1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023

95 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2NR-FE trên xe toyota vios 2023
Tác giả Lê Chí Bảo
Người hướng dẫn Trương Hùng
Trường học Trường Đại Học Trần Đại Nghĩa
Chuyên ngành Ô Tô
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 14,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1..................................................................................................................5 (5)
    • 1.1. Tổng quan về xe Toyota Vios 2023 và động cơ 2NR-FE (5)
      • 1.1.1. Lịch sử phát triển xe Toyota Vios 2023 (5)
      • 1.1.2. Tổng quan về động cơ 2NR-FE, Dual VVT-i (7)
    • 1.2. Phân tích kết cấu, mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ 2NR- (8)
      • 1.2.1. Sơ đồ hệ thống và sơ đồ mạch đ iện hệ thống điều khiển động cơ 2NR- FE (8)
      • 1.2.2. Hệ thống các cảm biến và tín hiệu (16)
      • 1.2.3. Các chức năng điều khiển của ECU (các cơ cấu chấp hành) (28)
  • CHƯƠNG 2................................................................................................................47 (47)
    • 2.1. Sơ đồ các tải công suất điện trên xe Toyota Vios 2023 (47)
    • 2.2. Tính toán công suất tiêu thụ theo các chế độ tải và lựa chọn công suất máy phát điện trên xe Toyota Vios 2023 (50)
      • 2.2.1. Chế độ tải hoạt động liên tục (51)
      • 2.2.3. Lựa chọn công suất máy phát điện (55)
    • 2.3. Tính toán tiết diện dây điện trên xe Toyota Vios 2023 (58)
  • CHƯƠNG 3................................................................................................................61 (61)
    • 3.1. Quy trình kiểm tra hệ thống các cảm biến (61)
      • 3.1.1. Cảm biến vị trí bướm ga (61)
      • 3.1.2. Cảm biến vị trí trục khuỷu (63)
      • 3.1.3. Cảm biến vị trí trục cam (65)
      • 3.1.4. cảm biến lưu lượng khí nạp (67)
      • 3.1.5. Cảm biến nước làm mát (67)
      • 3.1.6. Cảm biến nhiệt độ khí nạp (68)
      • 3.1.7. Cảm biến bàn đạp ga (69)
      • 3.1.8. Cảm biến oxy (70)
      • 3.1.9. Cảm biến tỷ lệ hoà khí A/F (73)
      • 3.1.10. Cảm biến kích nổ (73)
    • 3.2. Kiểm tra, chẩn đoán hệ thống nhiên liệu (74)
      • 3.2.1. Kiếm tra vòi phun (74)
      • 3.2.2. Kiểm tra bơm nhiên liệu (75)
    • 3.3. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa (77)
      • 3.3.1. Kiểm tra ắc quy (77)
      • 3.3.2. Kiểm tra bugi (78)
      • 3.3.3. Kiểm tra Bobin (79)
      • 3.3.4. Kiểm tra IC (80)
    • 3.4. Chẩn đoán hệ thống điều khiển động cơ 2NR-FE (81)
      • 3.4.1. Hệ thống chẩn đoán (81)
      • 3.4.2. Nguyên lý của hệ thống chẩn đoán (81)
      • 3.4.3. Kiểm tra và xóa mã chẩn đoán bằng đèn Check (82)
      • 3.4.4. Kiểm tra và xóa mã chẩn đoán bằng thiết bị chẩn đoán (G-Scan 2) (88)
    • 3.5 Kết luận (0)
  • KẾT LUẬN (94)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (95)

Nội dung

Các chế độ điều khiển của ECU - Chế độ điều khiển trong và sau khi khởi động: Quá trình làm đậm này sẽ tăng lượng phun phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát lượng phun sẽ lớn khi nhiệt độ

Tổng quan về xe Toyota Vios 2023 và động cơ 2NR-FE

1.1.1 Lịch sử phát triển xe Toyota Vios 2023

Toyota Vios là một mẫu xe sedan hạng B được ra mắt lần đầu tiên vào năm

2002 tại Thái Lan Vios nhanh chóng trở thành một trong những mẫu xe bán chạy nhất tại thị trường Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.

Dưới đây là lịch sử phát triển của Toyota Vios:

- Thế hệ thứ nhất (2002-2007): Vios được ra mắt vào năm 2002 tại Thái Lan, thay thế cho mẫu xe Soluna Vios thế hệ đầu tiên sử dụng động cơ 1NZ-FE dung tích 1.5L, 4 xy lanh thẳng hàng, 16 van DOHC, sản sinh công suất tối đa

107 mã lực Vios nhanh chóng được ưa chuộng nhờ giá cả phải chăng, nội thất rộng rãi, tiết kiệm nhiên liệu.

Hình 1.1 Toyota Vios ra mắt lần đầu tiên năm 2002

- Thế hệ thứ hai (2007-2013): Vios thế hệ thứ hai được ra mắt vào năm 2007 với thiết kế hiện đại hơn Xe được trang bị động cơ 1NZ-FE dung tích 1.5L hoặc 2NZ-FE dung tích 1.3L Vios thế hệ thứ hai tiếp tục gặt hái thành công và là mẫu xe bán chạy nhất tại Việt Nam trong nhiều năm.

Hình 1.2 Thế hệ Toyota Vios thứ 2 năm 2007

-Thế hệ thứ ba (2013-2023): Vios thế hệ thứ ba được ra mắt vào năm 2013 với thiết kế thể thao và nội thất sang trọng hơn Xe được trang bị động cơ 2NR-

FE dung tích 1.5L, 4 xy lanh thẳng hàng, 16 van DOHC, Dual VVT-i, sản sinh công suất tối đa 107 mã lực Vios thế hệ thứ ba tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam.

Hình 1.3 Thế hệ thứ 3 của Toyota Vios năm 2013

-Thế hệ thứ tư (2023-nay): Vios thế hệ thứ tư được ra mắt vào năm 2023 với nhiều cải tiến về thiết kế, ngoại thất, nội thất, tiện nghi và an toàn Xe được trang bị động cơ 2NR-FE dung tích 1.5L, 4 xy lanh thẳng hàng, 16 van DOHC, Dual VVT-i, sản sinh công suất tối đa 107 mã lực Vios thế hệ thứ tư hứa hẹn sẽ tiếp tục gặt hái thành công và là lựa chọn hàng đầu cho khách hàng trong phân khúc sedan hạng B.

Toyota Vios đã và đang là một trong những mẫu xe bán chạy nhất tại Việt Nam Với những ưu điểm về thiết kế, động cơ, tiện nghi và giá cả, Vios là lựa chọn phù hợp cho những khách hàng muốn sở hữu một chiếc xe sedan hạng B chất lượng cao.

Hình 1.4 Thế hệ thứ 4 của Toyota Vios năm 2023

1.1.2 Tổng quan về động cơ 2NR-FE, Dual VVT-i Động cơ 2NR-FE, Dual VVT-i là một động cơ xăng dung tích 1.5L được sử dụng trên nhiều mẫu xe Toyota, bao gồm Vios, Yaris, Corolla Altis Động cơ này được trang bị công nghệ van biến thiên kép Dual VVT-i giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu.

Hình 1.5 Động cơ 2NR-FE (1.5L) trên Vios 2023 Dưới đây là một số thông tin chi tiết về động cơ 2NR-FE, Dual VVT-i:

Bảng 1.a: Thông số kỹ thuật của động cơ

Loại động cơ 1.5L, 2NR-FE

Kiểu 4 xy lanh thẳng hàng, 16 van, DOHC, Dual

Thứ tự nổ động cơ 1-3-4-2

Dung tích xy lanh (cc) 1.496 Đường kính xy lanh(mm) 72,5

Công suất cực đại (KW/rpm) 107/6000

Mô men xoắn cục đại (N.m/rpm) 140/4200

Hệ thống nhiên liệu Phun nhiên liệu đa điểm

Mức tiêu hao nhiên liệu 5.7L/100km (đường hỗn hợp)

Phân tích kết cấu, mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ 2NR-

1.2.1 Sơ đồ hệ thống và sơ đồ mạch đ iện hệ thống điều khiển động cơ 2NR-FE

Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ

1: Bình Xăng; 2: Bơm xăng điện; 3: Cụm ống của đồng hồ đo xăng và bơm; 4: Lọc Xăng; 5: Lọc không khí; 6: Cảm biến lưu lượng khí nạp; 7: Van điện từ; 8: Môtơ bước; 9: Bướm ga; 10: Cảm biến vị trí bướm ga; 11: Ống góp nạp; 12: Cảm biến vị trí bàn đạp ga; 13: Bộ ổn định áp suất; 14: Cảm biến vị trí trục cam; 15: Bộ giảm chấn áp suất nhiên liệu; 16: Ống phân phối nhiên liệu; 17: Vòi phun; 18: Cảm biến tiếng gõ; 19: Cảm biến nhiệt độ nước làm mát; 20: Cảm biến vị trí trục khuỷu; 21: Cảm biến ôxy. a Nguyên lý chung.

