UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTTIỂU LUẬN Môn: PHÁP LUẬT CHUYÊN SÂU VỀ THƯƠNG MẠI, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN H
Trang 1UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
TIỂU LUẬN Môn: PHÁP LUẬT CHUYÊN SÂU VỀ THƯƠNG MẠI,
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Họ tên học viên: Ngô Thanh Quý Lớp: CH23LK01
Mã số học viên: 238380107024
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Giảng viên: TS Nguyễn Thị Thu Thủy
Bình Dương, năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài: 3
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu: 3
3 Đối tượng nghiên cứu: 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Bố cục của Luận văn 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA 6
1.1 Khái quát về hoạt động mua bán hàng hóa 6
1.2 Khái quát về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 7
1.2.1 Khái niệm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa: 7
1.2.2 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 7
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA 10
2.1 Một số quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 10
2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 12
2.3 Những vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA 18
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
2
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay,có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng phát triển tấtyếu của các quốc gia trên thế giới hiện nay Ở các quốc gia đang phát triển việcđưa đất nước ngày càng hội nhập và mở rộng cơ chế thị trường, làm ăn với đốitác trong và ngoài nước và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướngchung đó Hoạt động kinh tế đối ngoại rất phong phú bao gồm mua bán hànghoá quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, hợp tác lao động quốc tế.Trong đó mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động chủ yếu nhất
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụgiao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bênmua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
theo thỏa thuận Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa
các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan
hệ mua bán, đây là bản chất chung của các hợp đồng Luật Thương mại năm
2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn được ban hành đã tạo
ra công cụ, hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động mua bán hàng hóa pháttriển Hiện nay, cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa, hoạt động mua bánhàng hóa không còn diễn ra ở phạm vi hẹp của một quốc gia mà phạm vi kinhdoanh lan rộng ra phạm vi thế giới Do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa đã trởthành công cụ hiệu quả nhất để các bên đạt được sự thỏa thuận và lợi ích khi tiếnhành các hoạt động mua bán hàng hóa
Trong các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực thương mại thì quy định
về hợp đồng mua bán hàng hóa được các nhà làm luật, nhà nghiên cứu,…chútrọng nhiều nhất bởi tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nó Việc nắm vững,vận dụng hiệu quả các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóavào thực tiễn thương mại sẽ giúp các chủ thể xác lập, thay đổi và chấm dứt hợpđồng mua bán hàng hóa được thuận lợi, đúng pháp luật và hạn chế thiệt hại.Tuy nhiên, hiện nay khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn cònnhiều chủ thể chưa nắm vững quy định của pháp luật, dẫn đến những tranh chấpkhông đáng có; những tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng ngàymột tăng về số lượng cũng như sự phức tạp của từng vụ việc Tranh chấp phátsinh từ Hợp đồng mua bán hàng hóa rất phổ biến và cần phải lựa chọn mộtphương thức để giải quyết kịp thời, nhanh chóng Nhận thấy tầm quan trọng củaviệc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, tôi quyết định lựa chọn
đề tài “Các biện pháp giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng
hóa” để nghiên cứu.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Trang 4* Các luận văn, Luận án:
- Võ Sỹ Mạnh (2015), “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước viên
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Luận án đã nghiên cứu được các vấn đềliên quan đến vi phạm cơ bản theo quy định của Công ước viên 1980 và quyđịnh của pháp luật Việt Nam Luận án đã chỉ ra được sự vi phạm hợp đồng cơbản từ bên bán và bên mua
- Trương Thị Thùy Dương (2018), “Hợp đồng mua bán hàng hóa theo
pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học luật Huế Tác giả đã
nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa,thực tiễn áp dụng pháp luật quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa tại ViệtNam Luận văn cũng chỉ ra được các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước,các nội dung, điều khoản cụ thể của hợp đồng
- Nguyễn Minh Hoàng Vương (2020), “Giải quyết tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện Hàn lâm, Khoa học
xã hội Việt Nam Tác giả đã phân tích một số cơ sở lý luận về giải quyết tranhchấp hợp đồng mua bán hàng hóa thông qua hình thức Tòa án Tác giả cũng chỉ
ra các bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn vàđưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
* Một số công trình nghiên cứu:
Đề tài cấp Bộ (Các đề tại được cập nhật trong tạp chí chuyên ngành củaTòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp):
- “Tính đặc thù trong thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, lao động.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn.” – Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Văn
Dũng, Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tối cao – 2001
- “Những giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng xét xử các tranh
4
Trang 5chấp thương mại tại Tòa án nhân dân” – Chủ nhiệm đề tài: CN Đỗ Cao Thắng,
Chánh tòa Tòa kinh tế -2004
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luậtViệt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa; thực tiễn ápdụng pháp luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cho Luận văn chủ yếu được thực hiện dựa trên cơ
sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật
Ngoài các phương pháp chủ yếu nêu trên, tác giả còn áp dụng các phươngpháp như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp nhậnđịnh,…
5 Bố cục của Luận văn
Trang 6CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1.1 Khái quát về hoạt động mua bán hàng hóa
1.1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa:
a) Khái niệm:
Tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa: “Mua bán hàng
hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.”.
Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thànhtrong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.1
b) Đặc điểm:
Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa là giữa bên mua và bên bán Bênmua có thể là thương nhân hoặc các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu về hànghóa, bên bán bắt buộc phải là thương nhân
1.1.2 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
a) Khái niệm:
Hiện nay, quy định pháp luật về thương mại không định nghĩa cụ thể hợpđồng mua bán hàng hóa là gì, tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộluật Dân sự 2015 kết hợp với quy định tại khoản 8 Điều 3 thì Hợp đồng mua bánhàng hóa có thể hiểu như sau:
“Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có thỏa thuận.”
b) Đặc điểm:
- Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá chủ yếu đều là thương nhân.Đây là điều được xuất phát từ yêu cầu về chủ thể của hoạt động mua bán hànghóa là các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân, hoặc cótrường hợp bên bán phải là thương nhân Điều này khác với chủ thể của hợpđồng mua bán tài sản theo Bộ luật Dân sự
- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa theo quy định tạikhoản 2 Điều 3 của Luật Thương mại 2005
- Mục đích của các bên khi thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa là nhằmđạt được lợi ích mà các bên mong muốn và hợp đồng mua bán hàng hóa là mộttrong những loại hợp đồng đặc trưng và phổ biến nhất trong hoạt động kinh
1 Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005
6
Trang 7doanh thương mại.
- Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể bằng miệng, bằng vănbản hoặc được xác định bằng hành vi pháp lý đặc biệt
- Trách nhiệm của bên bán do vi phạm hợp đồng
Bên bán phải gánh chịu trách nhiệm khi có hành vi vi phạm hợp đồng đãcam kết
* Các hình thức trách nhiệm pháp lý: (Được quy định tại Luật Thương mại2005)
1.2 Khái quát về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1 Khái niệm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 không trực tiếp đưa ra định nghĩa cụ thể
về tranh chấp thương mại nhưng có quy định về khái niệm “hoạt động thươngmại” tại khoản 1 Điều 3 như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằmmục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúctiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”
Mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động thương mại và các chủ thểkhi tham gia mua bán hàng hóa phải thông quá hợp đồng Hợp đồng phải đầy đủcác nội dung, điều khoản, trong đó có điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụcủa cá bên thamm gia Có thể hiểu tranh chấp hợp đồng như sau:
“Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn về quyền
và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng Tranh chấp có thể phát sinh từ chính nội dung của hợp đồng, từ trong việc giải thích hợp đồng, quyền
và nghĩa vụ giữa các bên… Để đạt được nhiều lợi ích mà nhiều bên trong quan
hệ hợp đồng bất chấp vi phạm những nội dung đã cam kết trước đó để chuộc lợi.”
1.2.2 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa a) Nguyên nhân phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu
là:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nguyên nhân chủ quan của các bên trong quá trình tham gia thiết lập hợp
Trang 8đồng mua bán hàng hóa.
+ Chủ thể trong hợp đồng cố tình không thực hiện các giao kết trong hợpđồng dẫn đến vi phạm các nội dung được quy định trong hợp đồng (Người bángiao hàng chậm; bên bán giao hàng không đúng chủng loại, số lượng hàng hóađã thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết; bên mua vi phạm về nghĩa
vụ thanh toán cho bên bán,…)
+ Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì tranhchấp còn có thể do năng lực của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểubiết về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế dẫn đến vi phạm
- Nguyên nhân khách quan
+ Sự biến động của một số yếu tố như giá cả, tỷ giá, cung cầu của mỗi quốcgia có thay đổi tại nhiều giai đoạn gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các bên và
có thể là nguy cơ dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Một số trường hợp bất khả kháng xảy ra sau khi ký kết hợp đồng màkhông thuộc trường hợp bên nào phải chịu trách nhiệm
+ Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, một sốnguyên nhân khách quan xảy ra do tập quán quốc gia không tìm hiểu kỹ các điềukhoản trong hợp đồng, liên quan đến hệ thống pháp luật của hai quốc gia
b) Đặc điểm:
- Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có các đặc điểm sau đây:
+ Có sự vi phạm về hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Gây ra thiệt hại về tài sản cho bên bị vi phạm
+ Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Gây ra quan hệ nhân quả bởi hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hạivật chất
1.3 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa:
Pháp luật Việt Nam quy định các hình thức giải quyết tranh chấp trongkinh doanh thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp đối với loại hợp đồngmua bán hàng hóa nói riêng gồm có các hình thức là: Thương lượng, hòa giải,Trọng tài và Tòa án Nhà nước khuyến khích các chủ thể thực hiện việc thươnglượng, thỏa thuận nhằm giải quyết mâu thuẫn trước tiên, nếu như không giảiquyết được thì mới lựa chọn phương thức giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa
án, đây là phương thức lựa chọn cuối cùng
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Có thể nói việc hội nhập quốc tế nói chung và mua bán hàng hóa nói riêngđã góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia Tuy nhiêntrong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa không khỏi tránh được việc các bêntrong quan hệ mua bán hàng hóa không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ
8
Trang 9đã được các bên thỏa thuận, từ đó dẫn đến việc các bên xảy ra tranh chấp Việclựa chọn các hình thức để giải quyết tranh chấp nhanh chóng, kịp thời là rấtquan trọng.
