1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Lịch sử các học thuyết kinh tế - đề tài - Các nhà kinh tế học và các học thuyết kinh tế tiêu biểu thời Cổ Đại Phương Tây

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhà kinh tế và học thuyết kinh tế tiêu biểu thời Cổ Đại ở Phương tây
Trường học Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II
Chuyên ngành Lịch sử các học thuyết kinh tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 659,33 KB

Nội dung

Trước bối cảnh đó các tư tưởng xã hội phát triển trong đó có tư tưởng kinh tế đe dọa sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ.. Thứ hai, các tư tưởng kinh tế cổ đại đánh giá cao vai trò của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Bộ môn: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ.

Đề tài: Các nhà kinh tế và học thuyết kinh tế tiêu biểu thời Cổ Đại ở Phương tây.

Trang 2

Các nhà kinh tế học và các học thuyết kinh tế tiêu biểu thời Cổ Đại Phương Tây.

Trang 3

I Các tư tưởng kinh tế thời cổ đại.

1

Hoàn cảnh xuất hiện và đặc điểm kinh tế thời cổ đại

a Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện tư tưởng kinh tế cổ đại

Thời kỳ cổ đại bắt đầu từ khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời Thời kỳ này tồn tại và phát triển cho đến khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị tan rã, xuất hiện chế độ phong kiến Về thời gian, thời kỳ

cổ đại ở phương Đông xuất hiện vào những năm 4000 TCN, còn ở phương Tây xuất hiện chậm hơn, vào những năm 3000 TCN và kết thúc vào khoảng giữa thế kỷ thứ V

Trang 4

Do sự phát triển của sản xuất nên chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp tách khỏi nghề nông, việc buôn bán giữa các vùng phát triển Trong các công xã nguyên thủy dần dần có tích lũy sản phẩm dư thừa, cuộc sống gia đình dần dần tách khỏi cộng đồng nguyên thủy, chế độ tư hữu xuất hiện mà hình thức đầu tiên là chiếm hữu nô lệ

Sự xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ gắn liền với sự ra đởi của nhà nước thống trị đầu tiên trong lịch sử Hai giai cấp chủ nô và nô lệ cùng với mâu thuẫn đối kháng lợi ích giữa chúng dẫn đến hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của

nô lệ và dân nghèo Trước bối cảnh đó các tư tưởng xã hội phát triển trong đó

có tư tưởng kinh tế đe dọa sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ

b Đặc điểm chung của tư tưởng kinh tế cổ đại

Thứ nhất, các tư tưởng kinh tế cổ đại coi sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô

lệ là hợp lí, coi sự phân chia xã hội thành chủ nô và nô lệ là đương nhiên Thứ hai, các tư tưởng kinh tế cổ đại đánh giá cao vai trò của nghành nông nghiệp và nền kinh tế tự nhiên, chống lại xu hướng phát triển của kinh tế hàng hóa, coi thường vai trò của thủ công nghiệp và thương nghiệp

Thứ ba, các tư tưởng kinh tế cổ đại còn rất sơ khai Mặc dù trong tư tưởng kinh tế của họ có một số phạm trù như: phân công lao động, giá trị trao đổi, vai trò của tiền tệ, cung-cầu…song những phạm trù này còn đơn giản, mang tính chất ước lượng chứ không biết đến tính quy luật và các quy luật phân phối chúng

Thứ tư, tư tưởng kinh tế thường gắn liền với tư tưởng ton giáo

Các tư tưởng kinh tế cổ đại phát triển mạnh ở Hy Lạp và La Mã cổ đại với các đại biểu tiêu biểu như: Xenophon (430-345 TCN), Platon (427-347 TCN), Arictoteles (384-322 TCN), Caton Stansi (234-149 TCN), Granky Tibery (163-132 TCN), Varron(116-27 TCN), Colimell (100 TCN)

Trang 5

II Các tư tưởng kinh tế chủ yếu của Hy Lạp cổ đại.

1 Xenophon (430-345 TCN)

Xenophon là nhà sử học và là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô.Đặc điểm

chủ yếu trong tư tưởng kinh tế của Xenophon phản ánh mong muốn của giai cấp chủ nô sử dụng tốt sự phát triển của các quan hệ hàng-tiền

Vì vậy, một mặt ông xem xét hoạt động kinh tế như là quá trình tạo ra những vật phầm có ích, tạo ra các giá trị sử dụng Ông là người đầu tiên trong lịch sử

đã chú ý đến phân công lao động xã hội Mặt ông lại chỉ cho các chủ nô biết

Trang 6

rằng để “làm giàu” cần phải có những sản phẩm dư thừa rút ra từ việc chỉ thỏa mãn ở mức tối thiểu những nhu cầu của nô lệ

Các tác phẩm tiêu biểu:

 Phương châm trị gia

 Xirôphêdi

 Quốc gia Laxêdêmôn…

 Các tư tưởng kinh tế chính của Xenophon:

- Tư tưởng vể phân công lao động xã hội: Theo ông, phân công lao động có vai trò thúc đẩy giao lưu hàng hóa giữa các vùng Nhờ phân công lao động mà nâng cao được chất lượng hoạt động Giữa phân công lao động và qui mô thị trường có mối liên hệ chặt chẽ Quy mô phân công lao động là do phạm vi thị trường quyết định ở những nơi trao đổi phát triển mạnh thì phân công lao động phát triển mạnh

- Tư tưởng về giá trị: tư tưởng giá trị của Xenophon tạo mầm mống cho tư tưởng giá trị-ích lợi Ông coi giá trị là một cái gì đó có ích cho con người và con người biết sử dụng được lợi ích đó Ví dụ: cái sáo có giá trị đối với người biết thổi và không có giá trị với người không biết thổi Tiền, tri thức, của cải… không có giá trị đối với người không biết dùng nó -> thể hiện cách nhìn lạc quan của Xenophon xét giá trị chỉ đứng trên giá trị sử dụng

- Tư tưởng về tiền tệ: do việc buôn bán phát triển, Xephonon đã thấy được vai trò của tiền trong nền kinh tế “Xenophon đã phát triển khái niệm tiền tệ dưới cái tính quy định đặc thù trong hình thái của chúng với tư cách là tiền tệ và tiền tích trữ” – Nhận xét của Karl Marc Theo ông vàng bạc là tiền có nhu cầu không giới hạn, việc tích trữ được vàng bạc làm cho người ta giàu có Cho rằng bạc là tiền tệ có nhu cầu vô hạn, không ai có nhiều tiền đến nỗi không muốn có thêm nữa => Do đó nên sử dụng nô lệ có hiệu quả Từ đó, ông

Trang 7

khuyên các chủ nô cách sử dụng nô lệ tốt nhất là dùng họ vào việc khai thác vàng bạc Hơn nữa, theo ông vàng bạc không chỉ là phương tiện thuận lợi cho việc trao đổi mà còn làm cho chủ của nó giàu lên Vì vậy, Mark cho rằng, theo Xenophon, tiền không chỉ là phương tiện lưu thông mà còn là chức năng

tư bản

- Tư tưởng về cung-cầu, giá cả hàng hóa: Xenophon thấy được mối liên hệ giữa giá cả hàng hóa với cung-cầu về nó Từ đó ông khuyên chủ nô nên mua

nô lệ theo những toán nhỏ để không làm tăng “cầu nô lệ”, hoặc mở mang doanh nghiệp một cách thận trọng để không làm tăng cung hàng hóa nhanh

 Xenophon bảo vệ nền kinh tế tự nhiên, cơ sở của chế độ chiếm hữu nô lệ Tuy nhiên, ông cũng nhìn thấy lợi ích của sự phát triển quan hệ hàng hóa, tiền

tệ và khuyên giai cấp quý tộc nên quan hệ hàng hóa, tiền tệ để phát triển kinh tế

- Tư tưởng về của cải: Xephonon cho rằng của cãi là những tư liệu tiêu dùng

cá nhân Nó đóng vai trò quan trọng trong việc người ta có được các vị thứ quan trọng trong xã hội Muốn có nhiều của cải thì chủ nô chỉ thỏa mãn nhu cầu của nô lệ ở mức tối thiểu

2.Platon (427-347 TCN)

Platon là nhà triết gia duy tâm lớn nhất thời cổ đại, là một nhà hoạt động xã hội lớn, quan tâm đến các vấn đề kinh tế Là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô, nên các tư tưởng của ông đều hướng quay lại nền kinh tế tự nhiên và thủ tiêu nền dân chủ của các thành bang Athen

Trang 8

Bước vào thế kỷ thứ IV TCN, Hy Lạp bị khủng hoảng nặng nề và các cuộc chiến tranh diễn ra hết sức gay gắt, Platon đã đề ra cho mình nhiệm vụ củng

cố địa vị của tầng lớp chủ nô và thực hiện đầy đủ nhất lợi ích của tầng lớp đó Với mục tiêu này, ông viết cuốn sách “Chính trị hay nhà nước”, trong đó ông

mô tả một nhà nước lí tưởng mới với nhiều nét không tưởng

Platon cho rằng việc xã hội phân chia thành nhiều tầng lớp là một quy luật của tự nhiên Do đó, ông chia xã hội thành 3 tầng lớp:

- Các nhà triết học quản lí nhà nước

- Binh sỹ

- Các điền chủ, thợ thủ công và thương gia

Sự tồn tại của giai cấp trong xã hội là tất yếu, bắt nguồn từ sự phân công

Trang 9

lao động Ông cho rằng sự phân chia giai cấp là tình trạng tự nhiên của xã hội, từ giai cấp lại sinh ra nhà nước Ông luôn thuyết phục cho tư tưởng “ cha truyền con nối” trong nghề nghiệp Thực chất đây là hình thức chứng minh cho sự tồn tại hợp lí của chế độ nô lệ

Theo ông, hai tầng lớp đầu hình thành nên bộ máy quản lí nhà nước Hai tầng lớp này không có quyền sở hữu bất cứ cái gì, quyền sở hữu thuộc “đám dân đen”, tức là tầng lớp thứ ba: các điền chủ, thợ thủ công và thương gia Điều đặc biệt ở đây là Platon không coi nô lệ là công dân và không xếp nô lệ vào các tầng lớp dân cư của xã hội mới Mặc dù vậy, ông cho rằng những người nô lệ cùng với những điền chủ, thợ thủ công và thương gia phải thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của hai tầng lớp đầu Như vậy, trong khi tạo ra một nhà nước lý tường thì Platon muốn kéo dài mãi chế độ chiếm hữu nô lệ

Platon giải thích mối liên hệ giữa phân công lao động, thương mại và tiền tệ với vai trò nổi bật của các thương gia Sự trao đổi sản phẩm cũng là tất yếu và bắt nguồn từ sự phân công lao động xã hội, là hình thức liên hệ xã hội giữa những người sản xuất Mục đích phát sinh của tiền tệ và thương nghiệp là để phục vụ nhu cầu phân công lao động xã hội

Mark đã đánh giá cao ý tưởng này của Platon và gọi đó là “sự nổi bật thiên tài so với thời đại”

Những vấn đề lý luận về sản xuất hàng hóa: Platon nhận biết được mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng, giá trị trao đổi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Tuy nhiên, Platon vẫn bảo vệ nền kinh tế chiếm hữu nô lệ Khi nghiên cứu về tiền tệ, ông chỉ ra tiền tệ với hai thuộc tính quy ước là thước đo giá trị và kí hiệu giá trị Ngoài kí hiệu giá trị dùng làm phương tiện lưu thông trong nước, tiền còn dùng làm phương tiện trao đổi giữa Hy Lạp với các nước khác Song ông lại cho rằng tiền là một trong những nguyên

Trang 10

nhân gây ra sự thù hằn trong xã hội, vì vậy ông đã kêu gọi phấn đấu để sao cho trong nhà nước lý tưởng không cấn dùng đến vàng, bạc

