Chào hàng offer xuất phát từ người bán - Phương diện pháp lý: Là đề nghị giao dịch xuất phát từ phía người bán - Phương diện thương mại: người bán cung cấp thông tin giao dịch của hàng v
TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH TMQT
Khái niệm
GDTMQT là quá trình tiếp xúc (trực tiếp/gián tiếp), đàm phán về các điều kiện, ký kết và thực hiện hợp đồng giữa các thương nhân (phải đăng ký kinh doanh) có trụ sở kinh doanh/ trụ sở thương mại tại các quốc gia/ vùng lãnh thổ/ khu vực hải quan khác nhau về việc mua bán/ trao đổi hàng hóa/ dịch vụ.
Mqh giữa hđ mua bán và gdịch thương mại: Hđ mua bán là cơ sở pháp lý quan trọng nhất của GDTM
Chủ thể của hợp đồng là công ty, yếu tố quốc tế căn cứ vào vị trí của trụ sở công ty chứ không phải quốc tịch của người đại diện.
Đặc điểm
Thiện chí: VD: Người bán giao hàng chậm thì người mua phải làm gì để đảm bảo nguyên tắc thiện chí?
Những gì không đc thỏa thuận rõ ràng, thì phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đối tác khắc phục hậu quả hành vi vi phạm, đồng thời vẫn có quyền lợi của họ Ví dụ giao chậm thì vẫn phải giao nhưng sẽ bồi thường.
+ Thương nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh, tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp, công ty, doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh ở các nước, vùng lãnh thổ, khu vục hải quan khác nhau.
Nếu 1 công ty có nhiều hơn 1 trụ sở thì sử dụng trụ sở nào?
Công ước viên 1980, trụ sở kinh doanh có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối vs việc thực hiện hđ.
Luật TM2005 có quy định về tính chất quốc tế của GDTM (hđ mua bán) hay không ?
Không! (Dựa hoàn toàn vào công ước viên 1980, (công ước viên 1964 Lahay về mua bán động sản hữu hình quốc tế cũng đề cập tới tính chất quốc tế của hđ mua bán)
- Đối tượng: Hàng hóa hữu hình, có thể di chuyển qua biên giới
=>> Đồng tiền tự do chuyển đổi, có tính ổn định về mặt giá trị, nên được sở hữu bởi những nền kinh tế phát triển, ổn định (đồng tiền mạnh), có thể là ngoại tệ đối vs 1 hoặc 2 bên
+ Nguồn luật điều chỉnh: Luật quốc gia, công ước viên, điều ước quốc tế, luật của nước thứ 3, tập quán thương mại quốc tế.
Các bước giao dịch tổng quát
1 Hỏi hàng (Inquyry) (xuất phát từ người mua và không ràng buộc trách nhiệm pháp lý)
- Phương diện pháp lý: là đề nghị giao dịch xuất phát từ phía người mua
- Phương diện thương mại: Người mua yêu cầu người bán cung cấp thông tin liên quan đến điều kiện giao dịch của hàng hóa hoặc người mua đưa ra những yêu cầu mong muốn để hỏi người bán có đồng ý không Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá.
Cách 1: Hỏi thụ động, người mua yêu cầu người bán cung cấp điều kiện giao dịch, người bán gửi lại, người mua đồng ý thì gửi lại chấp nhận, nếu không sẽ gửi lại mặc cả
Cách 2: Hỏi chủ động, Đưa ra những đk mong muốn để chờ người bán dồng ý hay k
Không ràng buộc nghĩa vụ mua của người hỏi Nếu người mua hỏi chủ động và người bán phúc đáp đồng ý bán thì người mua k bắt buộc phải mua theo những đk mình đưa ra.
=>> Việc viết và gửi thư hỏi hàng không có nhiều rủi ro, thường là thư thương mại mà người mới đi làm đc công ty cho phép viết và gửi vì không có ràng buộc pháp lý.
=>> Thường gửi tràn lan để hỏi, tham khảo cách bán hàng của đối thủ,… => cầu ảo
+ Cơ sở viết thư càng chính thống thì càng thể hiện ý chí muốn mua hàng
+ Nội dung chính: Hỏi chủ động hay thụ động
+ Kết thư: Cảm ơn, gửi lời chúc, mong sớm nhận được phúc đáp
2 Chào hàng (offer) (xuất phát từ người bán)
- Phương diện pháp lý: Là đề nghị giao dịch xuất phát từ phía người bán
- Phương diện thương mại: người bán cung cấp thông tin giao dịch của hàng và gửi tới người mua
+ Chào hàng chủ động: Chủ động tìm đối tác mua tiềm năng
+ Chào hàng bị động: Phúc đáp lại các thư hỏi hàng
Hoặc dựa vào tính chất ràng buộc nghĩa vụ cung cấp hàng của người chào hàng:
+ Chào hàng tự do (free): Đề nghị giao dịch của người bán, không có giá trị pháp lý cung ứng hàng của người bán
+ Chào hàng cố định (firm): Là chào bán 1 lô hàng xác định theo những điều kiện giao dịch định sẵn cho 1 hoặc 1 số người mua xác định
CHÀO HÀNG CỐ ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC + CHẤP NHẬN CÓ HIỆU LỰC = HỢP ĐỒNG MUA BÁN
=>> về mặt nội dung hđ tương đối giống chào hàng cố định.
* Đặc định lô hàng bằng những đk giao dịch
Người bán xác định người mua là ai và gửi rõ cho người đó, số lượng, người nhận chào cố định phải hạn chế vì ràng buộc nghĩa vụ phải cung cấp hàng của người chào hàng.
Hỏi: Chào hàng cố định có cần nêu thời hạn hiệu lực hay không? Đáp: Không có quy định nào bắt buộc phải đưa ra hiệu lực nhưng nên nêu thời hạn hiệu lực có định kì Nếu lỡ quên thì chào hàng cố định luôn luôn có thời hạn hiệu lực nhưng việc xác định hiệu lực không phải do 2 bên mà là do cơ quan trung gian
Phân biệt chào hàng tự do và chào hàng cố định? Giá trị pháp lí và những trường hợp nên sử dụng các chào hàng này?
Chào hàng cố định (Firm offer) Chào hàng tự do
Chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua, có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình, gọi là thời gian hiệu lực của chào hàng.
Chào hàng không ràng buộc trách nhiệm người phát ra nó Cùng lúc với cùng một lô hàng, người ta có thể chào hàng tự do cho nhiều khách hàng.
Trong thời gian hiệu lực, nếu người mua chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó thì hợp đồng coi như được giao kết.
Nếu trong chào hàng cố định người bán không quy định rõ thời hạn hiệu lực thì thời hạn này được tính theo
“thời hạn pháp lý” Thời hạn này do tính chất loại hàng, do khoảng cách về không gian giữa hai bên và cũng nhiều khi do tập quán quy định.
Việc khách hàng chấp nhận hoàn toàn các điều kiện của chào hàng tự do không có nghĩa là hợp đồng được kí kết Người mua cũng không thể trách người bán nếu sau đó người bán không ký kết hợp đồng của mình.
Trường hợp áp dụng Áp dụng cho trường hợp chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho một khách hàng hoặc khách hàng quen và trên thị trường, hoặc cung > cầu. Áp dụng cho trường hợp người mua là khách hàng tiềm năng, khách hàng mới, ai trả giá cao nhất thì bán, hoặc bán cho người mua nào thấy có lợi nhất Và khi trên thị trường, cầu > cung.
