Khai niệm gia đình - Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, duy trì và củng cô chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, c
Trang 1
BỌ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
VAN DE GIA DINH TRONG THOI KY QUA ĐỘ LÊN CHỦ
NGHIA XA HOI
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Lớp: Kế toán CFAB K65
GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Lan
Hà Nội, thắng 5 năm 2024
Trang 2BANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
STT HO VA TEN THÀNH VIÊN MUC DO HOAN THANH
2 Duong Thi Thanh Hién 10/10
3 Nguyễn Vũ Hiền Anh 10/10
4 Nguyễn Thị Hương Giang 10/10
5 Hoàng Diệu Hương 10/10
9 Đỗ Thu Hiền 10/10
Trang 3
A Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình
I Khai niệm gia đình
- Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, duy trì và củng cô
chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ các thành viên trong gia đình
- Các mối quan hệ cơ bản của gia đình:
« - Quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) là cơ sở, nền tảng hình thành các mối quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình
« Quan hệ huyết thống (cha, mẹ và con cái ) là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân Đây là mối quan hệ tự nhiên, yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau
«Quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi và con nuôi) là sự quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình cả về vật chất lẫn tĩnh thân Nó vừa là
trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là một quyền lợi thiêng liêng giữa các thành viên trong
gia đình
=> Các mối quan hệ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đối, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thé ché chinh trị - xã hội
IL Vi tri cua gia đình trong xã hội
- Gia đình là tế bào của xã hội
« — Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con TØƯỜI, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở đề tạo nên cơ thể - xã hội
Giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau: Gia đình tốt thì xã
hội mới tốt và ngược lại
« - Không có gia đình để tái tạo con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển
Để tổn tại gia đình cần phải sản xuất và tiêu dùng từ đó mở rộng ra là nhiều gia
đình sẽ hình thành được xã hội phát triển lành mạnh
« - Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử, tác động của gia đình đối với xã hội không hoàn toàn giống nhau vì còn phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, vào chính bản thân mô hình, kết câu, đặc
điểm của mỗi hình thức gia đình
=> Quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đăng, hạnh phúc là vấn đề
hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong gia đình yên âm, hòa thuận,
các thành viên trong gia đình mới có điều kiện dé phat triển, từ đó xã hội phát triển
- Gia đình là tổ Ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân mỗi thành viên
¢ Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, chăm sóc, trưởng thành và phát triển vì mỗi con người đều gắn bó chặt chẽ với gia đình từ thuở còn nhỏ
Trang 4Sự yên ấm, hạnh phúc của gia đình sẽ giúp con người có động lực phấn đấu trở
thành công dân tốt cho xã hội vì môi trường của gia đình là tiền đề, điều kiện quan
trọng cho sự hình thành và phát triển của mỗi con người về nhân cách, thể lực, trí lực
- Gia dinh la cau noi giữa cá nhân và xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà cá nhân sinh sống Chỉ trong gia đình
mới thê hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha
mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có thê có được và có
thê thay thế
Tuy nhiên, mỗi cá nhân không thê chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình mà
còn có nhụ cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội Quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân và cũng là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan
hệ xã hội từ đó phát triển bản thân
Gia đình là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân Những
thông tin, hiện tượng của xã hội có tác động tiêu cực hay tích cực đều tùy thuộc
vào lăng kính gia đình mà ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi cá nhân về nhân cách, đạo đức, tư tưởng VD: Trong gia đình có tư tưởng trọng nam khinh nữ lâu
đời có thê ảnh hưởng đến nhận thức của thế hệ sau một cách tiêu cực cả về nguoi
phân biệt lẫn người bị phân biệt
=> Ở bât cứ xã hội nào, muôn quản ly xã hội theo yêu cầu của mình thì giai cập câm quyên phải coi trọng việc xây dựng và củng cô gia đình
HIL Các chức năng cơ bản của gia đình
- Chic nang tai san xuat ra con nguoi
