CHUĐỨCTIẾN-CÂYBIẾMHỌANGỒNGỘMÀHÓMHỈNH Tôi không thể nào thay đổi được cái nhận xét như tiêu đề của bài viết này từ cách đây gần chục năm rồi ở tranh biếmChuĐức Tiến. Không tin, mời bạn cú giở tuyển tập tranh biếm “Dòng ch ảy trong cuộc sống” của ChuĐức Tiến, do Sở Văn hoá- Thông tin tỉnh Hải Dương xuất bản năm 2006 ra sẽ thấy. ở đó có hơn 560 bức tranh vui và tranh đả kích chọn lọc trong số hơn 3.000 tranh mà ông này đã vẽ. Dù là đả kích địch hay vẽ vui về mọi thứ trên đời này đều thấy ở các tranh của ông là một cách vẽ. Lối diễn hình của ông khá thoải mái, chẳng có luật lệ hà khắc nào của mỹ thuật đường nét chi phối được ông. ông quan niệm, đã là tranh vui thì tiêu chí vui là trên hết, không quá câu nệ về cách vẽ. Chính vì thế mà những người xem nhiều tranh của ChuĐứcTiến mấy chục năm qua phải “chịu” cách vẽ của ông. Có lần nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo thân mật bảo rằng : “Chu ĐứcTiến này ! Cứ thế mà vẽ nhé ! “ Chẳng thế mà bức vẽ đăng báo đầu tiên có niên đại 1963, ngày 5-7 (Báo Thiếu niên Tiền phong) cho đến tận bây giờ vẫn là những đường nét ngộ nghĩnh chẳng giống một ai, nhân vật đầu to, chân tay bé, mọi thái độ của nhân vật được dồn hết cho cái mồm, mắt, mũi, dáng điệu một cách rất có tinh thần: Từ đó mà nó có vẻ ngây ngây ngồngộ thế nào ấy, khiến ta cứ phải so sánh với cái vẻ mặt cũng ngây ngây, ngôngố trong các vai hề do vua hề Sác-lô thể hiện. Tuy vậy, đấy mới chỉ là nét vẽ. Còn “ý” mới là quan trọng. ChuĐứcTiến dường như triệt để khai thác cái nghĩa hẹp nhìn thấy để nói cho cái nghĩa bóng cao siêu hơn. Đấy thực sự là một “phát hiện” rất có con mắt gây cười. Ví dụ như bức tranh đả kích vẽ một tên gián điệp chân quỳ chân duỗi dâng lên quan thấy Mỹ-Diệm một cái bàn chông cắm xuyên một cái chân giày nhãn hiệu USA đã bị cắt đến nửa ống chân để báo cáo rằng : “Con lấy được của Việt cộng cái này ạ” - vẽ năm 1963. Đây là sự “biểu dương” “chiến công” của thằng địch khi lấy được cái chân của đồng bọn từ phía “Việt cộng”, thật diễu cợt. Bức tranh này chả khác nào mẩu chuyện hài : hai vợ chồng nhà nọ bị bọn cướp đến nhà cướp của. Bọn cướp vẽ một vòng tròn bắt hai vợ chồng chủ nhà không được bước chân ra. Trong khi bọn cướp lục soát, anh chồng cười khoái chí : “Bọn chúng mày bị bố lừa mà không biết ”. Chị vợ tưởng là chồng mình giấu được của đi nơi khác, bọn cướp lục soát không ra, bèn hỏi : “Anh lừa chúng nó thế nào ?” - “Hai lần bố thò chân ra ngoài vòng mà chúng nó chẳng biết gì” (!). Một bức tranh khác vẽ năm 1964 diễn tả một lính Mỹ ngồi trên giường bệnh viện, chân vẫn cắm nguyên trên một bàn chông. Bác sĩ bảo: “Bệnh của ngài phải thợ mộc mới chữa khỏi”, trên đầu bác sĩ là, ý nghĩ một cái cưa đ ầy răng (phải là cái cưa thợ mộc cưa cái chân này đi). Một sự mỉa mai về thất bại chua chát của kẻ địch. Hoặc một bức tranh khác cũng là lối diễn đạt từ cái “nhìn thấy” theo nghĩa hẹp thành cái nghĩa bóng. Bức tranh vẽ những