Hỏi: Tiêu đề là cố định nhưng nội dung chỉ có tên hàng và khối lượng thì có phải là chào hàng cố định không? Đáp: Tiêu đề là chào hàng cố định thì chắc chắn là cố định và ngược lại dù cho nội dung thể hiện ngược lại không đủ => đây là chào hàng cố định thiếu nội dung cơ bản
- Thu hồi hoặc hủy bỏ chào hàng
Luật dân sự: Phải gửi thông báo thu hồi bằng văn bản tới người nhận chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng đó thì mới thu hồi được.
Hoặc thông báo thu hồi đến trước thời điểm mà người nhận chào hàng chấp nhận thì mới có giá trị thu hồi.
=>> Nói chung là khó lắm nhá Phải viết và gửi cẩn thận kẻo toang đấy.
- Điều kiện hiệu lực của chào hàng cố định
+ Nội dung hợp pháp: Đầy đủ những nội dung cơ bản và hợp pháp
+ Chủ thể của chào hàng phải hợp pháp: Thương nhân, có quyền kinh doanh xnk.
+ Đối tượng phải hợp pháp: Hàng hóa được phép xnk, kiểm tra hàng hóa bằng cách tìm ở nghị định
69 năm 2018 hướng dẫn thi hành, luật quản lý ngoại thương năm 2017: Hàng xnk chia 3 nhóm:
* Nhóm tự do xnk: Chỉ cần có quyền xnk đã đki thì k cần xin phép gì cả, chỉ cần làm thủ tục hải quan
* Nhóm xnk có điều kiện (có giấy phép): Chính phủ phân quyền cho các bộ và cơ quan chuyên môn quản lý các hàng hóa theo diện cấp phép xnk hoặc đưa ra những đk mà hàng hóa cần đáp ứng
* Nhóm cấm xnk: Nếu xin đc giấy phép của chính phủ thì vẫn đc phép xnk nhưng 1 số hàng vẫn đc phân quyền cho bộ chuyên môn, vẫn có thể xuất khẩu nhưng trên danh nghĩa chính phủ nxk
- Cách giao kết hợp đồng mua bán quốc tế:
Các phương thức giao dịch cơ bản
1 Giao dịch qua trung gian
- Khái niệm: Trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch cho thương nhân khác theo sự ủy thác Sự ủy thác nằm trên hợp đồng thương mại Ưu điểm:
– Những người trung gian thường hiểu biết rõ tình hình thị trường, pháp luật và tập quán địa phương, do đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác. – Tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ, thông tin, dịch vụ của người trung gian, cơ sở vật chất có sẵn, nên người ủy thác giảm bớt chi phí.
– Công ty ủy thác mất liên hệ trực tiếp với thị trường
– Giá bán tăng, giảm sức cạnh tranh
Thế giới 2 loại: Môi giới và đại lý a Môi giới thương mại
- Là thương nhân làm trung gian trong việc đàm phán và giao kết hđ mua bán
- Cơ sở pháp lý: Hợp đồng trung gian và hợp đồng mua bán
+ Trên lý thuyết, môi giới không đàm phán trực tiếp vs các bên nhưng thực tế vẫn có
+ Gắn kết người bán và người mua, không đại diện cho quyền lợi bên nào, không ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán
+ Xúc tiến quá trình đàm phán
+ Hợp đồng ngắn hạn, ủy thác từng lần b Đại lý thương mại
- Là hoạt động thương mại theo đó thông qua hđ đại lý, bên giao và bên đại lý thỏa thuận, bên đại lý nhân danh chính mình mua bán, cung ứng dịch vụ và nhận thù lao Bên đại lý có quyền đứng ra ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán vs bên cuối cùng.
+ Đại lý thụ ủy: Không đc ký hợp đồng, chi phí phụ thuộc hoàn toàn vào bên giao
+ Đại lý hoa hồng: Được ký kết hợp đồng và chi phí do bên giao cung cấp
+ Đại lý kinh tiêu: Hoạt động vs danh nghĩa và chi phí của chính mình
- Căn cứ vào phạm vi quyền hạn được ủy thác: đại lý toàn quyền (Universal agent), tổng đại lý (General agent), và đại lý đặc biệt (Special agent)
(1) Đại lý toàn quyền: người được ủy thác làm mọi công việc mà người ủy thác làm để mua bán hàng hóa quốc tế
(2) Tổng đại lý: đại lý đứng ra đại diện và tổ chức một hệ thống các đại lý trực thuộc để thực hiện mua bán hàng hóa quốc tế thay bên ủy thác Tổng đại lý chỉ thay mặt người ủy thác thực hiện một hoặc một số công việc nhất định (ký kết hợp đồng mua bán, phụ trách hệ thống đại lý trực thuộc….)
(3) Đại lý đặc biệt là đại lý chỉ nhận ủy quyền một số công việc đặc biệt, cụ thể, mà nội dung công việc do người ủy thác quyết định, ví dụ như ủy thác mua một số lượng hàng nhất định với chất lượng và mức giá xác định.
- Căn cứ vào quan hệ giữa người đại lý và người ủy thác, đại lý phân thành 3 loại: Đại lý thụ ủy (Mandatory agent), Đại lý hoa hồng (Commission Agent),và đại lý kinh tiêu (Merchant Agent)
(1) Đại lý thụ ủy là nhà đại lý thực hiện công việc theo sự ủy thác của bên mua bán hàng hóa với danh nghĩa và chi phí của bên ủy thác đó Thù lao của đại lý thường là bằng tiền hoặc mức % tính trên kim ngạch của công việc.
(2) Đại lý hoa hồng là đại lý tiến hành mua bán hàng hóa theo mức giá do bên ủy thác đưa ra để hưởng hoa hồng và hoạt động này của đại lý với danh nghĩa của mình thay cho bên ủy thác nhưng vớichi phí của bên ủy thác Mức hoa hồng cho đại lý thường được tính theo %trên giá mua, giá bán hàng hóa do hai bên thỏa thuận
(3) Đại lý kinh tiêu là đại lý hoạt động ủy thác với danh nghĩa và chi phí của mình, thù lao của đại lý là khoảng chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
-Căn cứ vào nghiệp vụ mua bán thực hiện, đại lý chia làm ba loại sau: Đại lý xuất khẩu (bán hàng hóa), đại lý nhập khẩu (mua hàng hóa), và đại lý xuất nhập khẩu hàng hóa (vừa mua vừa bán).
So sánh trung gian môi giới và trung gian đại lí.
Là người trung gian giữa người bán và người mua, nhận thù lao từ việc kiến lập mối quan hệ giữa người bán và người mua.
Trung gian môi giới Trung gian đại lí
Là thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được người mua hoặc người bán ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa, dịch vụ.
Là tư nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự ủy thác của người ủy thác Đặc điểm
- Không đại diện cho bên nào, chỉ đứng giữa.
- Có quyền nhận thù lao của cả hai bên.
- Quan hệ giữa người môi giới với các bên là sự ủy thác từng lần.
- Không đứng tên trên hợp đồng.
- Không chiếm hữu hàng hóa.
- Không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng
- Chỉ đại diện cho một bên- bên ủy thác.
- Không có quyền nhận thù lao từ hai bên.
- Thường có hợp đồng dài hạn với bên ủy thác.
- Đứng tên trên hợp đồng.
- Một số đại lý được trao quyền chiếm hữu hàng hóa.
- Phải chịu trách nhiệm pháp lí trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. c Ủy thác mua bán
- Là hoạt động thương mại theo đó bên nhận ủy thác và bên ủy thác tham gia Hợp đồng ủy thác Bên nhận ủy thác tự mình mua bán hàng hóa theo những đk đã thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác chi phí do bên giao cung cấp.