Đây là chức năng đặc thù nhất của gia đình Chức năng này được thực hiện nhằm duy trì nòi giống: đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người; đồng thời cung cấp nguồn nhân lực mới cho xã hội, từ đó đảm bảo sự trường tồn của xã hội loài người
Việc thực hiện chức năng này như thế nào sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triển
dân số của quốc gia (như mật độ dân cư, số lượng và chất lượng dân số của quốc gia) Do vậy, việc thực hiện chức năng này không chỉ là việc riêng của gia đình mà con la van dé quan trọng của quốc gia và của toàn nhân loại
VD: Các nước phát triển như Đan Mạch, Canada, Nhật Bản đưa ra nhiều biện pháp
khuyến khích người dân sinh con như miễn thuế, gia hạn các khoản vay, thậm trí hỗ trợ
hàng nghìn USD vì người dân không muốn sinh đẻ
Còn các nước đang phát triển việc gia tăng dân số trẻ đang còn cao trong đó có Việt Nam thì họ thực hiện chính sách hạn chế sinh đẻ, chính sách kế hoạch hóa gia đình
Trang 5- Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình
Việc thực hiện chức năng này góp phần tạo ra thế hệ con người có ích cho gia đình
và cho xã hội, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao Vì vậy, thực hiện tốt chức
năng vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của gia đình đối với sự phát triển của xã hội
Chức năng này thê hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái,
đồng thời thiện trách nhiệm của gia đình với xã hội
Giáo dục gia đình là một bộ phận và sự quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho giáo dục nhà
trường và xã hội Dù giáo dục xã hội đóng vai trò quan trọng Nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thê thay thế được
Với chức năng này, gia đình góp phần to lớn vào việc:
Đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của xã hội
Cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn lao động
Mỗi cá nhân từng bước được xã hội hóa
- Chức năng kinh tế và tổ chức đời sông gia đình
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản sản xuất ra tư liêu sản xuất và tư liêu tiêu dùng Tuy nhiên, đặc thù
của gia đình mà các đơn vị kinh tế khác không có được, là ở chỗ, gia đình là đơn v1
duy nhất trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao đông cho xã hôi Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải vật chất, đảm bảo cho gia đình được âm no, hạnh phúc góp phần vào sự phát triển
của xã hội
Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất, các sinh hoạt trong gia đình
Thực hiện tốt chức năng này, sẽ tạo cơ sở để tổ chức đời sống, nuôi dạy con cái, đóng góp to lớn đến sự phát triển của xã hội
- Chức năng thỏa mãn các nh câu tâm - sinh lý, tình cảm của gia đình
Ngoài ba chức năng cơ bản trên thì gia đình còn có chức năng thõa mãn nhu cầu tinh than, tình cảm và chăm sóc sức khỏe
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tỉnh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, báo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm, vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con nguoi
Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến
sự ôn định và phát triển của xã hội Bởi lẽ các chức năng của gia đình luôn song
Trang 6hành với các chức năng của xã hội, khi quan hệ gia đình rạn nứt thì quan hệ tỉnh cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ
- Chức năng văn hóa, chính trị
¢ Gia dinh là nơi lưu truyền truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tộc người
« Gia đình là nơi sáng tạo va thụ hưởng những giá trị văn hóa đạo đức xã hội
« - Gia đình là một tô chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách,
pháp luật của nhà nước và quy chế làng xã, hưởng lợi từ hệ thông pháp luật Tóm lai, gia đình có vị trí và vai trò rat quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và xã hội Gia đình chỉ phát triển lành mạnh, bền vững và góp phần to lớn vào sự phát triển của xã
hội khi đồng thời thực hiện tốt các chức năng trên
B CƠ SỞ XÂY DỰNG GIÁ ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI
I Cơ sở kinh tế xã hội
« - Cơ sở kinh tế xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
sự phát trién của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa
« _ Cốt lỗi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu
sản xuất, từng bước hình thành và củng cô thay thê chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
« - Nguồn gốc của sự áp bức bóc lột và bất bình đăng trong xã hội và gia đình dần dần bị xóa bỏ, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đăng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội
II Cơ sở chính trị xã hội
« _ Là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhà nước xã hội chủ nghĩa
« - Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật,
trong đó có Luật hôn nhân và gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính
sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiêm xã hội
