MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng, dùng để cungcấp, trao đổi và phản hồi thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội m
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
MÃ SINH VIÊN : A44174
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS LÊ THANH KIM
HÀ NỘI – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
TIỂU LUẬN MÔN: CƠ SỞ TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ
Vị trí và vai trò của báo chí trong xã hội
LỚP : COSOTTBAOCHI.1
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
MÃ SINH VIÊN : A44174
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS LÊ THANH KIM
HÀ NỘI – 20233
Trang 3PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng, dùng để cungcấp, trao đổi và phản hồi thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội mộtcách nhanh chóng, chính xác và trung thực Báo chí có nhiều loại hình khác nhau,như báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử, sử dụng các ngôn ngữ khác nhau nhưchữ viết, hình ảnh, âm thanh để truyền tải thông tin Báo chí là một hoạt độngchính trị - xã hội, là công cụ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và các tổ chứckhác; ngoài ra báo chí còn là diễn đàn của nhân dân
Báo chí không chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin, mà còn mở rộngsang các hình thức khác như văn học và điện ảnh Báo chí cũng thay đổi theo thờigian và công nghệ, từ những tờ báo giấy đến những kênh truyền hình, từ những đàiphát thanh đến những trang web điện tử Báo chí có vai trò quan trọng trong việctạo ra một hệ thống kiểm tra và cân bằng, cũng như phân bổ quyền lực cân đối giữacác bên trong xã hội Báo chí cũng giúp công dân có khả năng tham gia vào cáchoạt động chính trị và xã hội
Dựa vào kiến thức đã được học cũng như hiểu biết của bản thân, trong bài tiểuluận em sẽ tìm hiểu về chủ đề: Vị trí và vai trò của báo chí trong xã hội
Trong quá trình làm bài cũng như tìm kiếm thông tin, do tầm hiểu biết của
em vẫn còn những điểm hạn chế nên việc sai sót nhầm lẫn không thể tránh khỏi Vìvậy, em rất mong nhận được những lời nhận xét cũng như góp ý từ phía thầy để cóthể khắc phục lỗi sai cũng như tăng thêm tầm hiểu biết của em về mọi mặt của vấnđề
1.2 Đối tượng và phạm vi tiểu luận
- Vị trí và vai trò của báo chí trong xã hội
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của tiểu luận
- Tìm hiểu vị trí và vai trò của báo chí trong xã hội
1.4 Phương pháp sử dụng trong quá trình làm tiểu luận
Tập hợp các thông tin, các nguồn tài liệu được lưu trữ trong sách hoặc trênInternet
4
Trang 4 Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ đưa ranhững nhận xét, đánh giá,… cho từng mục trong tiểu luận Sau đó viết rakết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận.
Sử dụng máy tính để soạn thảo
5
Trang 5PHẦN 2 KHÁI NIỆM CỦA BÁO CHÍ
2.1 Khái niệm báo chí, các loại hình báo chí và các thuật ngữ liên quan.
2.1.1 Khái niệm báo chí
Từ những khái niệm theo từng thời đại về báo chí, ta rút ra tóm tắt về định nghĩachung như sau: “Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúngdùng để truyền đạt thông tin về các vấn đề, sự kiện đã đang và sẽ diễn ra trong đờisống xã hội một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực nhất đến mọi côngchúng Một số loại hình báo chí có tính tương tác đa chiều, truyền đạt nhanh chóngtức thì đến đông đảo công chúng bạn đọc; là một hoạt động chính trị – xã hội, làcông cụ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác; ngoài ra báo chícòn là diễn đàn của nhân dân.”