Ông yêu cầu hạn chế tối đa lợi nhuận thương mại bằng cách bình ổn giá cả Đồng thời ông đề nghị cấm cho vay nặng lãi để chống lại lợi ích của tầng lớp quý tộc mới Để bảo vệ cơ sở kinh tế của chế độ chiếm hữu nô lệ, Platon chống lại khuynh hướng công thương trong nền kinh tế Hy Lạp, chống lại sự phát triển kinh tế hàng hóa, đòi quay lại nền kinh tế tự nhiên và hướng sự phát triển vào nền kinh tế nông nghiệp

=> Tuy thấy được mâu thuẫn của chế độ chiếm hữu nô lệ, song Platon vẫn đi đến kết luận đòi quay lại những giai đoạn phát triển kinh tế đã qua của Hy Lạp ( giai cấp chủ nô sợ thành thị hóa, nhưng không thoát khỏi nền văn hóa ở các đô thị , cố hướng về nông nghiệp nhưng không bỏ qua công nghiệp)

3 Aristoteles (384-322 TCN):

Là môn đệ được đào tạo tại “Học Viện”của Platon

Trang 11

Theo karx Mark, Aristoteles là nhà tư tưởng lớn nhất thời cổ đại Cũng như Xenophon và Platon, Aristoteles là người bảo vệ của giai cấp chủ nô đương thời, chống lại lợi ích của những người nô lệ Tuy nhiên trong tư tưởng kinh

tế của ông có nhiều cống hiến quý giá

Aristotle quan niệm bản chất của tài sản là sở hữu riêng, và là mối quan tâm

đặc biệt của cá nhân, như ông nhận định trong Oeconomica: “Không một ai,

trên thực tế, chăm sóc tài sản của người khác như với tài sản của bản thân; vì thế, chừng nào còn có thể, mỗi cá nhân cần trực tiếp tham gia công việc giao dịch… Tài sản chung của càng nhiều người nhất, thì nhận được sự quan tâm thấp nhất; con người chỉ quan tâm tới sở hữu cá nhân, hoặc những thứ có tính

sở hữu chung thấp, hoặc chỉ ở mức độ tương ứng với phần sở hữu riêng của anh ta” Đồng thời, ông cũng công nhận chức năng công của nhà nước trong

đời sống kinh tế theo cách “…Nhà nước sở hữu phần đất mà hoa lợi từ đó

được sử dụng cho bữa ăn cộng đồng miễn phí ”

Theo Aristoteles, “của cải thực tế” hay “của cải tự nhiên” là toàn bộ các giá

Trang 12

trị sử dụng Ông cho rằng tất cả những hoạt động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng là hoạt động kinh tế

Giống như Plato, Aristotle cũng sớm chỉ ra vận động tích lũy của cải từ hoạt động thương mại: ông quan sát thấy rằng người giàu có xu hướng tích lũy giàu hơn, do quá trình tìm kiếm giá trị lợi ích của họ hầu như không có giới hạn Aristotle cũng cho biết nhận thức ban đầu về sự tách rời giữa lượng giá trị và mức độ thỏa dụng, một khía cạnh quan trọng của luật hiệu dụng biên giảm dần, thông qua các lý luận của ông về “hạnh phúc” trong tương quan với tài sản “Quá trình tìm kiếm không giới hạn sự giàu có là một tội lỗi là yếu tố cản trở con người đạt được những mục tiêu đích thực của hạnh phúc”.Với sức ảnh hưởng của nhà tư tưởng lớn, được đông đảo học giả Châu Âu Phục Hưng ngưỡng mộ và náo nhiệt tìm đọc lại kể từ thế kỷ XVI, quan niệm này của ông đã ảnh hưởng nhiều tới sự hạn chế của thương mại nội địa và các hệ thống tài chính, ít nhất là hai nước lớn Pháp và Tây Ban Nha, cho tới tận sau khi cuộc cách mạng công nghiệp đã nổ ra ở Anh vào thế kỷ XVIII

