Bởi vậy em chọn đề tài “Một số giảipháp day mạnh công tac tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cỗ phần Dich vụ Thươngmại và Dược phẩm Hà Nội” Kết cau chuyên đề gồm 3 phan: Chương I: Tổng quan v
Trang 1Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
MỤC LỤC
090967100577 1
CHUONG I: TONG QUAN VE CÔNG TY CO PHAN DỊCH VỤ
THUONG MẠI VA DƯỢC PHAM HA NỘII 5° 5° 5s ©sscsses2 4
1.1 Giới thiệu chung vỀ công ty s-s<ss<ss+ss©sseEseEsserseesserseesserssrssers 4
1.1.1 Thông tin về Công ty cổ phần Dịch Vụ và Thương Mại Dược Pham Hà Nội41.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .: -¿ -¿c-z+csczcse+ 4
1.1.3 Đặc điểm tô chức bộ máy quản trị tại Công ty cô phần Dịch Vụ Thương
Mai và Dược Phẩm Hà Nội 2-2 -S St S323 EEEEEEEE2EEEEEEEEEEEESESEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrea 5
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy CONG UY ceescecsesssessesssessesssessesssecseessessessesssesseesees 51.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ĐAđI c5 cS se ssvseeesee 61.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty Cỗ phần Dịch vụ Thương mại và
1.2.1 Đặc điểm sản phẩm o c.ccccccccccsessessessessssessssssessessessessessessessessessesseessesseeseeseeses 81.2.2 Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm 2 2 22+ +2 +22 91.2.3 Đặc điểm thị trường tiêu thụ và chính sách thi trường - - ‹ 10
1.2.3.1 Thị trường tiêu thụ CUA CONG Ẩ SĂ Ăn 10
1.2.3.2 Chính sách giá hàng hOái - scc SE EESsseEExeeeerersereerresrs 11
1.2.3.3 Các hình thức xúc tiễn mà doanh nghiệp thực hiện «- Il1.2.4 Nguồn lực của công ty.ecececcescsssessessessessessessessussesssssessessessessessessessesseseeaeees 13
CHUONG II: THUC TRẠNG VE CONG TÁC TIỂU THU TẠI CÔNG TY
CO PHAN DỊCH VỤ THUONG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM HA NỘI 15
2.1 Môi trường kinh doanh của Công ty cỗ phần Dịch vụ và Thương mại Dược
Trang 2Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
2.2 Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty cỗ phần Dịch vụ vàThương mại Dược phẩm Hà Nội - 2-2 2s se se se sssssssessessessessee 21
2.2.1 Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty -¿ 2z 5z+sz+sz+c++: 21
QQ ALL (1.18 a nen ốốốốốỐ 21
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty theo kết cầu mặt hàng 222.2.1.3 Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty theo thời gian 252.2.2 Đặc điểm và phương thức thanh toán - 2 2 22+ ++£E+£+ezEezEzzEezreee 262.2.3 Thực trạng việc xây dựng chiến lược, kế hoạch tiêu thụ sản pham cua công
a2 27
2.2.3.1 Tăng số lượng thị trurOng - -©5c©5< 5t SE EEEEEEEEerkerkerkrrrrrrrree 272.2.3.2 Chiến lược về sản phẩHH - 5-55 S5 ‡EEEEEE SE EEEEEErkrrrrrrrrree 272.2.3.3 Chiến lược về giá sản PRAM cecsesscecsesssessesssesssessesssessesssesssssessisssesssesses 292.2.3.4 Liên kết với công ty khác có danh tiẾng :©-2-55+©5z+cscccsscse+ 292.2.3.5 Chiến lược về Marketing ceccescecscsscessssssesssessesssessesssessesssesssssessusssessseeses 302.2.4 Thực trạng tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm "—— 30
2.2.4.1 Tiêu thụ tree tiep cecceccessessessessessessessessessecsessessessussussssssessessessessessessecaee 302.2.4.2 Tiêu thụ gián ti€Deccceccecscsssesssessesssesssessesssessesssessesssessesssecsusssessessecsseeses 312.2.5 Nhận xét đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm 2-2 s+©ss+cxce: 33
PT nan 34
2.2.5.2 Nhược điểm ccccc+EEHHHHHHHHH ra 35
CHUONG III: MOT SO GIẢI PHAP NHAM DAY MANH CÔNG TAC TIEU THU SAN PHAM CUA CONG TY CO PHAN DICH VU THUONG MẠI VÀ DƯỢC PHAM HA NỘII - 2-52 2s sseesevssesssrseesserssse 38
3.1 Phương hướng phát triển và yêu cầu đặt ra . e-ss<ssecs<es 383.2 Một số giải pháp nhằm day mạnh tiêu thụ tại công ty .s s-s 39
3.2.1 Giải pháp nghiên cứu dự báo thị trường - 5+ ++exseksesrrsersrreree 39
3.2.2 Giải pháp sản phẩm - 2-5 S2 +E2EE2EE2E12E122127127171 71712111 xe, 40
Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B SVTH: Chu Hồng Vũ
Trang 3Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
3.2.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm + + 2 ++c++£ee£te£teztezxerxescez 403.2.1.2 Đa dang hoá sản phẩm - + + 2+2 t+EE+EE+EE£EEeEEeEEeEEerEerkerrerree 4I
3.2.3 Giải pháp giá thành 2-22 ©2+ 2E 2EE2EE22122711271127112711 221121121 xe 42
3.2.4 Giải pháp kênh phân phối - + 2 2 2 £+EE£EE+EE+EE£EEtEEeEErEerrerrerreee 453.2.5 Giải pháp về Marketingg -©2¿©s+ +22 2E12E12212112717121 2121211 re, 473.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ : ¿ s¿2cz+cxzxsrxrzrxsrxee 49
95800007 DH, Ô 50 TÀI LIEU THAM KHẢO -° 2-5 s2 s£Ss£Es2SSseEssEssesserssesserssse 51
3.00800007 52
Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B SVTH: Chu Hồng Vũ
Trang 4Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
DANH MỤC BANG BIEU, SƠ DO
Bảng 1.1:Co cau lao động gián tiếp theo trình độ năm 2012 14
Bang 2.2: Doanh thu của các sản phẩm của công ty qua các năm 24
Bảng 2.3: Tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối trực tiếp - 31
Bảng 2.4:Tiêu thu sản phẩm qua kênh phân phối gián tiếp 32
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công fy s-s-secsecsecssssevseesevssesseeseesersersssse 5 Biểu đồ 2.1:Tién thuốc bình quân đầu người (USD) . . 5 16
Biều đồ 2.2: Tỉ trọng thuốc trong nưỚcC -. s°sssssessscssesssrssesssrssee 17 Biéu đồ 2.2:Mô hình bệnh tật ở Việt Nam - -° 2< sssessessesses 19 Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng tiêu thụ của công ty theo vùng miền - 21 Biểu đồ 3.1: Mức thu nhập của người Việt Nam . -2 << <ses 42
Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B SVTH: Chu Hồng Vũ
Trang 5Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế quốc dân Mức sống củangười dân ngày càng được cải thiện Chính vì thế người dân cũng chú trọng đến việcchăm sức khỏe của mình hơn Bên cạnh đó việc môi trường đang dần ô nhiễm với sựgia tăng nhanh chóng của các dịch bệnh thì nhu cầu sử dụng thuốc của người dân ngàymột tăng Nắm bắt nhu cầu của thị trường Công ty cô phần Dịch Vụ Thương Mại và
Dược Pham Hà Nội ra đời với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho người dân Trong xu
thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, ngành Dược cũng chiếm vị thế không nhỏtrong nền kinh tế quốc dân Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tiêu thụ sảnphẩm là một điều rất khó khăn Bởi vậy các doanh nghiệp phải có những chiến lượcriêng cho mình Các doanh nghiệp phải có cho mình những mục tiêu, chiến lược và xác
định cho mình sứ mệnh nhất định Nói cách khác thì doanh nghiệp muốn tôn tại thì
phải đưa sản phẩm của công ty mình đến tay khách hàng hiệu quả nhất Dé đạt được
mục tiêu này thì doanh nghiệp phải có những cách thức hợp lý và phương pháp khác
nhau Việc phát triển của doanh nghiệp không chỉ mang lợi ích cho doanh nghiệp nói
riêng mà còn mang lợi ích cho xã hội nói chung.
Sau khoảng thời gian học tập trên ghế nhà Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dânđược trang bị kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành, sinh viên năm cuối sẽ cómột khoảng thời gian thực tập tại cơ sở Điều này tạo cơ hội cho sinh viên có kiến thứcthực tế, bổ sung những kiến thức còn thiếu sót và giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan
dé so sánh kiến thức được học trên ghế nhà trường và kiến thức thực tế.Việc này phannào trang bị cho sinh viên về mặt tinh thần và kĩ năng khi ra trường để tiếp cận với các
Trang 6Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
kinh doanh của công ty Sau thời gian thực tập tại công ty em đã có thêm những kiếnthức thực tế và điều này sẽ giúp ích cho em khi em ra trường
Để đánh giá đúng đắn và hoàn thiện về hệ thống tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
cô phan Dịch vụ Thuong mại và Dược pham Hà Nội Bài nghiên cứu góp phần hoànthiện về mặt lý thuyết việc xây dựng một công ty thương mại đủ năng lực để có thểcạnh tranh với các công ty khác trên thị trường Bởi vậy em chọn đề tài “Một số giảipháp day mạnh công tac tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cỗ phần Dich vụ Thươngmại và Dược phẩm Hà Nội”
Kết cau chuyên đề gồm 3 phan:
Chương I: Tổng quan về công ty cô phần Dịch vụ Thương mai và Dược phẩm
Hà Nội.
Chương II: Thực trạng về công tác tiêu thụ tại Công ty cổ phần Dịch vụ Thươngmại và Dược phẩm Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm đây mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty cô phần Dịch vụ Thương mại và Dược phẩm Hà Nội.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về thực trạng công tác tiêu thụ của Công ty côphần Dịch vụ Thương mại và Dược phẩm Hà Nội Từ đó đề ra những giải pháp dé cảithiện hệ thống tiêu thụ tại công ty
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống quản trị và hệ thống phân phối của Công ty cổ
phần Dịch vụ Thương mại và Dược phẩm Hà Nội
b Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Số liệu sử dụng từ năm 2008 đến 2012 Số liệu năm năm dùng phân
tích, đánh giá, tổng hợp trong bài báo cáo
Không gian: Tại Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại và Dược phẩm Hà Nội.Trụ sở tại số 35, ngõ 158, Ð Nguyễn Khánh Toàn, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội
SVTH: Chu Hồng Vũ 2 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 7Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
4 Phương pháp nghiên cứu
Dé có thể thực hiện tốt chuyên dé thì không thé thiếu được các phương phápphân tích, đánh giá, tổng hợp và tham khảo các kiến thức trên sách báo và internet
Trong thời gian thực hiện chuyên đề tuy đã cố gang nhưng không thé không cónhững thiếu sót do hạn chế về thời gian và kiến thức Để có thể hoàn thiện đượcchuyên đề này em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Thạc sỹ Lê Phan Hoà, ông ĐinhQuốc Tuấn- Giám đốc Công ty cô phần Dich vụ Thuong mại và Dược phâm Hà Nội vàcác anh chị phòng kinh doanh đã giúp đỡ em rất trong thời gian thực tập tại công ty
SVTH: Chu Hồng Vũ 3 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 8Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
CHUONG I: TONG QUAN VE CÔNG TY CO PHAN DỊCH VU
THUONG MAI VA DƯỢC PHAM HÀ NOI
1.1 Giới thiệu chung về công ty
1.1.1 Thông tin về Công ty cổ phan Dịch Vụ và Thương Mại Dược Phẩm Hà Nội
- Tên Việt Nam: Công ty cô phần Dịch Vụ Thương Mại và Dược Pham Hà Nội
- Tén giao dich: Hanoi Pharmaceutical and service commercial joint stock
company.
- Tén viét tat: Hanoi JSC
- Loại hình công ty: Công ty cô phan
- Ngày thành lập: 15 thang 5 năm 2006
- Dia chi:
° Địa chỉ đăng kí: Số 55A — Ngõ 281 Trần Khát Chân — Phường Thanh Nhàn —
Quận Hai Bà Trưng — Hà Nội.
° Dia chỉ văn phòng đại diện: Số 35- Ngõ 158 D.Nguyén Khánh Toàn- P.QuanHoa- Q.Cau Giấy- Ha Nội
- Điện thoại: 04.62693781/ 04.62928794 Fax: 04.62693781.
