Các bước làm bài tiểu luận Hướng dẫn cách viết và trình bày Bài tập tiểu luận cuối khóa... 3Tiểu luận là một bài viết dưới dạng văn bản để nêu lên về một nghiên cứu, một quan điểm hoặc
Trang 1Ngày 4
"Hướng dẫn cách viết tiểu luận, làm slide
thuyết trình – Chuẩn bị hành trang học tập cho
tương lai"
Th.s Ngô Thị Lan Hương
Trang 2Tiểu luận là gì?
Các bước làm bài tiểu luận
Hướng dẫn cách viết và trình bày
Bài tập tiểu luận cuối khóa
Trang 3I Tiểu luận là gì? 3
Tiểu luận là một bài viết dưới dạng văn bản để nêu lên về một nghiên cứu,
một quan điểm hoặc một vấn đề của một môn học mà tác giả đang muốn trình bày nhằm để rút ra những kết luận, những đóng góp ý kiến, những đề xuất giải pháp để có thể thực hiện hay cải tiến được vấn đề đã nêu ra.
Tiểu luận môn học thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định
của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy.
Trang 4Vai trò của tiểu luận trong
Với sinh viên:
• Phát triển kỹ năng nghiên cứu Thông qua quá trình tìm kiếm, đánh giá và
tổng hợp tài liệu để rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin
• Nâng cao khả năng tư duy phản biện Phải đưa ra lập luận của mình, bảo
vệ quan điểm bằng chứng cứ và phản biện lại các quan điểm đối lập
• Cải thiện kỹ năng diễn đạt và lập luận Trình bày ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục
Với giáo viên:
Đánh giá toàn diện về quá trình học tập của sinh viên và đưa ra những giải pháp khắc phục cho những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình học tập và tiếp nhận kiến thức của người học
Trang 5Các dạng bài tập tiểu luận
Bài thu hoạch
Báo cáo thực tập
Bài thu hoạch chính là bản tự tổng kết, tự đánh giá của bản thân đã cảm nhận, tích lũy và học được những gì sau môn học
hoặc sau chuyến đi để từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học cho tương lai
Trang 6Bài thu hoạch có 2 dạng 6
Bài cá nhân: do cá nhân tự nghiên cứu, tự làm, tự hoàn thành (cá
nhân tự chịu trách nhiệm với bài thu hoạch của mình) Kết quả của
bản thu hoạch này đánh giá năng lực của cá nhân
Bài nhóm: do một nhóm người làm, các thành viên sẽ tự chia nhau
hoàn thành các nội dung khác nhau tạo nên kết quả một bài thu
hoạch hoàn chỉnh
Trang 7II Các bước làm bài tiểu
1 Chọn đề tài tiểu luận:
Phải phù hợp với môn hay nội dung giáo viên đưa ra
Đề tài tạo được hứng thú khi làm nhưng phải mang tính khả thi
2 Lập dàn ý trước khi viết tiểu luận:
Phần đầu (chương I hay mục I): Chương lý luận: nêu lên một số lý luận hoặc phải giới thiệu một cách tổng quan về vấn đề của bài viết/ Lý do chọn đề tài/ Tính cấp thiết của đề tài
Phần hai ( chương II hay mục II): là phần thực trạng và đánh giá: nêu rõ thực trạng của vấn đề được viết trong đề tài và những đánh giá về vấn đề đó
Phần ba : Những giải pháp và kiến nghị, hay nêu lên một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu hoặc đề ra phương hướng cho thời gian tới
Trang 8II Các bước làm bài tiểu luận
3 Xác định các nguồn tài liệu tham khảo
+ Giáo trình môn học hay một số môn khác có liên quan
+ Sách tham khảo thường có nội dung liên quan đến đề tài
+ Trong các bài nghiên cứu, bình luận trên báo, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu trước đó … có liên quan đến đề tài
+ Website: đây là nguồn rất phong phú và sẽ là nguồn tài liệu chính có thể hỗ
trợ cho ta trong quá trình viết bài Nhưng, nguồn của các website này khá phức tạp hay độ chính xác không cao
Trang 9II Các bước làm bài tiểu luận
4 Viết nội dung chính của bài tiểu luận
Lời mở đầu: gồm tên đề tài; lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài; mục
đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cuối cùng là kết cấu của bài viết
Nội dung các phần: rõ ràng, sáng sủa, không màu mè Trước mỗi phần nên có lời
dẫn dắt để người đọc hiểu mình sắp viết về vấn đề gì, giải quyết vấn đề gì và mang lại kết quả ra sao
Kết luận: tóm tắt sơ lược các vấn đề mà bài viết đã thu hoạch được, nêu lên một
số đóng góp mới hoặc giải pháp được đưa ra của đề tài
Danh mục tài liệu tham khảo: Mỗi một tài liệu phải cung cấp đầy đủ thông tin bao
gồm: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu(sách báo,…), nhà xuất bản, nơi xuất bản, tên tạp chí, số tạp chí, trang…
Trang 10II Các bước làm bài tiểu luận
5 Hoàn chỉnh các bước trình bày và hình thức
Phần hoàn chỉnh bài viết cần được xem xét kỹ càng và cẩn thận, tránh lỗi trình bày và lỗi chính tả Sau khi được giáo viên phản biện cần chỉnh sửa lại và hoàn thiện
Lưu ý khi viết tiểu luận:
- Chọn thời gian: Phù hợp với bản thân và yêu cầu của bài tiểu luận
- Chọn không gian viết: Yên tĩnh
Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý đến cách hành văn và trình bày văn bản:
+ Phải xác định rõ: văn viết khác với văn nói; ở chỗ: văn viết cần diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức biểu cảm; tránh lối nói: “thì”, “là”, “mà”, chú ý cách diễn đạt, cách đặt
câu hỏi, mở rộng và nâng cao vấn đề một cách lôgic, khéo léo.
