Ăngghen đã có một nhận xét như sau: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
Trang 2TÔN GIÁO VÀ TÍNH CHẤT CHUNG CỦA TÔN GIÁO
1 Khái quát về tôn giáo:
vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận
một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư
ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng
như ở thế giới bên kia.
• Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng:
- Tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử.
- Hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau.
- Nội dung từng tôn giáo.
Trang 3• Là sản phẩm của con người:
gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định.
lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội.
Bản chất của tôn giáo
Trang 4Nội dung cơ bản của tôn giáo
Là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng.
Thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp.
Ph Ăngghen đã có một nhận xét như sau: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.”.
Trang 5Hình thức biểu hiện
Mỗi tôn giáo bao gồm hệ thống:
• Giáo lý: quan niệm tín ngưỡng.
• Giáo luật: các quy định về kiêng cử, cấm kỵ.
• Giáo lễ: hình thức thờ cúng, lễ bái.
• Giáo đường/cơ sở thờ tự: nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo.
Trang 6 Xã hội nguyên thủy (xã hội chưa phân chia giai cấp):do
trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người cảm thấy
yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn Vì
vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to
lớn và thần thánh hóa những sức mạnh đó Từ đó, họ xây
dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.
Nguồn gốc kinh tế, xã hội của tôn giáo
Hình bên là Thần Sấm Thor trong Thần thoại Bắc Âu (dưới) và nữ thần Athena đại diện Tri thức, Trí tuệ và Chiến trận (trên).
Hình bên là Thần Sấm Thor trong Thần thoại Bắc Âu (dưới) và nữ thần Athena đại diện Tri thức, Trí tuệ và Chiến trận (trên).
Trang 7Xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng: con người cảm thấy bất
lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác,… Tất cả họ quy về số phận và định mệnh Từ đó, họ đã thần thành hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.
Tượng thờ tướng Trần Hưng Đạo ở Thành phố Nha Trang (trái) và
tượng Khổng thánh ở Văn miếu Hà Nội (phải)
Tượng thờ tướng Trần Hưng Đạo ở Thành phố Nha Trang (trái) và
tượng Khổng thánh ở Văn miếu Hà Nội (phải)
Trang 8Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về
tự nhiên, xã hội và bản thân mình còn có giới hạn Mặt khác, trong
tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến tôn giáo.
Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực, thiếu khách
quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thành hóa đối tượng.
Trang 9Nguồn gốc tâm lí của tôn giáo
Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo
Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo” Lênin cũng cho rằng: “sợ hãi trước thế lực mù quáng của
tư bản sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.”
có khi được thể hiện qua tôn giáo.
Trang 10 Trong xã hội chưa có giai cấp:
• Tô tem giáo (thờ vật tổ) là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất, thể hiện
niềm tin vào mối quan hệ gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người (thị tộc, bộ lạc) với một loài động thực vật hoặc một đối tượng nào
đó Tô tem giáo thể hiện hình thức nhận biết đầu tiên về mối liên hệ của con người với các hiện tượng xung quanh.
Các hình thức tôn giáo trong lịch sử
Trang 11• Ma thuật giáo là biểu hiện của việc người nguyên thủy
tin vào khả năng tác động đến tự nhiên bằng những
hành động tượng trưng (cầu khấn, phù phép, thần
chú…) nghĩa là bằng con đường siêu nhiên Nhờ các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy cố gắng tác động
đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình
mong muốn Về sau, ma thuật trở thành một thành tố
quan trọng không thể thiếu được của các tôn giáo phát triển Việc thờ cúng của bất kỳ tôn giáo nào cũng phải
có ma thuật (cầu nguyện, làm phép…) Tàn dư của ma thuật là các hiện tượng bói toán, tướng số ngày nay.
