KHÔNGDỪNGLẠI Tìm mỏi mắt mới thấy mấy tác phẩm của hoạ sĩ Còm trong triển lãm biếm hoạ lần thứ nhất do báo Văn hoá thể thao lần tổ chức. Hơi ngạc nhiên vì thấy có lẽ hoạ sĩ Còm muốn “đùa” nhân ngày Cá tháng 4 hay sao mà gửi dự thi mấy tác phẩm trông “buồn cười” thế này ồ đơn gi ản thôi vì Còm đang dồn sức cho triển lãm Hý hoạ II của mình s ẽ diễn ra 1 tuần sau đó. Và, ngày khai mạc đã tới, chao ôi là đông trên bốn bức tường toàn là những người nổi tiếng- từ những cây đại thụ của văn hoá Việt như nh ạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, nhà văn Tô Hoài, nhạc sĩ Đặng Thái Sơn và các gương mặt trẻ như nhà văn Nguy ễn Ngọc Tư, ca sĩ Mỹ Linh, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và rất rất nhiều người nổi tiếng khác. Trong khi những nhân vật của Còm đang trầm ngâm, suy tư, mỉm cười , cười khoái chí hoặc điệu đà ở “trên tường” thì ở phía dưới hoạ sĩ Còm bị bao vây tứ phía bởi bạn bè và người hâm mộ. Lòng tôi thầm ghen tỵ “ông bạn của mình nổi tiếng l àm sao”. Vài hôm sau tôi tóm được Khoa, tôi liền phỏng vấn luôn mặc dù biết rằng trước đấy báo chí đã khai thác Khoa đến “cạn kiệt” cả người. Nhưng tôi ngh ĩ rằng các phóng viên báo khác đơn giản khai thác Khoa ở những tố chất bề nổi chứ khó có thể chuyện trò với tư cách đồng nghiệp như với TCMT. Hoàng Anh: Khoa ơi, không ngờ cậu lại vẽ vi tính giỏi thế nhỉ ? tôi phục cậu sát đất đấy! Nguy ễn Hữu Khoa : Ôi giời ơi! X ấu hổ quá, bạn có biết không? Tôi chỉ biết vẽ mỗi chương trình Paint và Photoshop mà máy tính nào cũng được cài sẵn. Còn tất cả những cái khác là tôi đầu hàng luôn. Thế m à ai cũng ngỡ tôi rất là “siêu cầu thủ” về máy tính. Họ lại còn tính nhờ tôi dạy họ. Thế mới khổ không cơ chứ H.A : ái chà, thế mà xem tranh lại cứ tưởng cậu mới tốt nghiệp loại ưu về computer đấy Vậy, có mỗi con chuột mà t ại sao cậu vẽ đẹp thế nhỉ? Mất bao nhiêu lâu thì cậu vẽ xong một bức? N.H.K: M ỗi bức tôi chỉ vẽ ở dung lượng 20MB thôi. Nếu vẽ liên tục th ì khoảng 4-5 ngày xong một bức. Lâu hơn thì một tháng. H.A : Ai xem tranh cũng nói rằng Khoa đã dùng Photoshop để bóp và vặn hình! Cậu vặn hình trên máy tính thật đấy à? N.H.K : ấy, tớ có biết vặn hình hay bóp hình trên máy đâu. Khoản đấy tớ dốt lắm. Tớ vẽ theo kiểu của tớ. Dùng kỹ năng nghề nghiệp đơn thuần thôi. Cũng giống như khi tớ vẽ biếm hoạ ấy mà. H.A: Vậy, chứng tỏ cậu nắm rất vững hình hoạ mà khả năng sử dụng màu cực tốt? Cậu “tôi luyện” ở đâu thế? N.H.K : Vững hình hoạ là do ngày trước tôi học ở khoa điêu khắc. Rồi nhiều năm làm đồ hoạ nữa nên cách chỉnh màu hợp lý dần lên. Bản thân tôi cũng là một hoạ sĩ vẽ sơn dầu chuyên nghiệp. Rồi lại bao nhi êu năm nay làm công tác biếm hoạ cho các báo nữa. “Tôi luyện” ở đấy chứ ở đâu ra? H.A : Tranh “hý hoạ” thì mọi người nói nhiều rồi tôi không muốn hỏi nữa nhưng mà xuất phát ở đâu mà bạn lại có cái ý tưởng - thông minh sáng tạo - đ ến thế khi để lời tựa cho mỗi tác phảm. Khoa sợ công chúng không hiểu mình à? N.H.K : Không phải đâu! cảm nhận cá nhân thôi mà. Tôi nghĩ rằng mình hiểu và cảm nhận mỗi một cá nhân đến đâu thì mình sẽ vẽ như mình đã viết sao cho ý tưởng được biểu hiện một cách chuẩn xác nhất. H.A: Dạo này thấy cậu hình như ít vẽ biếm hoạ rồi thì phải. Có phải vì vẽ hý hoạ nhiều rồi nên chuyển nghề không? N.H.K : Tôi không h ề chuyển nghề. Tôi chuyển sang thử sức ở một lĩnh vực mới là minh hoạ bìa sách. H.A : Tôi nhớ ra rồi, năm trước tôi có đọc cuốn Rừng Nauy thấy cái b ìa sách vẽ hay quá hình minh họa rất chuẩn xác với nội dung. Tôi tìm ngay tên hoạ sĩ vẽ bìa thấy có tên Nguyễn Hữu Khoa tôi lại tưởng ai trùng tên cậu. Vì tôi thấy cậu toàn vẽ vui vẻ, đả kích rất thông minh thì khó có thể cảm nhận một chuyện tình buồn bã, đầy mâu thuẫn và nội tâm phức tạp như thế được. Nhưng quả thật, cái tranh bìa đó rất tuyệt. Khoa vẽ loại hình nghệ thuật nào cũng tốt thật đấy! Khoa có bí quyết nghề nghiệp gì không? N.H.K : Tôi ngh ĩ, trước hết tôi đã có một tố chất nghệ thuật sẵn có trong máu. Thứ hai tôi có sự quyết liệt trong nghề. H.A : Đơn giản vậy thôi ư? Khoa hãy thử nói kỹ một chút xem sao? N.H.K: Theo tôi, kh ả năng nắm bắt công việc là quan trọng nhất. Mỗi một loại hình nghệ thuật đều đòi hỏi những cảm nhận khác nhau. Ví dụ khi vẽ tranh vui thì hình phải ngộ nghĩnh, đơn giản, ít đường nét, ít dùng lời. Khi vẽ tranh đả kích thì có thể dùng nhiều chi tiết, dùng ngôn từ nói giúp để nổi bật ý tưởng. Còn tranh minh hoạ thì phải có chiều sâu ý tưởng. Và phải biết khi nào thì nên dùng tranh để minh hoạ bìa, khi nào chỉ dùng chữ đồ hoạ thôi. H.A : Bây giờ Khoa đầu quân cho công ty nào? Thu nhập có tốt không? N.H.K : Tôi đang đ ầu quân độc quyền vẽ bìa sách cho công ty Nhã Nam (thi thoảng có nhờ thêm 2 - 3 hoạ sĩ khác hợp tác) và thu nhập theo tôi là tương xứng với sức lao động mà tôi dành cho Nhã Nam. H.A : Sắp tới Khoa có dự định gì liên quan đến hý hoạ 3 hay 4 bằng các tác phẩm sơn dầu xịn chứ không phải trên máy tính nữa vì theo c ảm nhận của nhiều người: tranh giá vẽ xịn mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực. N.H.K: Có chứ, những tôi chưa biết thời điểm nào thôi. Vì để vẽ một bức sơn dầu là rất tốn kém và lâu công. Trong khi đó thì không ai mua tranh hý hoạ về treo cả. Tôi phải kiếm sống và sẽ đầu tư các bạn sẽ gặp lại tôi không lâu đâu. . KHÔNG DỪNG LẠI Tìm mỏi mắt mới thấy mấy tác phẩm của hoạ sĩ Còm trong triển lãm biếm hoạ. với TCMT. Hoàng Anh: Khoa ơi, không ngờ cậu lại vẽ vi tính giỏi thế nhỉ ? tôi phục cậu sát đất đấy! Nguy ễn Hữu Khoa : Ôi giời ơi! X ấu hổ quá, bạn có biết không? Tôi chỉ biết vẽ mỗi chương. cũng ngỡ tôi rất là “siêu cầu thủ” về máy tính. Họ lại còn tính nhờ tôi dạy họ. Thế mới khổ không cơ chứ H.A : ái chà, thế mà xem tranh lại cứ tưởng cậu mới tốt nghiệp loại ưu về computer