+ Cách trình bày văn bản: Khoa học, hợp lý Lưu ý cách căn lề, lỗi chính tả, đưa hình ảnh phù hợp
để bài tiểu luận thêm sinh động, hấp dẫn.
Trang 111 Trên word
» Khổ giấy: A4, trang đứng
» Fon chữ: Times new Roman
Trang 122 Bố cục bài tiểu luận
+ Trang bìa: in bằng giấy cứng Cách trình
bày trang bìa như sau: phía trên cùng của
trang bìa sẽ là tên trường và tên khoa, tiếp
theo là logo trường, giữa trang đề tên đề tài
bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ
tên GVHD, tên học viên, mã học viên, lớp,
năm học và ngày tháng năm thực hiện
Trang bìa nên được đóng khung theo mẫu
của trường cho đẹp và đúng chuẩn
+ Trang lót (theo mẫu của trường).
+ Trang nhận xét của GVHD (nên có nếu
không có quy định riêng của trường).
+ Trang nhận xét của GVPB (nên có nếu không có quy định riêng của trường).
+ Lời cảm ơn (nên có nếu không có quy định riêng của trường).
+ Mục lục: bao gồm các đề mục lớn và đề mục nhỏ của bài tiểu luận
+ Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ.
+ Danh sách bảng, hình vẽ…
12
III Cách viết và trình bày bài tiểu
luận
Trang 1313
Trang 14Nội dung chính của tiểu luận
Trang 15Tài liệu tham khảo
Trang 162 Trình bày báo cáo trên
2.1 Về hình thức
1- Màu sắc:
Màu nền và màu chữ cần tương phản với nhau.
Màu sắc hài hòa, tránh lòe loẹt.
Nên có kí tự, chữ viết đi kèm để giải thích, nhưng cần
cô đọng, phù hợp với nội dung báo cáo.
Phải rõ ràng, sắc nét.
Không đưa quá nhiều hình ảnh, sơ đồ trong 1 slide
Có thể thêm hình ảnh, âm thanh, video minh họa phù
Chú ý thứ tự trước, sau.
6- Cách bố trí, sắp xếp trên slide
Tận dụng tối đa không gian của slide Tránh tạo nhiều khoảng trống, slide quá ngắn Cân đối, hài hòa việc sử dụng chữ viết,
kí tự – hình ảnh, sơ đồ – bảng biểu.
Trang 182 Trình bày báo cáo trên slide
2.3 Tác phong
– Tư thế đứng thẳng, tránh che slide hoặc che mắt khán giả
– Hai tay tự do, buông lỏng (không đút tay vào túi quần, không khoanh tay, không
chắp tay sau lưng) Có thể kết hợp sử dụng tay với lời nói nhưng đừng quên sử dụng tay để chuyển slide
- Mắt nhìn đều về phía khán giả, giữ nét mặt bình tĩnh, có thể mỉm cười nhẹ
– Có thể xưng hô với đại từ “em” hoặc “tôi”
– Giọng nói cần to, rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy, không nhanh không chậm, có điểm nhấn, tránh nói kiểu “đọc thuộc lòng”
– Câu nói nên ngắn gọn, súc tích, không dài dòng, lê thê
– Trả lời câu hỏi cần thẳng thắn, ngắn gọn, đi vào trọng tâm, tránh lòng vòng
– Cần giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái, thái độ kính trọng, khiêm tốn khi đứng trước
quý thầy cô
Trang 19Mẹo vượt qua nỗi sợ
Trang 21IV Bài tập tiểu luận cuối khóa học