Hệ thống điều khiển điện tử trên động cơ về cơ bản được chia thành ba bộ phận chính:

- Hệ thống các cảm biến và tín hiệu: Có nhiệm vụ nhận biết các hoạt động khác nhau của động cơ và phát ra các tín hiệu gửi đến ECU.

- ECU: Có nhiệm vụ xử lý và tính toán các thông số đầu vào từ đó phát ra các tín hiệu điều khiển đầu ra.

- Các cơ cấu chấp hành: Trực tiếp điều khiển các chức năng trên động cơ (phun xăng, đánh lửa, tốc độ không tải, VVTi, EGR, chẩn đoán…) thông qua các tín hiệu điều khiển nhận được từ ECU. b Các chế độ điều khiển của ECU

- Chế độ điều khiển trong và sau khi khởi động: Quá trình làm đậm này sẽ tăng lượng phun phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát (lượng phun sẽ lớn khi nhiệt độ nước làm mát thấp) để nâng cao khả năng khởi động và cải thiện tính ổn định hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định sau khi động cơ đã khởi động, lượng phun sẽ giảm dần đến lượng phun cơ bản.

- Chế độ điều khiển hâm nóng động cơ: Trong suất quá trình làm ấm, động cơ nhận thêm nhiều xăng hơn, quá trình làm ấm sẽ tiếp theo sau quá trình khởi động lạnh Trong quá trình này động cơ cần một lượng hỗn hợp tương đối giàu xăng, vì khi đó vách thành xylanh còn lạnh và xăng còn ngưng tụ chưa bay hơi hết Quá trình cấp xăng chạy ấm máy được chia thành hai thời kỳ:

+ Thời kỳ đầu: việc làm giàu xăng khi chạy ấm máy sẽ phụ thuộc vào thời gian được gọi là làm giàu xăng khi khởi động, thời kỳ này được kéo dài 30s và tuỳ thuộc động cơ mà cung cấp thêm khoảng 30 - 60 % lượng xăng.

+ Thời kỳ sau: động cơ cần hỗn hợp loãng hơn, phần này được điều khiển theo nhiệt độ động cơ. Đồ thị cho ta liên hệ giữa đường cong làm giàu xăng lý tưởng tính theo thời gian khởi động 20 0 C.

Khi động cơ đạt đến nhiệt độ hoạt động bình thường thì cảm biến nhiệt độ gửi nhiệt độ đến ECU, từ đó ECU sẽ ngừng quá trình chạy ấm máy.

- Chế độ điều khiển thích ứng theo điều kiện tải: Các mức tải khác nhau sẽ cần thành phần hỗn hợp khác nhau, đường cong về lượng xăng cần thiết được xác định từ đường cong của bộ đo gió trong từng điều kiện hoạt động của động cơ.

+ Không tải: Khi không tải vì hỗn hợp xăng-không khí quá loãng có thể dẫn đến không tải không ổn định hoặc thậm chí động cơ không nổ Vì vậy cần phải có hỗn hợp giàu xăng cho điều kiện này.

+ Một phần tải: Một phần thời gian động cơ sẽ hoạt động ở chế độ một phần tải ECU sẽ lập trình đường cong lượng xăng cần thiết và quyết định lượng xăng cung cấp Đường cong được thiết lập sao cho ở chế độ một phần tải sẽ lợi xăng nhất.

+ Toàn tải: Động cơ phát ra công suất cực đại, tín hiệu toàn tải được cảm biến vị trí bướm ga gửi đến ECU, mức độ giàu xăng được định sẵn chương trình trong ECU.

+ Tăng tốc: Khi ECU nhận thấy xe đang tăng tốc bằng tín hiệu từ các cảm biến, nó tăng lượng phun để nâng cao tính năng tăng tốc Giá trị hiệu chỉnh ban đầu được xác định bằng nhiệt độ nước làm mát và mức độ tăng tốc Lượng phun tăng dần tính từ thời điểm này.

- Chế độ điều khiển thích ứng theo nhiệt độ khí nạp: Lượng xăng phun sẽ thích hợp với nhiệt độ gió Lượng gió cần thiết cho quá trình cháy sẽ tuỳ thuộc vào nhiệt độ gió hút vào, không khí lạnh sẽ đặc hơn, điều này có nghĩa là với cùng một vị trí cánh bướm ga thì hệ số dung tích gió trong xylanh sẽ giảm, khi nhiệt độ tăng, thông tin ghi nhận nhờ cảm biến nhiệt độ không khí nạp tại bộ đo gió gửi về ECU ECU xem nhiệt độ ở 20 0 C là mức chuẩn.

Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 20 0 c lượng xăng phun tăng.

Nếu nhiệt độ lớn hơn 20 0 c lượng xăng phun giảm.

- Chế độ điều khiển giới hạn tốc độ động cơ: Thực hiện nhờ một mạch giới hạn trong ECU Tín hiệu tốc độ động cơ được so sánh với một giới hạn cố định Nếu vượt quá ECU điều khiển việc hạn chế phun hoặc ngưng phun Việc này đảm bảo an toàn cho động cơ.

Sơ đồ các tải công suất điện trên xe Toyota Vios 2023

Trong một chiếc xe như Toyota Vios 2023, hệ thống điện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị và tính năng khác nhau, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của xe Các thành phần sử dụng công suất điện trên xe này bao gồm động cơ, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống âm thanh và giải trí, các linh kiện điện tử và các tính năng tiện ích khác. Ắc quy: làm nhiệm vụ lưu trữ nguồn điện khi các tải tiêu thụ không hết nguồn điện mà máy phát tạo ra, đồng thời cũng cung cấp nguồn điện khi động cơ chưa khởi động hoặc khi động cơ hoạt động mà máy phát cũng cấp không đủ công suất cho các tải tiêu thụ.

Máy phát điện: ngày nay loại máy phát một chiều ít được sử dụng, sử dụng chủ yếu là loại máy phát điện xoay chiều Máy phát điện làm nhiệm vụ chuyển đổi cơ năng từ cộng cơ thành điện năng cung cấp cho các hệ thông trên ô tô.

Bộ điều chỉnh điện (BĐCĐ) làm nhiệm vụ: phân phối chế độ làm việc giữa ắc quy và máy phát; hạn chế và ổn định thế hiệu của máy phát để đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị điện trên xe; hạn chế dòng điện của máy phát để đảm bảo an toàn cho các cuộn dây của nó.

Dụng cụ đo, kiểm tra: có thể là ampe kế hoặc đèn tín hiệu cho phép kiểm tra sự làm việc của ắc quy thông qua giá trị dòng phóng hoặc nạp của nó.

Công tắc cắt mát: dùng để cắt cực âm của ắc quy với mát khi ô tô máy kéo không làm việc.

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống cung cấp điện tổng quát

-Những thông số cơ bản hệ thống cung cấp điện Điện áp định mức: Phải bảo đảm Uđm = 14V đối với những xe sử dụng hệ thống điện 12V, Uđm = 28V đối với những xe sử dụng hệ thống điện 24V.

Công suất máy phát: Phải đảm bảo cung cấp điện cho tất cả các tải điện trên xe hoạt động Thông thường, công suất của các máy phát trên ô tô hiện nay vào khoảng Pmf = 700 – 1500W.

Dòng điện cực đại: Là dòng điện lớn nhất mà máy phát có thể cung cấp

Tốc độ cực tiểu và tốc độ cực đại của máy phát: nmax, nmin phụ thuộc vào tốc độ của động cơ đốt trong.

(2.1) Trong đó: i: tỉ số truyền (i = 1,5 - 2)

Hiện nay trên xe đời mới sử dụng máy phát cao tốc nên tỉ số truyền i cao hơn. ni: tốc độ cầm chừng của động cơ

Nhiệt độ cực đại của máy phát t o max: Là nhiệt độ tối đa mà máy phát có thể hoạt động. Điện áp hiệu chỉnh: Là điện áp làm việc của bộ tiết chế Uhc = 13,8 – 14,2V (với hệ thống 12V)

Các chế độ làm việc giữa ắc quy – máy phát và sự phân bố tải:

Hình 2.2 Sơ đồ tính toán hệ thống cung cấp điệnTrong đó: Imf : Dòng điện máy phát

Ea; ra: Sức điện động và điện trở của ắc quy

RL: Điện trở tương ứng của các phụ tải điện

IL: Dòng điện qua các phụ tải

Ia: Dòng điện nạp vào ắc quy r1: Điện trở các cuộn dây máy phát và dây dẫn

Căn cứ vào biểu thức các cường độ dòng điện nêu trên ta có thể chia sự phân tải máy phát và ắc quy ra làm ba chế độ:

+ Chế độ thứ nhất: Đây là chế độ không tải ứng với trường hợp không mắc điện trở ngoài (máy phát chạy không tải) Khi đó RL→ ∞ => IL = 0 Ở chế độ này, máy phát chủ yếu nạp cho ắc quy và dòng điện nạp phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa hiệu điện thế hiệu chỉnh của máy phát và sức điện động của ắc quy.

+ Chế độ thứ hai: Là chế độ tải trung bình Khi các phụ tải điện đang hoạt động có điện trở tương đương RL < ∞, sao cho IL < Imf, máy phát sẽ đảm nhận nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải này và dòng nạp sẽ giảm Ở chế độ này, máy phát cung cấp điện cho hai nơi: một phần cho ắc quy và một phần cho phụ tải Khi điện trở tương đương của các phụ tải đạt giá trị aq 1 L mf aq

  thì dòng nạp bằng không.

+ Chế độ thứ ba: Là chế độ quá tải xảy ra trong trường hợp mở quá nhiều phụ tải Khi đó RL→0 Nếu điện trở tương đương của các phụ tải điện đang làm việc: ắc quy bắt đầu phóng điện, hỗ trợ một phần điện năng cho máy phát. aq 1

Tính toán công suất tiêu thụ theo các chế độ tải và lựa chọn công suất máy phát điện trên xe Toyota Vios 2023

Để tính toán lựa chọn máy phát ta cần phải tính toán công suất của tổng tất cả các phụ tải trên ô tô khi hoạt động

Phụ tải điện trên ô tô có thể chia làm 3 loại: tải thường trực là những phụ tải liên tục hoạt động khi xe đang chạy; tải gián đoạn trong thời gian dài và tải gián đoạn trong thời gian ngắn Sự phân bố tải được thể hiện trên (hình 2.3):

Công suất tổng của máy phát được xác định từ công suất cung cấp cho các tải liên tục và tải gián đoạn trên ô tô.

Với P1: Công suất cung cấp cho tải hoạt động liên tục.

P2: Công suất cung cấp cho tải hoạt động gián đoạn.

P2= (3.3) λj: Hệ số sử dụng của tải. Để xác định đúng loại máy phát cần lắp trên ôtô với điều kiện đảm bảo công suất cấp cho các phụ tải, ta phải tính toán chọn máy phát phù hợp theo các bước dưới đây:

Hình 2.3 Sơ đồ phụ tải điện

2.2.1 Chế độ tải hoạt động liên tục

Tính toán công suất tiêu thụ phụ tải hoạt động liên tục:

Bảng 2.1 Các phụ tải hoạt động liên tục

Tải điện hoạt động liên tục Công suất [W]

2.2.2 Chế độ tải hoạt động không liên tục

- Tính toán công suất gián đoạn

Bảng 2.2 Phân tích hệ số sử dụng đối với các phụ tải hoạt động gián đoạn:

Phụ tải hoạt động gián đoạn

Phân tích hệ số sử dụng Hệ số sử dụng λ j

Chỉ dùng khi đi trên đường xa để nghe tin tức, hay để giải trí

Tần suất sử dụng trung bình.

Gồm các nhiều đèn báo khác nhau thể hiện cho việc vận hành của xe.

Tần suất sử dụng cao.

Dùng vào ban đêm để cho các xe phía sau nhận biết được kích thước của xe phía trước và luôn hoạt động cùng với đèn cốt hoặc pha khi xe được bật đèn

Tần suất sử dụng trung bình.

4 Đèn đỗ xe Dùng khi xe đỗ trong thời gian ngắn.

Tần suất sử dụng trung bình 0.1

Dùng khi xe đi vào ban đêm, các hầm đường bộ

Tần suất sử dụng trung bình.

Dùng khi muốn vượt qua xe khác vào ban đêm, khi đi trên đường không có đèn chiếu sáng hai bên để tăng khả năng chiếu sáng giúp cho lái xe dễ quan sát

Tần suất sử dụng trung bình.

Dùng vào ban đêm và nó hoạt động cùng với đèn kích thước, đèn cốt, đèn pha.

Tần suất sử dụng trung bình.

Dùng khi xe muốn thay đổi hướng di chuyển khi đang đi trên đường thẳng.

Tần suất sử dụng rất thấp.

9 Đèn stop Dùng khi xe phanh lại.

Tần suất sử dụng rất thấp 0.1

Dùng khi xe đi ban đêm, vào đường hầm, khi trời mưa quang cảnh âm u.

Tần suất sử dụng thấp.

Dùng khi máy điều hòa trong xe bị hỏng tạm thời, khi cần lấy vật nào đó ở phía ngoài xe mà không cần mở cửa xe.

Tần suất sử dụng rất thấp.

12 Quạt điều hòa nhiệt độ

Dùng khi bật máy điều hòa Tần suất sử dụng trung bình 0.5

Dùng khi kính bị ướt do trời mưa, rửa xe hoặc đi trong sương mù Tần suất sử dụng rất thấp.

14 Motor phun nước rửa kính

Dùng khi các bụi bẩn bám vào nhiều mà xe không có điều kiện để lau chùi kính phía trước (khi xe đang hoạt động trên đường).

Tần suất sử dụng rất thấp.

Dùng khi muốn vượt qua đám đông, cảnh báo qua các ngã rẽ, vượt qua xe khác.

Tần suất sử dụng thấp.

Dùng khi xe đi vào buổi sáng sớm, trời nhiều sương mù.

Tần suất sử dụng rất thấp.

17 Đèn lùi Dùng khi lùi xe

Tần suất sử dụng rất thấp 0.1

Tần suất sử dụng thấp 0.15

Chỉ dùng khi khởi động xe.

Tần suất sử dụng rất thấp 0.1

20 Quạt làm mát động cơ

Trong quá trình hoạt động động cơ luôn sinh ra lượng nhiệt lớn do đó quạt cần làm việc nhiều để làm mát động cơ.

Tần suất sử dụng cao.

21 Mồi thuốc Dùng cho khi cần mồi thuốc ở trên xe

Tần suất sử dụng rất thấp 0.1

Chỉ dùng khi đạp phanh.

Tần suất sử dụng không cao lắm 0.3

Bảng 2.3 Tính toán công suất tiêu thụ cần thiết cho các phụ tải hoạt động gián đoạn

Phụ tải hoạt động gián đoạn

12 Quạt điều hòa nhiệt độ 2x80 0.5 80

20 Quạt làm mát động cơ 2x100 0.8 160

Có tổng công suất của phụ tải gián đoạn: P2 = 682.55 [W]

2.2.3 Lựa chọn công suất máy phát điện

Lấy tổng công suất tiêu thụ chia cho điện áp định mức ta được cường độ dòng điện theo yêu cầu:

Tổng công suất tiêu thụ là:

Hiệu suất của máy phát điện η=(0,85÷0,9) Chọn η=0,9 ta có Iđm chọn máy phát:

Vậy nên ta cần chọn máy phát có Udm = 14V và Idm > 78,87 [A]

Sau khi tính toán và dựa trên catalog máy phát ta chọn loại máy phát AAK COMPACT.

Có các thông số như sau:

Bảng 2.4 – Thông số cơ bản máy phát tham khảo

STT Tên thông số Giá trị

5 Số vòng quay tối đa 20000 [rpm]

6 Điều kiện nhiệt độ - 40oC to + 110oC

Hình 2.4 Máy phát AAK Compact

Hình 2.5 Thông số - kết cấu máy phát AAK Compact

1-Puly; 2-Ổ bi đỡ phía trước; 3-Khung vỏ trước; 4-Cuộn dây stator; 5-Lõi thép của cuộn rotor; 6-Khung vỏ sau; 7-Bộ chỉnh lưu; 8-Vỏ ngoài bảo vệ; 9- Cọc B+, D+ của máy phát; 10-Ổ đỡ phía sau; 11-Vòng tiếp điện; 12-Chổi than; 13-Bộ chỉnh lưu; 14- Đệm cao su

Tính toán tiết diện dây điện trên xe Toyota Vios 2023

Trên ô tô hiện đại ngày này, hệ thống điện là một hệ thống rất quan trọng, đặc biệt ô tô càng hiện đại thì nhu cầu sử dụng các phụ tải càng lớn để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của con người vì vậy số lượng dây dẫn càng tăng lên Do đó việc tính toán dây dẫn là rất cần thiết để đảm bảo việc dẫn điện tốt, đủ công suất và vẫn đảm bảo tính kinh tế.