- Email: ctyhanoijsc @yahoo.com.vn.
- Tổng vốn pháp định: 3.000.000.000 VND
- Tổngsố lao động của Công ty: 40 người
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Dịch Vụ Thương Mại và Dược Phẩm Hà Nội được thành lập vàongày 15 tháng 5 năm 2006 theo luật doanh nghiệp với số vốn điều lệ là 3.000.000.000
Năm 2012 công ty đã thầu thuốc hầu hết bệnh viện ở các tỉnh phía bắc
SVTH: Chu Hồng Vũ 4 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 9Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
Sau 7 năm hoạt động và phát triển công ty đã không ngừng phát triển trong lĩnhvực Dược phẩm và đạt được những thành công đáng ké góp phần day mạnh nền kinh
Với sứ mệnh chăm lo sức khỏe cho người dân một cách tốt nhất thông qua nhữngsản phẩm và dịch vụ công ty luôn hướng tới việc trở thành một trong những công tyhàng đầu trong nghành Dược Phẩm tại Việt Nam
1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản trị tại Công ty cỗ phan Dịch Vụ Thương Mai
và Dược Phẩm Hà Nội
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tô chức công ty
GIAM BOC
Phó giám đốc Tro ly giám đốc Phó giám đốc
phụ trách tài mys phụ trách kinh
chính doanh
Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng hành kê toán kinh Mar và nghiên
chính doanh chăm sóc Cứu sản
Trang 10Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
1.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- — Giám đốc: Được ban quản trị bầu ra và là người chịu trách nhiệm cao nhất với hộiđồng quản trị Giám đốc là người trực tiếp quản lý công ty hàng ngày dưới sự giám sátcủa hội đồng quản trị Cùng với phó giám đốc đưa ra các chiến lược, chính sách đảmbảo cho công ty kinh doanh hiệu quả Giám đốc thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm cácchức danh trong công ty trừ thành viên hội đồng Nắm bắt thực trạng công ty dé tuyêndụng lao động, cắt bớt lao động của công ty Là người thực hiện kí kết các hợp đồngkinh doanh và hợp đồng lao động Giám đốc là người chịu trách nhiệm pháp lý đại diện
cho công ty với Nhà nước
- Pho giám đốc:Cùng giúp giám đốc điều hành công ty dưới sự ủy quyền của giámđốc Chủ động triển khai các ý tưởng kinh doanh được giám đốc phân công và trực tiếpchịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả công việc
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: chịu trách nhiệm triển khai sản pham,
nghiên cứu sản phẩm, điều hoành các ban phòng dưới sự điều hành trực tiếp từ giám
đốc Trực tiếp triển khai đầu vào và đầu ra của sản phẩm Chịu trách nhiệm việc đề
xuất các ý tưởng về sản phâm mới và đường lối Marketing cụ thê
+ Phó giám đốc phụ trách tài chính: Chịu trách nhiệm điều hành phòng hành
chính nhân sự và kế toán
- Phòng hành chính nhân sự:
+ Chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng và xét duyệt lao động
+ Quản lý về hồ sơ, lý lịch của công nhân viên
+ Quản lý về chính sách lao động, tiền lương đối với nhân viên của công ty
+ Thực hiện các khóa huyền luyện, đảo tạo cho nhân viên làm việc hiệu quả
+ Chịu trách nhiệm về công tác tuyên dụng và xét duyệt lao động
+ Nắm bắt tình hình nguyện vọng, tâm lý của công nhân viên dé có những đề bạtlên giám đốc
+ Chịu trách nhiệm điều hành tốt lao động thực hiện an toàn trật tự và vệ sinh môi
trường
SVTH: Chu Hồng Vũ 6 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 11Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
- Phong kế toán:
+ Lập kế hoạch thu chi hang năm dé trình lên giám đốc
+ Thực hiện theo dõi tài chính các khoản chi của công ty vào tiền lương lao động,vật tư của công ty, nguyên liệu sản xuất và các khoản thu về của công ty từ đó cânđối nguồn vốn, công nợ của công ty và báo cáo định kỳ lên giám đốc
Thực hiện báo cáo thống kê, xây dựng định mức các hợp đồng, nghiệm thu theo dựtoán, các hợp đồng đã kí
+ Hach toán lỗ lãi và theo dõi công nợ của công ty dé đưa ra nhưng kế hoạch chitiền hợp lý
+ Phòng kế toán làm việc trực tiếp với cơ quan thuế nhà nước, thanh tra kinh tế
và các cơ quan liên quan về tài chính
+ Thực hiện các thủ tục về vay vốn và lập kế hoạch huy động vốn
- Phòng kinh doanh:
+ Chịu trách nhiệm về đầu ra của sản phẩm, thực hiện các hoạt động tiếp thị sảnphẩm tới khách hàng và khách hàng tiền năng
+ Cùng với phòng ban khác đề ra những phương pháp bán hàng hiệu quả
- Phong Marketing và chăm sóc khách hàng:
+ Chịu trách nhiệm việc tô chức quản lý phòng chăm sóc khách hàng
+ Quản lý đào tạo nghiệp vụ chăm sóc khách hàng cho nhân viên.
+ Thu thập thông tin khách hàng và khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng vềsản phẩm từ đó có những phương pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất
- Phong nghiên cứu sản phẩm:
+ Chịu trách nhiệm nghiên cứu nâng cao sản phẩm của công ty
+ Dựa vào nhu cầu thị trường dé nghiên cứu các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu
người tiêu dùng.
- Quản lý vàng:Chịu trách nhiệm quản lý trình dược viên ở các vùng được giao sao
cho đủ doanh số bán hàng Địa bàn công ty chia ra làm 3 vùng:
+ Vùng 1: Các tình miền Bắc
SVTH: Chu Hồng Vũ 7 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 12Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
- Các lĩnh vực kinh doanh chu yếu của Công Ty:
° Kinh doanh trang thiết bị y tế
° Kinh doanh Dược phẩm
° Kinh doanh vật tư dùng cho sản xuất thuốc
° Buôn bán vật tư tiêu hao y tế
Công ty cổ phần Dịch Vụ Thương Mại và Dược Phẩm Hà Nội được cục quản lýdược cấp giấy phép lưu hành trên 15 sản phẩm phan bổ trên 10 nhóm:
Trang 13Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
Theo ngu6n gốc nguyên liệu thì phân ra làm 2 loại đó là đông được và tân được,trong đó các sản phẩm đông dược chiếm 70% số lượng sản phẩm và chiếm 80% doanh
thu của công ty.
