a Trên lĩnh vực kinh tế: Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện việc sáp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: “Về việc thực hiện thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay”
Họ và tên: Pham Bảo Phúc
Mã số sinh viên: 1123127 STT (35) Lớp TC: Chủ nghĩa xã hội khoa học (121) _42
GV hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng
Hà N i 2021 ộ
Trang 2Lời mở đầu
Chiến tranh, đây chính là nguyên nhân tạo cho con người Việt Nam bản lĩnh kiên cường không chịu khuất phục trước kẻ thù dù có lớn mạnh đến đâu Có lẽ cũng chính chiến tranh làm cho cơ sở kinh tế của Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu
so với các nước trên thế giới trong giai đoạn hiện nay Thế nhưng cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới diễn ra hết sức mạnh mẽ Khi mà nền kinh tế thế giới đang phát triển như vũ bão thì vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu
để giải quyết tốt vấn đề này chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về hội nhập hay toàn cầu hoá Phải biết tận dụng mặt tích cực và hạn chế mặt trái của nó,
đi đôi với phát triển kinh tế nâng cao lực lượng sản xuất thì còn cần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp nhanh chóng nâng cao mức sống nhân dân, tạo ra công bằng xã hội Chỉ khi nào thực hiện tốt được tất cả những nhiệm vụ căn bẳn trong thời kì này thì Việt Nam mới có thể thực hiện tốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Do còn hạn chế về kiến thức mong nhận được những nhận xét về khiếm khuyết, khuyết điểm từ cô để nh8uwngx bài tập
về sau có thể hoàn thành tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn cô!
Nội Dung
1 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội.
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn
cứ sau đây:
Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đều nhất định phải trải qua một thời kỳ gọi là thời kỳ quá độ Đó là thời kỳ còn có
sự đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau Có thể nói đây là thời kỳ của cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà nói chung theo tính tất yếu phát triển lịch sử thì cái mớithường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại lệ lịch sử Hơn nữa, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản về chất so với các quá trình thay thế từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn
Trang 3ra trong lịch sử thì thời kỳ quá độ lại càng là một tất yếu, thậm chí có thể kéo dài Nhất là đối với những nướccòn ở trình độ tiền tư bản thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì “những cơn đau đẻ” này còn có thể rất dài với nhiều bước quanh co
Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhấtđịnh từ những nhân tố do xã hội cũ tạo ra Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là
sự kế thừa đối với chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là trên phương diện kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo ra bởi sự phát triển của nền đại côngnghiệp tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản xuất đại công nghiệp nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ không phải là nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Do đó nó cũng cần phải
có thời kỳ quá độ của bước cải tạo, kế thừa và tái cấu trúc nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuậtcho chủ nghĩa xã hội càng có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó làtiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Đó là một nhiệm vụ vô cùng tolớn
và đầy khó khăn, không thể “đốt cháy giai đoạn” được
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh tronglòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạoxã hội chủ nghĩa Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ caocũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quanhệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, đo vậy cũng cần phải có thời gian nhất địnhđể xây dựng và phát triển những quan hệ đó
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khókhăn và phức tạp Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp côngnhân
và nhân dân lao động không thể ngay lập tức có thể đảm đương đượccông việc
ấy, nó cần phải có thời gian nhất định Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế- xã hội khác nhau có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau Đốivới những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khitiến lên chủ nghĩa xã hội thì thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn Nhữngnước đã trải qua giai đoạn phát triển chĩ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tếlạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp
Trang 41.2 Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá dộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội
là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội
a) Trên lĩnh vực kinh tế:
Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội
là thực hiện việc sáp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động.Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thể theo ý muốn nóng vội chủ quan mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đối với những nước này, nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ phải là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau Đó cũng là quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình thức và bước đi trong tiến trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
b) Trên lĩnh vực chính trị:
Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; tiến hành xây dựng, củng cố nhà nướcvà nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, bảo đảm quvền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động: xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động;
Trang 5xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử
c) Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:
Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội là: thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoahọc và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phụcnhững tư tưởng và tâm
lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựngchủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giátrị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới
d) Trong lĩnh vực xã hội:
Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lạ, từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là một thời kỹ lịch sử tất yếu trên con đường phát triển của hình chái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm riêng với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể có được trên cơ sở hoàn thành các nội dung đó
Ngay sau khi tiến hành công cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ và cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược kết thúc thắng lợi ở Miền Bắc, chính phủ công nông được dựng lên thì Đảng ta đã có chủ trương quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Đó là tất yếu dựa trên cơ sở khả năng nhận thức và nhiệm vụcủa thời kì quá độ
2.1 Tính tất yếu của quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất cứ quốc gia nào đi lên CNXH cũng phải trải qua ngay cả đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển Con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là con đường phát triển rút ngắn theo phương thức quá độ gián tiếp Đó là con đường tất yếu khách
Trang 6quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên của Cách mạng Việt Nam vì:
Thứ nhất: Do bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: cho dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông âu và Liên Xô đã sụp đổ Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh gay gắt vì lợi ích dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình và độc lập dân tộc phát triển và tiến
bộ xã hội cho dù còn nhiều khó khăn thách thức, song quy luật tiến hóa của lịch
sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH
Thứ hai: do sự lựa chọn con đường độc lập của Đảng Ngay từ khi ra đời Đảng đã xác định con đường phát triển của dân tộc là quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản Thành quả của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cần được giữ vững, cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân phải được cải thiện, nâng cao nhiều so với những năm tháng chiến tranh Trong thời đại ngày nay chỉ có độc lập gắn liền với CNXH mới đem lại nhiều lợi ích và hạnh phúc thực sự cho toàn thể nhân dân lao động
2.2 Khả năng quá độ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua CNTB ở Việt Nam
Nước ta có khả năng tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN vì chúng ta
có được những điều kiện khách quan và chủ quan của con đường quá độ tiến thẳng lên CNXH mà bỏ qua chế độ TBCN mà Lênin đã đưa ra
Điều kiện khách quan:
Chúng ta quá độ đi lên CNXH trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại trên thế giới đang phát triển hết sức mạnh mẽ làm cho lực lượng sản xuất mang tính quốc tế hóa ngày càng cao và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các Quốc Gia trong quá trình phát triển ngày càng lớn Do đó các nước phải mở rộng kinh tế với bên ngoài đó là xu thế tất yếu của thời đại trong quá trình đó cho phép chúng ta
có thể tranh thủ tận dụng được những thế mạnh từ bên ngoài, đặc biệt là vốn, công nghệ tiên tiến hiện đại, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường v.v
Điều kiện chủ quan:
Giai cấp vô sản đó phải giành được chính quyền
Phải có Đảng lãnh đạo
Phải xây dựng được khối đoàn kết liên minh công-nông vững chắc
Trang 7 Kết luận: Chúng ta có khả năng tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
2.3 Nhận thức về con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Theo quan điểm đại hội IX của Đảng (2001), thực chất của con đường này đó
là bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu có chọn lọc và kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa (đặc biệt
là LLSX phát triển, thành tựu công nghệ, khoa họckĩ thuật) để xây dựng nền kinh
tế hiện đại Đây là tư tưởng mới phản ánh nhận thức mới, tư duy mới của Đảng ta
về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Tư tưởng này cần được hiểu đầy đủ với những nội dung sau đây:
Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xâv dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xà hội ở nước ta
Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là
bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tư bản chủ nghĩa Điều đó có nghĩa là trong thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, song sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế tư nhân tư bản tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo; thời
kỳ quá độ còn nhiều hình thức phân phối, ngoài phân phối theo lao động vẫn là chủ đạo còn phân phối theo mức độ đóng góp và quỹ phúc lợi xã hội; thời kỳ quá
độ vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thống trị
Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa
tư bản, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ, thành tựu về quản
lý đề phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội, đặc biệt là xâydựng nền kinh tế hiện đại phát triền nhanh lực lượng sản xuất
Thứ tư, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tạo ra
sự biến đồi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tồ chức kinh tế, xã hội
có tính chất quá độ đòi hỏi phái có quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của
Trang 8toàn Đảng, toàn dân Con đường quá độ đi lên XHCN của Việt Nam là bỏ qua chế
độ TBCN Đây là sự nghiệp, con đường khó khăn, phức tạp và lâu dài Vì vậy, không được tư tưởng nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn, đồng thời tư tưởng bảo thủ trì trệ trong xây dựng CNXH cũng cần xóa bỏ
2.4 Đặc trưng của CNXH và phương hướng xây dựng CNXH ở ViệtNam
a) Đặc trưng của CNXH Việt Nam
Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, tổng kết thực tiễn quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là qua hơn
30 năm đổi mới, nhận thức của Đảng và nhân dân dân ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ Nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển của cách mạng nước ta từ ở mức độ định hướng từng bước đạt tới trình độ định hình, định lượng Đến Đại hội XI, nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
đã có bước phát triển mới Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã phát triển mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam với tám đặc trưng trong đó có đặc trưng về mục tiêu, bản chất, nội dung của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Do nhân dân làm chủ
Có nền kinh tế phát triền cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại vàquan
hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện pháttriển toàn diện
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọngvà giúp nhau cùng phát triền
Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
b) Phương hướng
Trang 9Trên cơ sở 7 phương hướng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), tại Đại hội Đảng XI, đã bổ sung, phát triển 8 phương hướng, phản ánh con đường đi lên CNXH ở nước ta, đó là:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường
Hai là, phát triền nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kếttoàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triền năm 2011), Đảng cũng yêu câu phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt 8 mối quan hệ lớn: giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí Thực hiện 8 phương hướng và giải quyết thành công những mối quan hệ lớn chính là đưa cách mạng nước ta theo đúng con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta
Trang 102.5 Những nhiệm vụ chủ yếu của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.
Phát triển nhanh mạnh lực lượng sản xuất, nhằm xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật của CNXH, muốn vậy phải phát triển cả lực lượng sản xuất và sức lao động đặc biệt là sức lao động (nhân tố con người) phải thực hiện Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nền kinh tế quốc dân, phải phát triển nhanh nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta
Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN
Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo
Kinh tế hợp tác xã bao gồm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ v.v Kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân
Kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến
Kinh tế tư bản chiếm tỷ trọng đáng kể
Chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
Phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội
Đảng khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động Xây dựng hệ thống chính trị XHCN
Xây dựng nhà nước là của dân do dân và vì dân
Mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
Phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Thực hiện dân chủ XHCN Phát huy khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của mọi cá nhân
Kết Luận
Từ những phân tích đánh giá ở trên cũng như thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Để chúng ta có thể thực hiện thời kì quá độ thành công thì việc đầu tiên chúng ta phải xây dựng cho mình một nền tảng lý luận vững chắc, Lấy chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động, ngoài ra tuỳ thuộc vào điều kiện mới hiện nay chúng ta đang cần có những điều chỉnh, những nhận thức cho phù hợp với su thế của thời đại Cụ thể là chúng ta cần phải biết tiếp thu cái mới cái tiên tiến của nhân loại, phải hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, khu vực với phương trâm hoà nhập chứ không hoà tan Chúng ta cần phải biết phát huy những cái thuộc về mặt tích cực của toàn cầu hoá đồng thời loại bỏ