Hỏi: Đại lý thương mại và ủy thác mua bán khác nhau ntn ? Đáp:
1 Tên của hợp đồng và tên các bên trong hợp đồng
2 Điểm khác biệt về mặt nội dung: Đều đc tự mình đứng ra ký kết mua bán hàng hóa dv theo thỏa thuận nhưng thực tế mục đích sd 2 hình thức khác nhau Đại lý thương mại để phát triển, mở rộng hđ kinh doanh bằng nội lực và mang tính chất lâu dài, ủy thác thì mang tính chất thuê ngoài nhiều hơn, ủy thác từng lần, hợp đồng ngắn hạn. d Đại diện thương nhân
- Gồm 2 bên nhận đại diện và giao đại diện Bên nhận đại diện hoạt động theo danh nghĩa và chỉ dẫn của bên giao đại diện Thực hiện công việc điều tra, giới thiệu sp, quảng bá sp,… không được đứng ra ký kết hợp đồng.
2 Các phương thức giao dịch khác a Mua bán đối lưu
- Là hoạt động xnk kết hợp, người xuất khẩu đồng thời là người nhập khẩu, trị giá hàng giao nhận hay mua bán tương đương nhau
=> xuất khẩu hàng cho ai thì nhập khẩu hàng từ chính người đó về.
- Ra đời từ khi xã hội loài người chuyển sang giai đoạn chuyên môn hóa phân công lao động
=> thừa thiếu nhu cầu =>> trao đổi lấy hàng hóa tài sản khác
Trong thương mại quốc tế: Phát triển mạnh nhất thời chiến tranh lạnh Hiện nay: không thịnh hành
+ Chủ yếu quan tâm tới giá trị sử dụng
+ Đồng tiền chủ yếu để tính toán
+ Đảm bảo sự cân bằng về mặt giá trị thông qua giá trị sức lao động kết tinh trong hàng hóa
+ Mua lại: có mối qh chặt chẽ giữa hàng hóa bán và mua
- Hợp đồng mua bán đối lưu
- Biện pháp bảo đảm thực hiện, phòng ngừa vi phạm và khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm
+ Sử dụng bên thứ 3 để khống chế hàng hóa: Sử dụng 1 trung gian giao hàng sang đó rồi 2 bên đến đó để nhận hàng về > khoảng cách kéo dài, tốn kém thời gian, chi phí Thực tế người ta vẫn giao trực tiếp nhưng giữ lại chứng từ liên quan đến lô hàng và gửi qua bên trung gian
+ Thư tín dụng đối ứng b Tạm nhập tái xuất:
Là xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu trong tình trạng chưa qua gia công chế biến (nguyên trạng như ban đầu khi nhập khẩu)
+ Đặc điểm: Hàng hoá còn nguyên hiện trạng
+ Thường là những hàng hóa có cung và cầu lớn trên thế giới và giá biến động Lựa chọn vì hàng có cung lớn: Dễ nhập khẩu giá ưu đãi hoặc Cầu lớn: Dễ xuất khẩu và giá cao
=> Mặt hàng có cả cung lớn và cầu lớn ở cùng 1 thị trường rất ít Cầu lớn thì chính phủ sẽ thắt cung lại.
=> Đây là những hàng hóa mang tính thiết yếu như điện nước muối.
=> Cả cung cả cầu lớn ở 2 thị trường khác nhau: Cung ở 1 thị trường, cầu ở 1 thị trường
1 Tạm nhập tái xuất (tái xuất đúng nghĩa)
INCOTERMS 2010 + 2020
Khái niệm
Là văn bản hay bộ quy tắc do ICC ban hành để giải thích những điều khoản liên quan tới vấn đề giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán
ICC là tập hợp những chuyên gia về thương mại của các nước trên thế giới nhưng tập trung là các nước phát triển như Mỹ và châu Âu.
Vai trò
- Là nền móng của thương mại quốc tế vì được sử dụng trong những chứng từ quan trọng nhất
- Là ngôn ngữ của thương mại quốc tế vì được dịch ra tất cả các ngôn ngữ của các nước tham gia thương mại quốc tế trên thế giới, giúp thúc đẩy đàm phán và ký kết hợp đồng và phát triển thương mại quốc tế.
Lịch sử phát triển incoterms
Sửa đổi để phù hợp với sự thay đổi của thương mại quốc tế Ý nghĩa chữ F: Free: Giải phóng nghĩa vụ của người bán sau khi giao hàng theo hướng dẫn sau đó Nhóm D: Người bán giao đến địa điểm đến: Delivery
Freight: Cước phí vận tải biển
=> Xu hướng phát triển của Incoterms: Tinh gọn dần theo hướng bỏ bớt những điều kiện gần giống nhau hoặc mở rộng phạm vi áp dụng của 1 điều kiện nào đó hoặc thêm 1 điều kiện mới 1990: Bỏ FOA, FOT, FOR vì đã có FCA (giao cho người chuyên chở)
Bổ sung thêm DDU: Giao ở đích chưa nộp thuế (thủ tục hải quan nhập khẩu do người mua làm) 2000: Sửa FCA(làm rõ quá trình bốc dỡ khi giao hàng), FAS, DEQ (làm rõ nghĩa vụ thay đổi thủ tục hải quan, bên bán làm thủ tục xuất, bên mua làm thủ tục nhập)
Tsao k thay đổi nghĩa vụ thủ tục hải quan theo hướng bên cư trú làm trong 2 đk EXW và DDP:
Vì 2 đk này sử dụng trong điều kiện chênh lệchh tương quan lực lượng 2 bên rất lớn
2010: Thay đổi về điều kiện trong nhóm D: Bỏ DES, DEQ, DDU, DAF
Dùng DAT thay cho DEQ và mở rộng phạm vi áp dụng (giao ở bến đến cho mọi phương thức vận tải, người bán phải dỡ hàng ở bến đến)
Dùng DAP thay cho DES, DDU, DAF: Giao ở nơi đến: Place: Không phải dỡ hàng ở bến đến DAT và DAP thì nghĩa vụ người bán trong điều kiện nào cao hơn ?DAP cao hơn
2020: Thay DAT bằng DPU (Delivery at Place unloaded) và một số sửa đổi khác: Giao hàng ở địa điểm đích và đã dỡ hàng DPU khác DAP ở chỗ hàng đã dỡ hay chưa
Mối liên hệ giữa INCOTERMS và hợp đồng ngoại thương
- Bản chất của Incoterms: Tập quán thương mại quốc tế, là văn bản được các thương nhân sử dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế nói chung và trong việc soạn thảo, đàm phán hợp đồng ngoại thương nói riêng.
=> không phải luật, ko có tính chất bắt buộc áp dụng hữu hình nhưng có tính bắt buộc vô hình
- 2 vấn đề chính mà incoterms điều chỉnh về việc giao nhận: Phân chia chi phí và việc di chuyển rủi ro (những mất mát và hư hỏng thực tế của hàng hóa, ) ở địa điểm nào và thời điểm nào
- Phải dẫn chiếu incoterms vào hợp đồng mua bán (các thương nhân thỏa thuận dùng incoterms để điều chỉnh vấn đề giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán)
+ Đưa tên đk thương mại muốn sử dụng kèm theo năm của ấn bản incoterms kèm theo địa điểm (nơi hàng đi hoặc đến) liên quan tới việc giao nhân vào trong hợp đồng mua bán (ghi rõ Incoterms vì có nhiều điều kiện ghi giống vậy nhưng kp của incoterms)
VD: FOB Cảng Hải Phòng Việt Nam, Incoterms 2020
Nhóm F và E: Ghi địa điểm hàng đi
Nhóm C và nhóm D: Ghi địa điểm hàng đến
- Thông thường incoterms được dẫn chiếu vào điều khoản giá trong hợp đồng mua bán (nhưng đưa vào đâu cũng được) vì incoterms giải thích rất nhiều các nghĩa vụ và chi phí mà các bên phải gánh chịu nên giúp cho việc so sánh giá giữa các hợp đồng được chính xác hơn
- Có thể sửa đổi incoterms trong quá trình sử dụng (trong chừng mực k làm biến đổi bản chất) để tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi của 2 bên
Những lưu ý khi sử dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán.