Trang 10CHƯƠNG II: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
2.1 Một số quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1.1 Các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa a) Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng phương thức thương lượng:
Phương thức giải quyết tốt nhất khi xảy ra tranh chấp chính là các bên tựthương lượng với nhau Phương thức này không yêu cầu cam kết pháp lý nêncũng không tránh khỏi những rủi ro nếu có bên cố ý không thực hiện theo nghĩa
vụ sau khi đã thỏa thuận thương lượng Tuy nhiên, phương thức này cũng rất ít
cá nhân, tổ chức lụaư chọn
b) Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải:
Phương thức giải quyết tranh chấp được áp dụng tiếp theo là hỏa giải Việchòa giải có sự tham gia của bên thứ ba là hòa giải viên Các bên lựa chọn bênthứ ba để giải quyết tranh chấp thông qua việc thỏa thuận
Tuy nhiên bên hòa giải cũng không có chức năng tài phán để ràng buộc cácbên tuân thủ kết quả hòa giải
c) Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại:
Căn cứ theo Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết HĐTP ngày 20/3/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao – Hội đồng thẩm phánhướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại, việc lựa chọntrọng tài thương mại sẽ phải đảm bảo các yếu tố sau:
01/2014/NQ-+ Có sự tồn tại thỏa thuận trọng tài;
+ Thỏa thuận trọng tài có thể bị vô hiệu;
+ Không thể yêu cầu đồng thời Tòa án và Trọng tài cùng giải quyết mộttranh chấp;
+ Phán quyết của trọng tài có thể bị hủy bỏ theo quy định tại điều 68 LuậtTrọng tài thương mại 2010;
+ Phán quyết của trọng tài sẽ không bị kháng nghị hay kháng cáo theo thủtục Phúc thẩm như tố tụng Tòa án
d) Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:
Nếu hai bên không thỏa thuận được bằng hình thức trọng tài hoặc thỏathuận trọng tài bị vô hiệu thì theo điều 4 tại Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, Tòa
án sẽ có thẩm quyền xét xử
10
Trang 112.1.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo quy định pháp luật hiện hành, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bánhàng hóa thì ưu tiên các bên tự thương lượng với nhau Trong trường hợp, nếu cácbên không thương lượng được với nhau thì ưu tiên thỏa thuận của các bên về lựachọn cơ quan giải quyết tranh chấp (hoà giả thương mại, trọng tài hoặc toà án).Sau khi các bên đã thỏa thuận và thống nhất lựa chọn được cơ quan có thẩm quyềngiải quyết tranh chấp, thì khi phát sinh tranh chấp áp dụng theo nội dung các bênđã thỏa thuận trước đó
Trong trường hợp không có thoả thuận, thì khi phát sinh tranh chấp hợpđồng, nếu các bên không tự hòa giải thì tranh chấp được giải quyết tại Tòa án.Theo đó, người khởi kiện (nguyên đơn) có quyền nộp đơn khởi kiện tại Toà ánNhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bịđơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.
Trong trường hợp, có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủythác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ởnước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì nộp đơn tại toà án cấp Tỉnh giải quyết Nếukhông biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầuToà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng giải quyết; Nếu tranh chấpphát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà ánnơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết; nếu bị đơn không
có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà ánnơi mình cư trú, làm việc giải quyết…
2.1.3 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa a) Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng phương thức thương lượng: Do các bên tự thương lượng trên nguyên tắc tự do, tự
nguyện,bình đẳng
b) Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải:
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Hòa giải thương mại được quyđịnh chi tiết tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP Về hòa giải thương mại theo đó, cácbên tự thỏa thuận trình tự hòa giải, nếu không thỏa thuận thì hòa giải viên thựchiện theo trình tự phù hợp với vụ việc, nguyện vọng, được các bên đồng ý
c) Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại:
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại: Theo quyđịnh tại Luật Trọng tài thương mại 2010, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tàicác bên thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ
Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài