Tức là, việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam phải gắn liền với giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị, áp bức và bộc lột của chủ nghĩa thực dân, giải phóng độc lập dân tộc, thực hiện
Trang 1Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện đào tạo Tiến tiến, Chất lượng cao và POHE
***
-BÀI TẬP LỚN
Môn học: Tư tường Hồ Chí Minh
Đề tài: Phân tích luận điêm: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì” Làm rõ ý nghĩa luận điềm với Việt Nam hiện nay
Hà Nội, 2023
Lớp: Quản trị kinh doanh quốc tế TT 64B
Trang 2MỤC LỤC
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 5 1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc 5 1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 6
2 Từ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội đến nhiệm
vụ chăm lo đời sống tự do, hạnh phúc ấm no cho nhân dân 8 2.1 Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội 8 2.2 Độc lập dân tộc gắn liền với cuộc sống tự do, hạnh phúc ấm no của nhân dân 11
3 Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống toàn dân đối với Việt Nam hiện nay 15
Trang 3Phần 1: Mở đầu
Kể từ khi được hình thành đến hiện nay, đất nước và dân tộc Việt Nam trải qua hơn bốn nghìn lịch sử Có thể nói, trên thế giới, hiếm có dân tộc nào mà trong suốt tiến trình lịch sử thời kì đấu tranh bảo vệ nền độc lập lại dài hơn rất nhiều so với thời kì hòa bình, ổn định như dân tộc Việt Nam Sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc ta dù đã giành lại được nền độc lập và quyền tự chủ nhưng vẫn phải tiếp tục đứng lên đánh đuổi các thế lực phong kiến Trung Quốc Đến nửa đầu thế kỉ XIX, việc chế độ phong kiến nước ta bước vào khủng hoảng trầm trọng đã tạo điều kiện cho sự xâm lược của đế quốc thực dân phương tây và phải mất hơn một trăm năm dân tộc ta mới chiến thắng hai đế đế quốc Pháp, Mĩ để thoát khỏi ách chiếm đóng của thực dân Như vậy, để có được nền độc lập, tự do của đất nước, các thế hệ dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương Do đó, từ lâu, độc lập dân tộc và sự tự do, hạnh phúc đã luôn được người Việt Nam đề cao và quý trọng Cũng bởi lẽ đó mà tinh thần yêu nước trở thành giá trị truyền thống hàng đầu của dân tộc Việt Nam
Sinh và lớn lên trong thời kì lầm than của đất nước cùng với việc được hưởng sự giáo dục từ cha là một nhà nho yêu nước tiến bộ, Hồ Chí Minh luôn khao khát giúp đất nước có được được độc lập, nhân được tự do Để rồi, sau khi được tiếp xúc với bản sơ thảo luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa vào năm 1920, Người hiểu rằng nền độc lập dân tộc đó phải là nền độc lập triệt để mà ở trong đó mỗi người đều được hưởng tự do, hạnh phúc, chứ không phải là độc lập dân tộc theo con đường phong kiến, con đường tư sản và càng không phải dưới sự bảo hộ của của bọn thực dân Độc lập dân tộc là điều đầu tiên, trên hết và tiên quyết Người muốn đạt được nhưng đích đến cuối cùng Người đặt ra là cuộc sống tự do, hạnh phúc và ấm no của nhân dân: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì” Câu nói đã khẳng định mối liên kết giữa độc lập dân tộc và sự tự do, hạnh phúc Độc lập dân tộc là điều kiện căn bản và trước hết để có được tự do, hạnh phúc Ở chiều ngược lại, tự do và hạnh phục là nội hàm tạo nên nguồn sức mạnh to lớn bảo vệ, giữ vững độc lập dân tộc
Trang 4Từ cơ sở phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân tộc phải gắn liền với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc và giải phóng con người, bài luận dưới đây sẽ phân tích luận điểm trên, đồng thời rút ra ý nghĩa của luận điểm với thực tiễn ở của Việt Nam hiện nay
Trang 5Phần 2: Nội dung
hội
1.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc
Ở thời đại của C.Mác và Ăng-ghen, chủ nghĩa Tư bản ở các quốc gia châu Âu vẫn đang trong giai đoạn tự do cạnh tranh, vì thế vấn đề về dân tộc chưa mang tính cấp bách Trong học thuyết của mình, C.Mác và Ăng-ghen bàn đến vấn đề dân tộc nói chung và đưa ra những quan điểm mang tính phương pháp luận về giải quyết các vấn đề dân tộc