– Incoterms không phải là luật, chỉ là văn bản có tính chất tham khảo.
– Các phiên bản Incoterms ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước, do vậy, khi sử dụng cần ghi rõ là phiên bản nào Hợp đồng nên dẫn chiếu đến Incoterms hiện hành, khi dẫn chiếu phải chính xác.
– Incoterm chỉ giới hạn đối với những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ cùa các bên trong hợp đồng mua bán liên quan đến việc giao hàng (với ý nghĩa “hàng hóa hữu hình”).
– Quy định trong hợp đồng những vấn đề mà Incoterm ko đề cập (quyền sở hữu hàng hóa và các quyền sở hữu khác, việc vi phạm hợp đồng và hậu quả của vi phạm hợp đồng, trường hợp miễn trách…).
– Cần có quy định cụ thể về đóng gói bao bì, vận tải, bảo hiểm, địa điểm, thông báo trong hợp đồng để ràng buộc nghĩa vụ của bên kia.
– Sử dụng FCA,CPT,CIP thay cho FOB,CFR,CIF khi nơi giao hàng không phải là lan can tàu tại cảng bốc hàng.
– Sử dụng đúng kí hiệu viết tắt trong Incoterms.
– Sử dụng những điều kiện, theo đó giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm. – Hợp đồng mua bán theo các điều kiện nhóm C, giống nhóm F,thuộc loại “hợp đồng gửi hàng” chứ không phải là “hợp đồng hàng đến” như nhóm D.
– Không nên bổ dung thuật ngữ vào Incoterms để nói rõ hơn quy định của điều kiện đó Incoterms không đưa ra bất cứ hướng dẫn nào cho việc bổ sung này Nếu các bên không dựa vào tập quán thương mại thịnh hành để giải thích những bổ sung này, có thể gặp rắc rối nghiêm trọng khi không chứng minh được 2 bên đã hiểu 1 cách thống nhất những bổ sung đó.
– Người bán và người mua phải thông tin đầy đủ cho nhau về tập quán trong ngành buôn bán và tại khu vực khi 2 bên đàm phán hợp đồng Nếu phát sinh những vấn đề chưa rõ ràng, các bên nên quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng mua bán.
INCOTERMS 2010
E EXW C CPT, CIP, CFR, CIF
F FOB, FCA, FAS D DAT, DAP, DDP
- Chia theo loại hình phương thức vận tải:
+ Các điều kiện dùng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức
+ Các điều kiện chỉ dùng cho vận tải biển và thủy nội địa
2 Trình bày quy tắc EXW Incoterms 2010:
EXW- Ex work (…named place) + Giao tại xưởng (…nơi quy định)
Quy tắc này sử dụng cho bất cứ phương thức vận tải nào và cũng có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
Người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một nơi quy định khác (xưởng, nhà máy, kho,…) Người bán không cần bốc hàng lên bất cứ phương tiện nào đến nhận hàng mà cũng không phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa.
Nếu các bên muốn người bán thông quan xuất khẩu và bốc hàng lên phương tiện vận tải thì nên dùng quy tắc FCA.
EXW thể hiện nghĩa vụ tối thiểu cho người bán Người mua phải chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng hóa từ địa điểm đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi giao hàng quy định.
3 Trình bày quy tắc FOB Incoterms 2010?
FOB – Free on board (…named port of shipment) + giao trên tàu (…cảng bốc hàng quy định)
Quy tắc này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa.
Người bán giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định hoặc mua hàng đã được giao như vậy Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ thời điểm hàng hóa đã ở trên tàu.
FOB có thể không thích hợp khi hàng được giao cho người chuyên chở trc khi lên tàu, vdụ hàng trong container có đặc thù là giao tại điểm tập kết Trong những trường hợp như vậy, nên sd qtắc FCA.
FOB đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu có Tuy nhiên, người bán ko có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu hoặc thực hiện bất cứ thủ tục hải quan nhập khẩu nào.
4 Trình bày quy tắc FAS Incoterms 2010.
FAS (Free alongside ship) + giao hàng dọc mạn tàu (ghi kèm cảng bốc hàng quy định)
Quy tắc này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa.
Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu (chẳng hạn như trên cầu cảng hoặc trên sà lan) do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng qđịnh hoặc mua hàng hóa đã được giao như vậy để bốc hàng Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa từ thời điểm đó trở đi.
FAS có thể không thích hợp khi hàng được giao cho người chuyên chở trước khi lên tàu, ví dụ hàng trong container có đặc thù là giao tại điểm tập kết Trong những trường hợp như vậy, nên sử dụng quy tắc FCA.
FAS đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hhóa, nếu có Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu hoặc thực hiện bất cứ thủ tục hải quan nhập khẩu nào.
5 Trình bày quy tắc FCA của Incoterm 2010.
FCA – Free carrier (named place): giao cho người chuyên chở (nơi quy định)
Quy tắc này có thể sử dụng cho bất cứ phương thức vận tải nào và cũng có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại cơ sở của người bán hoặc tại một nơi quy định khác Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa từ thời điểm đó trở đi.
Nếu nơi giao hàng quy định là cơ sở của người bán thì người bán phải bốc hàng lên phương tiện vận tải mà người mua cung cấp Trong bất cứ trường hợp nào khác, người bán hoàn thành việc giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người chuyên chở hoặc người nào khác do người mua chỉ định, trên phương tiện vận tải của người bán đã sẵn sàng để dỡ.
FCA đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hhóa, nếu có Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu hoặc thực hiện bất cứ thủ tục hải quan nhập khẩu nào.
6 Trình bày quy tắc CFR Incoterms 2010.
CFR – Cost and Freight (named port of destination): tiền hàng và cước phí (cảng đến quy định)
Quy tắc này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa.
Người bán giao hàng trên tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng hóa ở trên tàu Người bán phải kí hợp đồng và trả mọi chi phí cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định Hợp đồng vận chuyển phải được kí theo những điều kiện thông thường với chi phí người bán chịu để vận chuyển theo tuyến đường thường lệ bằng một con tàu đi biển (hoặc tàu thủy nội địa tùy từng trường hợp) thuộc loại thường sử dụng để chuyên chở loại hàng mua bán.
Khi quy tắc CFR được sd, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi giao hàng cho người chuyên chở theo cách thức quy định trong điều kiện đã chọn chứ không phải khi hàng hóa tới nơi đến.
Quy tắc này có 2 điểm tới hạn, vì rủi ro và chi phí chuyển tại những nơi khác nhau Mặc dù hợp đồng luôn quy định cảng đến, nhưng có thể lại không quy định cảng bốc hàng, là nơi rủi ro chuyển sang người mua Nếu người mua có những quan tâm nhất định đến cảng bốc hàng, các bên nên quy định càng chính xác càng tốt cảng bốc hàng trong hợp đồng.
INCOTERMS 2020
1 Một số điểm mới chính
- Thay đổi về điều kiện thương mại: Thay DAT bằng DPU
- Thay đổi về mức bảo hiểm trong đk CIP
2010: CIP và CIF người bán mua bảo hiểm tối thiểu ở mức C của hiệp hội bảo hiểm London
Mức A: Cao nhất, bảo hiểm mọi rủi ro (trừ 1 số quy định)
CIF: Vận tải biển, hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn, chưa qua chế biến sâu: Mua bảo hiểm thấp CIP: Vận tải đa phương thức: Hàng hóa chế biến sâu, mang tính chất công nghiệp và giá trị cao, rủi ro lớn hơn (nhiều quá trình chuyển tải) => mức bảo hiểm cao hơn CIF => người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm tương đương mức A của bảo hiểm London
- INCOTERMS 2020 làm rất rõ chi phí các bên phải gánh chịu
VD: Tiền hàng, thông báo, an ninh vận tải, thủ tục hải quan, bảo hiểm, và các chi phí ở đầu mút giao thông như cảng đi, cảng đến.