Trong những năm gần đây ngành dược phẩm phát triển mạnh mẽ Nền kinh tếngày càng phát triển thì van đề chăm lo sức khỏe của người dân ngày càng được chútrọng Bên cạnh đó việc bùng phát các dịch bệnh ngày một nhiều do chịu sự thay đôikhí hậu và môi trường sinh sống và làm việc Do vậy là công ty trong lĩnh vực đượcphẩm Công ty cổ phần Dịch Vụ Thương Mại và Dược Phẩm Hà Nội có thị trường rấtlớn Đối tượng khách hàng là hầu hết những người dân lao động và công chức nhànước Thị trường khách hàng của công ty chủ yếu là ở thành phố Hà Nội và các tỉnhtrong toàn quốc
Trong 7 năm xây dựng và vun đắp Công ty Cổ phần Dịch Vụ Thương Mại vàDược Phẩm Hà Nội đã có thị trường rộng lớn bao gồm việc cấp phát thuốc ngoài thị
trường và thầu vào các tuyến bệnh viện như: Bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện E,
bệnh viện Xây Dựng, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, Bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La
1.2.2 Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm
Hiện nay các sản phẩm của Công ty cổ phần Dịch Vụ Thương Mại và Dược
Pham Hà Nội đều được sản xuất trên dây chuyên đạt tiêu chuân GMP — WHO, GLP, GSP, GDP Các sản phẩm của công ty đều đảm bảo chất lượng cao dựa trên dây
chuyên sản xuất tiên tiễn: dây chuyền sản xuất viên nang mềm, viên nang cứng, viênnén bao đường, viên nén bao phim, viên sủi dây chuyền chân không đảm bảo độ antoàn cho sản phẩm
Sản phâm chủ đạo của công ty van là thuốc đông dược, một số sản phẩm chủ đạo
như: Vigavir B, Hadogan, Franginin, Nần vàng đều là những sản phẩm tiêu thụ tốt
trên thị trường Công ty cổ phần Dịch Vụ Thương Mại và Dược Phẩm Hà Nội đangđầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với sự bào chế theo đa dang
chủng loại đáp ứng nhu câu người dân.
SVTH: Chu Hồng Vũ 9 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 14Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
Với xu hướng ngày càng gia tăng bệnh tật, các bệnh cũ nhiều biến chứng, bệnhmới xuất hiện nhiều đòi hỏi phải có những thuốc đặc trị cho bệnh nhân Ngày càng cónhiều người mắc các chứng bệnh như ung thư, tiêu đường, mỡ máu, tim mạch, cácbệnh về đường hô hấp với các dạng biến chứng lạ và khó điều trị cần những thuốc cótính chuyên sâu Bởi vậy Công ty cô phần Dịch vụ Thương mại và Dược Phẩm Hà Nộiluôn không ngừng công việc nghiên cứu ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người
bệnh Đội ngũ nghiên cứu của công ty có 2 dược sĩ đại học với trình độ và kinh nghiệm
cao là điều kiện tốt cho công ty luôn có những sản phâm mới tung ra thị trường
1.2.3 Đặc điểm thị trường tiêu thụ và chính sách thị trường
1.2.3.1 Thị trường tiêu thu cua công ty
Công ty Cổ Phần Dịch vụ Thương Mại và Dược Phẩm Hà Nội hoạt động chủ yếutrong lĩnh vực kinh doanh Dược phẩm và buôn bán trang thiết bị Y tế Do đó, nhậnthức của người tiêu dùng về tác dụng của Dược phẩm cũng như các trang thiết bị Y tế
là rất cần thiết Day là điều kiện cần có dé Công ty có thé hình thành và phát triển lâu
đài.
Do đời sống và thu nhập của người dân ngày được cải thiện, dân trí cao kèm theomạng lưới internet bùng nổ khiến người dân được tiếp xúc với các thông tin về kinh tế,
xã hội Đồng thời việc gia tăng ô nhiễm môi trường khiến người dân có nhu cầu chăm
sóc sức khỏe ngày một tăng Bởi vậy ngành dược ngày một được chú trọng và đã trở
thành ngành quan trọng hang đầu của đất nước bởi lợi ích mà nó mang lại Công ty cổ
phần Dịch Vụ và Thương Mại Dược Phẩm Hà Nội cũng vì thế lẫy đó làm cơ hội choviệc kinh doanh của mình bằng cách khai thác nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của
nhiều loại khách hàng
Bên cạnh đó, với lợi thế về thương hiệu và mạng lưới phân phối, trong thời gianvừa qua, mảng hàng hoá khai thác của công ty ngày càng được chú trọng Cụ thê, trong
năm 2011 và 2012, công ty đã đây mạnh việc nhập khẩu uỷ thác và phân phối độc
quyền một số sản phẩm nhập khẩu Vì vậy, doanh thu của nhóm hàng này ghi nhận sựtăng trưởng mạnh và ngày càng chiếm ty trọng lớn trong tông doanh thu của công ty
SVTH: Chu Hồng Vũ 10 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 15Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
Đồng thời để giữ vững tốc độ phát triển ôn định, công ty đã và đang triển khai việcthầu thuốc vào các tuyến bệnh viện lớn trên cả nước đã góp phần mang lại doanh thucho nhóm hàng sản xuất
1.2.3.2.Chính sách giá hàng hoá
Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận củaCông ty Nếu đòi hỏi giá quá cao, doanh thu bán hàng sẽ giảm sút nhanh chóng, ngượclại giá quá thấp có thé phương hại đến hoạt động kinh doanh của Công ty Do vậy, déxây dựng mức giá hợp lý đòi hỏi Công ty phải xem xét một cách toàn diện các nhân tốảnh hưởng đến giá bao gồm các nhân tố có thể kiểm soát được và các nhân tổ khôngthé kiểm soát được Các nhân tô có thé kiểm soát được bao gồm các chi phí phát sinhtrong quá trình kinh doanh như chi phí vận chuyên, chi phí bán hàng, chi phí yém trợxúc tiến bán Các nhân tổ không kiểm soát được bao gồm quan hệ cung- cầu trên thịtrường, sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng
Bên cạnh đó, Công ty cần xác định rõ mục tiêu của chính sách giá cả Các mụctiêu của chính sách giá cả cần được tính đến bao gồm:
Tăng khối lượng bán sản phẩm: Việc gia tăng khối lượng hàng hoá giúp Công ty
giảm được chi phí kinh doanh trên mỗi don vị sản phẩm, qua đó duy trì, đảm bảo cho
người lao động, củng có vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường.