Dây dẫn trên ô tô thường là dây đồng có bọc vỏ cách điện là nhựa PVC Dây đồng có điện trở suất nhỏ (ρ=1,7.10 -8 Ωm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp m), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp vỏ bọc PVC không những phải cách điện tốt (có điện trở suất rất lớn ρ 15 Ωm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp m) mà còn phải bảo vệ lõi đồng trong những điều kiện khắt nghiệt như: xăng, dầu, nhớt, nước, bụi bẩn, nhiệt độ cao… Độ sụt áp trên dây dẫn được xác định theo biểu thức sau:

 U [A] (2.5) Suy ra tiết diện dây dẫn các tải là:

Trong đó: R: điện trở dây dẫn [Ωm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp ]

I: dòng điện qua dây dẫn [A] ρ: điện trở suất dây dẫn [Ωm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp m] l: chiều dài dây dẫn [m]

S: tiết diện dây dẫn [m 2 ] P: công suất phụ tải [W]

U: điện áp nguồi [V], theo đề ra Ung = 14 [V]

Bảng 2.5 Độ sụt áp trên dây dẫn

Hệ thống Độ sụt áp Sụt áp tối đa

Bảng 2.6 Giá trị công suất các phụ tải cần tính

Phụ tải Chiều dài dây dẫn [m] Đèn pha/cốt 1,4

Theo công thức (2.6), giá trị công suất các phụ tải và độ sụt áp chọn được ta tính toán được tiết diện dây dẫn như sau:

Bảng 2.7 Bảng các đại lượng và tiết diện tính toán được

Phụ tải Chiều dài dây dẫn [m]

S [m 2 ] Đường kính dây d [m] Đèn cốt 1,4 0,4 50 0,21.10 -6 0,52.10 -3 Đèn pha 1,4 0,4 55 0,23.10 -6 0,54.10 -3

Bảng 2.8 Bảng dây điện chọn theo tiêu chuẩn Leoni

Phụ tải Tiết diện S [mm 2 ] Đèn cốt 0,22 Đèn pha 0,35

Hình 2.6 Catalog dây dẫn tham khảo

Quy trình kiểm tra hệ thống các cảm biến

3.1.1 Cảm biến vị trí bướm ga

Bước 1: Đọc danh sách dữ liệu

-Kết nối máy chẩn đoán với đầu nối DLC3

-Bật khoá điện lên vị trí ON.

-Bật máy đo kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp.

-Vào các menu: DIAGNOSIS / ENHANCCED OBDII / DATALIST / ETCS / THROTTLE POS #1 AND THROTTLE POS #2 Đọc giá trị hiển thị trên máy chẩn đoán:

TP #1 (VTA) Khi đạp phanh

Khu vực nghi ngờ Đi đến

2,4 -3,4V Hở mạch VTA1 hoặc ngắn mạch nối mát.

Hở mạch VTA2 hoặc ngắn mạch nối mát.

Mạch cảm biến vị trí bướm ga bình thường

Bước 2 Kiểm tra dây điện và giắc nối ( cảm biến vị trí bướm ga – ECM ) -Ngắt giắc nối C17 của thân bướm ga.

-Ngắt giắc nối C20 của ECM.Kiểm tra điện trở.

Nếu đúng như tiêu chuẩn thì đi đến bước 3 Nếu không đúng thì sửa hoặc thay dây điện và giắc nối.

Bước 3: Kiểm tra ECM ( Điện áp VC )

+ Ngắt giắc nối C17 của thân bướm ga.

+ Bật công tắc máy ON.

Kiểm tra điện áp giữa các cực của giắc nối.

Nếu đúng như tiêu chuẩn thì thay thế cụm cổ họng gió Nếu không đúng thì thay ECM.

Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn

Bước 4:Kiểm tra xem mả DTC có tái xuất hiện không ( Các mã DTC của cảm biến vị trí bướm ga )

-Kết nối máy chẩn đoán với đầu nối DLC3, bật khoá điện lên vị trí ON. -Xóa mã DTC.

-Động cơ chạy không tải trong 15 giây hay hơn.

-Vào camenu: DIAGNOSIS / ENHANCCED OBDII / DTC INFO /

Hiển thị ( phát ra mã DTC ) Đi đến

PO120, PO122, PO123, PO220, PO222, và / hoặc

Không phát ra Hệ thống tốt

3.1.2 Cảm biến vị trí trục khuỷu

Chú ý: Kiểm tra tốc độ động cơ Có thể kiểm tra được tốc độ động cơ bằng cách dùng máy chẩn đoán Hãy tuân theo quy trình dưới đây:

-Nối máy chẩn đoán vào DLC3.

-Bật máy chẩn đoán ON.

-Chọn các mục sau: POWERTRAIN / ENGINE AND ECT / DATA LIST / ENGINE SPEED.

-Tốc độ động cơ có thể báo Zero cho dù động cơ đang quay bình thường Đó là do không có các tín hiệu NE từ cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP) Thay vào đó, tốc độ động cơ có thể báo thấp hơn tốc độ thực tế của động cơ, nếu điện áp phát ra của cảm biến CKP không đủ lớn.

-Đọc dữ liệu lưu tức thời dùng máy chẩn đoán ECM lưu những thông tin về xe và điều kiện lái xe ở dạng dữ liệu lưu tức thời tại thời điểm mã DTC được lưu lại Khi chẩn đoán, dữ liệu lưu tức thời giúp xác định xe đang chạy hay đỗ, động cơ nóng hay chưa, tỷ lệ không khí - nhiên liệu đậm hay nhạt cũng như những dữ liệu khác ghi lại được tại thời điểm xảy ra hư hỏng.

Bước 1: Đọc giá trị tốc độ xe dùng máy chẩn đoán

+ Nối máy chẩn đoán vào DLC3.

+ Bật máy chẩn đoán ON.

+ Chọn các mục sau: POWERTRAIN / ENGINE AND ECT / DATA LIST / ENGINE SPEED.

+ Khởi động động cơ. Đọc các giá trị hiển thị trên máy chẩn đoán khi động cơ đang nổ máy. Tốt: Các giá trị hiệu chỉnh sẽ được hiện thị.

+ Kiểm tra sự thay đổi tốc độ động cơ, hiển thị đồ thị trên máy chẩn đoán.

+ Nếu động cơ không khởi động được, hãy kiểm tra tốc độ động cơ khi quay khởi động.

+ Nếu tốc độ động cơ được chỉ ra trên máy chẩn đoán vẫn bằng 0, thì đã có hở mạch hoặc ngắn mạch trong mạch cảm biến vị trí trục khuỷu.

Bước 2: Kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu (Điện trở)

+ Ngắt giắc của cảm biến vị trí trục khuỷu.

+ Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.

Bước 3: Kiểm tra dây điện và giắc nối (Cảm biến vị trí trục khuỷu -ECM)

+ Ngắt giắc của cảm biến vị trí trục khuỷu.

+ Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.

Bước 4: Kiểm tra lắp ráp (Cảm biến vị trí trục khuỷu)

Bước 5: Kiểm tra đĩa tín hiệu cảm biến vị trí trục khuỷu (Răng của đĩa cảm biến)

3.1.3 Cảm biến vị trí trục cam

Bước 1: Kiểm tra cảm biến vị trí trục cam (Điện trở)

+ Ngắt giắc của cảm biến vị trí trục cam.

+ Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.

Bước 2: Kiểm tra dây điện và giắc nối (Cảm biến vị trí trục cam -ECM)

+ Ngắt giắc của cảm biến vị trí trục cam.

+ Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.

Bước 3: Kiểm tra lắp ráp cảm biến

Bước 4: Kiểm tra thời điểm phối khí

Bước 5: Kiểm tra trục cam

3.1.4 cảm biến lưu lượng khí nạp

- Kết nối máy chẩn đoán với đầu nối DLC3.

- Bật khoá điện lên vị trí ON.

- Bật máy đo kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp.

- Vào các menu: DIAGNOSIS / ENHANCCED OBDII / DATALIST / PRIMARY / INTAKE AIR.

Bước 3: Đọc danh sách dữ liệu (kiểm tra ngắn mạch dây điện)

Bước 4: Đọc danh sách dữ liệu (kiểm tra ngắn mạch dây điện)

Bước 5: Kiểm tra dây điện và giắc nối (cảm biến MAF - ECM)

3.1.5 Cảm biến nước làm mát

Bước 1: Đọc danh sách dữ liệu

-Kết nối máy chẩn đoán với đầu nối DLC3.

-Bật khoá điện lên vị trí ON.

-Bật máy đo kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp.

-Vào các menu: DIAGNOSIS / ENHANCCED OBDII / DATALIST / PRIMARY / COOLANT TEMP.