nhân viên bị trói chặt hai tay, trong khi sếp tuyên bố “Ai có ý kiến phê bình tôi thì cứ mạnh dạn giơ tay”, nói về sự mất dân chủ và cái dân chủhình thức ở một cơ quan. Hoặc một bức tranh khác vẽ một người trốn thuế nhảy ùm xuống sông lặn” mất khi cán bộ thuế có mặt Lối diễn đạt này thường rất dễ hiểu đối với người xem. Từ một vấn đề tưởng như rất “cao siêu”, vào tay ông, nó được “giải quyết” thật nhẹ nhàng. Đấy là một năng lực, một thế mạnh ở biếmhoạChuĐức Tiến. Điều này khiến tôi cứ nghĩ đến một câu cách ngôn hài hước định nghĩa bác học và học giả - “Bác học là những người biến những cái phức tạp thành đơn giản. Còn học giả là những người làm cho những cái đơn giản trở nên phức tạp”(!). Trong suốt 45 năm vẽ tranh biếm, đến nay ChuĐứcTiến đã có hàng nghìn tranh đăng trên rất nhiều loại báo, tạp chí trung ương, địa phương; là một cây bút hết sức nhạy bén, không một đối tượng nào là ông không đụng đến, không có vấn đề gì là ông bỏ qua. Đây là một cây bút “sản xuất” tranh biếm cực nhạy. Có những lúc toà soạn báo, tạp chí ở tỉnh gọi điện báo rằng quỹ tranh biếm của ông đã hết. Lập tức chỉ không đầy nửa ngày sau ông đã đem đến dăm bảy tranh mới, chẳng cái nào trùng nội dung cái nào. Cũng là vẽ tranh biếm nhưng có ngư ời năm thì mười họa mới vẽ một bức, điều đó có thể không thật khó. Nhưng để vẽ được liền mạch hết năm này tháng khác, lại vẽ cho nhiều tờ báo, tạp chí cùng lúc quả là không dễ dàng gì. Người hoạ sĩ biếm phải thật sự bám sát đời sống, thời sự, thời cuộc, đồng thời phải có “vốn” nhất định và phải “trường vốn” mới có thể “sản xuất” liên tục kỳ hồi được. 45 năm, tuy chưa phải là liên tục hoàn toàn có lúc bẵng đi mất dăm bảy năm vẽ thể loại khác) nhưng nhìn chung ChuĐứcTiến vẫn là cây bút bền bỉ trong số những cây bút biếmhoạ “khoẻ” trong làng biếmhoạ nước ta. ông là hội viên mỹ thuật Hội Văn học Nghệ thuật Hải Dương, hội viên ngành đồ hoạ Hội Mỹ thuật Việt Nam. ChuĐứcTiến đã đoạt nhiều giải thưởng về thi tranh biếmhoạ toàn quốc do các báo và tổ chức liên ngành tổ chức và ở tỉnh Hải Dương. Đánh dấu một chặng đường sáng tác của mình, từ 2 đến 9-6-2008, ChuĐứcTiến tổ chức triển lãm phòng tranh biếmhoạ cùng một một số tranh hội hoạ tại 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm có sự bảo trợ của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương. HUY CHƯƠNG . CHU ĐỨC TIẾN - CÂY BIẾM HỌA NGỒ NGỘ MÀ HÓM HỈNH Tôi không thể nào thay đổi được cái nhận xét như tiêu đề của bài viết này từ cách đây gần chục năm rồi ở tranh biếm Chu Đức Tiến. . đi mất dăm bảy năm vẽ thể loại khác) nhưng nhìn chung Chu Đức Tiến vẫn là cây bút bền bỉ trong số những cây bút biếm hoạ “khoẻ” trong làng biếm hoạ nước ta. ông là hội viên mỹ thuật Hội Văn. vì thế mà những người xem nhiều tranh của Chu Đức Tiến mấy chục năm qua phải “chịu” cách vẽ của ông. Có lần nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo thân mật bảo rằng : Chu Đức Tiến này