Bảo đảm sự én định của Công ty, tránh được những phan ứng bắt lợi từ phía các đối thủ cạnh tranh Khi theo đuôi mục tiêu này, Công ty nên chấp nhận mức giá cạnh
tranh.
1.2.3.3 Các hình thức xúc tiến mà doanh nghiệp thực hiện
Với việc đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, công ty luôn có những chiến lượckinh doanh tốt dé đảm bảo giữ thị trường và mở rộng tìm kiếm thị trường mới Việckinh doanh được phẩm do liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên phải đảmbảo về chất lượng và giá cả
Mục đích của các hoạt động xúc tiễn nhằm thúc đây, tìm kiếm cơ hội bán hàng,qua đó góp phan gia tăng lợi nhuận cho Công ty Các hoạt động xúc tiến được Công ty
SVTH: Chu Hồng Vũ 11 Lop: Quan tri doanh nghiép 52B
Trang 16Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
áp dụng trong hoạt động kinh doanh bao gồm: khuyến mại, quảng cáo, thực hiện cácdịch vụ phục vụ khách hàng (vận chuyên hàng hoá đến địa điểm khách hàng yêu cầu,
tư vấn, giải đáp những thắc mac của khách hàng về công dụng sản phẩm, giá cả sảnpham, ) Thực tế cho thấy trong những năm qua Công ty chưa xây dựng kế hoạch cụthé cho các hoạt động này, do vậy hiệu quả mang lại từ các hoạt động này còn rất thấp,đặc biệt là hoạt động quảng cáo Dé hình ảnh cũng như sản phẩm của Công ty đượckhách hàng biết tới, Công ty phải chú trọng tới hoạt động quảng cáo xúc tiến hỗn hop.Công ty phải dành một khoản nhất định cho chi phí quảng cáo như là một khoản đầu tưtất yêu Công ty cũng có một phòng Marketing đảm trách hoạt động xúc tiến của Công
ty Tuy nhiên, lực lượng này còn mỏng và thiếu kinh nghiệm Trong thời gian tới,Công ty phải chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên Marketing chuyên nghiệp để pháttriển Công ty
Khi có sản phâm mới, Công ty nên in ấn và phát hành các tờ rơi quảng cáo về sảnphẩm đó Các tờ rơi này có thể trao tận tay cho người tiêu dùng hoặc đưa đến các cửahàng thuốc hay các Công ty trung gian Họ sẽ giúp Công ty quảng cáo cho khách hàngbiết tới sản phâm này Ngoài phát hành tờ rơi, Công ty có thể cho đăng quảng cáo trên
TV, đài báo Đây là các phương tiện quảng cáo rất có hiệu quả vì số lượng người đượctiếp cận là rất lớn Tuy nhiên, chi phí cho quảng cáo bằng cách này lại khá lớn
Ngày nay, với sự bùng nỗ của Internet, Công ty có thé sử dụng cách này dé quảng
cáo Thông tin về sản phẩm mới sẽ được đưa lên các trang Web để quảng cáo Công ty
cũng phải chọn những trang Web mà khách hàng hay vào thì hiệu quả của quảng cáo sẽ
tốt hơn Là một doanh nghiệp kinh doanh thuốc, Công ty cũng nên chú ý phát triểnquan hệ bạn hàng với các đối tác làm ăn Đối với, các bạn hàng lâu năm, ngoài chínhsách chiết khấu, công ty có thé tặng quà, khuyến mãi trong những dịp quan trọng détăng cường mối quan hệ Đây cũng là hình thức có tác dụng tăng tốc độ tiêu thụ hàng
hoá của Doanh nghiệp.
SVTH: Chu Hồng Vũ 12 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 17Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
Ngoài ra, công ty cũng tham gia vào các cuộc hội thảo, giới thiệu thuốc, hội chợtriển lãm Qua các hoạt động này, công ty không chỉ học hỏi thêm kinh nghiệm của cáccông ty khác mà còn có thể tìm kiếm những bạn hàng mới
1.2.4 Nguôn lực của công ty
Công ty có cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng các yêu cầu phục vụ cho quá trình kinhdoanh Công ty có văn phòng trang bị các thiết bị hiện đại Công ty có các loại phươngtiện dé thực hiện cho việc giao chuyên hàng hóa Kho chứa hàng của công ty đảm bảo
vệ sinh nghiêm ngặt, tránh nguy cơ như cháy, nổ Công ty trang bị các thiết bị dé khắc
phục sự có néu có trường hợp không may sảy ra một cách nhanh chóng.
Nguồn nhân lực của công ty là rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại củacông ty do đó công ty rất coi trọng việc đào tạo và tuyển chọn nhân lực Nhân viêncông ty đa số đều có trình độ được đào tạo ở các trường trung cấp, cao đăng và đại học.Nhân viên công ty luôn giữ tinh than làm việc nghiêm túc, nhiệt huyết, có trách nhiệm
với công việc Do đó công ty mới có sự thành công như ngày hôm nay.