- Bổ sung quy định về an ninh vận tải (Transport Security): Hàng hóa phải an toàn, cần phải được soi chiếu, kiểm tra rõ ràng Phương tiện vận tải cũng phải đảm bảo an toàn.
- Ai có nghĩa vụ thuê vận tải thì phải đảm bảo an ninh vận tải tới khi hết trách nhiệm chuyên chở
- Bổ sung nghĩa vụ của người mua chỉ định người vận tải mà mình thuê cấp vận đơn có ghi chú hàng trong điều kiện FCA cho người bán trong điều kiện có thỏa thuận
- Sắp xếp lại thứ tự nghĩa vụ các bên (Vertical)
- Bổ sung cách trình bày Horizontal của tất cả 11 điều kiện
- Bổ sung vấn đề “tự vận tải hàng hoá” (Using Own Transport)
- Vận đơn “Hàng đã bốc" trong FCA (On Board BL)
- Trình bày rõ ràng, dễ hiểu hơn trong từng điều kiện. a) Nghĩa vụ các bên theo Incoterms 2020
A1 Nghĩa vụ chung/General Obligations B1 Nghĩa vụ chung/General Obligations
A2 Giao hàng/Delivery B2 Nhận hàng/Taking Delivery
A3 Chuyển giao rủi ro/Transfer of Risks B3 Chuyển giao rủi ro/Transfer of Risks
A4 Vận tải/Carriage B4 Vận tải/Carriage
A5 Bảo hiểm/Insurance B5 Bảo hiểm/Insurance
A6 Chứng từ giao hàng/Chứng từ vận tải/Delivery/Transport Document
B6 Chứng từ giao hàng/Chứng từ vận tải/Delivery/Transport Document
A7 Thông quan xuất nhập khẩu/Export
B7 Thông quan xuất nhập khẩu/Export Import Clearance
A8 Kiểm tra, đóng gói bao bì, kẻ kí mã hiệu/Checking, Packaging, Marking
B8 Kiểm tra, đóng gói bao bì, kẻ kí mã hiệu/Checking, Packaging, Marking
A9 Phân chia chi phí/Allocation of Costs B9 Phân chia chi phí/Allocation of Costs
Thông báo/Notices B10 Thông báo/Notices
2 NỘI DUNG CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI INCOTERMS 2020
Khi trình bày các điều kiện phải nói được
Tổng quan: Địa điểm giao hàng, chuyển rủi ro ở đâu?
A, Nhóm điều kiện vận tải đa phương thức: 7 điều kiện a) EXW (Ex Works) + Named place (on sellers’ side) – xưởng người bán
Cách quy định: EXW + địa điểm quy định
VD: EXW Toyota Việt Nam, Vĩnh Phúc, Việt Nam - Incoterms 2020
+ Địa điểm giao hàng: Xưởng của người bán
+ Rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua kể từ khi giao hàng cho người mua từ xưởng của mình
- Cung cấp hàng hoá theo đúng HĐ, hóa đơn và chứng từ dưới dạng văn bản hoặc điện tử.
- Kiểm tra bao bì, kí mã hiệu, đặc định hàng hóa.
- Giao hàng chưa bốc lên ptvt nhưng sẵn sàng để bốc của người mua.
- Chuyển rủi ro từ thời điểm giao hàng hoặc sớm hơn (thời điểm đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trong tình trạng chưa bốc nhưng sẵn sàng bốc)
- Chịu mọi chi phí đến khi hoàn thành giao hàng hoặc (và) thêm một số chi phí khác.
- Thông báo cho người mua: thông tin an ninh vận tải ở nước mình, thông tin bảo hiểm, hỗ trợ thông tin thông quan XUẤT KHẨU…
- Thanh toán và chấp nhận hóa đơn, chứng từ người bán cung cấp.
- Kí HĐ vận tải, trả cước để chuyên chở hàng hóa.
- Nhận hàng, nhận di chuyển rủi ro khi người bán hoàn thành giao hàng hoặc sớm hơn.
- Cung cấp bằng chứng nhận hàng cho người bán.
- Chịu chi phí kể từ khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (cả chi phí bốc hàng) Chịu các chi phí người bán hỗ trợ.
- Thông quan xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có).
- Thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm nhận hàng, phương tiện vận tải…
Như nào là hàng sẵn sàng để bốc? Đã đặc định và để ở vị trí thuận tiện để bốc hàng của người mua
- Dùng trong mọi phương thức vận tải
- Phù hợp với giao dịch nội địa
- Người mua thường có đại diện ở nước xuất khẩu (để làm thủ tục hải quan)
- Xác định rõ địa điểm và điểm giao hàng
- Nếu khó bốc hàng phải thỏa thuận với người bán để nhờ bốc giúp
- Nghĩa vụ bốc hàng của người mua
- Nghĩa vụ thông báo về an ninh vận tải của người bán b) FCA (Free Carrier) + Named place (on sellers side)
- Cách quy định: FCA + địa điểm giao hàng quy định
Thực tế hay dùng cho vận tải hàng không
VD: FCA Nội Bài, VN, incoterms 2020
* Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng cho người mua thông qua người chuyên chở, do người mua chỉ định, tại địa điểm quy định ở nước người bán.
* Nghĩa vụ chính của người bán
- Giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại địa điểm quy định nằm trong nước người bán (thông thường là đầu mối giao thông) Chuyển rủi ro ở thời điểm giao hàng hoặc sớm hơn.
- Bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua nếu địa điểm giao hàng là tại cơ sở của mình hoặc giao hàng cho người vận tải trên phương tiện vận tải chở đến chưa dỡ ra nếu giao tại một địa điểm khác cơ sở của mình.
+ Nếu địa điểm giao hàng ở vị trí tiện lợi hơn cho người bán thì người bán bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua
+ Nếu hàng ở vị trí tiện lợi hơn cho người mua thì người mua phải tự bốc hàng và dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải của người bán
- Đảm bảo an ninh vận tải đến địa điểm giao hàng.
- Nếu có thỏa thuận, người bán ký (thuê phương tiện vận tải) HĐVT theo những điều kiện thông thường (trong cả nhóm F) + Trong trường hợp người mua không thể thuê phương tiện vận tải vì lý do gì dẫn tới việc người bán k thể giao hàng đó thì có thể thỏa thuận với người bán thuê giúp và người mua chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến thuê vận tải này
- Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường chứng minh người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, giúp người mua lấy chứng từ vận tải hoặc chứng từ vận tải ghi chú hàng đã bốc (On board BL).
+ Thực tế, theo tập quán thanh toán, cứ vận tải đường biển thì phải có vận đơn đã bốc thì mới được ngân hàng trả tiền =>> không nên theo incoterms 1 cách cứng nhắc, phải xem kĩ các tập quán xem mình có được thanh toán không
+ Nếu có thỏa thuận trong hợp đồng, thì người mua sẽ yêu cầu người vận tải mà mình thuê cấp cho người bán 1 chứng từ vận tải với ghi chú hàng đã bốc (vận đơn hàng đã bốc)
+ Giao hàng đóng trong container đường biển: Cơ bản có 2 cách (2010) (không nên dùng FOB)
1 Giao nguyên nhận nguyên (FCL): Hàng của các bạn đóng vào 1 số nguyên lần container, người mua nhận nguyên container: Người gửi hàng đến hãng tàu đã ký hợp đồng vận tải mượn vỏ công sau đó đem về kho tự đóng hàng vào trong công, kiểm hóa, niêm phong, kẹp chì sau đó đem container đến giao ở bãi container
2 Giao hàng lẻ (LCL- Less than container load): bạn mang hàng lẻ của mình đến địa điểm CFS giao hàng cho hãng tàu, hãng tàu sẽ đóng hàng cho bạn vào trong container cùng với hàng của những người khác
=>> Địa điểm giao hàng đều k phải bốc lên trên tàu mà ở gần cảng biển trong tình trạng hàng chưa được bốc
Người bán nhận được gì?
+ Đc hãng tàu cấp cho vận đơn nhận để xếp hoặc nhận để bốc: Kbh đòi được tiền, phải đợi đến khi hãng tàu bốc hàng xong đổi cho vận đơn đã bốc => (nhưng mất thời gian, người bán mất quyền kiểm soát đối với hàng hóa trong giai đoạn chờ vận đơn đã bốc của hãng tàu)
+ Giao tại CY, CFS xong k nhận đc gì mà đợi lấy vận đơn đã bốc => rủi ro còn cao hơn
Những trường hợp không thể lấy đc On board BL trong vận tải container
+ Không giao container cho hãng tàu mà giao cho người gom hàng => nhận được vận đơn gom hàng House Bill, kp chứng từ vận tải, k có giá trị lấy tiền => gom xong giao cho hãng tàu, hãng tàu cấp Master bill (cũng là vận đơn đã bốc nhưng chứng tỏ là người giao hàng là người gom hàng)
KỸ NĂNG SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
- Đàm phán là quá trình trao đổi giữa các chủ thể để đi đến sự thống nhất
- Đối tượng chính của đàm phán: Nội dung trong hợp đồng ngoại thương, gồm quyền lợi và nghĩa vụ Tuy nhiên nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp thì vẫn tiếp tục đàm phán vấn đề phát sinh.
+ Đàm phán nội dung của hợp đồng và đi đến ký kết
+ Nếu có phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mà chưa có trong hợp đồng thì tiếp tục đàm phán để giải quyết tranh chấp
2 Đàm phán thương mại quốc tế a) Hình thức
- Thông qua thư tín: Email, tin nhắn, thông điệp qua lại => phổ biến nhất vì tiện lợi, tiết kiệm chi phí, cùng 1 lúc có thể đàm phán đc vs nhiều đối tác, có nhiều thời gian đưa ra đề xuất chuẩn nhất. Nhược điểm: Tốc độ đàm phán chậm, nhiều khi mất cơ hội.
- Thông qua điện thoại: Tốc độ nhanh, nhưng không bao giờ tiến tới ký hợp đồng ngay mà phải kết hợp vs những hình thức khác.
- Gặp gỡ trực tiếp: Kỹ thuật nắm bắt diện mạo, cử chỉ, hành vi của đối tác để dưa ra quyết định. Đòi hỏi kỹ năng đàm phán tốt vì phải đưa ra quyết đinh nhanh, cần chuẩn bị nhiều chiến lược đàm phán linh hoạt
Nhược điểm: tốn thời gian chi phí tốn kém, áp dụng vs đối tác lớn, lâu dài, hợp đồng trị giá cao.
TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
1 Khái niệm (phải học thuộc)
Là sự thoả thuận giữa những đương sự (chủ thể) có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (Bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên mua (Bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá ; Bên Mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.
- Chủ thể: Có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc các khu vực hải quan riêng
- Đối tượng: Có thể di chuyển qua biên giới hoặc tại chỗ
- Đồng tiền: Có thể là ngoại tệ vs 1 hoặc 2 bên
- Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp => phải am hiểu luật
+ Điều ước thương mại quốc tế
+ Tập quán thương mại quốc tế
+ Án lệ, tiền lệ xét xử (Mỹ)
- Chủ thể: Hợp pháp: Thương nhân VN và nước ngoài có quyền kinh doanh XNK
- Đối tượng: Hàng hóa hợp pháp, được phép XNK: Tự do XNK, XNK có đk, cấm XNK
- Hình thức hợp đồng: Văn bản hoặc tương đương văn bản: telex, fax, điện báo, …
- Nội dung hợp đồng: Hợp pháp
+ 6 đk bắt buộc: Tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá, thanh toán, giao hàng
Hỏi: Trình bày quy định của 1 số nguồn luật tiêu biểu của nội dung hợp đồng mua bán qt Luật Vn: + Luật thương mại 1997: 6 đk
+ Luật thương mại 2005: Không quy định Đ402 Luật dân sự 2005: 8 đk
+ CƯ Viên 1980: Đ14: Chào hàng: hàng hoá, số lượng, giá cả Đ19: 7 yếu tố cấu thành thay đổi cơ bản: Số lượng, giá, phẩm chất, thanh toán, giao hàng, phạm vi trách nhiệm, giải quyết tranh chấp
+ Luật Anh: 3 yếu tố: tên hàng, phẩm chất, số lượng
+ Luật Pháp: 2 yếu tố: đối tượng, giá cả
NỘI DUNG TỔNG QUÁT
1 Các điều khoản trình bày (không học)
- Thông tin về chủ thể
- Số hiệu và ngày tháng
- Dẫn chiếu, giải thích định nghĩa thuật ngữ,…
2 Các điều khoản quy định quyền lợi và nghĩa vụ (4 nhóm)
- Điều khoản đối tượng: Là hàng hóa: Tên đối tượng (commodity, Slg, khối lượng; chất lượng)
- Điều khoản tài chính: Giá, thanh toán, (Đặt cọc, ký quỹ,…)
- Điều khoản vận tải: Giao hàng, bảo hiểm, bao bì (đưa vào đối tượng cũng đc)
- Điều khoản pháp lý: Luật, khiếu nại, trọng tài, kiện, bất khả kháng, khó khăn, trở ngại
CÁCH SOẠN THẢO
1 Điều khoản tên hàng: Điều khoản quan trọng nhất để đặc định đối tượng của hợp đồng
- Tên thương mại của hàng hóa + Tên khoa học (Tên thương mại là tên của hàng hóa đc sử dụng trong gd thương mại => tên chính thống dùng để mua bán) Về sau gọi tên hàng hiểu là tên thương mại: AD với những loại hàng hóa nông sản, khoáng sản, giống cây trồng, vật nuôi, hóa chất, dược phẩm
+ Tên hàng + tên địa phương sản xuất: Áp dụng vs những hàng hóa đặc sản của địa phương đấy. Nếu hàng hóa đc đki sở hữu trí tuệ liên quan đến chỉ dẫn địa lý thì ghi, còn không thì không ghi vào hợp đồng xuất khẩu, chỉ ghi là tên hàng hóa + Việt Nam
+ Tên hàng + Tên nhà sản xuất + Nhãn hiệu : Áp dụng vs hàng hóa công nghiệp chế biến (nên kèm theo thời gian sx, series sản phẩm)
+ Tên hàng + Quy cách chính của hàng hóa: Không nên đưa nhiều quá nhiều chi tiết chất lượng vào điều khoản tên hàng mà chỉ đưa quy cách chính, phụ thuộc vào kinh nghiệm soạn hợp đồng
+ Tên hàng + công dụng: Nếu đưa vào chức năng có mã HS có thuế thấp nhất thì nên đưa vào đối với hàng hóa đa chức năng Nếu chức năng như nhau thì phải so sánh thuế của mã HS.
Mã HS là mã số của hàng hóa đc quy định trong danh mục HS
+ Kết hợp các phương pháp
VD: Thuốc lá 555, xe chở khách Huyndai 29 chỗ, Sơn chống gỉ, điều hòa nhiệt độ 84152000, tivi Sony 14 inches
VD: Soạn thảo các điều khoản tên hàng, khối lượng, chất lượng, giá cả và thanh toán bằng L/C trong hợp đồng xuất khẩu vừng đen từ Việt Nam sang Nhật Bản?
Tên hàng: Vừng đen Việt Nam hạt dài, mùa vụ 2011
Khối lượng: 1000MT +/_ 5% (do người bán chọn)
Cách 1: Theo mẫu số… được lập ngày… do người bán giữ 1 mẫu, người mua giữ 1 mẫu và
Vinacontrol giữ 1 mẫu Mẫu và phụ kiện không tách rời hợp đồng.
Cách 2: Theo tiêu chuẩn TCVN, số…, ban hành năm….
Cách 3: Vừng đen mùa mới, khô sạch, không mốc mọt Độ ẩm tối đa: 8%
Hạt khác màu tối đa: 3%
Hàm lượng dầu tối thiểu: 45%.
Giá cả: Đơn giá: 100USD/MT FOB cảng TP.HCM Incoterms 2010
Tổng giá: 100USD/MT 1000MT = 100000USD (một trăm ngàn đô la Mỹ chẵn)
Bằng L/C không hủy ngang, trả tiền ngay, được mở tại ngân hàng Mitsubishi tới ngân hàng Vietcombank tại TP.HCM, cho người bán thụ hưởng 100% giá trị hóa đơn.
L/C được mở chậm nhất 30 ngày trước ngày giao hàng và có hiệu lực trong vòng 60 ngày.
Những giấy tờ cần xuất trình:
+ Giấy chứng nhận chất lượng
+ Giấy chứng nhận số lượng
+ Giấy chứng nhận kiểm định thực vật
+ Giấy chứng nhận hun trùng
+ Giấy chứng nhận xuất xứ
+ Một bộ đầy đủ (3/3) vận đơn đường biển gốc, hoàn hảo. Đã bốc hàng lên tàu
Người bán trả cước phí: Cước phí đã trả trước
Người mua trả cước phí: Cước phí trả sau
Soạn thảo điều khoản tên hàng, số lượng và giá cả trong hợp đồng nhập khẩu tủ lạnh từ Mỹ (Không chắc)
Tên hàng: Tủ lạnh hiệu Sanyo 100L- 180L – 280L, sản xuất năm 2011.
Giá cả: Đơn giá:…USD/cái CIF cảng TP.HCM Incoterms 2010.
Tổng giá: …USD/cái 1000 cái = … USD (… Bằng chữ)
2 Điều khoản số lượng, khối lượng a) Đơn vị tính
- Đơn vị tính: Cái, chiếc, hòm, kg, tấn,
- Đơn vị theo hệ mét: MT 1 ton = 1000 kg (MT = Metric Ton)
- Đơn vị theo hệ đo lường Anh Mỹ: LT, ST 1 long ton > 1000 kg, 1 short ton ~ 900 kg Đơn vị tính tập thể: Tá, gross b) Phương pháp quy định số lượng
(1) Quy định chính xác, cụ thể số lượng hàng hóa
VD: 10 cái xe máy, 5 chiếc ô tô,
Nếu là khối lượng thì bất tiện vì k thể giao đủ 9xác tuyệt đối 9xác klg, chỉ phù hợp vs mức slg nhỏ
Quy định 1 số lượng hay khối lượng cụ thể với 1 khoảng dung sai cho phép hơn kém
- Khái niệm: Dung sai là 1 mức khối lượng/số lượng mà nếu mức hao hụt hoặc dư thừa thực tế khi giao hoặc nhận nhỏ hơn dung sai thì các bên đc coi là hoàn thành nghĩa vụ giao nhận hàng về mặt số lượng
Bên chọn dung sai là ai? Phải đc thỏa thuận khi đàm phán, có thể là 1 trong 2 bên, thường thì bên nào thuê phương tiện vận tải thì đc chọn dung sai Bên chọn dung sai có quyền giao hoặc nhận mức khối lượng bn tùy ý trong vùng dung sai và đối phương bắt buộc phải nhận hoặc giao
- Cách thể hiện dung sai:
+ Cộng trừ 1 mức lượng nào đó
+ Cộng trừ 1 tỷ lệ phần trăm
+ Ghi rõ: VD: 100 MT dung sai 10%
- Cơ sở lấy mức dung sai: Do hai bên thỏa thuận, dựa vào tập quán mức dung sai của hàng hóa Quyền của bên chọn dung sai đc thể hiện khi giao nhận hàng hóa, vd dung sai do người bán chọn 10% thì có thể nhận 90 hoặc 110 đối vs 100 tấn, nếu nhận 110 mà chỉ đem đến 100 thì phải đem thêm, kiểu thế,
- Giá dung sai: Dung sai có tính tiền k?
Có thể theo đơn giá hợp đồng hoặc mức giá khác Vd: Giá của hàng tại thời điểm giao nhận
VD: 100 MT, giá 1 đô/ tấn, giao 90 tấn? Tính tiền thế nào?
Người mua trả 100 MT x 1đô/ MT – 10 MT x 1đô/ MT (trường hợp này may là giá phần dung sai giống giá hợp đồng, còn nếu khác 1 đô thì phải tính khác, ncl phải tách riêng, k đc gộp kiểu 90 x 1
Lợi ích của việc tính giá dung sai theo giá thị trường tại thời điểm giao nhận: Các bên sẽ k còn động lực lợi dụng quyền lựa chọn dung sau của mình để làm lợi dựa trên biến động giá
Hỏi: Trình bày những vấn đề liên quan đến dung sai khối lượng ? Đáp: Khái niệm, cách biểu hiện, mức dung sai đc lấy ở đâu, bên chọn dung sai là ai, có quyền gì? Giá dung sai đc quy định ntn và tầm quan trọng của giá dung sai
- Là mức hao hụt tự nhiên hoặc mức dư thừa mà nếu như mức hao hụt thực tế hoặc mức dư thừa thực tế khi giao nhận nhỏ hơn thì các bên được miễn trách.