2.1.2 Các loại hình báo chí
- Báo in: Là những ấn phẩm định kỳ sử dụng ngôn ngữ chữ viết, hình an ninh hình
vẽ truyền tải thông tin mang tính thời sự hoặc chuyên sâu thông qua văn bản in vàđược phát hành rộng rãi trong xã hội
- Phát thanh: Là loại hình báo chỉ sử dụng kỹ thuật sống điện từ và hệ thốngtruyền dẫn, truyền tới đối tượng ngôn ngữ âm thanh trực tiếp tác động vào thínhgiác và có tính tương tác với thính giả
- Truyền hình: Là loại hình thông tin truyền tải thông tin bằng sự kết hợp giữahình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio hoặc bằng đường dây
và có tính tương tác trực tiếp với khán giả, có thể phát trên mạng internet
-Báo điện tử: Là loại hình báo chỉ sử dụng mạng internet để cung cấp thông tin.
Báo điện tử có quy mô, phạm vì ảnh hưởng lớn đến công chúng Báo điện tử cungcấp thông tin đến công chúng bằng chữ viết, anh và cả hình ảnh, âm thanh quaVideo Báo điện tử có tính tương tác can, ngay tức thì người đọc có thể phản hồi ýkiến về một bài viết, một đoạn Video, và các ý kiến trao đổi được thực hiện trựctuyến
*Sự ra đời của báo chí
a) Báo in:
Là loại hình chuyển tải thông tin mang tính thời sự bằng ấn phẩm định kì và được phát hành rộng rãi trong xã hội Báo in ra đời ở châu âu vào thế kỉ 16, còn tại Việt Nam thì ngày 1/4/1865 đánh dấu sự ra đời của tờ Gia Định báo Đây là phương tiện truyền thông đầu tiên hoàn toàn mới mẻ, làm cho tiếng Việt mới có cơ hội phổbiến trong dân chúng Bước đầu, Gia Định báo có mục đích chủ yếu là công cụ thông tin của thực dân pháp ở Đông Dương với tư cách là một tờ công báo chuyên
6
Trang 6đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân Sau này,khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc, tờ báo mới được phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần nữa Gia Định báo cũng có góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ Quốc ngữ, đặt nềnmóng cho sự hình thành báo chí Việt Nam.
b) Báo mạng:
Là loại hình chuyển tải thông tin qua mạng Internet toàn cầu.Ở Việt Nam ra đời muộn nhất trong các loại hình báo chí vào năm 1997
Có thể nói, tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam chính là Tạp chí Quê Hương điện
tử Quê hương là tạp chí của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên mạng toàn cầu từ ngày 6/2/1997 hiện đang hoạt động theo Giấy phép thiết lập website trên Internet số 399/GP-BVHTT ngày 26/12/2001 của Bộ Văn hoá -Thông tin, nay là Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch Đối tượng phục vụ chủ yếu của Tạp chí là cộng đồng người Việt Nam định cư, sinh sống ở nước ngoài, cũng như thân nhân của họ ở trong nước và những độc giả quan tâm tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.Sau Tạp chí Quê hương điện tử, hai tờ báo lớn của Việt Nam là Nhân dân và Lao động cũng đã được lên mạng vào năm 1999
Những tờ báo ra đời từ những ngày Internet Việt Nam vẫn còn đang "trứng nước"
đã sớm khẳng định được vị thế của một loại hình báo chí còn rất mới mẻ này Nếunhư trước đó, người dân Việt Nam chỉ biết tới ba loại hình báo chí chủ yếu là báogiấy (báo in), đài phát thanh (báo nói) và đài truyền hình (báo hình) thì nay đãđược tiếp cận với một loại hình báo chí tích hợp cả ba loại hình báo chí đi trướcnày
c) Báo nói(Phát thanh)
Báo nói là loại hình chuyển tải thông tin qua âm thanh m thanh trong phát thanh gồm lời nói âm nhạc ,các loại tiếng động làm nền hoặc minh hoạ cho lời nói.11h30 phút ngày 7/9/1945: Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức cất tiếng chào đời Nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếngnói của Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”
Đây được coi là mốc đánh dấu sự ra đời của báo nói ( phát thanh) ở Việt Nam Đài Tiếng nói Việt Nam (viết tắt là VOV) là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam, với chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, phát thanh trên Internet phát thanh có hình Đài phát chủ yếu bằng tiếng Việt Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý
7
Trang 7nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền Thông về hoạt động báo chí, tần số, truyền dẫn và phát sóng.