Trong thời gian qua công ty Dược ở Việt Nam có những thành công đáng kếgóp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho người dân Song một điều mà hầu hết công
ty mắc phải đó là thiếu kinh nghiệm quản lý nhân sự- một vấn đề khó khăn nhất trongquản lý nhân sự Công ty cô phần Dịch Vụ Thương Mại và Dược Phẩm Hà Nội là một
công ty uy tín trên thị trường song việc quản trị nguồn lực vẫn còn là một thách thức lớn Công ty đã đầu tư đáng kế cho việc đào tạo nhân lực Tuy nhiên việc lựa chọn
nhân lực cho công ty vẫn theo kiểu truyền thống đó là dựa vào bằng cấp công ty vẫnchưa xây dựng được phương pháp đánh giá hiệu quả kết quả làm việc của công ty Cán
bộ của công ty luôn nhận thức được việc đào tạo, và thực tế họ đã làm việc hiệu quảhơn sau khi được đào tạo Phần lớn nhân viên cho rằng việc dao tạo là phù hợp Có80% nhân viên thấy rang mình cần được đào tạo thêm Tuy vậy năng xuất lao động
bình quân của nhân viên cũng liên tục tăng, đây là tiền đề cho công ty phát triên
Hiện tại cơ cau công ty Cô phần Dịch vụ Thương Mại và Dược phẩm Hà Nội đã
hoàn thiện Các phòng ban thực hiện chuyên môn của mình một cách chuyên môn nhât,
SVTH: Chu Hồng Vũ 13 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 18Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
góp phần tạo ra những biện pháp, ý tưởng cho việc tiêu thụ sản phẩm Với độ ngũ 50%
người có trình độ đại học các phòng ban luôn có ý tưởng mới lên ban quản trị công ty
sát với những thông tin thực tế thu được từ đó ban quản trị đưa ra những giải pháp tốtnhất cho công ty
Bảng 1.1:Cơ cấu lao động gián tiếp theo trình độ năm 2012
Theo bang cơ cấu lao động theo trình độ có thé thay Công ty Cổ Phan Dịch Vu
Thương Mại và Dược phẩm Hà Nội có 30 nhân viên làm việc trong 6 phòng ban Nhìnqua tỉ lệ có thé thấy, tỉ lệ lao động có hầu hết đều có bang đại học và cao đăng.Điều đóchứng tỏ đội ngũ nhân viên của công ty có học vấn tương đối cao.Trung cấp chiếm tỉ
trọng thấp, chủ yếu rơi vào phòng chăm sóc khách hàng và bộ phận lái xe của phòng
Hành chính.Những phòng ban không cần đỏi hỏi trình độ học vấn cao
SVTH: Chu Hồng Vũ 14 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 19Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
CHUONG II: THUC TRANG VE CÔNG TÁC TIỂU THU TẠI
CONG TY CO PHAN DỊCH VỤ THUONG MẠI VA DƯỢC
PHẨM HÀ NỌI
2.1 Môi trường kinh doanh của Công ty cỗ phan Dịch vu và Thương mại Dược phẩm Hà Nội
2.1.1 Xu hướng phát triển của ngành dược
Việc gia nhập WTO đã mang lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam, trong nền kinh
tế mở cửa hợp tác với các nước đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giảmthiểu tình trạng thất nghiệp Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, thương mạihoá giữa các nước khiến các ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ phát triển mạnh
mẽ, trong đó không thé không ké đến ngành dược phẩm Tuy ngành được Việt Nam
được đánh giá là non trẻnhưng sau những năm đổi mới cùng nền kinh tế đã có vị thé vô
cùng quan trọng và vững chắc về số lượng và chất lượng.Việc Việt Nam gia nhậpWTO là bàn đạp mạnh mẽ cho ngành dược phát triển do được tiếp cận nhiều phươngthuốc mới, nguyên liệu mới và công nghệ mới và tiếp nhận được nguồn vốn đầu tư
Tình hình kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức trung bình khoảng 5,1%, lạmphat tăng 4,63% và ồn định hơn trong những năm trước Tuy năm 2013 có nhiều biếnđộng kinh tế với số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư thống kê được có 11,299 doanhnghiệp ngừng hoạt động, 6,749 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục chính thức giải thể.Tuy nhiên các sản phẩm về sức khoẻ, là các sản phẩm thiết yếu nên ít bị ảnh hưởng bớibiến động kinh tế thị trường,bởi vậy ngành được vẫn luôn có vị thế vô cùng quan trọng
SVTH: Chu Hồng Vũ 15 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 20Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
kể cả trong bối cảnh kinh tế suy thoái Doanh thu của thị trường thuốc tăng từ 1,8 tỷUSD năm 2008 lên 2,4 tỷ USD năm 2012 Việt Nam xếp thứ 13/175 về tốc độ tăngmức chỉ tiêu cho duoc phẩm Chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người là 104USD/năm Theo các chuyên gia kinh tế mức tăng trưởng có thé lên trên 20% vào năm
2015, mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng hơn 200 USD/năm
Trang 21Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
Về năng lực sản xuất: Hiện nay Việt Nam có gần 200 doanh nghiệp sản xuất
thuốc, trong đó có 20 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, tỉ lệ nhà máy đạt tiêu chuẩn
cao còn thấp Tuy nhiên qua các năm giá trị sản xuất trong nước dang tăng dan
Năm 2009, sản xuất thuốc trong nước đạt 831,205 triệu USD, đáp ứng 49.1% nhucầu sử dụng thuốc
Năm 2010, sản xuất thuốc trong nước đạt 919,05 triệu USD, tăng 10,58% so vớinăm 2009, đáp ứng 48.02% nhu cầu sử dụng thuốc
Năm 2011, sản xuất thuốc trong nước đạt 1,01 tỉ USD, tăng 9% so với năm 2010,
đáp ứng 50% nhu cầu sử dụng thuốc.
Năm 2012, sản xuất thuốc trong nước đạt 1,3 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2011,đáp ứng 53% nhu cầu sử dụng thuốc
SVTH: Chu Hồng Vũ 17 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 22Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
Hiện nay dân số Việt Nam gần 90 triệu người thuộc diện nước đông dân trên thếgiới Theo dự báo năm 2020, dân số Việt Nam sẽ lên đến 100 triệu người Điều này sẽgây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người lao động, mà tác động trực tiếp là ônhiễm môi trường nhất là vùng thành thị do có lượng di dân từ nông thôn lên quá tải.Môi trường ô nhiễm khiến phát sinh nhiều loại bệnh tật, chính điều ấy đã hướng đếnmục tiêu phát triển ngành được phẩm hơn nữa dé chăm sóc sức khoẻ cho người dân
La một nước có dan số lớn, trình độ dân trí còn hạn chế công tác dược lâm sàng
không phải là mới mẻ nhưng công tác nay chưa thực sự đạt hiệu quả cao tại các don vi.
