1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Lưu ý độc tính của dược liệu từ động vật potx

4 354 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 145,25 KB

Nội dung

Lưu ý độc tính của dược liệu từ động vật Trong thuốc cổ truyền, ngoài các thảo dược còn nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ động vật, đa phần là thuốc bổ… Tuy nhiên, khi sử dụng một số loài động vật làm thuốc cần hết sức lưu ý đến độc tính của chúng. Sau đây là những lưu ý khi dùng các dược liệu từ rắn, cóc, sâu ban miêu. Rắn Nọc rắn hổ mang rất độc, gây chết người, khi dùng làm thuốc nên chặt bỏ cả phần đầu chứa túi nọc. Rắn dùng làm thuốc có nhiều loài mang độc tính lớn như rắn cạp nong (rắn mai gầm), cạp nia (mai gầm bạc), hổ mang, hoặc hổ mang chúa, đều thuộc họ rắn hổ. Có loài hầu như không có độc tính, như rắn ráo hay hổ chuối, rắn dọc dưa… Nọc độc của một số loài rắn chỉ tập trung ở hai túi nọc nằm hai bên, sát với hàm trên để giúp chúng nhanh chóng giết chết con mồi khi bắt được. Do vậy, khi sơ chế rắn để làm thuốc, để đảm bảo an toàn, nên tách bỏ 2 túi nọc độc, hoặc chặt bỏ cả phần đầu chứa túi nọc đi. Điều này là hết sức cần thiết, nhất là ngâm rắn dưới dạng bột khô. Sau khi ngâm rượu xong, có người đã lấy bã rắn để nấu cao, thậm chí ngay cả khi bã rắn đã là rác thải, đổ ra môi trường… đều là nguy cơ gây hậu họa về sau cho con người. Cóc Nhiều bộ phận của cóc được dùng làm thuốc. Thịt cóc làm ruốc trị cam tích, bụng ỏng, đít vòn, còi xương, suy dinh dưỡng… ở trẻ nhỏ rất tốt. Nhựa cóc, tức mủ cóc, chứa ở các tuyến trên da và chủ yếu tập trung ở hai túi nọc phía sau đầu. Nhựa cóc sấy khô có màu hơi nâu, vị rất đắng, Đông y gọi “thiềm tô”, là một trong 6 vị của phương kinh điển “Lục thần hoàn” gồm: thiềm tô, xạ hương, trân châu, ngưu hoàng, minh hùng hoàng, băng phiến, dùng trị chứng sốt cao, co giật… nhất là ở trẻ em. Tuy nhiên, thiềm tô với liều rất thấp cũng cho độc tính lớn. Cóc gây độc do nguyên nhân nào? Trước hết là phải kể đến trứng cóc. Trứng cóc nằm trong hai buồng trứng rất to ở bụng, và rải rác trong ống dẫn trứng xuống tận hậu môn. Trứng cóc có màu xám, nhìn giống trứng ếch. Khi đun chín, không có mùi gì đặc biệt. Vì thế nhiều người đã nhầm lẫn, tưởng có thể ăn được như trứng ếch. Khi ăn phải trứng cóc sẽ bị ngộ độc với biểu hiện: buồn nôn, nôn, sùi bọt mép, co giật và nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Chú ý, ở nhiều con cóc, hai ống dẫn trứng bị sa xuống phía chân, nằm sâu vào kẽ các bắp cơ đùi và bắp cơ cẳng chân, trong đó chứa rất nhiều trứng, nếu ăn phải thịt các con cóc đó thì vẫn bị trúng độc. Nhiều người sau khi ăn thịt cóc, mặc dù đã loại trừ tất cả các nguyên nhân do trứng, nhựa cóc gây ra mà vẫn bị tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đau đớn; nặng hơn là viêm bàng quang cấp… Để tránh các điều đáng tiếc có thể xảy ra, tốt nhất là không nên sử dụng thịt cóc dưới dạng thực phẩm. Còn nếu dùng dưới dạng bột thì cần lưu ý loại hết các chất độc nói trên, mặt khác khi sấy cóc làm bột phải đảm bảo nhiệt độ lò sấy đạt khoảng 60 – 700C ngay từ khi bắt đầu sấy để tránh thịt cóc bị ôi thiu. Bọ cạp Còn gọi là toàn trùng, toàn yết. Bọ cạp chứa nọc độc là katsutoxin. Theo Đông y, bọ cạp vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc. Tác dụng khu phong, trấn kinh, dùng trị kinh giản, uốn ván, trúng phong gây méo miệng, mắt xếch… Do có độc, khi chế biến cần hết sức thận trọng. Trước hết, đem bọ cạp ướp với muối ăn, khi dùng rửa sạch muối, ngắt bỏ chân, bỏ đầu, rút ruột, sao vàng. Vì có độc tính nên liều dùng rất thấp: nếu là thuốc sắc ngày 3 – 5g, chia 2 – 3 lần uống; thuốc bột, ngày 3g, chia 5 – 6 lần uống. Sâu ban miêu (sâu đậu) Còn gọi là manh trùng, ban manh, gồm nhiều thứ sâu có cánh cứng, có kích thước nhỏ, chiều dài thân chỉ khoảng 15 – 20mm, có 11 đốt, đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt, hoặc đôi khi thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen. Sâu ban miêu thường sống trên các cây đậu, hoặc trên các cây độc khác như cây cà độc dược. Sau khi bắt được sâu, nhúng vào nước sôi cho sâu chết, để ráo nước, phơi khô, ngắt bỏ cánh, bỏ đầu, rút ruột, sao khô, bảo quản trong các lọ thủy tinh, đậy kín. Do có độc tính lớn (bảng A) nên đã có những khuyến cáo không nên sử dụng sâu ban miêu để uống mà chỉ dùng ngoài với mục đích gây rộp da để gây mụn dẫn độc hay làm thuốc tụ bệnh bên ngoài. . Lưu ý độc tính của dược liệu từ động vật Trong thuốc cổ truyền, ngoài các thảo dược còn nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ động vật, đa phần là thuốc bổ… Tuy nhiên, khi sử dụng một số loài động. một số loài động vật làm thuốc cần hết sức lưu ý đến độc tính của chúng. Sau đây là những lưu ý khi dùng các dược liệu từ rắn, cóc, sâu ban miêu. Rắn Nọc rắn hổ mang rất độc, gây chết người,. thuốc có nhiều loài mang độc tính lớn như rắn cạp nong (rắn mai gầm), cạp nia (mai gầm bạc), hổ mang, hoặc hổ mang chúa, đều thuộc họ rắn hổ. Có loài hầu như không có độc tính, như rắn ráo hay

Ngày đăng: 29/06/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN