vật trong tác phẩm chỉ như cái mác của tác giả Nhưng thời kì này các tác giả cũng bắt đầu xây dụng cho mình những nhân vật sinh động, tràn đầy cá tính của văn học thời kì mới Trên cơ sở xây dụng theo lối văn học phương tây đã có nhiều tác giả thành công như Phạm Duy Tốn,Nguyễn Trọng Quản, Vũ Đình Chí

Thứ nhất, loại nhân vật chính, tức là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm Nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và được nhà văn khắc họa đầy đặn bằng nhiều loại chi tiết: Chi tiết tiểu sử, chi tiết ngoại hình, chi tiết nội tâm, tính cách và xung đột Chính vì thế, nhân vật chính thường thể hiện rõ nét những cách tân nghệ thuật của nhà văn Trong truyện ngắn đầu thế kỷ XX, có thể kể một số nhân vật chính như Lê Văn Nử (Trên lầm dưới lỗi – Trần Quang Nghiệp), ông chủ tiệm (Gặp người khách quý – Trần Quang Nghiệp), người cha (Chuyện anh hà tiện – Trần Phục Lễ), tôi (Làm khôn cả Phồn sanh dại – Nguyễn Chánh Sắt), …

Thứ hai, nhân vật phụ Lý luận văn học đưa ra khái niệm loại nhân vật này là nhân vật giữ vai trò thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến của cốt truyện Có nhiều loại nhân vật phụ, loại nhân vật phụ ngay sau nhân vật chính Loại này tuy không được khắc họa đầy đặn như nhân vật chính, nhưng vẫn được tác giả tô đậm nét, có cuộc đời, tính cách riêng Đại diện cho loại nhân vật này có thể kể đến: Người mẹ, người con gái (Chuyện tên Giáp – Huỳnh Tịnh Của), Bụng, Dạ (Bụng làm dạ chịu – Trương Vĩnh Ký), vợ chồng Hai Môn (Trời Phật công bình – Trần Quang Nghiệp), người khách (Gặp người khách quý – Trần Quang Nghiệp),… Nhân vật đám đông, như những người dân trong Chuyện ông Lý Chắm (Huỳnh Tịnh Của), những người kế cận hiệu Đại Văn Minh (Bà chủ nhà và tên Sôpphơ – Vũ Văn Đang), … cũng là những nhân vật phụ.

Thứ ba, nhân vật người kể chuyện là hình ảnh ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm Đó có thể là hình tượng của chính tác giả như tôi (Ôi ái tình – Công Bình), tôi (Làm khôn cảPhồn sanh dại – Nguyễn Chánh Sắt); có thể là một người biết một câu chuyện nào đó như tôi (Câu chuyện gia tình – Huỳnh Tịnh Của), người kể chuyện trong Giả thiệt là ai – Trần Quang Nghiệp, trong Ăn mày trúng số – Trần Quang Nghiệp,

2.2.2.1 Giọng điệu trần thuật đơn giọng Đọc truyện ngắn Việt Nam đầu thể kỉ XX, có thể thấy hiện tượng trần thuật đơn giọng còn tồn tại ở khá nhiều truyện Giọng điệu trần thuật đơn giọng này thường đi với truyện ngắn không có hiện tượng di chuyển điểm nhìn và thường gặp ở những tác phẩm có điểm nhìn quá khứ Đây là kiểu cái nhìn mang tính sử thi mà ở đó, sự vật vốn có thể cùng thời với người kể chuyện nhưng vẫn bị đẩy vào quá khứ, được nhìn nhận như cái đã thuộc về quá khứ, cái đã biết, vì vậy giọng điệu trần thuật mang tính đơn giọng.