Aristotle quan sát rằng trao đổi hàng hóa có thể bằng hiện vật và không sử dụng tiền Nhưng trong trao đổi hàng hóa giữa các nước cách xa nhau về địa

lý, việc sử dụng tiền xuất hiện một cách tự nhiên, vì lý do vận chuyển các miếng kim loại quý dễ dàng hơn vận chuyển các đồ cồng kềnh và dễ vỡ! Như vậy, ông sớm đi đến một trong những quan niệm đầu tiên về chức năng tiền tệ thúc đẩy sự phát triển thương mại, có nghĩa là một hoạt động bao gồm việc sử dụng tiền để tiến hành trao đổi và thu về tối đa lợi nhuận: “Tiền tệ là căn nguyên và mục tiêu của trao đổi”

Để củng cố nền kinh tế chiếm hữu nô lệ, Aristoteles coi việc củng cố giai cấp chủ nô bậc trunh thành bằng cách đảm bảo sự trao đổi công bằng thì việc

Trang 13

nhờ nhà nước là quan trọng Với quan điểm này, mặc dù cách đặt vấn đề còn mang tính trực cảm nhưng ông là người đầu tiên phân tích giá trị trao đổi thông qua phương trình “ 5 cái giường bằng 1 ngôi nhà”

QUAN HỆ NGANG GIÁ

Trang 14

Đánh giá sự phân tích này của Aristoteles, Karx Mark đã viết: “ Sự thiên tài của Aristoteles là ở chỗ, trong lúc thể hiện giá trị của hàng hóa ông đã khám phá ra quan hệ ngang giá, điều này có nghĩa là đang bước theo con đường dẫn đến lý thuyết giá trị-lao động” Đồng thời Aristoteles cũng đã khám phá ra là giá trị trao đổi của hàng hóa là hình thức phôi thai của giá cả hàng hóa Nếu như áp dụng công thức của Karx Mark sẽ giải thích sự biến đổi Hàng-Hàng thành Hàng-Tiền-Hàng thì ông sẽ đi đến kết luận cho rằng “5 cái giường thì

có giá ngang bằng với giá của 1 ngôi nhà “ hoặc bằng mộ khoản tiền nào đó Theo Karx Mark, Aristoteles hiểu tiền tệ một cách sâu rông hơn Platon Tuy nhiên, do nền sản xuất hàng hóa chưa phát triển và cách hiểu còn khá lệch về giá trị nên Aristoteles đánh giá một cách không đúng là hàng hóa đều có thể

đo, đếm được giữa chúng với nhau là nhớ tiền tệ

Một cống hiến quan trọng của Aristoteles nữa là tư tưởng về ba loại thương nghiệp và hai loại kinh doanh

Ông chia hoạt đông thương nghiệp thành ba loại như sau:

- Trao đổi tự nhiên: H-H

Trang 15

- Trao đổi thông qua tiền tệ: H-T-H

- Trao đổi nhằm mục đích làm giàu: T-H-T

Đồng thời ông chia hoạt động kinh doanh thành 3 loại:

- Thứ nhất: Kinh Tế Loại kinh doanh này nhằm mục đích là giá trị sử dụng Trao đổi chỉ là phương tiện góp phần làm tăng thêm giá trị sử dụng Loại hình kinh doanh này bao gồm hai loại trao đổi đầu tiên là trao đổi tự nhiên và trao đổi thông qua tiền tệ Và ông coi đó là hợp với quy luật

- Thứ hai: Sản xuất của cải Mục đích của loại hoạt đồng này là làm giàu Loại này có quan hệ với trao đổi T-H-T ( đại thương nghiệp) Ông cho rằng loại kinh doanh này không phù hợp và cần loại bỏ

Tổng quan ta thấy quan điểm của ông sinh ra ở bối cảnh kinh tế sơ khai, Aristotle không tán thành ngoại thương, lãi vay và lao động được trả công Riêng với lãi vay, ông phát biểu “Lãi vay là tiền được sinh ra từ tiền Kết cục

là, chính việc kiếm tiền từ tiền này trái ngược với tự nhiên” Bản thân quan điểm này có sự gần gũi với giáo lý Cơ đốc về cho vay thu lãi, như mệnh đề của Jesus Christ: “Hãy cho vay, đừng mong chờ gì”

Nhìn chung, những tư tưởng của Aristoteles có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chính trị của phái cổ điển và của Mark sau này

Ngày đăng: 19/10/2024, 15:51

w