VD: 100 MT miễn trừ 10%, người bán giao 90 MT thì người bán đc thanh toán đủ 100 MT, nhưng nếu người bán giao 110MT thì người mua chỉ phải trả 100 MT
Miễn trừ dấu trừ: Cho người bán lợi ( giao ít => khi hàng hóa bị hao hụt tự nhiên)
Miễn trừ dấu cộng: Cho người mua lợi (khi giao hàng theo kiểu FOC Free of Charge: Hàng Khuyến mãi) Điểm khác biệt giữa miễn trừ và dung sai
- Miễn trừ thì tính tiền
- Miễn trừ rất nhỏ 1%, dung sai có thể lớn
- Cách thực hiện miễn trừ:
+ Miễn trừ không trừ: Người bán chỉ đc thanh toán cho 80 MT
VD: 100 MT miễn trừ 10% thực tế giao 80 MT > người bán giao thiếu 20 MT nhưng đc trừ đi 10
MT miễn trừ nên người bán chỉ giao thiếu 10 MT và đc thanh toán cho 80 MT
+ Miễn trừ có trừ: Là hình thức thực hiện miễn trừ khi mức hao hụt/dư thừa thực tế lớn hơn mức miễn trừ và cho phép trừ khỏi mức hao hụt/dư thừa thực tế mức miễn trừ quy định trong hợp đồng. VD: 100 MT miễn trừ 10% thực tế giao 80 MT > người bán giao thiếu 20 MT nhưng đc trừ đi 10
MT miễn trừ nên người bán chỉ giao thiếu 10 MT và đc thanh toán cho 90 MT c) Phương pháp xác định khối lượng
Là trọng lượng của bản thân hàng hóa và của bao bì hàng hóa Ký hiệu: GW: Gross Weight
- Mua bán trong giao dịch hàng hóa là mua bán theo trọng lượng tịnh vì đơn giá bao bì khác. Nhưng thực tế thì người ta mua bán theo GW vì nhiều hàng hóa khó có thể tách khỏi bao bì trong quá trình vận chuyển, bảo quản, cân đo
Khi làm thủ tục hải quan thì dựa vào trọng lượng bì có chính xác không? Vẫn chính xác Vì có điều khoản: Bao bì thường dùng để chưa hàng đc coi như là hàng, đồng nhất là 1 mã HS
- Đơn giá tính theo NW (Net Weight) hay GW sẽ khác nên không phải lăn tăn
(2) Trọng lượng tịnh (Net weight)
- Trọng lượng tịnh thuần túy (Net net weight): Là trọng lượng của chỉ riêng bản thân hàng hóa không kèm theo bất kì loại bao bì đi kèm nào
- Trọng lượng tịnh nửa bì (Semi net weight): Trọng lượng tịnh thuần túy của hàng hóa và bao bì không thể tách rời
- Trọng lượng tịnh theo luật định(Legal NW): áp dụng ở các sở giao dịch hoặc sàn giao dịch,
… những nơi có thể chế riêng
KỸ NĂNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
+ DN nên lựa chọn nhóm hàng nào thích hợp, có lợi nhất ở 1 thời điểm nhất định để tiến hành xnk hàng hóa đấy
+ Đặc tính cơ bản của hàng hóa
+ Các yếu tố liên quan đến quá trình sx
+ Chu kỳ, vòng đời sản phẩm
Là tỷ số giữa lượng nội tệ hoặc ngoại tệ bỏ ra hoặc thu về từ hoạt động xnk, có 2 loại:
- Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: tỷ số giữa lượng ngoại tệ thu về từ hđ xuất khẩu với lượng nội tệ bỏ ra để nhập khẩu
Re= Fe/De Ý nghĩa: Cho biết để thu về đc 1 đơn vị ngoại tệ từ xuất khẩu thì phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị nội tệ từ nhập khẩu
Nghiên cứu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu để đưa ra quyết định có nên xuất khẩu hay không, trên cơ sở so sánh tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu vs tỷ giá hối đoái hoặc đưa ra quyết định nên xuất khẩu mặt hàng nào trên cơ sở so sánh tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau
- Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: tỷ số giữa lượng nội tệ thu về từ việc bán hàng nhập khẩu đối với lượng ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu
Ri = Di/ Fi Ý nghĩa: Cho biết bỏ 1 đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu sẽ thu đc bn đơn vị nội tệ từ việc bán hàng nhập khẩu đó Ý nghĩa: Đưa ra quyết định có nên nhập khẩu không hoặc lựa chọn mặt hàng nhập khẩu tốt nhất.
- Xác định mục tiêu nghiên cứu
Quan hệ cung cầu, dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu
Điều kiện địa lý, điều kiện giao thông vận tải
Quan hệ ngoại giao, thương mại giữa hai quốc gia
Quy mô và triển vọng tăng trưởng
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Quy trình nghiên cứu như thế nào: DN Vn thường nghiên cứu tại bàn Ưu:
Nhược: Thông tin đa dạng nhưng k đồng nhất, mình biết đối thủ cũng biết, tiếp cận thông tin chậm, phản ứng chính sách k chính xác kịp thời do phản ứng thị trường chậm
+ Nghiên cứu tại thị trường: Yêu cầu có đội ngũ nghiên cứu tốt: Tổng quan, phân tích, tổng hợp,… + Mua thông tin: Thuê người nghiên cứu hộ
Cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh
Khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh
Uy tín và vị trí trên thương trường
4 Phương pháp tiến hành nghiên cứu
- Điều tra qua tài liệu và sách báo (desk research)
- Điều tra tại chỗ (field research)
+ Tư cách pháp lý: Phải ký hợp đồng vs người có đủ thẩm quyền
LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
Là kế hoạch hoạt động của DN nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh
- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh
Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ
Chỉ số thời gian hoàn vốn
Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi
- Lập chương trình hành động
CHUẨN BỊ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XNK
1 Chuẩn bị nguồn hàng để xuất khẩu/ xác định lượng đặt mua tối ưu a, Chuẩn bị nguồn hàng: Tùy thuộc vào quy mô và năng lực của doanh nghiệp, có thể tiến hành trước hoặc sau khi ký hđ
- Có thể tự sx hoặc liên doanh, liên kết, nhập khẩu về để xuất, thu mua để sx,… b, Đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu sơ bộ: Để bảo quản hàng hóa Nếu đã ký r thì đóng gói theo hđ c, Kiểm tra hàng hóa: Chưa ký thì kiểm tra sơ bộ, ký r thì kiểm tra theo hđ d, Định giá hàng xuất khẩu, quy dẫn giá, kiểm tra giá: Thực hiện trước khi ký hợp đồng
Quy dẫn giá: Là việc đưa các mức giá về cùng 1 mặt bằng điều kiện giao dịch (incoterms, giao nhận, thanh toán, thời gian, đơn vị tính,… để so sánh.
Quy dẫn về cùng 1 điều kiện tín dụng:
Thời hạn tín dụng (T): Thời gian người đi vay được sử dụng 100% số tiền mà chưa phải thanh toán gì cho người vay
∑ xi xi: số tiền phải trả của lần i ti: thời hạn tín dụng lần i
Hoặc T=∑ piti , với pi là tỷ lệ số tiền phải trả lần i trên tổng nợ
P tín dụng = P trả ngay + P trả ngay*T*R
= P trả ngay*(1+T.r) r là lãi suất ngân hàng Đưa cùng về trả ngay hay trả chậm:
Chứng minh công thức: Khi nhận hàng TRẢ NGAY 50% thì đc hưởng 50% tiền hàng chưa thanh toán trong 0 tháng > thời hạn tín dụng của lần 1 là 0 tháng.
Lần 2 trả 20% sau 2 tháng thì đc hưởng toàn bộ 20% tiền hàng trong 2 tháng
Vậy thời hạn tín dụng của 20% tiền hàng là 2 tháng nhưng chúng ta tính thời hạn tín dụng của 100% tiền hàng thì là 20% x 2 tháng
Tương tự sau 3 tháng trả nốt 30% tiền hàng
2 chào hàng/ hỏi hàng/ đặt hàng/ hoàn giá
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU (xem chuyên đề 4)
Bước 1: Xin phép xuất khẩu, CO (nếu có)
Bước 2: Yêu cầu đối tác làm thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán
Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa theo hợp đồng: Thu gom, kiểm tra, lấy giấy chứng nhận, đóng gói bao bì kẻ ký mã hiệu
Bước 4: Thuê tàu và phương tiện vận tải (bán nhóm C, D Incoterms)
+ Tàu chợ: Chỉ có vận đơn chứ không có hợp đồng thuê tàu.
+ Tàu chuyến: Có cả hợp đồng thuê tàu vs vận đơn
Bước 5: Mua bảo hiểm ( bán CIP CIF)
Bước 6: Thông quan xuất khẩu
+ Book tàu, liên hệ thông báo thời gian làm hàng
+ Mang hàng ra cảng, ký hđ ủy thác cho cảng bốc hàng
+ Bốc hàng trên tàu, giám sát quá trình bốc hàng
+ Lấy biên lại thuyền phó MR đổi lấy vận đơn đã bốc BL
Giao hàng đóng trong container