d) Báo hình( Truyền hình )
Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hìnhảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện.Ngay từ trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam được tách ra và thành lập đài truyền hình ngày 7 tháng 9 năm 1970 Năm 1987 đài lấy tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của Đài trải qua các mốc quan trọng:
Ngày 7 tháng 9 1970: VTV được thành lập từ một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam
Năm 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mớiNgày 30 tháng 4 1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền hình Việt Nam
Có thể nói việc hình thành báo truyền hình là 1 trong những mốc quan trọng của báo chí Việt nam
Ngoài ra, báo chí còn có thể được phân loại theo lĩnh vực thông tin, bao gồm:
- Báo chí chính trị: Chuyên cung cấp thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh
- Báo chí chuyên ngành: Chuyên cung cấp thông tin về một lĩnh vực cụ thể như kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục,
- Báo chí giải trí: Chuyên cung cấp thông tin về các lĩnh vực giải trí như phim ảnh,
âm nhạc, thể thao,
- Báo chí cách mạng: Là loại hình báo chí được thành lập và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc
- Báo chí nhân dân: Là loại hình báo chí phản ánh tiếng nói, ý kiến của nhân dân, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước
- Báo chí thương mại: Là loại hình báo chí hoạt động theo cơ chế thị trường, nhằm mục đích thu lợi nhuận
- Báo chí độc lập: Là loại hình báo chí không chịu sự kiểm soát của nhà nước haycác tổ chức, cá nhân khác
2.1.3 Các thuật ngữ liên quan
- Truyền thông đại chúng: Là hoạt động truyền thông được thực hiện thông qua cácphương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, phát thanh, truyền hình… hướngtới những nhóm công chúng lớn
- Truyền thông đa phương tiện: Là quá trình ứng dụng các công nghệ hiện đạitrong sáng tạo, xây dựng và thiết kế ra những sản phẩm mang tính truyền thông đạichúng nhằm mục đích phục vụ con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau
- Mạng xã hội: Là một trang web hay một nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạngthức và những tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu
8
Trang 8Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính,điện thoại,…
- Trang thông tin điện tử: Trang thông tin điện tử là trang thông tin hoặc một tậphợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổithông tin
2.2 Đặc điểm của báo chí
- Tính thời sự: Thông tin báo chí phản ánh những sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong đời sống xã hội Tính thời sự là đặc điểm quan trọng nhất của báo chí, thể hiện ở việc thông tin được cập nhật nhanh chóng, kịp thời, chính xác
- Tính công khai: Thông tin báo chí được công bố rộng rãi cho công chúng Tính công khai thể hiện ở việc mọi người đều có quyền tiếp cận thông tin báo chí, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo,
- Tính định kỳ: Thông tin báo chí được phát hành theo một thời gian nhất định, thường là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, Tính định kỳ thể hiện ở việc công chúng có thể dự đoán được thời gian và địa điểm xuất hiện của thông tin báo chí
- Tính đa dạng: Thông tin báo chí phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, phương thức thể hiện, Tính đa dạng thể hiện ở việc báo chí phản ánh toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo công chúng
- Tính định hướng: Thông tin báo chí được thể hiện theo quan điểm, lập trường của
cơ quan báo chí, phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân Tính định hướngthể hiện ở việc báo chí góp phần định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy sự phát triểncủa đất nước và nhân dân
Báo chí hiện đại còn có một số đặc điểm nổi trội khác như:
- Tính tương tác: Báo chí hiện đại có khả năng tương tác với công chúng thông quacác phương tiện như bình luận, chia sẻ, Tính tương tác giúp báo chí thu thập được phản hồi từ công chúng, từ đó nâng cao chất lượng thông tin và dịch vụ
- Tính đa phương tiện: Thông tin báo chí được thể hiện bằng nhiều phương tiệnnhư văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, Tính đa phương tiện giúp báo chí truyềntải thông tin một cách sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu
2.3 Chức năng của báo chí.
- Chức năng thông tin: Là chức năng cơ bản của báo chí nhằm mục đích đáp ứng,thỏa mãn nhu cầu thông tin, giao tiếp của con người và xã hội Xã hội càng pháttriển, con người càng văn minh thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao, càng đadạng phong phú Quá trình đáp ứng nhu cầu này làm cho báo chí phát triển nhanhchóng
- Chức năng tư tưởng: Là chức năng xuyên suốt của báo chí, dùng để truyền bá hệ
tư tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làmcho hệ tư tưởng – lý luận trở thành chủ đạo, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần,
tư tưởng của đông đảo nhân dân
9
Trang 9- Chức năng khai sáng – giải trí: Báo chí không chỉ là kênh thông tin – truyềnthông quan trọng để cung cấp thông tin, kiến thức, mà còn là diễn đàn trao đổi,chia sẽ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm nâng cao trình độ dân trí, đáp ứngnhu cầu phát triển bền vững của xã hội
- Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội: Báo chí duy trì và phát triểnmối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể, đồng thời quản lý thông qua việcduy trì và phát triển dòng thông tin hai chiếu, bảo đảm cho các quyết định quản lýđược thông suốt và thực thi,…
- Chức năng kinh tế – dịch vụ: Chức năng này xuất phát từ đòi hỏi khách quan củahoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường; đồng thời, theo quan điểm chỉ đạocủa các văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước, như Nghị quyết Trung ương 5(khóa VII), các văn bản dưới luật…
- Chức năng văn hóa- giáo dục: Báo chí tham gia bồi đắp, hướng dẫn, nâng caotrình độ văn hóa của nhân dân, đồng thời góp phần định hướng, điều chỉnh và cổ
vũ xây dựng môi trường văn hóa mới Chức năng giáo dục của báo chí trong xã hộihiện đại rất phong phú và đa dạng Đó là giáo dục tư tưởng chính trị, trách nhiệmcông dân giáo dục pháp luật, trao đổi kỹ năng sống, kinh nghiệm làm ăn,… cho cánhân và cộng đồng; phổ biến kiến thức, các thành tựu khoa học mới, hướng dẫn ápdụng, chuyển giao công nghệ, tham gia cổ vũ, tổ chức thực hiện…
PHẦN 3 VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ
3.1 Vai trò của báo chí trong văn hoá
Vai trò của báo chí trong lĩnh vực văn hóa thể hiện trên nhiều mặt Thứ nhất, báochí làm giàu, làm đẹp cho vốn văn hóa dân tộc, nhất là ngôn ngữ, báo chí là nơivừa giữ gìn và sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới cả trong cách viết và cáchthể hiện, trong việc chuẩn ngôn ngữ nói và viết Thứ hai, báo chí đăng tải các tácphẩm văn học nghệ thuật, khoa học, âm nhạc và các lĩnh vực khác Thứ ba, qua cácphương tiện thông tin đại chúng, công chúng có thể tiếp nhận nhiều tri thức vănhóa của các tri thức dân tộc trên thế giới Thứ tư, báo chí góp phần nâng cao vănhóa, giải trí, làm cho mọi người ngày càng hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chia
sẻ tâm tư, tình cảm, đồng thời cùng học tập, tiếp thu được nền văn hóa đa dạng,phong phú của các dân tộc khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình Trong giaiđoạn mới, để thực hiện tốt vai trò của mình, các phương tiện thông tin đại chúng ởnước ta phải thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực
và các tệ nạn xã hội; tăng cường truyền bá văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóanhân loại; xây dựng nền đạo đức mới trên nền tảng đạo lý dân tộc; vun đắp, hoànthiện hình mẫu con người Việt Nam hiện đại, kế thừa nét đẹp truyền thống của chaông; nâng tầm trí tuệ, tri thức khoa học, công nghệ của mỗi công dân Muốn vậy,báo chí và người làm báo cần nâng cao nhận thức chính trị, trách nhiệm xã hội và
10
Trang 10nghĩa vụ công dân, đồng thời nhanh chóng đổi mới nhiệm vụ để thông tin khôngchỉ đúng mà còn hay, sinh động, hấp dẫn cho công chúng
Báo chí là một bộ phận cấu thành văn hoá tinh thần, bởi báo chí là sản phẩm của sựsáng tạo, có giá trị, ích dụng Báo chí thực hiện các chức năng thông tin, tư tưởng, quản lý, giám sát, định hướng dư luận xã hội, là phương tiện nâng cao tri thức, văn hoá đại chúng, là kênh giải trí tiện lợi Nó còn có khả năng tác động, chi phối đến hoạt động kinh tế, dịch vụ… Để thực hiện tốt các chức năng của mình, đảm bảo hàm lượng văn hoá, báo chí luôn hoạt động trên nguyên tắc chính xác, khách quan,trung thực, đảm bảo tính khuynh hướng, tính nhân dân, tính nhân văn, nhân đạo và tính dân tộc, quốc tế sâu sắc
Từ sự ra đời của những tờ báo in hiện đại ở châu Âu đầu tiên vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ thứ XVII, sự xuất hiện của phát thanh cuối thể kỷ XIX, truyền hình vào đầu thế kỷ XX, đến sự bùng nổ của báo mạng bắt đầu từ năm 1992, đều gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ truyền thông và nhu cầu thông tin ngày một đa dạng, phong phú của xã hội loài người
Khác với nhiều thành tố văn hoá khác, báo chí được xem là hiện tượng văn hoá đặcthù Ở chỗ, nó vừa là kết quả của văn hoá, vừa có tác động qua lại, kìm hãm hoặc thúc đẩy các hiện tượng văn hoá khác nói riêng và văn hoá nói chung
Báo chí đối với văn hoá cũng có những khía cạnh khác nhau như:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về văn hóa: Báo chí là kênh thông tin chính thống, cung cấp cho công chúng những thông tin về các giá trị văn hóa, nghệ thuật, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về văn hóa Báo chí cũng tuyên truyền, giáo dục những giá trị văn hóa tốt đẹp, đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực trong đời sống văn hóa
- Phản ánh đời sống văn hóa của nhân dân: Báo chí phản ánh sinh động, chân thực đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóatruyền thống Báo chí cũng giới thiệu những thành tựu văn hóa mới, góp phần nângcao đời sống tinh thần của nhân dân
- Đấu tranh bảo vệ văn hóa: Báo chí đấu tranh chống lại những hành vi xâm hại đến văn hóa, bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
*Báo chí sáng tạo văn hoá
“Báo chí truyền thông có ý nghĩa cả trong việc sáng tạo, sản xuất, tiêu dùng vàtruyền bá văn hoá”, bởi, “Báo chí đóng vai trò là cơ quan đưa ra sáng kiến, tổ chức,
hỗ trợ các hoạt động, các sân chơi văn hóa, văn hóa nghệ thuật như các sự kiện canhạc, thi sắc đẹp, thi thời trang, thi đấu thể thao, hoạt động du lịch , từ đó, làmnảy sinh các sự kiện văn hóa mới, kích thích văn hóa phát triển”