Trang 12• Bái vật giáo là bùa hộ mệnh, phép lạ Bái vật giáo xuất hiện vào
lúc mới hình thành tôn giáo và sự thờ cúng Họ đặt lòng tin vào
những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể như hòn đá, gốc cây, bùa, tượng… Họ cho rằng có một lực lượng siêu nhiên, thần bí trú ngụ trong vật đó Đây là thành tố tất yếu của sự thờ cúng tôn
giáo Đó là sự thờ cúng các tượng gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vào sức mạnh kỳ quái của các lá bùa…
Trang 13• Vật linh giáo là hình thức tôn giáo xuất hiện muộn
hơn, khi ý thức của con người đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm Vật linh giáo là lòng tin
ở linh hồn Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm về cái siêu nhiên của người cổ xưa Giai đoạn này đã có ảo tưởng cho rằng có hai thế giới: một thế giới tồn tại thực sự và một thế giới siêu nhiên, trong đó thế giới siêu nhiên thống trị thế giới thực tại Thế giới siêu nhiên này của người
nguyên thủy cũng đầy đủ động vật, thực vật, các đối tượng do tinh thần tưởng tượng ra và không khác
biệt gì lắm so với thế giới thực tại.
Trang 14• Tôn giáo dân tộc có đặc trưng là tính chất quốc gia dân tộc của nó Các vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và phạm vi quyền lực giới hạn
trong phạm vi quốc gia Thậm chí một số tôn giáo lớn cũng bị dân tộc hóa ở mỗi quốc gia và trở thành tôn giáo có tính chất quốc gia
Trong xã hội có giai cấp:
• Tôn giáo thế giới là sự phát triển của các tôn
giáo vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo… Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới
Trang 15TÍNH CHẤT CHUNG CỦA TÔN GIÁO
Tính chất lịch sử: Tôn giáo thay đổi theo từng giai đoạn lịch sự, phù hợp với kết cấu chinh trị
và xã hội của thời đại đó. Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn
Tính chất quần chúng: Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần
chúng nhân dân lao động.Tính chất này xuất phát từ nhiều nguyên nhân Một mặt, cho đến nay
sự phát triển của khoa học, sản xuất và xã hội chưa loại bỏ được những nguồn gốc nảy sinh tôn giáo Mặt khác, tôn giáo cũng đang đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần của quần chúng, phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng
Tính chất chính trị: các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình
Trong nội bộ tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ thì tôn giáo thường là một bộ
phận của đấu tranh giai cấp
Tính chất đối lập với khoa học: Tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới hiện thực vào đầu
óc con người, giải thích một cách duy tâm, thần bí những thực tại xã hội mà con
người đang gặp phải Vì vậy, tôn giáo mang tính chất duy tâm, đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng khoa học
Trang 16CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO
Chức năng thế giới quan.
• Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo có tham vọng tạo ra một bức tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người dưới một hình thức phi hiện thực Bức tranh tôn giáo ấy bao gồm hai
bộ phận: thế giới thần thánh và thế giới trần tục và trên cơ sở đó mà tôn giáo giải thích các vấn đề của tự nhiên cũng như xã hội Sự lý giải của tôn giáo về thế giới nhằm hướng con người tới cái siêu nhiên, thần thánh; do đó nó đã
xem nhẹ đời sống hiện thực Quan niệm này có thể tác động tiêu cực đến ý thức giáo dân, đến thái độ của họ đối với xung quanh.
Trang 17 Chức năng đền bù hư ảo
• Luận điểm nổi tiếng của C Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo Giống như thuốc phiện, tôn giáo đã tạo ra cái vẻ
bề ngoài của “sự giảm nhẹ” tạm thời những nỗi đau khổ của con người, an ủi cho những
sự mất mát, thiếu hụt của con người trong cuộc sống
• Đây không chỉ là chức năng chủ yếu, đặc thù mà còn là chức năng phổ biến của tôn
giáo Ở đâu có tôn giáo ở đó có chức năng đền bù hư ảo
• Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó không chỉ thực hiện một chức năng mà gồm một hệ thống chức năng xã hội Mặc dù là chức năng chủ yếu nhưng chức năng đền
bù hư ảo không thể tách rời các chức năng khác của tôn giáo
Trang 18 Chức năng (hướng thiện/điều chỉnh)
• Tôn giáo đã tạo ra một hệ thống các chuẩn mực, những giá trị nhằm điều chỉnh hành vi của những con người có đạo Những hành vi được điều chỉnh ở đây không chỉ là những hành vi trong thờ cúng mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình cũng như ngoài xã hội của giáo dân Vì vậy, hệ thống chuẩn mực, giá trị trong lý thuyết đạo đức và xã hội mà tôn giáo tạo ra đã ảnh hưởng quan trọng đến mọi hoạt động của con người Tất nhiên ở đây chúng ta cần phải chú ý rằng những chuẩn mực, giá trị tôn giáo đã bị tước bỏ khá nhiều những đặc trưng khách quan
và phụ thuộc vào những giá trị siêu nhiên, hư ảo
Trang 19 Chức năng liên kết
• Trong các xã hội trước đây, tôn giáo với tư cách là bộ phận tất yếu trong cấu trúc
thượng tầng đã đóng vai trò quan trọng của nhân tố liên kết xã hội Nghĩa là nhân tố làm ổn định những trật tự xã hội đang tồn tại, dựa trên những hệ thống giá trị và
chuẩn mực chung của xã hội
• Tuy nhiên không nên quan niệm một cách sai lầm rằng tôn giáo bao giờ cũng là
nhân tố liên kết xã hội chủ yếu, bảo đảm sự thống nhất của xã hội Sự thống nhất của
xã hội trước hết được bảo đảm bởi hệ thống sản xuất vật chất xã hội chứ không phải bằng cộng đồng tín ngưỡng
• Hơn nữa trong những điều kiện xã hội nhất định, tôn giáo có thể biểu hiện như là ngọn cờ tư tưởng của sự chống đối lại xã hội, chống lại chế độ phản tiến bộ đương thời
Trang 20MẶT TRÁI CỦA TÔN GIÁO
Sai lầm trong nhận thức: Xét về mặt
triết học trên quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng con người luôn sử
dụng nhận thức của mình để cải tạo xã hội
ngày càng trở nên tốt đẹp hơn thì trong
thế giới quan tôn giáo con người lại chẳng
có tác dụng gì trong việc cải biến thế giới.
Trong Phật pháp luôn quan niệm Đời là bể khổ, chúng ta cần tu tâm dưỡng tánh hướng thiện một đời để được siêu thoát về cõi Niết Bàn
Đạo thiên Chúa quan niệm Chúa đã tạo nên tất cả và con người phải nghe theo lời Chúa dạy, tất cả đã được ghi trong Kinh thánh.
Trang 21 Những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội
• Những ảnh hưởng do chính bản thân tôn giáo gây ra:
Như ở trên đã nói thì con người trong thế giới quan tôn giáo là vô cùng nhỏ bé
chính vì vậy con người không hề có tác dụng trong việc cải biến xã hội Nếu con người chỉ nhận thức thế giới dưới thế giới quan tôn giáo thì chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ không bao giờ được như ngày nay mà chúng ta sẽ mãi mãi chỉ là những sinh vật nhỏ bé và chịu ảnh hưởng hoàn toàn của các sức mạnh tự nhiên
Ở phương Tây đã có một thời Thiên chúa giáo chi phối hoàn toàn nhận thức của con người Khi đó những ai đi ngược lại những suy nghĩ của đạo Thiên chúa đều phải nhận lấy những hình phạt nặng nề
Nhà thiên văn học Galileo Galilei là người đưa ra
thuyết Nhật tâm Copernicus và kiên quyết bảo vệ
phát kiến này của mình trước sự phản đối của Giáo
hội thời đó Quan điểm của Giáo hội thời đó cho rằng
Trái đất là trung tâm của vũ trụ và tất cả những ý
kiến phản bác lại điều đó đều bị cho là dị giáo Vào
ngày 22 tháng 6 năm 1633, Galileo đã bị đưa ra trước
tòa án dị giáo để xét xử.