Truyện ngắn trung đại nhìn chung sử dụng cách kể có điểm nhìn quá khứ, khi đó nhân vật người kể chuyện ẩn mình kể lại toàn bộ câu chuyện Do đó, truyện ngắn trung đại thường để cho người đọc có cảm giác nhìn nhận, hay quan sát lại một câu chuyển đã xảy ra từ quá khứ. Điều này cũng xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn đầu thế kỉ XX. Truyện ngắn “Có gan làm giàu” cũng bắt đầu trần thuật từ điểm nhìn quá khứ với lời giới thiệu phần nào đã thể hiện sự ngợi ca về một con người như đã thuộc về một thời đại xưa cũ: “Hãy xem câu chuyện của người làm giàu này thì thấy cái đạo làm giàu thực có chân lí và chân thú” Và kết thúc truyện vẫn với giọng điệu ngợi ca ấy Do điểm nhìn trần thuật thường không có sự di chuyển, dẫn đến giọng điệu trần thuật đơn giọng, phần nào gây cảm giác tẻ nhạt, nhàm chán hoặc nặng nề Dẫu sao, trong những tác phẩm có giọng điệu đơn giọng vẫn có những truyện bộc lộ nét nghệ thuật hiện đại - kiểu trần thuật ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn hiện tại Sự đan xen cũ - mới, có thể nói là đã được bộc lộ trên nhiều cấp độ của truyện ngắn đầu thế kỉ XX.

2.2.2.2 Giọng điệu trần thuật đa giọng

Giọng điệu trần thuật đa giọng thuật chỉ ra khi trong truyện có sự dịch chuyển những điểm nhìn trần thuật khác nhau, ứng với mỗi điểm nhìn trần thuật của nhân vật người kể chuyện sẽ có những giọng điệu trần thuật tương ứng Và khi có sự di chuyển điểm nhìn trần thuật giữa nhân vật người kể chuyện với nhân vật truyện được kể hoặc có sự di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật truyện với nhau sẽ tạo ra giọng điệu trần thuật đa thanh, đa giọng.

Giọng điệu trần thuật đa thanh, đa giọng được thể hiện trong khá nhiều truyện ngắn đầu thế kỉ XX Trong những truyện có kết cấu truyện lồng trong truyện thường có hai giọng điệu trần thuật là giọng của nhân vật người kể chuyện và giọng của nhân vật truyện tự kể về mình. Ở mỗi loại này có cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện các hành vi biểu cảm khác nhau qua ngôn ngữ kể chuyện của họ, tạo nên tính đa thanh, đa giọng cho truyện.

Trong truyện “Hai thằng khốn nạn” cùng một sự việc đứa bé trai con bác Khoá Lan bị cha mang bán, có nhiều giọng điệu trần thuật khác nhau gồm giọng điệu của người kể chuyện và giọng điệu của những nhân vật khác Giọng kể của người kể chuyện đầy vẻ thương cảm, lặng lẽ và thấm thía: “Sáng sớm, thằng bé con được gánh đi Một bên quang là tảng gạch để thăng bằng thúng hàng bên kia Một bên quang là cái thúng đựng hàng Trên cái thúng, tùm lum manh chiếu rách che hàng cho đỡ nắng Thằng bé con trần truồng trong thúng,nằm ngả ra, mồm miệng bê bết những rãi, mũi và vỏ khoai ” Giọng điệu của nhân vật Nghị Trinh - tên nhà giàu trước đứa bé ấy thì thật dửng dưng, hoàn toàn không một chút xót thương: “Ông Nghị nhìn qua đứa bé mặc cả: Tôi không nói lôi thôi Ông với ênh gì! Ba hào không bán thì thôi! ” Giọng điệu của bà Nghị - một người đàn bà vô sinh - trước đứa bé ấy là sự yêu thương của trái tim phụ nữ Trước sự bần tiện, bủn xỉn của người chồng (tiếc vì cho là mua đứa bé với giá hai hào tám vẫn còn hớ) thì bà Nghị đã phản ứng: “Sao ông nghiệt thế!

Tiền hàng vạn lo nghị viên không tiếc mà mấy xu này lại tiếc sao”. Đậm nét nhất là giọng điệu đầy dằn vặt của bác Khoá Lan khi phải bán con Giọng điệu này không bộc lộ qua những phát ngôn trực tiếp nhưng hiển diện trong dòng nội tâm của bác: “Bác bế đứa con lần cuối cùng, hôn hít, dặn dò mãi mới dứt Khi ra ngoài cổng, bác đi không nỡ, tình cha con vướng vít, bác nghĩ muốn trả lại hai hào tám mà lấy con về.

2.2.2.3 Những nét mở của nghệ thuật trần thuật hiện đại

Ngoài nghệ thuật trần thuật truyền thống, một số cây bút sử dụng nghệ thuật trần thuật hiện đại để có thể đi sâu chiếm lĩnh mọi ngóc ngách đời sống của con người Ngay từ cuối thế kỉ XIX đoản thiên tiểu thuyết đầu tiên của Truyện “Thầy Lazaro Phiền” được trần thuật theo quan điểm nhân vật “tôi” – người kể chuyện Sau bước đột phá của Nguyễn Trọng Quản, một số tác phẩm của các cây bút trẻ đầu thế kỉ tiếp nối cách nghệ thuật theo quan điểm này: Bực mình, Trần ai tri kỉ, Cô Ba nào? Một số truyện ngắn Mãn Châu: Cậu ở chồng bà, Cảm tình tri kỉ, Trằn trọc đêm xuân, Nước đời lắm nổi, Giật mình tỉnh dậy, Giấc mộng Tứ lâm Một số truyện trên Phong Hóa , một số truyện ba dào kí ở những truyện ngắn trên, nhân vật “ tôi” – người kể chuyện có khi đóng vai thành tác giả, kí giả thuật truyện, có khi là nhân vật chính, Một vài truyện ngắn như Tình xưa, Hai thằng khốn nạn, Tôi nói dối bà thì tôi làm kiếp Chương trình năm năm ít nhiều tạo được sự thành công trong việc trần thuật đan xen quan điểm nhân vật và quan điểm người kể chuyện.

Từ sự phân tích và minh họa về nghệ thuật trần thuật truyện ngắn trong bước đầu hình thành của nó, chúng tôi cho rằng: Truyện ngắn từ đầu thế kỉ XX đến 1930 phần lớn trần thuật theo quan điểm khác quan của nghệ thuật truyền thống Tuy nhiên một số tác phẩm thành công về mặt nghệ thuật trần thuật giúp phần nào khu biệt với văn học trước đó, góp phần đưa truyện ngắn hòa nhập vào quỹ đạo văn học hiện đại.

Cách tân trong kết cấu và ngôn ngữ ở truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX

Trạng thái đan xen cũ – mới trong tổ chức kết cấu cốt truyện

3.1.1.1 Hình thức chương hồi và hai tuyến nhân vật.

Kết cấu theo trình tự thời gian vốn là kiểu kết cấu phổ biến nhất mà các cây bút truyện ngắn sử dụng Nam Phong tạp chí; một số truyện ngắn trên An Nam tạp chí, một số truyện ngắn của tác giả Tản Đà, Nguyễn Bá Học, Mận Châu, Lê Đức Nhượng,… đều kết cấu theo kiểu này Bên cạnh kiểu kết cấu theo trình tự thời gian, một số truyện ngắn ảnh hưởng kiểu kết cấu đối lập giữa hai tuyến nhân vật truyền thống như chính – tà, chính diện – phản diện, cũ – mới, hiền lành- độc ác, giàu có – khốn khổ,… kiểu kết cấu đối lập được sử dụng ở một số tác phẩm của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu, Nguyễn Tường Lam, Lê Đức Nhượng,

… Một mặt làm nổi bật tư tưởng nghệ thuật của tác giả, mặt lại ít nhiều làm ảnh hưởng đến sự đa dạng, phong phú của nhân vật trong mối quan hệ đa chiều với cuộc sống

3.1.1.2 Bước đầu ảnh hưởng kết cấu phương Tây

Một trong những hình thức mới mẻ mà truyện ngắn từ đầu thế kỉ

XX đến năm 1932 đem đến trên phương diện kết cấu cốt truyện là Sự đảo lộn thời gian của sự kiện Ngay từ năm 1887, Kết cấu cốt truyện của Thâyd Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản chịu ảnh hưởng phương Tây rõ nét Hơn 30 năm sau Nguyễn Bá Học sáng tác Đoản thiên câu chuyện nhỏ đây là sự kết hợp tương tự truyện Thầy Lazaro phiền Tác giả của Câu truyện nhà sư là người cũng rất có thể chịu ảnh hưởng của Nguyễn Trọng Quản chí ít trên phương diện kết cấu cốt truyện Có thể thấy kiểu kết cấu đảo lộn trật tự thời gian của sự kiện, hồi cố theo mạch phát triển tâm lí nhân vật trong một số truyện ngắn:

Truyện một người du học sinh An Nam, Làm gì mà băn khoăn thế? Tình xưa, một cái chết, Bà lão loà, Một truyện báo thù ghê gớm Một số truyện có kết cấu dưới hình thức thư từ, nhật kí khá độc đáo như:

Duyên nợ trăm năm, Giọt lệ hồng lâu, Ôi! Thiếu niên, Một bức thư, Nguyệt hồ, Cái khổ tâm của người viết Xã hội ba đào, Thế là mợ nó đi Tây,… Một số truyện có dạng kết cấu trinh thám như Ai giết người, Những tiếng nói thầm của người chết, Trên lầm dưới lỗi, Cái búa con….

Sự phân chia những kiểu cốt truyện trên đây có ý nghĩa tương đối.

Trong thực tế, truyện ngắn từ đầu thế kỉ XX đến 1932 còn mang tính chất giao thời trong hình thức tổ chức tác phẩm, bên cạnh những kiểu kết cấu cốt truyện mới còn là kiểu đan xen cốt truyện truyện thống Do vậy khó có thể thấy được cách tân mang tính đột phá triệt để trên phương diện kết cấu cốt truyện Phải đợi đến Nam Cao, Thạch Lam giai đoạn sau, truyện ngắn mới thực sự đổi mới toàn diện.

Kết cấu truyện không theo trình tự thời gian tuyến tính

Một trong những hình thức mới mẻ mà truyện ngắn từ đầu thế kỷ

XX đem đến trên phương diện kết cấu cốt truyện đó là sự đảo lộn thời gian của sự kiện xảy ra trong truyện Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa hoặc phần kết thúc của cốt truyện tự nhiên Sự tái tạo lại trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốt truyện là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật hiện đại Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều truyện có kiểu kết cấu này như: Tái sinh sinh của Phan Bội Châu, Trên lầm, dưới lỗi của Trần Quảng Nghiệp…Đặc biệt kết cấu phá vỡ tuyến tính thời gian giai đoạn này xuất hiện khá nhiều ở các tác phẩm được đăng trên Nam phong tạp chí như Nước đời lắm nỗi của Phạm Duy Tốn,

Có gan làm giàu của Nguyễn Bá Học… Nguyễn Bá Học là nhà văn với nhiều tác phẩm có kết cấu theo thi pháp trung đại Nhưng ngay trong sáng tác “Có gan làm giàu” đã mang dấu hiệu hiện đại đó là có sự cách tân trong kết cấu Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Bá Học mô tả cuộc sống cần kiệm, hạnh phúc của một đôi vợ chồng nghèo Cho đến một hôm người chồng ốm, vợ mới phát hiện bí mật của chồng Người chồng thuật lại quá khứ và khát vọng vươn lên làm giàu của mình.

Hay trong truyện ngắn Nước đời lắm nỗi của Phạm Duy Tốn, tác giả mô tả cuộc gặp gỡ giữa nhân vật Tôi với người bạn cũ Nhân vật Tôi bất ngờ về cuộc sống của người bạn cũ và qua câu chuyện được thuật lại từ người bạn, nhân vật Tôi đã hiểu rõ được tại sao người bạn cũ lại trở nên như vậy

Truyện ngắn “Trên lầm, dưới lỗi” cũng là một điển hình của kết cấu không theo thời gian tuyến tính Truyện bắt đầu từ một lời kết luận của trạng sư: “Bởi vô cớ giết người nên Trạng sư bảo rằng phạm nhơn mắc phải chứng cuồng tâm” Đây là phần giữa của câu truyện Sau đó là vụ án được kể lại, có hai người bị giết Cảnh sát lúc này đã bế tắc trong việc tìm ra hung thủ của hai vụ giết người thì “có anh thợ mộc Lê

Văn Nử tới nộp mình cho pháp luật” nhưng nhất quyết không chịu khai nhận lí do giết người Trạng sư kết luận anh mắc chứng cuồng tâm và yêu cầu đưa vào nhà thương điên Lúc này vì thà chết chứ không muốn vào nhà thương điên nên anh ta buộc phải kể lại câu chuyện về cuộc đời mình và lí do phạm tội

Như vậy, đây là kết cấu phá vỡ tuyến tính thời gian Kết cấu như thế, tác giả muốn chuyển sự chú ý của người đọc từ sự kiện xảy ra bên ngoài sang nội tình bên trong, những nguyên nhân vì sao xảy ra sự việc Ở phương thức kết cấu này, cốt truyện thường bị phân ra thành những nhánh, nói cách khác, mạch truyện được tạo nên bởi sự lắp ghép từ những mảnh vụn ý tưởng, thế nhưng câu chuyện không bị lộn xộn mà vẫn giữ logic trong mạch kể của nhân vật Sự đảo lộn trật tự thời gian của các sự kiện có ý nghĩa không nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm nên kiểu kết cấu này đã rất phổ biến ở truyện ngắn các giai đoạn sau.

Kết cấu dưới hình thức thư từ, nhật kí

Một số không nhiều truyện ngắn từ đầu thế kỷ XX đến 1932 có kết cấu dưới hình thức thư từ, nhật ký khá độc đáo Các truyện ngắn Giọt lệ hồng lâu, Ôi! Thiếu niên, Một bức thư, Duyên nợ trăm năm thực chất là những lá thư Với kết cấu theo hình thức lá thư như vậy, những điều riêng tư sâu kín sẽ được thổ lộ, phô bày một cách tự nhiên hơn và nội dung được kể cũng có thể dàn trải, biến hoá linh họat hơn và tạo ấn tượng đậm nét về một cái tôi nhân vật Nói cách khác, hình thức bức thư thường tạo ra kết cấu mở cho tác phẩm Văn học thế giới đã có nhiều tác phẩm có kết cấu kiểu này như: Những bức thư gửi từ Ba Tư,Những bức thư gửi từ cối xay gió, Nhật kí tiểu thư John Trong truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX, tác phẩm có kết cấu dưới hình thức bức thư được đánh giá cao là Vi hành của Nguyễn Ái Quốc Vi hành còn được coi là một tác phẩm có kết cấu theo tình huống giả định Tình huống giả định ở đây là sự nhầm lẫn đến tức cười của dân Pháp, chính quyền thực dân Pháp, tưởng “tôi” là Khải Định Do sự nhầm lẫn đó mà nhân vật “tôi” bất đắc dĩ phải nghe những lời bình luận có vẻ coi thường của dân Pháp dành cho Khải Định - vua bù nhìn xứ thuộc địa.