- _ Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng vừa thúc đây quá trình
hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
III Co sé van hoa
¢ Nhiing gia trị văn hóa mới được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai
cấp công nhân dần được xác lập, những phong tục cũ, lạc hậu dần bị loại bỏ là cơ sở
xây dựng gia đình tiễn bộ
« - Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến
Trang 7thức mới, hình thành những giá trị, chuân mực mới, điều chính các mối quan hệ gia đình
=> Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với kinh tế, chính trị thì
việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc và không đạt hiệu quả
IV Chế độ hôn nhân tiễn bộ
1 Hôn nhân tự nguyện
¢ Pam bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt từ cha mẹ
¢ Bao ham quyên tư đo ly hôn khi tình yêu không còn nhưng không khuyến khích việc
ly hôn
2 Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
« - Đây là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời phù hợp với quy luật tự
nhiên, tâm lý, tình cảm, đạo đức con người
‹« _ Vợ chồng cũng bình đăng trong quyền lợi và nghĩa vụ trong mợi vẫn đề cuộc sông gia đình
3 Hôn nhân được bảo đảm về mặt pháp lý
« - Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, ngăn chặn việc lợi dụng quyền tự do kết
hôn, ly hôn dé thỏa mãn nhu cầu không chính đáng
€ Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
I Sự biến đối của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
- Biến đổi quy mô, kết cầu của gia đình:
Gia đình đơn ngày nay ngày cảng phô biến thay thế cho kiểu gia đình truyền thống Gia đình ngày nay có quy mô nhỏ hơn và số thành viên ít hơn Sự bình đăng nam nữ được dé cao hơn và cuộc sống riêng tư được tôn trọng hơn
- Sự biến đỗi các chức năng của gia đình
«Sự biến đối chức năng tái sản xuất con người
Với những thành tựu của y học hiện đại, hiện nay việc sinh con được các gia đình tiến hành một cách chủ động, tự giác
¢ Sw bién doi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng
Kinh tế gia đình đã trải qua hai bước chuyền đối: từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế
hàng hóa, và từ đơn vị sản xuất hàng hóa quốc gia đến nền kinh tế thị trường toàn câu Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
¢ Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
+ Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử mà
hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với
thé giới
+ Có sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế hiện nay, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm
Trang 8+Tuy nhiên, có sự gia tăng về các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và nhà trường
«Sự biến đối chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Sự bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào trách nhiệm và nghĩa vụ giữa vợ
chồng, cha mẹ và con cái, mà còn phụ thuộc vào sự hòa hợp tình cảm giữa vợ chồng và giữa cha mẹ và con cái Là yêu tô quyết định sự bền vững của gia đình
-~ Sự biến đỗi quan hệ cơ bản của gia đình
¢ Sw bién doi quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng
+ Do sự tác động của cơ chế thị trường, toàn cầu hóa, gia đình chịu nhiều mặt trái mang
tính tiêu cực, xuất hiện nhiều bị kịch, thảm án gia đình, người giả neo đơn, Do vậy, giá trị truyền thống gia đình bị coi nhẹ, kiêu gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tăng số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng tính
+ Không còn mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ gia đình
«Ổ Sự biến đối quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hoá của gia đình
+ Việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho nhà trường, thiếu ổi sự dạy bảo thường xuyên của ông bà và cha mẹ Đồng thời, người cao tuổi thường phải đối mặt với sự cô
đơn thiếu thốn tình cảm
+ Thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ do sự khác biệt về mặt tuôi tác khi cùng chung sống với nhau
+ Xuất hiện nhiều hiện tượng trước đây chưa từng có hoặc ít có như bạo lực gia đình, ly
hôn, ly thân, làm rạn nứt phá hoại sự bền vững của gia đình
IL Phuong hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, mục tiêu chung trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam là xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, thực sự là tô âm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội Đề đạt được mục tiêu đó, cần chú ý một số định hướng sau:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
- Tiếp tục đây mạnh công tác tuyên truyền đề các cấp ủy, chính quyền nhận thức sâu sắc về
vị trí, vai trò và tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay
Thứ hai, đây mạnh phát triển kinh tẾ - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế gia đình
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội để góp phần củng cô, 6n
định và phát triển kinh tế hộ gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia
Trang 9đình cho các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh bệnh binh, gia đình các dân tộc thiểu
số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn
- Tích cực khai thác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay von ngan han
và dài hạn nhằm xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng phát trién
kinh tế, đây mạnh loại hình kinh tế trang trại, vươn lên làm giàu chính đáng
Thứ ba, hề thừa những giá trị của gia đình truyền thông đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay -Nhà nước cũng như các cơ quan văn hóa, các ban ngành liên quan cần phải xác định, duy trì những nét đẹp có ích; đồng thời, tìm ra những hạn chế và tiên tới khắc phục những hủ
tục của gia đình cũ
-Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiễn của gia đình hiện đại dé phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa
-Gia đình văn hóa là một mô hình gia đình tiền bộ, một danh hiệu hay chỉ tiêu mà nhiều
gia đình Việt Nam mong muốn hướng đến Đó là, gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh và hạnh phúc; Thực hiện tét nghĩa vụ công dân; Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư
- Tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất phong trào và chất lượng gia đình văn hóa
D THỰC TRẠNG XÂY DỰNG GIA DINH VIET NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
L Những thành tựu đạt được sau 35 năm xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1 Về số lượng
-_ Cùng với sự phát triển dân số là quá trình hạt nhân hóa gia đình Tốc độ gia tăng về tỷ
lệ hộ gia đình qua các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở từ năm 1989 đến 2019:
© 1-4-1989: 12.927.297
©_ 1-4-2019: 26.870079
> Như vậy, sau 30 năm, số lượng hộ gia đình nước ta nam 2019 tang gấp 2,07 lần so
với năm 1989
- Việc thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội về gia đình cùng với nhận thức của người dân được nâng cao đã tạo nên xu hướng gia đình hạt nhân có quy mô nhỏ Quá
trình hạt nhân hóa gia đình hình thành những ưu điểm của gia đình hai thế hệ (cha mẹ -
con cái) và phát triển của loại hình gia đình mới (gia đình độc thân, gia đình cha/mẹ đơn thân, sống chung không kết hôn)
Trang 10-_ Các chức năng cơ bản của gia đình có sự biến đổi Trong thời kỳ đổi mới, sự biến đôi
cau tric va quy mô gia đình kéo theo sự biến đổi về cách thức thực hiện các chức năng
gia đình Sự biến đổi chức năng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa có
những điểm khác biệt so với giai đoạn trước đối mới
Cơ cầu loại hình gia đình có sự biến đổi Sự biến đổi thực hiện các chức năng cơ bản
của gia đình cũng ảnh hưởng đến sự biến đổi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Mỗi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con cái ngày cảng dân chủ hơn, vợ chồng tôn trọng nhau, cha mẹ lắng nghe con cái
-_ Hình thành những chuẩn mực gia đình mới Biến đối xã hội cũng có nghĩa là sự mất di
của một số giá trị, chuẩn mực không còn thích hợp và hình thành nên những gia tn,
chuẩn mực xã hội mới, cùng với quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, đã làm giàu thêm các giá trị, chuân mực của văn hóa Việt Nam Điều này tác động tích cực đến đời sông văn hóa gia đình, đời sống văn hóa tỉnh thần đa dạng, phong phú, các thành viên
trong gia đình có nhiều lựa chọn và thụ hưởng văn hóa
-_ Những thành tựu của khoa học và công nghệ nói chung và trong lĩnh vực y học nói riêng tạo nên những tiến bộ trong công tác gia đình Sự tiễn bộ của khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu có con của những cặp vợ chồng hiếm muộn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe các tầng lớp dân cư, nâng cao tuổi thọ của người dân, giảm tỷ
lệ tử vong của người mẹ và con, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho hàng triệu gia đình
3 Về kinh tế
Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu
quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sông vật chất và tính
thần cho mọi gia đình
- Theo Ngân hàng Thế giới, những thành tựu sau hơn 35 năm qua đã thúc đây phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% Trong bối cảnh đó, kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân hằng năm Phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở phát triển Ngày càng có nhiều gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, làng văn hóa, cụm dân cư văn hóa, góp phân gìn giữ và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc
-_ Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống
4 Về chính sách và hệ thống pháp luật