Trang 22 Những ảnh hưởng xấu do tôn giáo bị lợi dụng bởi các thế lực khác:
• Cũng chính bởi tôn giáo là một bộ phận cấu thành xã hội nên nó là phương tiện để người ta sử dụng nó cho các mục đích khác
• Ở nước ta tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là quyền của mỗi công dân, nhưng có một số
kẻ xấu đã sử dụng chiêu bài tôn giáo để phá hoại nước ta Như những vụ truyền bá tư tưởng phản động của đạo Hồi cực đoan vào các tỉnh miền nam nước ta, hay lợi dụng tôn giáo để các thế lực thù địch xúi giục sự nổi dậy của nhân dân các tỉnh Tây nguyên nhằm các mục tiêu chính trị của những kẻ phản động với sự chuẩn bị ra đời của nhà nước mới
Một hình ảnh quen thuộc của Hội Thánh Đức Chúa Trời từng làm mưa làm gió, gây ra bao khổ đau, tiền mất tật mang cho các gia đình và những người bị dụ dỗ theo Hội
Trang 23PHÂN BIỆT GIỮA TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG
Điểm khác biệt:
Tôn giáo được hình thành, tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ và có tính hệ thống cao tín ngưỡng phần lớn mang tính dân gian, gần gũi với đời thường và phần nghi lễ được thể hiện đơn giản, không bắt buộc đối với người theo.
Ở tôn giáo, niềm tin được đặc biệt đề cao, có thể
đó là đức tin, nó đòi hỏi có cách lý giải mang tính lôgic, hệ thống và được xây dựng trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức, tình cảm Còn tín ngưỡng, niềm tin không trở thành đức tin mà niềm tin ấy mang tính huyễn hoặc, mờ ảo, không rõ ràng
mà dựa vào sự cảm nhận của chủ thể tín ngưỡng.
Tôn giáo là một thực thể xã hội Tín ngưỡng chỉ là
sự thể hiện mờ nhạt, mang tính sơ khai.
tôn giáo nào cũng có tín ngưỡng, niềm tin, đức tin tôn giáo nhưng không phải mọi hình thức tín ngưỡng đều là tôn giáo.
Điểm tương đồng:
• Tôn giáo và tín ngưỡng đều là sự thể hiện niềm tin, sự
ngưỡng mộ của chủ thể vào một thực thể siêu nhiên
nào đó (Thượng đế, Thần, Phật, Thánh…) và đều bắt
nguồn từ những nguyên nhân xã hội, nhận thức và
tâm lý trong quá trình hình thành và tồn tại.
• Chủ thể của niềm tin là một người, một nhóm người
và có thể là một giai cấp trong xã hội.
• Bản chất của niềm tin là khẳng định sự tồn tại và sự
cứu giúp của thần thánh đối với con người Cho nên,
điều cốt lõi của cả hai là niềm tin vào cái siêu thực,
đấng thiêng liêng.
• Cả tín ngưỡng và tôn giáo là sự phản ánh hư ảo của ý
thức cá nhân về tồn tại xã hội, chịu sự quy định của
các tồn tại xã hội, đều có chức năng bù đắp hư ảo, xoa
dịu nỗi đau hiện thực của con người, hướng con người
tới sự giải thoát về mặt tinh thần.
Điểm tương đồng:
• Tôn giáo và tín ngưỡng đều là sự thể hiện niềm tin, sự
ngưỡng mộ của chủ thể vào một thực thể siêu nhiên
nào đó (Thượng đế, Thần, Phật, Thánh…) và đều bắt
nguồn từ những nguyên nhân xã hội, nhận thức và
tâm lý trong quá trình hình thành và tồn tại.
• Chủ thể của niềm tin là một người, một nhóm người
và có thể là một giai cấp trong xã hội.
• Bản chất của niềm tin là khẳng định sự tồn tại và sự
cứu giúp của thần thánh đối với con người Cho nên,
điều cốt lõi của cả hai là niềm tin vào cái siêu thực,
đấng thiêng liêng.
• Cả tín ngưỡng và tôn giáo là sự phản ánh hư ảo của ý
thức cá nhân về tồn tại xã hội, chịu sự quy định của
các tồn tại xã hội, đều có chức năng bù đắp hư ảo, xoa
dịu nỗi đau hiện thực của con người, hướng con người
tới sự giải thoát về mặt tinh thần.