Bước 3: Kiểm tra dây điện và giắc nối ( cảm biến nhiệt độ nước – ECM)

3.1.6 Cảm biến nhiệt độ khí nạp

-Kết nối máy chẩn đoán với đầu nối DLC3.

-Bật khoá điện lên vị trí ON.

-Bật máy đo kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp.

-Vào các menu: DIAGNOSIS / ENHANCCED OBDII / DATALIST / PRIMARY / INTAKE AIR.

Bước 3 : Đọc danh sách dữ liệu ( kiểm tra ngắn mạch dây điện )

Bước 4: Đọc danh sách dữ liệu ( kiểm tra ngắn mạch dây điện )

Bước 5: Kiểm tra dây điện và giắc nối ( cảm biến MAF - ECM )

3.1.7 Cảm biến bàn đạp ga

Bước 1: Đọc danh sách dữ liệu

-Kết nối máy chẩn đoán với đầu nối DLC3

-Bật khoá điện lên vị trí ON.

-Bật máy đo kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp.

-Vào các menu: DIAGNOSIS / ENHANCCED OBDII / DATALIST /

ETCS / THROTTLE POS #1 AND THROTTLE POS #2 Đọc giá trị hiển thị trên máy chẩn đoán:

TP #2 (VTA2) Khi nhả phanh

TP #1 (VTA) Khi đạp phanh

TP #2 (VTA2 ) Khi đạp phanh

Khu vực nghi ngờ Đi đến

Hở mạch VTA1 hoặc ngắn mạch nối mát.

Hở mạch VTA2 hoặc ngắn mạch nối mát.

Mạch cảm biến vị trí bướm ga

Khởi động động cơ. Động cơ chạy không tải trong 15 giây hay hơn.

Vào camenu:DIAGNOSIS / ENHANCCED OBDII / DTC INFO / CURRENT CODES

Bước 1: Kiểm tra cảm biến ô xy có bộ sấy

Bước 2: Kiểm tra điện áp cực (+B của cảm biến ô xy)

Bước 3: Kiểm tra dây điện và giắc nối (Cảm biến ô xy -ECM)

Bước 4: Kiểm tra xem mã DTC có phát lại không

+ Nối máy chẩn đoán vào DLC3.

+ Bật khóa điện đến vị trí ON và bật máy chẩn đoán ON. + Xóa các mã DTC

+ Để cho động cơ chạy không tải trong 1 phút trở lên.+ Chọn các mục sau: Powertrain / Engine and ECT / DTC.

Bước 5: Kiểm tra rơ le tích hợp (Cầu chì EFI)

Bước 6: Kiểm tra rơ le tích hợp

3.1.9 Cảm biến tỷ lệ hoà khí A/F

Quy trình bảo dưỡng tương tự cảm biến Oxy

Bước 1: Kiểm tra mã lỗi

- Sử dụng thiết bị đọc mã lỗi OBD-II để kết nối với hệ thống điều khiển của phương tiện.

- Đọc và ghi lại bất kỳ mã lỗi nào xuất hiện trên thiết bị.

Bước 2: Kiểm tra đèn báo hỏng cảm biến

- Khởi động phương tiện và quan sát đèn báo trên bảng điều khiển.

- Nếu có đèn báo hỏng cảm biến hoặc bất kỳ đèn cảnh báo nào khác liên quan, ghi lại thông tin này.

Bước 3: Kiểm tra điện áp

- Sử dụng đồng hồ đo điện áp để kiểm tra đầu ra của cảm biến kích nổ.

- So sánh giá trị đo được với thông số kỹ thuật của nhà sản xuất để xác định tính chính xác của cảm biến.

Bước 4: Kiểm tra dây kết nối

- Kiểm tra từng dây kết nối của cảm biến kích nổ để đảm bảo chúng không bị hỏng, rách hoặc gãy.

- Kiểm tra sự kết nối chặt chẽ và không bị oxy hóa.

Bước 5: Kiểm tra cảm biến kích nổ

- Sử dụng thiết bị chẩn đoán chuyên dụng để kiểm tra hoạt động của cảm biến kích nổ.

- Kiểm tra đáp ứng của cảm biến trong các điều kiện khác nhau như tần suất động cơ, nhiệt độ, và áp lực.

Bước 6: Kiểm tra kết nối và đấu nối

- Xác định vị trí và kiểm tra các kết nối của cảm biến kích nổ với hệ thống điện của phương tiện.

- Đảm bảo rằng kết nối đúng cách và không bị lỏng

Kiểm tra, chẩn đoán hệ thống nhiên liệu

1 Chuẩn bị Dụng Cụ và Thiết Bị:

- Máy đo áp suất nhiên liệu.

- Bộ dụng cụ tháo lắp vòi phun.

- Đồng hồ đo nhiên liệu.

- Dụng cụ kiểm tra điện (như đồng hồ đo VOM).

- Bộ vệ sinh vòi phun (nếu cần thiết).

2 Kiểm Tra Áp Suất Nhiên Liệu:

Kết nối máy đo áp suất nhiên liệu với đường dẫn nhiên liệu Khởi động động cơ và kiểm tra áp suất nhiên liệu hiển thị trên đồng hồ đo So sánh áp suất này với giá trị quy định của nhà sản xuất Áp suất nhiên liệu không đúng có thể chỉ ra sự cố với bơm nhiên liệu hoặc bộ điều áp.

3 Kiểm Tra Hoạt Động Của Vòi Phun:

Tắt động cơ và tháo các vòi phun ra khỏi động cơ Kết nối vòi phun với thiết bị kiểm tra vòi phun Khởi động thiết bị kiểm tra và quan sát mẫu phun nhiên liệu Một mẫu phun nhiên liệu đúng sẽ đều và không bị gián đoạn Kiểm tra xem có nhiên liệu rò rỉ không khi vòi phun không hoạt động Rò rỉ nhiên liệu có thể dẫn đến tiêu hao nhiên liệu và làm giảm hiệu suất động cơ.

4 Kiểm Tra Điện Trở của Vòi Phun:

Sử dụng đồng hồ đo VOM để đo điện trở của vòi phun Thông số điện trở thông thường nằm trong khoảng 1-3 ohm (tùy thuộc vào loại vòi phun) So sánh kết quả đo với giá trị quy định của nhà sản xuất Nếu điện trở không nằm trong khoảng quy định, có thể vòi phun đã hỏng và cần thay thế.

5 Vệ Sinh Vòi Phun (Nếu Cần Thiết):

Sử dụng bộ vệ sinh vòi phun chuyên dụng để loại bỏ cặn bẩn và tạp chất trong vòi phun Thực hiện vệ sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất bộ vệ sinh.

6 Lắp Lại Vòi Phun và Kiểm Tra Lại:

Sau khi kiểm tra và vệ sinh xong, lắp lại các vòi phun vào động cơ Khởi động động cơ và kiểm tra xem động cơ hoạt động bình thường hay không Lắng nghe xem có tiếng động lạ hoặc rung động bất thường nào không

Hình 3.1 Bộ kiểm tra áp suất vòi phun động cơ xăng

3.2.2 Kiểm tra bơm nhiên liệu

1 Chuẩn Bị Dụng Cụ và Thiết Bị:

+ Máy đo áp suất nhiên liệu.

+ Đồng hồ đo VOM (Vol-Ohm-Milliammeter).

+ Kẹp cá sấu và dây dẫn.

+ Dụng cụ tháo lắp (cờ lê, tua vít, v.v.).

+ Bộ kiểm tra bơm nhiên liệu (nếu có).

2 Kiểm Tra Áp Suất Nhiên Liệu:

+ Kết Nối Máy Đo Áp Suất:

+ Tìm đường dẫn nhiên liệu và kết nối máy đo áp suất nhiên liệu vào điểm kiểm tra.

+ Khởi động động cơ hoặc bật khóa điện để kích hoạt bơm nhiên liệu. + Đo Áp Suất Nhiên Liệu:

+ Quan sát đồng hồ đo áp suất nhiên liệu So sánh giá trị áp suất với thông số kỹ thuật của nhà sản xuất Thông thường, áp suất nhiên liệu phải nằm trong khoảng từ 30-40 psi (tùy thuộc vào loại xe).

3 Kiểm Tra Hoạt Động của Bơm Nhiên Liệu:

Kiểm Tra Nguồn Điện Đến Bơm Nhiên Liệu: Sử dụng đồng hồ đo VOM để kiểm tra nguồn điện đến bơm nhiên liệu Kết nối đồng hồ với các đầu dây của bơm nhiên liệu và đo điện áp Điện áp bình thường khi bật khóa điện thường là 12V.

Nghe Âm Thanh Bơm Nhiên Liệu: Khi bật khóa điện (không khởi động động cơ), nghe xem có âm thanh hoạt động của bơm nhiên liệu không Nếu không có âm thanh, có thể bơm nhiên liệu không hoạt động.