Đến thời của Lênin (từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ và chuyển sang giai đoạn độc quyền Do vây, tài nguyên
và thị trường trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các nhà tư bản độc quyền, điều này dẫn đến việc các nước tư bản phương Tây trở thành những nước đế quốc thực dân đi xâm lược và chiếm đóng các nước quốc gia khác trong đó có Việt Nam nhằm vơ vét tài nguyên và sức lao động cho chính quốc Trong bối cảnh đó, vấn đề dân tộc là vấn đề quan trọng và cấp bách của thế giới Bởi vậy, vấn đề dân tộc trong học thuyết Mác đã được Lênin bổ sung Ông đã đưa
ra hai khuynh hướng của sự phát triển dân tộc và Cương lĩnh dân tộc với 3 nội dung: thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đằng; thứ hai, các dân tộc được quyền
tự quyết; thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại
Về Hồ Chí Minh, Người đã tiếp thu đồng thời vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam Nếu C.Mác và Mác-Lênin bàn nhiều về đấu tranh giải phóng giai cấp ở các nước tư bản nghĩa thì Hồ Chí Minh lại quan tâm đến đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc đia Xuất phát từ đặc điểm của thời đại
và thực tiễn ở Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết và trên hết, nghĩa là giải phóng dân tộc là tiền đề cho giải phóng giai cấp Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa Tức là, việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam phải gắn liền với giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị, áp bức và bộc lột của chủ nghĩa thực dân, giải phóng độc lập dân tộc, thực hiện tự quyết của dân tộc và thành lập Nhà nước dân tộc độc lập
Trang 6Để giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường phát triển của đất nước là “con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” Cụ thể, Hồ1
Chí Minh đã vạch ra con đường phát triển cho một nước thuộc địa như Việt Nam trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/1930): “Làm
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Để đi lên chỉ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa, Việt Nam phải trải qua ba giai đoạn Một là, chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai để thực hiện tư sản dân quyền Hai là, hoàn thành thổ địa cách mạng Ba là, đi tới chủ nghĩa xã hội Như vậy, con đường phát triển của dân tộc đó chính là sự kết hợp giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng cách mạng và giải phóng con người, do đó nó thể hiện
sự gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Khi đã xác định vấn đề dân tộc ở nước ta bản chất là vấn đề dân tộc thuộc địa cũng
là đồng thời khẳng định độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa Bởi nhu cầu cấp bách của một dân tộc thuộc địa là giành lại độc lập dân tộc từ tay bọn đế quốc thực dân Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được thể hiện qua một số luận điểm sau
Một là, tự do và độc lập là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc Hồ Chí Minh tiếp cận độc lập dân tộc tự sự trân trọng quyền con
người Nhân tố về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của Pháp đã được Hồ Chí Minh tìm hiểu và đề cập trong Tuyên ngôn độc lập 1945 Để từ đó cũng trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao quyền con người thành quyền dân tộc: “Suy rộng
ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra có quyền bình đẳng; dân tộc nào có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” 2
Hai là, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Suốt
quãng đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn giữ vững quyết tâm về sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất cho tổ quốc Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, trong các thư và điện văn gửi đến Liên hợp quốc và Chính phủ các nước, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến
1 Giáo trình T t ư ưở ng Hồồ Chí Minh (2021)
2 Hồồ Chí Minh: Toàn t p ậ, Sđd t.4, tr.1.
Trang 7cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” Đến thời kì đế quốc Mỹ ráo riết đưa quân viễn chính đến3
chiếm đóng miền Nam nhằm biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Người đã hùng hồn tuyên bố: “Đồng bào Nam
bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”4
Ba là, độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để Trên cơ
sở vận dụng vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết được các nước nước đồng minh thắng trận trọng Thế chiến I, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước, gửi tới Hội nghị Véc-xây (1919) bản Yêu sách của nhân dân An Nam bao gồm tám điều đều nhằm đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam Sau này trong quan hệ quốc tế và đối ngoại của Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Độc lập dân tộc nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc công việc ấy của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào ” Có thể thấy rõ, Hồ Chí5
Minh luôn quan niệm độc lập, suy đến cùng, là phải đảm bảo quyền tự quyết một cách toàn diện và triệt để trên mọi lĩnh vực của đất nước: đối nội, đối ngoại, quân
sự, kinh tế Điều này một lần nữa được Người nhấn mạnh trong Lời kêu gọi ngày
kỉ niệm Độc lập 2-9-1948:“Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng,
kinh tế riêng Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy” 6
Cuối cùng là, độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do hạnh phúc của nhân dân.
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên 1930, Hồ Chí Minh đã khẳng định giải phóng dân tộc phải hướng tới đi đến xã hội chủ nghĩa, nghĩa là hướng tới giải phóng con người Điều đó nghĩa là độc dân tộc phải đảm bảo mọi người dân đều có cơm ăn,
áo mặc, được học hành và hưởng hạnh phúc Vào năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời trước báo chí: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.7
3 Hồồ Chí Minh: Toàn t p ậ, Sđd t.4, tr.3, 5222
4 Hồồ Chí Minh: Toàn t p ậ, Sđd t.4, tr 280
5 Hồồ Chí Minh: 6
Toàn t p, Sđd ậ , t 5, tr 162, 602
6
7 Hồồ Chí Minh: Toàn t p ậ, Sđd t.4, tr.187.
Trang 82 Từ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội đến nhiệm vụ chăm lo đời sống tự do, hạnh phúc ấm no cho nhân dân
Giành độc lập dân tộc và đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
là hai nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam Độc lập dân tộc là nhiệm vụ trên hết và trước hết để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhắm hướng đến mục tiêu cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản Muốn hiện thực hóa con đường đó,
Hồ Chí Minh khẳng định phải hết sức chú trọng nhiệm vụ nâng cao đời sống của nhân dân Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của nhiệm vụ chăm lo đời sống nhân dân được thể hiện rõ qua câu nói: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì” 2.1.Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội
2.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản: với tư cách là một chế độ xã hội thuộc hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà việc xây dựng và hoàn thiện nó như một quá trình lịch
sử lâu dài để từng bước đạt tới mục tiêu
Hồ Chí Minh đã tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học và từ đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn ở Việt Nam Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về học thuyết hình thái kinh tế-xã hội và sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, Hồ Chí Minh
đã chỉ ra tính tất yếu của con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội mà Người đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam
Từ những yêu cầu khách quan ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã rút ra đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hôi ở nước ta Người quan niệm chủ nghĩa xã hội
là một chế độ xã hội hướng tới mục tiêu giải phóng con người, nghĩa là ở trong xã hội đó, mọi người đều được phát triển tự do, toàn diện Cụ thể, về chính trị, chủ nghĩa xã hội là một chế độ mà quyền làm chủ của nhân dân được phát huy Về mặt kinh tế, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên cơ sở không ngừng nâng cao năng suất lao động thông qua áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại Chế độ sở hữu trong nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội bao gồm đa dạng