Đúng vậy, thực tế, báo chí khởi xướng nhiều phong tục văn hóa, nhiều hành vi vănhoá, góp phần hình thành nhiều lối sống mới, thói quen và thị hiếu mới cho côngchúng Ví dụ, trong lĩnh vực báo chí, có: văn hóa báo Tết, Hội báo Xuân; văn hóa
cà phê báo (uống cà phê, đọc báo) Thói quen, sở thích tiếp nhận mới cho công
11
Trang 11chúng ngày nay là bật truyền hình, mở radio, đọc báo như cách thức thư giãn, nạpnăng lượng, bởi phát thanh đưa cả nhà hát vào phòng ngủ, truyền hình là sân khấu
và là màn ảnh miễn phí cho người thưởng thức Báo chí số với năng lực tương tác
và siêu liên kết, đã và đang tạo nên thế hệ công chúng thông minh, công chúng chủđộng, công chúng diễn ngôn Họ chính là người có quyền lực tối cao trong thẩmđịnh chất lượng sản phẩm
Trong lĩnh vực âm nhạc, báo chí khởi xướng những sự kiện âm nhạc lớn đượccông chúng đón nhận, tạo thành thị hiếu, “trendy”, như: Chương trình “Giọng hátViệt nhí”, “Giọng hát Việt”, “Người ấy là ai”, “Đường lên đỉnh olympia”, “Hãychọn giá đúng” , mà sau này, cả những người tham gia chương trình lẫn ngườidẫn chương trình đều dễ dàng thành “người nổi tiếng”
Trong đời sống, báo chí đã biến những sự kiện vốn là sở thích của một nhómngười, thành “lễ hội”: “Lễ hội thể thao” qua các đợt đội tuyển bóng đá Việt Namtham dự Seagames hay Thế vận hội Olympic, khơi dậy văn hoá tập luyện thể thao,chuộng thể thao; biến một sự kiện của địa phương thành sự kiện mang tầm văn hoáquốc gia bằng cách tăng cường quảng bá, thu hút sự tham gia của đông đảo côngchúng, như: Lễ hội đền Trần (Nam Định), Lễ hội chọi Trâu (Hải Phòng), Lễ hộiPháo hoa Đà Nẵng, Lễ hội Lồng tồng (Bắc Kạn)
Báo chí không chỉ đơn thuần phản ánh, tường thuật các chương trình âm nhạc, vũđạo, điện ảnh… mà còn tự sáng tạo, dàn dựng nhiều tác phẩm nghệ thuật theophong cách đặc thù của loại hình, đem sắc màu văn hoá nghệ thuật mới vào đờisống xã hội Ngày một nhiều hơn những bộ phim truyền hình, chương trình canhạc do Đài truyền hình sản xuất được công chúng yêu thích, đón nhận…Báo chí quảng cáo sản phẩm để dẫn dắt xu hướng thời trang, làm đẹp, định hướnghành vi tiêu dùng, mua sắm, hình thành ở công chúng thói quen mua sản phẩm tiêudùng của những người nổi tiếng hoặc những sản phẩm, thương hiệu được báo chíquảng bá, lăng xê Những sản phẩm phim ảnh, ca nhạc, những trò chơi,gameshows trên môi trường báo chí có kết nối Internet đang được công chúng tiếpnhận hàng ngày là khuôn định cho một loạt biến đổi, ở cả chiều cạnh tích cực lẫntiêu cực, về phong cách sống, thói quen, thị hiếu
*Báo chí tiêu dùng văn hoá
Văn hoá được thể hiện trong đời sống hàng ngày thông qua hoạt động con người
Và báo chí truyền thông là phương tiện tiêu dùng văn hoá, giúp đưa văn hoá thẩmthấu vào đời sống một cách tự nhiên “Thời đại hậu công nghiệp, vai trò và tácđộng của báo chí với tư cách phương tiện thực thi văn hóa càng to lớn, càng hữuhiệu nhờ ở thế mạnh ít lĩnh vực nào sánh được với nó, thể hiện ở sự tăng tiến độtbiến về tốc độ, số lượng, chất lượng và khả năng tương tác đa chiều”
Trước hết, báo chí có sứ mệnh góp phần gìn giữ tiếng Việt “Một minh chứng về mối quan hệ qua lại giữa báo chí và văn hóa ở nước ta là vai trò của báo chí trong
sự khẳng định, lan tỏa và hoàn thiện chữ quốc ngữ” Từ tờ báo chữ quốc ngữ đầu
12