Từ đó mà người đọc hình dung ra chân dung không lấy gì làm đẹp của vua Khải Định Và tình huống giả định có sự nhầm lẫn giữa Khải Định với những người dân An Nam khác cứ được phóng đại lên mãi, khiến cho mức độ châm biếm ngày càng gay gắt Ta có thể gặp kiểu kết cấu này ở một số tác phẩm của Ngô Tất Tố như Về chuyện mang nặng đẻ đau hoặc trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng giai đoạn sau.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn đầu thế kỉ XX

Giai đoạn 1900 - 1930 có thể được coi là giai đoạn quá độ, có tính chất giao thời của quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam “Văn học của cả giai đoạn1900 - 1930 có tính chất giao thời Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới đang tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc” Ngôn ngữ trong văn học buổi đầu thế kỉ mới còn chịu ảnh hưởng của lối diễn dật truyền thống, đặc biệt là ảnh hưởng của hán ngữ, văn phong chữ hán còn đậm nét Các tác phẩm còn mang nặng lối văn biền ngẫu, có cấu trúc đăng đối, diễn đạt cầu kì hầu như trong bất kì một tác phẩm văn xuôi nào ta cũng bắt gặp một số câu văn vần. Đầu thế kỉ 20 với sự thay đổi của dòng chảy lịch sử, văn học có các bước tiếp cận và phát triển với nhiều nền văn hóa mới, trong đó văn hóa Châu Âu được lan rộng hơn cả, với mau lẹ của thời đại cũng như sự thông dụng của ngôn ngữ dịch thuật ngôn ngữ trong văn học nói riêng và văn học nói chung đã có nhưng bước phát triển đột phá. Đây là thời kì phát triển rộng rãi của chữ quốc ngữ theo kiểu Châu Âu, được sử dụng nhiều trong các văn bản của giáo hội thiên chúa giáo Đặc điểm của lối văn này là dùng dấu chấm câu, giữa hai dấu chấm có nhiều vế, có vế chính, vế phụ, các vế được nối với nhau liên từ, cấu trúc câu còn khá phức tạp, cú pháP chưa chặt chẽ nên các ý còn lộn xộn, trùng lặp Một ví dụ tiêu biểu là Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản.

Sự tiếp xúc tây học cũng ảnh hưởng đến sáng tác văn học, Hồ Biểu Chánh là một tác giả tiêu biểu, ông là một người nổi tiếng về tiểu thuyết nhưng bên cạnh đó giai đoạn này cũng là những truyện ngắn vang danh của ông Ông đưa vào tác phẩm của mình những chi tiết đời thường, ngôn ngữ giản dị gần gũi như lời ăn tiếng nói hằng ngày thay thế cho kiểu ngôn ngữ tượng trung ước lệ ngày trước.

Tác phẩm “Sống chết mặc bay” là một truyện ngắn khá thành công trong việc vận dụng nghệ thuật truyện ngắn hiện đại kết hợp tương đối thuần thục giữa kể chuyện, miêu tả, đối thoại.

Nhìn chung, văn xuôi mới giai đoạn này đã có đổi mới về nội dung tư tưởng nhưng chưa có đổi mới rõ rệt về nghệ thuật Văn xuôi mới này vẫn còn nặng lối văn biền ngẫu, có cấu trúc đăng đối, diễn đạt cầu kỳ, kiểu cách như trong Tân Thư, lạm dụng vốn từ ngữ Hán Việt Tuy nhiên, trong các sáng tác của các nhà văn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây ngoài những câu văn như lời nói hàng ngày còn có những cấu trúc ngữ pháp hiện đại Họ đã ý thức về sự đổi mới nhưng vẫn không tránh khỏi lối viết văn cũ Ngôn từ sử dụng còn ở dạng tự nhiên, thô rạp, chưa được chọn lọc, trau chuốt, câu văn dài, không mạch lạc làm giảm đi yếu tố sinh động, hiện thực trong tả cảnh, tả tình.

Ngày đăng: 22/10/2024, 06:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w