Trang 9các loại hình sở hữu nhưng phần lớn là công hữu trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện đại Xã hội chủ nghĩa là một xã hội công bằng và hợp lí, thể hiện ở chỗ người dân làm việc theo năng lực, thành quả lao động được phân phối theo kết quả lao động
và có phúc lợi xã hội Ở trong xã hội xã hội chủ nghĩa, không còn chế độ người bóc lột người và mọi thiết chế xã đều nhắm mục đích nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người dân, trước hết là nhân dân lao động Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng khẳng định quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn và gian khổ Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được thể hiện trong nhiều bài viết và bài nói khác nhau và đều phản ánh những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà dân tộc Việt Nam hướng đến
Khi đã xác định tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng đồng thời đề ra những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội theo từng giai đoạn cụ thể của cách mạng vô sản ở Việt Nam bắt đầu từ thời kì giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm hướng đến cộng sản chủ nghĩa Nhưng dù ở trong giai đoạn cách mạng nào, người cũng khẳng định mục tiêu chung của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là nền độc lập, thống nhất hoàn toàn cho đất nước và sự tự do, hạnh phúc ấm
no cho nhân dân Trong đó, chăm lo và nâng cao đời sống toàn dân là mục tiêu then chốt và cao nhất của chủ nghĩa xã hội, bởi đó là tiêu chí tổng quát để khẳng định và phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Quan điểm này được Người thể hiện thống nhất qua nhiều bài nói và bài viết Có khi Người để cập trực tiếp về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động” Hay trong phần kết của 8 Di chúc, Người lại một lần nữa khẳng định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” 9
Hồ Chí Minh xác định việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân là mục tiêu chiến lược quan trọng của chủ nghĩa xã hội cũng tức là đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ sau cùng của cách mạng Việt Nam là nhằm giải phóng con người Điều đó nghĩa là Đảng phải không ngừng thực hiện việc chăm sóc, năng cao đời sống toàn dân
8 Hồồ Chí Minh: Hồồ Chí Minh: Toàn t p ậ, Sđd t.13, tr.404.
9 Hồồ Chí Minh: Hồồ Chí Minh: Toàn t p ậ, Sđd t.15, tr.614.
Trang 10xuyên suốt các thời kì của cách mạng Việt Nam để không đi lệch khỏi quỹ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội đúng nghĩa Để nhằm cụ thể hóa việc thực hiện mục tiêu chiến lược, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những mục tiêu cụ thể về chính trị, kinh tế và văn hóa-xã hội Những mục tiêu cụ thể đó được thể hiện qua các chính sách ngay khi mới giành độc lập cũng như trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội
2.1.2 Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Độc lập dân tộc là mục tiêu, là cơ sở để tiến lên xã hội chủ nghĩa:
Khi vạch ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam là: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng dân tộc dân chủ tạo tiền đề để thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng dân tộc dân chủ bao hàm nhiệm vụ độc lập dân tộc và nhiệm vụ dân chủ Trong đó, độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách, còn nhiệm vụ dân chủ được thực hiện rải rác đồng thời theo nhiệm vụ độc lập dân tộc
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc chưa phải là đích đến cuối cùng của cách mạng Việt Nam bởi giành độc lập là để đi đến xây dựng chủ nghĩa xã hội và hướng đến cộng sản chủ nghĩa Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu và trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu trước hết của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, và là điều kiện quyết định sự chuyển tiếp từ cách mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa Do vây, độc lập dân tộc là nền tảng và tiền đề để người dân thực hiện dân chủ qua việc tự quyết định con đường
đi tới chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là độc lập
- Chủ nghĩa xã hội củng cố vững chắc thành quả đã đạt cách mạng dân tộc dân chủ là độc lập dân tộc:
Nếu độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt của cách mạng dân tộc dân chủ cũng như của cả cách mạng Việt Nam thì tiến lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cuối cùng
mà Đảng phải lãnh đạo nhân dân thực hiện Bởi, theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, những người đã trực tiếp làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ Điều này nghĩa là để bảo vệ, duy trì độc lập dân và phát triển dân tộc, điều cần làm là