4 Kiểm Tra Lưu Lượng Nhiên Liệu:

Thực Hiện Bằng Cách Đo Lưu Lượng: Tháo đường dẫn nhiên liệu và đặt ống dẫn vào bình chứa Khởi động bơm nhiên liệu trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 15 giây) Đo lượng nhiên liệu chảy ra và so sánh với thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.

5 Kiểm Tra Điện Trở của Bơm Nhiên Liệu:

Sử dụng đồng hồ đo VOM: Ngắt kết nối bơm nhiên liệu và sử dụng đồng hồ đo VOM để đo điện trở của bơm So sánh kết quả đo với thông số kỹ thuật Điện trở bơm nhiên liệu thường nằm trong khoảng từ 0.2-5 ohm.

6 Thay Thế hoặc Sửa Chữa Bơm Nhiên Liệu (Nếu Cần Thiết):

Thay Thế Bơm Nhiên Liệu: Nếu bơm nhiên liệu không hoạt động hoặc hoạt động không đúng cách, bạn có thể cần thay thế nó Tháo bơm cũ và lắp bơm mới theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sửa Chữa Bơm Nhiên Liệu: Nếu bơm nhiên liệu bị tắc hoặc bẩn, bạn có thể làm sạch hoặc sửa chữa Tuy nhiên, điều này đòi hỏi kỹ thuật và dụng cụ chuyên dụng.

7 Kiểm Tra Lại Sau Khi Thay Thế hoặc Sửa Chữa:

Lắp Lại Bơm Nhiên Liệu: Lắp lại bơm nhiên liệu và đường dẫn nhiên liệu.

Khởi Động Động Cơ: Khởi động động cơ và kiểm tra hoạt động của động cơ Đảm bảo rằng áp suất nhiên liệu ổn định và động cơ hoạt động mượt mà.

Hình 3.2 Kiểm tra bơm xăng

Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa

Dấu hiệu nhận biết acquy cần kiểm tra:

- Khó khởi động xe, đặc biệt là vào buổi sáng.

- Đèn cảnh báo acquy trên bảng đồng hồ taplo sáng.

- Âm thanh khởi động yếu ớt, kéo dài hơn bình thường.

- Có mùi hôi nồng nặc, khó chịu phát ra từ acquy.

- Acquy bị phồng, nứt vỡ, rò rỉ dung dịch axit.

+ Kiểm tra bằng mắt thường: Quan sát xem acquy có bị phồng, nứt vỡ hay rò rỉ dung dịch axit hay không Cũng cần kiểm tra xem các cọc nối của acquy có bị bám bẩn hay oxi hóa hay không.

+ Kiểm tra bằng vôn kế: Sử dụng vôn kế để đo điện áp của acquy Khi acquy được nạp đầy, điện áp sẽ dao động trong khoảng từ 12,4V đến 12,7V Nếu điện áp thấp hơn 12V, acquy cần được nạp lại hoặc thay mới.

+ Kiểm tra bằng máy thử acquy: Sử dụng máy thử acquy chuyên dụng để kiểm tra tình trạng của acquy Máy thử acquy sẽ cho biết dung lượng acquy còn lại và khả năng khởi động của acquy.

- Nếu không bình thường -> Thay mới bu gi đúng loại

- Kiểm tra điện trở của các bu gi trên động cơ: Lớn hơn 10MΩ

- Nếu điện trở bé hơn 10MΩ -> Làm sạch bu gi và kiểm tra lại.

Hình 3.4 Kiểm tra tình trạng Bugi

- Điều chỉnh khe hở bu gi: 1,1 mm

- Đối với bu gi có điện cực bằng platin -> Không hiệu chỉnh.

- Xiết chặt bu gi với một mô men là 180 kg.cm

Hình 3.5: Vệ sinh và điều chỉnh điện cực bugi

Bước 1: Tháo bô bin đánh lửa ra khỏi ra khỏi xe

Xác định chính xác của bobin bằng cách tham khảo sách hướng dẫn sửa chữa của xe (Thông thường, bạn cần ngắt kết nối khỏi dây bộ chia điện, sau đó tháo vít bắt nó Hãy chắc chắn rằng xe của bạn đã tắt máy và nguội hẳn trước khi tiến hành).

Bước 2: Tìm điện trở tiêu chuẩn của bobin đánh lửa

Mỗi bobin đánh lửa của động cơ ô tô đều có tiêu chuẩn đánh lửa riêng về điện trở các cuộn dây Nếu điện trở thực tế các cuộn dây nằm ngoài các tiêu chuẩn này, thì có nghĩa là bobin của bạn đã bị hỏng.

Thông thường, có thể tìm thấy những tiêu chuẩn điện trở cho bibin bằng cách tham khảo sổ hướng dẫn sửa chữa của xe Tuy nhiên, nếu bạn không thể tìm được nó, hãy liên hệ với đại lý mà bạn mua xe hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng.

Hầu hết, các bobin của ô tô đều có tiêu chuẩn điên trở từ 0,7 – 1,7 Ω cho cuộn sơ cấp và 7.500 – 10.500 Ω cho cuộn thứ cấp.

Bước 3: Đặt các đầu đo của ôm ké lên các cực của cuộn sơ cấp

Bobin đánh lửa sẽ có 3 điện cực âm (-), 2 cực ở 2 bên và 1 cọc ở chính giữa Bật Ôm kế và chạm mỗi đầu của Ôm kế vào 2 điện cực bên ngoài Đọc và ghi lại giá trị điện trở – đây là giá trị điển trở của cuộc dây sơ cấp.

Lưu ý rằng: có một số loại bobin mới có cấu trúc khác với cách sắp xếp truyền thống này Tham khảo cả tài liệu hướng dẫn sử dụng xe để nắm bắt thêm các thông tin nếu bạn không chắc các điện cực kết nối tương ứng với cuộn dây sơ cấp.

Bước 4: Đặt các đầu đo của Ôm kế lên các điện cực của cuộn thứ cấp

Tiếp theo giữ lại đầu đo trên một trong hai điện cực và chạm đầu đo còn lại vào tiếp điểm trung tâm (nơi mà dây cao áp chính kết nối với bộ chia điện) Đọc và ghi giá trị điện trở của cuộn thứ cấp.

Bước 5: Xác định xem các giá trị đọc được có nằm trong thông số kỹ thuật không

Bôbin đánh lửa là những thành phần tinh vi của hệ thống điện của xe Nếu giá trị điện trở của cuộn sơ cấp và thứ cấp vượt ra ngoài thông số kỹ thuật dù chỉ một lượng nhỏ thì bạn cũng nên thay bôbin đánh lửa vì nó có thể đã hư hỏng.

Hình 3.7 Kiểm tra tín hiệu đến biến áp đánh lửa có IC động cơ 2NR-FE

- Dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra các tín hiệu tới biến áp đánh lửa có IC Bảng 3.1 Thông số các cặp chân của giắc tín hiệu tới biến áp đánh lửa có IC

Nối dụng cụ đo Điều kiện Giá trị tiêu chuẩn

4 (GND) – Mát thân động cơ Luôn luôn Thông mạch

1 (+B) – 4 (GND) Khóa điện ở vị trí IG 9÷14 V

2 (IGF) - 4 (GND) Khóa điện ở vị trí IG 4,5÷5,5 V

Chẩn đoán hệ thống điều khiển động cơ 2NR-FE

Hệ thống chẩn đoán là một hệ thống được sử dụng để xác định và phân tích các vấn đề trong một hệ thống khác Hệ thống chẩn đoán thường được sử dụng trong các lĩnh vực như y tế, ô tô, máy móc, và công nghiệp.

-Thu thập dữ liệu từ hệ thống cần được chẩn đoán.

+ Phân tích dữ liệu để xác định các vấn đề tiềm ẩn.

+ Chẩn đoán vấn đề, bao gồm nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

+ Gợi ý giải pháp để khắc phục vấn đề.

-Loại hình hệ thống chẩn đoán:

+ Hệ thống chẩn đoán dựa trên mô hình: Sử dụng mô hình toán học để dự đoán hành vi của hệ thống, so sánh với dữ liệu thu thập để xác định vấn đề. + Hệ thống chẩn đoán dựa trên quy tắc: Sử dụng bộ quy tắc dựa trên kiến thức chuyên môn để xác định vấn đề.

+ Hệ thống chẩn đoán dựa trên trí tuệ nhân tạo: Sử dụng trí tuệ nhân tạo để học hỏi từ dữ liệu và tự động xác định vấn đề.

+ Xác định vấn đề sớm, trước khi gây ra sự cố nghiêm trọng.

+ Giảm thời gian và chi phí sửa chữa.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống.

3.4.2 Nguyên lý của hệ thống chẩn đoán

Nguyên lý của hệ thống chẩn đoán: Hệ thống chẩn đoán là một hệ thống được sử dụng để xác định và phân tích các vấn đề trong một hệ thống khác Hệ thống chẩn đoán thường được sử dụng trong các lĩnh vực như y tế, ô tô, máy móc, và công nghiệp.

Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống chẩn đoán: Thu thập dữ liệu: Hệ thống chẩn đoán thu thập dữ liệu từ hệ thống cần được chẩn đoán Dữ liệu này có thể bao gồm các thông số như nhiệt độ, áp suất, tốc độ, độ rung, v.v.

Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được phân tích để xác định các vấn đề tiềm ẩn.

Chẩn đoán: Hệ thống chẩn đoán sẽ đưa ra chẩn đoán về vấn đề, bao gồm nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Gợi ý giải pháp: Hệ thống chẩn đoán có thể đề xuất các giải pháp để khắc phục vấn đề Có nhiều loại hệ thống chẩn đoán khác nhau, mỗi loại có nguyên lý hoạt động cụ thể: Hệ thống chẩn đoán dựa trên mô hình: Hệ thống này sử dụng mô hình toán học của hệ thống cần được chẩn đoán để dự đoán hành vi của hệ thống Dữ liệu thu thập được so sánh với dự đoán để xác định các vấn đề.

Hệ thống chẩn đoán dựa trên quy tắc: Hệ thống này sử dụng một bộ quy tắc để xác định các vấn đề Các quy tắc này được dựa trên kiến thức chuyên môn về hệ thống cần được chẩn đoán.

Hệ thống chẩn đoán dựa trên trí tuệ nhân tạo: Hệ thống này sử dụng trí tuệ nhân tạo để học hỏi từ dữ liệu và tự động xác định các vấn đề.

3.4.3 Kiểm tra và xóa mã chẩn đoán bằng đèn Check

Nối tắt chân TC-CG của giắc DLC3bật khóa điện ON đọc số lần chớp của đèn Check

Sơ đồ chân giắc DLC3

1 Hệ thống họat động bình thường: Đèn nháy sáng liên tục mỗi lần 0,25 s (giây)

Hình vẽ bên mô tả việc báo lỗi 21 và lỗi 32 Lỗi 21 đựơc báo trước và cách lỗi 32 là 2,5 giây Khi báo hết các lỗi sẽ có 4,5 giây chờ để hệ thống báo lại.

Sau khi nhận được mã lỗi, so sánh với bảng mã lỗi trong tài liệu đi kèm với loại xe và động cơ để chẩn đoán được nguyên nhân và vùng hư hỏng

Một số mã chẩn đoán và ý nghĩa của chúng :

Mạch Điện Đèn kiểm tra

Chẩn Đoán (ý nghĩa của mã lỗi) Vùng Hư Hỏng

- - Phát ra khi không có mã nào được phát hiện.

Không có tín hiệu NE đến ECU trong vòng 2 giây sau khi động cơ

Hở hay ngắn mạch NE, G. Hở hay ngắn

Không có tín hiệu G đến ECU trong 3 giây khi tốc độ động cơ từ 600-4000v/p. mạch STA.

NE đến ECU khi tốc độ động cơ trên 1500v/p.

Hở hay ngắn mạch NE.

G đến ECU trong khi tín hiệu NE đến ECU 4 lần và tốc độ động cơ từ

Tín hiệu đánh lửa On N

Không có tín hiệu IGF đến ECU 4 lần liên tiếp.

Hở hay ngắn mạch IGF hay IGT từ từ IC đánh lửa đến ECU.

Hở hay ngắn mạch dây bộ sấy cảm biến oxy (HT)

Hở hay ngắn mạch bộ sấy cảm biến oxy.

Bộ sấy cảm biến. ECU

Trong quá trình phản hồi tỷ lệ khí-nhiên liệu, điện áp ra của cảm biến oxy liên tục từ 0,35 – 0,7V.

Hở hay ngắn mạch cảm biến oxy.

Mạch cảm biến nhiệt độ nước On On

Hở hay ngắn mạch trong mạch tín hiệu nhiệt độ nước (THW).

Hở hay ngắn mạch trong mạch cảm biến nhiệt độ nước.

Cảm biến nhiệt độ nước.

Mạch cảm biến nhiệt độ khí nạp

Hở hay ngắn mạch trong tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí nạp (THA).

Hở hay ngắn mạch trong mạch cảm biến nhiệt độ khí nạp.

Cảm biến nhiệt độ khí nạp.

Hư hỏng chức năng làm nhạt tỷ lệ khí- xăng

Off On Điện áp ra của cảm biến oxy nhỏ hơn điện áp 0,45

V trong ít nhất 90 giây hay hơn khi cảm biến oxy được sấy nóng (tăng tốc khoản 200v/p)

Lỏng bulong nối đất động cơ.

Áp suất đường nhiên (tắc vòi phun).

Hở hay ngắn mạch trong mạch cảm biến ôxy. Cảm biến oxy.

31 Tín hiệu cảm biến chân không On On

Hở hay ngắn mạch trong mạch tín hiệu cảm biến áp suất đường ống nạp (PIM).

Hở hay ngắn mạch trong mạch cảm biến chân không.

Tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga Off On

Hở hay ngắn mạch trong tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga (VTA).

Hở hay ngắn mạch mạch cảm biến vị trí bướm ga.

Cảm biến vị trí bướm ga.

Tín hiệu cảm biến tốc độ xe

Không có tín hiệu SPD đến ECU trong 8 giây khi xe đang chạy.

Hở hay ngắn mạch trong mạch cảm biến tốc độ xe.

Cảm biến tốc độ xe.

Không có tín hiệu SPD đến ECU sau khi bật khóa điện.

Tín hiệu máy khởi động N

Không có tín hiệu STA đến ECU saukhi bật khóa điện.

Hở hay ngắn mạch tín hiệu máy khởi động.

Hở hay ngắn mạch IG SW hay rơle chính.

Tín hiệu cảm biến tiếng gõ

Off Khi tốc độ động cơ giữa 1200 và 6000v/p Tín hiệu từ cảm biến tiếng gõ không đến ECU trong một khoảng thời gian nhất định (KNK).

(Động cơ 5A-FE không có cảm biến này)

Hở hay ngắn mạch tín hiệu cảm biến tiếng gõ.

(Động cơ 5A-FE không có cảm biến này)

Tín hiệu tình trạng công tắc

C bật, tiếp điểm IDL mở hay cần số ở vị trí R, D, 2 hay L và STA tắt khi nối TE1 và E1 ở chế độ thử.

Mạch IDL của cảm biến vị trí bướm ga.

On : Trong cột chế độ chẩn đoán chỉ ra rằng đèn kiểm tra động cơ bật sáng khi phát hiện có mã lỗi.

Off : Chỉ ra rằng đèn kiểm tra động cơ không bật sáng trong quá trình chẩn đoán hư hỏng thậm chí phát hiện thấy hư hỏng.

N.A : Chỉ ra rằng hạng mục này không bao gòm trong chẩn đoán hư hỏng.

Chú ý : Cách bật sáng đèn kiểm tra động cơ (check engine) thay đổi tùy thuộc vào kiểu động cơ và thị trừơng.

Sau khi sửa chữa được vị trí hư hỏng, mã chẩn đoán vẫn còn lưu lại trong bộ nhớ bởi vậy ECU phải xóa nó bằng việc tháo cầu chì 15A trong hộp cầu chì Khóa điện ở vị trí off.

Chú ý việc hủy mã chẩn đoán cũng có thể làm bằng cách tháo cực âm (-) accu, nhưng bằng cách này, các hệ thống nhớ khác (đồng hồ, etc…) cũng sẽ bị xóa theo.

- Nếu mã chẩn đoán không được xóa đi, nó sẽ vẫn tồn tại trong ECU và xuất hiện cùng với mã chẩn đoán mới trong việc chẩn đoán ở lần sau.

- Nếu việc sửa chữa cần thiết phải tháo accu, việc kiểm tra đầu tiên là phải quan sát nếu mã chẩn đoán đã được ghi lại.

Sau khi xóa mã chẩn đoán song, chạy thử xe để kiểm tra xem có một mã chẩn đoán báo xe chạy bình thường phát ra không Nếu vẫn có mã giống như trước khi sửa chữa xuất hiện, thì chắc rằng hư hỏng đã không được sửa chữa đúng

Chú ý rằng trong quá trình lấy mã chẩn đoán bằng đèn kiểm tra cũng gặp phải những vấn đề sau Không tự suất mã chẩn đoán trong một số trường hợp hệ thống tự chẩn đoán không phát huy chức năng của mình Như đèn kiểm tra không sáng hoặc hệ thống không báo mã chẩn đoán Các nguyên nhân có thể do bóng đèn bị cháy, đứt dây hoặc hỏng ECU.

3.4.4 Kiểm tra và xóa mã chẩn đoán bằng thiết bị chẩn đoán (G-Scan 2)

Trên Toyota Vios 2023 sử dụng giắc chẩn đoán DLC3 theo chuẩn ISO

Ký hiệu (Số cực) Mô Tả Cực Điều kiện Điều Kiện Tiêu

SIL (7) - SG (5) Đường truyền “+” Trong khi truyền Tạo xung

CG (4) - Mát thân xe Mát thân xe Mọi điều kiện Dưới 1 Ωm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp

SG (5) - Mát thân xe Tiếp mát tín hiệu Mọi điều kiện Dưới 1 Ωm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp

BAT (16) - Mát thân xe Dương ắc quy Mọi điều kiện 9 đến 14 v

"Cao" Khoá điện OFF 54 đến 69 Ωm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp CANH (6) - Cực dương ắc quy Đường CAN

"Cao" Khoá điện OFF 1 MΩm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp trở lên CANH (6) - CG Đường CAN

"Cao" Khoá điện OFF 1 kΩm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp hay lớn hơnCANL (14) - Cực Đường CAN Khoá điện OFF 1 MΩm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp trở lên dương ắc quy "Thấp"

"Thấp" Khoá điện OFF 1 kΩm), vì vậy nó dẫn điện rất tốt Lớp hay lớn hơn

Bảng 3 1: Một số chân của giắc chuẩn đoán DLC3

2 Đọc, xóa mã lỗi hư hỏng bằng thiết bị chẩn đoán G-Scan 2:

Bước 1: Kết nối máy chuẩn đoán vào xe.

- Nối giắc máy chẩn đoán vào giắc DLC 3 (chọn giắc có số chân phù hợp)

- Bật khóa điện ON (khởi động động cơ nếu được)

- Bật máy chẩn đoán ON

Bước 2: Chọn dòng xe cho máy chuẩn đoán.

Có hai cách để chọn dòng xe trên máy chuẩn đoán:

- Chọn nhanh (tự động): Ở màng hình chính máy chuẩn đoán chọn OBD-

II Máy sẽ tự động dò tìm thông tin dòng xe và kết nối với xe.

-Chọn theo phương pháp thủ công: Ở màng hình chính máy chuẩn đoán:

Chọn Powertrain để chuẩn đoán thủ công hệ thống truyền động.

Chọn SYSTEM SEARCH để chuẩn đoán toàn hệ thống.

(ECT/SMT/MMT) để chuẩn đoán cho xe dùng số sàn.

Chọn TCCS(Engine/AT) để chuẩn đoán cho xe dùng số tự động.

Chọn DTC Analysis để đọc mã lỗi trên hệ thống.

Xem mã lỗi trên hệ thống

Phương pháp xoá mã lỗi bằng thiết bị chẩn đoán G-Scan 2

Kết luận

50 P2226 Mạch áp suất không khí

51 P2228 Đầu vào áp suất không khí thấp

52 P2229 Đầu vào áp suất không khí cao

Bảng 3 2: Một số mã lỗi trên hệ thống điều khiển động cơ

- Động cơ cần bảo dưỡng thường xuyên hoạt định kỳ để kéo dài tuổi thọ cũng như giảm chi phí cho sửa chữa nặng.

- Cần kiểm tra nhanh các bộ phận như nước làm mát, dầu bôi trơn, đai đẫn động sau một ngày động cơ làm việc.

- Kiểm tra, đo thông số các chi tiết cố định và chi tiết chuyển động của động cơ khi bảo dưỡng nặng so với tiêu chuẩn nhà sản xuất.

Ngày đăng: 21/10/2024, 20:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Toyota Vios ra mắt lần đầu tiên năm 2002 - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.1. Toyota Vios ra mắt lần đầu tiên năm 2002 (Trang 5)
Hình 1.2. Thế hệ Toyota Vios thứ 2 năm 2007 - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.2. Thế hệ Toyota Vios thứ 2 năm 2007 (Trang 6)
Hình 1.3. Thế hệ thứ 3 của Toyota Vios năm 2013 - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.3. Thế hệ thứ 3 của Toyota Vios năm 2013 (Trang 6)
Hình 1.4. Thế hệ thứ 4 của Toyota Vios năm 2023 - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.4. Thế hệ thứ 4 của Toyota Vios năm 2023 (Trang 7)
Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ (Trang 9)
Hình 1.8: Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.8 Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ (Trang 15)
Hình 1.10: Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí bướm ga. - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.10 Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí bướm ga (Trang 16)
Hình 1.11: Sơ đồ mạch điện kết nối ECU - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.11 Sơ đồ mạch điện kết nối ECU (Trang 17)
Hình 1.13: Sơ đồ mạch điện kết nối ECU. - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.13 Sơ đồ mạch điện kết nối ECU (Trang 18)
Hình 1.24: Sơ đồ mạch điện cảm biến bàn đạp ga. - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.24 Sơ đồ mạch điện cảm biến bàn đạp ga (Trang 24)
Hình 1.23: Kết cấu cảm biến vị trí bàn đạp ga. - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.23 Kết cấu cảm biến vị trí bàn đạp ga (Trang 24)
Hình 1.25: Sơ đồ chân kết nối với ECU. - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.25 Sơ đồ chân kết nối với ECU (Trang 25)
Hình 1.28: Sơ đồ mạch điện kết nối ECU. - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.28 Sơ đồ mạch điện kết nối ECU (Trang 27)
Hình 1.20: Sơ đồ mạch điện kết nối ECU. - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.20 Sơ đồ mạch điện kết nối ECU (Trang 28)
Hình1.21: Sơ đồ mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu. - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.21 Sơ đồ mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu (Trang 32)
Hình 1.23: Sơ đồ mạch điện điều khiển vòi phun động cơ 2NR-FE. - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.23 Sơ đồ mạch điện điều khiển vòi phun động cơ 2NR-FE (Trang 34)
Hình 1.25. Sơ đồ mạch điện điều khiển đánh lửa của động cơ - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1.25. Sơ đồ mạch điện điều khiển đánh lửa của động cơ (Trang 38)
Hình 1. 26. Sơ đồ khối điều khiển trục cam - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1. 26. Sơ đồ khối điều khiển trục cam (Trang 39)
Hình 1. 27.Cấu tạo bộ điều khiển VVT-i - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 1. 27.Cấu tạo bộ điều khiển VVT-i (Trang 40)
2.1. Sơ đồ các tải công suất điện trên xe Toyota Vios 2023 - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
2.1. Sơ đồ các tải công suất điện trên xe Toyota Vios 2023 (Trang 47)
Hình 2.2 Sơ đồ tính toán hệ thống cung cấp điện Trong đó: I mf  :     Dòng điện máy phát - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 2.2 Sơ đồ tính toán hệ thống cung cấp điện Trong đó: I mf : Dòng điện máy phát (Trang 48)
Hình 2.3. Sơ đồ phụ tải điện - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 2.3. Sơ đồ phụ tải điện (Trang 51)
Bảng 2.3. Tính toán công suất tiêu thụ cần thiết cho các phụ tải hoạt động gián đoạn - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Bảng 2.3. Tính toán công suất tiêu thụ cần thiết cho các phụ tải hoạt động gián đoạn (Trang 54)
Hình 2.4. Máy phát AAK Compact - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 2.4. Máy phát AAK Compact (Trang 56)
Hình 2.5 Thông số - kết cấu máy phát AAK Compact - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 2.5 Thông số - kết cấu máy phát AAK Compact (Trang 57)
Bảng 2.8. Bảng dây điện chọn theo tiêu chuẩn Leoni - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Bảng 2.8. Bảng dây điện chọn theo tiêu chuẩn Leoni (Trang 59)
Hình 3.2. Kiểm tra bơm xăng - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 3.2. Kiểm tra bơm xăng (Trang 77)
Hình 3.3. Kiểm tra acquy - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 3.3. Kiểm tra acquy (Trang 78)
Hình 3.7. Kiểm tra tín hiệu đến biến áp đánh lửa có IC động cơ 2NR-FE - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Hình 3.7. Kiểm tra tín hiệu đến biến áp đánh lửa có IC động cơ 2NR-FE (Trang 80)
Bảng 3. 1: Một số chân của giắc chuẩn đoán DLC3 - Phân tích kết cấu hệ thống Điều khiển Động cơ 2nr fe trên xe toyota vios 2023
Bảng 3. 1: Một số chân của giắc chuẩn đoán DLC3 (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w