Lý do bởi công tác dược lâm sàng liên quan chặt chẽ với công tác giảng dạy trong
trường Đại học Công tác này mới chỉ thực hiện tại các bệnh viện lớn và thiếu sót nhiều
ở viện tuyến tỉnh, tuyến huyện Mà nguyên nhân chính là thiếu nguồn nhân lực cóchuyên môn, chủ yếu là thiếu được sĩ đại học Khi công tác dược lâm sàng được thựchiện triệt dé thì nơi ay sẽ có hoạt động công tác tốt với việc sử dụng thuốc an toàn và
hợp lý.
Mức chi tiêu cho các sản phâm thuốc kháng sinh ở Việt Nam chiếm 33% chothấy bệnh ở Việt Nam thường là do nhiễm khuan kèm theo việc cố tình lạm dụng thuốc
kháng sinh không theo chỉ dẫn của người có chuyên môn.
Mô hình bệnh của Việt Nam được biếu hiện qua biéu đồ sau:
SVTH: Chu Hồng Vũ 18 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 23Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
Bệnh do vi trùng(27%)
= Bệnh do siêu vi trùng(62%) Tai nạn, thương tích(11%)
Biểu đồ 2.2:Mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Ta nhận thấy bệnh của người Việt Nam chủ yếu do siêu vi trùng gây nên, cácbệnh này điển hình là: tim mạch, suy dinh dưỡng, huyết áp, tiểu đường, thankinh Nguyên nhân chủ yếu của các bệnh này là do thay đổi môi trường, 6 nhiễm tramtrọng do sự chuyên biến từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp gây ra nhiều hệluy Nguy hiểm hơn còn nhiều bệnh truyền nhiễm qua các cách tiếp xúc của con người.Chính vì vậy việc đầu tư cho y tế, dược là vô cùng cấp bách
Đối với Công ty cô phần Dịch vụ thương mại và Dược phẩm Hà Nội thì khókhăn lớn nhất hiện nay là có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh như: Dược
Hậu Giang doanh thu năm 2012 là 2.932 tỉ VND, Traphaco 1.401 tỉ VND, Domesco
1.261 tỉ VNĐ, Mekophar 1.101 tỉ VNĐ, Dược Hải Dương 684 tỉ VNĐ và rất nhiều các
công ty khác Các công ty này có ưu thé về kinh tế, sản phẩm, công nghệ bởi vậy thi trường đều do nhưng công ty này thâu tóm Chính vì thế việc kinh doanh của Công ty
cổ phần Dịch vụ Thương mại và Dược phẩm Hà Nội trở nên khó khăn hơn Do đó công
ty luôn giữ cho mình định hướng và mục tiêu rõ rang dé có thé đứng vững trên thương
trường.
SVTH: Chu Hồng Vũ 19 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 24Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
2.1.2 Định hướng của Công ty Cổ phan Dịch vụ Thương Mại và Dược phẩm Ha
Nội
Là một doanh nghiệp thương mại nên công việc chủ yếu của công ty là đảmnhiệm công việc tiêu thụ hàng hoá Công ty thực hiện các hoạt động đề tối đa hoá lợinhuận Công ty cô phần Dịch vụ Thương mại và Dược phẩm Hà Nội tham gia vào một
số hoạt động sản xuất trong khâu cung cấp nguyên liệu và hoàn thiện sản phẩm nhưnghoạt động chính vẫn là tìm kiếm nguồn tiêu thụ hàng hoá Các sản phẩm mà công tymua lại là tương đối hoàn chỉnh, công ty không phải doanh nghiệp sản xuất nên không
trực tiếp tao ra giá tri sử dụng của sản phẩm mà tạo ra giá trị thương mại của sản phẩm.
Công ty liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp sản xuất và thị trường dé thực hiện cácnhiệm vụ tiêu thụ hàng hoá nham cho người tiêu dùng thoả mãn tối đa nhu cầu của
mình.
Với tình hình kinh tế như hiện nay Công ty cổ phan Dịch vụ Thuong mại vàDược phẩm Hà Nội có những định hướng để tình hình kinh doanh phát triển
+ Định hướng của công ty tới năm 2015: đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh
bằng việc nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới Công ty nghiên cứu mở rộnghoạt động kinh doanh ra các địa bàn mới không chỉ riêng miền Bắc mà cả miền Trung
và miền Nam Công ty đầu tư thêm cho việc phát triển hệ thống phân phối để cạnh
tranh với các công ty khác trong ngành.
+ Công ty luôn cập nhật nhu cầu và sản phẩm mới của thị trường, kết hợp với
việc cải thiện sản phẩm đã có dé có những sản phẩm chat lượng cao nhất đến tay ngườitiêu dung Đồng thời công ty tích cực tìm kiếm các công ty khác dé hợp tác kinh doanh
từ khâu tạo ra sản phâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm
+ Công ty dần hoàn thiện bộ máy quản lý dé giảm thiểu chi phí xuống nhỏ nhất
làm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận Bộ máy quản lý được phân ra thành nhiều
phòng ban dé dé quản lý từ đó cho hiệu quả làm việc cao nhất
+ Công ty luôn chuẩn bi cho mình nguồn lực về con người có năng lực, luôn
năng động sáng tạo, chịu được áp lực làm việc cao Nhân viên của công ty sẽ được
SVTH: Chu Hồng Vũ 20 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 25Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
tham gia các khoá học dao tạo ki năng làm việc và được tô chức các buổi ngoại khoá
để giao lưu với mọi người tăng khả năng hợp tác Công ty luôn có những chính sáchmới hấp dẫn nhân tài, lao động có trình độ và tay nghề Luôn quan tâm đến đời sốngcủa nhân viên và sẵn sàng viện trợ, giúp đỡ mọi người Công ty không ngừng phát triển
để tạo việc làm cho người lao động, vận động công nhân viên làm từ thiện
+ Công ty triển khai các kênh phân phối đạt hiệu quả cao, thực hiện các chính
sách bán hàng và sau bán hàng nâng cao lượng hàng hoá tiêu thụ.
2.2.Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty cỗ phần Dịch vụ và Thương mại Dược phẩm Hà Nội
2.2.1 Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty
Biểu đồ 2.3: Ti trọng tiêu thu của công ty theo vùng miền.
Qua biểu dé ta thấy, sản lượng tiêu thụ của công ty ở miền Bắc đạt 60%, bởi Công ty triển khai xây dựng thị trường ngay những ngày đầu thành lập Trụ sở chính
SVTH: Chu Hồng Vũ 21 Lớp: Quan trị doanh nghiệp 52B
Trang 26Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
của công ty được đặt tại Hà Nội, chính điều này cũng phần nào tạo điều kiện thuận lợicho việc triển khai các hình thức thúc day tiêu thụ hàng hoá Cônng ty chú trọng cảnhững thị trường xa như ở miền núi như Cao Bằng, Sơn La Trong 5 năm triển khai ởthị trường này Công ty đã có những thành công đáng ké đến là người dân đã quenthuộc với sản phẩm Có những nơi một số sản phẩm của công ty có sức mua vượt qua
cả các công ty lớn như Traphaco hay Dược Hải Dương Tuy vậy công ty vẫn phải luôn
cé gang hơn nữa bởi mức cạnh tranh trên thị trường này là vô cùng lớn
Thị trường miền Trung chiếm 25% tỷ trọng của cả nước.Ở miền Trung chịunhiều tác động của thiên tai, bão lũ, đời sống người dân chưa cao nên sức mua kém Dovậy so với thị trường miền Bắc thấp hơn khá nhiều
Thị trường miền Nam chiếm 15% do ở miền Nam công ty không trực tiếp đứng
ra triển khai phát triển thị trường mà nhượng lại cho công ty thương mại khác Bởi vậykhông quản lý được lượng hàng bán ra và thúc đây nhân viên bán hàng Công ty khôngtrực tiếp thúc đây nhà thuốc bằng các hình thức chiết khấu của mình trên giá cả hoặc
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty theo kết cấu mặt hàng
Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty theo chủng loại mặt hàng:
+ Nhóm thuốc khang sinh: Day là sản phẩm chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhấtcủa công ty Doanh thu khu vực chiếm đến 60% Các sản phẩm công ty phân phối có60% là sản phẩm đăng kí sở hữu trí tuệ của công ty còn lại là thương mại của công tykhác đảm bảo đa dạng hoá sản phẩm Và quan trọng hơn thế là phục vụ nhu cầu củanhững khách hàng quen thuộc của công ty Các sản phẩm thuốc kháng sinh của công tyluôn được ưu tiên nghiên cứu đầu tư phát triển, bởi vậy lượng tiêu thụ thuốc kháng sinh
SVTH: Chu Hồng Vũ 22 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 27Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
luôn tăng qua các năm Thị trường thuốc kháng sinh ít chịu ảnh hưởng kinh tế mà chịutác động nhiều hơn bởi khí hậu Như ta thấy cùng với việc nền kinh tế phát triển, côngnghiệp phát triển là việc tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều nhất Ô nhiễm môi trường là cơhội để các bệnh virus phát triển nhanh do đó nhu cầu về thuốc kháng sinh của người
dân ngày một tăng cao.
+ Nhóm thuốc bồ trợ: Sản phẩm thuốc bồ trợ là sản phẩm có mức tăng trưởng caoqua các năm Doanh thu chiếm khoảng 25% doanh thu tông của công ty Năm 2012doanh thu đạt mức 26% tăng 11% so với năm 2011 Thuốc bổ trợ của công ty khá đadạng và phong phú, các sản phâm về hệ tiêu hoá, đường hô hấp, hệ bài tiết
+ Nhóm thực pham chức năng: thực phâm chức năng có đặc điểm là hỗ trợ điềutrị bệnh chứ không có tác dụng chữa bệnh vậy nên việc tiêu dùng nó không phải là điềubắt buộc Thực phẩm chức năng được tiêu dùng nhiều khi nền kinh tế phát triển, ngườidân dư giả về kinh tế vượt qua nhu cầu chỉ sử dụng thuốc đề điều trị Nhóm thực phẩmchức năng của công ty gần đây mới thực sự phát triển và có mức tiêu thụ tốt do nềnkinh tế của Viét Nam đang trên đà phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng
+ Nhóm vật tư y tế: Các vật tư y tế công ty chủ yêu là thương mại của công tykhác, tuy không phải là sản phẩm chủ chốt của công ty để tập trung triển khai daymạnh Công ty phân phối sản phẩm mục đích là phục vụ nhu cầu của các khách hàng
quen Tuy không phải là một trong những sản phẩm chiến lược nhưng những mối hàng này sẽ là tiền dé để tiêu thụ những sản phẩm chính của công ty.
Sản phẩm bán ra thị trường Hà Nội chiếm phần lớn doanh thu của công ty, cácsản pham thuốc kháng sinh là các sản phẩm chủ đạo khoảng 70% doanh số Công ty
luôn đầu tư vốn để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thuốc kháng sinh, vì thuốckháng sinh là các sản phẩm có nhu cầu lớn, mức tiêu ding ngày càng tăng Sản lượngthuốc kháng sinh bán ra tại các thời điểm trong năm ồn định, không như một số thuốctheo mùa Nhóm thực pham chức năng của công ty chiếm khoảng 20%, sản phẩm nàychủ yếu thiên về chăm sóc, bé trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cho cơ thé Các sản phẩmthực phẩm chức năng của công ty có nguồn gốc thảo được bởi vậy chúng không gây
SVTH: Chu Hồng Vũ 23 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B
Trang 28Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Phan Hòa
tác dụng phụ Do việc dé dàng với các thủ tục dé sản xuất thực phẩm chức năng hơn
thuốc nên nhiều doanh nghiệp bay giờ tập trung vào sản xuất thực pham chức năng dé
bán ra thị trường, bởi thế đây là một nhóm sản phẩm có sự cạnh tranh khốc liệt
Kết quả kinh doanh của công ty được thé hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Doanh thu của các sản phẩm của công ty qua các năm
(PVT: VND)
khang | 5,735,064,551 | 7,251,943,642 | 8,859,674,949 | 10,830,993,292 | 11,580,412,519
Nguồn: Phòng kế toánQua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của từng loại sản phẩm của công tytăng dần theo các năm
Thuốc kháng sinh tăng từ 5,735,064,551 đồng năm 2008 lên 11,580,412,519đồng năm 2012 Sản lượng tiêu thụ tăng 5,845,347,959 đồng tương ứng với 102% sau
khách hàng hài lòng nhất Công ty còn triển khai thêm các hình thức để phục vụ nhu
cầu người tiêu dùng như tạo thêm các địa điểm dé chứa hàng hoá, tăng thêm đội ngũ
giao hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Chính vì vậy Công ty đã giữ được
SVTH: Chu Hồng Vũ 24 Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52B